Top 12 # Quy Trình Chăm Sóc Cây Vải Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Vải

Vải chịu úng kém hơn nhãn, xoài… nhưng khả năng chịu hạn tốt hơn.

Tháng 11-12 cây vải cần thời tiết khô và lạnh phân hóa mầm hoa.

PH 5.5-6.5.

Thích hợp đất phù sa ven sông hay có tầng dày, độ phì cao, giữ ẩm và thoát nước tốt, những vùng đất xấu chế độ chăm sóc thích hợp nhưng độ dốc dưới 20%. PH 5.5-6.5

Vùng đất dốc: Đường đồng mức, mỗi bậc thang rộng 1.5-2.0m, sâu 0.8-1m, líp rộng 7-12m.

Đào hố:

+ Vùng đồng bằng: Dài x rộng x sâu 0.8mx0.8mx0.6m

+Vùng đồi: 1mx1mx0.8m.

Lượng phân lót: 30-50kg phân chuồng hoai mục; 0.7-1kg super lân, 0.5-1kg vôi bột.

Giống chín sớm: Đường kính gốc 1-1.5cm, đường kính cành ghép 0.7cm, chiều dài cành trên 40cm.

Giống chính vụ: Chỉ tiêu tương ứng 0.8-1cm, 0.5-0.7cm và 30-40cm. Cây giống phải có 2-3 cành cấp 1 trở lên và không được nhiễm sâu bệnh hại nguy hiểm.

– Vụ Xuân : tháng 2 – 3, và đầu tháng 4

– Vụ Thu : tháng 8; 9; 10.

– Khoảng cách: 4m x 6m; 7m x 7m hoặc 8 – 10m x 8 – 10m

– Cách trồng: đặt bầu cây giống vào sao cho cổ rễ cao hơn mặt đất 3 – 5 cm ( ở vùng đồng bằng ) và thấp hơn mặt đất 3 – 5 cm ( ở vùng đồi).

Nhu cầu dinh dưỡng

Nhu cầu đạm

Trong 1 năm, nhu cầu đạm cây vải cao sau khi thu hoạch để phục hồi và phát triển cành thu cho việc ra quả năm sau ( tháng 7-8) giảm mạnh khi chuẩn bị phân hóa mầm hoa (tháng 12) và lại tăng mạnh đầu xuân (tháng 2-3) khi cây phát triển cành xuân và ra hoa đậu quả, rồi lại giảm dần cho đến khi thu hoạch.

Nhu cầu Lân

Lân vai trò phát triển bộ rễ và khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây vải.

Thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa, hình thành quả, thành thục quả và hạt. Ảnh hưởng rõ phẩm chất của quả vải.

Tăng khả năng chống hạn chống rét và sâu bệnh.

Triệu chứng thiếu lân: lá tối màu, thiếu nhiều ngọn lá và mếp lá có màu nâu cục bộ và lan dần đến gân chính.

Thiếu lân không chỉ ảnh hưởng xấu đến khả năng hút dinh dưỡng, sinh trưởng phát triển cây vải mà còn ảnh hưởng xấu ra hoa, đậu quả, năng suất và chất lượng quả.

Thừa lân làm hàm lượng N, K giảm ảnh hưởng xấu tới cây.

Trong 1 năm nhu cầu lân cao vào thời kì sau thu hoạch để phục hồi và phát triển cành thu và chuẩn bị phân hóa mầm hoa ( từ tháng 7-8 đến tháng 12) giảm dần cho đến khi thu hoạch

Nhu cầu kali

Kali dinh dưỡng cây vải hút nhiều nhất.

Vai trò: tăng độ ngọt và phẩm chất quả, tăng khả năng cất giữ, bảo vệ vỏ quả. Tăng khả năng chịu hạn, chịu lạnh, nóng khả năng chống chịu sâu bệnh giúp quả nhanh lớn và thành thục.

Triệu chứng: Thiếu kali lá hơi nhạt, ngọn lá màu trắng tro, khô, mép lá màu nâu gụ lan dần xuống tận gốc lá.

Trong năm nhu cầu kali tăng dần sau thu hoach quả và đạt cao nhất thời kì ra hoa giảm dần đậu quả cho đến thu hoạch.

Nhu cầu về yếu tố dinh dưỡng khác

– Cây vải nhu cầu khá cao MgO và CaO tăng độ ngọt, khả năng chống chịu.

