Top 8 # Quy Trình Chăm Sóc Cây Lạc Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Lạc

3.5. Kỹ thuật che phủ nilon 3.5.1. Vụ Xuân: Bước 1: Làm đất, lên luống Bước 2: Bón phân Bước 3: Gieo lạc, san mặt luống thật bằng phẳng Bước 4: Phun thuốc cỏ Bước 5: Tiến hành che phủ nilon: Vét đất giữ 4 mép để nilon khỏi bốc bay. Bước 6: Sau gieo 7-10 ngày tiến hành kiểm tra lạc đã mọc hay chưa nếu mọc rồi thì tổ chức đi chọc lỗ cho lạc lên khỏi nilon, kích cỡ đường kính lỗ 5 – 6cm. 3.5.2. Vụ Hè thu và vụ Thu đông: Bước 1: Làm đất, lên luống Bước 2: Bón phân, San mặt luống thật bằng phẳng Bước 3: Phun thuốc cỏ Bước 4: Che phủ nilon: Vét đất giữ 4 mép để nilon khỏi bốc bay. Bước 5: Tiến hành chọc lỗ (kích cỡ đường kính lỗ 5 – 6cm). Bước 6: Gieo lạc: Sau 7-10 ngày tiến hành kiểm tra tỷ lệ mọc * Chú ý: Những chân đất có cỏ thân ngầm (cỏ gấu, cỏ tranh), chân ruộng thoát nước kém không nên áp dụng công nghệ này. – Có thể làm dụng cụ chọc lỗ theo mật độ trên để tiến hành được nhanh hơn. 3.6. Chăm sóc 3.6.1. Làm cỏ, bón phân (Đối với lạc không che phủ nilon) – Làm cỏ lần 1: Khi lạc có 3 – 4 lá thật. Yêu cầu cuốc cạn, nhổ sạch cỏ ở gốc lạc làm thoáng gốc để lạc phân cành thuận lợi. Kết hợp bón phân thúc lần 1 cho lạc. -Làm cỏ lần 2: Khi lạc có 7 – 8 lá. Yêu cầu cuốc sâu hơn lần 1 tạo đất tơi xốp sạch cỏ. – Làm cỏ lần 3: Khi lạc ra hoa được 7 – 10 ngày, lần này làm cỏ kết hợp vun gốc và bón lượng vôi còn lại cho lạc. 3.6.2. Tưới nước: Thời tiết khô hạn, nếu có điều kiện nên tưới cho lạc được càng tốt, đặc biệt ở giai đoạn ra hoa và đâm tia. Nhất thiết không được để lạc ngập úng nước. Có thể tiến hành tưới theo 2 cách sau: + Tưới phun đều ruộng lạc, ướt thấm đất + Tháo nước đầy các rãnh, ngập hết mặt luống thì tháo nước ra. Sử dụng các loại phân bón qua lá, chất kích thích sinh trưởng cho cây lạc vào các giai đoạn thích hợp

