Top 11 # Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Dưa Lưới Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Dưa Lưới

Dưa lưới ( Cucumis melo L.) thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) là rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao. Dưa lưới có quả hình ôval hoặc tròn, da quả màu xanh, khi chín vỏ màu xanh hoặc vàng, có các đường gân trắng đan xen như lưới nên có tên gọi là vân lưới. Thịt quả dưa vân lưới thường màu vàng cam.

Quả dưa lưới có trọng lượng trung bình từ 1.5 kg đến 3.5 kg. Dưa lưới có nguồn gốc từ châu Phi và Ấn Độ. Người Ai Cập là người đầu tiên trồng giống dưa này, ban đầu dưa lưới nhỏ và ít ngọt, sau thời gian lai tạo, chọn lọc hiện nay dưa lưới có nhiều loại trái to và ngọt. Dưa lưới sinh trưởng khỏe, khả năng phân nhánh nhiều và thích nghi tốt với điều kiện nhiệt đới như ở Việt Nam. Thời gian từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch tùy theo giống dưa.

Dưa lưới hiện nay đang được trồng phổ biến rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc,… Ở Việt Nam dưa lưới mới được trồng một số năm gần đây tại các khu có áp dụng công nghệ cao như TP HCM, Bình Dương, Hà Nội, Hải Phòng hoặc trồng ngoài đồng ruộng.

Dưa lưới chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón. Là nguồn phong phú beta-carotene, acid folic, kali và vitamin C, A. Nước ép dưa lưới cũng có thể giúp cải thiện được tình trạng khó thở, giảm được sự mệt mỏi, chữa được chứng mất ngủ. Do chứa hàm lượng acid folic cao, rất có lợi cho phụ nữ mang thai, giúp cho bào thai khỏe mạnh. Giúp ngăn ngừa chứng loãng xương. Giúp hạ huyết áp, ngăn chặn chứng chuột rút ở chân…

II. Đặc tính giống

Hiện nay Công Ty TNHH Phát Triển Nông Nghiệp Việt Á cung cấp 02 giống dưa lưới với các đặc tính sau:

Dưa lưới Kim Đế Vương lai F1 VA.74 (Kim Đế Vương VA.74):

Là giống sinh trưởng khỏe, kháng bệnh rất tốt, quả nặng trung bình 2,5-3 kg, độ đường 15-17 ºBx. Ruột màu vàng cam, vỏ màu vàng, có lưới sần, ăn rất giòn và thơm.

Thời vụ trồng: Vụ Xuân, Vụ Hè.

Thời gian thu hoạch 65-70 ngày sau trồng.

Lượng giống cần thiết 40-50 g/1000 m ².

Dưa lưới F1 VA. 72 (Đông Phong VA. 72):

Xuất xứ giống Đài Loan – Trung Quốc. Cây sinh trưởng khỏe, kháng bệnh rất tốt, quả nặng trung bình 1,5-2 kg, độ đường 15-18 ºBx. Ruột màu vàng cam, không nứt trái, ăn rất giòn và thơm.

Thời vụ trồng: Vụ Xuân, Vụ Hè.

Thời gian thu hoạch 70-75 ngày sau trồng. Khoảng cách trồng 40-120 cm.

Lượng giống cần thiết 25-30 g/1000 m ².

Dưa lưới lai F1 Kim Vương (VA.78):

Đặc tính giống: cây sinh trưởng khỏe,kháng bệnh rất tốt, quả nặng trung bình từ 2-3 kg, độ đường từ 14-16,5 %. Ăn rất giòn và thơm.

Thời vụ trồng: Vụ Xuân, Vụ Hè

Thời gian thu hoạch: 65-70 ngày sau trồng. Khoảng cách 40 – 120 cm.

Lượng giống cần thiết: 40-50 gam/1000 m ²

III. Kỹ thuật gieo trồng

1. Yêu cầu ngoại cảnh

Nhiệt độ

Dưa lưới là cây trồng nhiệt đới nên thích hợp nhiệt độ cao. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển 25 -30ºC. Nhiệt độ thấp gây nguy hiểm và có thể làm chết héo cây con, do rễ cây không hấp thu được nước từ đất và khi mặt trời lưới nước bốc hơi từ lá nhanh hơn rễ hút nước vì thế dẫn đến héo nhanh và chết. Khả năng chịu nhiệt độ thấp của dưa lưới rất yếu nhất là giai đoạn ra hoa hình thành quả, hiện tượng rụng nụ, phấn không tung và thụ phấn không thực hiện được khi nhiệt độ xuống dưới 15ºC. Nhiệt độ thích hợp để cây ra hoa và tạo quả 20 – 22ºC vào buổi sáng và 25 – 27ºC vào buổi trưa. Sự sinh trưởng sẽ bị hạn chế khi nhiệt độ thấp hơn 15ºC và khi cao hơn 35ºC.

