Top 12 # Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cây Bầu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cây Bầu

Cây Bầu tên khoa học Lagenaria siceraria, là một loài thực vật có hoa trong họ bầu bí ( Cucurbitaceae).

Là cây dây leo thân thảo có tua cuốn phân nhánh, phủ nhiều lông mềm màu trắng. Lá hình tim rộng, không xẻ thùy hoặc xẻ thùy rộng, có lông mịn như nhung màu trắng. Hoa đơn tính cùng gốc, to, màu trắng. Quả mọng màu xanh nhạt hay đậm, có hình dạng khác nhau hoặc tròn, dài thẳng hoặc thắt eo, vỏ già cứng hoá gỗ, thịt trắng, hạt trắng.

Cây bầu có nguồn gốc Châu Phi và Ấn Độ, ngày nay được trồng rộng rãi ở các nước vùng nhiệt đới và á nhiệt đới trên toàn thế giới. Ở Việt Nam cây bầu có nhiều loại giống tùy thuộc hình dạng và kích thước của quả, như:

Có quả hình trụ, dài (có khi dài đến 1 m), và vỏ có đốm (bầu sao).

Có quả hình trụ tương tự như bầu sao nhưng vỏ không có đốm. Đây là loại phổ biến nhất.

Có quả thắt co lại như bầu rượu (bầu nậm); loại này trồng để làm cảnh, quả để chín già có thể làm bình đựng nước, đựng rượu, làm đàn bầu.

Có quả đặc ruột. Đây là loại giống mới ở Việt Nam, cho năng suất, hiệu quả cao.

Thành phần dinh dưỡng có trong 100 g quả bầu tươi như sau: 95% nước, 0,5% protid, 2,9% glucid, 1% cellulos, 21 mg calcium, 0,2% sắt và các vitamin: caroten 0,02%, vitamin B1: 0,02%, vitamin B2 0,03%, vitamin PP 0,40% và vitamin C 12 mg. Trong quả còn có saponin. Quả bầu là nguồn tốt về vitamin B và vitamin C. Nhân hạt già chứa tới 45% dầu béo.

Quả bầu có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, tiêu thủng, trừ ngứa. Lá bầu có vị ngọt, tính bình. Tua cuốn và hoa bầu có tác dụng giải nhiệt độc.

Hiện nay bầu được trồng gần như quanh năm ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Quả bầu non thường được dùng để nấu canh, luộc hoặc xào… Lá non cũng có thể luộc, xào như một loại rau lá.

B. Quy trình kỹ thuật

I. Điều kiện ngoại cảnh

Cây bầu mọc rất khoẻ, sinh nhiều rễ phụ ở các đốt thân. Bầu ưa đất cao ráo, ưa nhiệt độ cao từ 20-30 ºC và cường độ ánh sáng mạnh.

Nếu trồng đúng thời vụ (tháng 9 – 10) và chăm sóc tốt, bầu cho nhiều quả, ít ruột, năng suất cao.

1. Thời vụ

Cây Bầu có thể trồng quanh năm.

Vụ xuân: Gieo trồng từ tháng 1

Vụ hè: Gieo trồng vào tháng 5 – 6

Vụ thu gieo trồng bầu vào tháng 9 – 10

2. Giống

Hiện nay Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Việt Á có những giống bầu sau:

Bầu lai F1 VA.72: Là giống F1, kháng bệnh tốt, sai trái, trái dài 35-45 cm, trái suôn, da xanh nhạt, khả năng phân nhánh mạnh nên năng suất cao. Thời vụ trồng quanh năm. Thời gian thu hoạch 50-55 ngày sau gieo. Lượng giống cần thiết 60-80 g/1.000 m ².

Bầu sao trái dài F1 VA.218: Là giống F1, kháng bệnh tốt, sai trái, trái dài 40-45 cm, da xanh có đốm trắng, trọng lượng quả 1.2-1.6 kg, khả năng phân nhánh mạnh nên năng suất cao. Thời vụ trồng quanh năm. Thu hoạch 50-55 ngày sau gieo. Lượng giống cần thiết 60-80 g/1.000 m ².