4. Sâu bệnh 4.1. Sâu hại lạc Nhóm sâu ăn lá: Trong nhóm này có sâu khoang, sâu xám, sâu cuốn lá, sâu xanh. Sâu xám chủ yếu gây hại giai đoạn cây con (cắn đứt ngang gốc cây con) làm mất mật độ ban đầu. Các loại sâu khác gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây lạc. Mật độ ít: Bắt thủ công, khi mật độ cao nên dùng thuốc hoá học để xử lý. Có thể sử dụng 1 trong cỏc loại thuốc sau: Padan 95%, BESTOX 5 EC: 25 EC, Ammate 150SE, Virtako 40WG và các thuốc có nguồn gốc sinh học như Angun 5 WDG, Map Winnerr 5 WG, đầu trâu Bi-sad0.5ME… theo khuyến cáo trên bao bì. Nhóm chích hút: Nhóm này chủ yếu là rệp và rầy phá hoại bộ lá, có thể dùng các loại thuốc sau: Bassa 50EC; Aplan 10%; Conpidor 100SL 15 -21ml, Nissorun 5EC, Comite 73EC, Nhện và bọ trĩ cú thể dựng Confidor 100SL, Admire 50EC, Actara 25WG, … và phải luân phiên các loại thuốc. Sùng đất: Phá hoại từ khi lạc gieo xuống cho đến khi lạc ra hoa. – Biện pháp phòng trừ: + Vệ sinh đồng ruộng, bón vôi khi cày bừa làm đất. + Không bón phân chuồng tươi cho ruộng lạc. + Thuốc hoá học: Basudin 5H bỏ vào đất khi lên luống và đảo đều, số lượng 4-5kg/ha 4.2. Bệnh hại lạc Bệnh lỡ cổ rễ: Bệnh phát triển do nấm ở thời kỳ cây con trong điều kiện mưa nhiều ướt đất, độ ẩm cao. Lạc bị nấm phá hoại ở phần cổ rễ, rễ, gốc phần sát mặt đất. – Biện pháp phòng trừ: + Bố trí lạc trên đất cao, thoát nước tốt, bón vôi bột, trời nắng tranh thủ xới xáo làm thoáng đất. + Dùng thuốc hoá học: Rovral 50WP; Ridomil 240EC, 5G, Vicacben 50BTN, Vicacben S75BTN, Daconil 75WP, Cacban 50SC, Calvin 50WP… phun trừ khi bệnh mới xuất hiện theo khuyến cáo. Bệnh héo xanh vi khuẩn. Bệnh này do vi khuẩn gây hại. Thời kỳ gây hại từ khi lạc bắt đầu ra hoa trở về sau. Trong điều kiện lạc phát triển rậm rạp; Trời có mưa nắng xen kẽ độ ẩm trong đất cao, nhiệt độ không khí ở mức 350C thì bệnh thường xuất hiện và phá hoại. – Biện pháp phòng trừ: Biện pháp canh tác là chủ yếu: + Luân canh cây trồng khác. + Vệ sinh đồng ruộng, cày ải phơi đất. + Bón vôi khi cày bừa làm đất. + Vùng trũng nên lên luống cao, thoát nước nhanh, thường xuyên xới xáo đất khô thoáng. + Không được dùng phân tươi bón, gieo lạc đúng mật độ, đúng thời vụ, xử lý hạt giống (trong trường hợp thời tiết không thuận lợi), dùng giống kháng bệnh. 5. Thu hoạch Khi lạc có số củ già đạt từ 85 – 90% tổng số củ trên cây thì cho thu hoạch. Chọn ngày nắng ráo để thu hoạch để thuận tiện trong việc phơi và bảo quản. Lạc phủ nilon chín sớm hơn lạc không phủ nilon từ 7 – 10 ngày nên lạc phủ nilon thu hoạch sớm hơn lạc không phủ nilon gieo cùng thời gian. Sau khi thu hoạch lạc xong thu gom nilon để cày bừa vụ sau. Chọn lạc để giống: Lạc giống được chọn trên những thửa ruộng sinh trưởng và phát triển tốt, không sâu bệnh và có năng suất cao. – Phương pháp thứ nhất: Dùng lạc vụ Thu đông, sau khi thu hoạch chọn lạc củ đôi, không nứt nẻ, phơi được nắng để làm giống vụ Xuân. – Phương pháp thứ hai: Dùng lạc vụ Xuân, sau khi thu hoạch chọn lạc củ đôi, hạt mẩy, phơi được nắng, không nứt nẻ, để làm giống vụ Thu đông và vụ Xuân (khi giống vụ Thu đông không cung ứng đủ cho vụ Xuân).

Quy Trình Gieo Trồng Và Chăm Sóc Cây Lạc

a. Đối với đất cù lao ven sông:

– Vào vụ Đông Xuân, xuống giống khi nước lũ rút khỏi mặt ruộng, xuống giống tập trung từ ngày 15/11 đến 15/12 dương lịch.

– Vào vụ Hè Thu, trồng vào tháng 4-5 dương lịch để thu hoạch trước khi lũ về.

– Vào vụ Đông Xuân: xuống giống từ tháng 11-12 dương lịch (cuối mùa mưa) nơi có nguồn nước để tiện cho việc tưới tiêu.

– Vào vụ Hè Thu: xuống giống vào khoảng đầu mùa mưa, là mùa sản xuất chủ lực của những vùng đất này.

– Vào vụ Thu Đông: chỉ trồng ở những vùng đất cao, thoát nước tốt. Vụ này thường có năng suất thấp, chủ yếu sản xuất để giống cho vụ Đông xuân.

– Đất thích hợp nhất là đất có độ pH từ 5,5 – 6,5 để tạo điều kiện cho vi khuẩn nốt sần phát triển.

– Đất phải đảm bảo cao ráo, tơi xốp, thoát nước nhanh để tia lạc dễ đâm vào đất.