Ánh sáng

Cây dưa lưới là cây ưa sáng. Vì vậy cây cần nhiều ánh sáng ngay từ khi xuất hiện lá mầm đầu tiên cho đến khi kết thúc sinh trưởng. Nắng nhiều và nhiệt độ cao là hai yếu tố làm tăng chất lượng dưa. Cây không đủ ánh sáng hay do trồng với mật độ dày, bị che khuất sẽ giảm tỉ lệ đậu quả, kích thước quả và khả năng tích lũy đường trong quả kém. Trời âm u, mây nhiều dẫn đến chất rắn hòa tan trong quả giảm. Yêu cầu ánh sáng cho dưa từ 8 – 12 giờ. Quang kì ngắn kết hợp với cường độ ánh sáng mạnh sẽ thúc đẩy cây ra hoa cái nhiều, tăng tỷ lệ đậu quả, quả chín sớm, năng suất cao.

Ẩm độ

Dưa lưới thuộc nhóm cây trồng chịu hạn nhưng không chịu úng. Hệ rễ của những cây này ăn sâu, phân nhánh nhiều nhưng chúng có khối lượng thân lá lớn, thời gian ra hoa, quả kéo dài, năng suất trên đơn vị diện tích cao nên những thời kỳ sinh trưởng quan trọng cần phải cung cấp đầy đủ nước. Ẩm độ thích hợp cho phát triển dưa lưới là khoảng 75% – 80%. Thời kỳ cần nước là thời kỳ sinh trưởng thân lá, thời kỳ hình thành thân lá và thời kỳ quả phát triển. Ẩm độ đất cao trong giai đoạn chín sẽ làm giảm chất rắn hòa tan trong quả, dẫn đến chất lượng quả giảm. Ẩm độ đất cao trong giai đoạn phát triển sẽ làm tăng sâu bệnh.

Đất và dinh dưỡng

Dưa lưới thích hợp cho loại đất tơi xốp, tầng canh tác sâu, đất phù sa, thịt nhẹ, trong quá trình canh tác cần bón đầy đủ và cân đối NPK và phân chuồng. Cây yêu cầu nhiều nước và chất dinh dưỡng nhất là ở giai đoạn ra hoa và đậu). Sự tăng trưởng của dưa lưới tốt hay xấu thay đổi theo cơ cấu của đất.

pH

Dưa lưới phát triển tốt nhất trên đất thoát nước tốt như đất thịt pha cát có độ pH từ 6-6,5. Các loại đất có pH< 6 thì cây bị vàng lá và ít hoa cái.

2. Kỹ thuật trồng trong nhà màng

Ngâm ủ, gieo hạt giống: Ngâm hạt trong nước ấm 4 – 5 tiếng, sau đó mang hạt ủ vào khăn ẩm trong vòng 1 ngày để hạt nứt nanh.

Dưa trồng trong nhà màng nên sử dụng khay bầu loại 84 lỗ/khay để gieo hạt hoặc túi bầu nilon đen. Hạt giống được gieo 1 hạt/lỗ trên xơ dừa đã được xử lý trộn với phân hữu cơ đã được xử lý bằng nấm Trichoderma và tro trấu phối trộn theo tỷ lệ tương ứng 70% – 20% – 10%.

Khay ươm, bầu ươm được đặt trong nhà ươm có che mưa và lưới chắn côn trùng. Hạt giống được tưới giữ ẩm hằng ngày. Sau khi gieo từ 7 – 10 ngày, khi cây xuất hiện lá thứ 2 thì tiến hành trồng.

Mật độ trồng: Hàng cách hàng 65 cm, cây cách cây 60 cm (25.000 cây/ha).

Trồng vào chiều mát, trồng hàng kép kiểu so le nanh sấu, theo khoảng cách giữa 2 hàng kép là 100 cm, hai hàng đơn là 40 cm. Sử dụng nước giếng khoan hoặc nước sông suối tưới qua hệ thống nhỏ giọt, nước tưới phải đảm bảo độ pH từ 6 – 7, không mặn, không phèn.

