Top 11 # Quy Trình Chế Phẩm Sinh Học Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Quy Trình Ủ Phân Gà Bằng Chế Phẩm Sinh Học Weviro

– Phân khô không có trấu: 5 lít WEVIRO dùng cho 1 – 1,5 m 3 phân.

– Phân khô có trấu: Dùng 5 lít WEVIRO cho 1 m 3 phân.

– Phân ướt: Dùng 5 lít WEVIRO với 2,5 – 3,0 m 3 phân.

Phun WEVIRO lên phân gà sau đó trộn đều và ủ kín từ 30 – 45 ngày.

Phun WEVIRO theo từng lớp phân dày khoảng 15 – 20 cm. Sau đó nén chặt và ủ kín với thời gian từ 30 – 45 ngày.

Bước 1: Làm ướt lượng phân cần ủ (đảm bảo khoảng 60 – 70% ẩm độ).

Bước 3: Nén chặt đống phân ủ (bằng các dùng xẻng nén, hoặc dùng chân nén, hay một số biện pháp khác sao cho càng nén chặt đống ủ càng tốt).

Bước 4: Tiến hành ủ bằng cách đậy kín (có thể dùng đất, bùn để trét kín…).

+ Trong 10 ngày đầu phải thật kín.

+ Thời gian sau không cần phải ủ kín nhưng phải đậy và che chắn.

+ Trong suốt quá trình ủ sẽ sinh ra một số lượng nước vì thế cần cần phải đảm bảo độ thoát nước cho đống ủ. Tốt nhất là cho đống ủ tiếp xúc với mặt đất. Nếu ủ bằng máng, hầm bằng xi măng thì cần có lỗ lưới thoát nước.

+ Khoảng 10 ngày sau khi ủ, kiểm tra lại độ ẩm của đống ủ. Nếu đống ủ quá khô phải rưới thêm nước (đảm bảo ẩm độ 60 – 70 %) và kết hợp với việc đảo sơ đống ủ sau đó ủ kín trở lại.

Bỏ qua bước 1. Các bước còn lại đảm bảo tương tự.

Làm tương tự như cách 1. Nhưng ở bước 2 thì phun WEVIRO theo từng lớp dày 15 – 20 cm.

oOo

Quý khách hàng thân mến,

Trung tâm Chế phẩm Sinh học chúng tôi nhận cung cấp hàng hóa theo số lượng sỉ với mức giá ưu đãi cao, nhằm phục vụ nhu cầu của Quý doanh nghiệp, trang trại, nhà vườn, hợp tác xã, hội nông dân, hội khuyến nông… Quý khách hàng có nhu cầu đặt hàng với số lượng lớn phục vụ cho doanh nghiệp/tổ chức/trang trại/nông trại… hoặc hợp tác phân phối bán lẻ sản phẩm tại địa phương, vui lòng liên hệ ngay để được hỗ trợ:

Quy Trình Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học Vườn Sinh Thái Cho Ong Mật

2.1 Cho ong ăn bằng Xiro đường: Vào mùa mưa hoặc vùng không có hoa cho mật ta phải bổ sung mật bằng phương pháp cho ăn xirô đường. Cứ 1kg đường trộn với 0,8 lít nước sạch đã pha với 1ml chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái ta được hỗn hợp xirô đường, bỏ vào máng để trên xà cầu cho ong tự bò lên ăn, cho ăn vào chiều tối.

2.2 Cho ong ăn bằng hỗn hợp phấn hoa nhân tạo

Phương pháp cho ăn trong cầu: Lấy cầu không ra và đưa hỗn hợp phấn nhân tạo khô vào cầu. Hỗn hợp phấn hoa nhân tạo pha chế theo cách sau:

+ Đậu nành (rang và xay nhỏ mịn) 10kg.

+ Phấn hoa khô 2kg.

+ 10 – 12 ml chế phẩm “Vườn Sinh Thái” (pha với 1 ít nước rồi trộn với hỗn hợp trên).

Hỗn hợp sau khi pha chộn để 15 phút rồi xoa đều trên mặt cầu và rưới nước mật loãng lên trên cho ướt hết mặt cầu. Sau đó đưa cầu phấn này vào vị trí cầu phấn.

Chú ý trước khi sử dụng chế phẩm sinh học vườn sinh thái:

– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

– Trước khi sử dụng lắc đều chai chế phẩm sinh học .

– Thức ăn đã pha trộn chế phẩm sinh học phải sử dụng trước 48h.

