Top 13 # Quy Trình Chăm Sóc Hoa Phong Lan Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Hoa Phong Lan Bản Địa

Hoa lan bản địa (lan rừng) là một trong những loài hoa cao cấp. Hoa phong lan có nguồn gốc ở những khu rừng nhiệt đới, thường sống trên cây tươi hoặc cây đã chết, trên kẽ đá, trên đất hoặc trên các thảm thực vật đã mục.

Phong lan là cây lưu niên hoa bền, đẹp, có hương thơm, là loài hoa có giá trị kinh tế cao. Phong lan có số lượng loài rất đa dạng, một số loài phổ biến hiện nay Đai Châu, Quế Lan Hương, Tam Bảo Sắc, lan Kiều, Phi Điệp, Đuôi Cáo.

– Nhiệt độ: Hoa lan ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp 20-30 oC, nhiệt độ giới hạn từ 15-35 o C.

– Ánh sáng: cây ưa ánh sáng tán xạ, thích hợp 60- 70% ánh sáng trực tiếp, ánh sáng trực tiếp với cường độ cao sẽ làm cây bị bỏng lá. Cường độ sáng phù hợp từ 8.000 – 12.000 lux. Tuy nhiên, nếu trồng trong điều kiện thiếu ánh sáng, cây sẽ tăng trưởng chậm và yếu, bộ rễ kém phát triển, cây khó ra hoa.

– Ẩm độ: Cây lan có khả năng chịu hạn khá tốt. Ẩm độ thích hợp cho cây phát triển là từ 40 – 80%, thích hợp nhất là 60 – 70%. Ẩm độ càng cao, rễ càng mọc nhanh và phát triển tốt tuy nhiên giá thể phải thật thông thoáng, thoát nước tốt.

– Dinh dưỡng: Hoa lan cần tất cả các loại dinh dưỡng cho cây sinh trưởng: N, P 20 5, K 2 0, trung lượng: Fe, Cu, Ca, vi lượng: Mn, Mg, Bo, Zn, các vitamin.

III. CÁC GIỐNG TRỒNG HIỆN NAY

Các giống hoa phong lan bản địa rất phong phú với các màu sắc khác nhau và thời gian nở hoa cũng khác nhau. Nên chọn nhiều chủng loại hoa trên vườn để đảm bào vườn lan có hoa nở quanh năm.

Các giống phong lan trồng phổ biến hiện nay là: Đai Châu, Quế Lan Hương, Tam Bảo Sắc, lan Kiều, Phi Điệp, Đuôi Cáo

4.1. Khung sườn giàn lan:

+ Cột bằng xi măng hay ống mạ kẽm, phi 48 làm cột nhà lưới. Cột cách cột 4m, chiều cao cột: 3,0- 3,5m. Ở chiều cao của cột khoảng 1,5 – 1,7 m từ mặt đất đặt thêm hệ thống thanh ngang xếp thành hàng để làm giàn treo chậu cho dễ chăm sóc. Chiều rộng của giàn treo 3 m, rãnh đi vào chăm sóc rộng 1 m.

+ Giàn treo: Dùng ống mạ kẽm phi 42 làm thanh ngang đỡ giàn, gác các thanh dọc phi 34 song song cách nhau 30- 35 cm ở mặt giàn treo.

.+ Hệ thống rào chắn: Hàng rào bằng lưới B40 hoặc cũng có thể dùng lưới chống côn trùng loại mắt thưa.

4.2. Mái che: Dùng lưới đen hoặc lưới xanh che bớt được 20 – 30% ánh sáng.

4.3. Hệ thống tưới

+ Dàn phun mưa tự động: Gồm máy bơm, téc chứa nước, hệ thống ống dẫn bố trí song song cách nhau 3 m, cách mặt đất 2,5 – 3 m, cao hơn dàn treo lan 1m, các vòi phun cách nhau 3 m, xếp so le nhau.

5.1. Thời vụ trồng

Mùa xuân và mùa hè là thời điểm cây lan sinh trưởng, phát triển mạnh nhất nên trồng vào khoảng tháng 3- tháng 4 dương lịch để cây có đủ thời gian sinh trưởng chống rét vào mùa đông.

5.2. Giá thể và chậu nuôi

Ghép trên gỗ (áp dụng cho tất cả các loại lan trên): Các loại gỗ chắc: lũa, nhãn vải, vú sữa, thân cây dương xỉ…, cưa thành khúc dài 30-40cm hoặc dạng thớt dày 7-8 cm (đường kính 25-35cm). Gỗ áp dụng với hầu hết các loài lan như Đai Châu, Quế lan Hương, Tam Bảo Sắc, Kiều, Phi điệp.

Trồng chậu (áp dụng cho một số loại như Đai Châu, lan Kiều, Phi điệp, Đuôi Cáo)

– Giá thể trồng chậu: xơ dừa, than củi, vỏ cây, gỗ nhỏ, xỉ than, kích thước 2-3 cm, phải được khử trùng trước khi trồng cây.

– Chậu trồng: bằng chậu thang gỗ, đất nung hoặc bằng nhựa, có nhiều lỗ thoát nước ở đáy và xung quanh, có kích thước phù hợp tùy thuộc vào số cây trồng trên chậu và kích thước của cây lan. Một số kích thước chậu phổ biến: chậu thang gỗ vuông cạnh 25-30 cm, chiều cao 20cm, chậu đất nung hoặc chậu nhựa tròn đường kính 20-30 cm, chiều cao 15-20cm.