Sau khi được trồng từ 7 – 10 ngày, cây ra tua cuốn cần tiến hành treo dây để cố định cây. Giai đoạn cây ra hoa thì tiến hành thụ phấn bằng ong hoặc bằng phương pháp thủ công. Sau đó tỉa bỏ những nhánh phụ từ đốt 1 đến đốt 5. Từ đốt 6 trở đi bấm ngọn các nhánh phụ, chỉ để lại 2 đốt đầu tiên. Mỗi cây chỉ để 1 – 2 quả, sau đó tỉa hết cành nách tạo thông thoáng và hạn chế tiêu hao dinh dưỡng.

Khi trồng 40 ngày, quả phát triển đạt đường kính từ 2 – 4 cm thì nhà vườn cần hãm ngọn để tập trung dinh dưỡng nuôi quản, quả lớn đều để đạt giá trị thương phẩm cao. Khi cây được 23 – 25 lá, nhà vườn cần bấm ngọn bên.

Khi cây được 65-75 ngày, đậu quả khoảng 28 – 35 ngày, vỏ quả chuyển sang màu vàng đặc trưng của giống (giống Kim đế vương), hoặc vỏ quả xanh nổi vân đá rõ ràng, có mùi thơm (giống Đông Phong) là có thể thu hoạch được.

3. Kỹ thuật trồng ngoài đồng ruộng

Ngâm ủ và gieo hạt: Hạt giống ngâm nước sạch trong 4 giờ, sau đó ủ 24 giờ, sau khi hạt nảy mầm gieo vào bầu đất 1 hạt/bầu. Sau khi gieo từ 8-10 ngày, khi cây có 1-2 lá thật đem trồng trên đồng ruộng.

Ươm giống nên gieo ươm cây trong khay hoặc bầu. Giá thể gồm: Phân chuồng, tro trấu hoai mục, đất xốp nhẹ đã xử lý sạch mầm bệnh, trộn đều nhau theo tỷ lệ 30% + 10% + 60%.

Mật độ và khoảng cách:

Trồng giàn: Cây cách cây 0,5 cm, hàng cách hàng 1,5 m. Trồng hàng đôi, mật độ cây từ 25.000 – 26.000 cây/ha.

Trồng bò trên mặt đất: Cây cách cây 0,5 cm, hàng cách hàng 4 m. Luống rộng 5 m. Trồng hàng đôi, mật độ cây từ: 9.000 – 10.000 cây/ha. Nên phủ mặt luống bằng nilon đen, mặt luống san phẳng, thoải đều về hai bên mép luống, nhất là vụ Xuân Hè để quả không bị thối hỏng khi gặp mưa.

4. Phân bón và cách bón phân

Bón lót: 15 – 20 tấn phân chuồng, 400-500 kg NPK 16-16-8

Lần 1: 18-20 ngày sau khi gieo: 40-50 kg NPK 16-16-8

Lần 2: 7-10 ngày sau khi đậu quả: 200-250 kg NPK 16-16-8

Lần 3: 16-18 ngày sau khi đậu quả: 100 kg KCl

Phân Urê và DAP có thể sử dụng để tưới dặm trong giai đoạn cây còn nhỏ.

5. Chăm sóc cây sau trồng

Tưới nước: Lượng nước tưới phụ thuộc vào cơ cấu đất, thời tiết và thời kỳ phát triển của cây, nên tưới vào lúc sáng hoặc chiều mát.

Bấm ngọn, tỉa nhánh, chọn trái:

Để một dây chính: Cây không cần bấm ngọn, định hướng dây bò theo hướng vuông góc với mặt luống. Dưa lưới có đặc tính quả nằm trên dây chèo (dây phụ), muốn quả to, mỗi dây để một quả, cần cắt bỏ chèo trên dây chính từ lá thứ 10 trở vào gốc trước khi để quả. Vị trí để quả tốt nhất là từ lá thứ 10 đến lá thứ 15.

Để 2 dây chèo: Cây được 4-5 lá thật tiến hành bấm ngọn chính, sau khi bấm ngọn được 7 ngày đến 10 ngày, chọn 2 nhánh tốt nhất, định hướng dây bò theo hướng vuông góc với mặt luống. Mỗi gốc nên để một quả, cần cắt bỏ chèo trên cây nhánh từ lá thứ 7 trở vào gốc trước khi để quả. Vị trí để quả tốt nhất là từ lá thứ 7 đến lá thứ 10.

