Top 6 # Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Dưa Pepino Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Kỹ Thuật Trồng Dưa Pepino

Được gọi là giống dưa “sang chảnh” bởi pepino là loại dưa ít được xuất khẩu vì quả của nó rất nhanh hỏng và khó bảo quản, lại có chi phí cao nên đa số ở nước ngoài chúng đều được trồng ngay ở bản địa bằng cây giống hoặc hạt giống.

Dưa pepino hay còn có tên gọi khác là dưa hấu Nam Mỹ là một loại cây ăn quả trái nhỏ khoảng 200-300gram có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Vì hương vị của nó rất thơm ngon, ngọt ngào nên ở Anh nó còn có một tên gọi khác là Sweet Cucumber.

Nhiều bà nội trợ rất thích thú tìm hiểu và săn mua hạt, cây giống để trồng. Giá được rao bán là 20.000 đồng/hạt cây nảy mầm, còn cây giống từ 15 ngày tuổi đến 1 tháng tuổi có giá từ 300.000 đến 350.000 đồng/cây.

Dưa pepino là loại cây thu hoạch ngắn và năng suất cao nên được nhiều bà nội trợ ưa trồng.

Trước khi gieo có thể ngâm hạt vào nước ấm theo tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh rồi để qua đêm, sau đó gieo thẳng vào đất, phủ một lớp đất mỏng lên, hàng ngày tưới nước 2 lần sáng – chiều giữ ẩm cho đất.

Khi cây con có 4 – 5 lá thật, cao 10 – 12 cm, khỏe mạnh, thân mập là có thể nhổ đem trồng ra chậu.

Đặc biệt, do đặc tính sinh trưởng có thể chịu được thời tiết từ -2 độ C cho đến 29 độ C, dưa có thể trồng trong chậu, nhà kính, trồng độc lập và tự thụ phấn ra hoa sai…

Chính vì vậy, không chỉ các nhà vườn ở Đà Lạt (Lâm Đồng), Sapa (Lào Cai) đua nhau nhập giống cây này về trồng mà nhiều người tại các đô thị lớn như Hà Nội, chúng tôi cũng mua về trồng làm cây bonsai, cây cảnh trong gia đình.

Pepino chịu được hầu hết các loại đất, nhưng yêu cầu độ ẩm liên tục mới cho sản lượng trái cây tốt. Dưa pepino có khả năng chịu khô hạn, nhưng điều này thường ảnh hưởng đến năng suất.

Dưa pepino trưởng thành có thể cao tới 2m và nếu được chăm sóc kỹ lưỡng, sản lượng thu hoạch của nó có thể gấp 2 đến 3 lần so với trồng tự nhiên.

Loại dưa này có cách chăm sóc tương tự như các cây thuộc loại họ cà chua. Dưa hấu Nam Mỹ không kén đất mà chỉ cần tưới nước thường xuyên và đảm bảo không ngập úng là cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt.

Cây không cần phải thụ phấn để tạo quả, mặc dù thụ phấn sẽ mang lại năng suất cao hơn. Và cũng nhờ đặc tính này mà bạn có thể trồng dưa pepino ở bất cứ nơi nào trong nhà

Dưa pepino được trồng và chăm sóc như cà chua. Nó có thể mọc tự nhiên thẳng đứng hoặc có giàn đỡ để giữ cho trọng lượng của trái cây không kéo cây xuống thấp quá.

Dưa pepino có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và mang lại kết quả trong vòng 2-6 tháng sau khi trồng. Tùy theo cách chăm sóc, mỗi cây dưa pepino có thể cho từ 80 – 120 quả/vụ.

Khi trồng pepino, bạn cần lưu ý đây là giống dưa giống như họ cà chua, cà tím…, có đặc điểm cực kỳ hấp dẫn đối với bọ cánh cứng, rệp, ruồi trắng và nhện.

Nguồn: Sưu tầm

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Dưa Leo

Dưa leo hay dưa chuột ( Cucumis sativus) là một cây trồng phổ biến trong họ bầu bí Cucurbitaceae, là loại rau ăn quả quan trọng, nó được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm của nhiều nước.

