Top 6 # Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Ba Kích Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cây Ba Kích

Ba kích (Mã kích, Dây ruột gà) có tên khoa học là Morinda officinalis How, thuộc họ Cà phê – Rubiaceae.

Ba kích tím là một loại dược liệu quý có tác dụng ôn thận trợ dương, mạnh gân cốt, khử phong thấp, gân cốt yếu mềm, lưng gối mỏi đau, hỗ trợ thần kinh….

Ba kích có dạng dây leo thường xanh, thân cỏ sống nhiều năm, cuốn lên cây khác. Thân hình trụ tròn, phân nhánh nhiều. Cành non có lông thô màu nâu, cành già nhẵn không lông. Lá đơn nguyên, mọc đối chéo chữ thập, có cuống. Phiến lá hình elip thuôn dài, lá non màu tím có lông, lá già màu xanh không lông. Hoa nhỏ màu trắng ngà. Quả khi chín màu hồng. Rễ có thịt dầy, hình trụ tròn, cong và thắt thành từng đoạn như ruột gà, giữa có lõi dai. Rễ được sử dụng làm thuốc như một loài dược liệu quý. Mùa hoa quả: Tháng 4 đến tháng 12.

Ba kích mọc hoang nhiều dưới tán rừng thứ sinh nghèo kiệt, rừng khoanh nuôi phục hồi, có độ tàn che từ 0,3 – 0,5, ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn… Đây là loài cây ưa bóng khi cây non và ưa sáng khi trưởng thành, thích hợp với khí hậu nhiệt đới mưa mùa, phát triển tốt trên vùng đất ẩm mát và thoát nước tốt, thành phần cơ giới trung bình, tầng đất dày trên 1m, nhiều mùn, tơi xốp (đất feralit đỏ vàng và đất feralit giầu mùn trên núi). Tuyệt đối không trồng ở những nơi đất úng, bí chặt và không thoát được nước, trường hợp trồng trong vườn và ruộng nơi đất thấp cần lên luống cao trước khi trồng. Cây sinh trưởng sau 5 đến 7 năm mới cho thu hoạch, năng suất bình quân 8- 12kg củ tươi/gốc, càng để lâu năm sản lượng càng cao chất lượng dược liệu càng tốt.

II. Kỹ thuật trồng Ba kích tím

Việc chọn thời điểm nào để trồng còn phụ thuộc vào tuổi của cây giống:

+ Đối với vụ Xuân (tháng 3 -4): Thời tiết mát mẻ, độ ẩm lớn. Cây giống ít nhất phải đảm bảo trên 6 tháng tuổi. Cây cần được luyện trong thời gian khoảng 1 tháng (Đảo cây và điều chỉnh độ chiếu sáng lớn và độ ẩm đất thấp).

+ Đối với vụ Thu (tháng 8 -9): Thời tiết nắng nóng, mưa nhiều. Cây giống phải đảm bảo từ 10 đến 12 tháng tuổi. Cây phải được luyện trong điều kiện ánh sáng, độ ẩm gần với điều kiện trồng ngoài thực tiễn.

Cây giống không đủ tuổi, không được luyện cây trước khi trồng và trồng trong điều kiện thời tiết nắng nóng, độ ẩm thấp tỷ lệ sống thấp (dưới 60%)

Cây hom thân: chồi thứ cấp cao 20-25 cm, rễ dài 5-6 cm, có 5-6 cặp lá trở lên sau 2-3 tháng tuổi. Cây con từ hạt: 3-4 tháng tuổi, cây cao 20-25 cm, có 5-6 cặp lá, cây sinh trưởng tốt

* Thời vụ: Trồng vụ xuân hoặc thu, chọn những ngày râm mát hoặc mưa nhỏ.

+ Vụ Xuân: Chuẩn bị hố trồng khoảng tháng 1 – 2, nên chuẩn bị hố trồng trước khoảng 1 tháng. Thời gian trồng khoảng tháng 3 – 4.

+ Vụ Thu: Chuẩn bị hố trồng khoảng tháng 6 – 7, nên chuẩn bị hố trồng trước khoảng 1 tháng. Thời gian trồng khoảng tháng 8 – 9.

Mật độ trồng tuỳ thuộc vào phương thức trồng (trồng thuần hay trồng xen dưới tán), độ dốc của đất, độ dầy của tầng đất, độ phì của đất, khả năng chăm sóc.

+ Đối với trồng dưới tán cây (cây ăn quả trong vườn hộ, cây rừng tự nhiên, cây rừng trồng). Mật độ trồng khoảng 1000 – 4500 cây/ha.