– Cho ăn cách nhật, tuần cho ăn từ 3 – 4 bữa cùng với chế phẩm sinh học và cho ăn vào bữa chiều tối.

– Cách tính lượng chế phẩm sinh học cần dùng cho nuôi ong là căn cứ vào lượng thức ăn mà đàn ong ăn hết trong 01 bữa, chứ không căn cứ vào số lượng con/đàn hay đàn to hay bé.

– Khi trộn chế phẩm sinh học xong phải để trong 15 phút rồi mới cho ong ăn.

– Nếu ong mang bệnh cần phải dùng thuốc đặc trị để chữa bệnh, sau khi khỏi từ 3 – 5 ngày mới sử dụng chế phẩm sinh học, không sử dụng chế phẩm sinh học khi ong bị bệnh.

Quy Trình Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học A4 Cho Cây Ớt

Ngày đăng: 2015-12-21 10:15:20

Hướng dẫn bà con sử dụng chế phẩm sinh học A4 cho cây ớt, giúp cây ớt tăng sức đề kháng, giảm sâu bệnh và tăng năng suất

1. Công dụng

Thúc đẩy bộ rễ phát triển tốt, cây con phát triển đều, giảm tỷ lệ chết cây con do nấm hại, lá to xanh và dày, hỗ trợ cây quang hợp tốt, tăng tỷ lệ đậu quả, giảm hiện tượng rụng quả, quả đều, chất lượng cao, kéo dài thời gian thu hoạch cho tăng năng suất từ 20 – 30% trở lên, giảm 30 – 40% chi phí phân bón và thuốc BVTV.

2. Quy trình sử dụng chế phẩm sinh học:

2.1 Xử lý đất:

Sau khi làm đất và bón phân lótdùng 5ml chế phẩm sinh học pha với 3 – 6 lít nước sạch phun đều xuống mặt luống hoặc rãnh trồng đã bón lót, sau 2 – 3 ngày mới xuống giống.

2.2 Thời kỳ cây con:

Khi cây được 3 – 4 lá thật, dùng 5ml chế phẩm sinh học pha với 12 – 15 lít nước phun đều 01 lượt. Phun 2 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày.

2.3. Thời kỳ trước khi ra hoa 7 – 10 ngày

Dùng 5ml chế phẩm sinh học pha với 10 lít nước sạch phun đều 1 lượt.

2.4. Thời kỳ đậu quả (quả nhỏ)

Dùng 5ml chế phẩm pha với 10 – 15 lít nước sạch phun đều 1 lượt, thời kỳ này phun 2 – 3 lần liên tiếp mỗi lần cách nhau từ 7 – 10 ngày.

2.5 Thời kỳ thu hoạch

Sau mỗi lần thu hoạch hoặc cách 4 – 7 ngày, dùng 5ml chế phẩm sinh học pha với 10 – 12 lít nước phun đều 01 lượt.

Chú ý:

– Trước khi phun chế phẩm sinh học “A4” cho cây trồng cần lắc đều chai chế phẩm sinh học.

– Dùng bình sạch, bình chuyên dùng để phun chế phẩm sinh học, không phun chung với bình phun thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc trừ cỏ.

– Phun chế phẩm sinh học dưới dạng sương mù, phun đều 01 lượt, không phun đi phun lại nhiều lượt. Phun trong 5h nếu gặp trời mưa cần phải phun bổ sung.

– Thời gian phun tốt nhất vào mùa hè là trước 8h sáng và sau 4 – 5h chiều. Về mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp nên phun sau 9h sáng và trước 4h chiều.

– Khi phun, pha đúng nồng độ, 5ml pha với 10 – 15 lít nước kết hợp với quan sát màu sắc lá để pha cho phù hợp nhưng chỉ dao động trong khoảng cho phép.

– Đối với cây trồng mang bệnh cần dùng thuốc đặc trị để chữa trị, sau khi khỏi bệnh từ 3 – 5 ngày mới được sử dụng chế phẩm.

– Cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng đồng thời kết hợp với quy trình bón phân hợp lý.

Sinh Hoc VN

TIN TỨC KHÁC :

Quy Trình Sản Xuất Chế Phẩm Sinh Học Xử Lý Vỏ Cà Phê Ở Quy Mô Nhỏ

Quy trình này là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp cơ sở: “Nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học sử dụng trong xử lý vỏ quả cà phê làm phân bón cho cây trồng“ do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên chủ trì. Đề tài này được thực hiện từ tháng 1 năm 2006 đến tháng 12 năm 2010.

