Top 11 # Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cây Bí Xanh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Bí Xanh, Bí Sặt

Bí đao hay bí xanh, bí phấn hoặc bí trắng ( Benincasa hispida hay Cucrubita hispida) là loài thực vật thuộc họ Bầu bí dạng dây leo, trái ăn được, thường dùng nấu ăn như một loại rau.

Bản địa của bí xanh là vùng Đông Nam Á nhưng nay phổ biến trồng khắp từ Nam Á sang Đông Á. Cây bí xanh sinh trưởng trong điều kiện khí hậu ấm nhưng trái của nó thì chịu được nhiệt độ thấp, có thể để qua mùa đông mà không hư mặc dù dây bí xanh chỉ mọc năm một, đến đông thì tàn.

Bí xanh phổ biến ở Việt Nam có 2 loại bao gồm: Một loại quả nhỏ, dài, ít ruột, vỏ nhẵn dày cứng và một loại quả to, nhiều ruột, vỏ có lớp phấn sáp màu trắng.

Bí xanh (bí đao) được trồng ở hầu hết các vùng trong cả nước. Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai, tập quán canh tác của từng vùng mà người nông dân chọn lựa những giống bí xanh (bí đao) khác nhau. Các vùng trồng nhiều bí xanh: Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Hà Nội….

Bí xanh cung cấp nhiều chất xơ và không có chứa lipid, thành phần chủ yếu của trái cây này là nước. Tuy nhiên các loại vitamin và khoáng chất mà bí xanh cung cấp khá đa dạng, Trong mỗi 100g bí xanh sẽ cung cấp cho chúng ta 19 mg canxi, 12 mg phốt pho, 2.4 g glucid, 0.4 g protid, 0.4 mg sắt và nhiều loại vitamin và khoáng chất như: Vitamin A, B1, B2, B3, B9, C, E và kali, magie…

Giá trị dinh dưỡng trong 100g bí xanh (đao)

I. Điều kiện ngoại cảnh

Bí xanh là cây ưa ẩm, nhiệt độ thích hợp từ 24 – 28 ºC. Hạt có thể nảy mầm ở nhiệt độ 10 – 15 ºC, nhưng tốt nhất là 25 º C.

Thời kỳ cây con đến ra hoa cần yêu cầu độ ẩm đất 65 – 70%, thời kỳ ra hoa kết quả cần độ ẩm đất 70 – 80%. Bí xanh chịu úng kém, thời kỳ ra hoa, kết quả gặp độ ẩm lớn do mưa hoặc tưới không hợp lý sẽ gây vàng lá, rụng hoa, rụng quả.

Bí xanh yêu cầu ánh sáng ngày ngắn. Cây có thể sinh trưởng phát triển tốt ở điều kiện ánh sáng cường độ mạnh. Song để cho quả phát triển bình thường thì lại cần cường độ ánh sáng vừa phải. Ánh sáng trực xạ cường độ mạnh ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phát triển: Dễ gây rụng hoa, quả non, quả dễ bị thối rám hoặc màu sắc quả bị thay đổi sang màu xanh nhạt hoặc trắng xanh, giảm chất lượng quả.

Có thể trồng ở đất thịt vừa, hơi nặng, nhưng thích hợp trên đất thịt nhẹ và phù sa, pH thích hợp 6,5 – 8,0.

II. Biện pháp kỹ thuật

1. Giống

Hiện nay Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Việt Á có các giống bí sau:

Bí xanh cao sản VA.224 (Wax Gourd VA.224)

Là giống bí cao sản, xuất xứ Việt Nam. Giống kháng bệnh tốt, sai trái, trái dài (60-70 cm), da xanh. Trọng lượng quả trung bình 2-3.5 kg. Thời vụ trồng Đông -Xuân, Thu Đông. Thời gian thu hoạch 75-85 ngày sau gieo. Khoảng cách trồng hàng cách hàng 85-90 cm, cây cách cây 50×50 cm. Lượng giống: 1-1.2 kg/ha.

Bí sặt VA.205

Là giống bí cao sản, xuất xứ Việt Nam. Giống kháng bệnh tốt, sai trái, trái dài (60-80 cm), da xanh, hình dạng quả đẹp. Thời vụ trồng quanh năm, chính vụ Thu Đông – Đông Xuân. Thời vụ thu hoạch 75-85 ngày sau gieo. Khoảng cách trồng hàng x hàng 85-90 cm, cây cách cây 50×50 cm. Lượng giống: 0.8-1.3 kg/ha.

Bí đao xanh lai F1. VA206:

Giống kháng bệnh tốt, sai trái, trái dài (60-80 cm), da xanh, hình dạng quả đẹp. Thời vụ trồng quanh năm, chính vụ Thu Đông – Đông Xuân. Thời vụ thu hoạch 75-85 ngày sau gieo. Khoảng cách trồng hàng x hàng 85-90 cm, cây cách cây 50×50 cm. Trồng bò: 270 g/ha, trồng giàn: 540 g/ha.

2. Thời vụ

Vụ Xuân Hè: 1 – 3 dương lịch tốt nhất gieo 25/1 – 25/2

Vụ Thu Đông: Gieo hạt từ 15 tháng 8 đến 15 tháng 9

Hạt giống nên gieo trong khay bầu. Vườn ươm đặt nơi khô ráo, đủ nắng, chủ động chăm sóc và tưới tiêu.

Giá thể gieo hạt: Đất phù sa, xơ dừa, mùn mục được phối trộn với tỷ lệ: 40% đất phù sa + 45% (xơ dừa, trấu hun) + 15% (mùn mục) + (5 g Ure + 15 gam Super lân)/100 kg hỗn hợp. Giá thể này được xử lý nấm bệnh trước khi sử dụng 5-10 ngày.

Xử lý hạt giống: Ngâm trong nước sạch 4-6 giờ, đãi sạch sau đó ủ ấm, ẩm, nứt nanh rồi gieo. Gieo 1 hạt/bầu, gieo xong phủ một lớp giá thể mỏng vừa kín hạt. Tưới giữ ẩm đến khi cây mọc đều.

Chăm sóc cây con: Duy trì độ ẩm bầu 70-80% trong suốt giai đoạn cây con. Trước khi trồng cần nhúng khay bầu vào dung dịch thuốc Ridomil 68WP thời gian 2-3 phút để xử lý nấm bệnh hại rễ.

Khi cây con được 15-20 ngày (vụ Thu Đông) và 20-25 ngày (vụ Đông Xuân). Cây cao 8-10 cm, có 1-2 lá thật, thân cứng, không sâu, bệnh hại tiến hành trồng ra vườn hoặc đồng ruộng.

Làm đất, lên luống, bón phân: Luống rộng 1,8-2,0 m, rãnh luống rộng khoảng 25-30 cm. Mật độ trồng 25.000 cây/ha, khoảng cách trồng (85-90 x 50 cm).

Trồng thả bò: Luống rộng 3,5-4,0 m, cao 25-30 cm. Mật độ trồng 19.000 cây/ha.

Sau trồng cần tưới nhẹ đảm bảo đủ ẩm cho cây mau bén rễ hồi xanh. Duy trì độ ẩm cho cây sinh trưởng phát triển bình thường. Thời kỳ cây ra hoa, đậu quả nên tưới thấm, đảm bảo đủ nước cho cây phát triển bình thường. Sau mưa cần khẩn trương rút hết nước trong rãnh, không để ngập úng.

5. Phân bón

Khi sử dụng phân bón và hoá chất phải tuân theo hướng dẫn ghi trên nhãn mác hoặc qua tư vấn của cơ quan chuyên môn.