– Có ý kiến cho rằng Clo yếu tố dinh dưỡng nhu cầu khá rõ với cây vải. – Ngoài ra, Bo, Zn, GA3, IAA tác dụng tăng tỷ lệ đậu quả, tăng trọng lượng và hàm lượng Vitamin C. 6.2. Bón phân

Giai đoạn kiến thiết cơ bản

Bón 3-4 đợt: đợt 1 vào tháng 2 thúc ra cành xuân, đợt 2 tháng 5 thúc cành hè, đợt 3 tháng 8 thúc cành mùa thu, đợt 4 (tháng 11) bón lân + kali tăng cường khả năng chống rét cho cây. Trong thời kì này cách 1 năm bón thêm phân hữu cơ và vôi bột tháng 7 và 8.

Liều lượng bón: Lượng bón cho cây vải năm thứ nhất là:

+ Đạm U rê: 0,1 – 0,15 kg/ cây + Lân Supe: 0,3 – 0,5 kg/cây

+ Kaliclorua: 0,1 – 0,15 kg/cây. Chia đều cho các lần bón.

– Từ những năm sau lượng bón tăng 40 – 60% so với năm trước tuỳ thuộc vào tình hình sinh trưởng của cây.

– Lượng bón cho năm bón cơ bản (cách 1 năm bón 1 năm) vào tháng 7 – 8 là:

+ Phân chuồng: 30 – 50 kg/ cây + Vôi bột: 0,3 – 0,5 kg/cây

+ Hoà phân vô cơ với nước phân chuồng ủ kỹ để tưới cho cây cách gốc 15 – 20 cm.

+ Cuốc 3 – 4 hố sâu 5 – 7 cm xung quanh tán, bón phân rồi lấp đất.

+ Rắc xung quanh hình chiếu tán cách gốc 15 – 20cm khi trời có mưa rào hoặc tưới nước.

Giai đoạn kinh doanh: Từ năm 3 trở đi

Thời kì bón:

Lần 1: Giai đoạn đậu quả (phân quả xong, quả bằng hạt đỗ).

Lần 2: Bón thúc quả giúp quả phát triển nhanh, chống rụng quả.

Lần 3: Bón sau thu hoạch quả xong 15 ngày, thúc ra lộc thu (thu hoạch xong, tỉa cành, tạo tán xong).

7.1. Phòng trừ sâu hại vải thiều

– Đặc điểm gây hại: trưởng thành qua đông vào tháng 12, 1 sau đó đẻ trứng vào tháng 2, 3, 4, trứng nở, bọ xít non gây hại các đợt lộc, hoa và quả non.

– Phòng trừ:

+ Vụ đông, rung cây vào buổi sáng sớm khi lá còn ướt sương cho bọ xít rơi xuống, tập trung lại và đốt.

+ Ngắt các lá có ổ trứng ở mặt dưới đem tiêu huỷ

+ Phun thuốc diệt bọ xít non bằng Dipterex 0,3%; Sherpa 0,2%.

– Đặc điểm gây hại: Trưởng thành đẻ trứng trên lộc non và cuống quả khi quả đang phát triển, sâu non nở ra đục qua lớp biểu bì ăn sâu vào hạt tập trung gần cuống quả làm rụng quả, tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập gây thối quả. Sâu đục đầu quả gây hại từ tháng 3 – 6.

– Phòng trừ:

+ Quét dọn cành lá khô, quả rụng làm giảm nguồn sâu

+ Khống chế lộc đông.

+ Phun thuốc phòng trừ vào các đợt cuối các tháng 3, 4, 5 và trước thu hoạch 15 – 20 ngày bằng Regent 0,05% để phòng trừ.

– Đặc điểm gây hại: Rệp xuất hiện từ khi giò hoa vươn dài đến khi quả non ổn định, mật độ rệp có thể lên rất cao (hàng 100 con/1 chùm hoa) gây cháy đọt, thui hoa, quả.

– Phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc ít ảnh hưởng đến hoa, quả non như Trebon 0,2%; Sherpa 0,2% phun kép 2 lần, lần 1: khi rệp xuất hiện, lần 2: sau 5 – 7 ngày vào lúc chiều mát.

– Đặc điểm gây hại: Con trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt trên gốc cây, thân và cành chính. Sâu non nở ra đục vào phần gỗ tạo ra các lỗ đục, trên vết đục xuất hiện lớp phân mùn cưa đùn ra.

– Phòng trừ:

+ Phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non

+ Sau thu hoạch quét vôi vào gốc cây để diệt trứng

+ Phun các loại thuốc xông hơi như Ofatox 0,1%; Sumicidin 0,2% sau sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu.

– Đặc điểm gây hại: Chích hút dịch quả, gây vết thương cơ giới cho nấm, vi khuẩn xâm nhập làm thối quả.