5.3. Chọn cây giống và xử lý trước khi trồng

– Chọn cây giống:

+ Chọn cây giống khỏe mạnh, không có vết bệnh, lá xanh tốt, bộ rễ khỏe.

+ Cây nuôi cấy mô sau ra ngôi ít nhất 1 năm tuổi. Kích thước cây: chiều cao hoặc chiều dài lá 15-20cm.

+ Cây tách thân hoặc cây thu thập trong tự nhiên phải xử lý trước khi trồng, sau khi cây ra rễ mới có thể trồng chậu hoặc ghép gỗ.

– Xử lý trước khi trồng hoặc ghép gỗ (áp dụng với cây tách thân, thu thập từ tự nhiên hoặc chuyển chậu):

Cắt bỏ ngồng hoa (nếu có), loại bỏ lá vàng, lá bị bệnh. Buộc cây thành từng túm 5-10 cây đơn thân, hoặc cụm với lan đa thân. Treo ngược phần rễ lên. Dùng thuốc bệnh Daconil 75WP pha 20-30g/bình 10 lít hoặc Ridomil Gold 68WP pha 30-40g/bình 10 lít phun đều khắp các túm cây. Sau 1 tuần phun Atonik 1.8SL 10ml/bình 10 lít, Vitamin B1 6-8 ml/bình 10 lít, phun luân phiên 5-7 ngày 1 lần. Sau khoảng 1 tháng, khi thấy nhú rễ thì có thể bắt đầu ghép lên gỗ.

5.4. Kỹ thuật trồng, ghép cây

Trồng trong chậu: đặt cây và cố định cây vào chậu (có thể dùng dây để buộc cây vào chậu), bổ sung giá thể đến miệng chậu để giữ ẩm và giúp cây đứng vững.

Ghép trên thân gỗ:

+ Bước 1: Lựa chọn kích thước gỗ, hướng ghép, vị trí ghép và số lượng cây ghép

+ Bước 2: Định vị cây lan vào gỗ bằng miếng nhựa nhỏ (hoặc miếng cao su), dùng miếng nhựa hoặc cao su ép thân cây hoặc gốc cây vào gỗ và dùng 4 chiếc đinh cố định 2 bên thân cây lan đảm bảo tính thẩm mỹ và cây gắn vào thân gỗ không bị rơi ra ngoài.

+ Bước 3: Chuyển cây vào nơi thoáng mát và tưới nước giữ ẩm hàng ngày cho cây. Cách 2- 3 ngày phun Rootplex, liều lượng 10-15ml/bình 10L nước để kích thích ra rễ cho lan.

5.5. Tưới nước

Lượng nước tưới tuỳ theo mùa, theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây và theo cách trồng (trồng chậu hay ghép trên gỗ).

Mùa hè, tưới 2 lần vào 8h30-9h30 sáng và 3h30-4h30 chiều, tưới dạng phun mưa cho ướt đều lá và giá thể. Mùa thu tưới 1 lần/ngày, mùa khô (tháng 10-11) giảm tưới 2-3 ngày/lần để tạo thời gian ngủ nghỉ cho cây hoặc kích thích cây hình thành chồi hoa.

Trồng chậu thì có thể giảm số lần tưới hoặc lượng nước tưới so với ghép trên gỗ tùy thuộc vào độ giữ ẩm của giá thể, tưới 2-3 ngày/lần. Lưu ý, trước khi tưới cần kiểm tra độ ẩm, khi giá thể khô mới tưới lại.

5.6. Bón phân

Chia làm 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn cây con:Từ cây mô ra ngôi ở vườn ươm đến khi chuyển sang vườn sản xuất (khoảng 1 năm). Hoặc cây giai đoạn tách nhánh 6 tháng tuổi.

– Sử dụng các loại phân đễ tiêu hoặc chuyên bón cho hoa lan có thành phần NPK với tỷ lệ đạm cao, chẳng hạn HT-Orchid NPK 30-10-10 hoặc NPK 30-15-10 dùng 50g/100 lít nước.

– Ngoài ra, có thể bổ sung thuốc kích thích sinh trưởng Atonik 1.8 DD 10ml/10 lít nước, hoặc hoặc Vitamin B1 pha 5-7 ml/10 lít nước.

– Cách bón:

+ Tưới hoặc phun luân phiên các loại phân 5-7 ngày/1 lần.

+ Tưới hoặc phun dung dịch phân đều mặt lá, rễ và giá thể, lượng dung dịch phân 80-100 lít/1000m2/lần.

Giai đoạn cây ra vườn sản xuất đến cây trưởng thành

– Sử dụng các loại phân dễ tiêu có thành phần NPK với tỷ lệ tương đương, chẳng hạn HT- Orchid 20-20-20, pha 60g/100 lít nước tưới hoặc phun phun 4-5 bình 16 lít/1000m 2

– Ngoài ra, có thể bổ sung thuốc kích thích sinh trưởng Atonik 1.8 DD hoặc Vitamin B1 dùng 10ml/ 10 lít nước .

– Cách bón:

+ Tưới hoặc phun luân phiên các loại phân: 4-5 ngày/1 lần.

+ Tưới hoặc phun đung dịch phân đều mặt lá, rễ và giá thể, lượng 80-100lít/1000m 2/lần.

– Có thể đặt thêm phân hữu cơ chậm tan, dùng 3-5 g phân cho vào túi vải, hoặc túi lưới hoặc rải trên mặt chậu, đặt cách gốc hoặc rễ khoảng 5 cm. Mỗi lần tưới nước phun nhẹ vào túi vải cho phân chảy chậm dần vào giá thể.