Tiêu chuẩn của hạt giống: Không lẫn, không sâu bệnh. Chọn hạt giống to, mẩy, vỏ sáng, không sây sát, tỷ lệ nảy mầm đạt trên 90%. Hạt giống khi đem trồng phải bảo đảm cho hạt to và đều.

*Bà con cần cày và xới cho tơi xốp đất, tùy điều kiện mùa vụ và đất đai mà lên líp cao hay thấp.

*Chiều ngang của líp từ 1,2 – 1,5m; chiều cao của líp từ 0,3 – 0,5m.

– Với đất cù lao ven sông: bà con có thể trồng không lên líp, cứ 5-10 m đào một rãnh để thoát nước tốt.

– Bà con không nên bóc vỏ từ trước, chỉ bóc hạt ra ngay khi gieo. Chọn giống có tỷ lệ nảy mầm trên 90%.

– Lượng giống tính trên 1 ha: 220 – 250 kg quả hạt khô (ẩm độ 8-9 % .

* Trồng theo lỗ: Trồng 4-5 lỗ trên một hàng ngang, 2-3 hạt một lỗ. Khoảng cách giữa các lỗ là 20-25cm, hàng cách hàng từ 25 đến 30 cm.

* Trồng rạch hàng: Trên hàng kẻ rãnh, bà con trồng theo rãnh 10 cm/hạt, khoảng cách giữa 2 rãnh 20-25 cm.

– Có hai cách để xử lý hạt giống:

* Gieo hạt đã được ngâm ủ: Ngâm hạt giống trong nước khoảng 3- 4 giờ ở nhiệt độ bình thường. Đem ủ 10 -12 giờ. Đến khi rễ mầm nhú ra khỏi vỏ lụa là có thể trồng và đặt rễ mầm hướng xuống đất. Xử lý hạt nảy mầm trước khi gieo trồng bằng BAM 5H hoặc Basudin 10H (0,5-1,0 kg/ha) + Rovral.

* Gieo trực tiếp: Trước khi gieo, hạt giống được vẩy ướt cho đều, sau đó bà con trộn hạt giống với các loại thuốc trên.

Tùy vào điều kiện đất đai và việc bố trí mùa vụ mà chế độ tưới nước là khác nhau. Nhưng đối với cây lạc thường áp dụng tưới phun mưa quanh gốc là tốt nhất. Trước khi thu hoạch một ngày, bà con nên cho nước vào ruộng đậu để khi thu hoạch không bị đứt trái.

Thông thường từ 3 -5 ngày sau khi gieo hạt mọc đều, bà con kiểm tra và dặm lại.

– Trước hoặc sau khi gieo hạt 1- 3 ngày, bà con dùng Dual, Dual Gold, Ronstar trên đất trồng lạc.

– Đối với cây cỏ đã nảy mầm và phát triển được 3-6 lá (14 – 18 ngày sau khi gieo), bà con có thể sử dụng các loại thuốc trừ cỏ như: Gallant Super, Onecide, Targa Super, Select.

– Các giai đoạn sau đó chỉ làm cỏ bằng tay trên đất trồng lạc.

– Bón vôi: Canxi là chất dinh dưỡng phải chú ý trước tiên khi trồng lạc. Thiếu canxi hạt sẽ lép nhiều, trái bị thối đen ở cuống, thân mầm xám đen. Kỹ thuật cung cấp canxi cho đậu phộng chủ yếu là bón vôi.

– Lượng phân bón cho 1 ha lạc: Phân chuồng: 4 – 5 tấn; Urê: 150kg: Vôi: 400 – 500kg; KCl: 100 – 120kg; Super lân: 100 – 150kg.

* Bón lót: bà con dùng phân chuồng +1/3 Urê+ vôi + KCl + ½ Super Lân + Thuốc trừ mối, kiến.

Lần 1: 10-15 ngày sau khi gieo (cây được 2-3 lá kép) bón 1/3 urê.

Lần 2: 25-30 ngày sau khi gieo (cây được 2-3 lá kép) bón ½ Super Lân+ 1/3 urê. Ngoài ra, bà con có thể sử dụng phân bón lá kết hợp với phun thuốc trừ sâu.

Bà con có thể sử dụng sản phẩm máy gieo hạt ngô, đậu, lạc của công ty Cổ Phần Đầu Tư Tuấn Tú chế tạo, để giúp tiết kiệm sức lao động và nâng cao hiệu quả gieo trồng.