– Phòng trừ:

+ Xông khói xua đuổi

+ Bẫy ngài bằng lồng lưới

+ Bẫy bằng bả hoá học: Naled 5% + Metyl Eugenol 95% + dịch nước cam, dứa, chuối, mía, mít (100m2/1 bả).

– Đặc điểm gây hại: Nhện lông nhung phát sinh quanh năm, gây hại chủ yếu trên các đợt lộc, nặng nhất vào vụ xuân. Sâu non nở ra chích hút biểu bì mô mặt dưới lá hút nhựa, kích thích mô lá làm cho lá dị dạng có mầu nâu đỏ như nhung, mặt trên lá xoăn, phồng rộp phát triển không bình thường, làm cho lá quang hợp kém, dễ rụng.

– Phòng trừ:

+ Thu gom các lá rụng và cắt bỏ các cành bị hại nặng đem đốt. Sau thu quả và vụ đông cắt tỉa cho cây thông thoáng, làm vệ sinh vườn để giảm bớt điều kiện hoạt động của nhện.

+ Sử dụng thuốc: Regent 0,1%; Pegasus 0,1%; Ortus 0,1% có tác dụng diệt nhện trưởng thành tốt. Phun cho mỗi đợt lộc 2 lần: lần 1 nhú lộc, lần 2 lộc ra rộ.

– Đặc điểm gây hại: Sâu non và trưởng thành cắn cành non, ăn khuyết lá khi cây xuất hiện những đợt lộc làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây non.

– Phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc Sherpa 0,1%; Sumicidin 0,1%, supraside 0,15% phun vào lúc chiều mát hoặc sáng sớm.

7.2. Phòng trừ bệnh hại vải thiều

– Đặc điểm gây hại: Bệnh gây hại trên chùm hoa, lá đặc biệt là quả sắp chín và chín làm chùm hoa biến mầu đen, quả thối và rụng..

– Phòng trừ: + Sau thu hoạch cắt tỉa cành khô, cành bệnh, tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh. Phun phòng bằng Boocdo (1%), Oxiclorua Đồng (0,3%). Khi thấy xuất hiện bệnh trên hoa quả, dùng Ridomil MZ-72 (0,2%) để phòng trừ.

– Đặc điểm gây hại: Bệnh do nấm gây ra làm cho các mô lá bị tổn thương tạo thành các vết khô ở đầu và mép lá. Bệnh phát sinh vào tháng mùa mưa 7, 8, 9, gây hại nặng vào tháng 2, 3, 4.

– Phòng trừ:

+ Cắt bỏ những cành lá bị bệnh đem đốt tránh lây lan nguồn bệnh.

+ Phun Boocdo 1%, Ridomil MZ-72 0,2%.

– Đặc điểm gây hại: Bệnh do nấm gây ra tạo thành các vết khô ở đầu và mép lá và các đốm trên mặt lá, ranh giới giữa mô khoẻ và mô bệnh phân biệt rõ rệt.

– Phòng trừ:

+ Sau thu hoạch cắt tỉa cành khô, cành bệnh, gom lại và tiêu hủy.

+ Phun phòng thuốc vào vụ thu đông bằng Score 0,05%, Oxiclorua Đồng 0,3%, Bavistin 0,1%.

Quy Trình Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Vải Thiều

Vải thiều là loại cây ăn quả thân gỗ vùng nhiệt đới, có nguồn gốc ở miền nam Trung Quốc, gọi là: Lệ chi

Chiều cao cây vải khoảng từ 2-6m. Cây có tán lá tròn, tạo thành hình bán cầu.

Khung cành dày, nhiều cành tăm, lá nhỏ, phiến lá dày, bóng. Chùm hoa vải thiều từ cuống đến nụ được phủ một lớp lông màu trắng.

Thích hợp trồng trên nhiều loại đất chỉ cần chú ý bổ sung hàm lượng dinh dưỡng cho đất để cây có chất lượng tốt nhất.

Khi chín quả có màu đỏ, cùi trắng giống vải ở Thanh Hà có kích thước nhỏ nhất, hạt gần như bị triệt tiêu, xun lại, có vị ngọt đậm đà, hương thơm đặc biệt.

Đa số vải trồng bằng cành chiết nên rễ ăn nông. Những cây trồng bằng hạt hoặc cây ghép trồng chỗ đất tốt tầng đất dày, rễ cọc ăn sâu đến 1,6m, rễ tơ phát triển, bộ rễ mạnh, chịu hạn, không chịu được úng

Nhân giống: Có thể trồng hạt nhưng hiện nay phổ biến nhất là phương pháp chiết cành và ghép. chú ý chọn cây mẹ sai quả, cành khỏe hướng về ánh sáng, thời gian lý tưởng để thực hiện chiết cành là tháng 3,4,7,8.