Liều lượng phân bón cho 1 ha:

Vụ Đông Xuân: 5 tấn hữu cơ + 140 kg N+100 kg P0 + 144 kg K0, tương đương 5 tấn hữu cơ + 300 kg đạm urê + 600 kg lân supe + 240 kg Kali clorua.

Vụ Thu Đông: 5 tấn hữu cơ + 120 kg N+100 kg P0 + 144 kg K0, tương đương 5 tấn hữu cơ + 260 kg đạm urê +600 kg lân supe + 240 kg Kali clorua.

Sử dụng loại phân hỗn NPK: Bón 5 tấn phân hữu cơ + 700 kg loại phân NKP 13:13:13 – TE + 50 kg đạm urê/1 ha hoặc dùng 600 kg NPK 16:16: 8 + 50 kg đạm urê/1 ha.

Cách bón:

Bón lót: Đánh rạch hoặc bổ hốc và bón toàn bộ phân hữu cơ, phân lân, được đảo đều với đất, lấp đất trước khi trồng 2 – 3 ngày.

Bón thúc lần 1: Sau trồng 10-12 ngày, kết hợp với vun xới đợt 1.

Bón thúc lần 2: Sau trồng 25-30 ngày, kết hợp với vun đợt 2.

Bón thúc lần 3: Khi cây ra hoa và đậu quả rộ.

Trong trường hợp cây sinh trưởng phát triển kém, cần bổ sung bằng phân tổng hợp NPK 16:16:8 pha loãng nồng độ 5% tưới vào giữa luống.

6. Chăm sóc

Tưới nước: Sau trồng cần tưới nhẹ đảm bảo đủ ẩm cho cây mau bén rễ hồi xanh. Duy trì độ ẩm cho cây sinh trưởng phát triển bình thường. Thời kỳ cây ra hoa, đậu quả nên tưới thấm, đảm bảo đủ nước cho cây phát triển bình thường. Sau mưa cần khẩn trương rút hết nước trong rãnh, không để ngập úng.

Trồng thả bò, sau vun xới đợt 2, phủ rơm, rạ trên mặt luống để cho cây bí bò, bám và quả nằm trên rơm/rạ.

Tỉa cành, định quả: Vụ xuân, sau trồng 20 – 25 ngày tiến hành bấm nhánh. bấm toàn bộ nhánh chỉ để 1 thân chính. Mật độ 2,5 vạn cây/ha có thể để 1 chính: 1 thân phụ

Vụ Thu Đông, mật độ 2,5 vạn cây/ha để 1 thân chính, mật độ 1,9 vạn cây/ha để 1 thân chính và 1-2 thân phụ.

7. Phòng trừ sâu bệnh

Áp dụng các biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế thấp nhất việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật như: Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ, cày đất sớm để trừ các trứng, nhộng, sâu non trong đất, luân canh với cây lúa nước.

Tập trung phòng trừ ở thời kỳ cây con để hạn chế thấp nhất sự phát sinh sâu bệnh trong thời gian thu quả.

Người sản xuất phải nắm vững kỹ thuật sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng, đặc biệt tuân thủ nghiêm ngặt nồng độ, thời gian cách ly của từng loại thuốc theo sự hướng dẫn của đơn vị sản xuất thuốc ghi trên bao bì

Một số sâu bệnh hại chính và cách phòng trừ.

1) Ruồi đục lá (Liriomyza sativae) Sâu non nằm giữa 2 lớp biểu bì ăn phần diệp lục để lại đường đục ngoằn nghèo trên lá. Thường có mật độ cao ở thời kỳ cây ra hoa rộ-quả, vào tháng 3-5 và 9-11 trong năm.

2) Sâu ăn lá dưa Diaphania indica: thường có mật độ cao khi cây sinh trưởng tốt sau trồng 25-30 ngày, chúng hại búp, lá non. Gây hại chính ở vụ Xuân Hè và Thu Đông sớm.

3) Rệp Aphis craccivora Koch: Chúng thường xuất hiện trong điều kiện thời tiết khô hanh, hạn hán. Mật độ thường tăng rất nhanh do chúng đẻ ra con, trong năm thường gây hại nặng vào các tháng 3-5 và 9-11 trong năm.

4) Bọ trĩ (Thrip spp.) Bọ trĩ chích hút dịch ở lá, ngọn, thân non làm lá bị xoăn, cứng và giòn. Trong năm chúng thường có mật độ cao vào các tháng 3-5 (vụ Xuân Hè) và tháng 9-11 (vụ Thu Đông).

Phòng trừ sâu hại: Áp dụng các biện pháp canh tác, thủ công, sinh học. Theo dõi phát hiện sớm, khi cần phun các loại thuốc: Elincol 12 ME, Vertimex 1.8EC; Sherpa 25EC, Trebon 30EC (trừ sâu ăn lá), Confidor 100SL, Oshin 20WP, Elsin 10EC (trừ các loại chích hút), …

5) Bệnh héo xanh vi khuẩn Pseudomonas solanacearum Smith: Gây hại ở tất cả các thời kỳ của cây nhưng nghiêm trọng nhất là thời kỳ hoa – quả và bệnh phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 25-30 ºC. Bó mạch thâm nâu, cây không hút được nước, héo và chết.

6) Bệnh giả sương mai: Pseudoperonospora cubensis: Bệnh phát sinh nặng trong điều kiện nhiệt độ dưới 20 ºC ẩm độ không khí cao. Gây hại cả thân, lá và thường gây hại nặng trên bí xanh, bí sặt vụ Thu Đông và Xuân Hè sớm.

7) Bệnh phấn trắng ( Erysiphe sp):Bệnh phấn trắng gây hại cả 2 mặt lá, nhưng thường phát sinh gây hại mạnh ở mặt trên. Nấm bệnh tồn tại trong hạt giống tàn dư cây bệnh và lan truyền theo gió.

8) Bệnh khảm lá (Cucumber mosais virus): Do virus gây hại, nếu bị bệnh từ khi cây còn nhỏ, cây còi cọc lá xoăn nhỏ và thường không ra quả. Bệnh do côn trùng chích hút truyền bệnh chủ yếu là rệp, bọ trĩ, lây từ cây bệnh sang cây khoẻ. Phải trừ môi giới truyền bệnh.

Phòng trừ bệnh hại: Xử lý hạt giống, chọn giống kháng, dọn sạch tàn dư cây bệnh tiêu hủy. Khi cần thiết phải phun thuốc:- Phòng trừ bệnh héo xanh: Phun hoặc tưới gốc định kỳ bằng thuốc Funguran-OH 50WP, hoặc các thuốc gốc đồng để ngừa bệnh, Exin 4.5 HP (Phytoxin VS), Bactocide,…

Các thuốc trừ bệnh sương mai, phấn trắng: Juliet 80 WP, Vicarben-S 70 BTN, Daconil 500SC, Đồng oxyclorua (Vidoc) 80 BTN, Aliette 80WP, Ridomil Gold 68WP, Tilt Super 300EC, Bellkute 40WP. Ensino 40 SC, Binhnomyl 50WP, Manage 5WP,…

8. Thu hoạch

Thu hoạch: Thu hoạch đúng lúc, đúng lứa quả, thu hoạch khi thời tiết thuận lợi nhất, hạn chế xây sát quả và nhiễm bẩn sản phẩm.

