Top 10 # Quy Trình Chăm Sóc Hoa Đào Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Qui Trình Trồng Và Chăm Sóc Hoa Đào

VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢTRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HOA, CÂY CẢNHKỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC CÂY HOA ĐÀO(Quy trình tóm tắt)I. GIỚI THIỆU CHUNG Cây hoa đào (Prunus persica (L.) Batch thuộc họ hoa hồng Rosaceae, bộ hoa hồng Rosales, lớp 2 lá mầm Magnoliopsida. Ở Việt Nam cây hoa đào được trồng lâu đời và thú chơi đào ngày Tết đã trở thành một phong tục, một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc không thể thiếu được của người dân miền Bắc nước ta. Chính vì vậy, ở miền Bắc đã hình thành 1 số vùng sản xuất hoa đào chuyên canh như Nhật Tân (Hà Nội), Phường Hoàng Văn Thụ (TP Bắc Giang), Gia Lộc (Hải Dương), Đồng Thái (Hải Phòng), Đông Hưng (Thái Bình) II. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC2.1. Rễ: Đào có bộ rễ khá phát triển, rễ cái ăn sâu và phân nhánh khoẻ, do vậy đào có khả năng chịu hạn tốt. Trồng đào ở những nơi có mực nước ngầm cao, rễ bị thối đen, nụ hoa bị thui.2.2. Thân, cành: Đào thuộc loại thân gỗ, cao từ 3 – 8 m, mọc lâu năm, phân cành nhiều, chồi có nhiều lông2.3. Lá:

Hình bầu dục hoặc ngọn giáo, dài 8 – 15 cm, rộng 2 – 3 cm, có mũi nhọn dài, nhăn nheo, có răng cưa nhỏ mịn, màu xanh thẫm hay xanh nhạt tuỳ theo giống.2.4. Hoa: Hoa màu hồng, đỏ hoặc trắng, có cuống ngắn. Hoa nở vào tháng 1- 3 dương lịch2.5. Quả: Quả hạch hình cầu, có một rãnh bên rất rõ, phủ lông tơ mịn, khi chín quả có màu đỏ hồng. Quả chín vào tháng 5 – 8 dương lịch III. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH3.1. Nhiệt độCây hoa đào ưa khí hậu ôn hoà, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển từ 18oC – 25oC. Nhiệt độ trên 35oC và dưới 8oC đều làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây. Hàng năm cây yêu cầu có một khoảng 1thời gian với nhiệt độ lạnh nhất định để phân hoá mầm hoa. Trong điều kiện không đủ lạnh, mầm hoa ít.3.2. Độ ẩmCây hoa đào yêu cầu độ ẩm đất khoảng 80 – 85% và độ ẩm không khí 60 – 70%. 3.3. Ánh sángĐào là cây ưa sáng, ánh sáng đầy đủ giúp cây sinh trưởng tốt. Nếu thiếu ánh sáng, cây sẽ sinh trưởng phát triển kém. Khi cây càng lớn yêu cầu ánh sáng nhiều hơn cây non.3.4. Dinh dưỡngCũng như các loại cây khác, việc cung cấp chất dinh dưỡng cho đào là biện pháp nâng cao chất lượng hoa. Các chất dinh dưỡng mà cây cần bao gồm phân hoá học như: đạm (N), lân (P), kali (K), phân hữu cơ như phân chuồng, ngoài ra cây còn cần một lượng nhỏ các chất vi lượng.IV. MỘT SỐ GIỐNG TRỒNG PHỔ BIẾN HIỆN NAYĐào Bích, đào Phai, đào Bạch, đào Tiết dê, đào Mãn Thiên Hồng, – Giống đào Phai: được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta,