+ Đối với trồng thuần trong điều kiện đất dốc trên 10 độ đến dưới 250, có đủ điều kiện tưới và thoát nước tốt. Mật độ khoảng 2500 – 5000 cây/ha.

+ Đối với đất có độ dốc dưới 10 độ, đất tốt, tầng đất dầy, thoát nước với điều kiện chăm sóc tốt: Mật độ trồng khoảng 5500 – 8.000 cây/ha.

– Trồng dưới tán cây (trồng xen)

+ Xử lý thực bì: Phát dọn theo rạch hoặc quanh hố với đường kính 1m, chú ý chừa cây để làm giá đỡ cho cây leo.

+ Làm đất: Hố đào kích cỡ 60 x 60 x 60 cm, bón lót 8-10 kg phân chuồng hoai + 0,3 kg supe lân cho mỗi hố.

+ Cách trồng: Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu (tránh để vỡ bầu), đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén chặt (mỗi hố 1 cây). Trồng xong tưới nước đẫm để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất được tốt. Dùng các vật liệu như rơm, rạ, che phủ cho cây, tưới nước hàng ngày trong15 ngày sau đó giảm dần. Cắm cọc tre hoặc gỗ dài 1,0-1,5m làm giá đỡ cho cây leo trước khi cây có thể bám vào các cây thân gỗ tầng cao. Sau khi cây bén rễ, cần định kỳ tưới thúc bằng nước phân chuồng hoặc phân đạm.

– Trồng thuần Ba kích (trồng thâm canh):

– Làm đất: Cày xới đất toàn diện để đảm bảo tơi xốp đất và diệt cỏ dại. Có thể đào rạch hoặc hố:

+ Trong điều kiện đất xấu và giữ ẩm kém nên đào rạch theo đường đồng mức với độ rộng 50 cm, sâu 50 cm. Khoảng cách giữa các rạch 1,6 – 1,8 m, khoảng cách giữa các cây 1,2 m

+ Trồng theo hố: Chia theo hàng với khoảng cách 1,5 – 2 m. Hố đào kích cỡ 60x60x60 cm, bón lót 8-10kg phân chuồng hoai + 0,3kg supe lân cho mỗi hố.

+ Trong điều kiện đất bằng, cần lên luống cao 20 – 30cm, rộng1,2 -1,5 m (trồng hàng đôi), có rãnh 50-60 cm để thoát nước, cây cách cây 0,8 – 1,2 m.

– Cách trồng (như đối với trồng xen) Có thể trồng xen với cây nông nghiệp và dược liệu ngắn ngày như lạc, đậu đỗ, Kim tiền thảo, địa liền,… trong năm đầu để hạn chế cỏ dại và che phủ đất giữ ẩm và hạn chế xói mòn rửa trôi đất. Trong điều kiện có thể, làm giàn leo bằng trụ cột bê tông và thép 6ly (bố trí giữa 2 hàng cây, khoảng cách giữa các trụ khoảng 10m).

* Chăm sóc sau trồng: Trong 2 năm đầu, cần làm cỏ xới đất quanh khóm cây, nhặt cỏ dại và diệt bỏ những cây chèn ép 3 – 4 lần/năm sau đó mỗi năm 2 – 3 lần. Năm thứ 2 trở đi bón bổ sung 3kg phân chuồng hoai + 0,3kg NPK che tủ gốc cẩn thận. Chú ý điều chỉnh độ che tán 30-50% tuỳ theo giai đoạn.

* Phòng trừ sâu bệnh: Ba kích ít khi bị bệnh. Nhưng có thể bị vàng lá khi thâm canh cao. Cần sử dụng Boocđô nồng độ 0,5% hoặc kết hợp với Benlat 0,1% để phun vào gốc và lá để phòng và trị. Ba kích thường bị Dế mèn và Chuột phá hại cần rắc vôi và có những biện pháp thích hợp để phòng chống hai đối tượng này.

(Theo Viên Nghiên Cứu Và Phát Triển Lâm Nghiệp)

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cây Ba Kích Thương Phẩm

Qua triển khai thực tế kết hợp với tài liệu tham khảo, tổ đề tài cùng với cán bộ kỹ thuật và các hộ đưa ra được quy trình kỹ thuật chung áp dụng đối với mô hình (trồng bằng hom) như sau:

1. Chọn hom và cắm bầu

Hom được cắt từ cây bố, mẹ từ 1 năm tuổi trở lên, là hom bánh tẻ, không sâu bệnh, thân ngọn mập. Sau đó đem ươm vào bầu đất đã chuẩn bị sẵn. Xếp bầu vào vườn ươm, che nắng bằng lưới đen (đảm bảo đủ ánh sáng cho cây quang hợp), tưới phun sương ngày 2-3 lần tùy cường độ nắng. Hom sau ươm từ 2-3 tháng có thể đem trồng, khi đó hom có chiều cao từ 15-25 cm, khỏe mạnh.

