Top 11 # Quy Trình Chăm Sóc Cây Hồ Tiêu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Hồ Tiêu

Cây hồ tiêu (Piper nigrum L): Là loại cây gia vị yêu thích và cổ xưa nhất so với các loại cây gia vị khác, có nguồn gốc từ tán rừng nhiệt đới vùng Tây Ghats tại Ấn Độ. Thuộc loại cây thân thảo, có thể mọc thành bụi hoặc leo bám. Ở nước ta hồ tiêu được trồng nhiều từ những năm cuối của thế kỷ 20 và là cây có giá trị kinh tế cao do vậy diện tích gieo trồng được tăng nhanh qua các năm. Hiện nay, diện tích hồ tiêu của cả nước đã đạt trên 79.000 ha, tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên (51,6%), các tỉnh Đông Nam bộ (39,6%) và một phần ít còn lại là các tình thành khác, (Lê Ngọc Báu, 2015). Năng suất hồ tiêu bình quân của cả nước đạt 2,16 tấn tiêu khô/ha (xếp vào loại cao nhất thế giới), chiếm 30% sản lượng và hơn 50% thị phần xuất khẩu trên thế giới.

Là một trong các loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế khá cao, đặc biệt trên địa bàn khu vực các tỉnh Tây Nguyên, điều này đã góp phần làm tăng nhanh diện tích trồng tiêu trên cả nước. Tuy nhiên, việc tăng nhanh diện tích đã tiềm ẩn những rủi ro và biểu hiện thực tế đó là tình trạng vườn cây ít ổn định, dễ bùng phát các hiện tượng sâu bệnh nguy hiểm như: rụng đọt, đốt ngắn và xoăn lại, tuyến trùng, thối rễ, đen rễ, rễ chậm phát triển, chu kì kinh doanh ngắn, tình trạng ít đồng đều giữa các cây trong vườn và năng suất không ổn định giữa các năm mà nguyên nhân có thể nói là xuất phát từ phân bón và việc bón phân gây nên.

Sau nhiều năm trồng trọt canh tác, bón phân đã làm cho pH của đất giảm mạnh. Quá trình chua hóa đã làm mất cân bằng và giảm đi sự đa dạng dinh dưỡng khoáng cho cây, đồng thời làm giảm hiệu suất sử dụng phân bón và tăng khả năng hòa tan của một số yếu tố gây độc ảnh hưởng tới cây trồng. Không chỉ vậy, quá trình chua hóa còn tạo môi trường thuận lợi làm gia tăng số lượng và mật độ vi sinh vật gây hại vùng rễ, gây thiệt hại năng suất, chất lượng nông sản và tính bền vững trong canh tác.

Từ những thực tiễn trên, để góp phần đảm bảo canh tác bền vững hồ tiêu, các chuyên gia khuyến cáo giải pháp dinh dưỡng bền vững cho cây hồ tiêu gồm: Chất điều hòa pH đất; Dinh dưỡng Tiêu 1; Dinh dưỡng Tiêu 2 giúp cải tạo pH và phục hồi độ phì nhiêu đất, cung cấp cân đối, đầy đủ và đa dạng dinh dưỡng theo nhu cầu của cây, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hô hấp và dinh dưỡng khoáng cho cây.

I. Chăm sóc và bón phân cho cây hồ tiêu1.1. Chăm sóc cho cây hồ tiêu kiến thiết cơ bản Chăm sóc Tiêu thời kỳ kiến thiết cơ bản là tiền đề để tạo cơ sở thâm canh, kéo dài chu kỳ kinh doanh và đảm bảo canh tác bền vững.

– Làm đất, đào hố và thiết kế lô trồng

– Làm đất: Đất cần được cày bừa kỹ và xử lý mầm bệnh trước khi trồng, với đất chua trước khi bừa lần cuối cần thiết phải khử chua cho đất bằng chất điều hòa pH đất, lượng dùng 1,5-2,0 tấn/ha. Khi trồng mới trên vườn tiêu cũ, cần cày bừa, dọn sạch rễ cây và tàn dư thực vật trong đất, sau đó luân canh với cây họ đậu hoặc các cây ngắn ngày khác ít nhất 1-2 năm trước khi trồng mới.

– Đào hố: Tùy thuộc cách trồng mà kích thước hố đào khác nhau. Nếu trồng đơn kích thước hố đào 30x40x40cm và nếu trồng đôi kích thước hố đào 40x60x40cm, khoảng cách giữa các hố từ 2,0-2,5m x 2,5m (tương ứng mật độ từ 1600-2000 trụ/ha).

Mỗi hố bón 7-10kg phân chuồng hoai mục kết hợp 0,4-0,6 kg phân bón Tiêu 1 + 0,3-0,5 kg phân lân PA (lân trung tính), trộn đều với lớp đất mặt cho vào hố khoảng 20cm. Nên tiến hành đào hố và trộn phân lấp hố trước khi trồng 20-30 ngày. Vườn tiêu trên vùng đất có độ dốc nên đào hố theo đường đồng mức và bố trí hố theo hình nanh sấu.

– Xử lý đất trong hố trước trồng: Sử dụng một trong các loại thuốc như Confidor 100 SL 0,1% pha theo hướng dẫn (tưới 0,5 lít/hố), hoặc Basudin 10H (rải 20 – 30g/ hố) xử lý trước khi trồng 3-5 ngày để phòng ngừa dịch hại.

– Thiết kế lô trồng: Khoảng 10-15m giữa hai hàng trụ tiêu đào một rãnh thoát nước vuông góc với hướng dốc chính, rãnh sâu 15-20cm, rộng 20cm. Dọc theo hướng dốc chính giữa hai hàng trụ tiêu, khoảng 30-40m đào một mương sâu 30-40cm, rộng 40cm, mương vuông góc với rãnh thoát nước. Việc tiến hành thiết kế hệ thống tiêu nước nên tiến hành cùng lúc trồng trụ tiêu.

– Đặt hom, trồng dặm

– Đặt hom tiêu: Khi đặt hom tiêu vào hố cần chú ý xé bỏ bầu PE, tránh làm vỡ bầu, đặt hom vào hố trồng, sau đó lấp đất và lèn chặt gốc, hom đặt nghiêng 30-45° hướng về phía trụ tiêu.