Rửa, sơ chế, phân loại và đóng gói sản phẩm: Phải sử dụng các nguồn nước sạch để rửa sản phẩm nếu cần. Cần phân loại sản phẩm để đảm bảo độ đồng đều về kích cỡ, màu sắc, độ chín của quả.Việc đóng gói sản phẩm bí xanh phải được tiến hành trong nhà xưởng được thiết kế phù hợp. Bao bì đóng gói phải được làm từ các vật liệu phù hợp, không độc hại và được kiểm tra đảm bảo không gây nhiễm bẩn sản phẩm.

Bảo quản sản phẩm trước khi tiêu thụ: Sản phẩm bí xanh được bảo quản trong các kho chuyên dụng, được thiết kế phù hợp và không gần các nguồn có nguy cơ nhiễm bẩn do hóa chất, vi sinh vật và các yếu tố độc hại khác.

Cần bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ và ẩm độ thích hợp nhất để hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật và các chất độc hại và kéo dài thời gian bảo quản.

Quy Trình Kĩ Thuật Trồng Bí Xanh

10/03/2017

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT Á

Địa chỉ: 227 Ngô Xuân Quảng- TT Trâu Qùy- Gia Lâm- Hà Nội

Tel : 043 8760284- 0988286997 – 0904565955

Email: Vietaseed@gmail.com- Website: chúng tôi

QUY TRÌNH KĨ THUẬT SẢN XUẤT BÍ XANH AN TOÀN

I.ĐẶC ĐIỂM Cây bí xanh có tên khoa học là Benicasa cerifera Savi còn gọi là bí đao, bí phấn ,bí trắng. Qủa dùng làm thực phẩm nấu ăn rất ngon, mát. Ngoài ra bí xanh còn là nguyên liệu tốt cho công nghiệp bánh kẹo (làm mứt, nhân bánh ăn rất ngon).Do có lớp vỏ dày cứng nên bí xanh có thể bảo quản lâu, vận chuyển tốt, là loại rau dự trữ giáp vụ và dùng cho những vùng thiêú rau. Bí xanh là loại rau cho hiệu quả kinh tế cao.Bí xanh có nhiều loại : Bí Đá, Bí Bộp, Bí Đao chanh… Một số giống bí xanh Viện cây lương thực và cây thực phẩm mới chọn lọc: 1. Giống Bí xanh số1(Bí đá số 1): Giống có thời gian sinh trưởng 95-105 ngày, sinh trưởng, phát triển khoẻ, có năng suất cao 1,3-1,6 tấn/sào Bắc Bộ/vụ tương đương với 42-45 tấn/ha/vụ. Quả có chất lượng cao: Dài 50-60 cm, vỏ xanh đậm, khi già có phủ một lớp phấn trắng, đặc, ít hạt, cùi dày có màu phớt xanh, nặng 2,5 – 3,0 kg/quả, cho hiệu quả kinh tế cao. Vốn đầu tư ít từ 12-15 triệu đồng/ha. Giá bình quân 1.000 – 1.500 đồng/kg, mỗi ha cho thu nhập 45-60 triệu đồng/vụ. Lãi thuần đạt 30-35 triệu đồng/ha/vụ.2. Giống bí xanh Số 2 : là giống mới chọn lọc ra có thời gian sinh trưởng 100-120 ngày ở vụ Xuân hè, 95-110 ngày ở vụ Thu đông; sinh trưởng phát triển khoẻ, chịu rét khá; năng suất cao: 45-55tấn/ha ( vụ xuân hè) 40-50tấn/ha (vụ thu đông). Qủa có dạng hình đẹp vỏ xanh đen, hình thon dài ; dài 60-70cm, có khối lượng bình quân 2,5-3,5chất lượng tốt, ít hat. Cùi (cơm) dày, chắc, màu phớt xanh rất hấp dẫn người tiêu dùng. Đặc biệt quả rất lâu lên phấn( lâu già), có thể bán ở giai đoạn non đén tận khi trưởng thành ( từ 25-50, 60 ngày tuổi không bị chua, ẩnh hưởng đến chất lượng. Giống được đã trồng thử nghiệm tại một số tỉnh Đồng bằng Sông Hồng, cho hiệu quả kinh tế cao: Vốn đầu tư ít từ 15-18 triệu đồng/ha. Giá bình quân 2000 – 3.000 đồng/kg, mỗi ha cho thu nhập 65-70 triệu đồng/vụ. Lãi thuần đạt 35-50 triệu đồng/ha/vụ, được các địa phương nhiệt liệt hoan nghênh.Nhược điểm: Tuy nhiên là cây giao phấn nên giống dễ bị lai tạp làm giảm chất lượng giống.

II. NGUỒN GỐC, ĐẶC TÍNH SINH VẬT HỌC CỦA CÂY BÍ XANH Bí xanh có nguồn gốc từ Ấn độ là khu vực nắng nhiều, nhiệt độ và độ ẩm cao. Nhiệt độ thích hợp cho cây bí xanh sinh trưởng phát triển tốt là 24-28°C. Mặc dù vậy hạt bí xanh có thể nảy mầm ở nhiệt độ 13-15°C, nhưng tốt nhất là 25-26°C. Ở giai đoạn cây con (vườn ươm) yêu cầu nhiệt độ thấp hơn khoảng 20-22°C . Song ở giai đoạn ra hoa, kết quả cần nhiệt độ cao hơn: 25-30°C. Bí xanh yêu cầu ánh sáng ngày ngắn. Cây có thể sinh trưởng phát triển tốt ở điều kiện ánh sáng cường độ mạnh . Song để cho quả phát triển bình thường thì lại cần cường độ ánh sáng giảm (vừa phải ). Ánh sáng trực xạ cừơng độ mạnh ảnh hưởng xấu đên sinh trưởng phát triển của quả , dễ gây rụng hoa, quả non, quả dễ bị thối rám hoạc màu sắc quả bị thay đổi sang màu xanh nhạt hoạc trắng xanh ,không hấp dẫn, giảm chất lượng quả. Vì vậy ta phải chăm sóc cho tốt để hệ rễ, thân, lá sinh trưởng phát triển tốt và làm giàn cho bí xanh hạn chế tác dụng xấu hiện tượng trên, nhằm tăng năng súât và khả năng bảo quản quả, nâng cao hiệu quả sản xuất bí xanh. Bí xanh chịu hạn khá nhờ hệ rễ khá phát triển. Tuy nhiên trong mỗi thời kì sinh trưởng nên tưới tiêu hợp lí, đảm bảo đủ độ ẩm cho cây thì sẽ thu được năng suất cao, chất lượng tốt.Thời kì cây con đến lúc ra hoa đầu bí xanh cần độ ẩm đất 65-70%, thời kì đậu quả đến lúc quả to đẫy bí xanh cần nhiều độ ẩm đất hơn : 70-80% .Vì lúc này khối lượng thân lá lớn.Tuy nhiên không được để bí xanh bị úng ngập, nhất là thời kì phát dục ra hoa kết quả sẽ gây vàng lá , rụng hoa ,quả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Bí xanh có thể trồng ở đất thịt vừa, hơi nặng nhưng tốt nhất là đất thịt nhẹ, đất phù sa ven sông, pH thích hợp 6,5-7,5.