– Sử dụng các loại phân dễ tiêu có thành phần NPK với tỷ lệ lân cao, chẳng hạn HT Orchid 9:45:15, pha 60g/100 lít nước.

+ Ngoài ra, có thể bổ sung thêm phân bón vi lượng cho cây sinh trưởng và dưỡng mầm hoa.

– Cách bón: Như bón cho cây trưởng thành.

5.7. Chống rét cho vườn lan (áp dụng cho các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ)

Che kín ni lông xung quanh nhà trồng để tránh các đợt gió mùa đông bắc cho vườn lan bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.

Trong điều kiện nhiệt độ xuống dưới 15 oC cần áp dụng biện pháp tăng nhiệt cho vườn trồng: Dùng quạt sưởi sưởi hoặc máy tăng nhiệt thổi hơi nóng vào vườn lan qua ống dẫn bằng ni lông đặt trên mặt đất, đường kính ống từ 0,4-0,5m, khoảng cách giữa các ống là 3-4 m/ống, trên các đường ống này có đục lỗ với mật độ 1m/lỗ, đường kính lỗ 10cm, để hơi nóng tỏa đều khắp vườn. Nhiệt độ trong vườn đảm bảo từ 20-25 o C. Bật quạt thông gió với bên ngoài 2 lần/ngày.

Nếu không có máy tăng nhiệt có thể dùng các bóng đèn đỏ 75 – 100W với mật độ 8-10 m 2/bóng, treo cách ngọn cây 1 m vào những đợt rét đậm, rét hại để tăng nhiệt và ánh sáng cho vườn lan. Thông gió vườn trồng với bên ngoài 1 lần/ngày.

5.8. Chăm sóc sau khi hoa tàn

– Đưa cây lan vào chỗ thoáng mát, có nắng nhẹ. Nếu thấy chậu ẩm ướt quá thì phải để chậu khô ráo hẳn từ 1 đến 2 ngày mới tưới nước lại

– Chỉ tưới nước, không được pha thêm phân vào nước tưới, chỉ tưới phân khi cây có dấu hiệu tăng trưởng trở lại (rễ mới mọc ra).

– Để cây nhanh chóng ra rễ mới, trong lần tưới nước đầu tiên nên pha thêm B1 có chứa kích thích tố an pha NAA, (pha với nồng độ 5-7 ml/bình 10 lít nước), hoặc Atonik 1.8SL (pha với nồng độ 10 ml/bình 10 lít nước), tưới hoặc phun 80-100 lít/1000m 2, cứ 3 lần tưới nước thì có 1 lần cho thêm B1 hoặc Atonik 1.8SL cho đến khi ra rễ mới.

– Tùy điều kiện thời tiết để tưới nước sao cho đảm bảo đủ nước mà không gây úng làm hư rễ.

– Trong điều kiện mùa hè, tưới nước từ 1-2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát; ngày mưa hoặc trời mát, sau khi tưới phải quan sát khi nào khô đáy chậu và rễ khô trắng bề mặt mới tưới lại.

– Cách tưới: Tưới phun sương hoặc cũng có thể tưới phun mưa cho nước thấm vào toàn bộ chậu lan

– Khi cây ra rễ mới bám vào chậu, dùng dụng cụ cắt sắc và vệ sinh sạch, cắt bỏ lá già, lá bị dập hỏng, lá có biểu hiện bệnh; cắt bỏ rễ già, rễ đã khô chết; cắt bỏ hoàn toàn ngồng hoa cũ. Bôi vôi vào tất cả các vết cắt.

– Sau 1,5-2 tháng, cây phát triển ổn định trở lại, tiến hành chăm sóc, bón phân, tưới nước bình thường giống như giai đoạn “Chăm sóc cây trưởng thành” trong Quy trình này.

7.1. Bệnh hại

7.1.1.Bệnh thối nhũn (do vi khuẩn Erwinia spp.)

– Triệu chứng: Lá hay cuống lá có đốm hay vệt màu trắng trong hay phỏng nước từ từ loang to, vết thối nhũn ra và có mùi hôi.

– Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn ( Erwinia spp). Bệnh lây lan nhanh, thường phát sinh khi thời tiết nóng ẩm, tháng 5-8 hàng năm.

– Cách phòng trừ:

+ Cách ly cây bị bệnh

+ Phun thuốc trừ rệp hoặc côn trùng chích hút, diệt môi giới truyền bệnh, tránh lây lan sang cây khác.

+ Hạn chế tưới phun trên lá, giảm độ ẩm, giảm tưới và tránh làm ướt lá.

+ Tăng cường thông thoáng gió cho vườn trồng

+ Với cây bị bệnh, khử trùng dụng cụ cắt, cắt bỏ hết những chỗ bị thối và cắt sâu thêm ít nhất 2cm vào phần còn khoẻ.

+ Bôi dung dịch Steptomicine + Ridomil 68WP đậm đặc vào chỗ cắt để khử trùng, khử nấm.

+ Nếu rễ cây hoặc gốc bị thối nên thay bằng chậu sạch và giá thể mới

– Triệu chứng: bệnh xảy ra khi điều kiện sinh trưởng của cây không lý tưởng: sự thay đổi liên tục giá thể ướt, khô, độ lạnh của giá thể… làm cho lá bị mềm ẻo, mép lá chuyển sang màu vàng, rễ cây có màu nâu, tuy nhiên lõi rễ vẫn giữ nguyên. Rễ và thân nhiễm bệnh sẽ ngả sang màu nâu.