– Trồng dặm và buộc dây: Sau khi trồng 7-10 ngày, thường xuyên kiểm tra vườn trồng, khi phát hiện có cây chết cần tiến hành trồng dặm ngay (các cây trồng dặm cần được chăm sóc kỹ). Khi dây tiêu phát triển vươn tới trụ nên dùng các loại dây mềm (dây nylon) để buộc dây tiêu vào cây trụ, buộc vào vị trí ở gần đốt của dây tiêu để rễ cây dễ dàng bám vào trụ, sau khi rễ đã bám chặt vào trụ cần cắt bỏ dây buộc.

– Cắt tỉa tạo hình và đôn tiêu

+ Đối với tiêu trồng bằng dây thân

Sau 1 năm trồng, cắt tạo hình cho tiêu bằng cách cắt ngang toàn bộ dây thân trên trụ, cách gốc tiêu 40 – 50 cm. Cắt tạo hình với mục đích vừa lấy hom nhân giống vừa tạo khung thân dây tiêu trên trụ. Cắt dây tiêu vào các ngày khô ráo, không cắt trong thời gian mưa dầm để hạn chế các loại bệnh hại tiêu. Từ chỗ cắt các dây thân chính sẽ mọc lên, giữ lại các dây thân khoẻ mạnh phân bố đều xung quanh trụ làm bộ khung chính, cắt bỏ các mầm dây thân còn lại. Số lượng dây thân để làm bộ khung chính phụ thuộc vào kích thước trụ.

– Trụ sống : 9 – 12 dây thân/trụ

– Trụ gỗ hay trụ bê tông : 8 – 10 dây thân/trụ

– Trụ xây gạch: 20 – 30 dây/trụ gạch.

Khi dây tiêu leo lên hết chiều cao trụ thì hãm ngọn và xén tỉa định kỳ. Nếu không có nhu cầu lấy hom nhân giống thì khi các dây thân ở độ cao 80 – 100cm và có 5 – 6 cành quả/1 dây thân, tiến hành bấm ngọn lần đầu để kích thích sự phát triển thêm dây thân. Bấm ngọn bằng cách cắt bỏ phần ngọn tiêu mang 1 – 2 cành quả. Sau khi bấm ngọn lần đầu nếu trên trụ tiêu vẫn chưa có đủ số dây thân cần thiết của mỗi trụ thì sau khi dây thân mới có từ 3 – 5 cành quả thì tiếp tục bấm ngọn lần thứ hai.

+ Đối với tiêu trồng bằng dây lươn

Tiêu trồng bằng dây lươn cây sẽ cho nhiều dây thân, cắt bỏ các dây yếu, chỉ để lại 3-4 dây khoẻ trên một gốc dây lươn. Sau 10-12 tháng trồng, các dây tiêu đạt kích thước 1,4-1,8m và bắt đầu suất hiện cành mang quả, khi phần lớn các dây trên trụ có cành mang quả cần tiến hành đôn tiêu.

Xới đất quanh trụ tiêu thành rãnh sâu 10-15cm, cách trụ 15-20cm, chọn 3-4 dây tiêu khoẻ, cắt hết những lá phía dưới cành mang quả đầu tiên trừ lại khoảng 30-40cm tính từ cành mang quả xuống, khoanh tròn trong rãnh phần thân đã cắt bỏ lá, lấp một lớp đất mỏng 7-10cm, buộc cành áp vào trụ tiêu và tưới nước, khi thấy rễ nhú ra từ các đốt đôn dưới đất cần lấp thêm đất, vun gốc và bón phân cho tiêu.

Sử dụng Dinh dưỡng khoáng hữu cơ chức năng (Organic Tiêu 1) bón 0,2-0,3 kg/trụ/lần (bón 4 lần mỗi năm)

1.2. Chăm sóc cho cây hồ tiêu kinh doanha. Xén tỉa cho tiêu kinh doanh + Tỉa bỏ tất cả các dây thân, dây lươn, cành ác mọc phía dưới gốc tiêu cách mặt đất 10 – 15cm.

+ Tỉa bỏ các dây thân mọc ngoài bộ tán tiêu, các dây thân mọc quá dài ở đỉnh trụ.

b. Bón phân cho cây hồ tiêu Bón phân là việc làm bổ sung dinh dưỡng thiếu hụt mà đất không cung cấp đủ cho nhu cầu của cây. Do vậy, để bón phân hiệu quả cần xác định được khả năng cung cấp của đất và phải biết yêu cầu của cây ở mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau.

Bình quân với năng suất 2 tấn hạt/ha, hàng năm cây tiêu lấy đi từ đất khoảng 70kg đạm (N); 16kg Lân (P2O5); 42kg Kali (K2O); 18kg Magiê (MgO); 67kg Canxi (CaO) cùng các yếu tố trung vi lượng khác như Si; B; Zn; Cu; Mn; Mo… Với nhu cầu dinh dưỡng như vậy, việc bón phân cần phải cung cấp được đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất cho cây ở mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển, phải đảm bảo trả lại đúng cho đất những gì mà cây trồng lấy đi theo sản phẩm và phần dinh dưỡng giúp cây tích lũy để phát triển sinh khối hàng năm nhằm phát huy tối đa hiệu quả của phân bón.

– Phân hữu cơ

Cây tiêu rất cần phân hữu cơ nhất là khi trồng mới. Khác với nhiều loại cây lâu năm khác, vườn tiêu cần được bón phân hữu cơ hàng năm (lượng bón 10-20 kg/trụ). Phân hữu cơ không những cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng mà còn có tác dụng làm đất tơi xốp, tăng khả năng giữ ẩm giữ phân của đất, làm cho đất thông thoáng, cung cấp nguồn năng lượng cho vi sinh vật hoạt động, tăng tính đệm cho đất, giảm thiểu tác hại do biến động về thời tiết, hạn hán và bón phân không cân đối gây ra. Các loại phân hữu cơ cần được ủ cùng Chất điều hòa pH đất và các chủng vi sinh hữu ích cho hoai mục mới nên bón cho hồ tiêu.

– Dinh dưỡng khoáng hữu cơ chức năng (Organic Tiêu 1)

Organic Tiêu 1 là loại dinh dưỡng chuyên dùng cho cây hồ tiêu đảm bảo cung cấp đầy đủ, cân đối dinh dưỡng đa, trung và vi lượng thiết yếu giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt giai đoạn hồi phục cây, phân hóa mầm hoa, ra hoa và đậu quả. Đặc biệt, các nguồn hữu cơ có chức năng kiểm soát sinh lý cây trồng và hoạt động vi sinh vật đất nhờ vậy có thể kiểm soát tốt cây trồng giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, biểu hiện ở tính năng ra rễ cực mạnh, phục hồi rễ hư, cành lá xanh tốt, mầm hoa nhiều.