III KĨ THUẬT GIEO TRỒNG 1.Thời vụ : Có 2 vụ gieo trồng chính : Đối với giống Bí xanh số 1: Vụ Đông Xuân: Gieo hạt từ 5/1 – 10/2 : Gieo hạt từ 15/8-25/9Đối với giống Bí xanh số 2 Vụ Đông Xuân : Gieo hạt từ 1/12 – 5/2 : Gieo hạt từ 1/8-25/9 2. Gieo hạt Hạt nên được ngâm 6-8 tiếng đồng hồ trong nước sạch. Sau đó vớt ra rửa sạch đem ủ cho nứt nanh mới đem gieo. Sử dụng các nền giá thể thích hợp để gieo hạt giống vào khay nhựa, xốp hoặc bầu, với kích thước thích hợp đảm bảo nền giá thể sạch bệnh đủ dinh dưỡng để bí xanh sinh trưởng, phát triển tốt, cây con khoẻ mạnh. Sử dụng hỗn hợp giá thể sau: Đất bột (đất sa hoặc đất bùn ải phơi khô đập nhỏ) + mùn mục (hoặc phân chuồng hoai mục) + trấu hun theo tỷ lệ 1:0,7 :0,3 được xử lý bằng vôi bột 10 kg + 1,0 kg thuốc Basudin + 1,0 kg Zineb + 1,0kg Urea + 1,5 kg lân + 1,5 kg Kali/1000 kg hỗn hợp. Hỗn hợp trên được chuẩn bị 10-15 ngày trước khi sử dụng.Định mức hạt: Lượng hạt cần dùng cho 1ha bí xanh 1,0-1,2kg (cả dự phòng). Gieo hạt vào các khay, bầu, mỗi ô của khay hoạc mỗi bầu gieo 1 hạt. Gieo xong phủ một lớp mỏng hỗn hợp đất mùn nói trên vừa kín hạt. Sau đó phủ một lớp trấu mục mỏng, tưới đều 5-7 ngày cho đến khi hạt mọc đều.+ Tuổi cây con: 10-15 ngày( nhú lá thật đầu tiên) đem trồng là tốt nhất.3.Làm đất Bí xanh có thể làm giàn hoặc không cần làm giàn. Nên làm giàn ở Vụ Xuân Hè nhất là với giống bí xanh Số 1 và Số 2 thì lên luống rộng 1,8-2,0m ( cả rãnh luống). Khoảng cách trồng ( hàng x cây) = (85-90 x 50) cm, hàng cách hàng 85-90cm, cây cách cây 50cm. Nếu không làm giàn (thường vào vụ Thu Đông), để cây bò trên mặt luống thì lên luống rộng 3,6-4,2m trồng 2 hàng / luống. Khoảng cách trồng (hàng x cây) = (2,5-3,0)m x (0,40-0,45)m

4. Phân bón Lượng phân bón cho 1ha như sau:Phân chuồng: 20-30 tấn ( 800-1100kg/sào Bắc bộ).Đạm Urê : 320kg-360kg(12-14kg/sào Bắc bộ).Lân super: 400-420kg (15-16kg/sào Bắc bộ). Kali: 250-280kg (8-10kg/sào Bắc bộ).Bón lót :Toàn bộ phân chuồng + lân + 1/4 đạm + 1/4 kali.Thúc lần 1: Khi cây bắt đầu ngả ngọn bò hoặc lúc bắt đầu leo lên giàn ( sau khi mọc 30-35 ngày).Bón 1/4 đạm + 1/4 kali .Thúc lần 2: sau khi cây đậu quả rộ ( sau đợt 1: 15-25 ngày). Số phân còn lại hoà với nước lã hoặc nước phân chuồng hoai mục pha loãng tưới cho cây.Có thể tưới bổ sung NPK 16:16:8 pha loãng nồng độ 5% nếu thấy cây sinh trưởng phát triển kém.

5. Tưới tiêu Ở giai đoạn đầu sau trồng cần tưới nhẹ thường xuyên cho cây mau bén rễ hồi xanh, đảm bảo đủ độ ẩm cho cây sinh trưởng phát triển tốt.Thời kì ra hoa kết quả bí xanh cần nhiều nước,cần tưới đủ nước cho cây sinh trưởng phát triển bình thường. Nếu thiếu nước cây sinh trưởng phát triển kém, sâu bệnh phát triển gây thiệt hại năng suất .Nếu bị mưa ngập cần tháo hết nước ngay vì bí xanh không chịu ngập úng. 6. Các biện pháp chăm sóc khác Vun lần 1 kết hợp với bón thúc lần 1; Vun lần 2 kết hợpvới bón thúc lần 2.Bí xanh cần tỉa hết 2-3 nhánh cách gốc 1-1,2m; chỉ để lại 2-3 nhánh sau đó. Nếu thu bí non thì mỗi nhánh có thể để 2-3 quả, nếu để thu bí già thì mỗi nhánh chỉ nên để 1 quả. Sau đó bấm ngọn cho nuôi quả tập trung.Nếu để bí bò khi cây dài 60-70cm có thể dùng đất chặn ngang đốt để cho bí ra rễ bất định.tăng khả năng hút chất dinh dưỡng của cây.7. Phòng trừ sâu bệnh Bí xanh thờng bị sâu xanh, rệp bọ phấn phá hoại.khi này sử dụng Sherpa 0,1-0,15%, Đípterex 0,2% phun cho cây; bí xanh còn bị bệnh sương mai phá hoại, dùng Kasuran, Ridomil 0.2-0,3% phun cho cây.Bệnh phấn trắng dùng Bayleton 0.1% phun cho cây. 8. Thu hoạch Qủa 50-60 ngày tuổi là thu hoạch được .Bí non có thể thu ở giai đoạn 25-35 ngày tuổi (sau khi đậu) Qủa thu nhẹ nhàng vào sáng sớm tránh bị xây xát. Qủa già thu về có thể xếp thành hàng , lớp để nơi thoáng mát bảo quản.Có thể bảo quản trên 30 ngày không ảnh hưởng lớn đến chất lượng.

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Bí Đỏ

1 Đặc điểm: Cây bí đỏ Tên khoa học: Cucurbita pepo Cucurbita moschata Họ bầu bí: Cucurbitaceae. Bí đỏ có nguồn gốc Trung Mỹ, gồm 25 loài.

– Sản phẩm sử dụng chính là quả giàu vitamin A, chứa 85 – 91% nước, chất đạm 0,8 – 2 g, chất béo 0,1 – 0,5 g, chất bột đường 3,3 – 11 g, cho năng lượng 85 -170 kJ/100 g. Ngoài ra, hoa, lá và đọt non cũng được dùng làm rau ăn.

– Không cần trồng giàn, không cần nhiều công như trồng nhiều cây khác, đầu tư thấp hơn những cây khác.

2 Đặc tính sinh học:

– Cây bí đỏ có hệ thống rễ phát triển mạnh, rễ chính ăn sâu và rễ phụ ăn lan rộng nên khả năng chịu hạn tốt. Cây có khả năng phát triển trên đất hơi phèn hoặc đất mặn.

– Bí đỏ thích nghi rộng với điều kiện vùng nhiệt đới, bí có thể trồng ở đồng bằng cho đến cao nguyên có cao độ 1.500 m. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển từ 18 – 27 0 C. Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện cường độ chiếu sáng mạnh, có khả năng chịu hạn khá nhưng nếu khô hạn quá dễ bị rụng hoa và trái non.

– Nhiệt độ và độ dài ngày đều có ảnh hưởng đến sự hình thành tỉ lệ hoa đực và cái trên cây. Ngày dài và nhiệt độ cao thích hợp cho cây ra nhiều hoa đực.

