Top 5 # Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Chuối Tây Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Quy Trình Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Chuối Tây Thái Lan

Chuối là một loài cây quen thuộc của người dân Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Với đặc tính khí hậu thuận lợi là nhiệt đới ẩm gió mùa, nước ta có lợi thế lớn về nông nghiệp và chuối là một trong những giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, có nhiều lợi ích và dễ canh tác.

Đặc điểm nổi bật của cây chuối tây Thái

Nước ta có rất nhiều giống chuối được trồng rộng rãi tập trung chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Nam Trung Bộ như chuối tiêu, chuối tây, chuối ngự,..và chuối tây Thái là một trong những giống chuối được nuôi cấy mô có nguồn gốc từ Thái Lan được nhân giống ở nước ta vài năm trở lại đây.

Đặc điểm nổi bật của cây là cho thu hoạch trong thời gian dài,có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất cao, không bị sâu bệnh hay thối gốc. Cây chuối giống Thái Lan được nuôi cây mô khỏe, có sức chống chịu hạn và ngập úng tốt, cây có quả to, đều, không có cạnh, núm quả ngắn, quả già có màu xanh phớt trắng, khi chín có màu vàng và mùi thơm đặc trưng.

Là loại cây thân thảo to, cây nên trồng trên loại đất pha, thoát nước nhanh.

– Làm đất: Tiến hành đào hố với kích thước 50x50x50 cm.

– Bón lót: Bón lót 5kg phân chuồng hoai + 0,3kg supe lân hoặc 0,3kg phân NPK cho mỗi hố, dùng cuốc trộn đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố. Tiến hành bón phân trước khi trồng từ 15 – 30 ngày.

– Trồng cây: Khi thời tiết thuận lợi như trời dâm mát, đất đủ ẩm thì tiến hành trồng cây. Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu (tránh để vỡ bầu), đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén chặt.

Kỹ thuật chăm sóc

Chuối là cây chịu nóng kém nên cần rất nhiều nước vì vậy phải thường xuyên tưới nước giữ ẩm, để cây phát triển bình thường. Ở giai đoạn cây con tưới 2 ngày/lần, cây trưởng thành 2 lần/tuần. Vào mùa mưa cần thoát nước cho vườn chuối để tránh ngập úng.

– Bón thúc: 0,3 – 0,4kg ure và 0,4 – 0,5 Kali clorua/cây/vụ

– Tỉa mầm: Trên cây mẹ chỉ để khoảng 1-2 mầm cây con, tỉa khoảng một tháng một lần, nên tỉa vào lúc trời nắng ráo để tránh đọng nước gây thối cây mẹ.

Cây chuối thường xuất hiện một số loại sâu hại như:

– Sùng đục củ: Cây chuối có biểu hiện mọc yếu, lá rụng nhiều. Thường xuyên vệ sinh vườn chuối, sử dụng Basudin rải trên cổ gốc chuối để trừ sùng.

– Bù lạch: Thành trùng rất nhỏ, có màu nâu hay đen thường tập trung ở các lá bắc để chích hút các trái non, làm trái có những chấm màu nâu đen (ghẻ), làm mất vẻ đẹp, rất khó xuất khẩu.

* Phòng trị: Phun thuốc Decis hoặc Sherpa 25 EC ở giai đoạn mới trổ và trái còn nhỏ.

Công dụng của chuối tây Thái:

Giống như các loại chuối khác, chuối tây Thái có thể được tận dụng ở hầu hết mọi bộ phận trên cây từ thân, lá, củ, hoa, quả. Quả chuối tây Thái chứa rất nhiều dinh dưỡng, thơm ngon, dùng để ăn trực tiếp, làm đồ thờ biếu kính, nguyên liệu thực phẩm và chế biến món ăn cùng với việc mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần làm giàu cho bà con.