Tên quy trình: Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học xử lý vỏ cà phê ở quy mô nhỏ

Tên đơn vị soạn thảo: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên – Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Các tác giả: Đào Thị Lan Hoa, Cù Thị Dần, Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Thị Thiên Trang, Nguyễn Thị Tiến Sỹ, Nguyễn Xuân Hòa, Võ Thị Kim Oanh, và cộng sự.

Tên cơ quan ban hành: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên

QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHẾ PHẨM SINH HỌC XỬ LÝ VỎ CÀ PHÊ Ở QUY MÔ NHỎ

1.1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

Quy trình này được áp dụng để sản xuất chế phẩm sinh học xử lý vỏ cà phê ở quy mô nhỏ tại các cơ sở nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật.

1.2. Cơ sở xây dựng quy trình

Quy trình được xây dựng, đúc kết dựa trên kết quả của đề tài và tham khảo tài liệu về sản xuất chế phẩm sinh học.

1.3. Mục tiêu kinh tế kỹ thuật

Quy trình dễ áp dụng, có khả năng áp dụng ở các đơn vị có đầy đủ điều kiện về nhân lực và trang thiết bị nghiên cứu vi sinh vật.

– Các chủng vi sinh vật được WASI chọn lọc:

+ 6 ký hiệu mẫu xạ khuẩn ( Streptomyces spp.): SPC13, SPC29, SPC41, SPC72, SPC82, SVC18

+ 5 ký hiệu mẫu nấm ( Aspergillus spp.): NP7, NV4, NV5, NV6, NV19

+ 4 ký hiệu mẫu vi khuẩn ( Bacillus spp.): VP8, VV18, VV26, VV36

2.2. Trang thiết bị, dụng cụ

– Trang thiết bị phục vụ nghiên cứu vi sinh vật: nồi hấp, tủ cấy, tủ định ôn, tủ bảo quản mẫu, kính hiển vi, cân kỹ thuật, máy đo pH, máy lắc…

– Dụng cụ: đĩa petri, ống nghiệm, bình tam giác, chai thủy tinh duran, que cấy, dao scapel, pipet điện tử, thùng gỗ, bạt

Từ các chủng vi sinh vật gốc được chọn lọc, bao gồm: 6 ký hiệu mẫu xạ khuẩn, 5 ký hiệu mẫu nấm mốc, 4 ký hiệu mẫu vi khuẩn. Đây là các mẫu có đặc tính sinh học tốt: Các ký hiệu xạ khuẩn có hoạt độ enzyme cao, có khả năng sinh trưởng tốt, chịu được nhiệt độ 50 oC, thích ứng pH 4 – 7; Các ký hiệu mẫu nấm và vi khuẩn có hoạt tính cellulase cao, có khả năng chịu nhiệt độ 70 o C và thích ứng pH 4 – 7.

Tiến hành nhân sinh khối các chủng vi sinh vật gốc trên môi trường đặc chuyên tính tương ứng trên đĩa petri. Xạ khuẩn được nuôi cấy trên môi trường xạ khuẩn trong thời gian từ 10 – 15 ngày. Nấm mốc được nuôi cấy trên môi trường PDA từ 5 – 7 ngày. Vi khuẩn được nuôi cấy trên môi trường vi khuẩn từ 5 – 7 ngày.

Tiến hành nhân sinh khối lỏng riêng biệt các chủng xạ khuẩn, nấm mốc và vi khuẩn trên các môi trường tương ứng với khoảng thời gian 3 ngày. Sau đó các chủng này tiếp tục được nhân sinh khối trên môi trường lỏng hỗn hợp trong thời gian 3 – 5 ngày. Hỗn hợp dịch nuôi cấy sẽ được trộn vào cơ chất (bắp cám trấu) đã được hấp khử trùng và ủ trong vòng 5 ngày. Trong thời gian này cần tiến hành đảo trộn cơ chất hàng ngày. Chất phụ gia được sử dụng là than bùn đã được hấp khử trùng, sẽ được trộn vào hỗn hợp cơ chất và ủ 1 ngày. Sau đó tiến hành phơi, đảo cho khô ở nhiệt độ phòng. Khi chế phẩm khô, tiến hành kiểm tra chất lượng và đóng gói, bảo quản và sử dụng để xử lý vỏ cà phê làm phân bón cho cây trồng.

Sơ đồ quy trình sản xuất chế phẩm sinh học xử lý vỏ cà phê ở quy mô nhỏ