– Cây bí đỏ không kén đất nhưng đòi hỏi phải thoát nước tốt, vì cây chịu úng kém nhưng chịu khô hạn tốt, ẩm độ cao không thích hợp cho cây phát triển vì dễ phát sinh bệnh trên lá.

– Năng suất bí đỏ tuỳ thuộc vào từng loại giống: Bí đỏ Nhật từ 350-400 kg/ sào; Bí đỏ Trung Quốc từ 900-1200 kg/ sào; Bí đỏ 2 mũi tên từ 600-900 kg/ sào.

3 Kỹ thuật canh tác:

a) Thời vụ: Có thể trồng được quanh năm. Vụ Đông gieo từ cuối tháng 9, đầu tháng 10 để cho quả vào tháng 11, 12.

Để tranh thủ thời vụ khi bí đỏ có lá thật rạch lúa đặt luồn bầu bí theo khoảng cách hàng cách hàng; cây cách cây theo quy trình bí bò. Sau khi lúa mùa được gặt tiến hành bón phân và ấp đất, che phủ gốc.

b) Mật độ khoảng cách: Bí đỏ rất dễ trồng không kén đất, có thể trồng trên đất bờ hoặc đất ruộng sau mùa lúa. Luống rộng 3,0 – 3,5 m (trồng 1 hàng), hoặc 4,5 – 5,0 m (trồng 2 hàng), cây cách cây trên hàng 45 – 50 cm (tùy theo giống), mật độ 8.000 cây/ha (300 cây/ sào bắc bộ).

c) Giống sử dụng: Có thể sử dụng các giống bí đỏ: Bí đỏ lai F1 Koshi, Bí đỏ lai F1 Goldstar 998, Bí đỏ Nhật Bản, F1-125, F1 979, Bí đỏ cô tiên…Lượng giống cần cho 1 ha là 600 – 800g ( 20-30 gam/ sào, tùy theo giống và độ nẩy mầm của hạt). Cách vào bầu giống như bí xanh, cây con đem trồng có 1 – 2 lá thật.

d) Lượng phân và cách bón:

* Lượng phân bón cho 1 sào (360m2): Phân chuồng: 3 – 5 tạ, Supe lân 10 – 15 kg, Đạm Urê 4 – 5 kg, Kaliclorua 5 – 6 kg.

* Cách bón: Bón lót: Bón 2/3 phân chuồng + toàn bộ lân.

– Bón thúc lần 1: Thời kỳ cây dài khoảng 40-50cm, bón khoảng 1-2kg phân urê + 1 – 2kg Kali pha loãng tưới rộng xung quanh gốc, nếu tưới bằng phân chuồng ngâm thì xới đất xong hãy bón.

– Bón thúc lần 2: Thời kỳ ra nụ, ra hoa, tập trung bón đợt này để cây kết quả nhiều hơn, quả to và chắc. Bón 2-3 kg urê + 2 – 3 kg kali + số phân chuồng hoai mục còn lại, rải phân quanh gốc (cách gốc 20-25cm) rồi lấy cuốc xáo đất ở rãnh và mép luống vun lấp phân đi, sau đó 2 – 3 hôm thì tưới nước.

đ ) Chăm sóc:

– Sau khi gieo 7 ngày, kiểm tra ruộng và trồng dặm những cây chết vào buổi chiều mát, trồng xong tưới nước ngay để tránh cây bị héo.

– Khi bí đỏ bò dài trên dưới 1m thì dùng đất chặn đốt, cứ 2-3 đốt lại chặn 1 đốt để bí ra thêm rễ phụ, tăng thêm khả năng tìm kiếm thức ăn nuôi cây, đồng thời để cây bí bám chắc không bị giập dây, hại hoa quả sau này, kết hợp bấm ngọn để bí ra nhiều nhánh. Mỗi cây chỉ để 2 – 4 nhánh. Hoa đực ở bí đỏ nhiều gấp 20 lần hoa cái nên khi hoa cái đã thụ phấn phải ngắt bớt hoa đực trên cành, tỉa bỏ những cành con kém phát triển, tỉa bỏ những đám lá già và lá mọc trùm lấp, chen chúc nhau cho thoáng để ong bướm dễ tìm hoa, tăng tỷ lệ đậu quả lên rất nhiều.

– Sửa dây cho dây bí phân bố đều không chồng lấp lên nhau cho ruộng bí thông thoáng, đậu trái tốt.

– Thụ phấn bổ sung: Vào mùa mưa, trời âm u, ít nắng hoặc dây phát triển quá mạnh làm hạn chế sự đậu trái, ta có thể thụ phấn bổ sung giúp bí đậu trái tốt bằng cách sau: Khoảng 7 – 9 giờ sáng, hái những hoa bí đực mới nở úp vào những nụ bí cái mới nở để giúp hoa tăng cường thụ phấn.

– Cần phải lót rơm rạ để tránh quả tiếp xúc trực tiếp với đất. Làm cỏ kết hợp với các lần bón phân.

4) Phòng trừ sâu bệnh:

Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM để phòng trừ dịch hại như: luân canh cây trồng hợp lý, sử dụng giống tốt, sạch bệnh… Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm sâu bệnh để phòng trừ đúng thời điểm; phun kép lại lần 2 sau lần 1 từ 3 – 5 ngày nếu sâu bệnh còn tiếp tục phát triển. Sử dụng thuốc BVTV theo hướng dẫn của Chi cục Trồng trọt và BVTV ở từng thời điểm cụ thể, theo nguyên tắc “4 đúng” và đảm bảo thời gian cách ly của thuốc. Ngay trước và sau phun trừ bệnh 7 ngày không bón đạm. Một số dịch hại chính:

Sâu xanh: Sâu non ăn lá, mật độ cao có thể cắn trụi lá chỉ chừa lại gân lá, ngoài ra chúng còn gặm ăn vỏ trái non làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng. Sâu gây hại trong suốt vụ thường hại nặng vào giai đoạn cây con – hình thành quả.

– Biện pháp phòng trừ:

+ Ngắt bỏ lá bị sâu hại nặng; bắt giết sâu non.

+ Xử lý thuốc khi mật độ: ≥ 0,5 con/cây đối với cây con đến bò lan; ≥ 1,5 con/cây đối với cây từ bò lan trở đi. Sử dụng một số loại thuốc: Reasgant 3.6EC; Catex 1.8 EC, 3.6 EC; Pesieu 500SC; Pegasus 500SC; Dibaroten 5WP; Anisaf SH-01 2SL; Angun 5WG, Dylan 2EC; Bemab 40WG; 52WG; Rholam super 100WG; Sokupi 0.36AS… Dùng thuốc khi sâu còn nhỏ (1 – 2 tuổi)

Rệp, bọ trĩ, bọ phấn: Trưởng thành và bọ non trích hút nhựa ở lá, ngọn, hoa. Khi mật độ cao làm lá vàng, sinh trưởng phát triển kém, hoa bị rụng, quả bị còi cọc.

– Biện pháp phòng trừ:

+ Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại ven bờ, trong luống; tỉa bỏ lá già, lá gốc tạo ruộng thông thoáng.

+ Chăm sóc cây sinh trưởng tốt, đảm bảo đủ nước đặc biệt trong thời kỳ cây con.

+ Xử lý thuốc khi tỷ lệ hại ≥ 10% số lá (số ngọn) cấp 1-2. Sử dụng một số loại thuốc: Soka 25EC; Takare 2EC; Trigard 100SL; Rholam Super 12EC; Eska 250EC; TP- Thần Điền 78SL; Oshin 20WP; Dantotsu 50WG; Elsin 600WP; Radiant 60SC… Lưu ý: Phun khi ấu trùng ở tuổi nhỏ để đảm bảo hiệu quả cao.