Chúng tôi chuyên cung cấp cây giống chính gốc

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội – Trung Tâm Cây Giống Chất Lượng Cao

Địa chỉ: Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội

Email: [email protected]

Điện thoại: 0912 850 282

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Khoai Tây

I.                  Giá trị kinh tế về khoai tây

Khoai tây là loại cây trồng có giá trị kinh tế rất cao trong sản xuất, là cây vụ đông- xuân quan trọng trong công thức luân canh lúa xuân- lúa mùa sớm- khoai tây. Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng khoai tây thương phẩm ngày càng tăng do khoai tây không những có hàm lượng dinh dưỡng cao mà đươc coi là sản phẩm sạch, người trồng khoai tây cũng có thu nhập cao hơn so với các loại cây trồng khác. Thị trường tiêu dùng hiện nay bao gồm khoai tây tươi cho chế biến trong gia đình và nhà hàng, khoai tây cho chế biến trong nhà máy và xuất khẩu.

II.               Giới thiệu một số loại giống khoai tây chất lượng hiện nay:

1.     Giống khoai tây Hà Lan: DIAMOND( DIAMANT).

Đặc điểm: Thân lá to mập cây đứng, phát triển nhanh, vỏ củ và ruột màu vàng nhạt, mắt nông vừa, củ to đều, chất lượng ngon, đạt tiêu chuẩn chế biến. thời gian sinh trưởng 85-90 ngày, năng suất khá đạt từ 20-25 tấn/ha, chống chịu sâu bệnh trung bình nên trồng chính vụ để tránh bệnh sương mai.

2.     Giống khoai tây đức: SOLARA, MARABEL.

Đặc điểm: Là giống có nhiều triển vọng, thân cây mập, lá dày, mầm màu tím, củ có hình oval, vỏ nhẵn, màu vàng nhạt, ruột vàng, thời gian sinh trưởng 85-90 ngày, năng suất cao có thể đạt 25-30 tấn/ha, chống chịu sâu bệnh khá.

III.           Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

1.     Bổ củ:

-         Trồng bằng củ giống to sẽ có năng suất cao hơn so với củ nhỏ, trong trường hợp giống to, cỡ đường kính củ trên 45mm tương đường với trên 50 gam thì có thể bổ đôi hoặc bổ làm 3 để tiết kiệm giống. Khoai tây giống sau khi bổ phải để nơi thoáng mát, rải đều, phủ tải ẩm lên trên để giữ ẩm, tránh để đống quá cao dễ bị thối.

-         Dùng dao sắc và lưỡi mỏng để cắt, mỗi lần cắt phải nhúng vào cồn 96% hoặc xà phòng đậm đặc để ngăn chặn sự xâm nhập của nấm, làm cho củ bị thối.

-         Bổ dọc củ, mỗi miếng khoai bổ phải có 2-3 mầm, bổ xong chấm vết cắt ngay vào xi măng khô và gạt phần xi măng thừa đi không nên để xi măng bán nhiều vào mặt cắt của củ vì sẽ hút nước của làm củ dễ bị héo. Nếu đất trồng đủ độ ẩm và phân chuồng hoai thì sau bổ 12 h là có thể trồng, nếu đất ướt quá hoặc quá khô thì có thể kéo dài 5-7 ngày mới trồng.

2.                 Thời vụ:

Vùng đồng bằng bắc bộ : Có 3 vụ:

 + Vụ đông xuân sớm: Thường ở vùng trung du, trồng vào đầu tháng 10, thu hoạch vào tháng 12

+ Vụ chính: ở khắp trong vùng, trồng cuối tháng 10, đầu tháng 11, thu hoạch cuối tháng 1, đầu tháng 2

+ Vụ xuân: Thường ở đồng bằng sông Hồng, trống tháng 12, thu hoạch đầu tháng 3

Vùng núi miền Bắc:

+ Vùng núi thấp dưới 1000m: Vụ Đông trồng tháng 10, thu hoạch tháng 1. Vụ xuân trồng tháng 12, thu hoạch cuối tháng 3

+ Vùng núi cao trên 1000m: Vụ Thu Đông trồng đầu tháng 10, thu hoạch tháng 1. Vụ xuân trồng tháng 2, thu hoạch tháng 5.