Chọn đất: Thích hợp với mọi loại đất, quan trọng là phải thoát nước, tầng đất dày.

Mật độ: Khoảng cách 6m x 4m

Đào hố trồng sâu từ 70-100cm

Trước khi trồng trộn phân chuồng, phân lân, cỏ,…lấp đầy miệng hố đã đào trước đó.

Để rễ nhanh bén phải chú ý giữ độ ẩm cho cây, thường xuyên tưới tiêu.

Ngay khi cây ở vườn ươm, tạo cho cây có một thân chính và 3 cành hướng về 3 phía. Hàng năm cắt bỏ cành tăm, cành vượt, cành sâu bệnh. Loại bớt cành vụ đông, chăm sóc, bảo vệ cành vụ thu và vụ xuân.

Phòng ngừa sâu bệnh:

+ Bọ xít: phát triển vào tháng 3-4 gây rụng quả.

+ Nhện 4 chân: miệng chích hút vào mặt lá.

+ Sâu đục cành: làm cành bị gãy, khô.

Một số công dụng của vải thiều:

Chứa lượng vitamin C dồi dào, ngăn ngừa bệnh ung thư, tim mạch,…

Cùi quả vải có chứa nhiều hợp chất hữu ích giúp máu tuần hoàn.

Vị ngọt thanh, dễ chịu, có thể ăn tươi, làm nước ép, đóng hộp,…

Đối với chị em phụ nữ quan tâm đến vấn đề giảm cân thì trái vải là 1 sự lựa chọn tuyệt vời vì nó chỉ chứa125 calories giúp bạn giảm sự thèm ngọt .

Ngoài ra chất oxy hóa có trong trái vải giúp nuôi nấng làn da từ bên trong mang lại vẻ trắng sáng, mịn màng.

Nhờ giàu hợp chất flavonoid, trái vải còn có tác dụng như một chất giảm đau.

Chúng tôi chuyên cung cấp cây giống chính gốc

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội – Trung Tâm Cây Giống Chất Lượng Cao

Địa chỉ: Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội

Email: [email protected]

Điện thoại: 0912 850 282

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Vải Cho Quả Sai Trĩu

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, bao tải, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng vải. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước. Dụng cụ trồng có kích thước trên 1m.

Cây vải có thể trồng trên nhiều loại đất như đất đỏ, đất vàng, đất cát pha, đất phù sa, đất thịt…. Yêu cầu quan trọng nhất của đất trồng vải là phải thoát nước, tầng đất dày. Cây thường được trồng vào 2 vụ chính đó là vụ Xuân (tháng 3-4) và vụ Thu (tháng 8-9).

Đào hố trồng vải thiều không khác so với những loại cây trồng khác nhưng cần chú ý đến điều kiện đất trồng. Với vùng đất bằng thấp thì nên đào hố rộng 70 – 80cm, sâu 70cm. Còn đối với đất đồi thì đào hố rộng 70 – 80cm, sâu 80 – 100cm.

Trước khi trồng nên bón lót với phân chuồng hoai mục, vôi rồi phơi ải khoảng 15-20 ngày nhằm loại trừ các mầm bệnh gây hại cho cây.

2. Chọn giống và trồng vải

Hiện nay trên thị trường có những giống vải như vải thiều Thanh Hà, vải thiều Phú Hộ, vải Xuân Đỉnh… Bạn có thể lựa chọn giống tùy vào điều kiện và sở thích.

Thông thường vải được nhân giống bằng hạt, chiết cành hoặc ghép. Tuy nhiên, rất ít người trồng vải bằng hạt vì cây lâu cho trái, năng suất không cao. Để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn nên tìm mua cây vải giống ở các vựa giống.

Bới 1 lỗ nhỏ ở giữa hố đã đào sẵn, đặt cây con vào, dùng tay lấp đất và ấn chặt đất xung quanh miệng hố. Trồng xong nên dùng cọc để chèn xung quanh gốc để tránh gốc cây bị lung lay. Nếu trồng lúc trời không mưa thì cần tưới đẫm nước cho cây vải.

Cần cung cấp đủ nước cho cây vải nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.

Phủ cỏ, rác, phân xanh… xung quanh gốc cây để tránh cỏ dại. Mỗi năm làm cỏ khoảng 2 lần vào vụ Xuân tháng (tháng 1-2) và vụ Thu (tháng 8-9); xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2 – 3 lần.