Dòi đục lá: Ấu trùng ăn nhu mô của lá tạo thành các đường ngoằn ngèo phía dưới lớp biểu bì mặt trên của lá. Ở phía cuối đường đục này thường có một con ấu trùng dài khoảng 2-3 mm. Nếu bị hại nặng những đường đục này sẽ dầy đặc tạo thành những đám lớn, làm cho lá mất diệp lục, khô héo dần, ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng quang hợp. Cây bị còi cọc, năng suất thấp.

– Biện pháp phòng trừ:

+ Cắt bỏ những lá đã bị dòi đục quá nặng.

+ Dùng màng phủ nông nghiệp (vải nilon) che luống để không thuận lợi cho nhộng của dòi phát triển.

+ Xử lý thuốc khi tỷ lệ lá bị hại ≥ 10%. Sử dụng một số loại thuốc: Trigard 100SL; Oshin 20WP; Eska 250EC; Bemab 40WG; 52WG; Soka 25EC; Aramectin 250EC …

Bệnh giả sương mai: Bệnh hại lá là chính. Trên lá vết bệnh lúc đầu chỉ là những chấm nhỏ không màu hoặc màu xanh nhạt sau đó chuyển sang màu vàng đến nâu nhạt, hình tròn, đa giác hoặc hình bất định. Vết bệnh thường nằm rải rác trên các lá hoặc nằm dọc các gân lá, vết bệnh có góc cạnh không định hình. Mặt dưới chỗ vết bệnh thường hình thành một lớp nấm mốc trắng xám. Lá bị bệnh khô vàng và rụng, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Cây bị bệnh nặng cho trái nhỏ.

– Biện pháp phòng trừ:

+ Vệ sinh đồng ruộng: Thu dọn tàn dư, cỏ dại; tỉa bỏ lá già, lá bệnh nặng.

+ Phun thuốc kịp thời ngay sau khi chớm xuất hiện bệnh hoặc phun phòng trước và ngay sau các đợt gió mùa đông bắc. Sử dụng luân phiên một số thuốc: Kanras 72WP; Revus opti 440SC; Antracol 70WP; Dupont Equation 52.5WG; Cabrio Top 600WG; Gekko 20SC; Bionite WP; Stop 15WP; Daconil 500SC; Vidoc 80WP; Copforce Blue 51WP; Ranman 10SC; Stifano 5.5SL; Diboxylin 4SL; 8SL ….

Bệnh phấn trắng: Ban đầu trên lá bệnh xuất hiện những chòm nhỏ mất màu xanh hóa vàng dần, bao phủ một lớp nấm trắng xám dày đặc như bột phấn sau đó bao phủ hết cả phiến lá. Lá bệnh chuyển dần từ màu xanh sang vàng, lá khô cháy và dễ rụng. Bệnh nặng lớp phấn trắng xuất hiện trên cả thân, cành, hoa làm hoa khô rụng và chết.

– Biện pháp phòng trừ:

+ Dọn sạch cỏ dại ven bờ, trong luống, tạo ruộng thông thoáng, chăm sóc để cây phát triển tốt hạn chế bệnh phát triển. Tỉa bỏ lá già, lá bị bệnh nặng đem tiêu hủy ở xa nơi trồng.

+ Phun thuốc kịp thời ngay sau khi chớm xuất hiện bệnh. Sử dụng một số loại thuốc: Mataxyl 500WG; Thumb 0.5SL; Map Green 3SL; 6SL;10SL; Senly 2.1SL; Dofine 0.5SL; Ellestar 3SL; 10WP; Bionite WP; PN -Linhcide 1.2EW; Daconil 75WP; Viroxyl 58WP; Sat 4SL; Manage 5WP; Cosmos 2SL; Bellkute 40WP; Aliette 800WG, Score 250 EC…

Bệnh héo xanh: Bệnh gây hại trên nhiều cây trồng họ bầu bí, họ cà, họ đậu đỗ … Đầu tiên cây đang sinh trưởng bình thường thì lá non, ngọn đột ngột bị héo rũ trong khi các lá khác vẫn còn xanh. Ban ngày khi trời nắng cây héo, ban đêm có thể cây xanh lại, sau 2 – 4 ngày cây không hồi phục nữa, toàn cây bị héo rũ và chết. Cắt ngang gốc thân cây bị bệnh, thấy các mạch dẫn bị nâu đen, ấn mạnh vào chỗ gần mặt cắt sẽ tiết ra chất dịch vi khuẩn màu trắng đục.

– Biện pháp phòng trừ: Phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn hiện nay còn rất khó khăn, phức tạp, là vấn đề tồn tại chung. Khả năng tốt nhất là áp dụng các biện pháp sau:

+ Vùng thường xuyên bị bệnh nặng nên cần chuyển sang trồng cây trồng khác.

+ Cày lật phơi ải đất, bón vôi. Khi lên luống cần làm cao, rãnh rộng và sâu để dễ thoát nước, tránh ngập úng.

+ Nơi làm bầu phải chọn nơi quang đãng, dọn sạch sẽ cỏ dại, không có tàn dư cây bệnh. Đất làm bầu nên chọn đất sạch không có tàn dư cây bệnh, cỏ dại; không lấy đất ở ruộng năm trước bị nặng để làm bầu.

+ Không được bón và tưới nước phân chuồng tươi. Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại ven bờ, trên luống.

+ Khi bệnh chớm xuất hiện: Không được tưới rãnh. Rút hết nước trong luống ngay sau khi mưa.

+ Nhổ bỏ cây bị bệnh ra xa khu trồng, xa nguồn nước tưới rồi bón vôi vào chỗ cây bị bệnh để khử trùng đất.

+ Phòng trừ kịp thời ngay sau khi chớm xuất hiện bệnh; Phun đẫm phần gốc hoặc tưới bằng một số loại thuốc: Stifano 5.5SL; Lilacter 0.3SL; Ditacin 8SL; Visen 20SC; Exin 4.5SC; Starwiner 20WP; Lobo 8WP; PN -Balacide 32WP; Arygreen 75WP + Kasumil 2L; Bellkute 40WP + Kasumil 2L …

Bệnh Virus CMV: Virus là loài đa thực có thể gây hại nhiều loại cây trồng như: Dưa, bí, cà chua, ớt, khoai tây… Triệu trứng bệnh thể hiện rõ trên các lá non là các vết khảm loang lổ, xanh đậm và vàng xanh xen kẽ nhau, lá cây thường bị biến dạng, phiến lá gồ ghề, bệnh nặng lá nhỏ hẹp co quắp. Cây bị bệnh virus sinh trưởng kém, đốt thân hoặc các lóng ngắn lại và nhỏ. Quả bị bệnh nhỏ và biến dạng loang lổ chỗ xanh đậm, xanh nhạt xen kẽ nhau.

– Biện pháp phòng trừ:

+ Vùng thường xuyên bị bệnh nặng nên cần chuyển sang trồng cây trồng khác.

+ Tưới nước đủ ẩm đặc biệt giai đoạn đầu vụ để cây sinh trưởng phát triển tốt, khỏe chống chịu với bệnh hại.

+ Vệ sinh đồng ruộng. Nhổ bỏ triệt để các cây đã bị bệnh đem tiêu hủy ở xa nơi trồng để tránh nguồn lây lan.