Vùng bắc trung bộ: Có 1 vụ trồng là vụ Đông trồng đầu tháng 11, thu hoạch cuối tháng 1.

3.     Làm đât:

-         Chọn đất trồng khoai tây trên đất cấy 2 vụ lúa, nên chọn nơi đất bằng phẳng, vàn, vàn cao.

-         Chọn loại đất tơi xốp, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù xa, thuận tiện tưới tiêu, thoát nước. Phải quan tâm đến độ ẩm của đất từ đầu để khi trồng sau 2 tuần khoai sẽ mọc, hạn chế sâu, bệnh ở giai đoạn mọc.

-         Cày bừa làm nhỏ đất kết hợp thu gom rơm rác và gốc dạ để hạn chế sâu bệnh truyền sang khoai. Đất nhỏ tơi thích hợp cho khoai, đất cục quá to làm cho củ phát triển méo mó, đất quá mịn cũng không tốt.

Lên luống:

+ Đất sau khi gặt lúa xong, cắt dạ sát gốc, tiến hành cày rãnh để thoát nước và chia luống.

+ Luống đơn trồng bằng 1 hàng, luống rộng 60-70cm. luống đôi trồng 2 hàng, luống rộng 120-140cm. rãnh rộng: 20-40 cm, sâu 15-20cm. Việc làm rãnh nhằm mục đích thoát nước, tránh không để úng nước làm thối củ giống và ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển sâu bệnh sau này của cây.

4.     Mật độ và cách trồng:

Mật độ: Với củ nhỏ: Cứ 1m2 trồng 10 củ, cách nhau 17-20cm

Với củ bình thường: 1m2 trồng 5-6 củ, cách nhau 25-30 cm.

Lượng giống: Trung bình 30-40kg/ sào.

Cách trồng: Để khoai tây có năng suất cao, chất lương tốt củ khoai không bị xanh do nằm trên mặt đất thì khâu che phủ bằng rơm rạ như sau: rạch hàng, rải rơm rạ cắt ngắn hoặc bón lót phân chuồng, đạm và lân xuống đáy rồi lấp 1 lớp đất mỏng lên phân, rồi đặt củ giống theo khoảng cách như trên, đặt mầm nằm ngang, lấp đất phủ lên củ dầy 3-5 cm rồi vét rãnh lên luống. Nếu đất khô thì phải tưới nước trước khi bón phân để cây mọc nhanh.

Chú ý: Khi mang khoai về nếu mầm hơi nhí là có thể trồng ngay được không cần mầm mọc dài mới đem đi trông. Tuyệt đối khi mang khoai giống về không được tưới nước lên khoai, muốn mầm mọc nhanh cho khoai vào thúng phủ tải hoặc rơm rạ hơi ẩm lên trên để nơi khô ráo, thoáng mát tránh độ ẩm cao khoai dễ bị thôi. Khi trồng không để rơm rạ bị quá ẩm hoặc đất quá khô. Khi đặt củ tránh đặt trực tiếp vào phân, nhất là phân hóa học vì như vậy củ bị chết xót vì phần.

5.     Chuẩn bị vật tư, phân bón và cách bón: Cho 1 sào (360m2)

-         Lượng phân:

Phân chuồng loại mục: 1ha là 15-20 tấn, 1 sào là 6-7 tạ.

Đạm urê: 1 ha là 250-300kg, 1 sào là 9-10kg

Lân supe: 1 ha là 350-400kg, 1 sào là 12-15 kg

Kali sunphat: 1 ha là 200-250 kg, 1 sào là 10-12kg

-         Cách bón:

Bón lót: Rải toàn bộ phân chuồng và lân + 1/3 đạm + 2/3 kali lên trên mặt luống giữa hai hàng khoai.

Bón thúc lần 1: Sau khi cây mọc cao 15-20cm: 1/3 đạm, 1/3 kali.

Bón thúc lần 2: Sau thúc lần 1: 15-20 ngày: 1/3 đạm, 1/2 kali.