2. Kỹ thuật làm đất

Chọn đất feralit đỏ vàng trên núi thấp hoặc đất thịt nhẹ pha cát tơi xốp có tầng canh tác dày. Đất ẩm mát, cao, tốt nhất là đất đồi feralit giàu mùn. Phát đốt dọn sạch các loại cây tạp. Đất ruộng (nương bậc thang) được cày sâu nhưng không được lật tầng đế cày lên. Đất được làm ải từ cuối năm trước. Cày ải xong 5 – 7 ngày phải bừa ải giữ ẩm cho đất. Đến vụ trồng Ba kích phải bừa lại để đất nhỏ, tơi xốp, nhặt sạch các tạp chất trên ruộng, lên luống cao 20cm, mặt luống 60cm rãnh luốn 20cm, bổ hốc trên mặt luống trước khi trồng kích thước 30 x 30cm, sâu 20cm. Đất đồi dốc không cày làm đất mà cuốc hố theo hàng đồng mức cách nhau 1m, cách hàng 1,5-2m, kích thước hố 40 x 40cm, sâu 30cm. Cuốc hốc để ải trước khi trồng ít nhất 15 ngày.

3. Phân bón

– Bón lót: Phân chuồng hoai mục 15 – 20 tấn/ ha.

– Bón thúc: Ba năm đầu vào tháng 5 sau khi làm cỏ vun gốc tưới nước phân chuồng pha loãng (3 – 5 tấn/ha/năm) hoặc nước phân đạm urê pha loãng 20% (80 kg/ha/năm).

4. Mật độ khoảng cách trồng

Trồng trên đất canh tác tơi xốp thì hệ rễ Ba kích rất phát triển. Mật độ khoảng cách trồng thường là:

Mật độ 8.500 cây/ha với khoảng cách trồng 1 m x 1,2 m – 1cây.

Mật độ 10.000 cây/ha với khoảng cách 1 m x 1 m – 1 cây.

5. Kỹ thuật trồng

Đào hố 30 cm x 30 cm hoặc 40 cm x 40 cm, sâu 20 -30cm, đổ 2 – 3 kg phân chuồng hoai mục trộn với đất mùn (đất mật) đầy hố (không được để hố trũng đọng nước làm thối cổ rễ cây khi mưa). Mỗi hố trồng một cây đã được xé bỏ bầu, lấp đất đầy hố, lèn chặt gốc và tưới nước ngay. Trồng vào ngày trời râm mát càng tốt.

6. Chăm sóc và quản lý đồng ruộng

Cây trồng xong, cắm cây che nắng hoặc làm giàn che nắng ngay và tưới nước giữ ẩm khoảng 7-10 ngày. Tưới cây vào buổi sáng không tưới vào buổi chiều, phát hiện cây chết trồng giặm ngay. Mùa xuân năm thứ hai giặm lần cuối. Hàng năm làm cỏ, xới xáo, vun gốc cho cây vào tháng 5 và tháng 8.

Khi cây vươn ngọn cần cắm giàn leo. Vào cuối năm thứ hai hoặc đầu năm thứ ba, cắm giàn leo cho từng gốc gồm 3 cọc mỗi cọc dài 1,5-2 m cắm theo hình chóp nón cho cây leo tạo bụi lớn vào các năm sau.

Quản lý đồng ruộng: kiểm tra định kỳ, luôn vệ sinh đồng ruộng sạch cây cỏ và các phế thái các vật thể có nguy cơ gây ô nhiễm trên đồng ruộng. Chăm sóc đúng thời gian và đúng quy trình kỹ thuật, cung cấp đủ ẩm cho cây nhất là giai đoạn cây con và mùa nắng hạn.

7. Phòng trừ sâu bệnh

Trong hai năm đầu, kiểm tra thường xuyên để diệt trừ kịp thời sâu cắn ngọn và lá non. Từ năm thứ 3, cây đã tạo thành bụi khá lớn, sâu phá hoại không đáng kể. Sâu hại thường gặp là rệp làm thui ngọn và lá non, phòng trừ bằng cách rắc tro bếp vào buổi chiều. Cây bị bệnh nấm mắt cua làm đốm lá thì phun trừ bằng dung dịch boocđô.

Phòng trừ sâu bệnh bằng cách vệ sinh vườn sạch sẽ, thoát nước kịp thời và triệt để sau mưa.