Bà con nên xử lý hạt giống bằng các loại thuốc trừ nấm như Mancozeb, Rovral để giúp hạn chế chết cây con.

Hạt giống có thể bị kiến, chuột, mối,… ăn phá. Nên sau khi lấp hạt, bà con nên rải thuốc xua đuổi như BAM, Basudin,… Ngoài ra, các loại thuốc này cũng có tác dụng trừ được sâu đất, sâu keo tấn công khi cây vừa mọc khỏi mặt đất.

Có ba loài chính thường gặp là: Sâu keo, sâu đục lá, sâu xanh,… Ba loài này khi mật độ dưới 2 con/cây thì không cần xử lý. Vì ở giai đoạn này cây tiếp tục ra lá mới, có khả năng bù đắp được những lá bị thiệt hại. Nếu mật độ cao, bà con cần sử dụng các loại thuốc như: Match, Amate, Pegasus,…

– Nhóm chích hút: Có 3 loài hay gặp là nhện đỏ bọ trĩ, rầy mềm. Trong điều kiện khô hạn, rất thích hợp để các loài này sinh trưởng. Để phòng trừ, bà con không để ruộng khô hạn, phải quan sát dưới mặt lá để phát hiện sớm. Đối với nhện đỏ, bà con sử dụng thuốc trị như Nissorun, Comite, Nhện và bọ trĩ có thể dùng Actara, Confidor, Admire,…và phải luân phiên thuốc.

+ Đốm nâu: bà con hay gọi là đốm lá sớm, trên lá có vết bệnh màu nâu và thường xuất hiện trên lá non.

+ Đốm đen: là hiện tượng trên lá có vết bệnh tròn màu đen thường nằm rìa ngoài mặt lá. Bệnh có thể xuất hiện sớm trong khoảng 3-5 tuần sau khi gieo. Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ và nhiệt độ cao. Bệnh nặng sẽ làm giảm sự quang hợp và rụng lá. Khi bệnh chớm xuất hiện, bà con có thể phun các loại thuốc như Benomyl, Carbendazim.

+ Triệu chứng của bệnh: Bệnh phát sinh chủ yếu trên lá, đôi khi xuất hiện trên cuống lá, thân, tia quả. Vết bệnh là các mụn nhỏ màu vàng cam ở dưới các mặt lá, bệnh nặng dẫn đến lá khô vàng và rụng đi. Bệnh do nấm gây ra, có thể hại trên tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây. Khi chớm bệnh có thể phun: Daconil, Dithane M45, Bavistin …

Đây là giai đoạn quan trọng nhất, giai đoạn này cũng thường gặp các loại sâu bệnh như ở giai đoạn từ cây con đến bắt đầu ra hoa. Củ lạc trong đất có thể bị thiệt hại do:

* Mối: Ăn phần vỏ hạt hoặc đục vào trong, làm cho các loại nấm có điều kiện xâm nhập và làm hư hạt.

* Bệnh thối hạt (do nấm Pythium miriotylum) khi cây có hạt, nấm xâm nhập vào gây thối tia và vỏ hạt. Biện pháp ngăn ngừa trong trường hợp này là ruộng cần thoát nước tốt, không bị ngập úng …

Ngoài ra còn xuất hiện bệnh đậu đực. Cây bị bệnh thường lùn, lá màu vàng trong khi gân lá còn xanh, lá dày, nhỏ , giòn, lá cong queo, đầu lá nhọn. Cây sẽ không ra hoa, hoặc nếu ra hoa cũng không có củ. Bệnh xuất hiện nặng trong thời kỳ khô hạn do rầy và rệp là môi giới truyền bệnh. Để phòng trừ rầy và rệp, bà con có thể dùng thuốc Supracide, Mospilan 3EC…

– Thu hoạch: Khi thấy lá trở màu nên nhổ 1 vài bụi để quan sát, nếu thấy 2/3 số củ đã già thì nên thu hoạch ngay. Nếu bán ăn tươi, bà con nên thu hoạch sớm hơn 10-15 ngày.

Bà con có thể sử dụng máy tuốt lạc do Công ty Cổ Phần Đầu Tư Tuấn Tú chế tạo và cung cấp, để giúp giảm được phần nào sức lao động và nâng cao năng suất.

– Chọn giống: Lạc là cây tự thụ, vì vậy có thể dùng để giống cho vụ sau. Chọn giống theo nguyên tắc 4 tốt:

* Giống tốt: Chỉ chọn những giống đậu phộng thích hợp với ruộng giống của mình.