giống này hoa đơn, màu hồng nhạt, cánh mỏng, nhanh tàn nhưng khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt, phạm vi thích ứng rộng– Giống đào Bích: là giống đào hoa kép, màu hồng đậm, cánh dày, hoa lâu tàn, khả năng chống bệnh kém.– Giống đào Bạch: là giống đào hoa kép, màu trắng, cánh dày, hoa lâu tàn, nhưng khả năng thích ứng hẹp hơn, khả năng chống bệnh kém.– Giống đào Tiết dê: là giống đào hoa kép, màu đỏ thẫm, cánh dày, hoa lâu tàn, khả năng chống bệnh kém.– Giống đào Mãn Thiên Hồng: được Viện Nghiên cứu Rau quả nhập từ Trung Quốc, hoa nhiều, cánh hoa dày, màu sắc đa dạng (hồng đậm, hồng nhạt, )V. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC5.1. Chuẩn bị đất.Do đào không chịu úng nên phải chọn khu đất cao ráo, quang đãng và phải lên luống cao. Vườn trồng đào nên bố trí cạnh hoặc gần nguồn nước, chủ động nước tưới trong điều kiện khô hạn, có rãnh thoát nước chống úng trong mùa mưa lũ.Trước khi trồng khoảng một tháng đất phải được phay đập nhỏ, vơ sạch cỏ. Lên luống rộng 60 – 70cm, chiều cao luống từ 30 – 35 cm, chiều rộng rãnh 40cm, theo hướng Đông – Tây.25.2. Thời vụ trồng.Trồng cây đào giống mới ghép và cây đào thế đã chơi hoa vào Tết Nguyên Đán vào vụ xuân tháng 2 – 3 hàng năm5.3. Chọn cây giốngChọn cây giống được ươm trong túi bầu nilon, chiều cao 30 – 50cm, đường kính gốc 1 – 1,5 cm, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, dập nát và vỡ bầu.5.4. Mật độ khoảng cách.Mỗi ha có thể trồng được khoảng 3.100 – 5.500 cây/ha, tùy thuộc vào tuổi cây khi trồng hoặc cây đào cổ thụ, đào thế hay đào trồng cắt cành.– Cây đào mới ghép trồng ra ruộng sản xuất với khoảng cách: cây cách cây 1,2 m và hàng cách hàng 1,5 m (tương đương 5.550 cây/ha).– Cây đào thế hay đào cổ thụ với khoảng cách: cây cách cây 1,6 m và hàng cách hàng 2 m (tương đương 3.100 cây/ha).5.5. Cách trồng.– Đào hố, bón lót: kích cỡ hố 0,4 x 0,4m. Khi đào hố trồng cây, cần lưu ý đổ riêng lớp đất mầu phía trên mặt về một bên, lớp đất phía dưới về một bên.Trước khi trồng từ 7-10 ngày, tiến hành bón lót và lấp hố. Lượng phân chuồng hoai mục là 30 tấn/ha + 1.100kg phân lân + 600kg vôi bột. Khi lấp hố cần cho 1 lớp đất đáy xuống trước, tiếp đến hỗn hợp (phân chuồng + lân + vôi bột) và sau cùng lớp đất trên bề mặt. Vun thành vồng cao hơn mặt luống 15-20 cm để khi đất lún cây không bị trũng, không bị úng nước, tránh được nghẹt cổ rễ và bệnh lở cổ rễ.– Trồng cây: Dùng dao hoặc kéo cắt đáy và phía bên túi bầu, bỏ túi bầu ra, đặt thẳng cây xuống chính giữa hố (sau khi đã bỏ túi bầu ra) rồi lấy ngay phần đất vừa đào lên lấp lại cho kín và nén nhẹ đất xung quanh gốc. Chú ý cần trồng nông vừa bằng cổ rễ, năng xới xáo để đất luôn tơi xốp, đề phòng nghẹt rễ. Các cây trên 2 luống kề nhau nên trồng so le với nhau để tận dụng tốt ánh sáng mặt trời.5.6. Chăm sóc và bón phân: – Tưới nước: Cây sau khi trồng xong phải được tưới nước ngay, 15 ngày đầu tưới nước 2 lần/ngày, những ngày tiếp theo tuỳ thuộc vào độ ẩm đất.– Tủ gốc: Bằng rơm rạ, cỏ…là rất quan trọng. Lớp tủ dày 7 -10cm trên mặt luống làm hạn chế thoát hơi nước từ đất, làm mát gốc cây khi trời nắng nóng, không mất công làm cỏ dưới vùng tán.– Cắt tỉa:Tùy theo mục đích tạo dáng, thế cho cây mà thời gian đầu sau trồng mới có hình thức cắt tỉa khác nhau. Sau đó khi chồi mầm cao 30 – 35cm thì bấm 3ngọn, cứ làm như vậy đến đầu tháng 7 thì ngừng bấm ngọn, và thường xuyên điều chỉnh các cành mọc đều bốn phía cho đều tán.– Bón phân: Lượng phân bón thúc cho 1 ha: Phân tổng hợp NPK (13:13:13+TE): 2.700kg, phân Urê: 270kg. Trộn phân NPK và phân Urê theo tỷ lệ 10:1 để bón.Bón thúc làm 5 lần:+ Sau trồng 1 tháng, rễ mới đã phát triển tiến hành bón thúc lần đầu. Lượng bón 300kg NPK và 30kg urê, hòa tan với nước tưới xung quanh gốc. + Số còn lại chia đều cho 4 lần bón và mỗi lần bón cách nhau khoảng 25-30 ngày. Kết hợp với tưới đủ ẩm, xới xáo, làm cỏ, vét luống. Ngoài ra phun thêm phân bón lá Đầu trâu 501, 502 hoặc Atonik nhằm giúp cây nhiều cành, tán xum xê.5.7. Điều khiển ra hoa.Các biện pháp sau thường được thực hiện để làm cho đào ra hoa đúng dịp Tết Nguyên Đán: – Từ đầu tháng 8 âm lịch hạn chế bón các loại phân có hàm lượng (N) cao, để khoanh vỏ. Tháng 10 âm lịch, dừng bón phân vào gốc và hạn chế tưới nước để chuẩn bị tuốt lá. – Khoanh vỏ: tiến hành vào trung tuần tháng 8 âm lịch hàng năm+ Đối với cây đào to, trồng nhiều năm: dùng dao mỏng khoanh 2 vòng xung quanh các cành gần thân chính, cách nhau 2cm. Bóc lớp vỏ giữa hai vòng khoanh bỏ đi và dùng nilon cuốn che bên trên vết khoanh, buộc chặt để nước mưa khỏi đọng chỗ vỏ bị khoanh làm thối vỏ.