Top 11 # Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Bi Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Cà Chua Bi

– Tay quai, bình tưới dạng nhỏ (trồng trên chậu/thùng)

– Khay ươm, chậu/thùng trồng cây (cao 20-25cm).

– Cuốc, xẻng (nếu trồng trên nền đất)

Bước 2: Chọn giống – Chuẩn bị đất trồng

– Chọn nguồn giống uy tín, chất lượng, nguồn gốc nhập khẩu rõ ràng, tỷ lệ rau nảy mầm cao. Giống cà chua khỏe, chống chịu sâu bệnh

Cách làm đất

– Đất trồng là những loại đất giàu chất dinh dưỡng và có thể thoát nước tốt, tơi xốp.

– Giá thể: Trộn theo các công thức sau:

Đất : Bột xơ dừa : Phân hữu cơ theo tỷ lệ khối lượng 1: 1: 1

Trấu hun : Đất : Phân hữu cơ theo tỷ lệ khối lượng 3: 4:3.

– Ngâm hạt vào nước ấm khoảng 45-50 o C (3 sôi : 2 lạnh), thời gian 2 – 3h.

– Để ráo nước rồi cho vào khăn vải ngâm ủ ở nhiệt độ 25 – 30 độ C cho đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo.

– Gieo 1 hạt/hốc, sau khi gieo phủ một lớp giá thể mỏng để che lấp hạt.

– Khay gieo hạt phải để trong nhà có mái che, bằng vật liệu sáng (nylon hoặc tấm nhựa trắng). Thời gian nảy mầm là từ 7 đến 10 ngày.

– Cây con có từ 4-5 lá thật, cao 10-12cm thì đem ra trồng.

– Cách trồng cây: Cây cà chua có rễ chạy dọc thân, nên có thể trồng chúng sâu xuống đất, chỉ để phần lá non nổi trên mặt đất.

Kỹ thuật chăm sóc

– Ánh sáng: Thời gian tốt nhất là 8h/ngày là đủ để cho cây phát triển.

+ 7-10 ngày đầu tiên sau khi trồng, tưới đều đặn 500ml nước ấm 25 – 30oC cho cây mỗi ngày. Tưới nước thường xuyên, buổi sáng sớm và buổi chiều tối trong 1-2 tuần đầu.

+ Tưới nước sâu cho cây từ 2 – 3 lần/tuần, từ 3 – 4 lít nước/lần.

+ Thời tiết quá khô và nóng có thể tăng lượng nước tưới.

– Phân bón: kết hợp nhặt cỏ dại vun xới lấp kín phân bón, chú ý không nên bón phân sát gốc cây, bón cách gốc từ 15-20 cm

+ Bón lót : Bón phân chuồng + Ure + lân để cây mọc mầm khoẻ, rễ phát triển mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt.

+ Bón thúc: Chia làm 4 thời kỳ

Bón thúc 1: sau trồng 15-20 ngày

Bón thúc 2: khi cây bắt đầu ra hoa rộ

Bón thúc 3: bắt đầu thu quả

Bón thúc 4: sau khi thu hoạch rộ

– Làm giàn, tỉa lá

+ Cây 1,5-2 tháng tuổi thì tiến hành làm giàn chữ A với 3 nẹp ngang hay thanh sắt vòng tròn quanh chậu, cao 1,6-1,7m.

+ Buộc thân chính bằng dây mềm dọc theo cây dóc đứng cho cây leo giàn.

+ Tỉa bỏ nhánh phụ và lá già cho cây thông thoáng (để lại 1 thân chính và 2 nhánh cấp 1 ở sát dưới chùm hoa thứ nhất) giúp cây cho nhiều hoa, đậu nhiều lứa trái.

Thu hoạch và bảo quản

– 45-90 ngày sau trồng, quả sẽ xuất hiện, chuyển từ màu xanh, sau đó là vàng, hồng và cuối cùng là đỏ đậm. Khi quả chín hoàn toàn-chất lượng tốt nhất (đỏ đậm) thì thu hoạch.