– Nguyên nhân gây bệnh do nấm (Fusarium sp.) gây ra

– Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, sử dụng giống sạch, tiêu hủy tàn dư cây bị bệnh, phun Aliette 800 WG: cây con pha 30-40 g/bình 16 lít nước, cây già pha 50g/bình 16 lít nước; hoặc Ridomil Gold 68WG: cây con 30-40 g/bình 16 lít nước, cây già 50-60 g/bình 16 lít nước. Phun 6 bình/1000m2.

7.1.3.Bệnh đốm lá (do nấm Anternaria dianthi)

– Triệu chứng: Mặt trên và mặt dưới lá có những đốm màu nâu xám hoặc nâu đen. Bệnh thường xuất hiện trên lá già và lá bánh tẻ. Bệnh nặng mật độ vết đốm dày và lan sang các lá khác trên cây.

– Nguyên nhân gây bệnh do nấm (Anternaria dianthi), nấm phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao.

– Phòng trừ:

+ Vào mùa hè che giảm ánh sáng cho phù hợp

+ Thông gió tốt vườn trồng đặc biệt là vào mùa hè

+ Không tưới quá muộn vào buổi chiều tối khiến lá chưa kịp khô

+ Không để mật độ cây quá dày

+ Định kỳ phun phòng bằng một trong các loại thuốc trừ nấm như Ridomil Gold 68WG liều lượng 40-50G/bình 16L, Anvil 5SC liều lượng 16-20ml/bình16L, phun 2 bình/sào BB.

+ Nếu thấy dấu hiệu bệnh phát triển mạnh thì phun 5-7 ngày một lần. Phun liên tục 3-4 lần, khi thấy dấu hiệu bệnh ngừng phát triển thì thôi.

7.2. Sâu hại 7.2.1. Rệp sáp (Chrysomphalus ficus)

– Triệu chứng: Rệp tiết dịch tạo thành lớp sáp phủ màu trắng như bông mặt trên hoặc mặt dưới lá và trú ngụ trong đó, chích hút nhựa trên lá, cuống lá, làm cho lá bị vàng và hỏng lá.

– Nguyên nhân gây hại là do rệp sáp (Chrysomphalus ficus). Rệp phát sinh, phát triển mạnh vào mùa hè thu thời tiết khô và nắng.

– Phòng trừ: Kết hợp với các đợt cắt tỉa, cắt bỏ cành và lá có rệp để tiêu hủy. Phun thuốc diệt rệpArafat 330WP liều lượng 10-15g/bình 16 lít hoặc phun dầu khoáng như Neem oil hay Spray oil,…làm rệp chết ngạt, hoặc ung thối trứng rệp. Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, không phun khi nắng nóng tới 37 0 C, phun kỹ từ mặt trên, mặt dưới lá, thân cây, bẹ lá và tận gốc rễ, nồng độ phun theo khuyến cáo trên bao bì thuốc. Cách 5-7 ngày phun lại 1 lần, phun liên tục 2-3 lần.

7.2.2. Các sinh vật gây hại (sâu róm, sên, kiến)

Phòng trừ :

+ Vệ sinh vườn luôn sạnh sẽ, thông thoáng, thường xuyên kiểm tra vườn.

+ Với ốc sên, hoặc sên có thể bắt bằng tay hoặc dùng vôi bột rắc xung quang vườn trồng và dưới gầm giàn.

+ Với sâu róm hoặc kiến sử dụng thuốc trừ sâu diệt sâu róm: Selecron 500EC liều lượng 30-40ml/16L, hoặc Reasgant 3.6EC liều lượng 10ml/16L. Sử dụng thuốc diệt kiến.

VII. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN GIÒ, CHẬU LAN TẠI NƠI TIÊU THỤ

– Tưới nước để duy trì độ ẩm trước khi mang đi tiêu thụ hoặc trưng bày

– Khi vận chuyển, bao gói và buộc dây cố định cây để tránh va chạm, dập nát cành hoa.

– Duy trì độ ẩm cho cây bằng việc tưới nước hàng ngày ở nơi tiêu thụ.

Nguyễn Thị Kim Thoa – Trạm Khuyến nông huyện Đan Phượng

– Tránh ánh sáng trực xạ với cường độ cao và nơi có gió lùa hoặc gió mạnh

Quy Trình Chăm Sóc Hoa Lay Ơn

1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc, thu hái. Cây Lay Ơn sau khi trồng từ 7-8 ngày bắt đầu cây mọc khỏi mặt đất, mỗi một củ Lay Ơn thường mọc lên một cây, cũng có củ mọc lên hai đến 3 cây, nếu có củ mọc lên hai,ba cây chúng ta nên tỉa bỏ nhằm tạo điều kiện để cho một thân có đủ dinh dưỡng nuôi thân. Lưu ý: Tỉa bỏ mầm phụ, để lại mầm chính để tập trung nuôi một dảnh hoa. Khi cắt mầm phụ tránh làm bật củ.