+ Đối với cây đào trồng năm đầu và năm thứ 2: dùng dao mỏng cắt khoanh 1 vòng tròn đều quanh thân cây ở dưới chỗ phân cành.Sau một tuần lá đào sẽ chuyển từ màu xanh đậm sang vàng nhạt và hơi rủ xuống. Nếu lá vẫn xanh đậm thì tiếp tục cắt thêm một khoanh vỏ nữa phía dưới vết khoanh trước. – Tuốt lá đào: trước Tết Nguyên Đán 55-60 ngày, tuốt sạch toàn bộ lá, để kích thích mầm nụ phát triển nhanh. Đồng thời dùng dây nilon go cành lại cho thuận tiện vận chuyển khi mang đi tiêu thụ. Lưu ý: – Nên tiến hành tuốt lá làm 2 đợt cách nhau 7 ngày hạn chế rủi ro do điều kiện thời tiết.+ Đợt 1: tuốt ½ số lá trên cành phía gốc+ Đợt 2: tuốt ½ số lá trên cành phía ngọn– Không được làm mất phần chân lá dính vào cành, dễ mất mầm hoa– Những cây đào sinh trưởng mạnh tuốt trước, sinh trưởng yếu tuốt sau.4VI. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH6.1. Nhện đỏ Nhện đỏ xuất hiện vào cuối thu. Nhện phát triển mạnh khi khô hạn– Triệu chứng: Nhện châm vào lá tạo thành vết chấm màu nâu vàng nhỏ tách riêng nhau. Khi bị hại nặng làm cho lá bị cháy vàng, héo đi và biến dạng, cuối cùng làm cho lá vàng khô và rụng.– Biện pháp phòng trừ: + Vệ sinh đồng ruộng, vào lúc thời tiết khô hạn thường xuyên tưới nước, xịt vào mặt dưới của lá cũng sẽ hạn chế được mật độ của nhện đỏ trên cây, bón phân cân đối.+ Dùng các thuốc hóa học: Commite 73EC, liều lượng pha 15-20ml/16lít nước; Pegasus 500SC, liều lượng pha 15-20ml/16lít nước; Reasgant 3.6EC, liều lượng pha 10ml/16lít nước;… 6.2. Sâu đục ngọn.– Triệu chứng: sâu non hại trên các ngọn chồi non, làm héo ngọn và chết. – Biện pháp phòng trừ: + Bón phân cân đối, không bón nhiều đạm+ Dùng thuốc Dupont prevathon 5SC, liều lượng pha 15ml/16lít nước; Reasgant 3.6EC, liều lượng pha 10ml/16lít nước; 6.3. Rệp sáp– Triệu chứng: Thân có phủ lớp sáp trắng, quanh mình có các tia sáp dài trắng xốp. Sống tập trung thành từng đám bám chặt vào các ngọn non, cuống lá, kẽ cành hoặc mặt dưới lá, chích hút nhựa làm lá và ngọn héo khô. Sau thời gian rệp phát sinh thường có nấm bồ hóng đen phát triển trên chất thải do rệp tiết ra làm đen mặt lá gây trở ngại khả năng quang hợp của cây làm cho cây còi cọc, sinh trưởng kém, bị hại nặng cây có thể chết. Vào cuối mùa mưa chuyển sang mùa khô, rệp sáp phát triển tăng dần mật độ. – Biện pháp phòng trừ: + Cắt tỉa những cành sâu bệnh, cành già, cành tược nằm trong tán để tạo cho cây thông thoáng.+ Dùng máy bơm xịt mạnh tia nước vào chổ có nhiều rệp đeo bám có tác dụng rửa trôi bớt sáp trước khi phun thuốc.+ Dùng thuốc Supracide 40 ND, liều lượng pha 20-13ml/16lít nước; Suprathion 40EC, liều lượng pha 20-30ml/16lít nước; Ascend 20SP liều lượng pha 10-16ml/16lít nước. Kết hợp với dầu khoáng SK Enspray 99 hoặc dầu khoáng Citrole 96.3EC theo nồng độ khuyến cáo.6.4. Bệnh chảy gôm.5– Triệu chứng: Bệnh phát sinh trên thân, cành đã hóa gỗ, nhất là chỗ phân nhánh. Chỗ bị bệnh vỏ nứt và chảy nhựa vàng trong suốt, sau nhựa chuyển màu nâu đỏ. Bộ phận bị bệnh lồi lên, vỏ và gỗ dần dần bị khô mục, lá cây bệnh bị vàng và rụng, bệnh nặng làm cây chết khô.– Nguyên nhân: do các vết thương cơ giới, sâu đục vỏ, tưới nước và bón phân không hợp lý, làm vỏ cây bị tổn thương, nấm Phytophthora Citrophthora xâm nhập làm thành phần tinh bột trong tế bào chuyển thành dịch nhựa chầy ra liên tục.– Biện pháp phòng trừ: + Tránh gây vết thương cho cây, cắt bỏ cây bệnh, cuối mùa thu, đầu xuân hàng năm, quét vôi hoặc nước Bóc đô đậm đặc lên thân cây. Thường xuyên phòng trừ các loại côn trùng, giữ độ ẩm hợp lý, không nên bón quá nhiều đạm, tăng cường bón phân hữu cơ. + Phun thuốc Mancolaxyl 72 WP, liều lượng pha 60-80ml/16lít nước; Dupont Kocide 53.8DF, liều lượng pha 15-16ml/16lít nước hoặc các loại thuốc có gốc đồng và gốc lưu huỳnh. 