Bầu sao F1 VA.217: Là giống F1, kháng bệnh tốt, sai trái, trái dài 28-35 cm, da xanh có đốm trắng, trọng lương quả 0.7-1.5 kg. Khả năng phân nhánh mạnh nên năng suất cao. Thời vụ trồng quanh năm. Thu hoạch 50-55 ngày sau gieo. Lượng giống cần thiết 60-80 g/1.000 m ².

3. Kỹ thuật gieo trồng

Chuẩn bị đất: Làm sạch cỏ, bón vôi, cày đất, phơi ải từ 7-10 ngày. Mục đích để giúp đất tơi xốp, tăng độ PH, diệt trừ sâu hại và nấm bệnh trong đất.Lên luống: Đất được cày bừa, băm nhỏ. Lên luống rộng 0,8 m – 1 m cao 20-30 cm. Tâm luống này cách tâm luống kia 4-5 m.Bón Lót: Vôi+ Phân hữu cơ + 100 g NPK 20-20-15/gốc sau đó lấp đất. Có thể phủ nilon đen hoặc không. Dùng lạt tre hoặc lấp đất để cố định 2 mép nilon. Xử lý hạt giống: Dùng nước ấm 2 sôi 3 lạnh. Ngâm trong vòng 4-6 tiếng rồi vớt ra rửa sạch ủ trong khăn vải ẩm 50% sau 24 h hạt nứt nanh thì đem trồng. Có thể gieo trong bầu nilon đen hoặc gieo trực trên đồng ruộng.

Hạt sau khi nứt nanh phải trồng hết trong ngày. Nếu để qua ngày rễ mọc dài thì khi gieo trồng rễ dễ bị gãy.Trồng cây: Xới nhẹ lỗ trồng rải ít thuốc sâu Basudin 10G hoặc Visa 5G sau đó tiến hành gieo hạt hoặc trồng cây con.

Khoảng cách trồng: Trồng hàng 1 giữa luống. Luống cách luống 4-5 m, cây cách cây/luống 0.8 – 1 m.

4. Chăm sóc, bón phân

Tưới nước: Bầu cần nhiều nước, do đó phải tưới thường xuyên 1 – 2 lần/ngày cho đủ ẩm. Lượng nước tưới cần gia tăng khi bầu mang trái.

Bón thúc: Bón thúc cho bầu vào 2 giai đoạn cần thiết như sau:

Giai đoạn tăng trưởng: Kể từ khi trồng đến khi bầu lên giàn. Bón thúc thường xuyên mỗi tuần một lần để chuẩn bị cho cây ra hoa kết trái.

Giai đoạn ra hoa, đậu trái: Bón thúc nuôi trái 7-10 ngày một lần với lượng phân gia tăng dần để trái to và nhiều trái. Bón thúc sau mỗi làn thu hoạch lứa quả.

Tỉa nhánh, bấm ngọn: Bầu ra nhiều dây nhánh và mang trái ở dây nhánh. Các dây nhánh ở đoạn thân từ gốc lên đến giàn nên tỉa bỏ để gốc được thoáng. Khi bầu lên giàn thì không tỉa nữa để dây nhánh cho trái. Lấy được trái trên nhánh nào thì bấm ngọn để trái phát triển lớn và bầu tiếp tục cho trái ở dây nhánh khác.

Làm giàn: Nên làm giàn bằng để bầu đủ diện tích bò. Bầu vừa lên giàn là trổ hoa đậu trái, 50-55 ngày sau khi trồng bầu bắt đầu cho thu hoạch.

Trong suốt thời gian canh tác (130 – 140 ngày) mỗi hốc bón từ 1 – 1,5 kg phân hỗn hợp NPK.