Làm giàn, kê, treo quả: Có thể trồng theo kiểu làm giàn hoặc thả bò trên luống.

Làm giàn: Làm giàn khi cây cao khoảng 30-35 cm. Do thân dưa leo vươn lưới rất nhanh nên phải buộc cây vào giàn dọc theo cây dèo/lưới, cứ 2 – 3 ngày buộc 1 lần.

Trong trường hợp cho dây dưa thả bò trên luống cần tiến hành kê/treo quả để quả không bị thối hỏng, hình dạng quả đều đẹp.

6. Cách phòng trừ sâu bệnh

Bọ trĩ: (rầy lửa) sống tập trung trên đọt non hay dưới mặt lá non. Chích hút nhựa làm đọt non chùn lại, không phát triển. Có thể sử dụng thuốc: Confidor 100SL, Admire 50EC, Oncol 20ND, Regent để phun trừ.

Rầy mềm, Bọ phấn trắng: Dùng Confidor, Actara…

Sâu vẽ bùa: Diệt trừ bằng các loại thuốc Trigard, Voliam Targo…

Để phòng trừ bệnh hại cần chú ý bón phân đầy đủ và cân đối, trồng với mật độ vừa phải, vệ sinh đồng ruộng cho thông thoáng, làm đất tơi xốp, thoát nước tốt, kịp thời cắt bỏ và tiêu hủy phần cây bị bệnh để tránh lây lan.

Bệnh chết cây con: Phun Ridomil Gold.

Bệnh thối thân, thán thư: Phun Copper B, Aliette, Antracol, Topsin, Ridomil Gold, Amista 250SC, Mancozep.

Bệnh nứt thân chảy nhựa: Phun Revus Opti 440SC, Score.

Bệnh phấn trắng: Dùng Anvil, Score, Dithand M-45, Anvil, Tilt super, Daconil…

7. Thu hoạch

Khi cây được 65-75 ngày, đậu quả khoảng 28 – 35 ngày tùy giống, vỏ quả chuyển sang màu vàng đặc trưng của giống, có mùi thơm (giống Kim đế vương), hoặc vỏ quả xanh nổi vân đá rõ ràng, có mùi thơm (giống Đông Phong) là có thể thu hoạch được.

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Dưa Lưới Ngoài Trời Tốt Nhất

Cũng giống như dưa lê, dưa lưới thích nghi với điều kiện khí hậu ấm áp, khô ráo, đầy đủ ánh nắng, là loại cây ưa nhiệt nên dưa lưới rất dễ trồng trong những mùa khô ráo, ít mưa. Thời vụ trồng dưa lưới thích hợp có thể trồng từ tháng 2 – 9 hàng năm. Không nên trồng dưa lưới vào thời điểm thời tiết lạnh, trời âm u vì dưa sẽ phát triển chậm, dễ bị sâu bệnh phá hoại và ra trái nhỏ năng suất thấp.

Quy trình kỹ thuật trồng dưa lưới ngoài trời

Bước 1: Ngâm và gieo hạt giống dưa lưới

Trước tiên bạn phải chọn hạt giống tốt, sau đó, ngâm hạt giống trong nước ấm 4 – 5 tiếng, sau đó mang hạt ủ vào khăn ẩm trong vòng 1 ngày để hạt nứt nanh.

Bước 2: Gieo hạt dưa lưới

Cho hạt đã ngâm vào bầu ươm rồi phủ một lớp đất mỏng lên, để ở chỗ râm mát và tưới nước giữ ẩm cho hạt. Đất ươm hạt nên dùng đất trộn phân trùn hoặc phân chuồng để có đủ dinh dưỡng cho cây con khỏe mạnh.

Sau 2 ngày ươm giống, cây bắt đầu nảy mầm, bạn chỉ cần tưới nước với lượng vừa đủ để cây phát triển. Sau khoảng 8 – 10 ngày thì cây bắt đầu cho 2 lá thật.