6.5. Bệnh thủng lá. – Triệu chứng: lá đào xuất hiện các đốm nhỏ, lan rộng thành hình tròn hoặc hình nhiều cạnh màu vàng hoặc nâu đen, đường kính khoảng 2mm. Xung quanh đốm có màu xanh vàng, sau đó đốm khô và rời ra làm lá đào có lỗ thủng.– Nguyên nhân: Do vi khuẩn Xanthomonas Pruni Dowson– Biện pháp phòng trừ:+ Ngắt bỏ, tiêu hủy lá bị bệnh, tăng bón phân hữu cơ, hạn chế bón nhiều phân đạm. Vườn đào phải thoát nước mạnh. Đảm bảo thoáng gió và chiếu sáng đủ. Không trồng xen các cây khác trong vườn đào tránh lây nhiễm.+ Phun thuốc Ridomil Gold 68WG, liều lượng pha 80-90ml/16lít nước, Score 250EC, liều lượng pha 10ml/16lít nước; Anvil 5SC, liều lượng pha 16-20ml/16lít nước 6.6. Bệnh xoăn, phồng lá– Triệu chứng: đầu tiên xuất hiện ở ngọn và lá non. Một phần hay toàn bộ lá dầy lên, màu xanh xám, sau đó quăn lại có những chỗ phồng rộp màu tím, trên có lớp bột trắng sau thành nâu. Bệnh nặng làm cho lá khô và rụng. – Nguyên nhân: Do nấm Taphira deformans (Berk. Tui). Nhiệt độ thích hợp cho bào tử phát triển là 20oc. Thích hợp Cho nấm xâm nhiễm là 10 – 16oc. Nấm qua đông trên vỏ cây, vẩy chồi, phát triển vào mùa xuân năm sau. Bệnh nặng vào tháng 4 – 6– Biện pháp phòng trừ:6Ngắt bỏ, tiêu hủy lá bệnh, bón phân cân đối, phun thuốc Ridomil Gold 68WG, liều lượng pha 80-90ml/16lít nước; Score 250EC, liều lượng pha 10ml/16lít nước…VII. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN HOA TRONG NHỮNG NGÀY TẾT7.1. Thu hoạch– Đối với đào dùng để chơi cành: Khi thu hoạch phải dùng cưa, nếu chặt sẽ làm lay gốc đứt rễ. Đem đi xa nên tẩm bông ướt cho vào túi nilon trọng vào gốc rồi buộc chặt. – Đối với đào thế: Chú ý khâu đánh cây, tránh là cây bị đứt nhiều rễ và vỡ bầu. Khi cần vận chuyển đi xa nên đánh cây và trồng cây vào chậu trước đó 1-2 tháng, hoặc bao gói bầu thật chặt và tránh va dập.7.2. Bảo quản.– Đối với đào dùng để chơi cành: Sau khi mua cành đào về phải đốt gốc cành hay nhúng ngay vào chậu nước nóng già 70- 80oC để nhựa của cành đào không chảy và các chất dinh dưỡng dự trữ nuôi hoa trong cành không thẩm thấy được ra ngoài. Để đào tươi lâu nên thay nước 2-3 ngày/lần và mỗi lầ thay nước nên cho 1 viên aspirin nhằm hạn chế vi khuẩn gây thối cành, tàn hoa. Sau khi mua về nhà nếu thấy hoa đào nở nhanh cho một vài viên nước đá vào đó để giữ lạnh, có tác dụng kìm hãm hoa nở nhanh.– Đối với chậu đào thế: 4-5 ngày tưới nước một lần. Khi nào thấy đất trên miệng chậu khô thì phải tưới nước. Không nên tưới quá nhiều nước, làm cây bị úng, sinh ra khí độc gây thối rễ, cây đào sẽ chết. Chậu đào phải được đặt ở nơi thoáng mát, đủ ánh sáng không nên để gần quạt hay chỗ có gió lùa vì sẽ làm đào mất nước nhiều dẫn đến héo hoa và nụ. Không nên để đào chỗ quá tối vì sẽ không đủ ánh sáng làm màu sắc hoa bị phai, hoa nhanh tàn hoặc nụ sớm rụng. Nên tránh để đào ở gần bóng đèn có công suất lớn vì sẽ thừa sáng, nhiệt độ lại cao cũng làm cho hoa nở nhanh, chóng tàn. Nếu thấy hoa nở muộn người chơi có thể dùng một nắm vôi đắp quanh gốc, là như vậy thì chỉ sau 1 đêm hoa đào sẽ nở tung, cũng có thể tưới nước ấm hoặc dùng đèn điện nhấp nháy chăng xung quanh cây đào vừa trang trí cho cây cũng vừa kích cho hoa nở sớm.* Một số chú ý khi chọn mua đào vào ngày tết: Tuỳ theo không gian bày, lứa tuổi, sở thích mà người mua có thể chọn được cành đào theo ý muốn. Nói chung để chọn được một cây đào đẹp thì người mua nên chọn đào cánh kép, cánh hoa dày. Cành đào phải đều, to vừa phải, dăm đào nhiều, có nhiều hoa và nụ. Vì những cành dăm to thường ít và thưa hoa. Nên chọn cây đào có gốc thẳng, thân đào chắc khoẻ. Theo ý kiến của nhiều người, đào đẹp là đào có dăm vút thẳng ra ngoài tán, nụ trải đều từ đầu tới cuối dăm. 7Đối với lại đào chơi cành, nên tìm mua đào tơ, thân mập, nhiều cành dăm, mắt dầy, nhiều nụ. Không mang lá, ít lộc nên sự mất nước qua lá không có hoặc rất ít. Do đó khi cắm đào vào bình chỉ cần đổ một ít nước cân đối trọng lượng để khỏi đổ bình.SƠ ĐỒ QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG HOA ĐÀO