Trong quá trình phát triển của cây Lay Ơn chúng ta nên xới ba lần:– Lần 1: khi cây được 2 lá chúng ta bắt đầu xới. Lưu ý nên xơi nhẹ tránh đụng mạnh vào cây, sau khi xơi kết hợp có những nhánh cỏ chúng ta vun vào gốc để giữ cho cây phát triển thẳng.– Lần 2: khi cây được 4 lá tiến hành vun xới lần hai. Kết hợp bón thúc lần 1: Đạm 5kg, Kali 7kg trộn đều rồi bón cho từng hàng cây.– Lần 3: khi cây được 6 lá tiến hành vun xới lần 3. Kết hợp bón thúc lần 2: Đạm 5kg, Kali 7kg trộn đều rồi bón cho từng hàng cây. Đối với việc trồng cây xanh Lay Ơn cho sản phẩm cần đảm bảo cho gốc cây luôn được giữ ẩm là một điều bắt buộc vì thiếu nước cây sẽ có hiện tượng chậm lớn, lá vàng, hoa ra chậm, hoa bé, cành hoa cong que, dễ bị sâu bệnh, nhưng cũng không nên để ruộng bị ngập úng sẽ lãm thối củ. Vào mù hé chúng ta nên tưới cây vào buổi sáng. Mùa đông nên tưới vào buổi trưa hay chiều tối. Khi tưới cây chúng ta nên rửa luôn lá cho cây, không được để mùn đất bám vào lá thân cây.

Thu Hoạch: Đối với hoa Lay Ơn chúng ta nên thu hai vào buổi sáng, kỹ thuật cắt phải đảm bảo cho cành hoa phải đẹp, tươi tốt, lâu tán, đồng thời cây vẫn phát triển tốt không bị hư hỏng. Chú ý khi thu hái hoa Lay Ơn: – Chọn cành hoa có một nụ đầu tiên nở. – Dùng dao sắc cắt vát, tránh lung lay củ. – khi cắt nên chừa lại tối thiểu 4 lá. – Cắt xong cắm ngay vào nước.

Thu hoạch củ: Đối với cây chúng ta để làm giống, khi cắt hoa chúng ta nên để 4-5 lá sau đó tiếp tục chăm sóc và bón thúc vào khoảng thời gian là 60 ngày, tiếp tục cắt bỏ số lá còn lại chỉ để khoảng cách từ mặt củ lên đến ngọn là 20cm. Sau 1 tuần chúng ta đào củ lên di dời vào nhà.

2. Bảo quản củ giống Hoa Lay Ơn có tới 250 loài, có rất nhiều màu từ màu sáng cho tới màu sẫm, các cây giống lay ơn đều chiu rét nhưng chịu nóng kém, giống dài ngày nhất là giống Lay Ơn san hô thường từ 90 ngày trở lên từ lúc trồng cho đến lúc ra hoa, giống ngắn ngày nhất là giống cho hoa tím thường từ 60-70 ngày, các giống khác thường trung bình từ 70 ngày có hoa vào mùa hè và khoảng 80 ngày có hoa vào mùa rét. Để bảo quản cho củ Lay Ơn chúng ta nên làm như sau – Loại bỏ củ thối, củ bị sâu bệnh. – Để nơi thông thoáng, cao ráo không ẩm ướt. – Một số giống phải bảo quản trong điều kiện lạnh.

3. Phòng trừ sâu, bệnh hại Cây Lay Ơn thường bị các bệnh sau. – Bệnh héo vàng: Bệnh xuất hiện ở phần gốc hoặc cổ rễ, bệnh gây thối rễ cây, các lá bị héo vàng, cách phong trứ chúng ta dùng Score 1% hoặc Daconil 500 SC với liều lượng 25ml/ bình 8 lít. – Bệnh héo xanh: Bệnh do vi khuẩn gây hại làm thối rễ, lá bị héo rủ tái xanh, thường héo từ lá gốc lên các lá trên. Cách phòng trừ ta dùng Viben C: 10-25g/bình 8Lít. Dùng New KaSuRal: 10-25g/bình 8 Lít. – Trừ nhóm sâu chích hút: Dùng Sherpa 0,1%, Trebon 0,1-0,2% hoặc Pegassus 0,1%. – Trừ nhóm sâu ăn lá: Dùng Decis 0,1-0,2%, Sumicidin 0,1-0,2%, hoặc Padan 0,1-0,2%.

4. Thúc hoa nở nhanh. Dùng đạm Sunfat hoặc Ure hòa nước tưới lên gốc với nồng độ 1/200, hoặc phun mù lên lá với nồng độ 0,1% vào buổi sáng, mùa rét nên bón Kali

5. Hàm cho hoa nở muộn Hạn chết tưới nước nhưng không để quá khô, bón thêm phân đạm khi nụ chưa thoát ra ngoài để kéo dài giai đoạn, bên cạnh đó chúng ta cũng nên làm giảm ảnh nắng chiếu vào cây

Quy Trình Chăm Sóc Mai Vàng

Nhưng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số yếu tố căn bản về quy trình chăm sóc mai vàng trong năm . Từ những kiến thức cơ bản đó mà bạn có thể áp dụng vào tuỳ vùng miền, tình trạng cây mai vàng mà chăm sóc cũng như phân bón cho cây mai vàng hợp lý. Nếu bạn đọc rất nhiều bài viết và áp dụng tất cả vào cây mai của bạn thì nó sẽ chết 1 cây nhanh nhóng. Nhiều khi chỉ chăm sóc đơn giản nhưng nó lại rất hiểu quả.