Lượng bón và thời điểm bón

+ Bón lần 1: Sau khi thu hoạch 1-2 tháng, khi lượng mưa đủ ẩm đất sử dụng Dinh dưỡng chức năng Tiêu 1 bón từ 0,4-0,5 kg/trụ giúp tăng khả năng hồi phục cây sau thu hoạch và thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa.

+ Bón lần 2: Sau bón lần 1 từ 40-50 ngày (khoảng T6-T7) tiếp tục sử dụng Dinh dưỡng chức năng Tiêu 1 bón với lượng 0,5 kg/trụ đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho cây giúp cây phát triển mạnh ra hoa tập trung, dài hoa và hạn chế số lượng mầm ngủ ngày.

– Dinh dưỡng chức năng (NPKSi-Tiêu 2)

Dinh dưỡng chức năng Tiêu 2 là loại dinh dưỡng chuyên dùng cho cây hồ tiêu, được sản xuất từ các dạng nguyên liệu chức năng thích hợp và cân đối dinh dưỡng cho hồ tiêu phát triển bền vững. Dinh dưỡng chức năng Tiêu 2 giúp cành lá phát triển cân đối, đồng đều, hiệu suất quang hợp cao; Tăng tỷ lệ đậu trái, hạn chế rụng trái; Trái lớn nhanh, lớn đồng đều, chín tập trung, chắc nhân và chống hiện tượng răng cưa; Tăng khả năng chống chịu điều kiện bất thuận và giúp năng suất ổn định qua nhiều năm.

+ Bón lần 3: Sau khi bón phân lần 2 từ 30-45 ngày (khoảng T8-T9) hoa đã trỗ đều và bắt đầu làm hạt sử dụng loại Dinh dưỡng chức năng Tiêu 2 bón từ 0,2-0,3/trụ nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cây, giúp cây phát triển khỏe mạnh, trái lớn đồng đều và giảm mạnh tiêu răng cưa.

+ Bón lần 4: Sau khi bón đợt 3 từ 35-50 ngày (khoảng T10-T11), để có thể cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng giúp cây phát triển cành nhánh mạnh cho năm sau và chống chịu nắng hạn giúp trái chín đồng đều đạt trọng lượng hạt tiến hành bón phân đợt 4, sử dụng loại Dinh dưỡng chức năng Tiêu 2 với lượng bón 0,2-0,3 kg/trụ.

Như vậy, theo quy trình bón mỗi năm ngoài việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trung lượng, vi lượng cần thiết và cân đối cho cây hồ tiêu, thì lượng dinh dưỡng đạm (N), lân (P2O5), kali (K2O) cung cấp cho mỗi trụ đạt: đạm (N = 110-150g), lân (P2O5= 90-110g), kali (K2O = 120-160g) đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây để đạt năng suất hạt 4-6 kg/trụ.

Ngoài phân bón gốc, việc bổ sung phân bón lá cũng rất cần thiết để hồ tiêu đậu nhiều trái, năng suất cao. Mỗi năm phun phân bón lá cho tiêu 2 – 3 lần, phun trong mùa mưa, chọn ngày mát trời không nắng gắt. Khi phun chú ý dùng đúng liều lượng được ghi trên bao bì của nhà sản xuất. Nếu liều lượng quá cao sẽ có hiện tượng cháy lá, rụng quả, rụng gié. Nên dùng các loại phân có chứa vi lượng Zn, Bo để làm tăng tỷ lệ đậu quả, giảm rụng chùm quả (gié).

II. Dịch hại và biện pháp phòng trừ trên cây hồ tiêu Phải thường xuyên thăm vườn để phát hiện dịch hại ở giai đoạn sớm và phòng trừ kịp thời. Cần áp dụng nhiều biện pháp phòng trừ tổng hợp để phòng trừ dịch hại có hiệu quả và bền vững.

Một số dịch hại chính trên cây hồ tiêu:

2.1. Bệnh chết nhanh – Tác nhân và triệu chứng

Bệnh do nấm Phytophthora capsici gây ra. Nấm xâm nhập và phá huỷ các tế bào ở rễ, thân, cành, lá của cây tiêu làm cho lá héo, teo tóp lại rồi rụng. Khi cây bị hại thân lá có triệu chứng héo rũ nhanh, gốc, rễ và phần thân gần mặt đất bị thối, từ khi bệnh xuất hiện đến khi cây tiêu chết hoàn toàn khoảng vài tuần lễ.

– Biện pháp phòng trừ

Chọn giống ít nhiễm bệnh, không để vườn tiêu bị úng nước, vườn tiêu phải có rãnh thoát nước tốt trong mùa mưa. Vệ sinh vườn sạch sẽ, thông thoáng. Bón phân cân đối, tăng cường bón phân chuồng ủ với nấm Trichoderma hoặc bón phân hữu cơ vi sinh. Tránh gây vết thương cho gốc và rễ tiêu khi bón phân, chăm sóc. Khi phát hiện trong vườn có cây bị bệnh, sử dụng dung dịch Bordeaux 1%, Oxyclorua đồng 0,2-0,3%, Phosphorous acid 0,15%, Fosetyl Aluminium 0,1-0,2% để tưới vào gốc và phun xịt lên thân lá.

Dọn sạch cây chết do bệnh và tàn dư thân lá bệnh gom đem chôn hoặc đốt để hạn chế bệnh lây lan.

2.2. Bệnh vàng lá chết chậm – Tác nhân và triệu chứng:

Bệnh gây nên do sự phối hợp của tuyến trùng, rệp sáp và các nấm Fusarium sp., Rhizoctonia sp., Pythium sp., P. Capsici. Khi tuyến trùng, rệp sáp đục vết thương ở rễ để chích hút sẽ tạo điều kiện cho các loại nấm trên xâm nhập qua vết thương hủy hoại bộ rễ cây tiêu. Biểu hiện ban đầu là cây sinh trưởng chậm, lá chuyển sang màu vàng. Bệnh hại nặng làm cho lá, hoa, quả rụng dần từ dưới gốc lên ngọn, gốc và rễ bị thối. Cây không hút đủ nước và chất dinh dưỡng nên cây sinh trưởng chậm và chết dần. Từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi cây tiêu chết có thể kéo dài một vài năm.