Chú ý: Bón lót nhiều kali sẽ cho củ to, mẫu mã đẹp. Không bón phân chuồng tươi vì có nhiều vi khuẩn nấm bệnh làm cho mã củ không đẹp, và khoai dễ bị thối. Chỉ dùng phân chuồng hoai mục.

6.     Tưới nước:

Là một trong những yếu tố quyết định năng suất, và chất lượng khoai. Trong 60-70 ngày đầu khoai rất cần nước, thiếu nước năng suất khoai giảm, ruộng khoai lúc khô, lúc ầm làm cho củ bị nứt, giảm chất lượng củ.

-         Tưới rãnh: dẫn nước hoặc tát vào rãnh để thấm nước vào luống khoai. Từ khi trông đến khi khoai 60-70 ngày thường có 3 lần tưới nước, tưới đủ ẩm không để đọng nước trong ruộng khoai. Tưới phải kết hợp với xới xáo, làm cỏ, bón phân thúc.

+ Tưới lần 1: khi khoai mọc cao khoảng 20-25 cm, đất khô thì tưới nước, đất cát pha cho ngập ½ luống, mỗi lần chỉ cho vào 3-4 rãnh, khi đủ nước thì cho tiếp vào 3-4 rãnh khác, lấp đầy rãnh củ, tháo đầu rãnh mới để nước thêm đều vào luống; với đất thịt nhẹ cho ngập 1/3 luống, cho nước vào cùng 1 lúc nhiều rãnh hơn.

+ Tưới lần 2: khoảng 2-3 tuần sau lần 1, đất cát pha cho nước ngập 2/3 luống, đất thịt nhẹ cho ngập ½ luống làm như lần 1.

+ Tưới lần 3: khi đất khô, khoảng 2-3 tuần sau lần 2, làm như lần 2.

-         Tưới gánh: Không tưới nước trực tiếp vào gốc khoai mà tưới xung quanh gốc. khi kết hợp tưới với phân đạm và kali phải chú ý lượng phân hòa với nước,thùng 10-12 lít chỉ pha 1 nắm nhỏ là vừa. Không kết hợp tưới nước với phân chuồng vì có nhiều nấm gây thối củ.

Chú ý: Trước khi thu hoạch khoảng 2 tuần, không tưới nước, cần đất khô ráo, tuyệt đối tránh để nước vào ruộng nếu mưa phải tháo kiệt nước kịp thời.

7.     Chăm sóc:

-         Chăm sóc đợt 1: Khi cây mọc lên khỏi mặt đất 7-10 ngày, cao khoảng 15-20 cm thì xới nhẹ, làm sạch cỏ, bón thúc đợt 1 rồi vun luống, khi bón thúc thì bón vào mép luống hoặc giữa 2 khóm khoai, không bón trực tiếp vào gốc cây làm cây chết. kết hợp tỉa cây để lại 2-3 mầm chính.

-         Chăm sóc đợt 2: Cách đợt 1 từ 15-20 ngày khi đã qua tưới nước lần 2 thì tiến hành xới nhẹ, làm cỏ và vun luống lần cuối, lấy đất ở rãnh vun cho luống to và cao, dày cố định luôn, vun luống không đủ đất sẽ làm vỏ củ bị xanh hoặc mọc thành cây. Vét đất ở rãnh để khi ruộng bị nước sẽ nhanh khô.

Phòng trừ sâu bệnh:

Tùy theo từng loại sâu, bệnh mà ta sử dụng các loai thuốc khác nhau.

-         Bệnh virus xoăn lùn, virus cuốn lá: dùng củ giống sạch bệnh, phun thuốc trừ rệp, nhổ bỏ cây bệnh và tiêu hủy tàn dư kkhi nhô cây bệnh không để tay tiếp xúc với cây khỏe.

-         Bệnh héo xanh: Không trồng khoai tây trên ruộng lúa vụ trước trồng các cây họ cà, không bón phân chuồng tươi, tránh dùng nước tưới nhiễm khuẩn.