* Khoảnh ruộng tốt: Đồng đều, tốt nhất ruộng.

* Cây tốt: Chọn những cây tốt nhất, những cây củ ít thì bỏ.

Lạc là cây có dầu nên rất mau mất sức nảy mầm, bảo quản trong dụng cụ kín (bao poly ethylen, lu, vại), phơi 3 tháng/lần thì ít ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm. Củ lạc phải được phơi thật khô, ẩm độ trong hạt khoảng 10-12%. Chú ý, chỉ lấy những củ già để giống. Khi phơi làm giống, củ lạc phải lắc kêu và khi tách ra vỏ lụa phải dể tróc. Bao chứa lạc không để tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.

– Không nên trồng liên tiếp nhiều vụ trên cùng 1 mảnh đất sẽ làm giảm năng suất.

– Không nên luân canh lạc với các cây họ đậu khác, khoai lang, cà ớt,… để tránh lây lan bệnh.

Quy Trình Chăm Sóc Cây Xanh

SẠCH VÀ XANH phân tích cho khách hàng hiểu rõ thêm quy trình chăm sóc cây xanh trang trí từ lúc mới trồng hay những cây trồng lâu năm, cách tưới nước , bón phân …

Cách duy trì – Chăm sóc cây xanh cây cảnh tranh trí

Chuẩn bị vật tư thiết bị nhân lực đến vị trí chăm sóc cây xanh.

Tới nước đẫm gốc cây xanh và tán lá

Nước máy lấy từ nguồn cung cấp của thành phố tưới tại chỗ hoặc vận chuyển đến bàng xe bồn cẩu

Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc, thu dọn rác thải trong phạm vi 30m.

Chùi rửa sạch sẽ, cất dụng cụ tại nơi quy định.

Công tác thay bồn cây

Quy trình chuẩn bị, vận chuyển vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc

Nhổ sạch hoa tàn, cỏ dại dùng quốc xẻng xới tơi đất, san bằng mặt bồn theo đúng quy trình

Trồng cây xanh theo phân loại được chọn

Chùi rửa sạch sẽ, cất dụng cụ tại nơi quy định.

Bón phân cho cây xanh và xử lý đất bồn hoa

Chuẩn bị, vận chuyển vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc ( địa điểm trồng cây xanh cần chăm sóc )

Trộn bón tốt nhất phù hợp với từng loại cây xanh, kết hợp thuốc xử lý đất theo quy định

Bón điều phân vào gốc cây cây xanh cần chăm sóc

Trồng theo chủng loại được chọn, thu dọn rác thải trong phạm vi 30m

Chùi rửa, cất dụng cụ tại nơi quy định

Duy trì cây hàng rào, đường viền

Chuẩn bị, vận chuyển vật tư trang thiết bị, dụng cụ đến nơi làm việc

Cắt sửa hàng rào vuông thành sắc cạnh, đảm bảo độ cao (thực hiện 12 lần/năm)

Bón phân hữu cơ 2 lần/năm

Trồng theo chủng loại được chọn, thu dọn rác thải trong phạm vi 30m.

Chùi rửa, cất dụng cụ tại nơi quy định.

Công ty TNHH giải pháp sạch và xanh chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc, trồng cây xanh tại Biên Hòa và các tỉnh lân cận Bình Dương, Vũng Tàu, Hồ Chí Minh, Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc cây xanh cho gia đình, chăm sóc cây xanh trong khuôn viên công ty, trường học, trồng cây tại các khu vực công cộng vui long liên hệ với chúng tôi theo thông tin.

Công ty TNHH giải pháp Sạch Và Xanh

Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp dịch vụ vệ sinh công nghiệp với đội ngũ nhân viên chuyên môn. Đảm bảo sẽ mang lại dịch vụ tốt nhất cho quý vị. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá.

Địa chỉ: 88/06/38, Tổ 38, Kp9, Nguyễn Văn Tiên, P. Tân Phong, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai.

Mã số thuế: 3603215402

Điện thoại: 39 408 39 – Hotline: 0915. 38 50 38

Tên tài khoản: Công ty TNHH Giải Pháp Sạch và Xanh

Số tài 0121000740593 – Ngân hàng Vietcombank – Đồng Nai.