Ở Việt Nam dưa leo được trồng quanh năm ở những vùng có khi hậu mát mẻ như Lâm Đồng, Mộc Châu. Những vùng khác trồng được quanh năm chỉ trừ những tháng quá lạnh hoặc quá nóng.

Dưa leo được sử dụng như một loại rau ăn quả, trong các món salad, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe cũng như làm đẹp. Một số tác dụng của dưa leo như: Bù nước và vitamin bổ sung cho cơ thể, hỗ trợ tim mạch, bổ xung kali, phục hồi thị giác, ngăn ngừa ung thư, ổn đinh huyết áp, tốt cho tiêu hóa, tốt cho thận, hỗ trợ giảm cân, giảm cholesterol…

Thành phần dinh dưỡng có trong 100 g dưa leo:

Cây dưa leo cho năng suất lớn và thu hoạch hàng ngày trong thời gian dài. Năng suất dưa leo có thể đạt 55-80 tấn/ha/vụ, cho hiệu quả kinh tế từ 200-270 triệu/ha/vụ tùy vào, giống, điều kiện thâm canh và thời điểm gieo trồng. Được mùa, được giá sẽ cho hiệu quả rất cao.

I. Điều kiện ngoại cảnh

Nhiệt độ thích hợp cho dưa leo sinh trưởng là 20-30ºC.

Yêu cầu độ ẩm đất của dưa leo rất lớn vì chịu hạn yếu, thiếu nước cây sinh trưởng kém và tích lũy chất cucurbitaxin làm trái trở nên đắng. Tuy nhiên ẩm độ không khí cao lại làm cho bệnh đốm phấn phát triển mạnh.

II. Biện pháp kỹ thuật

1. Giống

Hiện nay Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Việt Á có đầy đủ, đa dạng và phong phú các giống dưa từ chịu lạnh, chịu mát đến lạnh và chịu mát đến nóng, kháng bệnh tốt, thích nghi rộng đáp ứng nhu cầu trồng sớm, trồng chính vụ hoặc có thể trồng muộn cho nông dân lựa chọn.

Nhóm giống dưa leo có khả năng chịu lạnh: Dưa chuột ta VA.77

Nhóm giống dưa leo có khả năng chịu từ mát đến lạnh: Dưa nếp lai F1 VA.67, Dưa leo lai F1 Xuân Yên VA.68, Dưa nếp lai F1 VA.69, Dưa leo siêu trái F1VA.868, Dưa leo siêu trái F1 VA.848

Nhóm dưa leo có khả năng chịu từ mát đến nóng: Dưa leo Nhật F1 VA.66, Dưa leo xanh F1 VA.789, Dưa leo xanh F1 VA.765, Dưa leo xanh F1 VA.103, Dưa leo xanh F1 VA.108, Dưa leo xanh F1VA.118, dưa leo F1 Napoli VA.7

Nhóm dưa leo có khả năng chịu nóng: Dưa leo xanh F1VA.118

2. Thời vụ

Ở Việt Nam dưa leo có thể trồng hầu như quanh năm. Riêng ở miền Bắc chỉ ngừng sản xuất dưa leo trong 1-2 tháng rét lạnh. Thời vụ gieo trồng dưa leo ở miền Bắc như sau:

Vụ Xuân: Gieo trồng từ 15/2 đến 15/4. Sử dụng các nhóm giống ưa mát và chịu nóng: Dưa nếp lai F1 VA.67, Dưa leo lai F1 Xuân Yên VA.68, Dưa nếp lai F1 VA.69, Dưa leo siêu trái F1VA.868, Dưa leo siêu trái F1 VA.848

Vụ Hè: Gieo trồng từ 15/5 đến 15/7. Sử dụng các nhóm chịu nóng: Dưa leo xanh F1 VA.118,

Vụ Thu: Gieo trồng từ đầu tháng 9 đến 15/10. Sử dụng các giống thuộc nhóm chịu nóng và ưa mát như Dưa leo Nhật F1 VA.66, Dưa leo xanh F1 VA.789, Dưa leo xanh F1 VA.765, Dưa leo xanh F1 VA.103, Dưa leo xanh F1 VA.108, Dưa leo xanh F1VA.118, dưa leo F1 Napoli VA.7

Vụ Đông: Gieo trồng từ 15/12 đến 30/1. Chủ yếu sử dụng các giống dưa chịu rét như Dưa chuột ta VA.77

3. Kỹ thuật trồng

Chọn đất: Dưa leo có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên khi trồng dưa cần chọn đất chủ động tưới tiêu; đất có tầng canh tác dày, tơi xốp, tốt nhất là đất thịt nhẹ, đất cát pha…

Làm đất: Do dưa leo có bộ rễ chùm phát triển kém, không ăn sâu nên cần làm đất kỹ, tơi xốp, sạch cỏ dại, lên luống cao 30 cm, rộng 1 – 1,2 m, rãnh luống rộng 30 cm.