– Bón lót: – Mặt luống 60 – 70 cm phân chuồng + phân lân + vôi bột – Cao luống 30 – 35 cm – Mật độ trồng 2m2/cây

– Bón phân thúc: cho 1 ha: – Sau trồng 1 tháng, bón thúc lần đầu. + Phân NPK (13:13:13+TE): 2.700kg, – Hòa 300kg NPK và 30kg urê + Phân Urê: 270kg. với nước tưới xung quanh gốcTrộn theo tỷ lệ 10:1 để bón – Số còn lại chia đều cho 4 lần bón – Kết hợp với tưới nước, xới xáo, làm cỏ Mỗi lần bón cách nhau 25-30 ngày phun phân bón lá Đầu trâu 501, 502 – Phòng trừ sâu bệnhhoặc Atonik

Đối với cây đào to: Đối với cây đào nhỏ – Khoanh 2 vòng xung quanh các cành – dùng dao mỏng cắt khoanh 1 vòng tròn gần thân chính, cách nhau 2cm quanh thân cây ở dưới chỗ phân cành. – Bóc lớp vỏ giữa hai vòng khoanh bỏ đi – Tuốt lá làm 2 đợt cách nhau 7 ngày + Đợt 1: tuốt ½ số lá trên cành phía gốc+ Đợt 2: tuốt ½ số lá trên cành phía ngọn8Trồng vụ Xuân(Tháng 1-2 âm lịch)Trước Tết Nguyên Đán 45- 60 ngày(Tiến hành tuốt lá, go cành)Thu hoạch, tiêu thụCây giống (nhân từ vườn cây mẹ nuôi cấy mô)(cây cao 4-5cm, có 3-5 lá, rễ ra đều)Trung tuần tháng 8 âm lịch(Tiến hành khoanh vỏ)

Quy Trình Chăm Sóc Hoa Lay Ơn

1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc, thu hái. Cây Lay Ơn sau khi trồng từ 7-8 ngày bắt đầu cây mọc khỏi mặt đất, mỗi một củ Lay Ơn thường mọc lên một cây, cũng có củ mọc lên hai đến 3 cây, nếu có củ mọc lên hai,ba cây chúng ta nên tỉa bỏ nhằm tạo điều kiện để cho một thân có đủ dinh dưỡng nuôi thân. Lưu ý: Tỉa bỏ mầm phụ, để lại mầm chính để tập trung nuôi một dảnh hoa. Khi cắt mầm phụ tránh làm bật củ.

Trong quá trình phát triển của cây Lay Ơn chúng ta nên xới ba lần:– Lần 1: khi cây được 2 lá chúng ta bắt đầu xới. Lưu ý nên xơi nhẹ tránh đụng mạnh vào cây, sau khi xơi kết hợp có những nhánh cỏ chúng ta vun vào gốc để giữ cho cây phát triển thẳng.– Lần 2: khi cây được 4 lá tiến hành vun xới lần hai. Kết hợp bón thúc lần 1: Đạm 5kg, Kali 7kg trộn đều rồi bón cho từng hàng cây.– Lần 3: khi cây được 6 lá tiến hành vun xới lần 3. Kết hợp bón thúc lần 2: Đạm 5kg, Kali 7kg trộn đều rồi bón cho từng hàng cây. Đối với việc trồng cây xanh Lay Ơn cho sản phẩm cần đảm bảo cho gốc cây luôn được giữ ẩm là một điều bắt buộc vì thiếu nước cây sẽ có hiện tượng chậm lớn, lá vàng, hoa ra chậm, hoa bé, cành hoa cong que, dễ bị sâu bệnh, nhưng cũng không nên để ruộng bị ngập úng sẽ lãm thối củ. Vào mù hé chúng ta nên tưới cây vào buổi sáng. Mùa đông nên tưới vào buổi trưa hay chiều tối. Khi tưới cây chúng ta nên rửa luôn lá cho cây, không được để mùn đất bám vào lá thân cây.

Thu Hoạch: Đối với hoa Lay Ơn chúng ta nên thu hai vào buổi sáng, kỹ thuật cắt phải đảm bảo cho cành hoa phải đẹp, tươi tốt, lâu tán, đồng thời cây vẫn phát triển tốt không bị hư hỏng. Chú ý khi thu hái hoa Lay Ơn: – Chọn cành hoa có một nụ đầu tiên nở. – Dùng dao sắc cắt vát, tránh lung lay củ. – khi cắt nên chừa lại tối thiểu 4 lá. – Cắt xong cắm ngay vào nước.

Thu hoạch củ: Đối với cây chúng ta để làm giống, khi cắt hoa chúng ta nên để 4-5 lá sau đó tiếp tục chăm sóc và bón thúc vào khoảng thời gian là 60 ngày, tiếp tục cắt bỏ số lá còn lại chỉ để khoảng cách từ mặt củ lên đến ngọn là 20cm. Sau 1 tuần chúng ta đào củ lên di dời vào nhà.

2. Bảo quản củ giống Hoa Lay Ơn có tới 250 loài, có rất nhiều màu từ màu sáng cho tới màu sẫm, các cây giống lay ơn đều chiu rét nhưng chịu nóng kém, giống dài ngày nhất là giống Lay Ơn san hô thường từ 90 ngày trở lên từ lúc trồng cho đến lúc ra hoa, giống ngắn ngày nhất là giống cho hoa tím thường từ 60-70 ngày, các giống khác thường trung bình từ 70 ngày có hoa vào mùa hè và khoảng 80 ngày có hoa vào mùa rét. Để bảo quản cho củ Lay Ơn chúng ta nên làm như sau – Loại bỏ củ thối, củ bị sâu bệnh. – Để nơi thông thoáng, cao ráo không ẩm ướt. – Một số giống phải bảo quản trong điều kiện lạnh.