-         Bênh mốc sương( Sương mai): Nên phun định kỳ 10-15 ngày/lần sau trồng 45 ngày thuốc chống sương mai bằng thuốc nội hấp như: Ridomil MZ, Score 250 ND, Alpine. Nếu có vết bệnh điển hình lần phun đầu tiên phải cộng với thuốc tiếp xúc như Zineb, mancozeb…

-         Rệp: Xuất hiện sau trồng 30-60 ngày, có thể dung thuốc Pegasus 500 EC hoặc Trebon 10 EC để phun.

IV.           Thu hoạch và bảo quản:

-         Thu hoạch sớm hơn 5-7 ngày, khi thấy lá vàng, cây rạc dần là có thể thu hoạch được, sau khi khoai được 60-70 ngày tuyệt đối không cho nước vào ruộng khoai, nếu mưa thì phải tháo kiệt nước, không cắt lá cho lơn hoặc trâu bò ăn, thu hoạch vào ngày khô ráo, trước khi thu hoạch 10 ngày nên cắt cách gốc 15-20 cm, củ sẽ không bị xây xát mà mã củ đẹp, khi thu hoạch nên phân loại ngay tại đồng ruộng, củ to và nhỏ riêng rẽ, để nhẹ nhàng cho vào sọt.

-         Bảo quản: có thể cho vào kho lạnh hoặc để tán xạ kho Bảo ôn

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Chuối Tiêu Hồng

Quy trình kỹ thuật trồng chuối tiêu hồng

Chuối tiêu hồng được Viện Nghiên cứu Rau quả nghiên cứu và tuyển chọn có chất lượng ngon, mùi thơm, màu đẹp, để lâu không bị nát

I. Đặc điểm chung

– Tính thích nghi rộng – Là cây trồng giúp cải thiện vườn tạp – Cho thu hoạch sớm – Năng suất cao ( 1buồng có trên chục nải, Mỗi buồng chuối nặng từ 25 – 40kg ) – Thích hợp trong bảo quản và vận chuyển đi xa – Giá trị thu nhập cao ( gấp 4 đến 5 lần trồng lúa và các cây hoa màu khác)

1.Giá trị dinh dưỡng: ( có trong 100g quả chín ) – 74g nước – 1.5g protid – 0.4g axit hữu cơ – 22.4g glucid (glucoza:20%,fructozo:1.5%,saccharoza:65%) – 0.8g xenluloza Cung cấp tới 100 calo ( như cam: 43calo, đu đủ:36calo, nhãn: 49 calo…)

Còn cung cấp:

– Nhiều muối khoáng ( canxi, photpho, sắt, đăc biệt: kali có gần 400mg/100g chuối ) – Các vitamin: + Caroten: 0,12mg + Vitamin B1: 0,005mg + Vitamin B2: 0,7mg + Vitamin B6 + Vitamin C,PP….. 2. Tác dụng của chuối tiêu:

– Chữa táo bón – Giảm huyết áp cao và phòng trúng gió – Tăng khả năng miễn dịch – Giúp điều trị các bệnh về tâm lý – Ngăn ngừa bệnh thiếu máu – Bệnh nóng dạ dày – Các bệnh về da

II. Kỹ thuật trồng:

1. Chuẩn bị đất:

– Thích hợp với nhiều vùng đất – Phát triển tốt trên đất phù sa, thịt nhẹ, cát pha nhiều màu – Vùng đất trũng, thoát nước kém phải lên luống cao – Đào hố : Dài 40cm, rộng 40cm, sâu 40cm – Khoảng cách giữa các hố: từ 2m – 2.5m

2. Phân bón lót cho 1 hố:

– Trung bình 1 cây chuối cần khoảng 20-25kg phân chuồng hoai mục, 0,8-1kg đạm, 1-1, 5kg lân, 2-3kg kali trong 1 năm. – Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân + 0,1kg đạm + 0,1kg kali. Bón thúc lần 1 sau khi trồng 1- 1,5 tháng, kết hợp với làm cỏ, xới xáo quanh gốc. Bón 1/2 lượng đạm và 1/3 lượng kali còn lại, cách gốc 30-40cm. – Bón thúc lần 2 sau lần 1 từ 1,5-2 tháng. Bón 1/2 lượng đạm và kali còn lại, cách gốc 1m. – Bón thúc lần 3 với lượng đạm và kali còn lại khi cây trổ buồng, bón cách gốc 1,5-2m. Nên đào 4 hốc xung quanh gốc, lấp phân sâu 7-10cm, tiến hành bón khi đất có độ ẩm 70-80%. – Khi chuối trổ buồng 15-20 ngày có thể dùng bao nylon trắng trùm kín buồng để hạn chế sâu bệnh.