Lượng hạt giống để gieo cho 1000 m ²: 35 – 70 g thời vụ và tùy giống.

Gieo ươm hạt: Có thể gieo ươm hạt trên khay bầu hoặc gieo trực tiếp trên ruộng với 1 – 2 hạt/hốc.

Hạt trước khi gieo cho ngâm nước, thời gian ngâm khoảng 5 – 6 tiếng, sau đó vớt ra đãi sạch rồi đem ủ bằng khăn ẩm. Khi hạt đã nứt nanh, nảy mầm 70-75% thì đem gieo. Gieo trên khay bầu 1 hạt/bầu. Gieo trực tiếp trên đồng ruộng gieo 1-2 hạt/hốc, sau này để lại 1 – 2 cây. Giống lai F1 để 1 cây. Hạt gieo 2 hàng trên luống với khoảng cách 70 – 90 cm, mỗi hốc cách nhau 35 – 40 cm. Phân bón lót được bỏ vào hốc trước khi gieo/trồng, đảo đều và lấp một lớp đất nhẹ. Hạt gieo sâu 1 – 1,5 cm, rắc một lớp đất mịn lên trên sau đó phủ một lớp trấu hoặc rơm dạ lên trên trước khi tưới ẩm lên hạt.

Lưu ý: Nếu phủ rơm rạ, khi hạt mọc lên thì bóc bỏ rơm ra. Nếu gieo ươm cây con bằng khay bầu thì khi cây được 2-3 lá thật có thể trồng trên đồng ruộng vào ngày mát hoặc chiều mát.

4. Phân bón và chất phụ gia

Lượng phân bón sử dụng cho 1 sào: Phân chuồng hoai mục: 400 kg; Đạm Urê: 12 -15 kg; Lân super: 15 – 20 kg; Kali: 7 – 8 kg; Vôi bột: 20 kg/sào.

Bón lót: Vôi bột rắc đều lên mặt ruộng trước khi lên luống. Toàn bộ phân chuồng + lân, bón tập trung theo rạch, trước khi gieo trồng phủ đất kín phân chuồng rồi đặt hạt hoặc bầu lên trên.

Bón thúc: Phân đạm + kali chia làm 3 lần:

Lần 1: Khi cây có 3 – 4 lá thật (sau mọc 7 ngày) bón 3 kg đạm urê hoà với nước phân chuồng tưới cho cây.

Lần 2: Khi cây sinh trưởng mạnh đến trước khi ra hoa (lúc này có 9 – 10 lá thật tức là sau gieo trồng 18 – 20 ngày) bón: 5 kg đạm urê + 4 kg kali trộn đều bón theo rạch cách gốc 6 – 10 cm kết hợp xới xáo, làm cỏ, vun gốc cho cây.

Lần 3: Khi cây bắt đầu ra quả (lúc này có từ 12 – 14 lá thật là thời kỳ thu lứa quả đầu tiên tức là sau trồng 36 – 38 ngày), tiến hành bón 3 kg đạm urê + 2 kg kali trộn đều bón theo gốc, bón cách gốc 7 – 10 cm rồi xới xáo, vét rãnh vun cao cho cây.

Sau lần bón thúc 3 cứ mỗi lần thu quả tưới nước phân chuồng có hoà 0,5 – 1 kg phân đạm/sào và cứ tưới như vậy cho đến lúc thu quả xong.

5. Chăm sóc

Tiả dặm: Khi cây mọc được từ 2 – 3 lá thí tiến hành tỉa, dặm những chỗ mất khoảng.

Xới xáo làm cỏ: 3 lần kết hợp cùng các đợt bón phân.