Khi ươm, gieo hạt vào bầu rồi tưới đẫm nước và để ở chỗ râm mát. Trong giai đoạn này, bạn không nên tưới nhiều sẽ khiến úng hạt không nảy mầm. Đất ươm hạt thường trộn thên phân trùn hoặc phân chuồng mục để bổ sung thêm dinh dưỡng cho hạt nhanh nảy mầm. Sau vài ngày thấy cây ra lá thật thì mới đem trồng vào thùng lớn. Chú ý chỉ nên đục ít lỗ trên thùng xốp để giữ nước cho cây phát triển mà không trôi hết phân bón.

Bước 3: Trồng cây con

Khi cây ra 2 -3 lá chính thì bạn bắt đầu đánh ra chậu trồng. Vì dưa lưới cho trái to nên nếu trồng trong thùng xốp hoặc xô chậu thì phải chọn loại chậu có độ sâu và rộng.

Tạo hố đất sâu, nhấc nhẹ cây dưa lê con ra, rạch bao nylon rồi đặt bầu vào lỗ đục sẵn, vùi kín bầu cây dưới đất, đôn cho chặt gốc. Phủ rơm rạ, gỗ mùn, cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây trong thời gian đầu.

Nên trồng cây vào buổi chiều mát khi nắng đã tắt. Khi trồng cây con xong cần tưới nước mỗi ngày 2 lần và che phủ tạo bóng râm trong 1 tuần đầu để cây con hồi sức

Chăm sóc dưa lưới

Đất trồng dưa lưới phải tơi xốp và cần tưới nước thường xuyên. Lưu ý cần bón thêm nhiều phân NPK giúp cây dễ ra hoa, đậu trái. Nếu chỉ tưới cây bằng nước không thì cây khó đậu quả, dưa cho trái còi cọc và khi ăn vị rất nhạt.

Kể từ khi cây có 2 -3 lá thật thì cần cắt tỉa lá và bấm ngọn, bạn cần ngắt hết đến khi nào ra đến lá thứ 8 – 10 lá thì để nhánh đó lại. Khi cây lớn được 22 – 25 lá thì bạn ngắt bớt ngọn để cây tập trung nuôi quả.

Khi cây bắt đầu ra 4 – 5 lá thật thì bắt đầu tiến hành làm giàn cho dưa leo, bạn có thể đóng cọc hoặc có thể lấy dây nylong buộc nhẹ vào giàn lưới.

Chú ý thời gian quả đã đậu nếu có quá nhiều hoa đậu quả thì có thể ngắt bỏ bớt chỉ để cây ra 2 – 3 quả để cây tập trung nuôi quả. Vì trái dưa lưới khá to và nặng nên chúng ta chỉ để lại 2 – 3 quả trên cây.

Giai đoạn cây cho quả lớn thì cần dùng dây treo cây lên dể tránh sức nặng của quả kéo gãy cây.

Bón phân

Khi cây có 4 – 5 lá thì cần bón thêm kali, đạm. Phủ xơ dừa quanh gốc để giữ ẩm và tránh xói mòn đất khi tưới nước. Tới giai đoạn cây phát triển lá thì cần tưới đạm pha loãng quanh gốc.

Tính từ ngày quả bắt đầu phình ra đến ngày chín khoảng 1 tháng, trong thời gian này cần phải bón phân NPK hàng tuần cho quả phát triển tốt. Bón thêm kali và đạm hàng tuần cho tới trước khi thu hoạch tầm 15 ngày.

Quy Trình – Kỹ Thuật Trồng Dưa Hấu – Agriculture

Quy trình – Kỹ thuật trồng dưa hấu

Posted On September 9, 2016 at 10:57 am by lovetadmin / 2,310 Comments

Dưa hấu là loại trái cây thông dụng trong mỗi gia đình, đặc biệt khi thời tiết sắp trở nên oi bức, nóng nực. Dưa hấu có vị ngọt mát, không những ngon mà còn có giá trị thương phẩm cao. chúng tôi hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng dưa hấu hiệu quả và năng suất.

1. Thời vụ: Nước ta có thể trồng dưa hấu hầu như quanh năm. Vụ sớm : Gieo trồng vào tháng 10 dương lịch và thu hoạch vào dịp cuối tháng 12 DL; Vụ chính: Gieo trồng tháng 11 DL và thu hoạch vào dịp gần Tết Nguyên Đán; Vụ hè: Gieo trồng vào tháng 2 – 5 DL.