– Biện pháp phòng trừ

Trồng các giống ít nhiễm tuyến trùng (Vĩnh Linh, tiêu Trung, Ấn Độ), tăng cường bón phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục. Khi thấy có triệu chứng bệnh xuất hiện, cần theo dõi và xác định tác nhân chính gây bệnh để có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật Cytokinin pha nồng độ 0,1-0,2% tưới quanh gốc, rải Ethoprophos 10-15g/gốc trộn đều với đất để phòng trừ tuyến trùng, sử dụng Thiophanate-Methyl nồng độ 0,1% phun đều lên cây, Benomyl 17% + Zineb 53% với nồng độ 0,15% phun đều lên cây và tưới vào gốc (2-3 lít/gốc) để phòng trừ nấm bệnh.

2.3. Bệnh thán thư – Tác nhân và triệu chứng

Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra, bệnh tấn công cả cành, lá và gié. Lá bị bệnh có những vết vằn lớn màu vàng nâu, xung quanh vết vằn có quầng đen, đốm bệnh tròn hoặc không đều, kích thước 4-6 cm. Khi bệnh lây sang cành, gié sẽ gây rụng đốt cành, gié, làm hạt khô đen và lép. Bệnh phát triển mạnh trong vườn cây nóng ẩm, chăm sóc kém, bón phân không cân đối, tưới nước không đều về mùa khô.

– Biện pháp phòng trừ

Bón đủ phân hữu cơ, bón cân đối phân vô cơ và phân vi lượng, thường xuyên vệ sinh vườn, cắt tỉa và thu dọn cành lá bị bệnh. Khi phát hiện bệnh, sử dụng dung dịch Bordeaux 1% hoặc Carbendazim pha với nồng độ 0,15% phun đều lên cây.

2.4. Bệnh virus (bệnh tiêu điên) – Tác nhân và triệu chứng

Bệnh do virus gây ra, biểu hiện bệnh khá rõ khi cây tiêu được 1-2 năm tuổi trở đi. Bệnh lây lan theo nguồn hom giống, dụng cụ dao, kéo cắt hom và cắt tỉa, một số trường hợp bệnh lay lan do côn trùng chích hút như bọ xít, rầy mềm và rệp sáp.

Sáu nhóm triệu chứng bệnh virus trên cây tiêu, bao gồm đốm hoa lá, vàng lá gân xanh, vàng lá, đốm vàng nhạt, lá nhỏ biến dạng và khảm xanh, trong đó đốm hoa lá thường gặp nhất. Bệnh xuất hiện ở các lá non, bệnh làm cây cằn cỗi, chậm phát triển, giảm năng suất, khi bệnh nặng cây sẽ chết.

– Biện pháp phòng trừ

Không lấy hom giống từ những vườn tiêu bị bệnh, khử trùng dao kéo khi cắt hom và tỉa cành bằng các loại thuốc sát trùng. Nhổ cây bị bệnh nặng, gom lại đem chôn hoặc đốt để hạn chế sự lây lan. Khi phát hiện côn trùng môi giới truyền bệnh nên dùng Fenobucarb pha với nồng độ 0,1-0,2% phun xịt để tiêu diệt.

2.5. Rệp sáp (Pseudococcus spp.)

– Đặc điểm nhận dạng

Rệp sáp có kích thước nhỏ, cơ thể dài 2,5-3,0mm, rộng 1,8-2,0mm, hình ovan tròn. Cơ thể màu nâu nhạt, phủ một lớp bột sáp màu trắng nhưng vẫn nhìn thấy ngấn ngang theo đốt cơ thể, xung quanh cơ thể có nhiều cặp tua sáp trắng, cuối bụng có 2-4 cặp tua sáp dài hơn so với những tua sáp còn lại.

– Tập quán gây hại

Rệp sống thành từng đám bám chặt ở cổ rễ và các rễ chính, chích hút nhựa cây, rệp còn gây hại ở gié hoa, trái, nách lá hoặc mặt dưới của lá, làm cho lá, gié hoa và trái bị héo khô. Trên thân, lá nơi rệp gây hại thường xuất hiện nấm bồ hóng. Rệp sinh sản nhanh và phát triển mạnh vào cuối mùa mưa.

– Biện pháp phòng trừ

Thường xuyên theo dõi vùng rễ gần gốc và trên cây tiêu, nhất là vào cuối mùa mưa và trong mùa khô. Khi phát hiện rệp ở vùng rễ tiêu, xới đất xung quanh trụ tiêu sâu 5cm, làm đất tơi và phá bỏ tổ đất khô cứng quanh trụ tiêu, rải các loại thuốc dạng hạt như Diazinon (Basudin 10H, 10-12 g/gốc) sau đó lấp phủ đất lại. Dùng vòi nước phun rửa bột rệp sáp và bồ hóng trên thân lá, sau đó phun Methidathion pha với nồng độ 0,1% hoặc Carbaryl nồng độ 0,2%.

2.6. Rệp sáp giả vằn (Ferrisia virgata Ckll.)

– Đặc điểm nhận dạng

Cơ thể có hình ovan dài 4-5mm, rộng 3,0-3,5mm, cơ thể màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt, phủ một lớp bột sáp trắng, xung quanh cơ thể không có tua sáp, cuối bụng có một cặp tua sáp dài.

– Tập quán gây hại

Rệp sáp giả vằn chích hút nhựa chủ yếu trên lá, đọt non và trên chùm hạt.

– Biện pháp phòng trừ: tương tự như trường hợp rệp sáp.

2.7. Bọ xít lưới (Elasmognathus nepalensis Dist.)

– Đặc điểm nhận dạng

Thành trùng là một loài bọ xít nhỏ màu đen, kích thước cơ thể dài 5-7mm, ngực trước phát triển rộng ra hai bên, tạo với trục cơ thể thành hình chữ thập. Ấu trùng bọ xít lưới không có cánh và trải qua năm lần lột xác.

– Tập quán gây hại

Cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút dinh dưỡng trên gié hoa, gié quả và cành non. Vết chích có màu xám sau chuyển dần sang màu nâu. Khi bị bọ xít gây hại nặng, cả gié hoa, chùm quả non có màu nâu vàng, làm rụng hoa và quả non.