5. Phòng trừ sâu bệnh

Sâu hại Rầy xanh, sâu xanh, bọ xít xanh và một số loài rầy rệp khác. Thuốc trị Excell basa 50ND, Sarifos 585EC Bọ trĩ, nhện đỏ,rầy mềm: Regent 20WP, Reasgent 3.6 ec, Confidor 100sl, Actara 25WP. Ruồi vàng đục quả. Dùng thuốc dẫn dụ Vizubon.Bệnh hại

Nấm bệnh: Chết nhanh, chết chậm, thối rễ, lỡ cổ rễ. Thuốc trị Ridomil Gold 68WG, Aliette. Héo rũ dùng Kasumin 2SL Sương mai, tán thư, nấm hồng, rỉ sắt: Dùng Antracol 70WP, Ridomil Gold 68WG, Kasuran 47WP, Vimonyl 72WP.

Sau khi trồng cần theo dõi hàng ngày sâu bệnh hại và tình hình sinh trưởng của cây trồng để tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, hiệu quả.

6. Thu hoạch

Sau khi trồng 50-55 ngày, tùy giống cây bắt đầu cho thu hoạch. Tiến hành thu hoạch kịp thời để không lỡ lứa và cây cho năng suất. Để kéo dài thời gian thu hoạch lúc nên tăng cường phun phân bón lá hữu cơ Seaweeed 95% .

Quy Trình Trồng Cây Dó Bầu

Việt Nam là nước được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu rất thích hợp cho việc trồng Dó bầu tạo Trầm. Cây Dó Trầm sống được trên nhiều loại đất: tốt nhất là đất đỏ bazan, trừ đất ngập úng, nhiễm phèn, nhiễm mặn hoặc đất trên nền đá vôi.

Cự ly giữa các cây : từ 3 – 4 m. Kích thước hố : 50 x 50 x 50 cm. Phân chuồng : 5kg/hố, hoặc phân NPK: 0,2kg/hố hoặc phân Vi sinh: 2kg/hố. Lấp hố : Dùng phân trộn đều với lớp đất mặt đã được đập nhỏ, lấp đầy hố.

Phương thức trồng:

Trồng thuần loại với mật độ: 1600 cây/ha hoặc 1000 cây/ha. Trồng hỗn giao với các loại Keo, cây công nghiệp, cây đặc sản (Quế, Hồi,…) hoặc cây ăn quả. Không nên trồng xen với các loại Bạch đàn. Mật độ từ 500 – 800 cây/ha.

Đối với đất trồng là đất rừng : có thực bì dày, thực hiện phát toàn diện, sau đó dọn theo băng, bề mặt băng rộng 1m. Băng cách băng 2m. Phải hoàn thành xử lý thục bì trước khi trồng 40 đến 50 ngày.

Kích thước hố : 40 x 40 x40 cm. Việc đào hố phải hoàn thành trước khi trồng 30 ngày. Nếu trồng ở nơi đất có độ dốc phải thiết kế trồng theo đường đồng mức.

Lấp hố : Trước khi lấp phải trộn đều phân với lớp đất mặt, rồi lấp đầy hố.

Kỹ thuật trồng : Trước khi trồng dùng dao sắc rạch bỏ vỏ bầu, dùng cuốc hoặc tay bới một lỗ giữa hố sâu bằng chiều cao của bầu, đặt bầu vào hố, dùng tay ấn chặt xung quanh bầu cây.

Tỉa bỏ cành bên : Dó là loài cây chỉa cành rất sớm, bởi vậy phải thường xuyên tỉa bỏ cành bên để tập trung dinh dưỡng cho cây phát triển chiều cao. Mỗi năm chăm sóc 03 lần vào các tháng: tháng 2, tháng 6, tháng 10. Chăm sóc liên tục 3 năm đầu.

4.Bảo vệ thực vật :

Dó là loài cây thường bị các loại sâu ăn lá làm hại vào tháng 11 và tháng 12 hàng năm. Nếu phát hiện có dịch sâu hại, dùng Ôphatốc phun để trừ. Nếu phát hiện thấy số lượng ít thì bắt giết.