2. Gieo hạt, ươm cây con: Lượng hạt giống hợp lý để trồng 1ha dưa hấu là khoảng 500gr – 1000 gr. Phơi hạt nơi nắng nhẹ 1 – 1.5 giờ, để hạt nguội rồi ngâm vào nước sạch 3 – 5 giờ, vớt hạt ra, rửa sạch cho hết nhớt rồi gói hạt trong khăn ẩm, ủ hạt 1 – 1.5 ngày ở nhiệt độ 25 – 28 độ C cho nảy mầm. Gieo hạt trong bầu là tốt nhất, vì tiện cho việc chăm sóc cây con và có thời gian chuẩn bị đất trồng chu đáo hơn. Làm luống rộng trung bình 70 – 80 cm, cao trung bình 15 – 25 cm, ở nơi có ánh sáng và phải thoáng gió để có thể đặt bầu.

3. Sửa soạn đất, trồng cây: – Nếu trồng trên đất ruộng, nên làm đất sau khi thu hoạch. Chú ý dọn sạch cỏ dại, cày lại 1 lượt, bừa 1 – 2 lượt rồi đào mương để lên líp. – Khoảng cách luống trung bình 2 – 3 m cho luống đơn và trung bình 5 – 6 m cho luống đôi. Mương tưới nước rộng trung bình 30 – 40 cm, sâu khoảng 50 cm. Bố trí theo hướng đông tây để cây nhận được nhiều ánh sáng. Luống trồng nên rộng 70 – 80 cm, cao 15 – 25 cm. Muốn có năng suất cao nên trồng 2,3 – 2,5 m x 0,5 – 0,6 m, nghĩa là mật độ 8.000 cây/ha. – Cây con khi được 5 – 7 ngày tuổi, đã có 1 – 2 lá thật thì đem trồng. Tưới nước nhiều, tiếp đó rạch bao nylon rồi đặt bầu vào lỗ đã đục sẵn.

4. Bón phân – chăm sóc: Bón các loại phân chuồng hoại, tro trấu càng nhiều càng tốt, để làm bầu và bỏ vào hốc; vôi bột khoảng 200kg/ha, cần trộn đều vào đất bột; phân hoá học với lượng phân cho 1ha/vụ: 230kg urê + 350kg DAP + 170kg clorua kali. – Bón lót khoảng 1/5 tổng lượng phân, có thể bón đều trên mặt liếp hoặc bón theo hàng, theo hốc trước khi bằm đất lần cuối. – Sau khi đặt bầu 3-5 ngày (gieo hạt 5-6 ngày) dùng DAP hoặc urê pha loãng (0,2-0,3%) tưới vào mỗi buổi chiều, 2 ngày/lần, tăng lượng phân vào các lần tưới sau. – Bón thúc lần 1 khi dưa hấu bắt đầu bò (13-15 ngày), rạch rãnh các gốc 25-35cm hướng dưa bò, bón 1/5 lượng phân DAP hay NPK rồi lấp đất lại. – Bón thúc lần 2 khi dưa hấu bắt đầu ra hoa (20-25 ngày), rạch rãnh các gốc 35-45cm, bón 1/5 tổng lượng phân rồi lấp đất. – Bón thúc nuôi trái khi hái trái xong (40-50 ngày), bón 2/5 lượng phân còn lại, chia làm nhiều lần bón, cách nhau 2-3 ngày.

5. Một số sâu hại dưa hấu quan trọng: – Bọ dưa: Phòng trừ bằng cách xua đuổi bằng tay, bắt, dùng vợt hoặc phun thuốc Baythroid, Politrin, Admire, BISAD 0.5 ME liều lượng 10 – 20 ml/ bình 12 – 15 lít nước. Rải thuốc hạt Basudin, Vibam ở gốc cây dưa sau khi trồng và trước khi cây ra hoa (kết hợp khi bón phân thúc). – Sâu vẽ bùa: Phun thuốc Ofunack, Polirin, Fenvalerate, Oncol, Sumicidin, BISAD 0.5 ME liều lượng 15 – 20 ml/bình 12 – 15 lít nước. – Bọ trĩ: Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên; phun thuốc ngay khi mật độ bọ trĩ còn thấp (3 – 4 con/lá); thay đổi lọai thuốc thường xuyên để tránh bọ trĩ kháng thuốc; thuốc hữu hiệu là: Regen, Danitol, Admire, Oncol, Confidor. FEAT 25 EC liều lượng 15 – 20 ml/ bình 12 – 15 lít nước.