– Biện pháp phòng trừ

Khi phát hiện bọ xít gây hại, dùng Thiamethoxam pha với nồng độ 0,015% hoặc Cartap nồng độ 0,15-0,2% phun đều lên cây.

III. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản tiêu3.1. Thu hoạch và tách hạt

Mùa vụ thu hoạch thay đổi theo vùng, tháng 1-3 ở Đông Nam bộ và Phú Quốc, tháng 2-4 ở Tây Nguyên, tháng 3-5 ở Nam Trung Bộ và tháng 5-7 ở Bắc Trung bộ.

Không thu hoạch khi quả tiêu còn xanh, thời điểm thu hoạch tốt nhất để làm tiêu đen khi chùm tiêu có trên 5% quả chín có màu vàng hoặc đỏ và để làm tiêu trắng khi trên 20% quả chín.

Khi thu hái xong có thể phơi ngay để làm tiêu đen hoặc ủ 1-2 ngày trong mát cho tiêu tiếp tục chín để làm tiêu sọ, thường xuyên trộn đều trong quá trình ủ để quả chín đều, tách hạt ra khỏi chùm quả sau khi phơi ½ -1 nắng.

Dùng máy tuốt hạt để tách hạt tiêu ra khỏi chùm quả, lượng tiêu thu hoạch ít hoặc không có máy có thể tách hạt thủ công. Trong quá trình tách hạt tránh làm các hạt tiêu bị xây xát vỏ và vỡ, gié và cuống hạt phải được tách riêng khỏi hạt. Máy tuốt hạt phải được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi sử dụng.

3.2. Sơ chế tiêu đen

Để giảm mức độ tạp nhiễm và tiêu đen thương phẩm có màu đẹp, trước khi phơi nên nhúng tiêu vào nước nóng 80-90oC trong vòng 1-2 phút, trộn đều sau đó lấy ra để trong mát cho ráo nước rồi đem phơi. Thay vì nhúng tiêu vào nước nóng, khi tiêu phơi được một nắng, khoảng 3-4 giờ chiều gom tiêu thành đống và dùng bạt tủ kín qua đêm, nhiệt độ trong đống tiêu có thể đạt 60-70 oC.

Phơi tiêu trên nong tre, bạt ni-lông hoặc sân xi măng, dụng cụ phơi và sân cần được rửa sạch trước mỗi đợt phơi, dùng lưới ni-lông bao quanh khu vực phơi để tránh thú vật vào khu phơi. Nếu trời nắng tốt phơi 3-4 ngày là đạt, độ ẩm của hạt sau khi phơi khô phải đảm bảo dưới 13%, sản phẩm sau khi phơi gọi là tiêu đen. Có thể dùng máy sấy lúa, sấy bắp, sấy cà-phê để sấy tiêu, giữ nhiệt độ ổn định trong buồng sấy khoảng 55-60 oC, vệ sinh buồng sấy sạch sẽ trước mỗi đợt sấy.

Sau khi phơi khô, tiêu cần được làm sạch tạp chất (đất, đá, cành lá, cuống và chùm quả) bằng cách sàng, quạt, thổi để thu được tiêu đen khô trước khi đưa vào bảo quản và tiêu thụ.

3.3 Sơ chế tiêu trắng

Muốn làm tiêu trắng (tiêu sọ) từ tiêu tươi, tiêu phải được thu họach khi chùm tiêu có khỏang 20% quả chín, cho vào bao PP hoặc bao bố ngâm trong nước sạch 2-3 ngày, vớt tiêu ra chà xát vỏ bằng máy hoặc thủ công và đải sạch vỏ, 4kg tiêu tươi có thể làm được 1kg tiêu sọ. Có thể làm tiêu sọ từ tiêu khô bằng cách cho tiêu vào bao đem ngâm trong nước lã 8-10 ngày trong bồn xi-măng hoặc nhựa, thường xuyên thay nước, đến khi vỏ tiêu mềm thì vớt ra, cho vào máy xát và rửa sạch vỏ, sau đó đem sấy hoặc phơi.

3.4. Bảo quản

Hạt tiêu đưa vào bảo quản phải khô, đạt độ ẩm 12-13% và sạch tạp chất. Bảo quản tiêu bằng bao hai lớp, lớp trong là bao ni-lông (PE) để chống ẩm mốc, lớp ngoài là bao PP hoặc bao bố, bao dùng đựng tiêu phải là bao mới hoàn toàn. Tiêu được đưa vào chất trên kệ hoặc pa-lét trong kho khô ráo và thông thoáng. Kho bảo quản tiêu không được chứa hóa chất, phân bón và các sản phẩm khác, cách ly với gia súc, chuột bọ và sâu bệnh. Thường xuyên kiểm tra kho để phát hiện và xử lý các biểu hiện không bình thường.

Quy Trình Trồng, Chăm Sóc Và Bảo Vệ Cây Hồ Tiêu

Lĩnh vực đề cập. là lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể là đề cập đến quy trình trồng – chăm sóc – bảo vệ cây hồ tiêu trước khí hậu thay đổi.

Tình trạng trồng cây tiêu hiện nay

Theo chu kỳ thoái hóa của cây tiêu nên từ 20-22 năm sẽ biến động về giá, giá tăng cao khiến cây tiêu tự phát trên diện rộng.

Tiêu là loại cây bán chùm gửi, thích nghi với khí hậu nhiệt đới. Sinh lí nhạy cảm, không hợp với nhiệt độ dao động lớn trong ngày, nên cây hồ tiêu chỉ tồn tại ở miền Trung và miền Đông Nam bộ Việt Nam cũng như một số nước có khí hậu tương ứng như Ấn độ, Inodesia v.v…

Từ khi khí hậu thay đổi và tiêu trồng nhiều trên diện rộng đã xảy ra các hiện tượng như sau:

Chết hàng loạt ngoài kiểm soát.

Trồng trên địa hình, địa lí không phù hợp.

Khô hạn, nắng nóng, mưa nhiều, xói mòn, dịch bệnh.

Không xác định được tính năng, đặc điểm, sinh lí cây tiêu. v.v….