3. Phòng trừ sâu, bệnh hại Cây Lay Ơn thường bị các bệnh sau. – Bệnh héo vàng: Bệnh xuất hiện ở phần gốc hoặc cổ rễ, bệnh gây thối rễ cây, các lá bị héo vàng, cách phong trứ chúng ta dùng Score 1% hoặc Daconil 500 SC với liều lượng 25ml/ bình 8 lít. – Bệnh héo xanh: Bệnh do vi khuẩn gây hại làm thối rễ, lá bị héo rủ tái xanh, thường héo từ lá gốc lên các lá trên. Cách phòng trừ ta dùng Viben C: 10-25g/bình 8Lít. Dùng New KaSuRal: 10-25g/bình 8 Lít. – Trừ nhóm sâu chích hút: Dùng Sherpa 0,1%, Trebon 0,1-0,2% hoặc Pegassus 0,1%. – Trừ nhóm sâu ăn lá: Dùng Decis 0,1-0,2%, Sumicidin 0,1-0,2%, hoặc Padan 0,1-0,2%.

4. Thúc hoa nở nhanh. Dùng đạm Sunfat hoặc Ure hòa nước tưới lên gốc với nồng độ 1/200, hoặc phun mù lên lá với nồng độ 0,1% vào buổi sáng, mùa rét nên bón Kali

5. Hàm cho hoa nở muộn Hạn chết tưới nước nhưng không để quá khô, bón thêm phân đạm khi nụ chưa thoát ra ngoài để kéo dài giai đoạn, bên cạnh đó chúng ta cũng nên làm giảm ảnh nắng chiếu vào cây

Quy Trình Chăm Sóc Mai Vàng

Nhưng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số yếu tố căn bản về quy trình chăm sóc mai vàng trong năm . Từ những kiến thức cơ bản đó mà bạn có thể áp dụng vào tuỳ vùng miền, tình trạng cây mai vàng mà chăm sóc cũng như phân bón cho cây mai vàng hợp lý. Nếu bạn đọc rất nhiều bài viết và áp dụng tất cả vào cây mai của bạn thì nó sẽ chết 1 cây nhanh nhóng. Nhiều khi chỉ chăm sóc đơn giản nhưng nó lại rất hiểu quả.

Quy trình chăm sóc mai vàng thường sẽ chia làm 3 giai đọan phát triển chính

Giai đoạn phục hồi và tăng trưởng

Giai đoạn kết nụ và nuôi nụ

Giai đoạn tích trữ năng lượng và ra hoa

1.Thường từ tháng 1 âm lịch đến tháng 5 âm lịch Giai đoạn phục hồi và tăng trưởng

Năm nào cũng vậy, sao khi nở hoa xong cây sẽ bắt đầu một chu kỳ sinh trưởng mới, tạo ra một tàn lá mới để bắt đầu nhiệm vụ duy trì nòi giống cho năm sau. Một trong những nguyên nhân căn bản mà hầu hết người mới chơi mai vàng mắc phải đó là để hoa nở hết và đậu trái đến khi nào trái chín thì thôi. Mọi người nhìn cây cứ nghĩ cây kết trái xong sẽ ra lá và tươi tốt. Nhưng nó chỉ đúng với những cây mai trồng dưới đất hoặc trồng chậu được chăm rất kỹ và bón phân đầy đủ cả năm.Khi mai nuôi trái thì cần rất nhiều dinh dưỡng có thể kiệt quệ cây.

Tốt nhất là sau những ngày tết, bạn hái hết trái và hoa trên cây càng sớm, càng tốt, giữ lại lá non cho cây thở. Nếu cây đang khoẻ mạnh(bạn biết về lịch sử của cây )thì bạn có thể xả tàn cho cây mai vàng ngay lúc đó, cây sẽ phát tược non rất mạnh. Nếu cây yếu hoặc bạn không rõ về cây, bạn chỉ nên tưới kích rễ cho cây(mua ở tiệm: nói vậy là người ta bán vì bây giờ có rất nhiều loại kích rễ) đến khi cây có 1 tàn lá xanh lại và sum xuê, có thể 1 tháng sau hoặc cây yếu quá thì đến tháng 4, tháng 5 thì bạn xả tàn cũng được.

Đây là hình ảnh vườn vào tháng 9 dương lịch năm 2017

Giai đoạn này ban có thể tưới phân NPK 30-10-10 và một ít phân dynamic + lân là được, không cần bón quá nhiều nếu bạn không rành về chăm sóc mai vàng.(Dynamic 1 muỗng canh và lân 1 muỗng café. Dynamic 7-10 ngày bón 1 lần, lân bón 2 tuần 1 lần). Cách tốt nhất là ngâm nhiêu đó vào 1 lít nước và tưới cho cây.Bạn có thể ra các tiệm bán phân bón gần nhà mà mua. Mua để dành dùng từ từ cũng rất tốt.

Nếu bạn mua cây mà chất trồng toàn sơ dừa và tro trấu hoặc cát thì bạn nên thay phân ngay (Không khuyến khích với người mới trồng mai). Hoặc tưới phân đến khi cây có bộ lá già, sau đó dùng dao gọt bớt phần phân cũ và thêm chất trồng mới vào1/10 đến 3/10 chậu).Cách làm này dành cho các bạn không nắm rõ kỹ thuật, sợ cây chết, với cách này đảm bảo cây bạn sẽ không chúng tôi người trồng theo kiểu công nghiệp, cho cây ăn phân hàng ngày, hàng tuần nếu ban khong đãm bảo có thể tưới phân đều thì nên thay 1 ít chất trồng giữ dinh dưỡng nhiều hơn.Nếu chất trồng là đất hoặc phù sa thì không cần thay đất trừ trường hợp bất khả kháng.Vì phù sa giữ dinh dưỡng rất tốt cho cây.Nếu bạn có 1 cây mai quý hãy tìm đất phù sa mà trồng, sẽ tiết kiệm được rất nhiều công sứ chăm sóc.