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cây Atisô

Ngày đăng: 2017-04-19 16:39:12

Atisô (C ynara scolymus L.), là loại cây lâu năm, nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải, được trồng để lấy hoa làm rau ăn. Atisô là cây thân thảo lớn, cao 1-1,2m, thích hợp điều kiện ôn đới, á nhiệt đới. Cây ra hoa khi trồng ở độ cao 1.200m. Atisô cần điều kiện ánh sáng dồi dào để đạt năng suất cao và cân đối ổn định về tỷ lệ thân, lá, rễ và bông.

Các giống trồng hiện nay tại Lâm Đồng: A80, A85, mùa vụ chính: Trồng tháng 4-5, thu hoạch cuối kỳ tháng 2-3. Thích hợp với đất thịt trung bình, giàu hữu cơ, giữ ẩm và thoát nước tốt, pH=6-6,5, mật độ 10.000-12.000 cây/ha. Đất cày ải sâu 30-40 cm, xử lý đất bằng vôi.

Cách trồng cây atisô:

Nhân giống cây atisô:

– Khi thu hoạch atisô, ta để lại phần gốc có nẩy chồi đẻ cây con để làm giống, phần thân này được giữ nơi thoáng mát, khi chuẩn bị đất xong thì mới đem phần thân có nẩy mầm cây con để trồng, mỗi thân tùy vào số mầm mà có thể cắt làm 2-4 mầm con để trồng.

– Cách thứ hai là gieo hạt: hạt giống phải mua nhập nội, xử lý để hạt nứt nanh rồi gieo vào các vỉ xốp, giá thể phải sạch tránh việc lây lan nguồn nấm bệnh từ giá thể, tưới nước giữ ẩm cho cây, cây con phải được giữ mát và ẩm. Khi cây con đạt tiêu chuẩn thì chọn cây sạch bệnh đem trồng ngoài đồng ruộng (trồng theo phương pháp gieo hạt này ít phổ biến vì giá thành hạt giống cao, hạt giống nhập nội nên khả năng thích nghi kém).

Atisô là cây có thời gian sinh trưởng kéo dài nên đất trồng phải được bón phân nhiều và cân đối đầy đủ thì cây mới cho bông to và nhiều bông.

Bón lót toàn bộ lượng vôi trước khi làm đất (vôi tùy vào pH đất để bón cho phù hợp, lượng dùng từ 1.000-1.500 kg/ha, bón toàn bộ phân chuồng và 50% lượng phân lân trước khi trồng. Sử dụng phân hữu cơ (phân chuồng huoai mục), lượng dùng từ 40-80 m3/ha. Các loại phân hữu cơ vi sinh: 2.000-3.000 kg/ha; phân lân: 2.000 kg/ha.

Bón thúc 5-6 lần trong suốt cả vụ canh tác, ngưng bón phân 30-45 ngày trước khi thu hoạch toàn bộ thân, rễ. Ngoài ra cần phun bổ sung các loại trung vi lượng qua lá.

Sâu, bệnh hại atisô và biện pháp phòng trừ

– Bọ phấn (Bemisia argentifolii: Con trưởng thành rất nhỏ (1,5mm), màu vàng nhạt có cánh màu trắng. Cánh có sọc dọc, trứng hình oval rất nhỏ. Ngay khi nở, ấu trùng có chân, râu và có thể di chuyển rất nhanh.

Bọ phấn tập trung ở mặt dưới lá, chỉ bay khi cây rung. Khi ăn bọ phấn chích nhựa cây. Cây con và cây mô Atisô cũng là đối tượng gây hại của bọ phấn.

Biện pháp phòng trừ: Cày, phơi đất kỹ trước khi canh tác. Thường xuyên vệ sinh vườn trồng, tạo độ thông thoáng để hạn chế nơi cư trú của bọ phấn.

Khi phát hiện có bọ phấn gây hại nặng cần cắt bỏ lá có mật số cao mang tiêu hủy. Đặt bẫy dính màu vàng để thu bắt bọ phấn.

– Rầy mềm (Aphid): Rầy có nhiều loại, khác nhau về màu sắc, kích cỡ và hình dáng, tất cả đều có cấu trúc cơ thể mềm.