Lần 1: Khi cây có 3 – 4 lá thật tiến hành xới xáo nhẹ và vun gốc nhẹ.

Lần 2: Khi cây có 9 – 10 lá thật sau khi bón thúc tiến hành xới xáo, làm cỏ kết hợp vét rãnh, vun cao cho cây.

Lần 3: Khi cây có quả tiến hành bón phân kết hợp với xới, làm cỏ, vun gốc.

Tưới nước: Dưa leo là cây đòi hỏi tương đối nhiều nước, từ sau khi cây mọc đã phải tưới nước cho cây.

Cách tưới: Giai đoạn cây con có 3 – 4 lá thật đến 9 – 10 lá thật tưới bằng thùng ô doa hoặc gánh nước tưới, nếu trời nắng, khô hanh tưới một ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.

Giai đoạn từ bắt đầu ra hoa đến có quả: Nên sử dụng phương pháp tưới ngấm nước theo rãnh. Cứ mỗi tuần tháo nước vào rãnh cho ngập lưng rãnh 1 lần để đất luôn đủ ẩm cung cấp nước cho cây.

Làm giàn: Việc làm giàn đối với cây dưa leo góp phần tăng năng suất, tăng phẩm chất quả, giảm bệnh hại… Làm giàn khi cây cao khoảng 30-35 cm, làm giàn kiểu chữ A cao. Một sào cần từ 1400 – 1600 cây dèo cao 2 m. Cứ mỗi gốc cây cắm 1 cây dèo đứng, 1 giàn có từ 2 – 3 nẹp ngang. Do thân dưa leo vươn lên rất nhanh nên phải buộc cây vào giàn dọc theo cây dèo, cứ 2 – 3 ngày buộc 1 lần. Làm giàn tốt góp phần làm tăng năng suất từ 20 – 30%.

6. Phòng trừ sâu bệnh

Sâu hại và biện pháp phòng trừ

Biện pháp phòng trừ: Bắt thủ công hoặc phòng trừ bằng Basudin 10H, Vibam 5H, 10G rắc xung quanh gốc hoặc xử lý trước khi gieo.

Sâu vẽ bùa (Ruồi đục lá):Sử dụng các loại thuốc như: Altach 5EC, Cyper 25EC, Vertimex 1.8EC, Trigard 100SL. Nên thường xuyên thay đổi loại thuốc để tránh làm cho sâu nhanh quen thuốc. Nếu ruộng dưa đã bị sâu gây hại nặng thì sau khi có phun thuốc nên bón bổ xung thêm phân để bồi dưỡng sức cho cây. Để hạn chế độc hại cho người sử dụng, nông dân chỉ thu hoạch khi đã đủ thời gian cách ly của thuốc.

Bọ trĩ, bọ rùa vàng:Sử dụng các loại thuốc như: Confidor 100SL, Actara, Regent.

Ápdụng biện pháp phòng là chính.

Dưa leo thường bị nhiễm một số bệnh như: Bệnh héo xanh vi khuẩn, lở cổ rễ, sương mai, phấn trắng, đốm lá (vàng lá)… Để phòng trừ các loại bệnh hại cho cây dưa leo cần chú ý:

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện bệnh kịp thời

Tiến hành chăm sóc cây đầy đủ để cây sinh trưởng, phát triển tốt đủ sức kháng bệnh.

Thực hiện chế độ luân canh cây trồng hợp lý, không trồng cây dưa leo trên đất trồng cây bầu bí hoặc cây họ cà nhiều vụ liên tiếp.

Thực hiện vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại và tàn dư cây vụ trước.

Dùng thuốc phun phòng: Dùng hỗn hợp 20 ml Kasumin + 15 gr Arygreen pha với 10 – 12 lít n­ước phun trên một sào.

Cách phun: Phun lần 1 sau trồng 3 – 5 ngày. Lần 2: Sau lần thứ nhất 7 ngày. Xử lý đất bằng thuốc Somix – T2 có tác dụng: Bổ xung các chất thiết yếu cho cây trồng, đưa vào đất hệ vi sinh vật có lợi, phân hủy các chất dễ tiêu, phòng chống một số bệnh hại có nguồn gốc từ đất.