Quy trình chăm sóc mai vàng thường sẽ chia làm 3 giai đọan phát triển chính

Giai đoạn phục hồi và tăng trưởng

Giai đoạn kết nụ và nuôi nụ

Giai đoạn tích trữ năng lượng và ra hoa

1.Thường từ tháng 1 âm lịch đến tháng 5 âm lịch Giai đoạn phục hồi và tăng trưởng

Năm nào cũng vậy, sao khi nở hoa xong cây sẽ bắt đầu một chu kỳ sinh trưởng mới, tạo ra một tàn lá mới để bắt đầu nhiệm vụ duy trì nòi giống cho năm sau. Một trong những nguyên nhân căn bản mà hầu hết người mới chơi mai vàng mắc phải đó là để hoa nở hết và đậu trái đến khi nào trái chín thì thôi. Mọi người nhìn cây cứ nghĩ cây kết trái xong sẽ ra lá và tươi tốt. Nhưng nó chỉ đúng với những cây mai trồng dưới đất hoặc trồng chậu được chăm rất kỹ và bón phân đầy đủ cả năm.Khi mai nuôi trái thì cần rất nhiều dinh dưỡng có thể kiệt quệ cây.

Tốt nhất là sau những ngày tết, bạn hái hết trái và hoa trên cây càng sớm, càng tốt, giữ lại lá non cho cây thở. Nếu cây đang khoẻ mạnh(bạn biết về lịch sử của cây )thì bạn có thể xả tàn cho cây mai vàng ngay lúc đó, cây sẽ phát tược non rất mạnh. Nếu cây yếu hoặc bạn không rõ về cây, bạn chỉ nên tưới kích rễ cho cây(mua ở tiệm: nói vậy là người ta bán vì bây giờ có rất nhiều loại kích rễ) đến khi cây có 1 tàn lá xanh lại và sum xuê, có thể 1 tháng sau hoặc cây yếu quá thì đến tháng 4, tháng 5 thì bạn xả tàn cũng được.

Đây là hình ảnh vườn vào tháng 9 dương lịch năm 2017

Giai đoạn này ban có thể tưới phân NPK 30-10-10 và một ít phân dynamic + lân là được, không cần bón quá nhiều nếu bạn không rành về chăm sóc mai vàng.(Dynamic 1 muỗng canh và lân 1 muỗng café. Dynamic 7-10 ngày bón 1 lần, lân bón 2 tuần 1 lần). Cách tốt nhất là ngâm nhiêu đó vào 1 lít nước và tưới cho cây.Bạn có thể ra các tiệm bán phân bón gần nhà mà mua. Mua để dành dùng từ từ cũng rất tốt.

Nếu bạn mua cây mà chất trồng toàn sơ dừa và tro trấu hoặc cát thì bạn nên thay phân ngay (Không khuyến khích với người mới trồng mai). Hoặc tưới phân đến khi cây có bộ lá già, sau đó dùng dao gọt bớt phần phân cũ và thêm chất trồng mới vào1/10 đến 3/10 chậu).Cách làm này dành cho các bạn không nắm rõ kỹ thuật, sợ cây chết, với cách này đảm bảo cây bạn sẽ không chúng tôi người trồng theo kiểu công nghiệp, cho cây ăn phân hàng ngày, hàng tuần nếu ban khong đãm bảo có thể tưới phân đều thì nên thay 1 ít chất trồng giữ dinh dưỡng nhiều hơn.Nếu chất trồng là đất hoặc phù sa thì không cần thay đất trừ trường hợp bất khả kháng.Vì phù sa giữ dinh dưỡng rất tốt cho cây.Nếu bạn có 1 cây mai quý hãy tìm đất phù sa mà trồng, sẽ tiết kiệm được rất nhiều công sứ chăm sóc.

Đây là gia đoạn quan trọng nhất để ít nhất có thể cứu sống cây mai của bạn ngay sau những ngày tết ra hoa. Nhiệm vụ cho cây sống là nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này, bạn đừng nghĩ dến việc uốn cây, hay làm sao cho cây ra hoa vào năm sau.

Đặc biệt khi mai không có lá thì không nên tưới, vì tưới nhiều nước sẽ làm chết rễ, đây cũng là sai lầm nghiêm trọng mà nhiều người chăm sóc mai vàng mới chơi mắc phải.Chỉ nên tưới kích rễ mà thôi.

Nhiều người sẽ thay chất trồng vào giai đoạn ngay sau tết nhưng đó là dành cho người chuyên nghiệp và họ biết về cây mai vàng họ đang chăm sóc. Vì thành phần của chất trồng cũng là vấn đề nan giải đối với ngay cả những người trồng mai vài năm.

Nhớ là từ khi mai nhú đọt non thì phải phun ngừa sâu và đặc biệt là bọ trĩ, nếu trồng vài cây bạn có thể phun liên tục 2 -3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần cho hết bọ trĩ. Khi lá già thì không còn lo về bọ trĩ nữa mà chuyển qua lo ngừa nhện đỏ.Bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn thì có thề xem bài : Sâu trên cây mai vàng

2.Thường từ tháng 5 đến tháng 10 Giai đoạn kết nụ và nuôi nụ

Ánh nắng là quan trọng nữa đối với công việc chăm sóc mai vàng, cây buộc phải nhận đủ nắng ít nhất 4-5 tiếng mỗi ngày để phát triển khoẻ mạnh.

Vì có đến hàng trăm tình huống có thể xảy đến cho cây mai mà chúng ta không lường trước được nên tôi sẽ chia sẻ từ từ theo từng chủ để nhất định để các bạn dễ nắm bắt.

Nếu cây mai được chăm sóc tốt trong giai đoạn 1 thì giai đoạn 2 là một quá trình rất dễ dàng đới với người chăm sóc, và nó thường diễn ra 1 cách tự nhiên, không cần can thiệp nhiều nếu chưa nắm rõ về cây và cách làm nụ.Tốt nhất là không nên can thiệp bằng hoá chất nếu không cần thiết. Chỉ cần giai đoạn 1 bạn chăm cây có 1 tàn lá sum xuê và không sâu bệnh thì giai đoạn này đối với mai vàng sẽ diễn ra 1 các rất tự nhiên.