8. Chế độ luân canh hoặc xen canh

Ba kích là cây trồng lâu năm, sau 5 – 6 năm mới khai thác. Nếu sản xuất thâm canh, sau thu hoạch chuyển sang trồng cây khác như Hà thủ ô đỏ, khoai lang, hoài sơn, 2 – 3 năm sau trồng lại. Có thể trồng xen canh với cây ăn quả hoặc cây công nghiệp, cây lâm nghiệp dài ngày. Ở Trung Quốc, người ta thường trồng xen các loại cây như: sắn, gừng, lạc, khoai sọ… vào ruộng trồng Ba kích.

Đối với các mô hình tham gia thực hiện đề tài, các hộ thường trồng xen canh với các loại cây ăn quả như: Na để che nắng cho cây con. Ngoài ra, xung quanh các luống cây Ba kích, các hộ trồng cây Đinh lăng, Nhân trần …

Mô hình hộ Lương Văn Tư – Đạo trù, Tam đảo

Cây sau 3 năm cho thu hoạch của hộ ông Nguyễn Văn Minh – Đồng Thõng – Đại đình – Tam Đảo

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Cây Ba Kích

Cây ba kích là một loại cây thuốc vô cùng quý hiếm được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian và dùng để ngâm rượu ba kích chữa một số bệnh thường gặp. Chính vì thế, việc tìm hiểu kỹ thuật trồng cây ba kích để giúp duy trì và nhân rộng giống cây này luôn được người nông dân, người yêu ba kích quan tâm.

Cây ba kích khi còn nhỏ ưa bóng râm,nhưng khi lớn lại ưa ánh sáng. Cây tồn tại và phát triển tốt ở điều kiện nhiệt độ từ 22,5° – 23,1°C, chịu được nhiệt độ tối thấp tuyệt đối – 2,8°C và tối cao tuyệt đối 41,4°C, với độ ẩm không khí trung bình từ 82- 89%, lượng mưa bình quân năm từ 1420,7 – 2574,5 mm. Ba kích ưa đất feralit đỏ vàng và đất feralit giầu mùn trên núi, đất thịt ẩm mát. Tùy vào đất đai, nguồn nước, nhân công tại mỗi địa phương mà sẽ ảnh hưởng tới năng suất trồng cây ba kích.

Chọn đất trồng thế nào là tốt để trồng cây ba kích

Vùng trung du và miền núi thấp phía Bắc là vùng phân bố tự nhiên của cây ba kích nên đây là vùng trồng cây ba kích phổ biến. Đất trồng là đất đồi núi độ cao dưới 600 m, tầng đất dày. Khu đất trồng cách xa khu dân cư, khu công nghiệp, không có nguy cơ gây ô nhiễm đất bởi các tác nhân ngoại cảnh khác (chăn thả gia súc, đổ chất thải khu dân cư, không dưới chân đường điện cao thế vv..).

Cây trồng trước đó ít nhất 3 năm có quy trình trồng trọt không gây ô nhiễm đất. Phân tích đánh giá thành phần đất không có nguy cơ nhiễm các yếu tố độc hại cho sản phẩm cây trồng (Hàm lượng kim loại năng, nitrat, vi sinh vật gây hại không vượt quá quy định). Quản lý chặt chẽ quá trình sử dụng đất và định kỳ đánh giá lại nền đất trồng.

Nước tưới cho vùng trồng cây ba kích sử dụng vào mùa khô cần đánh giá các nguồn nước suối cung cấp về thành phần và hàm lượng kim loại nặng, vi sinh vật gậy hại không vượt quá quy định. Nguồn nước mặt tràn vào vùng trồng ba kích trong mùa mưa cần được đánh giá có mang yếu tố gậy ô nhiễm không để có giải pháp phòng ngừa sớm (nước từ khu dân cư, từ vùng đổ phế thải, từ khu công nghiệp hoặc từ các vùng đang có ô nhiễm). Ngoài ra, nguồn nước dùng để trồng cây ba kích thường xuyên phải được kiểm tra đánh giá định kỳ.

Giống và kỹ thuật nhân giống khi trồng cây ba kích

Ba kích là cây thuốc có thể trồng bằng hạt và bằng hom thân. Trong sản xuất chủ yếu trồng bằng cây giống gieo ươm từ hạt, chỉ khi thiếu giống, tận dụng giống mới trồng cây ba kích bằng hom thân.Quả Ba kích được thu hoạch từ các cây mẹ lâu năm sinh trưởng phát triển bình thường, cây mẹ khỏe mạnh. Cần chọn quả chắc mẩy, không thối làm giống. Sau khi chà xát lớp vỏ quả, đãi sạch, loại bỏ hạt lép lửng, chỉ chọn những hạt mẩy làm giống (hạt được đổ vào thùng nước 3% muối ăn, chỉ lấy những hạt chim dưới đáy thùng, hạt được rửa sạch nước muối đem phơi dưới nắng nhẹ đến khô). Hạt giống được bảo quản trong kho lạnh.