Bệnh héo xanh Sử dụng các loại thuốc như: Kasumin, AryGreen, Kasuran 50 WP, Kasumin 2SL,

Bệnh lở cổ rễ: Phun bằng thuốc trừ nấm như: Validacine, Ridomil gold 68WP.

Bệnh sương mai: Dùng Boocđô 1% hoặc Zineb 80% pha loãng với nước theo nồng độ 0,4% (400g thuốc cho 100 lít nước lã) phun phòng và trừ bệnh. Ngoài ra, có thể dùng Ridomil gold 68WP.

phun 1 lần, lượng 1,5 kg/ha hoặc Allette 80WP phun 2 lần, lượng 2,0 kg/ha/1 lần phun.

Bệnh héo vàng: Sử dụng các loại thuốc như: Kasumin, AryGreen, Ridomil gold 68WP.

7. Thu hoạch, sơ chế, bảo quản

Quả 7 – 10 ngày tuổi, có thể thu hoạch, nếu để quả già sẽ ảnh hưởng tới sự ra hoa, đậu quả của các lứa tiếp theo, năng suất, chất lượng sẽ giảm. Quả nên thu vào buổi sáng. Thời kỳ rộ quả nên thu hoạch quả thường xuyên không để quá lứa hoặc quả già có thể thu mỗi ngày một đợt.

Quả sau khi thu hoạch cần được rửa sạch, để ráo nước, đóng gói và đưa đến nơi tiêu thụ.

Kỹ Thuật Trồng Dưa Pepino Tại Nhà

Dưa pepino là loại cây thu hoạch ngắn và năng suất cao

Trước khi gieo có thể ngâm hạt vào nước ấm theo tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh rồi để qua đêm, sau đó gieo thẳng vào đất, phủ một lớp đất mỏng lên, hàng ngày tưới nước 2 lần sáng – chiều giữ ẩm cho đất.

Ngâm hạt vào nước ấm theo tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh rồi để qua đêm

Sau khi vớt hạt thì gieo thẳng vào đất

Khi cây con có 4 – 5 lá thật, cao 10 – 12 cm, khỏe mạnh, thân mập là có thể nhổ đem trồng ra chậu.

Khi cây con có 4 – 5 lá thật, cao 10 – 12 cm, khỏe mạnh, thân mập là có thể nhổ đem trồng ra chậu.

Đặc biệt, do đặc tính sinh trưởng có thể chịu được thời tiết từ -2 độ C cho đến 29 độ C, dưa có thể trồng trong chậu, nhà kính, trồng độc lập và tự thụ phấn ra hoa sai…

Cây có thể chịu được thời tiết từ -2 độ C cho đến 29 độ C

Pepino chịu được hầu hết các loại đất, nhưng yêu cầu độ ẩm liên tục mới cho sản lượng trái cây tốt. Dưa pepino có khả năng chịu khô hạn, nhưng điều này thường ảnh hưởng đến năng suất.

Dưa pepino trưởng thành có thể cao tới 2m và nếu được chăm sóc kỹ lưỡng, sản lượng thu hoạch của nó có thể gấp 2 đến 3 lần so với trồng tự nhiên.

Loại dưa này có cách chăm sóc tương tự như các cây thuộc loại họ cà chua. Dưa hấu Nam Mỹ không kén đất mà chỉ cần tưới nước thường xuyên và đảm bảo không ngập úng là cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt Cây không cần phải thụ phấn để tạo quả, mặc dù thụ phấn sẽ mang lại năng suất cao hơn. Và cũng nhờ đặc tính này mà bạn có thể trồng dưa pepino ở bất cứ nơi nào trong nhà

Dưa pepino được trồng và chăm sóc như cà chua. Nó có thể mọc tự nhiên thẳng đứng hoặc có giàn đỡ để giữ cho trọng lượng của trái cây không kéo cây xuống thấp quá.

Cây có thể mọc tự nhiên thẳng đứng hoặc có giàn đỡ để giữ cho trọng lượng của trái cây

Dưa pepino cho quả sau 2-6 tháng trồng

Dưa pepino có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và mang lại kết quả trong vòng 2-6 tháng sau khi trồng. Tùy theo cách chăm sóc, mỗi cây dưa pepino có thể cho từ 80 – 120 quả/vụ.

Mỗi cây dưa pepino có thể cho từ 80 – 120 quả/vụ.