Ban đầu, rầy sống tập trung, mật độ cao xuất hiện ở mặt dưới lá, trong một số trường hợp còn xuất hiện ở đầu cuống lá. Khi bị nặng, rầy có thể thấy ở toàn bộ các bộ phận cây.

Rầy gây hại mạnh nhất vào mùa khô nóng, giảm vào mùa mưa. Rầy thường bị rửa trôi khi mưa và tưới nước.

Biện pháp phòng trừ: Cày, phơi đất kỹ trước khi gieo trồng. Thường xuyên thu dọn những tàn dư bị hại do rầy gây ra và mang tiêu hủy xa vùng canh tác. Vệ sinh vườn trồng, tạo độ thông thoáng để hạn chế nơi cư trú của rầy. Cắt bỏ những lá bị hại với mật số cao nhằm giảm độ rầy gây hại.

– Bệnh đốm lá (Ramularia cynarae): Vết bệnh màu vàng tròn ở trên và dưới bề mặt lá. Bệnh nặng làm lá khô cháy. Sợi nấm màu trắng thường phát triển trên vết bệnh. Trên cành hoa, vết bệnh màu nâu thường làm cành cong và khô. Bệnh thường nhiễm trên cành, hoa, chồi.

Bệnh do nấm Ramularia cynarae gây ra, bệnh lây lan và phát triển nhanh vào mùa mưa khi ẩm độ không khí cao.

Biện pháp phòng trừ: Chọn cây giống khỏe, sạch bệnh. Thường xuyên thu dọn những tàn dư cây bệnh mang tiêu hủy xa vùng canh tác. Chọn vùng đất cao ráo, tạo độ thông thoáng, thoát nước tốt trong vườn canh tác. Bón phân đầy đủ và cân đối nhằm tăng cường sức đề kháng cho cây.

– Bệnh héo rũ (Verticillium dahliae): Cây bị bệnh héo rũ, úa vàng, còi cọc. Lá thường có mép vàng. Cây nhiễm bệnh ra chồi nhỏ, nếu nặng chồi biến màu và khô, cây chết.

Bệnh do nấm Verticillium dahliae gây ra. Bào tử tồn tại nhiều năm trong đất không cần hiện diện cây chủ. Khi cây bị strees hoặc có vết thương, nấm sẽ xâm nhập qua vết thương của cây để gây hại.

Biện pháp phòng trừ: Chọn cây giống khỏe, sạch bệnh. Thường xuyên thu dọn những lá già, lá bị bệnh mang tiêu hủy xa vùng canh tác. Tránh gây vết thương cho cây tạo điều kiện cho nấm có điều kiện xâm nhiễm và gây hại. Chọn vùng đất cao ráo, tạo độ thông thoáng, thoát nước tốt trong vườn canh tác. Bón phân đầy đủ và cân đối để tăng sức đề kháng cho cây.

TIN TỨC KHÁC :

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cây Gai Xanh

Gai xanh tại Farm 24/3 Quảng Ngãi

Cây gai xanh, còn gọi là cây lá gai đã được trồng khá lâu đời tại Quảng Ngãi, nhưng chủ yếu là được người dân thu hái để làm bánh (bánh ít lá gai). Song, đây là cây nguyên liệu hàng đầu để làm sợi dệt cho ngành may mặc. Giới thiệu chung

Qua đánh giá, cây gai xanh có nhiều đặc tính tốt, giá trị sử dụng cao, thân vỏ có thể sản xuất thành sợi dệt vải chất lượng tốt (một số nước phát triển đã chọn sợi gai có chất lượng cao dùng may áo chống đạn cho chiến sỹ) lá được sử dụng làm bánh gai, tách chiết lấy tinh dầu, sản xuất chất màu tự nhiên phục vụ cho ngành công nghiệp thực phẩm và sử dụng làm thức ăn cho gia súc, lỏi cây gai được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy, làm chất đốt và làm nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ phân vi sinh… Bên cạnh đó, cây gai xanh có khả năng giữ ẩm, tăng độ che phủ, cải tạo lý tính của đất, tăng độ phì nhiêu cho đất, làm đất tơi xốp, chống xói mòn và bảo vệ đất hiệu quả.

