– Bưởi thường trồng vào đầu và cuối mùa mưa, khi đất đủ ẩm thì tỷ lệ sống sót sẽ cao hơn. Tuy nhiên, nếu có đủ nước tưới thì có thể trồng quanh năm miễn là tránh thời điểm nắng nóng và rét đậm (nếu trồng trong mùa nắng mà đủ nước tưới, cây sẽ phát triển tốt hơn và ít bị sâu bệnh tấn công).
Sau khi đào hố, dùng 30g VD. TINH VÔI/hố hoặc rải 500g vôi bột/hố và phơi hố khoảng 10-15 ngày để tăng pH trong đất, cũng như ngăn ngừa nấm bệnh.
– Bón lót (phân bón cho 1 hố/1 gốc): Trộn đều lớp đất mặt với 5-10 kg phân chuồng đã ủ hoai với VD. TRICHODERMA (hoặc 1kg MASTER GREEN) + 30g VD. ĐÁNG ĐỒNG TIỀN + 300g Super Lân + 50g Vibasu lấp bằng miệng hố.
– Việc trộn phân lấp hố và xử lý côn trùng (kiến, mối,..) được thực hiện trước khi trồng ít nhất 15 ngày. Sau khi trồng, cần che mát cho cây nếu thời tiết nắng gắt. Tuy nhiên không nên che quá 50% ánh sáng và thường xuyên giữ ẩm liên tục cho cây khoảng 2 ngày/lần trong tháng đầu tiên. Từ tháng thứ 2 trở đi, tưới định kỳ 3-4 ngày/lần sẽ giúp cây nhanh bén rễ và phục hồi.
Trong giai đoạn kiến thiết, nhà vườn có thể tận dụng phần đất trống để xen cây trồng khác, nhưng phải hết sức lưu ý là trồng loại cây gì và mật độ bao nhiêu để cây bưởi không bị cạnh tranh dinh dưỡng, không bị sâu bệnh xâm hại và thiếu ánh sáng để quang hợp. Có như thế việc “lấy ngắn nuôi dài” mới phát huy tác dụng.
Dùng 1kg CAN SIÊU XANH + 500g VD. ĐÁNG ĐỒNG TIỀN hòa nước tưới cho 100-120 gốc cần tưới nước giữ ẩm để phân hòa tan nhanh, bộ rễ dễ dàng hấp thu dinh dưỡng một cách trọn vẹn và cơi đọt 1 bung đồng loạt, phát triển tối đa.
Trộn 100g NPK 20-20-15 + 30g VD. ĐÁNG ĐỒNG TIỀN bón vào 1 gốc. Giai đoạn này không nên bổ sung nhiều phân NPK, tránh trường hợp bộ rễ quen phân ngay từ đầu sẽ kém phát triển về sau.
Sau khi tưới phân khoảng 3 – 5 ngày, dùng 50ml 250ml VD. PHÂN TÍM + AMINO.1 /220 lít nước, phun ướt đều 2 mặt lá để thúc cây nhú đọt mới.
Pha 250ml 250g250g VD. SIÊU NHÚ ĐỌT + SUPER NUTRI + SUPER VI LƯỢNG (hoặc 250g MAGIÊ-KẼM) trong 220 lít nước và phun ướt đều 2 mặt lá định kỳ vào mỗi lần cây ra đọt non sẽ giúp cung cấp đa-trung-vi lượng, giúp cây đi đọt nhanh, đọt mập khỏe ; chống hiện tượng vàng đọt, teo tóp đọt, bộ lá phát triển xanh dày, đồng đều hơn.Ccó thể kết hợp với các loại sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật khác để phòng ngừa sâu bệnh cho vườn Bưởi.
+ Xen kẽ giữa các lần bón phân, sau khi bón phân 7-10 ngày thì tiến hành pha 800g CaCu-Zn trong 300 lít nước và tưới đều 5-7 lít/gốc để phòng ngừa bệnh vàng lá thối rễ, tăng pH và cải thiện cấu trúc đất. sử dụng 3 lần/năm ( đầu, giữa và cuối màu mưa).
để ngăn ngừa nấm bệnh tấn công trong vườn nên dùng 500ml VD. ĐỒNG ĐỎ pha vào 440 lít nước và phun đều trên tán lá khi cơi đọt khoảng 15-20 ngày tuổi (hoặc 1kg VD. ĐỒNG Chelate rải 120-150 gốc), sử dụng định kỳ ít nhất 3-4 lần/năm.
Đầu mùa mưa bón vôi bột cho vườn Bưởi với liều lượng 300g/gốc hoặc 30g VD. TINH VÔI/gốc, bón rải đều quanh gốc sẽ giúp ổn định pH đất.
Vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 5-6 DL) tiến hành bón phân chuồng đã ủ hoai với VD. TRICHODERMA với liều lượng 7-10kg/gốc (sử dụng VD. TRICHODERMA để ủ: 1kg/2-3 khối phân chuồng). Nếu không có nguồn phân chuồng, có thể thay thế 1kg MASTER GREEN + 30g VD. TRICHODERMA bón cho 1 gốc.
Mục tiêu kích thích cây cho ra 1-2 cơi đọt giúp cho cây nhanh phục hồi.
– Sát khuẩn đất, khử chua: Tiến hành bón vôi bột với liều 200g/gốc hoặc 50g rải cho 1 gốc. Sau một thời gian nuôi trái dài, bộ rễ đã hấp thu một lượng lớn dinh dưỡng trong đất, một phần khoáng chất bị rửa trôi và làm thay đổi cân bằng pH đất nên việc sử dụng vôi bột hoặc VD. TINH VÔI sẽ giúp nâng pH nhanh chóng . Đối với những vườn bưởi suy, kiệt sức do nuôi trái, sau khi bón vôi khoảng 10 ngày, cần bổ sung một lượng dinh dưỡng nhất định để giúp cây phục hồi, tạo điều kiện cho quá trình làm bông vụ tiếp theo.
Bón phân phục hồi sau thu hoạch:
– Bón phân lần thứ nhất (giúp phục hồi và tạo cơi đọt 1):
Dùng 1kg XÔ DÙ XANH + 500g VD. ĐÁNG ĐỒNG TIỀN pha trong 300 lít nước, tưới 5 lít/m đường kính tán, định kỳ thúc mỗi cơi đọt, giúp cây ra rễ mạnh, tái tạo bộ rễ mới, nhú đọt nhanh, đọt mập.
Sau khi tưới phân 5 ngày, như công thức trên 250ml VD chúng tôi + 250ml VD. SIÊU NHÚ ĐỌT + 250g VD. NUTRI trong 220 lít nước và phun đều mặt lá giúp bộ lá xanh dày, quang hợp mạnh (có thể kết hợp thêm thuốc trừ sâu vẽ bùa, rầy mềm, rầy chổng cánh, nhện,..). Khi cơi đọt 1 chuẩn bị già, dùng 300g trong 220 lít nước giúp lá già đồng loạt, lá xanh dày, hạn chế hiện tượng rụng lá khi nuôi trái sau này.
Sau khi tưới phân hoặc rải phân 20 ngày nên dùng 800g VD. CACU-Zn/220 lít nước, tưới 30-35 gốc giúp ngăn ngừa bệnh vàng lá thối rễ, phục hồi và tái sinh rễ non nhanh chóng.
Tùy thuộc vào độ tuổi, độ sung của cây và điều kiện thời tiết mà cây bưởi sẽ cho 1-2 cơi đọt trước khi ra hoa. Do đó khi chăm sóc cơi đọt 2, tiến hành tưới (hoặc bón phân) và phun kích thích cây bung đọt với liều lượng tương tự như khi áp dụng cho cơi đọt 1.
– Khi cơi đọt cuối chuyển sang lụa (khoảng 15-20 ngày tuổi), quý nhà vườn nên sử dụng phân có hàm lượng Lân và Kali cao (theo tỷ lệ 3:1) nhằm giúp cây chuyển nhanh từ giai đoạn sinh trưởng sang giai đoạn sinh sản. Dùng 300-500g Super Lân + 200g KCl + 200g VD. LÂN 86 rải cho 1 gốc, tưới nước giữ ẩm liên tục trong 5-7 ngày giúp phân nhanh hòa tan cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, sau đó ngưng tưới nước hoàn toàn (bưởi là cây cảm ứng điều kiện khô hạn để ra , đồng thời dùng 1kg PACLO SPEED 20 + 500g VD. LÂN 86 + 1kg VD. MKP pha trong 220 lít nước và phun qua lá sẽ giúp lá nhanh thành thục và phân hóa mầm hoa hiệu quả
– Sau 25-30 ngày cắt nước tùy vào độ sung hay suy của cây,nếu thấy cây có dấu hiệu xào lá hay cuốn kèn (2 mép lá úp vào nhau, lá hơi héo vào buổi chiều nhưng sáng mai không tươi lại hoàn toàn) thì tiến hành tưới nước mồi, trong 3 ngày đầu (ngày tưới hai lần), sau đó ngày thứ 4 trở đi tưới đẫm lại mỗi ngày một lần.