Thường xuyên cắt bỏ những cành có chất lượng kém, cành khô, cành mang sâu bệnh và những cành mọc lộn xộn trong tán, những chùm hoa nhỏ, thưa, mọc sâu trong tán, chùm hoa bị sâu bệnh…

Hàng năm bón phân khoảng 4 đợt cho cây vải. Đợt 1 bón vào tháng 2, đợt 2 vào tháng 5, đợt 3 vào tháng 8 và đợt 4 vào tháng 11. Bón đạm urê: 0,1 – 0,15 kg/cây; + lân supe: 0,3 – 0,5 kg/cây; kalichlorua 0,1 – 0,15 kg/cây (chia đều cho các lần bón). Khi cây càng lớn thì tăng thêm lượng phân. Ngoài ra, phải kết hợp với bón phân chuồng và vôi cho cây vải.

Thông thường vải sẽ cho thu hoạch trái sau 3-4 năm trồng. Nên thu hoạch khi quả vải thiều đạt độ chín sinh lý để quả vải thiều có chất lượng ngon nhất và bảo quản lâu hơn. Thời điểm thu hoạch vải thiều tốt nhất là vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tránh ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào trái làm tăng nhiệt độ trong quả, gây mất nước ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian bảo quản.

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Vải Không Hạt Sai Trĩu Quả

Vải là một loại quả được nhiều người ưa thích. Thường những giống vải truyền thống có hạt khá to, tuy nhiên giống “VẢI KHÔNG HẠT” lại trở thành cơn sốt trên thị trường nông sản hiện nay.

Cây vải không hạt

1. Tại sao giống vải không hạt lại gây sốt hiện nay?

– Giống cây vải không hại có nguồn gốc từ Thái Lan. Được du nhập vào nước ta khoảng vài năm trở lại đây. Vải không hạt đang dần được phổ biến thay thế dần các giống vải cũ năng suất, chất lượng thấp.

– Giống cây vải không hạt về cảm quan không khác gì so với các giống vải truyền thồng. Chỉ khác biệt ở chỗ là giống vải này HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ HẠT.

Quả vải không hạt

– Quả của vải không hạt to ngang với các giống vải truyền thống. Khi chín quả có màu đỏ rực và khi ăn có vị ngọt đậm đà. Do đặc điểm giống không có hạt nên phần thịt sẽ chiếm hầu như toàn bộ bên trong ruột. Đây là ưu điểm nhất của vải không hạt khi ăn vải không phải để ý đến hạt bên trong.

– Vì không có hạt nên năng suất giống vải không hạt tăng lên. Giá bán cao nên giá trị kinh tế của vải không hạt tăng khoảng 20% so với giống vải hiện nay. Chính vì thế mà giống vải không hạt ngày càng được nhân rộng mang ại hiểu quả kinh tế cao.

2. Kỹ thuật chọn giống vải không hạt

– Hiện nay, giống vải không hạt được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp chiết ghép nên cây con sẽ giữ được nguồn gen của chính cây mẹ cho năng suất cao.

– Khi chọn cây giống phải có nguồn gốc rõ rang. Chỉ chọn giống tốt để trồng, tránh mua giống ở nơi không uy tín.

Cây giống vải không hạt

– Cây giống vải không hạt cần đạt một số tiểu chuẩn sau: Cây giống sinh trưởng khỏe mạnh, không nhiễn sâu bệnh hại. Tuổi cây xuất vườn: Sau khi ghép từ 7 – 8 tháng, cây có chiều cao từ 50 – 70 cm, đường kính thân từ 2 – 3 cm. Cây được bảo quản nơi thoáng mát dưới ánh sáng tán nhẹ từ 10 – 15 ngày trước khi xuất vườn ươm.

3. Thời vụ trồng và mật độ trồng cây vải không hạt

– Cây vải không hạt có thể trồng được quanh năm. Nhưng thích hợp nhất là trồng vào vụ xuân (tháng 2 – 4 dương lịch) và vụ thu (tháng 8 – 10 dương lịch).

– Tùy thuộc vào độ màu mỡ của đất, điều kiện khí hậu cũng như khả năng thâm canh, mức độ đầu tư mà xác định mật độ trồng và khoảng cách trồng vải không hạt hợp lý. Khoảng cách thích hợp là cây cách cây 7 m x 7 m hoặc 8 m x 8 m (mật độ 205 cây và 156 cây/ha).