Website: chúng tôi – vesinhcongnghiepdongnai.com.vn

Email: sachvaxanhdona@gmail.com

Quy Trình Chăm Sóc Cây Sầu Riêng

I. Trồng cây chắn gió

Sầu riêng tuy là cây to, nhưng gỗ lại giòn dễ gãy, vì thế cần trồng những hàng cây cao lớn, chắc chắn, khó đỗ gãy xung quanh vườn sầu riêng, để tránh đổ cây gãy cành, rụng trái… đồng thời hàng cây chắn gió này còn giúp điều hòa nhiệt độ và ánh sáng trong khu vườn.

Cây trồng để chắn gió cần chọn những loại cây phát triển nhanh, mạnh, dẻo dai, rễ cọc ăn sâu, không hoặc ít bị những loại sâu bệnh thường gây hại nhiều cho cây sầu riêng. Theo kinh nghiệm của nhà vườn ở những tỉnh phía Nam thì có thể dùng một số loại cây như Mít, cóc, dừa, phi lao, bạch đàn, xoài, xà cừ…

II. Làm cỏ, xới xáo, trồng xen che phủ đất

Thường xuyên làm cỏ, vệ sinh vườn tược, xới xáo cho đất tơi xốp và sạch cỏ dại. Mùa khô nên tủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô, lá cây…để giữ ẩm.

Cây trồng xen phải trồng cách xa gốc cây sầu riêng ít nhất là 0,5 mét. Phải làm sạch cỏ xung quanh gốc gốc để hạn chế độ ẩm vùng xung quanh gốc để hạn chế bớt tác hại của nấm Phytophthor cho cây sầu riêng. Vào mùa khô dùng rơm rạ, cỏ khô…phủ xung quanh gốc một lớp dày khoảng 10-20cm (Cách gốc 20 cm để vùng gốc luôn khô ráo) để giữ ẩm cho cây. Vào mùa mưa gỡ bỏ lớp che phủ.

III. Bồi mô, bồi liếp, vun gốc

Đối với những vùng đất thấp phải dắp mô để trồng thì những năm đầu mỗi năm phải bồi thêm đất vào chân mô để mở rộng chân mô. Từ năm thứ 3 thứ 4 trở đi thì bồi đất lên mặt liếp mỗi năm một lần vào đầu mùa khô để nâng dần độ cao của liếp.

Đối với những vùng đất cao đào hốc và trồng trực tiếp trên mặt vườn thì hàng năm dùng đất tốt vun rải một lớp mỏng vào xung quanh gốc.

hàng năm, kết hợp với mỗi lần bón phân làm gốc cần xới nhẹ xung quanh gốc ( đường kính khoảng 1,2-1,5 mét) sâu 5 cm.

IV. Tưới nước

Mặc dù là cây sợ ngập úng, nhưng cây sầu riêng lại rất cần nước, đặc biệt là thời kỳ cây con và giai đoạn ra hoa kết trái. Mùa khô cần tưới nước thường xuyên để đảm bảo đủ ẩm cho cây. Vào giai đoạn cây đang ra hoa kết trái chỉ cần tưới đủ ẩm , tránh tưới quá nhiều dễ gây rụng hoa , rụng trái và sau này cơm trái có thể bị nhão.

Để hạn chế bốc hơi nước trong mùa khô nên dùng rơm rạ, cỏ khô tủ xung quanh gốc, nhưng đến mùa mưa thì phải gỡ bỏ sạch sẽ lớp che phủ này để gốc không bị ẩm ướt. Trong vườn cần có hệ thống thoát nước để kịp thời thoát nước mỗi khi có mưa, tránh vườn bị ngập úng, ẩm ướt, tạo điều kiện cho nấm bệnh gây thối rễ phát triển.

V. Bón phân

Lượng phân bón nhiều hay ít tùy thuộc vào tuổi cây đã lớn hay còn nhỏ, mức độ sinh trưởng của cây tốt hay xấu, đất đai màu mỡ hay cằn cỗi…

Lượng phân bón cho mỗi cây sầu riêng như sau:

Năm thứ nhất khoảng 0,2-0,3 kg Urea, 0,3 kg Super Lân và 0,1 kg Sulfat Kali. Còn ở năm thứ hai và thứ ba thì mỗi năm bón khoảng 0,7 kg Urea, 0,6 kg Super Lân và 0,2 kg Sulfat Kali

Cách bón và thời điểm bón phân: Chia ra làm 2 lần bón vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa. Ngoài ra, ở những năm đầu mỗi năm bón 10-15 kg phân hữu cơ cho một cây.