Bạn có thể tỉa chèo vào tháng 5 và chậm nhất là trong tháng 6, cây sẽ ra tược mới, kèm theo nụ mới, như vậy cây sẽ giữ được nụ đến tết mà ko phải lo gì. Tỉa chèo là cất bớt những tàn lá mọc dài quá, cắt theo hình tháp mà bạn mông muốn.

Cách 2 là bạn có thể uốn cây, tạo dán cho cây, tạo cho cây bộ tàn mà bạn mong muốn bằng uốn kẽm, và cắt tàn. Sau đó cây có thể ra hoa nhưng bạn đừng lo, hãy ngắt bỏ hết để cây ra lá. Đến tết cây lại ra hoa bình thường.

Nhiều người đến giai đoạn này họ sẽ lặt lá vào mùng 5/5. Tơi chưa làm bao giờ nên không dám đưa ra ý kiến về vấn đề này.Nếu cây chưa có nụ thì bạn cứ an tâm, vì có nhiều giống mai đến tháng 8-9-10 mới kết nụ.

3.Thường từ tháng 10 đến tháng 12 Giai đoạn tích trữ năng lượng và ra hoa

Về những kỹ thuật chuyên sâu về đất, phân, xả tàn, thuốc…….. tôi sẽ bổ sung bằng các bài sau 1 cách chi tiết nhất có thể. Khi mai ra đọt non nhớ ngừa bọ trĩ, và đặc biệt giai đoạn này nhện đỏ là nguy hiểm nhất cho cây vì chúng phá hoại luôn cả lá già.

Đây là giai đọan nên bón ít nhất 1 lần NPK 20-20-15 và super lân 1 lần trong tháng cộng với Dynamic.

Nấm trong giai đoạn đầu năm chúng ta đã tiêu diệt hết nhưng bắt đầu mừa mưa thì nấm bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Nhớ là phải xịt ngừa nấm 1 tuần 1 lần vì mưa nhiều rất nguy hiểm, cây rất dễ sinh bệnh. Các tốt nhất là ngừa dẽ tốt hơn là để cây bệnh rồi mới trị. Nếu muốn rõ hơn bạn có thề đọc bài : Bệnh trên cây mai vàng của tôi, sẽ chuyên sâu và cụ thể hơn

Đến đây thì hầu hết mai đã ngừng sinh trưởng, lá mai vàng đã già đi. Chỉ chờ ngày lặt lá để ra hoá. Nhiệm vụ của chúng ta bây giờ là làm sao giữ cho được bộ lá cây luôn xanh đến rằm tháng 12al.Đối với những cây có tàn lá sum xuê và xanh mượt và nụ đều thì bạn không cần phải lo gì cả. Chúng ta chỉ bón phân NPK với dynamic thật loãng bằng ¼ liều dùng đầu năm và 2 tuần 1 lần là được. Nhưng thành phần NPK đều nhau hoặc K cao hơn. Nếu bạn không rành, tốt nhất không nên bón thêm NPK mà chỉ cần bón dynamic là đủ.Nếu cây nụ nhỏ thì có thể bón thêm NPK có Kali nhiều, nhưng điều này cũng rất nguy hiểm nếu bón không đúng cây sẽ ra hoa sớm nếu bạn bón và chăm sóc không đúng cách.

Nếu lá già quá, ngà vàng thì chúng ta có thể phun thêm phân bón lá NPK có hàm lượng N chúng tôi tỉ lệ thấp hơn trên bao bì nhưng phun liên tục 5 ngày liền. Sau đó chúng ta chỉ chờ đến ngày và canh lẩy lá theo từng vùng miền cũng như loại cây mà khác nhau từ 1-5 ngày.

Nói túm lại đây là quy trình chăm sóc mai vàng đơn giản dành cho người mới chơi.Còn đối với người chơi mai chuyên nghiệp thì đã quá rành.

1.Xả tàn, thay phân

2.Nếu chưa rõ kỷ thuật chỉ nên bón phân Dynamic là được.

3.Xịt thuốc trị nấm và sâu định kỳ.

Nhận chăm sóc mai vàng tận nhà

4.Hãy để cây mai phát triển tự nhiên nhất có thể thì nó sẽ không chết lãng xẹt.Vì cây rất thông minh, tự biết cân bằng dinh dưỡng.

5. Việc làm bông dày đặc thật sự còn tuỳ thuộc vào giống mai,nội lực của cây nên các bạn hạn chế làm bông bằng hoá chất, hoặc muốn thử nghiệm thì thoải mái vì làm bông không lam chết cây mà chỉ làm hoa không đúng tết thôi, hj.(Sử dụng hóa chất nhiều hoặc không đúng sẽ làm cây mai vàng chết hoặc ra hoa xong sẽ suy luôn)

Nếu có gì thắc mắc có thể hỏi trực tiếp mình qua email hoac facebook: hainp88@gmail.com. Điện thoại: 0948.357.113

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Hoa Cúc Vàng

Kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa cúc vàng:

Cây cúc vàng vụ đông có thêm 2 – 4 nhánh cành lộc, thân cây thẳng mập, bộ lá xanh đẹp, có hoa nở, hoa nụ, sẽ rất dễ bán và bán được giá cao…

1. Thời vụ trồng: 1 – 5/10. Cần theo dõi dự báo thời tiết, nếu vụ đông rét ít thì trồng muộn hơn so với thời vụ 3 – 5 ngày. Nếu vụ đông rét nhiều trồng sớm hơn 2 – 3 ngày.