Hiện nay, cây gai xanh đã được trồng khá thành công ở tỉnh Thanh Hóa và Sơn La và được xem là cây làm giàu cho người nông dân, bởi hiệu quả kinh tế mà cây lá gai mang lại cao hơn rất nhiều so với các loại cây trồng truyền thống khác.

Cây gai (Boehmeria nivea) nguồn gốc nhiệt đới, có tiềm năng sinh khối lớn, trồng 01 lần lưu gốc 5-10 năm, thời gian sinh trưởng ngắn trung bình 45-60 ngày thu hoạch lần; (01 năm thu hoạch 5 – 6 lần).

Gai là cây ưa nóng, ẩm, không chịu được ngập úng và rất mẫn cảm với điều kiện khô hạn. Các loại đất phù sa ven sông, đất đỏ vàng có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, ít chua (PH 5,5-6,5) tầng đất dày, đất ẩm, khả năng ngấm nước và giữ nước cao, tiêu, thoát nước tốt, mực nước ngầm ở sâu, địa hình tương đối bằng phẳng được coi là phù hợp cho cây gai xanh đạt năng suất, chất lượng sợi cao.

Gai là cây trồng “phàm ăn”. Nhu cầu dinh dưỡng và lượng các chất dinh dưỡng (N, P2O5 , K2O, CaO) mất đi theo sản phẩm thu hoạch hàng năm rất lớn. Bón phân cho cây gai phải đảm bảo yêu cầu vừa cung cấp đầy đủ kịp thời, cân đối nguyên tố dinh dưỡng, vừa cải thiện được độ màu của đất để ổn định năng suất, chất lượng sợi gai cho từng vụ và cho cả chu kỳ sản xuất.

Sản phẩm phụ của quá trình sơ chế sợi gai (ngon, lá, lõi cây chiếm 80% khối lượng thu hoạch) rất giàu dinh dưỡng ( đặc biệt là đạm) dể phân hủy là nguồn hữu cơ chất lượng cao để cải tạo đất, ổn đinh năng suất cho cây gai xanh.

Mục tiêu

Năng suất gai tươi (thân, ngọn, lá):

+ Đất bãi ven sông: 120- 150 tấn/ha/năm

+ Đất đồi : 100-120 tấn/ha/năm.

Chiều cao cây gai khi thu hoạch: từ 1,2m trở lên; vỏ dày; đáp ứng nhu cầu chất lượng sợi của ngành dệt may.

Kỹ thuật canh tác + Lựa chọn giống trồng mới

Sử dụng giống gai xanh gieo từ giống chuẩn tại vườn nhân giống Công ty Cổ phần Nông lâm nghiệp 24/3 Quãng Ngãi đạt các tiêu chuẩn sau:

+ Kỹ thuật làm đất

Làm đất cho trồng gai phải đảm bảo yêu cầu về độ sâu, mịn, độ tơi xốp, giữ ẩm, mặt rộng bằng phẳng (tránh ngập úng cục bộ), dọn sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng trước khi làm đất. Sử dung các loại máy công suất lớn như MTZ 820, 892, JDT 724, 804 JDT trồng gai theo quy trình như sau:

Đối với đất bãi bồi ven sông, đất đồi thấp; đất chuyên màu: Đối với đất 1 lúa 1 màu: Thời vụ trồng

Trồng vào 2 thời vụ chính: vụ xuân và vụ thu theo lịch trình như sau:

– Trồng vụ xuân: Làm đất trồng năm thứ nhất tháng 01, 02, 03; sau 80-100 ngày thu hoạch lần 01 và sau 45-50 ngày thu hoạch vụ 02, 03, 04, 05 trên năm.