– Cách thu hoạch: Khi quả chín hãy dùng dao hoặc kéo cắt quả. Hoặc có thể hái sớm hơn, giữ trong nhà để quả tự chín.

Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Bi

Kỹ thuật trồng cà chua bi

Trồng được nhiều vụ trong năm, sai quả với giá bán thường cao gấp 2-3 lần cà chua thông thường nên hiệu quả đưa lại rất cao

Cà chua bi (Cherry Tomato) là loại nhỏ của cà chua thông thường. Quả tròn hoặc dài, màu đỏ đều rất đẹp. Vị chua nhưng ngọt hơn cà chua thông thường.Cà chua Chery tuy quả nhỏ, nhưng dễ trồng, trồng được nhiều vụ trong năm, sai quả với giá bán thường cao gấp 2-3 lần cà chua thông thường nên hiệu quả đưa lại rất cao.

Thời vụ:Thời gian sinh trưởng khoảng từ 90-100 ngày, có thể trồng được 3 vụ trong năm:

Vụ xuân-hè: Gieo tháng 2-3; trồng tháng 3-4; thu hoạch tháng 5-6. Vụ sớm: Gieo tháng 7; trồng tháng 8; thu hoạch tháng 9-10. Vụ chính: Gieo hạt từ 20-25/9; trồng từ 18-22/10; thu hoạch tháng 12-1. Vụ muộn: Gieo hạt tháng 10; trồng tháng 11; thu hoạch tháng 2-3.

Có thể gieo hạt vào bầu, vào khay xốp hoặc trên luống ươm rồi nhổ đi trồng sau 20-22 ngày tuổi khi cây có 3-5 lá thật, cứng cáp, không sâu bệnh. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

Lên luống rộng 90-100cm, cao 20-25cm, rãnh rộng 30cm. Trên luống trồng hàng đôi với khoảng cách hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 35-40cm, tương ứng với mật độ 1.000-1.100 cây/sào Bắc bộ.

Bón lót cho 1 sào Bắc bộ cần 500-700kg phân chuồng hoai mục + 15-17kg supe lân + 2,5-3 kg đạm urê. Trộn đều các loại phân nói trên rồi bón đều vào hốc, lấp đất nhẹ trước khi trồng cây để tránh xót rễ.

Bón thúc nên chia làm 4 lần:

Lần 1 sau khi trồng 7-10 ngày, tưới 2 kg đạm urê hoà với nước phân chuồng pha loãng.

Lần 2 sau trồng 20-25 ngày, bón 3 kg đạm urê + 3 kg Kali. Bón cách gốc 10 cm, bón xong vun đất cao phủ kín phân kết hợp xới xáo, làm cỏ.

Lần 3 sau trồng 40 ngày (khi cây đã ra hoa rộ), bón 4kg đạm urê + 3kg Kali, bón cách gốc 10 cm, kết hợp xới nhẹ và vun gốc.

Lần 4 sau trồng 55-60 ngày, bón 3kg đạm urê + 3kg kali. Sau mỗi lần thu hoạch nên xới xáo và tưới bổ sung bằng phân đạm, phân kali và các loại phân bón qua lá.

Làm giàn: Giàn chữ A với 3 nẹp ngang, cao 1,6-1,7m, buộc thân chính bằng dây mềm dọc theo cây dóc đứng cho cây leo giŕn.

Tỉa nhánh: Tỉa bỏ nhánh phụ và lá già cho cây thông thoáng. Mỗi cây chỉ để lại 1 thân chính và 2 nhánh cấp 1 ở sát dưới chùm hoa thứ nhất, sau đó để cây ra nhiều nhánh sẽ cho nhiều hoa, đậu nhiều lứa trái.

Chú ý tưới nước đủ ẩm cho cà chua, không để ruộng bị úng ngập hoặc độ ẩm quá lớn. Thường xuyên phát hiện vŕ phòng trừ sâu bệnh kịp thời cho cà chua.