4. Kỹ thuật chọn vùng trồng và làm đất trồng cây vải không hạt

– Cây vải không hạt là loại cây không quá kén đất. Có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất đỏ bazan… đất có thành phần cơ giới nhẹ. Tuy nhiên để cây vải không hạt đạt năng suất cao cần chọn vùng trồng có đất tốt giàu dinh dưỡng và đất cần tơi xốp thoát nước tốt do cây vải không hạt không chịu được ngập úng.

– Làm đất và đào hố trồng cây vải không hạt: Việc làm đất, đào hố trồng cây cần được tiến hành trước ít nhất 1 tháng để đất có thời gian nghỉ, đồng thời diệt các mầm bệnh tiềm ẩn trong đất có thể gây hại cho cây sau khi trồng.

Trồng vải không hạt tại Bắc Giang

– Đất được làm sạch cỏ dại và thu gom các tàn dư thực vật đem đi thiêu hủy để giảm nguồn bệnh gây hại cho cây. Xác định mật độ trồng và tiến hành đào hố.

– Kỹ thuật đào hố theo nguyên tắc: đất xấu đào to, đất tốt đào nhỏ. Thông thường kích thước hố đào: Dài x rộng x sâu là 0,8 m x 0,8m x 0,6 m; vùng đồi đất xấu cần đào hố to hơn với kích thước tương ứng là 1 m x 1 m x 0,8 m.

– Bón lót được tiến hành khi đào hố xong: Lượng bón tính theo 1 hố: 30 – 50 kg phân chuồng + 0,7 – 1,0 kg supe lân + 0,5 kg vôi bột. Toàn bộ phân bón được trộn đều với lớp đất mặt bón xuống đáy với 3/4 hố. Đất còn lại lấp phủ lên mặt hố cao hơn mặt hố từ 10 – 20 cm để quá trình tưới nước đất nén chặt bằng mặt hố là được.

5. Kỹ thuật trồng cây vải không hạt

– Dùng dao nhọn rạch bỏ bầu nilong, đào 1 hố nhỏ chính giữa hố trồng, đặt cây vào hố, mắt ghép hướng về hướng gió chính và lấp đất vừa bằng cổ rễ hoặc cao hơn 2 – 3 cm.

– Không được lấp quá sâu, trồng xong phải tưới ngay và dùng cỏ mục ủ gốc (lưu ý phải cách gốc từ 10 – 15 cm để tránh sâu bệnh xâm nhập).

Kỹ thuật trồng cây vải không hạt

6. Kỹ thuật chăm sóc cho cây vải không hạt

6.1 Kỹ thuật tưới nước, làm cỏ cho vườn vải

– Cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi quả đang lớn và lúa quả sắp chín.

– Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc vải bằng cỏ, rác, cây phân xanh, … để hạn chế cỏ dại, xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1 – 2 và vụ thu tháng 8 – 9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ, một năm xới gốc 2 – 3 lần.

Tưới nước cho cây vải giai đoạn quả đang lớn

6.2 Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình cho cây vải không hạt

* Cắt tỉa tạo hình cho vườn vải không hạt thời kỳ kiến thiết cơ bản

– Tạo cành cấp 1: Khi cây đạt chiều cao 45 – 50 cm, cần bấm ngọn để tạo cành cấp 1. Chỉ để lại 3 – 4 cành cấp 1 phân bố tương đối đều về các hướng. Các cành cấp 1 thường chọn cành khỏe, ít cong queo, cách nhau 7 – 10 cm trên thân chính và tạo với thân chính một gốc xấp xỉ 450 – 600 để khung tán đều và thoáng.

Kỹ thuật cắt tỉa cây vải không hạt

– Tạo cành cấp 2: Khi cành cấp 1 dài 25 – 30 cm, ta bấm ngọn để tạo cành cấp 2. Thông thường trên cành cấp 1 chỉ giữ lại 3 cành cấp 2 phân bố hợp lý về góc độ và hướng.

– Tạo cành cấp 3: Cành cấp 3 là những cành tạo quả và mang quả cho những năm sau. Các cành này phải khống chế để chúng không giao nhau và sắp xếp theo các hướng khác nhau để cây quang hợp dược tốt.

* Cắt tỉa hàng năm cho vườn vải không hạt

– Cắt tỉa vụ xuân: Được tiến hành vào giữa tháng tháng 2 đến giữa tháng 3; Cắt bỏ những cành xuân chất lượng kém, cành mang sâu bệnh và những cành mọc lộn xôn trong tán, những chùm hoa nhỏ, thưa, mọc sâu trong tán, chùm hoa bị sâu bệnh. Với cây khỏe mạnh, chăm sóc tốt thì có thể tỉa bỏ 20 – 30% số chùm hoa, nhưng cây yếu cần tỉa bỏ nhiều hơn.