Có thể gieo ươm hạt giống trực tiếp trên đồng ruộng. Cách tốt nhất để trồng cây ba kích là gieo ươm trong thùng cát, lượng hạt càng nhiều thì thùng càng phải lớn hoặc nhiều thùng, cát được làm sạch, khử trùng bằng cách rang hay sấy nóng, để nguội.

Thùng phía dưới để toàn cát, lượng nước thấm trong số cát này đạt bão hoà sẽ duy trì độ ẩm trong thùng lâu hơn. Hạt Ba kích khô ngâm nước 24 giờ, loại bỏ những hạt nổi và hạt lửng. Hạt vớt lên trộn đều với cát theo tỷ lệ 1/5, vẩy nước cho đủ ẩm, rải đều lượng giống trên mặt cát trong thùng sau đó rải một lớp cát mỏng lên trên, phun nhẹ nước cho đủ ẩm, đậy kín, để ở điều kiện trong nhà, trong vườn ươm có mái che.

Khi trồng cây ba kích nên chọn vườn ươm nơi mát mẻ, ít nắng, thoáng và có điều kiện theo dõi bảo vệ thường xuyên. Khi hạt ủ trong thùng cát bắt đầu mọc rễ, mầm, đổ cát và hạt ra, chọn hạt đã mọc mầm cho vào bầu, hạt chưa mọc mầm cho vào thùng ủ tiếp. Bầu là túi PE thủng 2 đầu kích thước 15 x 8 cm.

Đất vào bầu: Đất thịt vườn ươm (tốt nhất là đất đồi feralis vàng đỏ) cuốc lên, đập nhỏ, loại bỏ rễ cây, rễ cỏ và các tạp chất khác. Trộn với phân chuồng hoai mục theo tỉ lệ 3/1, trộn đều đổ đất vào bầu.

Cách thứ hai: Khi hạt trong thùng cát nảy mầm có đôi lá thứ nhất xoè to và bắt đầu có đôi lá thứ hai, nhẹ nhàng nhổ từng cây lên trồng vào bầu.

Sau khi cây mầm đã vào bầu, đem bầu xếp thành luống ở vườn ươm. Luống chìm 1/3 bầu để giữ bầu khỏi đổ và giữ ẩm tốt. Vườn ươm phải được vệ sinh sạch sẽ, rào chắn cẩn thận.

Thường xuyên tưới nước giữ ẩm, làm sạch cỏ dại và phải che nắng cho cây con không để ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Chú ý chống ủng cho vườn ươm triệt để sau cơn mưa và phòng trừ sâu, chuột cắn cây con.

Cây con cao 20 – 30 cm bắt đầu vươn ngọn leo, thân mập khoẻ, không dấu hiệu sâu bệnh, là đạt tiêu chuẩn cây giống đưa ra trồng ở ruộng sản xuất.

Chặt thân cây Ba kích 2-3 tuổi thành các đoạn ngắn, mỗi đoạn có 3 – 4 mắt đem trồng. Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở Trung Quốc. Ngoài ra, ở Trung Quốc còn có phương pháp nhân giống bằng rễ.

Cụ thể về kỹ thuật trồng cây ba kích

-Thời vụ trồng

Thời vụ gieo ươm hạt vào tháng 1 hàng năm để mùa xuân hè tháng 5-7 có cây xuất đi trồng, đảm bảo tỷ lệ cây sống cao, sinh trưởng thuận lợi, đồng thời đỡ tốn công chăm sóc cây con trên diện tích lớn. Cây gieo ươm muộn từ năm trước đủ tiêu chuẩn cây con trồng vào tháng 4-6.

– Kỹ thuật làm đất

Chọn đất feralit đỏ vàng trên núi thấp hoặc đất thịt nhẹ pha cát tơi xốp có tầng canh tác dày để trồng cây ba kích. Đất ẩm mát, cao, tốt nhất là đất đồi feralit giàu mùn. Phát đốt dọn sạch các loại cây tạp. Đất ruộng (nương bậc thang) được cày sâu nhưng không được lật tầng đế cày lên. Đất được làm ải từ cuối năm trước. Cày ải xong 5 – 7 ngày phải bừa ải giữ ẩm cho đất. Đến vụ trồng Ba kích phải bừa lại để đất nhỏ, tơi xốp, nhặt sạch các tạp chất trên ruộng, lên luống cao 20cm, mặt luống 60cm rãnh luốn 20cm, bổ hốc trên mặt luống trước khi trồng kích thước 30 x 30cm sâu 20cm. Đất đồi dốc không cày làm đất mà cuốc hố theo hàng đồng mức cách nhau 1m, cách hàng 1,5-2m, kích thước hố 40 x 40cm sâu 30cm. Cuốc hốc để ải trước khi trồng ít nhất 15 ngày.