– Thu hoạch: Tùy theo mục đích sử dụng: Ăn tươi hay đóng lọ chế biến mà thu hái theo yêu cầu khách hàng (độ già quả, quả bắt đầu chuyển màu hồng nhạt). Hái nhẹ tay vào sáng sớm hoặc chiều mát 1. Kinh nghiệm tham khảo của thành viên hngat74

Để hạt giống nảy mầm tốt thì phải cho chúng uống nước. Có hai cách như sau:

Ngâm hạt cà chua vào nước trong vòng 15 – 20 phút, sau đó vớt hạt và ủ vào khăn ẩm. Sau 3 – 5 ngày, hạt nứt nanh, nảy mầm thì đem vùi vào đất. Cẩn thận để khỏi bị gãy mầm. Dùng giấy ăn nhúng vào nước cho ướt đều rồi trải vào đáy hộp nhựa (loại có nắp đậy). Sau đó, rắc hạt đều trên mặt giấy và đậy nắp để vào chỗ tối. Hàng ngày xịt nước cho ẩm đều mặt giấy và hạt. Sau vài ngày, hạt sẽ nứt nanh thì đem vùi vào đất.

Cà chua ko đậu quả ở nhiệt độ từ 30°C trở lên vì hạt phấn bị om (chín nhừ ý mà) và cũng ko đậu quả ở nhiệt độ <10°C vì hạt phấn bị lép.

Cà chua nở hoa và bung phấn bắt đầu từ 7 – 9am. Muốn rung cây để thụ phấn cho cà chua, bà con phải rung rinh vào thời điểm 8 – 9am. Sớm hơn cũng chả đậu quả mà muộn hơn cũng chả ăn thua 2. Kinh nghiệm tham khảo của thành viên aboxinh:

Quy Trình Kỹ Thuật Sx Cà Chua An Toàn

Các giống cà chua lai chất lượng cao mang lại thu nhập cao, ổn định cho nông dân Thủ đô

Các giống cà chua lai chất lượng cao mang lại thu nhập cao, ổn định cho nông dân Thủ đô

Trước đây, cà chua ở Hà Nội chủ yếu được SX ở vụ đông (chính vụ). Từ năm 1997, sự ra đời các giống cà chua lai chịu nóng trồng được nhiều vụ trong năm như cuộc “cách mạng” lớn thay đổi vị trí, cơ cấu giống cây này.

Trước đây, cà chua ở Hà Nội chủ yếu được SX ở vụ đông (chính vụ). Từ năm 1997, sự ra đời các giống cà chua lai chịu nóng trồng được nhiều vụ trong năm như cuộc “cách mạng” lớn thay đổi vị trí, cơ cấu giống cây này.

Từ đó, SX cà chua ở Hà Nội được triển khai ở các thời vụ hè thu, thu đông (các vụ sớm), vụ đông (chính vụ), vụ xuân hè (vụ muộn). Sản phẩm cà chua tươi cung cấp cho thị trường kéo dài từ đầu tháng 10 dương lịch tới đầu tháng 7 năm sau.

Từ năm 2008 – 2011 diễn ra cuộc “cách mạng” lần thứ hai của cây cà chua bằng việc ra đời các giống lai chất lượng cao cộng quy trình công nghệ phát triển đã mang đến tiềm năng phát triển rất lớn cho loài cây này. Qua đó, đưa SX cà chua chất lượng cao thành một nghề ổn định cho đông đảo nông dân thủ đô, tạo ra nhiều công ăn việc làm ở các mùa vụ với thu nhập cao gần như quanh năm.

Nhận thấy nhu cầu, tiềm năng của cây cà chua còn rất lớn, năm 2010 Sở NN-PTNT Hà Nội ban hành quyết định hướng dẫn quy trình kỹ thuật SX cà chua an toàn nhằm giúp người nông dân thủ đô SX ra sản phẩm có chất lượng và giá trị cao nhất.

Theo đó, thời vụ gieo trồng cà chua tại Hà Nội sớm từ tháng 7 đến đầu tháng 8, vụ chính cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 và thời vụ muộn từ tháng 11 đến giữa tháng 12. Nguồn giống nên sử dụng các giống chất lượng cao, lượng hạt giống cần từ 250 – 350 gr/ha, lượng cây giống cần từ 28.000 – 35.000 cây/ha (850 – 1.000 cây/sào Bắc bộ 360 m2). Hạt giống trước khi trồng cần được xử lý bằng nước ấm 40 – 45 độ C (3 sôi, 2 lạnh) trong khoảng thời gian từ 2 – 3 giờ sau đó với ra để ráo rồi đem gieo.