Kỹ thuật cắt tỉa sau thu hoạch

– Cắt tỉa vụ hè: Được tiến hành sau khi thu quả vào cuối tháng 6 đến đầu tháng 7; Tỉa bỏ các cành khô, cành sâu bệnh và các cành hè mọc quá dài. Khi lộc thu hình thành mọc dài khoảng 10 cm, tỉa bỏ những mầm yếu, mọc không hợp lý và chọn để lại 1 – 2 cành thu trên mỗi cành mẹ.

6.3 Kỹ thuật bón phân cho cây vải không hạt

* Bón phân cho cây vải không hạt giai đoạn kiến thiết cơ bản

– Liều lượng bón tính cho 1 gốc cây: Đạm ure 0,1 – 0,15 kg + Lân super 0,3 – 0,5 kg + Kaliclorua -,1 – 0,15 kg. Chia đều cho 3 – 4 lần bón cho cây/năm.

– Thời điểm bón các đợt trong năm: Đợt 1 vào tháng 2 để thúc đẩy ra cành mùa xuân; Đợt 2 vào tháng 5 để thúc đẩy ra cành mùa hè; Đợt 3 vào tháng 8 để thúc đẩy ra cành mùa thu; Đợt 4 vào vụ đông tháng 11 bón super lân và kaliclorua tăng cường khả năng chống rét cho cây.

– Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản cứ cách 1 năm lại bón cơ bản thêm phân hữu cơ (30 – 50 kg/gốc) và vôi bột (2 – 5 kg/gốc) vào tháng 7 và tháng 8. Mỗi năm sau lượng bón tăng thêm 40 – 60% so với năm trước tùy thuộc vào tình hình sinh trưởng của cây.

– Phương pháp bón: Hòa phân vô cơ với nước phân chuồng ủ kỹ để tưới cho cây, tưới cách gốc 15 – 20 cm. Cuốc 3 – 4 hố sâu 5 – 7 cm xung quanh tán, bón phân rồi lấp đất. Rắc xung quanh hình chiếu cách gốc 15 – 20 cm khi trời có mưa rào hoặc tưới nước.

* Bón phân cho cây vải không hạt giai đoạn cho quả (từ năm thứ 3 trở đi)

– Liều lượng bón tính cho 1 gốc/năm: Đạm ure 0,2 – 0,5 kg + phân lân super 0,5 – 1,0 kg + phân kali 0,2 – 0,5 kg. Ngoài ra, nên phun 2 – 3 lần phân bón lá , mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày trước khi và sau khi hoa nở 10 ngày để cung cấp phân vi lượng cho cây tăng độ đậu quả. Hàng năm bón bổ sung 30 – 50 kg phân hữu cơ và 2 – 5 kg vôi trên mỗi gốc cây. Mỗi năm sau lượng phân bón tăng thêm 40 – 60% tùy theo tình hình sinh trưởng và phát triển của cây.

Bón phân vô cơ cho cây vải không hạt

– Thời điểm bón: Lượng phân bón chia đều cho các lần bón trong năm; Mỗi năm bón làm 3 đợt: Đợt 1 khi quả bằng hạt mây, đợt 2 khi quả tạo cùi, đợt 3 sau khi thu hoạch 15 ngày.

– Cách bón: Đối với phân hữu cơ: Đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng 20 – 30 cm, sâu 30 cm, rải phân, lấp đất vào tưới nước giữ ẩm. Hoặc có thể đào 3 rãnh theo hình vành khăn xung quanh tán để bón, sau bón tiếp phần còn lại. Đối với phân vô cơ: Khi đất ẩm chỉ cần rải phân lên mặt đất theo hình chiếu của tán, sau đó tưới nước để hòa tan phân. Khi trời khô hạn cần hòa tan phân trong nước để tưới hoặc rải phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đấ và tưới.

7. Biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây vải không hạt

– Một số đối tượng sâu bệnh hại cây vải không hạt cần lưu ý:

Phun thuốc BVTV phòng trừ sâu bệnh hại cây vải không hạt

* Bọ xít nâu: Biện pháp phòng trừ: Vào mùa đông rung cây vào buổi sáng sớm khi lá còn ướt sương cho bọ xít rơi xuống, tập trung lại và đốt. Ngắt các lá có ổ trứng ở mặt dưới đem tiêu huỷ. Phun thuốc diệt bọ xít non bằng Dipterex 0,3%; Sherpa 0,2%.