Khi cây đã bắt đầu cho trái mỗi năm bón cho mỗi cây khoảng 1 kg Urea, 1,5 kg Super Lân và 0,5 kg Sulfat Kali và 15-20 kg phân hoai mục. Số phân này được này được chia ra bón làm 3 lần như sau:

Lần 1: 1/3 Đạm, 1/2 Kali trước lúc cây ra hoa.

Lần 1: 1/3 Đạm, 1/2 Kali khi trái có đường kính 10-15 cm.

Lần 3: 1/3 Đạm, toàn bộ phân Lân và phân hữu cơ hoai mục.

Khi cây đã bước vào giai đoạn cho trái ổn định, có thể bón như sau:

Lần 1: Sau khi thu hoạch trái, tiến hành cắt tỉa cành và bón khoảng 20-30 kg phân hữu cơ cho một cây, 0,7 kg Urea, 1,1 kg Super Lân và 0,15 kg Sulfat Kali và 0,05 kg Sulfat Magie. Khi cây lớn có thể tăng lượng phân này lên gấp đôi.

Lần 2: Bón trước khi cây ra hoa 30-40 ngày, giai đoạn này cây cần nhiều Lân để xúc tiến quá trình phân hóa mầm hoa và ra hoa thuận lợi, vì thế cần tăng cường thêm phân Lân. Tỷ lệ pha trộn phân NPK lần này là 10:50 và 7. Liều lượng cụ thể của từng loại phân đơn để pha trộn như sau: cú 1,2 kg Ure thì trộn với 17 kg super Lân và 1,8 kg Sulfat Kali, và bón cho mỗi cây khoảng 2-3 kg hỗn hợp phân này.

Lần 3: Bón vào giai đoạn trái lớn cỡ trứng gà để nuôi trái. Lần bón này chú ý tăng cường thêm phân Đạm, Kali và bón thêm Magie. Tỷ lệ pha trộn các loại phân này với nhau là 12:12:17:2. Cụ thể là cứ 3,7 kg Ure + 11kg Super Lân + 5 kg Sulfat Kali + 0,3 kg Magie. Và bón cho mỗi gốc khoảng 2-3 kg hỗn hợp này.

Lần 4: Trước khi thu hoạch trái khoảng 1 tháng , bón cho mỗi gốc khoảng 2-3 kg phân NPK loại 16:16:8, kết hợp với 1-1,5 kg KNO3. không nên bón trễ hay sớm hơn vì sẽ làm cho trái sượng hoặc nhão.

Cách bón: Hai năm đầu pha phân loãng trong nước rồi tưới xung quanh gốc. Từ năm thứ 3 trở đi xới một lớp mỏng đất xung quanh gốc rồi rải phân sau đó phủ lớp đất hoặc rơm rạ, cỏ khô…lên trên, tưới nước cho phân tan và nằm xuống đất cung cấp dần cho cây. Đối với phân hữ cơ thì đào rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, rãnh rộng 0,3 mét, sâu 0,3-0,4 mét rải phân xuống rồi lấp đất.

VI. Cắt tỉa tạo tán

Việc cắt tỉa tạo tán phải được làm sớm ngay từ khi cây còn nhỏ. Mỗi cây chỉ để một thân chính mọc thẳng, trên cây mang nhiều cành cấp 1 mọc ngang tạo với thân chính một góc 450-900 độ, chỉ chừa lại những cành khỏe, mọc đều cành nọ cách cành kia ít nhất 30 cm. Cắt bỏ những cành sườn nhỏ yếu, mọc quá gần nhau , những cành mọc thấp dưới 1 mét kể từ mặt đất. Tsaoj cho vườn cây luôn thông thoáng, giúp cho cây thụ phấn thuận lợi. Hàng năm sau khi thu hoạch, cần tỉa bỏ những cành nhỏ mọc đứng, cành bên trong tán, cành ốm yếu, cành biij sâu bệnh hại nặng, cành mọc quá gần mặt đất, cành bị chết khô, dập gãy…kết hợp với việc bón phân làm gốc cho cây.