Với vườn ươm, trước tiên làm đất kỹ, tơi nhỏ kết hợp bón lót 100 kg phân chuồng ủ hoai mục/sào, lân 5 – 6 kg/sào Bắc bộ. Tốt nhất nên gieo hạt giống trong khay hoặc bầu để tiết kiệm giống (thành phần bầu gồm 40% đất + 30% phân chuồng + 25 % mùn mục + 5% lân và vôi).

Trong trường hợp phải sử dụng thuốc BVTV, giai đoạn đầu vụ (sau trồng, phân cành, ra hoa) cần chú ý các đối tượng sâu bệnh là dòi đục lá, sâu khoang, bệnh mốc sương. Ngoài ra cần theo dõi bệnh héo xanh, bệnh xoăn lá virus. Chi cục BVTV Hà Nội khuyến cáo sử dụng thuốc BVTV hóa học thế hệ mới, thảo mộc, sinh học và nguồn gốc sinh học theo khuyến cáo của Cục BVTV và Chi cục BVTV Hà Nội.

Mỗi bầu nên gieo 1 – 2 hạt. Gieo đều hạt với lượng từ 4 – 6 gr hạt/m2, gieo xong phủ một lớp rơm rạ băm ngắn, trấu hoặc lớp đất mỏng lên mặt luống. Chú ý phải thường xuyên giữ ẩm cho đất. Cây con khi được từ 1 – 2 lá thật thì tỉa bỏ cây xấu để mật độ 3 x 4 cm, khi cây giống có 5 – 6 lá thật thì đem trồng.

Đất phù hợp để SX cà chua là loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, tơi xốp, giầu mùn và dinh dưỡng, pH < 5,5. Dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật, làm đất kỹ, tơi nhỏ, lên luống cao 25 – 30 cm, mặt luống rộng từ 1,2 – 1,4m, bằng phẳng dễ thoát nước để tránh ngập úng khi gặp mưa.

Mật độ trồng cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 70 cm. Trong các đợt bón thúc, làm cỏ cần kết hợp vơ tỉa lá già, lá bị bệnh sương mai, lá bị dòi đục lá hại nặng đem tiêu hủy. Thường xuyên tưới ẩm từ sau khi trồng đến khi phân cành. Giai đoạn từ nở hoa và trong khi thu hoạch quả luôn giữ độ ẩm đất từ 80 – 85%.

Khi cà chua lớn, tiến hành làm giàn trước khi cà chua phân cành, ra hoa (sau trồng 25 – 30), cây giàn cắm xen vào 2 hàng cà chua, ngọn chụm hình chữ A, giàn cao 2,5 m trở lên, ngọn được buộc bằng dây mềm, buộc ngọn hướng lên trên. Khi cây có thân lá tốt thường xuyên buộc cây để tránh đổ và bảo vệ các tầng quả không bị chạm đất gây bụi bẩn.

Chú ý khi sử dụng thuốc phòng trừ: Cà chua ra hoa, đậu quả theo các đợt nên thời điểm xử lý sâu đục quả thích hợp nhất là vào các đợt hoa rộ. Việc sử dụng thuốc BVTV ở giai đoạn thu hoạch quả cần phải tính toán cân nhắc phù hợp với thời gian thu hoạch quả để đảm bảo đủ thời gian cách ly.

Về bón phân, chỉ sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục, tuyệt đối không dùng phân tươi, nước phân tươi, nước giải tươi để bón và tưới cho rau. Bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học. Đảm bảo thời gian cách ly với phân đạm urê ít nhất 7 – 10 ngày trước khi thu hoạch.

Nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển tiếp nên chọn đất luân canh với cây lúa nước, cây họ đậu và các cây trồng cạn khác và trồng cà chua gốc ghép để hạn chế bệnh héo xanh và xoăn lá. Kết hợp các đợt bón thúc cần vơ tỉa lá già, loại bỏ lá bị sâu, bệnh tạo cho ruộng thông thoáng, hạn chế sâu bệnh.

Dùng biện pháp thủ công như ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ sâu thấp (áp dụng với sâu khoang); phát hiện sớm và nhổ bỏ những cây bị bệnh héo xanh, xoăn lá virut đem tiêu hủy. Sử dụng bẫy pheromone để phòng trừ sâu xanh đục quả từ giai đoạn nụ hoa đến cuối vụ.

Theo Nông nghiệp Việt Nam

Quy Trình Kỹ Thuật Sản Xuất Cà Chua An Toàn

Cập nhật: 18/07/2012

Quy trình kỹ thuật sản xuất cà chua an toàn…

I. KỸ THUẬT SẢN XUẤT

1.1. Thời vụ gieo trồng

– Vụ sớm:  Gieo cuối tháng 7 –  đầu tháng 8.

– Vụ chính: Gieo cuối tháng 9 – đầutháng10.

– Vụ muộn: Gieo tháng 11 đến giữa tháng12.

1.2. Giống:

Nguồn giống: Sử dụng các giống chất lượng cao được cung ứng từ các Công ty có uy tín và một số giống địa phương trong nước.

– Lượng hạt giống cần từ 250 – 350g/ha, lượng cây giống cần từ 28.000-  35.000 cây/ha (850 – 1.000 cây/sào Bắc bộ).

1.3. Xử lý giống:

Xử lý hạt giống bằng nước ấm 45 – 500C(3 sôi, 2 lạnh) trong khoảng thời gian từ 2 -3 giờ sau đó với ra để ráo rồi đem gieo.

1.4.Vườn ươm:

– Làm đất trước khi gieo: Làm đất kỹ, tơi nhỏ kết hợp bón lót 100kg phân chuồng ủ hoai mục/sào, Super lân 5 – 6 kg/sào Bắc bộ.Tốt nhất nên gieo hạt giống trong khay hoặc bầu để tiết kiệm giống (thành phần bầu gồm: 40% đất + 30% phân chuồng + 25 % mùn mục + 5% lân và vôi). Mỗi bầu nên gieo 1 – 2 hạt.

– Gieo đều hạt với lượng từ 4 – 6gram hạt/m2, gieo xong phủ một lớp rơm rạ băm ngắn, trấu hoặc lớp đất mỏng lên mặt luống. Chú ý phải thường xuyên giữ ẩm cho đất.Cây con khi được từ 1-  2 lá thật thì tỉa bỏ cây xấu để mật độ 3 x 4 cm, khi cây giống có 5 – 6 lá thật thì đem trồng.

1.5.Làm đất, trồng cây

1.5.1. Kỹ thuật làm đất

– Đất phù hợp để sản xuất cà chua là loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, tơi xốp, giầu mùn và dinh dưỡng, pH < 5,5.

– Dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật; Làm đất kỹ, tơi nhỏ; lên luống cao 25 – 30 cm, mặt luống rộng từ 1,2 – 1,4m, bằng phẳng dễ thoát nước để tránh ngập úng khi gặp mưa.

1.5.2. Trồng cây

– Mật độ trồng: cây cách cây là 40cm,hàng cách hàng là 70 cm.

– Trong các đợt bón thúc, làm cỏ cần kết hợp vơ tỉa lá già, lá bị bệnh sương mai, lá bị dòi đục lá hại nặng đem tiêu hủy.

1.6. Tưới nước và chăm sóc

– Thường xuyên tưới ẩm từ sau khi trồng đến khi phân cành. Giai đoạn từ nở hoa và trong khi thu hoạch quả luôn giữ độ ẩm đất từ 80 – 85%.

– Làm giàn: Làm giàn trước khi cà chua phân cành,ra hoa (sau trồng 25 – 30 ngày), cây giàn cắm xen vào 2 hàng cà chua, ngọn chụm hình chữ A, giàn cao 2,5m trở lên, ngọn được buộc bằng dây mềm, buộc ngọn hướng lên trên. Khi cây có thân lá tốt thường xuyên buộc cây để tránh đổ và bảo vệ các tầng quả  không bị chạm đất gây bụi bẩn.