* Sâu đục đầu quả: Phòng trừ bằng cách quét dọn cành lá khô, quả rụng làm giảm nguồn sâu; Khống chế lộc đông; Phun thuốc phòng trừ vào các đợt cuối các tháng 3, 4, 5 và trước thu hoạch 15 – 20 ngày bằng Regent 0,05% để phòng trừ.

* Rệp hại hoa, quả non: Sử dụng các loại thuốc ít ảnh hưởng đến hoa, quả non như Trebon 0,2%; Sherpa 0,2% phun kép 2 lần, lần 1: khi rệp xuất hiện, lần 2: sau 5 – 7 ngày vào lúc chiều mát.

Một số sâu bệnh hại cây vải không hạt

* Sâu đục thân cành: Biện pháp phòng trừ: Phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non. Sau thu hoạch quét vôi vào gốc cây để diệt trứng. Phun các loại thuốc xông hơi như Ofatox 0,1%; Sumicidin 0,2% sau sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu.

* Ngài chích hút : Diệp bằng cách xông khói xua đuổi. Bẫy ngài bằng lồng lưới. Bẫy bằng bả hoá học: Naled 5% + Metyl Eugenol 95% + dịch nước cam, dứa, chuối, mía, mít (100 m 2/1 bả).

* Nhện lông nhung hại vải : Biện pháp phòng trừ: Thu gom các lá rụng và cắt bỏ các cành bị hại nặng đem đốt. Sau thu quả và vụ đông cắt tỉa cho cây thông thoáng, làm vệ sinh vườn để giảm bớt điều kiện hoạt động của nhện. Sử dụng thuốc: Regent 0,1%; Pegasus 0,1%; Ortus 0,1% có tác dụng diệt nhện trưởng thành tốt. Phun cho mỗi đợt lộc 2 lần: lần 1 nhú lộc, lần 2 lộc ra rộ.

* Câu cấu hại vải: Sử dụng các loại thuốc Sherpa 0,1%; Sumicidin 0,1%, supraside 0,15% phun vào lúc chiều mát hoặc sáng sớm.

* Bệnh mốc sương: Sau thu hoạch cắt tỉa cành khô, cành bệnh, tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh. Phun phòng bằng Boocdo (1%), Oxiclorua Đồng (0,3%). Khi thấy xuất hiện bệnh trên hoa quả, dùng Ridomil MZ-72 (0,2%) để phòng trừ.

Một số bệnh hại cây vải không hạt

* Bệnh sém mép lá: Tiến hành cắt bỏ những cành lá bị bệnh đem đốt tránh lây lan nguồn bệnh. Phun Boocdo 1%, Ridomil MZ-72 0,2%.

* Bệnh thán thư : Sau thu hoạch cắt tỉa cành khô, cành bệnh, gom lại và tiêu hủy. Phun phòng thuốc vào vụ thu đông bằng Score 0,05%, Oxiclorua Đồng 0,3%, Bavistin 0,1%.

8. Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản vải không hạt

– Chấm dứt phun xịt thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích sinh trưởng trước khi thu hoạch vải vải không hạt 10 – 15 ngày – Nên thu hoạch khi quả vải không hạt đạt độ chín sinh lý để quả vải không hạt có chất lượng ngon nhất và bảo quản lâu hơn. Thời điểm thu hoạch vải không hạt tốt nhất là vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tránh ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào trái làm tăng nhiệt độ trong quả, gây mất nước ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian bảo quản.

Kỹ thuật thu hoạch vải không hạt

– Dụng cụ thu hoạch quả vải không hạt như kéo cắt cành phải sắc, bén. Chùm quả sau khi cắt được đựng trong giỏ, sọt, để trong mát, phân loại sơ bộ và vận chuyển ngay về nhà đóng gói càng sớm càng tốt. Các dụng cụ như dao, kéo, giỏ, sọt… được dùng trong thu hoạch vải không hạt nhiều lần phải được chùi rửa, vệ sinh, sát trùng, bảo quản cẩn thận.

– Sản phẩm vải không hạt sau thu hoạch không được để tiếp xúc trực tiếp với đất, hạn chế để qua đêm.

– Không chất quả vải không hạt quá đầy giỏ, sọt khi vận chuyển, giỏ, sọt phải được bao lót kỹ, che phủ bằng giấy hoặc lá để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào quả và tổn thương quả do va chạm trong khi vận chuyển.

Mùa vải không hạt chín tại Bắc Giang

Nguồn: Admin tổng hợp – NO