Hiện các nguyên nhân gây tiêu chết hàng loạt được xác định như sau:

1. Theo lẽ tự nhiên, khi trồng, ta thường làm bồn để giữ nước khi tưới. Với địa hình trung du, đồi dốc nên nước chỗ cao sẽ dồn về chỗ thấp và chu kì thiên nhiên, cứ 10 năm sẽ có một năm mưa nhiều. Một trong mười năm ấy, sau bón phân hóa học gặp đợt mưa lớn, nhiều thì toàn bộ lượng phân ấy sẽ dồn vào gốc tiêu, khiến cây tiêu bị ngộ độc phân bón và sau đó sẽ chết hàng loạt. Đây là hiện tượng hy hữu nhưng tất yếu sẽ xảy ra do địa lí và chu kì của thiên nhiên tạo ra.

2. Chết do úng

Đào dưới gốc tiêu chết ở độ sâu 35-50cm ta thấy có một lớp đất dẻo như đất sét, mặc dù trước đó không hề có và đất trồng tiêu là đất trên đồi hoặc không phải là đất sét. Hiện tượng này được xác định như sau:

Theo tự nhiên, mọi vật đều bị kéo xuống do lực trọng trường. Bình thường, để có lượng nước mưa từ 100-200mm phải mưa lớn trong nhiều giờ. Nhưng với máy bơm lớn, chỉ trong 30 giây đã có lượng nước từ 100-200mm trong bồn tiêu. Việc làm này là hiện tượng bất thường so với thiên thiên. Một khối lượng và trọng lượng lớn của nước đã nén lên mặt đất, đồng thời chúng đã bị kéo xuống. Nước là vật chất loãng, dễ dàng hóa hơi bay lên cũng như di chuyển len lỏi xuống lòng đất. Với lượng nước tưới từ 100-200mm, khi di chuyển, nước sẽ kéo theo những vật chất nhỏ li ti của hữu cơ, vô cơ xuống lòng đất, và lắng đọng ở độ sâu từ 35-50cm một lớp phù sa dẻo như đất sét và đây là lớp đất chống thấm. Hiện tượng này chỉ hình thành sau khi trồng tiêu từ 5-6 năm. Theo chu kì thiên nhiên, cứ 10 năm sẽ có năm mưa nhiều, năm ấy sẽ xóa sổ những vườn tiêu trước sự chống chọi của tất cả các loại thuốc. Đây là nguyên nhân chết do tưới nhiều nước với khối lượng lớn, đột ngột, không hài hòa với thiên nhiên.

Hiện tượng này là do con người vô ý tạo ra nhưng rất khó phát hiện vì chúng chỉ hình thành ngầm dưới lòng đất sau 5-6 năm.

3. Tiêu chết do làm sai bản năng và sinh lí của chúng:

Quan sát dây tiêu sẽ thấy dây leo luôn ở vị thế thẳng đứng. Điều này cho thấy chúng không chấp nhận những thứ đeo bám.

Lá tiêu phủ từ trên xuống dưới, che kín gốc, lá xếp như mái ngói, như tổ ong, lá trên che lá dưới, khi mưa, nước mưa theo lớp lá đưa nước ra biên, với lượng mưa trung bình từ 50-70mm, gốc và thân cây tiêu không hề ướt. Điều này cho thấy chúng không chịu ẩm độ cao trong thân, trong gốc. Lá tiêu phủ sát đất là để chắn không cho các vật chất bị nước mưa văng bám vào thân. Lớp lá dầy như lông là để che, tức không cho nắng, nhiệt mặt trời rọi vào trong thân. Nếu tưới vào thân cây lúc thời tiết mới chuyển sang mùa khô sẽ giúp nấm hoặc mầm nấm phát triển chờ thời tiết thuận lợi sẽ bộc phát. Nếu cắt lá gốc sẽ tạo điều kiện cho nước mưa làm văng hữu cơ hoặc phân hóa học trực tiếp bám vào thân gốc tiêu.

4. Tiêu chết do đứt rễ, quan sát những cây tiêu chết trong vườn đặc điểm như sau:

Tiêu hay chết theo dọc bờ mương. Mương là nơi chứa, dẫn và thoát nước nên ẩm sẽ độ cao, mương thường được đào vét cũng như chứa nhiều lá khô mục chưa phân hủy. Khi vét mương, rễ tiêu thường bị đứt. Dây tiêu hay rễ tiêu khi bị cắt hoặc bị đứt sẽ chảy nhựa từ 8-15 ngày, tùy theo thời tiết, ẩm độ cao hay thấp. Điều này cho thấy tuyệt đối không được làm đứt rễ tiêu nhất là rễ lớn, khi rễ đứt nhiều, do chậm cầm máu nên cây tiêu mất năng lượng suy kiệt, cộng môi trường ẩm cao của mương cũng như nấm của các loại hữu cơ chưa phân hủy dưới mương khiến rễ tiêu dễ nhiễm bệnh rồi thối rữa.

5. Tiêu chết do lượng nước phân bố không đồng đều

Quan sát những cây tiêu thường chết bên cạnh lối mòn trong vườn tiêu hiện tượng như sau:

Khi mưa, lượng nước phân bố đều nhưng gặp những vùng đất cứng nên nước chậm thấm qua, thế là nước dồn đến các nơi khác. Như vậy trên nền lối mòn, nước sẽ dồn về các gốc tiêu gần đó làm ẩm độ nơi đó cao hơn nơi khác trong khi cùng một lượng mưa. Nếu gặp mưa nhiều thì tiêu quanh lối mòn sẽ úng.

6. Tiêu chết do nấm

Quan sát những cây tiêu chết thường là những nọc tiêu bị nghiêng hoặc những cây nọc tiêu có nhiều chãng, nhánh. Khi cây bị nghiêng, theo tự nhiên chúng sẽ đẻ nhánh để cân bằng trọng lực. Khi có nhánh thì sẽ có một mặt bằng 0 độ trên nhánh so với không gian của mặt đất. Khi mưa, mặt bằng này sẽ đọng nước do lõm của kẹt nhánh, đồng thời cành khô lá rụng thường kẹt lại nơi này. Như vậy đây sẽ là môi trường thích nghi cho các loại nấm phát triển trong mùa mưa khi ẩm độ phù hợp. (tại sao nấm mối không mọc ở mùa xuân?)