– Bấm ngọn tỉa cành: Trong vụ đông, nên để 2nhánh/cây, 7- 9 chùm hoa/cây, 4 – 5 quả/chùm với giống vô hạn, giống hữu hạn cây ít phân cành nên không cần thiết phải tỉa cành, nhưng trong vụ sớm phải tỉa cành đảm bảo ruộng thoáng.

1.7. Bón phân:

Chỉ sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục,tuyệt đối không dùng phân tươi, nước phân tươi, nước giải tươi để bón và tưới cho cây. Bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học.

Lượng bón và phương pháp bón như sau:

Loại phân

Lượng bón

Bón lót (%)

Bón thúc (%)

Ghi chú

(Kg/ha)

(kg/sào)

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

Phân chuồng   ủ hoai 10.000 – 12.000 300 – 400 100 – – – – – Thời gian bón thúc lần 1: khi cây bắt đầu phân cành.- Thời gian bón thúc lần 2: Khi xuất hiện nụ hoa.- Thời gian bón thúc lần 3: Sau thu quả đợt đầu (lứa 4 -5).- Thời gian bón thúc lần 4: Sau thu đợt quả chính (lứa 10 – 12).- Phân N.P.K Văn Điển: Tỷ lệ 5:10:3

Phân hữu cơ vi sinh. 980 – 1.200 35 – 40 – – 20 40 40

Đạm  urê 220 – 280 8 – 10 10 30 30 30 10

Super lân. 500 – 600 18 – 20 30 25 25 20 30

Kali sulfat 220 – 280 8 – 10 – – 30 35 35

NPK (Văn Điển, …) 1.200 – 1.500 45 – 50   25 – 30 25 20

– Thời gian bón thúc lần 4: Sau thu đợt quả chính (lứa 10 – 12).

– Phân N.P.K Văn Điển: Tỷ lệ 5:10:3Phân hữu cơ vi sinh.980 – 1.20035 – 40–204040Đạm  urê220 – 2808 – 101030303010Super lân.500 – 60018 – 203025252030Kali sulfat220 – 2808 – 10–303535NPK (Văn Điển, …)1.200 – 1.50045 – 50  25-302520

Chú ý: Đảm bảo thời gian cách ly với phân đạm urê ít nhất 7 – 10 ngày trước khi thu hoạch.

1.8. Phòng trừ sâu bệnh

1.8.1. Biện pháp canh tác,thủ công, sinh học:

– Nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển tiếp nên chọn đất luân canh với cây Lúa nước, cây họ Đậu và các cây trồng cạn khác và trồng cà chua gốc ghép để hạn chế bệnh héo xanh và xoăn lá.

– Kết hợp các đợt bón thúc cần vơ tỉa lá già, loại bỏ lá bị sâu, bệnh tạo cho ruộng thông thoáng,hạn chế sâu bệnh.

– Dùng biện pháp thủ công: ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ sâu thấp (áp dụng với sâu khoang); phát hiện sớm và nhổ bỏ những cây bị bệnh héo xanh, xoăn lá virut đem tiêu hủy.

– Sử dụng bẫy pheromone để phòng trừ sâu xanh đục quả từ giai đoạn nụ hoa đến cuối vụ.

1.8.2. Biện pháp sử dụng thuốc BVTV.

a- Giai đoạn đầu vụ (sau trồng – phân cành, ra hoa).

– Chú ý các đối tượng sâu bệnh là dòi đục lá, sâu khoang, bệnh mốc sương, ngoài ra cần theo dõi bệnh héo xanh, bệnh xoăn lá virut.

– Sử dụng thuốc BVTV thế hệ mới để phòng trừ khi mật độ sâu bệnh cao.