Đây là gia đoạn quan trọng nhất để ít nhất có thể cứu sống cây mai của bạn ngay sau những ngày tết ra hoa. Nhiệm vụ cho cây sống là nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này, bạn đừng nghĩ dến việc uốn cây, hay làm sao cho cây ra hoa vào năm sau.

Đặc biệt khi mai không có lá thì không nên tưới, vì tưới nhiều nước sẽ làm chết rễ, đây cũng là sai lầm nghiêm trọng mà nhiều người chăm sóc mai vàng mới chơi mắc phải.Chỉ nên tưới kích rễ mà thôi.

Nhiều người sẽ thay chất trồng vào giai đoạn ngay sau tết nhưng đó là dành cho người chuyên nghiệp và họ biết về cây mai vàng họ đang chăm sóc. Vì thành phần của chất trồng cũng là vấn đề nan giải đối với ngay cả những người trồng mai vài năm.

Nhớ là từ khi mai nhú đọt non thì phải phun ngừa sâu và đặc biệt là bọ trĩ, nếu trồng vài cây bạn có thể phun liên tục 2 -3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần cho hết bọ trĩ. Khi lá già thì không còn lo về bọ trĩ nữa mà chuyển qua lo ngừa nhện đỏ.Bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn thì có thề xem bài : Sâu trên cây mai vàng

2.Thường từ tháng 5 đến tháng 10 Giai đoạn kết nụ và nuôi nụ

Ánh nắng là quan trọng nữa đối với công việc chăm sóc mai vàng, cây buộc phải nhận đủ nắng ít nhất 4-5 tiếng mỗi ngày để phát triển khoẻ mạnh.

Vì có đến hàng trăm tình huống có thể xảy đến cho cây mai mà chúng ta không lường trước được nên tôi sẽ chia sẻ từ từ theo từng chủ để nhất định để các bạn dễ nắm bắt.

Nếu cây mai được chăm sóc tốt trong giai đoạn 1 thì giai đoạn 2 là một quá trình rất dễ dàng đới với người chăm sóc, và nó thường diễn ra 1 cách tự nhiên, không cần can thiệp nhiều nếu chưa nắm rõ về cây và cách làm nụ.Tốt nhất là không nên can thiệp bằng hoá chất nếu không cần thiết. Chỉ cần giai đoạn 1 bạn chăm cây có 1 tàn lá sum xuê và không sâu bệnh thì giai đoạn này đối với mai vàng sẽ diễn ra 1 các rất tự nhiên.

Bạn có thể tỉa chèo vào tháng 5 và chậm nhất là trong tháng 6, cây sẽ ra tược mới, kèm theo nụ mới, như vậy cây sẽ giữ được nụ đến tết mà ko phải lo gì. Tỉa chèo là cất bớt những tàn lá mọc dài quá, cắt theo hình tháp mà bạn mông muốn.

Cách 2 là bạn có thể uốn cây, tạo dán cho cây, tạo cho cây bộ tàn mà bạn mong muốn bằng uốn kẽm, và cắt tàn. Sau đó cây có thể ra hoa nhưng bạn đừng lo, hãy ngắt bỏ hết để cây ra lá. Đến tết cây lại ra hoa bình thường.

Nhiều người đến giai đoạn này họ sẽ lặt lá vào mùng 5/5. Tơi chưa làm bao giờ nên không dám đưa ra ý kiến về vấn đề này.Nếu cây chưa có nụ thì bạn cứ an tâm, vì có nhiều giống mai đến tháng 8-9-10 mới kết nụ.

3.Thường từ tháng 10 đến tháng 12 Giai đoạn tích trữ năng lượng và ra hoa

Về những kỹ thuật chuyên sâu về đất, phân, xả tàn, thuốc…….. tôi sẽ bổ sung bằng các bài sau 1 cách chi tiết nhất có thể. Khi mai ra đọt non nhớ ngừa bọ trĩ, và đặc biệt giai đoạn này nhện đỏ là nguy hiểm nhất cho cây vì chúng phá hoại luôn cả lá già.

Đây là giai đọan nên bón ít nhất 1 lần NPK 20-20-15 và super lân 1 lần trong tháng cộng với Dynamic.

Nấm trong giai đoạn đầu năm chúng ta đã tiêu diệt hết nhưng bắt đầu mừa mưa thì nấm bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Nhớ là phải xịt ngừa nấm 1 tuần 1 lần vì mưa nhiều rất nguy hiểm, cây rất dễ sinh bệnh. Các tốt nhất là ngừa dẽ tốt hơn là để cây bệnh rồi mới trị. Nếu muốn rõ hơn bạn có thề đọc bài : Bệnh trên cây mai vàng của tôi, sẽ chuyên sâu và cụ thể hơn

Đến đây thì hầu hết mai đã ngừng sinh trưởng, lá mai vàng đã già đi. Chỉ chờ ngày lặt lá để ra hoá. Nhiệm vụ của chúng ta bây giờ là làm sao giữ cho được bộ lá cây luôn xanh đến rằm tháng 12al.Đối với những cây có tàn lá sum xuê và xanh mượt và nụ đều thì bạn không cần phải lo gì cả. Chúng ta chỉ bón phân NPK với dynamic thật loãng bằng ¼ liều dùng đầu năm và 2 tuần 1 lần là được. Nhưng thành phần NPK đều nhau hoặc K cao hơn. Nếu bạn không rành, tốt nhất không nên bón thêm NPK mà chỉ cần bón dynamic là đủ.Nếu cây nụ nhỏ thì có thể bón thêm NPK có Kali nhiều, nhưng điều này cũng rất nguy hiểm nếu bón không đúng cây sẽ ra hoa sớm nếu bạn bón và chăm sóc không đúng cách.