6. Thu hoạch dưa hấu: Thu hoạch dưa hấu khi trái có độ chín 80%, khoảng 70 ngày sau khi trồng. Cần ngưng tưới nước khoảng 5 ngày trước khi thu hoạch giúp dưa ngọt, để được lâu và ít bị vỡ khi vận chuyển. Ngưng bón phân và phun thuốc trước khoảng 10 ngày thu hoạch.

vietnamnongnghiepsach.vn chúc bà con thành công! Nguồn: Tổng hợp.

Share on Facebook

Share

Share on Twitter

Tweet

Share on Pinterest

Share

Tìm Hiểu Quy Trình Trồng Dưa Lưới Bằng Công Nghệ Cao

Dưa lưới thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) là ra ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao. Dưa có thời gian sinh trưởng và phát triển nhanh thường có thời gian từ khi gieo trồng đến thu hoạch 85 – 90 ngày (tùy vào giống). Dưa lưới có nguồn gốc từ Ấn Độ và Châu Phi, ngày nay dưa lưới được trồng ở nhiều nơi trên thế giới và chủ yếu được bán tươi, dưa lưới được xem là loại thực phẩm có giá trị dinh duỡng cao. Dưa lưới là nguồn chứa chất chống oxy hóa dạng polyphenol, là chất có lợi cho sức khỏe trong việc phòng chống bệnh ung thư và tăng cường hệ miễn dịch. Các chất này điều tiết sự tạo thành nitric oxit, một chất quan trọng đối với nội mạc và hệ tim mạch khỏe mạnh.

Dưa lưới phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm và khô, nhiều ánh sáng. Nhiệt độ phát triển tối ưu từ 18 – 28 oC, phát triển chậm khi nhiệt độ dưới 12 oC. Dưa có thể chịu nhiệt độ lên tới 40 o C nhiều giờ mỗi ngày. Cây dễ chết trong điều kiện sương giá. Độ ẩm cao làm cây chậm phát triển, ảnh hưởng đến chất lượng quả và gây ra bệnh trên lá. Cây phát triển tốt trên đất nhiều mùn, pH=6-7, không chịu được đất quá axit và úng nước.

Mật độ trồng trồng dưa lưới

Hiện nay, có nhiều nghiên cứu cho thấy dưa lưới có nhiều mật độ trồng khác nhau và cho năng suất trái khác nhau. Theo nghiên cứu gần đây của Nguyễn Thị Lan và Phạm Tiến Dũng (2006), hàng cách hàng 65 cm, cây cách cây 60 cm (25.000 cây/ha). Theo Khánh Thị Bích Thủy (2012), mật độ trồng dưa lưới ở đồng ruộng: nếu trồng giàn thì lượng giống từ 1 – 1,2kg/ha. Cây cách cây 0,5m, hàng cách hàng 1,5m. Trồng hàng đôi, mật độ 25.000 cây/ha. Còn trồng bò trên đất, lượng giống từ 400 – 500 gram/ha. Cây cách cây 0,5m, hàng cách hàng 4m. Trồng hàng đôi, mật độ cây từ 9.000-10.0000 cây/ha.

Chế độ tưới nước cho dưa lưới

Theo Tekiner và cs (2010), với ba khoảng thời gian tuới khác nhau (I1 = 4 ngày, I2 = 8 ngày và I3 = 12 ngày) và bốn hệ số bốc thoát hơi nuớc khác nhau (Kcp1 = 0,50; Kcp2 = 1,00; Kcp3 = 1,50; Kcp4 = 2,00) được sử dụng dể tính toán lượng nước tưới thì tổng lượng nước tưới dao dộng từ 168-871 mm và năng suất thu được khác nhau từ 14,20-49,04 tấn/ha. Năng suất cao nhất thu được từ nghiệm thức có khoảng thời gian lưới lớn nhất với hệ số bốc thoát hơi nuớc thấp nhất (I3Kcp1).

Kỹ thuật bấm ngọn cây dưa lưới

Theo công ty MIYOWA, Nhật Bản (2012): dưa lưới sau khi trồng có 4 lá thật thì tiến hành bấm ngọn để cây ra nhánh cấp 1, giữ lại 2 nhánh sinh truởng tốt. Tỉa bỏ nhánh cấp 2 từ vị trí lá thứ 11 trở về gốc, từ lá thứ 12 – 17 để nhánh ra quả, sau khi nhánh ra quả để thêm 1 lá nữa thì bấm ngọn nhánh. Ở mỗi nhánh cấp 1, chọn để 2 quả, số quả trên cây là 4 quả. Số quả thu được trên 1 cây là từ 1 – 4 quả. Sau dó tỉa hết các cành nách cho thông thoáng, các cành ở vị trí lá thứ 23-25 sẽ để lại 1 – 2 lá và bấm ngọn cành. Khi dưa lưới đạt khoảng 25 lá thì tiến hành bấm ngọn 2 nhánh cấp 1.