+ Hạn chế tiếp xúc với cây bệnh trong quá trình chăm sóc đặc biệt trong giai đoạn cây con. Khử trùng phương tiện thu hái, hạn chế gây vết thương sây sát trong quá trình chăm sóc.

+ Đây là loại bệnh không có thuốc phòng trừ đặc hiệu. Mà chỉ có thể hạn chế sự lây lan trên đồng ruộng bằng việc phun trừ các loại côn trùng môi giới. Khi bệnh chớm xuất hiện kiểm tra và phun trừ triệt để các môi giới truyền bệnh như bọ phấn trắng, rệp…

Bệnh thán thư: Trên lá vết bện hình tròn, hình đa giác hoặc hình bất định kích thước từ 3 – 10mm. Vết bệnh lúc đầu màu vàng nâu, sau đó chuyển sang nâu sẫm có viền đỏ. Trên vết bệnh có thể có nhiều chấm nhỏ nổi màu nâu đen. Trên cuống lá, thân và cành: Vết bệnh kéo dài màu nâu thẫm, hơi lõm, cây còi, lá vàng dễ rụng. Bệnh còn hại trên hoa làm hoa rụng không đậu quả. Trên vỏ quả vết bệnh hình tròn, màu nâu vàng hoặc màu xám, lõm sâu, xung quanh nổi gờ màu nâu đỏ.

– Biện pháp phòng trừ:

+ Tỉa bỏ các lá già, lá bị bệnh nặng đem tiêu hủy ở xa nơi trồng.

+ Phòng trừ kịp thời ngay sau khi chớm xuất hiện bệnh; Sử dụng 1 số loại thuốc: Antracol 70WP; Daconil 75WP, 500SC, Arygreen 75 WP; Dupont Kocide 53.8WG; Haohao 600WG; Score 250 EC; Help 400SC …

Bệnh lở cổ rễ: Lúc đầu vết bệnh chỉ là một chấm nhỏ màu đen ở gốc thân, cổ rễ. Sau đó lan rộng ra rất nhanh bao bọc quanh cổ rễ. Bộ phận bị bệnh thối mục, có màu nâu đen ủng nước hoặc hơi khô, cổ rễ teo tóp, bộ phận thân lá héo rũ. Cây đổ ngang và chết. Bệnh có thể phát sinh gây hại trong suốt thời gian sinh trưởng của bí, nhưng thường phát sinh gây hại nặng nhất giai đoạn cây con trong vườn ươm đến 5 -6 lá thật.

– Biện pháp phòng trừ:

+ Lấy đất sạch để làm bầu. Không lấy đất ở những nơi có nhiều tàn dư thực vật, cỏ dại hoặc đất ruộng ở vụ trước bị bệnh nặng để làm bầu gieo hạt giống.

+ Nên xử lý hạt giống trước khi gieo.

+ Bón vôi để tiêu hủy tàn dư cây bệnh (bón lót). Không gieo hạt giống hoặc trồng cây con quá sâu. Không bón hoặc tưới bằng phân chuồng tươi.

+ Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư cây bệnh ra xa chỗ trồng

+ Trước khi mang cây giống ra trồng và sau trồng 5 – 7 ngày nên xử lý bằng thuốc VaLidacin 3SL; 5SL + Actara25WG theo nồng độ ghi trên nhãn mác. Tưới trực tiếp vào gốc để phòng bệnh và một số môi giới truyền bệnh virus khác.

+ Phòng trừ kịp thời ngay sau khi chớm xuất hiện bệnh. Phun trừ kỹ vào thân và gốc hoặc tưới trực tiếp vào gốc bằng 1 số loại thuốc: Validacin 3SL; 5SL, Tricô-ĐHCT 10 8 bào tử/g; Daconil 500 SC… Trong thời gian phòng trừ không nên tưới quá ẩm.

5) Thu hoạch: Khoảng 90 – 100 ngày sau khi gieo là có thể thu hoạch. Mỗi ngày thu 1 lần, độ lớn trái tùy thị trường và giống. Nếu chăm sóc tốt, đất trồng tốt và đầu tư đúng mức thì thời gian thu hoạch sẽ kéo dài.

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Dừa Xiêm Xanh

Ngày đăng: 2016-05-07 05:57:32

Kỹ thuật chọn giống Dừa Xiêm Xanh

Dừa xiêm xanh là loại dừa dùng để uống nước, nó là cây đặc sản của xứ dừa Bến Tre; thời gian từ khi trồng đến khi cây cho trái “chiến” từ 2.5 đến 3 năm (tùy vào điều kiện chăm sóc).

Thu nhập bình quân cho 01 ha dừa khi cây cho trái ổn định (06 năm tuổi trở lên) khoảng 130 triệu đồng/ha (giá bán 2.500đ/trái). Tuy nhiên, để có được vườn dừa xiêm đạt yêu cầu về chất lượng, đáp ứng được cho thị trường hiện nay, khi quyết định trồng dừa người nông dân cần phải chọn giống thật chính xác (đúng giống, cây có gen di truyền tốt, không sâu bệnh nguy hiểm, không có mùa treo kéo dài, kích cỡ trái phải đáp ứng được nhu cầu thị trường…).

Chọn cây mẹ

– Cây phải được trồng trong quần thể dừa xiêm xanh, không trồng chung với các giống dừa khác, như vậy sẽ bảo đảm được chất lượng của trái ở đời sau.

– Cây mọc thẳng, sẹo lá dày, gốc không phình to, không có đoạn khuyết hoặc vết tích sâu hại trên thân.

– Số trái trên quày từ 10 trái trở lên, không có trái điếc, đít trái nhọn hoặc bầu tùy giống (nhọn có núm nông dân gọi là dừa xiêm núm, bầu gọi là dừa xiêm bầu), đây là hai giống dừa được thị trường chấp nhận cao nhất hiện nay.

Chọn trái Dừa Xiêm Xanh

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Dừa Xiêm Xanh

Kỹ thuật trồng Dừa Xiêm Xanh

Chọn đất trồng Dừa Xiêm Xanh

Dừa là cây rất dễ trồng, không kén đất, nhưng thích hợp nhất là trên đất phù sa, đất cát pha, đất có nhiều hữu cơ và đặc biệt đất có hàm lượng kali dồi dào, tầng canh tác dày ít nhất là 0.5 mét.

Chuẩn bị đất trồng Dừa Xiêm Xanh

* Đối với đất ruộng: Trước khi lên liếp trồng dừa, nên gom lớp đất mặt ruộng dùng để đấp mô trồng với kích thước mô: chiều rộng có đường kính nhỏ nhất 1 mét, chiều cao tùy vào địa hình của đỉnh triều cường hàng năm nhưng sao cho đỉnh mô cách đỉnh triều cường ít nhất 0.5 mét. Sau đó tiến hành lên liếp hoặc để trồng dừa xen lúa khoảng 2 năm sau lên liếp cũng tốt, mục đích là lấy ngắn nuôi dài.

* Đối với đất vườn cũ: Trước khi trồng nên gom lớp đất mặt để vun mô nếu đất thấp thì ta vun cao như đất ruộng, nếu liếp cao thì không cần vun cao mà làm sao cho không bị úng trong mùa mưa là đạt, riêng kích cỡ mô nên giống như đất ruộng.

Khoảng cách trồng Dừa Xiêm Xanh

Khoảng cách trồng 5m x 5m và trồng theo kiểu nanh sấu hoặc hình vuông

Bón lót cho cây Dừa Xiêm Xanh

Sau khi đã chuẩn bị mô và hố trồng xong, trước khi xuống giống khoảng 15 – 20 ngày nên bón lót mỗi mô: phân hữu cơ khoảng 20 – 30 kg + 100g super lân + 200g kali, trộn đều và lấp kín lại bằng mặt mô.