Nếu lá già quá, ngà vàng thì chúng ta có thể phun thêm phân bón lá NPK có hàm lượng N chúng tôi tỉ lệ thấp hơn trên bao bì nhưng phun liên tục 5 ngày liền. Sau đó chúng ta chỉ chờ đến ngày và canh lẩy lá theo từng vùng miền cũng như loại cây mà khác nhau từ 1-5 ngày.

Nói túm lại đây là quy trình chăm sóc mai vàng đơn giản dành cho người mới chơi.Còn đối với người chơi mai chuyên nghiệp thì đã quá rành.

1.Xả tàn, thay phân

2.Nếu chưa rõ kỷ thuật chỉ nên bón phân Dynamic là được.

3.Xịt thuốc trị nấm và sâu định kỳ.

Nhận chăm sóc mai vàng tận nhà

4.Hãy để cây mai phát triển tự nhiên nhất có thể thì nó sẽ không chết lãng xẹt.Vì cây rất thông minh, tự biết cân bằng dinh dưỡng.

5. Việc làm bông dày đặc thật sự còn tuỳ thuộc vào giống mai,nội lực của cây nên các bạn hạn chế làm bông bằng hoá chất, hoặc muốn thử nghiệm thì thoải mái vì làm bông không lam chết cây mà chỉ làm hoa không đúng tết thôi, hj.(Sử dụng hóa chất nhiều hoặc không đúng sẽ làm cây mai vàng chết hoặc ra hoa xong sẽ suy luôn)

Nếu có gì thắc mắc có thể hỏi trực tiếp mình qua email hoac facebook: hainp88@gmail.com. Điện thoại: 0948.357.113

Quy Trình Chăm Sóc Cây Xanh

SẠCH VÀ XANH phân tích cho khách hàng hiểu rõ thêm quy trình chăm sóc cây xanh trang trí từ lúc mới trồng hay những cây trồng lâu năm, cách tưới nước , bón phân …

Cách duy trì – Chăm sóc cây xanh cây cảnh tranh trí

Chuẩn bị vật tư thiết bị nhân lực đến vị trí chăm sóc cây xanh.

Tới nước đẫm gốc cây xanh và tán lá

Nước máy lấy từ nguồn cung cấp của thành phố tưới tại chỗ hoặc vận chuyển đến bàng xe bồn cẩu

Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc, thu dọn rác thải trong phạm vi 30m.

Chùi rửa sạch sẽ, cất dụng cụ tại nơi quy định.

Công tác thay bồn cây

Quy trình chuẩn bị, vận chuyển vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc

Nhổ sạch hoa tàn, cỏ dại dùng quốc xẻng xới tơi đất, san bằng mặt bồn theo đúng quy trình

Trồng cây xanh theo phân loại được chọn

Chùi rửa sạch sẽ, cất dụng cụ tại nơi quy định.

Bón phân cho cây xanh và xử lý đất bồn hoa

Chuẩn bị, vận chuyển vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc ( địa điểm trồng cây xanh cần chăm sóc )

Trộn bón tốt nhất phù hợp với từng loại cây xanh, kết hợp thuốc xử lý đất theo quy định

Bón điều phân vào gốc cây cây xanh cần chăm sóc

Trồng theo chủng loại được chọn, thu dọn rác thải trong phạm vi 30m

Chùi rửa, cất dụng cụ tại nơi quy định

Duy trì cây hàng rào, đường viền

Chuẩn bị, vận chuyển vật tư trang thiết bị, dụng cụ đến nơi làm việc

Cắt sửa hàng rào vuông thành sắc cạnh, đảm bảo độ cao (thực hiện 12 lần/năm)

Bón phân hữu cơ 2 lần/năm

Trồng theo chủng loại được chọn, thu dọn rác thải trong phạm vi 30m.

Chùi rửa, cất dụng cụ tại nơi quy định.

Công ty TNHH giải pháp sạch và xanh chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc, trồng cây xanh tại Biên Hòa và các tỉnh lân cận Bình Dương, Vũng Tàu, Hồ Chí Minh, Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc cây xanh cho gia đình, chăm sóc cây xanh trong khuôn viên công ty, trường học, trồng cây tại các khu vực công cộng vui long liên hệ với chúng tôi theo thông tin.

Công ty TNHH giải pháp Sạch Và Xanh

Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp dịch vụ vệ sinh công nghiệp với đội ngũ nhân viên chuyên môn. Đảm bảo sẽ mang lại dịch vụ tốt nhất cho quý vị. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá.

Địa chỉ: 88/06/38, Tổ 38, Kp9, Nguyễn Văn Tiên, P. Tân Phong, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai.

Mã số thuế: 3603215402

Điện thoại: 39 408 39 – Hotline: 0915. 38 50 38

Tên tài khoản: Công ty TNHH Giải Pháp Sạch và Xanh

Số tài 0121000740593 – Ngân hàng Vietcombank – Đồng Nai.

Website: chúng tôi – vesinhcongnghiepdongnai.com.vn

Email: sachvaxanhdona@gmail.com