1.8.2.  Giai đoạn giữa – cuối vụ (hoa- quả)

– Sử dụng thuốc BVTV hóa học thế hệmới, thảo mộc, sinh học và nguồn gốc sinh học khi mật độ sâu bệnh cao:

* Chú ý khi sử dụng thuốc phòng trừ: Cà chua ra hoa, đậu quả theo các đợt nên thời điểm xử lý sâu đục quả thích hợp nhất là vào các đợt hoa rộ. Việc sử dụng thuốc BVTV ở giai đoạn thu hoạch quả cần phải tính toán cân nhắc phù hợp với thời gian thu hoạch quả để đảm bảo đủ thời gian cách ly.

1.9. Thu hoạch.

Thu hoạch đúng lúc,đúng lứa quả, khi cà chua chuyển sang mầu hồng hoặc đỏ không để dập nát, xây xát, để nơi khô mát, sau đó đóng vào bao bì sạch để vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

II. TIÊU CHUẨN (được áp dụng theo quy định tại Quyết định số 99/2008/QĐ – BNN, ngày 15/10/2008 của Bộ NN&PTNT) .

2.1.Chất lượng sản phẩm.

– Hàm lượng nitrat (NO3–): ≤150 mg/kg sản phẩm;

– Hàm lượng kim loại nặng: Asen: ≤1,0 mg/kg; Cadimi (Cd): ≤0,05 mg/kg;Chì (Pb): ≤ 0,1 mg/kg; thủy ngân (Hg): ≤0,05 mg/kg.

– Vi sinh vật gây hại: Salmonella: 0 CFU/g; Coliforms:≤200 CFU/g; E. coli: ≤10 CFU/g;

– Dư lượng thuốc BVTV: Dưới ngưỡng cho phép..

2.2.Đất trồng.

– Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất dưới ngưỡng cho phép: Asen (As): ≤ 12,0mg/kg đất khô; Cadimi (Cd): ≤2,0 mg/kg đất khô; chì (Pb): ≤ 70,0mg/kg đất khô; đồng (Cu): ≤ 50,0mg/kg đất khô; kẽm (Zn): ≤ 200mg/kg đất khô.

– Đất trồng không chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nguồn gây ô nhiễm như bãi rác, khu dân cư, nghĩa trang, bệnh viện, …

2.3. Nước tưới.

– Hàm lượng của một số kim loại nặng trong nước dưới ngưỡng cho phép: Thuỷ ngân (Hg): ≤ 0,001 mg/lít,cadimi (Cd): ≤ 0,01 mg/lít,Asen (As): ≤ 0,1 mg/lít, chì(Pb): ≤0,1 mg/lít.

– Hàm lượng nitrat (NO3–): ≤150 mg/kg sản phẩm;

– Hàm lượng kim loại nặng: Asen: ≤1,0 mg/kg; Cadimi (Cd): ≤0,05 mg/kg;Chì (Pb): ≤ 0,1 mg/kg; thủy ngân (Hg): ≤0,05 mg/kg.

– Vi sinh vật gây hại: Salmonella: 0 CFU/g; Coliforms:≤200 CFU/g; E. coli: ≤10 CFU/g;

– Dư lượng thuốc BVTV: Dưới ngưỡng cho phép..

2.2.Đất trồng.

– Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất dưới ngưỡng cho phép: Asen (As): ≤ 12,0mg/kg đất khô; Cadimi (Cd): ≤2,0 mg/kg đất khô; chì (Pb): ≤ 70,0mg/kg đất khô; đồng (Cu): ≤ 50,0mg/kg đất khô; kẽm (Zn): ≤ 200mg/kg đất khô.

– Đất trồng không chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nguồn gây ô nhiễm nhưbãi rác, khu dân cư, nghĩa trang, bệnh viện, …

2.3. Nước tưới.

Hàm lượng của một số kim loại nặng trong nước dưới ngưỡng cho phép: Thuỷ ngân (Hg): ≤ 0,001 mg/lít,cadimi (Cd): ≤ 0,01 mg/lít,Asen (As): ≤ 0,1 mg/lít, chì(Pb): ≤0,1 mg/lít.

Nguyễn Đức Bản-Nguồn www.khuyennonghanoi.gov.vn