Đặt cây con

Sau khi đã chuẩn bị xong cây giống và đất trồng, tiến hành đặt cây con trên mô hoặc hố trồng; đầu tiên đào một hố tương đương với kích cỡ của trái dừa giống; cây giống nếu ươm trong bầu nylon thì dùng dao bén cắt đáy bầu, sau đó đặt bầu vào hố đã đào, kéo túi bầu lên khỏi thân cây, cuối cùng lấp đất lại cho bít trái là đạt, nếu cây giống cao quá 0.8 mét thì ta nên cắm cây cột giữ chặt tránh gió làm lung lay gốc ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây.

Chú ý không nên đặt trái quá sâu vì như thế cây sẽ chậm phát triển, cũng không nên đặt trái quá cạn, tức là lấp đất không bít trái thì sau này gốc cây sẽ phình to.

Đối với giống ươm ngoài đất, khi bứng cây lên nên xử lý trái trước khi trồng bằng cách là cắt tất cả rễ cho sát trái, mục đích là kích thích cho cây phát triển bộ rễ mới nhanh hơn, nếu để nguyên không cắt rễ thì phải chờ thời gian cho bộ rễ cũ thối đi, cây mới phát triển bộ rễ mới; thời gian này kéo dài ít nhất 20 – 30 ngày và nguy hiểm hơn nữa đây là môi trường thuận lợi cho các loại nấm bệnh tấn công rễ non vừa phát triển. Các phần còn lại thì thao tác giống như dừa ươm trong bầu.

Kỹ thuật chăm sóc Dừa Xiêm Xanh

Thời kỳ kiến thiết cơ bản: (cây từ 1 – 3 năm tuổi).

– Cây con sau khi trồng rất cần nước, nếu giai đoạn này thiếu nước cây sẽ chết. Vì vậy, để giữ đủ ẩm cho cây ta nên dùng rơm, rạ, cỏ khô tủ gốc cây trong mùa nắng; khoảng 2 – 3 ngày tưới cây 1 lần tùy vào ẩm độ ở gốc.

Năm đầu tiên nên bón cho cây mỗi gốc 0.5kg phân NPK: 15-15-15 và chia làm 02 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa. Cách bón là xới nhẹ quanh gốc và bón rải đều sau đó cào đất lấp phân lại và tưới nước cho tan phân để cây dễ hấp thu. Giai đoạn này cần quan tâm đến bọ cánh cứng (bọ dừa) tấn công đọt non làm cây chậm phát triển, nếu nặng có thể chết cây.

– Bắt đầu từ năm thứ 2, hằng năm nên đắp thêm đất thêm vào mô để tạo điều kiện cho rễ phát triển (trên đất ruộng), hoặc bồi bùn mỗi năm 1 lần vào đầu mùa nắng (đất liếp vườn cũ).

Phân bón cũng có thể sử dụng NPK: 15-15-15 nhưng liều lượng mỗi gốc 0.75kg và chia làm 2 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa. Năm thứ ba cũng chăm sóc như năm thứ hai nhưng lượng phân bón tăng lên 1kg/gốc. Giai đoạn này nếu cây dừa được chăm sóc tốt, đúng quy trình kỹ thuật thì sau 26 – 28 tháng cây sẽ cho hoa đầu tiên.

– Chú ý: ở giai đoạn này cần lưu ý kiến vương thường hay tấn công cây làm cho đọt non bị cong queo, nếu chúng tấn công trúng đỉnh sinh trưởng thì cây sẽ chết, những vết đục của kiến vương là nơi tốt nhất để đuông dừa tấn công. Vì vậy, ở giai đoạn này nên chọn những cây ngắn ngày như dưa leo, cà chua, đậu búng, so đũa… trồng xen vào vườn dừa để lấy ngắn nuôi dài và đặc biệt các cây trồng xen này sẽ là môi trường ngăn chặn sự tấn công của kiến vương và đuông dừa.

Thời kỳ kinh doanh

– Giai đoạn này cây đã cho trái ổn định và bắt đầu đi vào thời kỳ kinh doanh vì thế quá trình chăm sóc cây cần phải tuân thủ đúng quy trình hướng dẫn để cây cho năng suất cao và ổn định.

* Chăm sóc: hàng năm nên bồi bùn cho cây 1 lần vào đầu mùa nắng, hoặc nếu có điều kiện nên bón cho cây từ 30 – 50 kg phân hữu cơ hoai mục/gốc, tỉa dần cây trồng xen và giữ cỏ dại hợp lý sao cho cây có đầy đủ ánh sáng để quang hợp, tránh việc để cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với dừa hay dây leo chằng chịt trên cây làm cây giảm quang hợp.

* Bón phân: theo các tài liệu nghiên cứu của Viện dầu Thực vật Việt Nam và Tung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Bến Tre thì đối với cây dừa vào thời kỳ kinh doanh cần bón phân với công thức theo tỷ lệ urê – Super lân – Cloruakali: 0.8kg – 1.5kg – 1,5kg / cây/năm và được chia làm 2 lần bón trong năm, đầu và cuối mùa mưa.

* Cách bón: mỗi lần bón đào rảnh ½ vòng tròn gốc và cách gốc 1.5 – 2 mét, sâu 0.15 – 0.2, rộng 0.2 mét sau đó bón phân vào rảnh đã đào rồi lấp đất lại, cuối cùng tưới nước cho phân tan.

– Theo kinh nghiệm của tôi thì đối với cây dừa cũng sử dụng công thức phân trên để bón cho, nhưng số lần bón khác hơn phương pháp trên là không phải chia ra 2 lần bón trong năm mà nên chia ra làm 6 lần bón trong năm và bón rải đều xung quanh gốc, nhưng trước khi bón nên dùng cào sắt xới nhẹ quanh gốc, cách gốc khoảng 1.5 – 2 mét, sau đó bón phân lên và tưới nước.

Nếu làm được như thế thì việc tăng công lao động trên một đơn vị diện tích là điều tất nhiên, nhưng ta có thể tiết kiệm được phân bón bị mất đi do trực di, bốc hơi, rửa trôi trong thời gian phân phải nằm chờ rễ hấp thu; đặc biệt hơn nữa, việc chia làm nhiều lần bón như trên sẽ làm cho cây không bị thiếu hụt dinh dưỡng, như vậy cây sẽ sinh trưởng, phát triển và có khả năng cho năng suất quanh năm, có thể hạn chế phần nào dừa treo do thiếu dinh dưỡng. (chú ý trong mùa nắng nên tưới nước đầy đủ cho cây, khoảng 2-3 ngày tưới một lần là tốt nhất và liều lượng phân bón có thể tăng, giảm tùy theo năng suất của cây hàng năm).

– Trong giai đoạn cây dừa khoảng 4 – 6 tuổi, hàng năm nên tổng vệ sinh cây từ 1-2 lần như: dọn dẹp tất cả các nhen, bông mo khô, tàu dừa khô dính lù xù trên cây, rọc các nhen còn dính quá chặt trên đọt để giúp lá bung nhanh, cây phát triển tốt hơn; ngoài ra, dọn dẹp sạch nhen, bông mo, tàu dừa khô cũng là một phương pháp phòng ngừa kiến vương tấn công dừa rất hiệu quả, song song đó ngừa luôn cả đuôn dừa.

TIN TỨC KHÁC :