7. Tiêu chết do ngộ độc thuốc

Mùa thu, cây tiêu không bị tác động rõ rệt như cây sò đo, cao su v.v nhưng cũng có ảnh hưởng, thu về các lá già trong thân vàng nhiều, báo hiệu cây đã sang mùa. Đây là hiện tượng sinh lí tự nhiên, không sao cả. Vì không để ý nên nhiều vườn ngỡ bệnh, đem vô số các loại thuốc, xịt, đổ xuống gốc nhiều khiến tiêu bị ngộ độc thuốc. Như vậy sự lo lắng quá mức đã vô tình góp sức phá hoại cây tiêu và môi trường.

8. Tiêu chết do nước ngầm

Quan sát những vườn tiêu chết hàng loạt trên địa hình tưởng chừng lí tưởng, nhưng tiêu chết như sau:

Ở những quả đồi rộng hoặc những sườn dốc dài gần tiếp giáp với chân đồi, có độ nghiêng từ 7-15 độ có những chổ nước xì lên trên mặt đất lúc mưa nhiều hoặc trong mùa mưa. Qua nhiều năm, các hữu cơ, vô cơ nhỏ, trầm lắng bên dưới mặt đất ở độ sâu từ 50-70cm do lực trọng tường kéo xuống và nước là tác nhân xúc tác. Các vật chất nhỏ trầm lắng dầy đặc sẽ làm cho nước chậm thấm qua. Chính vì thế, khi mưa nhiều nước sẽ dâng lên khiến đất ở trên đồi bị nổi nước, có những nơi thành ruộng gò. Như vậy trước khi nước xì ra trên đồi là hiện tượng nước lưu chuyển ngầm dưới lòng đất, trong đáy vườn tiêu và dưới gốc tiêu. Với dạng đất như vậy sẽ khó phát hiện trong mùa khô.

9. Tiêu chết do các loài động vật tập trung cắn phá

Sau tết và giáp mùa mưa là rất khô, thậm chí sau một đêm, sương không còn đọng trên ngọn cỏ. Tất cả các loài sinh vật gần như không nước uống. Các loài như kiến, rệp, rệp sáp v.v…đều tập trung vào gốc tiêu để uống nước hoặc giữ ẩm da. Khi nguồn nước tưới cạn kiệt, chúng không còn cách gì khác ngoài đục khoét rễ, thân cây tiêu để hút nhựa. Sang mưa, những lỗ thủng trên thân rễ cây tiêu là một cái hồ nhỏ tạo môi trường cho một cuộc chiến với các loại thuốc hóa học bắt đầu.

10. Vông chết do khí hậu thay đổi

Khí hậu đã thay đổi. Nắng – nhiệt độ cao khiến lớp biểu bì (da) cây vông không giữ được độ ẩm trong thân cây nữa cộng sự đeo bám hút nước của cây tiêu nên vông chết là điều tất yếu. Khi chết thì tế bào sẽ dẫn tới hoại tử. Bệnh khí hậu thay đổi thì không cứu được. Các nhà bảo vệ thực vật khuyến cáo dùng thuốc trị vông chết là không thỏa đáng, chỉ làm thiệt hại cho nông dân và môi trường.

Để khắc phục và ứng phó các tình trạng nêu trên, phương pháp bao gồm các bước như sau:

Giải pháp trồng tiêu, phòng bệnh cho tiêu hiệu quả:

Bước một: chọn địa lí, địa hình phù hợp, cụ thể là chọn từng vị trí thật phù hợp để tránh các bất lợi như, đất cao, đất có độ nghiêng lớn, đất quá thấp, đất lòng chão, đất cạn đáy (độ dầy hữu cơ ít) đất sét. Đất cao sẽ tốn kém như: bơm công suất lớn, bơm chuyên dụng, kèm theo là giếng sâu hoặc ao nước xa, dây ống dẫn nước dài. Đất có độ dốc lớn khó chăm sóc, khó di chuyển, luôn bị xói mòn. Đất lòng chão sẽ bị nước tập trung khi mưa nhiều gây úng. Đất cạn hữu cơ cây trồng sẽ mau cằn cỗi. Đất sét thường không có hữu cơ và là đất không thấm sẽ ứ nước trong mùa mưa. Nếu trồng tiêu ở dạng đất như vậy tiêu sẽ chết, nếu cố tạo cho có thể trồng được thì dù thu hoạch sản lượng có cao nhưng tính hiệu quả sẽ thấp vì chi phí nhiều.

Chú ý: đất trên sườn đồi có độ nghiêng từ 7-15 độ, có độ dốc dài từ 150- 200 mét, nơi này thường xảy ra hiện tượng như sau:

Khi mưa, một lượng nước di chuyển trên mặt đất, một số thấm rồi lưu chuyển dưới mặt đất. Với độ dài trên, lưu lượng sẽ tăng lên về phía bên dưới. Khi di chuyển, nước mang theo những vật chất nhỏ về tập trung ở một điểm, điềm ấy thường hình thành trên hay dưới mặt đất ở lượng mưa trung bình trong năm. Qua nhiều năm, các vật chất nhỏ trầm tích xuống bên dưới mặt đất ở độ sâu từ 50-70cm sẽ tạo ra một lớp khó thấm. Chính vì vậy khi mưa nhiều nước sẽ xì ra, mặc dù ở lưng đồi. Muốn trồng trên dạng đất này phải đào những con mương sâu, cắt ngang triền đồi để cắt nước ngầm lưu chuyển (cần xác định đất trước một năm).

Không trồng tiêu trên đất đồng bằng vì đồng bằng nước không lưu chuyển hoặc lưu chuyển chậm. Theo chu kì, cứ 10 năm sẽ có một năm mưa nhiều, chu kì này sẽ xóa sổ vườn tiêu nếu chọn địa lí không phù hợp.

Bước hai: chọn giống.

Theo tự nhiên, nếu không thích nghi sẽ không tồn tại. Như vậy thiên nhiên đã mở sẵn cho ta một con đường. Nên chọn những giống tiêu năng xuất, ổn định và giống tiêu này đã tồn tại lâu dài tại địa phương.

Những bài học rất thời gian, tốn kém đã cảnh báo như cây trầm gió trồng ở Cao Bằng, Lạng Sơn. Cây có gió nhưng không có trầm, cũng như một số giống tiêu cho là của Malaysia, Indonesia cho năng xuất cao nhưng sau cùng vẫn không tồn tại ở Việt Nam.

Sau khi xác định giống phù hợp sẽ nhân giống như sau để có thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu.

Từ đỉnh ngọn tiêu già, cắt bỏ 1-1,5 mét vào đầu mùa mưa và có chế độ chăm sóc ưu tiên. Một năm sau dây non mọc trở lại, cắt dây non này trồng là phù hợp.