Bón lót: Phân chuồng hoai mục 15 – 20 tấn/ ha.

Bón thúc: Ba năm đầu vào tháng 5 sau khi làm cỏ vun gốc tưới nước phân chuồng pha loãng (3 – 5 tấn/ha/năm) hoặc nước phân đạm urê pha loãng 20% (80 kg/ha/năm).

– Mật độ khoảng cách trồng

Trồng trên đất canh tác tơi xốp thì hệ rễ Ba kích rất phát triển. Mật độ khoảng cách trồng thường là:

Mật độ 8.500 cây/ha với khoảng cách trồng 1 m x 1,2 m – 1cây.

Mật độ 10.000 cây/ha với khoảng cách 1 m x 1 m – 1 cây.

– Kỹ thuật trồng

Đào hố 30 cm x 30 cm hoặc 40 cm x 40 cm, sâu 20 -30cm, đổ 2 – 3 kg phân chuồng hoai mục trộn với đất mùn (đất mật) đầy hố (không được để hố trũng đọng nước làm thối cổ rễ cây khi mưa). Mỗi hố trồng một cây đã được xé bỏ bầu, lấp đất đầy hố, lèn chặt gốc và tưới nước ngay. Trồng cây ba kích vào ngày trời râm mát càng tốt.

– Chăm sóc và quản lý đồng ruộng

Cây trồng xong, cắm cây che nắng hoặc làm giàn che nắng ngay và tưới nước giữ ẩm khoảng 7-10 ngày. Tưới cây vào buổi sáng không tưới vào buổi chiều, phát hiện cây chết trồng giặm ngay. Mùa xuân năm thứ hai giặm lần cuối. Hàng năm làm cỏ, xới xáo, vun gốc cho cây vào tháng 5 và tháng 8.

Khi cây vươn ngọn cần cắm giàn leo: Vào cuối năm thứ hai hoặc đầu năm thứ ba trồng cây ba kích, cắm giàn leo cho từng gốc gồm 3 cọc mỗi cọc dài 1,5-2 m cắm theo hình chóp nón cho cây leo tạo bụi lớn vào các năm sau.

Quản lý đồng ruộng: kiểm tra định kỳ, luôn vệ sinh đồng ruộng sạch cây cỏ và các phế thái các vật thể có nguy cơ gây ô nhiễm trên đồng ruộng. Chăm sóc đúng thời gian và đúng quy trình kỹ thuật, cung cấp đủ ẩm cho cây nhất là giai đoạn cây con và mùa nắng hạn.

-Phòng trừ sâu bệnh

Trong hai năm đầu, kiểm tra thường xuyên để diệt trừ kịp thời sâu cắn ngọn và lá non. Từ năm thứ 3, cây đã tạo thành bụi khá lớn, sâu phá hoại không đáng kể. Sâu hại thường gặp là rệp làm thui ngọn và lá non, phòng trừ bằng cách rắc tro bếp vào buổi chiều. Cây bị bệnh nấm mắt cua làm đốm lá thì phun trừ bằng dung dịch boocđô.

Phòng trừ sâu bệnh bằng cách vệ sinh vườn sạch sẽ, thoát nước kịp thời và triệt để sau mưa.

-. Chế độ luân canh hoặc xen canh

Ba kích là cây trồng lâu năm, sau 5 – 6 năm mới khai thác. Nếu sản xuất thâm canh, sau thu hoạch chuyển sang trồng cây khác như Hà thủ ô đỏ, khoai lang, hoài sơn, 2 – 3 năm sau trồng lại. Có thể trồng xen canh với cây ăn quả hoặc cây công nghiệp , cây lâm nghiệp dài ngày. ở Trung Quốc, người ta thường trồng xen các loại cây như: sắn, gừng, lạc, khoai sọ… vào ruộng trồng cây ba kích.

-. Thu hoạch, chế biến bảo quản

Cây trồng sau 5 năm có thể thu hoạch được. Thời vụ thu hoạch vào giai đoạn sau khi quả chín (tháng 10- 11). Đào rộng cần tránh làm sây sát, đứt đoạn rễ ở nhiều chỗ.