Lưu ý: Khi trồng pepino, bạn cần lưu ý đây là giống dưa giống như họ cà chua, cà tím…, có đặc điểm cực kỳ hấp dẫn đối với bọ cánh cứng, rệp, ruồi trắng và nhện.

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Dưa Lê Siêu Ngọt

10/03/2017

Là giống dưa lê F1 sinh trưởng khoẻ khả năng phân nhánh khỏe, hoa cái tập trung trên nhánh nhiều hơn thân chính, đặc biệt hoa cái xuất hiện ngay đốt đầu tiên trên các nhánh. Hoa cái ở nhánh cấp hai thường cho quả to hơn cả. – khi trái chín có màu trắng sáng, khi đó cho chất lượng tốt nhất – ngọt nhất. – Dưa lê Ngân Hương, cùi dày, ít bị thối hơn nhiều loại giống khác khi bi mưa ngập.

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT Á

Địa chỉ: 227 Ngô Xuân Quảng- TT Trâu Qùy- Gia Lâm- Hà Nội

Tel : 043 8760284- 0988286997 – 0904565955

Email: Vietaseed@gmail.com- Website: Vietaseeds.com.vn

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DƯA LÊ SIÊU NGỌT NGÂN HƯƠNG.

Đặc tính giống – Là giống dưa lê F1 sinh trưởng khoẻ khả năng phân nhánh khỏe, hoa cái tập trung trên nhánh nhiều hơn thân chính, đặc biệt hoa cái xuất hiện ngay đốt đầu tiên trên các nhánh. Hoa cái ở nhánh cấp hai thường cho quả to hơn cả. – khi trái chín có màu trắng sáng, khi đó cho chất lượng tốt nhất – ngọt nhất. – Dưa lê Ngân Hương, cùi dày, ít bị thối hơn nhiều loại giống khác khi bi mưa ngập.II. Yêu cầu ngoại cảnha. Nhiệt độ và nước Nhiệt độ thích hợp 25 – 33 0C, phạm vi tối thích tương đối rộng cho nên có thể gieo trồng ở hầu hết các tháng trong năm trừ những ngày giá rét (<15 0C). Độ ẩm đất thích hợp 75 – 80%.b. Ánh sáng Cũng như các loại dưa lê khác, khi trời âm u, ít ánh sáng, lại có mưa phùn thì cây con ( 2- 3 lá thật) dễ bị mắc bênh thối nhũn, lở cổ rễ. Cây dưa cũng phát triển kém trong điều kiện ánh sáng yếu, nhiệt độ cao, đặc biệt giảm khả năng đậu trái và phẩm chất trái kém.c. Đất và dinh dưỡng Dưa lê Ngân Hương ưa đất thịt nhẹ và cát pha nhất là đất phù sa, Đất cát pha và thịt nhẹ vừa thoát nước tốt, giữ được dinh dưỡng vừa điều hoà được nhiệt độ đất, thúc đẩy quá trình phát dục giúp dưa nhanh có quả, màu sắt đẹp và chất lượng ngon. Dưa lê không cần luân canh triệt để như dưa hấu nhưng trồng liên tục trên một mảnh đất cũng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng vì thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết và bị phá hoại bởi mầm mống sâu bệnh còn lại trong đất, tàn dư thực vật vụ trước.III. Kỹ thuật trồnga. Thời vụ 1, Có thể trồng quanh năm: Hạn chế bố trí vào vụ ra hoa gặp mưa nhiều tốt nhất là tháng 2-9 âm lịch, dưa thích hợp khí hậu ấm áp, nhiệt đọ sinh trưởng khoảng 25-30oC, không thích hợp vào mùa lạch có sương mù. Kỵ liên canh, nên luân canh với cây lúa, bắp gối vụ càng lâu càng tốt. 2, Ngân, ủ, ươm cây: Ngân hạt trong nước sạch 2 giờ, nhiệt đọ thích hợp tốt nhất cho nảy mầm là 28-32oC, sau đó cho vào khăn ẩm ủ khoảng 24-36h hạt nẩy mầm. Ươm cây trong khay ươm với thời gian 10-14 ngày, khi cây xuất hiện lá thật thứ 2 thì tiến hành đi trồng. 