Dưa lưới (Cucumis melo L.) duợc xem là loại trái cây số một tại Châu Âu và chiếm giữ vị trí quan trọng trên thị trường này trong suốt 25 năm qua. Trong dó, Galia muskmelon (Cucumis melo L. var. Reticulatus Ser.) là giống dưa lai F1 nổi tiếng và được ưa chuộng nhất. Kể từ khi được giới thiệu ra thị trường năm 1973 bởi nhà chọn giống người Israel (Zvi Karchi), “Galia” đã trở thành tên thương mại để gọi chung cho hơn 60 giống dưa lưới có hình dạng tương tự (vỏ quả màu xanh hoặc hơi vàng, vỏ có lưới, ngọt và có mùi thơm). Dưa lưới được trồng nhiều ở Tây Ban Nha, Thổ Nhi Kỳ, Ma Rốc, Ai Cập, Trung Ðông và một số quốc gia Châu Á. Trong đó, Tây Ban Nha, Thổ Nhi Kỳ, Ma Rốc và Israel là những quốc gia xuất khẩu dưa lưới hàng đầu cho thị truờng Châu Âu.

Nghiên cứu ảnh huởng của kali đối với năng suất và chất luợng của dưa lưới trồng trong nhà kính tại Thổ Nhi Kỳ cho thấy việc thay đổi hàm lượng K 2O ở các mức 200, 400, 600 ppm không làm ảnh hưởng đến năng suất. Tuy nhiên, số quả và độ chắc của quả ở công thức bón 400, 600 ppm cao hơn công thức còn lại. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng để tác động lên năng suất không cần thiết phải sử dụng K2O vượt qua mức 300 ppm. Thế nhưng với mục tiêu cải thiện chất lượng quả có thể tăng hàm lượng K 2 O lên tới 600 ppm mà không làm ảnh hưởng đến năng suất.

Các tài liệu công bố về công thức phân bón cho dưa lưới cũng có sự khác nhau. Trường Ðại học Florida đưa ra công thức phân bón dùng cho dưa lưới trồng trong nhà màng tưới qua hệ thống nhỏ giọt với nồng độ N nguyên chất thay dổi tăng dần từ 80 – 180 ppm theo giai đoạn sinh trưởng của cây, K 2O từ 150-225 ppm và P 2O 5 là 50 ppm. Hartz và cs (1999), cho biết tổng lượng nước tưới nhỏ giọt cho dưa lưới thực hiện năm 1995 và 1996 tương ứng là 530 và 490 mm, dung dịch phân bón với tỷ lệ N:P:K là 5:3:8 và vi chất dinh dưỡng, tất cả được hòa tan vào nước rồi bón cho cây thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt, tổng lượng phân N khoảng 0,035 kg/m 2.

Thu hoạch dưa lưới

Dưa nên được thu hoạch đúng thời điểm dựa trên chỉ số chín (dựa vào các yếu tố như thời gian từ lúc trồng, độ tạo lưới, độ nứt của cuống) để quả đạt chất lượng tốt nhất khi đến tay người dùng, kéo dài thời gian tồn trữ. Trái dưa lưới sau khi thu hoạch thường chứa các loại nấm bệnh như Fusarium, Geotrichum, Rhizopus hoặc các vi khuẩn gây bệnh như Salmonella spp, E. Coli nên phải được xử lý trước khi đóng gói, bảo quản hoặc đưa ra thị trường. Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới tập trung vào xử lý bằng dung dịch H 2O 2 nồng độ từ 10 – 50 ppm, chlorine nồng độ 100 ppm, nhúng quả bằng nước nóng và các hóa chất như sulphat đồng, chlorine, borat natri. Hoặc sử dụng màng bao sinh học, kiểm soát thành phần không khí, khí ethylene, v.v… Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Công nghệ cao hiện xử lý bằng chlorine ở nồng độ 50 – 100 ppm.

Nguồn: Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ 7/2014, CESTI