Thế mới thấy, để trồng cây ba kích tươi tốt không phải chuyện dễ dàng, cần có sự chăm chỉ, cẩn thận và độ khéo léo. Chính vì thế, việc khai thác, đào củ ba kích cũng nên được thực hiện hợp lý, có quy trình, không phá hủy cả cây để luôn duy trì được sự sống tiếp diễn của loại cây quý này.

Nếu quý khách có nhu cầu mua ba kích tím Quảng Ninh chính hãng. Hãy liên hệ với công ty rượu Trúc Bạch (công ty hàng đầu tại Việt Nam chuyên cung cấp các đồ ngâm chính hãng chất lượng 100%) để nhận được giá ưu đãi tốt nhất trên thị trường hiện nay.

Dòng sản phẩm được chúng tôi lựa chọn những của ba kích chất lượng nhất từ các cánh đồng ba kích tại Tiên Yên – Ba Chẽ – Quảng Ninh nên quý khách hoàn toàn yên tâm về chất lượng.

Bên cạnh đó chúng tôi còn hỗ trợ giao hàng tận nơi và hướng dẫn cách ngâm củ ba kích đúng cách cho quý khách có nhu cầu.

Ngõ 390 Trường Chinh – Quận Đống Đa – TP Hà Nội

Mr Đạt: 0989 072 333 – MS Hằng: 098 678 0959 – Chú Đức: 090 414 0216

Kĩ Thuật Trồng Cây Ba Kích

Cây ba kích có tên thường gọi: mã kích, dây ruột gà). Tên khoa học là Morinda officinalis How, thuộc họ Cà phê – Rubiaceae.

Cây ba kích là loại cây thân cỏ, dây leo màu xanh, thân hình trụ, nhiều nhánh. Cành cây non có nhiều lông, thân già nhẵn lông. Lá mọc đối chéo, phiến lá có lông và màu tím, thon dài. Hoa nhỏ li ti màu trắng ngà. Có qủa chín màu hồng. rễ có thịt dầy hình trụ tròn, cong, thành thành từng đoạn như ruột già, bên trong rễ có lõ.

Cây ba kích mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn…

Ba kích là loài cây ưa bóng và ưa ánh sáng, thích hợp với khí hậu nhiệt đới mưa mùa, phát triển tốt trên vùng đất ẩm mát và thoát nước tốt.

Cây thích hợp với đất nhiều mùn, tơi xốp (đất feralit đỏ vàng và đất feralit giầu mùn trên núi). Cây không nên trồng ở những nơi đất úng, bí chặt và không thoát được nước.

Bộ phận sử dụng: Rễ, củ

Trị thận hư, đau lưng

Bổ thận, tráng dương, tốt cho sinh lí, mạnh gân cốt

Đau nhức xương khớp, mỏi mệt ở người già

Ba kích nâng cao sức đề kháng

Ngoài ra cây ba kích được dùng làm thuốc có tác dụng bổ trí não, trợ dương, ích tinh, mạnh, lưng gối mỏi, tê bại, phong thấp, thần kinh suy nhược, mất ngủ, tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều, bị trúng phong, ho suyễn, chóng mặt, …

Trồng vụ xuân hoặc thu

Vụ Xuân trồng khoảng tháng 3 – 4.

Vụ Thu: trồng khoảng tháng 8 – 9.

Hạt ba kích gieo trong bầu đất

Lấy hạt giống từ những cây 5 tuổi trở lên

Chọn quả chín đỏ

Đem ủ cho chín nhũn ra, đem chà sát và rửa sạch, đãi lấy hạt rồi đem phơi khô

Gieo hạt trên khay cát hoặc gieo trực tiếp trên luống cách nhau 15cm rồi lấp kín lại

Tạo cây con từ hạt

Lấy giống hạt giống những cây từ 5 tuổi trở lên, chọn quả chín đỏ lấy về ủ vài ngày cho chín nhũn rồi đem chà xát và rửa sạch, đãi lấy hạt phơi khô, gieo hạt trên khay cát hoặc trên luống theo rạch cách nhau 15cm, hạt dày 3-5cm lấp đất kín lại

Nhớ phủ rơm và tưới nước cho đủ ẩm

Gieo hạt thẳng vào bầu có thành phần 78% đất mặt tốt với 20% phân chuồng hoai mục và 2% Supe lân theo khối lượng.

Chuẩn bị cây giống con từ hom:

Lấy hom từ cây mẹ 3 năm tuổi trở lên, đoạn từ gốc đến hết phần bánh tẻ của thân, chọn cắt thành từng đoạn dài 25-35cm, to trên 3mm, có từ 1-3 lóng gồm 2-4 mắt, cắt bỏ bớt lá, ươm hom vào bầu hay trên luống đã chuẩn bị sẵn theo rạch, cắm hom sâu 7-10cm, rạch nọ cách rạch kia 20-30cm.