– Trồng vụ thu: làm đất trồng tháng 08 ,09, 10; sau 90 đến 110 ngày thu hoạch lần 01 và sau 45-50 ngày thu hoạch lần 02, 03, 04, 05 trên năm.

– Từ năm thứ 2 trở đi thu hoạc sau 45 đến 55 ngày thu hoạch trên vụ có thể thu hoạch lên đến 6 vụ trên năm.

Mật độ khoảng cách trồng

– Mật độ trồng 28.600 cây trên ha; hàng cách hàng 90cm; cây cách cây 50cm.

Kỹ thuật trồng

– Trồng vào ngày râm mát, tốt nhất là buổi chiều, rạch hàng xong trồng ngay.

– Rải đều phân chuồng vào rảnh đặt cây cách nhau 50cm lấp nhẹ tưới nước xung quanh gốc 1 lít/ cây sau đó mới lấp đất phủ kín gốc trồng xong dùng kéo cắt thân cây sát mặt đất 2cm.

– Sau khi gai nảy mầm (từ 15 -20 ngày), tiến hành kiểm tra đồng ruộng phát hiện và trồng dặm những cây bị chết.

Kỹ thuật bón phân

* Đối với gai trồng mới:

– Vôi bột 1,5 tấn/ha; bón rải đều trên mặt ruộng trước khi cày lần 01.

– Bón lót 10 tấn/ha phân chuồng; bón rải đều trong rảnh trồng.

– Bón thúc 400kg phân NPK 20-20-15 sau 20- 30 ngày trồng (sau khi gai mọc mầm đều).

– Cách bón phân NP: bón trong khi đất ẩm nếu đất khô phải tưới nước, dùng máy hoặc cày rãnh hai bên hàng sâu 15cm, cách gốc 10-15cm; sau đó rải phân đều vào rảnh, tuyệt đối không bón vãi trên mặt đất.

Kỹ thuật chăm sóc gai

– Xới xáo, làm cỏ gốc: Căn cứ tình hình thực tế cỏ dại trong ruộng gai để tiến hành xới xáo làm cỏ gốc điều kiện cho gai sinh trưởng tốt (đặc biệt là gai trồng mới).

– Tỉa cây vô hiệu: Khoảng 40-50 ngày (đối với gai trồng mới) và 10-15 ngày (đối với gai lưu gốc) tiến hành kiểm tra đồng ruộng, đánh giá mật độ cây để tỉa cây vô hiệu chỉ giữ lại mỗi bụi 6 cây to, khỏe, đồng đều.

Sâu bệnh hại

– Sâu chủ yếu là bọ chỉ, sâu róm ăn lá, sâu quấn lá, thường xuất hiện vào mùa đông xuân, phụ thuộc vào thời tiết từng vụ từng năm.

– Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện các loại sâu hại để trừ. Trong trường hợp mật độ sâu xuất hiện cao, sử dung các loại thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất Imidacioride; Cypemethrin; Abametin;Fpronil; Benzoate; Cabendazin.. để phun.

– Bệnh hại cho cây gai: đến nay cơ bản chưa thấy xuất hiện nhiều trên cây gai.

Thu hoạch gai

– Thời điểm thích hợp cho thu hoạch gai là khi có 1/2 thân cây (tính từ gốc lên) chuyển màu nâu nhạt bóc vỏ gai không có sợi gai bám dính vào lõi cây, bề mặt bên trong bóng mịn, thu hoạch sớm hay muộn đều dẫn đến giảm năng suất, chất lượng sợi gai.

– Cắt gai sát mặt đất, vết cắt gọn, không dập gốc gai. Loại bỏ cây không đủ điều kiện tiêu chuẩn chế biến sợi (dưới 1,2m). Bó gai thành bó 10 đến 15 kg, bốc xếp và vận chuyển về cơ sở sơ chế ngay trong ngày.

– Không thu hoạch gai vào ngày trời mưa. Trong trường hợp trời nắng to, không kịp vận chuyển, tuyệt đối không xếp gai thành đống , không che phủ bằng bất cứ vật liệu nào để tránh làm hư hỏng chất lương cây gai.