– Sau khi tưới đẫm, cây sẽ cảm ứng sinh trưởng và bắt đầu phát triển rễ tơ. Vào thời điểm này, nên kết hợp bổ sung dinh dưỡng để kích thích bộ rễ non phát triển
+ Lần 1
Trên tán lá pha 500g VD. RA HOA CCM pha vào 220 lít nước và phun sẽ giúp kích ra hoa đồng loạt, sau 5-7 ngày, phun lá công thức: 500g VD. RA HOA CCM + 50ml VD. PHÂN TÍM/220 lít nước giúp vọt hoa nhanh, sáng hoa. Sau 15 ngày trở đi, thường xuyên theo dõi khi thấy chồi già có hiện tượng ướm chồi non ra hoa là đạt yêu cầu.
Do ảnh hưởng của khô hạn, Bưởi ra hoa vào tháng 4-5 khi bắt đầu mùa mưa và thu hoạch vào tháng 11-12. Tuy nhiên, nếu kích thích ra hoa vào đầu mùa mưa để thu hoạch vào dịp tết thì giá bán sẻ cao, nhưng khả năng tượng hoa của cây bưởi sẽ gặp nhiều trở ngại do thời gian khô hạn chưa đủ để hình thành mầm hoa. Chính vì vậy mà biện pháp kích thích ra hoa mùa nghịch bằng cách “xiết nước” hoặc lợi dụng sự khô hạn giữa mùa sẽ cho kết quả không ổn định, sự ra hoa không tập trung. Sau đợt ra hoa đầu tiên nếu được bón phân và tưới nước thì cây bưởi sẽ tiếp tục ra hoa đợt hai và có thể ra hoa 4-5 đợt hoa/năm, ra hoa nhiều đợt và kéo dài hay cây Bưởi ra hoa quanh năm.
– Trường hợp cây Bưởi đang nuôi trái chuyền. Nếu thấy trên cây lá lụa không có bông và trái non thì sử dụng 1kg VD. LÂN 86/440 lít nước, tưới 5-6 lít/m đường kính tán 2 lần cách nhau khoảng 7-10 ngày thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa hiệu quả.
* Nguyên nhân rụng trái non:
(1) Mất cân đối về dinh dưỡng
+ Sau một thời gian dài tập trung dinh dưỡng để nuôi trái, cây bị kiệt sức. Do vậy, khi cây ra hoa và đậu trái, cây không đủ dinh dưỡng để nuôi toàn bộ lượng trái dẫn đến rụng trái.
+ Bón phân NPK nhiều làm cho cây bị sốc dinh dưỡng dễ dẫn đến rụng hoa và trái non.
(2) Sử dụng chất ức chế sinh trưởng khi xử lý ra hoa nghịch vụ.
(3) Sâu bệnh hại: Bệnh ghẻ nhám, bệnh loét, bọ trĩ, sâu vẽ bùa, rầy rệp, nhện đỏ gây hại.
Để hạn chế tình trạng rụng hoa, trái non ngoài việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, cân đối cần cung cấp thêm nguyên tố Bo trên lá để làm tăng thụ phấn, đậu trái:
Sau khi đậu trái 1-1,5 tháng, tiến hành dùng: – Tưới gốc:
300g NPK 20-20-15 + 30g VD. ĐỒNG TIỀN VÀNG/gốc, rải định kỳ 1 tháng/lần.
– Phun qua lá:
+ Công thức 2: Phun 50ml VD. PHÂN VÀNG + 250ml VD. FULVIC PLUS vào 220 lít nước, phun đều mặt lá.
– Sử dụng luân phiên công thức 1 và 2, phun cách nhau 10 ngày/lần đến trước khi thu hoạch 7 ngày giúp trái lớn nhanh, bóng trái, sáng da, con tép mọng nước, tăng năng suất.
– Trước thu hoạch 1 tháng pha 250g VD. KALI ĐEN/220 lít nước phun đều mặt lá sẽ giúp trái ngọt, nặng ký.
– Hàng năm, kết hợp với các lần bón phân sau 7-10 ngày nên dùng 1kg VD. CaCu-Zn/ 220 lít nước tưới quanh gốc 5-7 lít để hạn chế các mầm bệnh xâm hại cây trồng.
Bưởi là loại cây ăn trái lâu năm, nếu được chăm sóc tốt có thể khai thác lên tới 20-25 năm, vì thế việc đầu tư chăm sóc cây bưởi là vô cùng quan trọng giúp vườn bưởi bền, sung sức, trái bưởi to đẹp, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Nguồn: Công Ty Vì Dân