3. Chọn giống:

a. Giống cây nuôi mô: Là giống được sản suất, nhân giống hoàn toàn trong phòng thí nghiệm đạt đầy đủ các tiêu chuẩn quy định

b. Giống được tách từ cây mẹ: Có chiều cao từ 70cm -1,2m, thân thẳng, sạch sâu bệnh và đã được sử lí kỹ thuật Cách trồng: – Bới hỗn hợp đất + phân trong hố – Tháo bỏ bầu túi nilon – Đặt gốc chuối vào giữa hố, vừa độ nông, sâu,cây thẳng đứng – Lấp kín đất,dùng chân giậm nhẹ – Tưới đủ nước ngay sau khi trồng – Sau khi chuối trổ hoa ra khoảng 10 đến 13 nải tiến hành bẻ bắp – Cột chống buồng chuối tránh gió, bão

4. Sâu bệnh hại chính:

– Sâu vòi voi:sâu đục thân hại chuối – Bọ nẹt: sâu ăn lá – Bọ vẽ quả: bọ trưởng thành gặm nhấm chất xanh vỏ quả, đọt chuối – Tuyến trùng: hại rễ cây – Bệnh than thư ( bệnh đốm trứng quốc ) – Bệnh chuối rụt ( chùn đọt chuối ) – Bệnh đốm lá

5. Cách phòng trừ:

a. Sâu vòi voi:

Còn gọi là. Sâu đẻ trứng vào gốc chuối,trứng nở thành sâu đục vào củ rồi lan lên thân giả,làm chận phát triển– Phòng trừ: + Cắt bỏ lá già, bẹ thối,lá khô,bẹ khô,thu gom đem đốt + Dùng đoạn cây 30-50cm áp vào gốc cây ban đêm nhử sâu lên ăn để diệt + Rắc thuốc BVTV quanh gốc chuối:Bauin 10H,Badan 4H, BAM 5H vào mùa mưa

b. Bọ vẽ quả:

– Bọ vẽ quả gặm nhấm ăn chất xanh của đọt chuối và vỏ quả non+ Phòng ngừa: Không trồng với mật độ quá dầy Vệ sinh vườn sạch sẽ,thông thoáng + Phun thuốc: Dùng Metinparation 0,01%(1/1000) để phun

c. Bọ nẹt:

Bám trên lá ăn trụi dần đến hết làm ảnh hưởng đến cây quang hợp của cây.– Phòng trừ: + Làm vệ sinh vườn,phát hiện sâu non kịp thời + Phun Vofatox 0,1%

d. Tuyến trùng:

Tuyến trùng gây hại làm thối rễ chuối– Phòng chống: + Chọn giống đạt tiêu chuẩn sạch bệnh + Xử lý đất trước khi trồng + Không nên trồng chuối nơi đất cát – Phun thuốc BVTV: + Dùng các loại thuốc trị trùng như: Bơm NB.C.P (Nemagan) một hoặc hai lần/năm

e. Bệnh chuối rụt:

Còn gọi là bệnh chùn đọt chuối, do siêu vi trùng gây bệnh.Cây bị bệnh cần đào bỏ mang ra khỏi vườn huỷ để không lây lan– Phòng ngừa: + Tuyển chọn cây giống sạch bệnh + Nên trồng bằng giống sạch bệnh + Nên trồng bằng giống nuôi cấy mô + Phòng và diệt trừ rệp (vật môi giới truyền bệnh bằng wofatox ) 0,1%, Sumithion 50ND

f. Bệnh thán thư:

Còn gọi là bệnh đốm trứng quốc. Bệnh do nấm gây ra, gây các vết chám đen trên vỏ quả làm xấu mã quả do đó không xuất khẩu được– Phòng trừ: + Vệ sinh sạch sẽ vườn + Tránh không làm xây xát quả trước khi thu hoạch 10 ngày

g. Bệnh đốm lá:

Bệnh do nấm gây ra, trên lá xuất hiện các vết đốm.Bệnh phát sinh trong các tháng mưa nhiều, nhiệt độ cao– Phòng trừ: + Vệ sinh sạch sẽ vườn thường xuyên + Phun dung dịch booc đô 1% hoặc ôits clorua đồng 0,2-1%, phun phòng từ cuối tháng 3 đến hết tháng 8, mỗi thang 1 lần

III. Thu hoạch

Sau khi trổ buồng 3,5-4 tháng, quả căng và chuyển từ màu xanh thẫm sang xanh nhạt thì tiến hành thu hoạch. Sau khi cắt buồng, bà con nên dựng vào nơi thoáng mát cho chảy bớt nhựa trong 2-3 ngày. Dùng dao, kéo sắc ra nải đem rấm bằng đất đèn hoặc lá xoan + đốt hương đen./.

Ngoài nguồn thu từ Chuối quả người trồng cây Cuối tiêu hồng còn có nguồn thu thường xuyên từ lá chuối, chồi chuối, bẹ chuối và các cây nông nghiệp chồng xen ngắn ngày khác(đậu tương, lạc, bí…vv.)

Theo Trung tâm nguyên cứu phát triển nguồn lực nông thôn Việt Nam

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Chuối

Chuối là cây trồng ít kén đất, có thể sống trong điều kiện pH= 4,5 – 8, nhưng thích hợp nhất trong khoảng 6 – 7. Chuối già hiện nay có nhiều loại: già lùn, già hương, già cui, già Nam Mỹ, tiêu hồng, …

I. Kỹ thuật trồng và chăm sóc1. Chuẩn bị đất trồng

Tùy theo địa hình cao thấp mà có thể lên liếp hoặc không. Lên liếp vào đầu hay giữa mùa nắng để đất có thời gian khô, khi mưa xuống đất bong ra là bắt đầu trồng cây được. Chuối trồng 2 hàng theo hình nanh sấu có bề ngang mặt liếp khoảng 5m. Nếu trồng 3 hàng xen kẽ thì mặt liếp rộng khoảng 7m.

2. Thời vụ trồng

Nên trồng chuối vào đầu mùa mưa để cây có đủ nước và đỡ mất công tưới, nhưng cần lưu ý cho đất thoát nước tốt. Nếu đảm bảo đủ nước tưới, có thể trồng chuối bất cứ lúc nào trong năm. Tuy nhiên, nên trồng ở những tháng có nhiệt độ thấp, ẩm độ cao để thân giả ít bị mất nước.

3. Chọn cây giống

Sử dụng cây giống sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô để trồng. Ưu điểm của loại cây giống này là đồng đều về kích cỡ, tuổi cây nên rất thuận lợi cho trồng thâm canh, áp dụng đồng bộ quy trình kỹ thuật canh tác chung cho toàn vườn; thời gian thu hoạch đồng loạt, nên thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm; có hệ thống rễ hoàn chỉnh nên cho tỷ lệ sống cao; hơn nữa đây là nguồn cây giống tương đối sạch bệnh, tương đồng về di truyền và độ thuần giống nên khả năng cho năng suất và chất lượng cao hơn.

4. Khoảng cách và mật độ trồng

Mật độ trồng thay đổi tùy theo khí hậu và đất đai, hoặc tùy theo số lượng con chuối cần chừa lại ở mỗi bụi mà quyết định khoảng cách trồng. Khoảng cách trồng giữa các hàng thường khoảng 2,0 – 2,5m và khoảng cách giữa các cây trung bình khoảng 2m.