2. Đất trồng: Cát pha hoặc thịt nhẹ giàu mùn, tưới tiêu thuận lợi.

3. Tiêu chuẩn cây giống: Cần mua cây giống từ các cơ sở nhân giống hoa cúc uy tín (Viện Nghiên cứu Rau quả) để có được cây giống trẻ về tuổi sinh lý và mập khỏe, sạch bệnh, tối thiểu có 4 – 6 rễ, cây cao 6 – 8cm.

4. Phân bón :

/1 sào Bắc bộ: 800 – 1.000kg phân chuồng hoai; 25 – 30kg lân supe; 4 – 5kg clorua kali; 20 – 25kg vôi bột; 2 – 3kg đạm urê và 6-7kg NPK Đầu trâu xanh 16-16-13.

5. Kỹ thuật trồng, chăm sóc

Ruộng cày phơi ải  7 – 10 ngày, làm nhỏ đất, lên luống rộng 1 – 1,2m, cao 20 – 25cm, rãnh luống 30cm. Rẽ đất mặt luống trồng cây, hàng cách hàng 14cm, cây cách cây 10cm, mật độ 1,5 – 1,7 vạn cây/sào. Trồng chìm toàn bộ phần rễ cây, nén nhẹ gốc cây, tưới nước ngày 2 lần (sáng, tối) tới khi cây bén rễ hồi xanh.

Phân bón lót: Vôi bột bón kết hợp cày lật đất. 50% phân chuồng + 50% phân lân trộn đều với đất mặt luống, san phẳng, tiến hành trồng cây.

Bón thúc lần 1: Khi cây bén rễ hồi xanh phun bón lá Siêu lân 2 lần cách nhau 7 ngày.

Bón thúc lần 2 (sau trồng 10 ngày): 100% lượng đạm urê + 100% lượng clorua kali pha loãng tưới.

Bón thúc lần 3 (sau trồng 25 ngày): 100% lượng NPK Đầu trâu, rắc mặt luống kết hợp tưới nước.

Bón thúc lần 4 (sau trồng 40 ngày): Hết số phân chuồng, phân lân còn lại.

Ngoài ra, từ sau trồng đến cây phân hóa mầm hoa, định kỳ 7 ngày/1 lần phun bón lá Atonik.

Suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của ruộng cúc không được xới xáo mặt luống.

Khi cây cao 25 – 30cm tiến hành làm giàn lưới dây nilon ô vuông (mỗi cây hoa trong 1 ô lưới), giữ cho cành hoa thẳng, tránh đổ ngã. Kéo căng các đầu dây lưới nilon buộc níu chặt vào hệ thống cọc tre cắm cố định trong đất ở đầu và mép luống hoa).

Thường xuyên ngắt bỏ các mầm nhánh phát sinh từ lách lá, chỉ để lại 3 – 4 mầm nhánh cho phát triển thành các cành nhánh phụ.

Các cành nhánh phụ cần được chọn từ những mầm nhánh liên tiếp mọc từ lách lá thứ 7 – 11 (tính từ lá cuối cùng ngọn cây). Các cành nhánh phụ này phát triển đến cuối vụ sẽ sinh thêm nhiều nụ hoa – dân dã gọi là cành lộc, có ý nghĩa về phong thủy, được người người tiêu dùng ưa chuộng.

Khi cây cúc chuyển sang phân hóa mầm hoa, chiều cao cây còn thấp dưới 55cm, cần bón bổ sung chế phẩm GA3 kích thích cây tăng trưởng (1 gram GA3 hòa tan trong 40 – 50 ml cồn 70 độ rồi pha loãng với 20 lít nước sạch phun/1 sào). Trước và sau phun GA3 khoảng 4 – 5 ngày, phải bón thêm cho mỗi sào cúc 2 – 3kg NPK Đầu trâu xanh để cây hoa tăng trưởng cân đối.

6. Điều chỉnh hoa nở đúng thời vụ

Nếu ruộng cúc sinh trưởng khỏe, mà chậm phân hóa mầm hoa, hoa nở muộn hơn so với thời vụ, cần dừng tưới nước, hãm ruộng khô. Trong khi hãm ruộng khô nếu thời tiết có mưa, bón kali hoặc xới xáo nhẹ làm đứt 12 – 15% bộ rễ cây, cây cúc sẽ chuyển sang phân hóa mầm hoa.

Nếu sau trồng 20 – 25 ngày đã thấy các ngọn cúc có dấu hiệu chùn lại, lá nhỏ và xếp mau hơn, nhiệt độ không khí xuống dưới 13 độ C, cần thắp bóng điện 75W từ 17 – 21 giờ tối 20 – 25 ngày liên tục (mỗi tối thắp 3 – 4 giờ). Bóng điện treo cao hơn ngọn cúc 0,8 – 1m. 5 – 6m2 thắp 1 bóng.

7. Phòng trừ sâu bệnh

đPhòng trừ sâu bệnh kịp thời theo khuyến cáo của cán bộ BVTV chuyên ngành. Chú ý 1 số đối tượng gây hại nguy hiểm như bệnh sương mai, sâu xanh, sâu khoang, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, bọ trĩ… Có thể phối hợp 1 số loại thuốc Ridomil 72MZ, Pegasus, Sumicidin, Carbamec… Phun định kỳ 15-20 ngày/ 1 lần từ sau trồng đến trước thu hoạch hoa 15 ngày.