3, Mật độ và khoảng cách: + Bò đất: cây cách cây 0,5×0,5 hàng cách hàng 1,8x2m, mật độ 900 cây/1000m2. + Leo gian: 0,5×0,5 Hàng cách hàng 1,3×1,4m, mật độ cây 2900cây/1000m2. Thiết kế gian chữ U hoặc chữ A.b. Làm đất lên luống – Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại, bón 30 – 40 kg vôi bột/ sào BB trước khi lên luống 15 ngày c. Bón phân – Bón lót: 30 -45 tấn/ha; phân đạm 80kg/ ha; phân lân 250kg/ha; phân kali: 80kg/ha – Bón thúc: chia làm 4 lần: + Lần 1:cây có 3 lá thật 20kg đạm + 20kg kali/ha + Lần 2: cây có 5-6 lá thật (bắt đầu bấm ngọn): 20kg đạm + 20kg kali/ha +Lần 3: cây có hoa cái: 40kg đạm + 40 kg kali/ha +Lần 4: khi trái chuyển sang màu trắng, chuẩn bị thu hoạch: 40kg đạm + 40kg kali/ha. c. Bấm ngọn,tỉa nhánh, để trái, tưới nước:+ Cây cho trái chủ yếu trên nhánh cháu, cây được 5-6 lá thật bắt đầu bấm ngọn thúc đẩy nhánh con phát triển đồng thời chọn để laiị 3-4 nhánh con to khỏe nhất, nhánh con được 15-16 lá tiến hành bấm ngọn thúc đẩy nhánh cháu phát triển, bấm bỏ chèo nhánh từ gốc đến lá thứ4 chọn qur từ nhánh cháu thứ 5 trở đi, nhánh cháu để trái giữa lại 2 lá rồi bấm ngọn để tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Mỗi cây để 7-10 quả, khong nên để quả quá nhiều.+ Việc tỉa nhánh, bấm ngọn, để quả nên thực hiện vào buổi sáng tránh tạo cơ hội cho mầm mống bệnh xâm nhập qua vết thương.+ Từ khi xuống cây đến chuẩn bị ra hoa tưới nước vừa đủ để cây không phát triển quá mạnh. Cây chuẩn bị r hoa cần giảm lượng nước để cây dễ đậu quả. Cây nở hoa 5-7 ngày nên duy trì lượng nước tưới đến khi chuẩn bị thu hoạch 10 ngày, giảm lượng nước tưới để đảm bảo chất lượng dưa.d, Cách phòng trừ sâu bệnh.+ Sâu hại: – Bọ trĩ: Dùng tau- Fluvalinate25%Ec (marvik) nồng độ 3000, , Bendiocard 50%Wp( Garvox, Multamet). + Bệnh hại: – Bệnh chảy nhựa thân: Phun hoặc tưới vào gốc Benlate, Copperb23%, Ridomil,Aliette 80Wp– Bệnh thối gốc nở cổ dễ: Bón vôi luân canh với cây trồng, phun phòng định kỳ: Topsin, chúng tôi Bệnh sương mai: Luân phiên phun 5-7 ngày /lần bang các loại thuốc sau: Ridomil MZ nồng độ 400, Metiran 80% nồng độ 500. Vv– Bệnh phấn trắng: Có thể phun: Benlate 0,01%, Topsin 0,1%, chúng tôi Bệnh than thư: Dùng Antrcol 70wp phun 7-10ngày/lần, Zineb e. Thu hoạch. – Trong quá trình chăm sóc nên che quả dưa bằng lá để quả dưa không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp làm mất màu tự nhiên và xuất hiện nhiều vân xanh – Dưa lê khi chín có mùi thơm hấp dẫn con trùng đến phá nên cần phải kê kích quả ngay tu khi quả còn xanh. – Từ lúc trồng đến khi thu hoạch khoảng 60 ngày, từ lúc hoa cái tàn đến khi quả chín khoảng 30 – 35 ngày, lúc này quả dưa có màu trắng sáng (bạch lê).Thời gian cho thu hoạch rộ khoảng 25 – 30 ngày. Thu hoạch dưa xong cần xếp dưa ở nơi thoáng mát khoảng 1 – 2 ngày để tăng phẩm chất và hương vị dưa lê.