5. Phương pháp trồng

Đào hố sâu 50 cm và rộng 40 – 50 cm, bón lót cho mỗi hố 10 – 15 kg phân hữu cơ + 200grWokozim + 100g phân NPK 18-10-10 + TE . Trộn phân với đất cho vào khoảng nửa hố, tháo bỏ bầu nylon, đặt cây chuối giống vào giữa hố trồng sao cho mặt bầu ngang bằng mặt đất, lấp đất vào đầy hố, lấp vừa quá cổ gốc chuối, ém đất chung quanh gốc, tưới đẫm.

6. Bón phân

Phân hữu cơ: gồm phân gia súc, gia cầm, tro, trấu đã hoai mục, bùn sông và bùn ao, chứa chất dinh dưỡng cao. Bón phân hữu cơ tạo môi trường tốt cho vi sinh vật có lợi hoạt động phân hủy vật chất hữu cơ tạo thành chất mùn cung cấp cho cây trồng và cải tạo đất giúp đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, không bị cằn cỗi trong quá trình canh tác. Trung bình, một cây chuối cần khoảng 10 – 15 kg phân hữu cơ /năm + 300gr Wokozim , bón vào đầu mùa mưa hàng năm, cuốc xung quanh gốc tạo thành rãnh cách gốc 1,5 – 1,7m, phân được rải đều bên trong rãnh.

Phân vô cơ:Lượng phân bón cho 1 bụi chuối trong năm đầu mới trồng:

: Đào 4 hốc xung quanh gốc, sâu 10 – 15 cm , lần 1 cách gốc 40 – 50cm, lần 2 cách gốc 50 – 70cm, lần 3 cách gốc 1m, lần 4 cách gốc 1,5 – 1,7m, bón phân vào hốc và lấp đất lại.

Lượng phân bón cho 1 bụi trong các năm tiếp theo:

: Nếu có điều kiện tưới nước thì chia đều lượng phân trên thành 3 lần bón: lần 1 sau khi thu hoạch, lần 2 sau đó 2 – 3 tháng và lần 3 sau 2 – 3 tháng tiếp theo sao cho bón phân dứt điểm trước khi trổ buồng. Trường hợp không có điều kiện tưới nước, lượng phân được chia đều cho 2 lần bón, vào đầu và cuối mùa mưa.

7. Chăm sóc

Trồng dặm: sau khi trồng khoảng 30 ngày, nếu thấy cây chết hay phát triển kém thì phải trồng dặm bằng những cây giống có chiều cao thân 20 – 30 cm.

Tỉa cây con: khi cây bắt đầu đẻ cây con tiến hành tỉa con (có thể dùng để trồng tiếp hoặc bỏ đi). Mỗi tháng kiểm tra một lần để tỉa bỏ cây con kịp thời, tránh cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, giảm sâu bệnh. Tỉa bỏ những cây yếu, cây nằm sát nhau, chừa các cây con gối nhau, mỗi bụi chỉ nên có 3 – 4 cây đang phát triển (1 cây mẹ, 2 – 3 cây con), cụ thể: bẻ bắp chuối: sau khi chuối trổ hàng hoa cuối cùng, để trổ tiếp 2 hàng hoa đực nữa thì cắt bỏ bắp. Cắt xa nải chuối 20 – 30 cm tránh vết cắt có thể bị thối, ảnh hưởng đến nải chuối.

II. Sâu bệnh gây hại

Cây chuối thường bị một số loại sâu ăn lá phá hoại như: bọ nét, châu chấu, nhiều loại bọ cánh cứng gặm vỏ, tuyến trùng phá hoại rễ, một số rệp chính hút nhựa và quả non.

Xử lý đất bằng vôi bột, phun thuốc trừ sâu bệnh hại (Thuốc trừ sâu:Tricel 48EC , Basudin, Thuốc trừ nấm bệnh: , boocdo, Zinep, Aliet,…) sau khi cây trổ buồng xong. Phun phòng trừ sâu bệnh hại quả non, bao bằng nilon trắng để tránh hiện tượng rám quả.

Bài viết được cập nhật bởi: Th.S TRẦN VĂN TUYẾN – Công ty Vinhthinh Biostadt JSC