Che bóng và tưới nước ẩm thường xuyên, sau 20-25 ngày hom ra rễ và nảy chồi.

Cây chồi non đạt chiều cao 20-25cm, có 5-6 cặp lá trở lên và bộ rễ đã ổn định có thể bứng đem trồng.

Chú ý khi trồng cây ba kích:

Trồng vụ xuân cây giống non đảm bảo trên 6 tháng tuổi

Trồng vụ thu, cây giống non đảm bảo từ 10-12 tháng tuổi

Chuẩn bị hố trồng

Nếu trồng vụ xuân( tháng 3-4) : Chuẩn bị hố trồng khoảng tháng 1,2

Nếu trồng vụ thu( tháng 8-9): chuẩn bị hố trồng tháng 6,7

Phát dọn quanh hố trồng, để lại chỗ chừa để làm giá đỡ cho ba kích bám leo,

Hố đào để trồng cây ba kích cần kích thước 40 x 40 x 40cm, bón lót 3-5kg phân chuồng hoai và 0,2kg supe lân mỗi hố.

Khoảng cách giữa các hố 1,5 x 1,5m hay 1 x 2m.

Trồng cây ba kích thành luống và được mắc giàn leo

B1: Chọn thời điểm trời mát hoặc có mưa nhỏ vụ xuân thu để trồng ba kích

B2: Trộn phận với đất đều nhau trồng mỗi hố đã chuẩn bị như trên 1 cây

B3: Xé bỏ bầu, lấp kín đất, nén chặt vừa phải xung quanh gốc

B4: Phủ rơm rạ lên kín miệng hố để giữ ẩm và hạn chế vỏ

Khi ba kích vươn cao, cần cắm que làm giá thể cho cây leo.

Khi cây trồng đã phát triển ổn định, kiểm tra để dặm lại những cây bị chết,

Làm cỏ sạch sẽ để cây đủ dinh dưỡng phát triển

Xới đất quanh gốc và bón thúc theo định kỳ,

Chăm sóc theo dõi thường xuyên để phòng trừ sâu bệnh và bảo vệ cây trồng

Tưới thường xuyên để cây đủ độ ẩm và phát triển tốt

Ba kích được thu hoạch thường sau 3 năm trồng hoặc lâu hơn tùy theo năng suất, càng để lâu càng cho năng suất và chất lượng tốt hơn

Đào củ

Rửa sạch

Phơi nắng nhẹ hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp cho đến thật khô

Bảo quản:

Bao gói kỹ để giữ hương vị, cất trữ nơi khô ráo, thoáng mát.

Ba kích thiên 30g, thịt trai 300g, gừng tươi, gia vị, nước đủ dùng. Thịt trai rửa sạch, thái miếng. Ba kích rửa sạch.

Cho tất cả vào nồi nước đã đun sôi, rồi vặn nhỏ lửa hầm khoảng 3 giờ, nêm gia vị vào là dùng được. Ăn cùng với cơm. Món ăn có công dụng chữa trị liệt dương, giúp bổ thận dương.

Lá ba kích 30g, đường đỏ. Lá ba kích rửa sạch, bỏ vào nồi, đổ vào 200ml nước.

Dùng lửa lớn nấu sôi, sau đó vặn nhỏ lửa nấu 5 phút, thêm chút đường đỏ vào là được. Uống thay trà. Công dụng: bổ can, thận, giảm huyết áp.

Mang củ ba kích tía ngâm với rượu nếp, để 1 tháng là dùng được. Rượu giúp con người ta cường gân cốt, bổ thận, tráng dương.

Xem đầy đủ: Cách ngâm rượu ba kích chuẩn tại nhà

Ba kích hầm đuôi lợn, đậu đen

Đuôi lợn 50g, đỗ trọng 20g, ba kích, tục đoạn 20g, nhục thung dung 20g, đậu đen 30g, gia vị vừa đủ.

Đuôi lợn rửa sạch đem hầm với các vị thuốc trên nêm gia vị vừa dùng. Dùng liên tục 7 – 10 ngày. Công dụng: bổ thận, sinh tinh.

Thịt dê 100g, ba kích khô 15g, gạo tẻ 150g. Thịt dê thái nhỏ ướp gia vị, ba kích buộc vào túi vải.

Cho tất cả vào nồi hầm thành cháo, nêm gia vị là ăn được. Món cháo có công dụng bổ tỳ thận, sinh tinh.