VII. Tỉa hoa, tỉa bỏ bớt trái trên cây

Sầu riêng là cây cho rất nhiều hoa, số lượng hoa cao hơn rất nhiều lần so với số lượng trái cần có trên cây, nếu gặp điều kiện thuận lợi cho việc thụ phấn thụ tinh cho hoa thì cây sẽ cho khá nhiều trái, như vậy cây sẽ không đủ dinh dưỡng cung cấp nuôi hết số hoa số trái trên cây, nên cần phải tỉa bớt để tránh việc cạnh tranh dinh dưỡng làm rụng hoa hoặc hoa phát triển không đầy đủ, ảnh hưởng đến thụ phấn, thụ tinh, đậu trái. Khi đã đậu trái cũng cần tỉa bỏ những chỗ trái mọc dày, trái bị méo mó, trái bị sâu bệnh…

Cây sầu riêng thường ra 2-3 đợt trái trong năm, nhà vườn nên cân nhắc, tính toán sao cho việc tỉa bỏ đợt nào, giữ lại đợt nào để có lợi nhất. Sau khi đậu trái, mỗi cành cũng chỉ nên để lại 3-5 trái là vừa.

Tỉa làm 3 lần:

Lần 1: Vào tuần thứ 3-4 sau khi hoa nở, trước khi trái bước vào giai đoạn phát triển nhanh. Lần này cần tỉa bỏ những trái ở chỗ mọc dày đặc, những trái nhỏ, dị hình hoặc bị sâu bệnh trên chùm, mỗi chòm chỉ nên để lại một rái.

Lần 2: Vào tuần thứ 8 sau khi hoa nở. Tỉa bớt những trái phát triển không bình thường, nhỏ, không cân đối, méo mó để điều chỉnh lại cân bằng về mặt dinh dưỡng, giúp cho quá trình tạo cơm trái được thuận lợi.

Lần 3: Vào tuần thứ 10 sau khi hoa nở. Tỉa bỏ những trái có hình dạng không đặc trưng của gióng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phất triển của cơm, kích thước và hình dạng trái.

VIII. Thụ phấn bổ sung

Hoa sầu riêng là hoa lưỡng tính, thường nở vào khoảng 17-18 giờ . Ngay từ khi hoa hé nở cho đến sáng hôm sau núm nhụy cái đã sẵn sàng nhận hạt phấn của nhị đực để thụ tinh. Nhưng bao phấn của nhị đực lại chỉ bắt đầu nứt và tung phấn vào lúc 19-20 giờ cho đến khoảng 23 giờ đêm thì chấm dứt vì nhị đực bị rụng tự nhiên.

Vì vậy từ nửa đêm trở về sáng trên hoa chỉ còn lại nhụy cái, còn các phần tử khác của nhị đực , lá đài phụ, lá dài trong và các cánh hoa đã bị rụng từ nửa đêm. Vì thế vào buổi tối nếu thời tiết tốt, không có mưa gió và côn trùng hoạt động mạnh thì hoa sầu riêng sẽ thụ phấn dễ dàng, thuận lợi. Ngược lại, vào thời gian từ 19-23 giờ nếu gặp điều kiện bất lợi, núm nhụy cái không nhận được hạt phấn nào thì sau đó hoa sẽ tự rụng.

Như vậy hoa sầu riêng có khả năng tự thụ phấn để đậu trái , nhưng nếu gặp điều kiện bất lợi thì khả năng tự thụ phấn sẽ không cao, tỷ lệ đậu trái sẽ ít. Đặc biệt, trái tự thụ phấn thường nhỏ, hình dạng không cân đối so với những trái được thụ phấn chéo. Vì vậy, nếu có điều kiện nên giúp cây thụ phấn thêm bằng tay vào lúc 20-22 giờ đêm để quá trình thụ phấn được diễn ra đầy đủ trên đầu nhụy, nhằm tạo ra những trái sầu riêng đầy đặn không bị lép.

Thụ phấn bằng tay có thể tiến hành như sau: Vào buổi sáng cắt một số hoa của cây giống dùng làm bố, cắt lấy các chùm nhị được cho vào đĩa sứ hoặc thủy tinh trên phủ kín bằng vải màn rồi đặt vào nơi khô ráo, thoáng mát đến chiều là bao phấn nơ, tung phấn.

Đến tối gỡ bỏ cuống nhị và xác bao phấn gom phấm lại. Vào khoảng 20-22 giờ đêm dùng một cây bút lông (cây cọ) nhỏ chấm vào phấn rồi phết nhẹ vào đầu nhụy của hoa trên cây mẹ để truyền hạt phấn đến đầu nhụy giúp quá trình thụ tinh diễn ra dễ dàng.

Ngoài giúp cây thụ phấn bằng tay, có thể áp dụng biện pháp trồng xen các giống sầu riêng khác nhau trong cùng một vườn để trăng khả năng thụ phấn chéo cho cây.