Bước ba. Chọn lọc

Để cho cây tiêu leo nên chọn loại cây như sau:

Anh đào là loại cây dễ trồng, dễ sống, tỷ lệ chết ít nếu trồng vào đầu tháng hai hoặc tháng ba âm lịch. Khoảng cách cây từ 2,2 mét cho đến 2,5 mét một nọc, ưu điểm là cây chỉ lớn nhanh lúc còn nhỏ, khi cây có đường kính khoảng 15cm cây sẽ lớn chậm nên lượng hữu cơ chi phối cho nuôi cây là ít. Cây anh đào rất cứng, phù hợp chịu lực, dễ tỉa cành, cây anh đào chỉ cần chặt ngang là trồng được, miễn cây đừng nhỏ và non quá, nếu trồng cây to và cao thì hố trồng sâu 60-70cm (nén gốc vừa chặt) nếu trồng cây nhỏ thì lỗ trồng sâu 50cm, lấp gốc 20cm và lấp dần theo thời gian, tránh lấp sâu một lần cây khó lên. Sau này cây lớn chỉ để cao không quá 4 mét. Nọc tiêu cao khó chăm sóc và bên dưới không có trái vì bị rợp, cây trồng phải thẳng đứng 90 độ, chỉ để một cây duy nhất. Đây là đặc điểm rất cần thiết để tránh bệnh cho tiêu. Khi cây xuống, đứng thì khó cho những gì đeo bám, lá khô dễ dàng tuột, rơi khi dông gió, lá khô không vướng lại trên kẹt nhánh sẽ không có môi trường cho nấm bệnh phát triển. Phía đỉnh nọc anh đào, chọn một nhánh mọc theo phương ngang để chừa lại, mục đích để khi tiêu phủ nọc, cành nhánh cây anh đào sẽ mọc trên nhánh này, như vậy đỉnh nọc sẽ không bị che ánh sáng, giúp tiêu quang hợp tốt, đồng thời dễ làm chồi vì không bị vướng dây tiêu.

Tạo hoặc chừa nhánh mọc theo phương ngang, rất dễ làm chồi và tạo ánh sáng cho đỉnh nọc.

Nọc cây lòng mức thì không thể chặt ngang trồng mà chỉ gieo cây con trồng trước một năm chờ cây lớn, hoặc bứng cây rừng, khoảng cách và cách làm như cây anh đào nhưng tốn công nhiều hơn vì cây lòng mức khó tỉa chồi.

Trồng chuối để bảo vệ tiêu và có thêm thu nhập

Tuyệt đối không trồng những loại cây thân xốp, lớn nhanh như cây vông. Lớn nhanh nên cấu trúc của tế bào thưa, xen giữa độ thưa là nước, cây càng lớn thì lượng nước nuôi cây càng nhiều. Do khô hạn và khí hậu nóng lên, lớp da không còn đủ giữ ẩm cho cây nên nước trong thân bị bốc hơi, dẫn đến cây chết hàng loạt. Khi cây chết chúng sẽ xảy ra hiện tượng hoại tử, trong quá trình phân hủy sẽ có nhiều loại nấm mọc lên trên thân cây hay chỗ cây vông thối rữa. Những cây vông nhỏ hơn sẽ chết sau, nếu gặp mưa chúng sẽ phục hồi nhưng mang theo mầm bệnh và sẽ tái phát trong mùa khô năm sau, cứ như vậy, vườn tiêu cây vông sẽ xóa sổ theo thời gian.

Bước bốn: Cách trồng tiêu

Đất được làm xốp toàn bộ diện tích với độ sâu từ 35-40cm (chỉ một lần) tạo các bờ giữ nước để tưới có cao độ 10cm. Khoảng từ 50-70 mét đào một con mương để cắt nước ngầm lưu chuyển dưới mặt đất, mương có độ sâu từ 50-70cm.

Để giãm chi phí và mau đem lại kinh tế cách trồng như sau: (nên chuẩn bị trước một năm).

Vào đầu mùa mưa, trong tháng 3 âm lịch, thời gian này khí hậu khô nóng, có mưa đầu mùa, đất ẩm, thích hợp cho ươm dây tiêu. Chọn dây có độ tuổi từ 1 năm đến 18 tháng, cắt lấy 5 mắc (nếu dây mắc nhặc thì có thể cắt dài hơn) làm đất tơi xốp, vun lên thành líp, cao khỏi mặt đất 20cm, che mát, nên chừa nhiều lá, lá nhiều sẽ giúp chồi tiêu và rễ phát triển mạnh, lấp dây tiêu xuống đất từ 3-4 mắt, ngày tưới 3-4 lần, tưới ít, chống rụng lá. Sau 20-30 ngày thì đem trồng, trồng cạn, cho mắt thứ ba tiếp giáp với mặt đất (trồng cạn dễ lên) nén đất chung quanh gốc vừa chặt. Cây tiêu cần râm mát lúc còn nhỏ, nên khi trồng phải che mát. Để giảm chi phí cho che mát, cách làm như sau:

Đem chuối con trồng về hướng Tây, gần sát nọc tiêu để thân cây chuối che nắng chiều, trồng cạn để dễ phá chuối, nên trồng chuối trước một thời gian, chờ chuối bén hãy trồng tiêu, khi trồng, bẻ lá chuối gập xuống để che nắng, lá chuối rộng, do trồng gần nên lá chuối dễ che nắng cho tiêu. Sau một năm, khi cây tiêu đã lớn, đồng thời cũng là lúc thu hoạch và phá bỏ cây chuối cho tiêu lớn (chuối không cho đẻ con, chỉ một cây duy nhất)

Bước năm: cách chăm sóc, bón phân, phòng sâu rầy, nấm bệnh ứng phó với khí hậu nóng lên v.v….

Tiêu cũng như các loại cây trồng khác, vẫn sử dụng các loại phân bón thông thường và tuân theo khuyến cáo của nhà sản xuất .

Để ứng phó với khí hậu nóng lên, mất nước, trên nền mặt đất lúc nào cũng được phủ lên một lớp cỏ, lớp cỏ này đóng vai trò rất quan trọng như, cách nhiệt, chống sói mòn, giữ ẩm, tạo môi trường sống cho vi sinh vật phát triển, tự tái tạo hữu cơ, tự phân hủy và trao đổi các chất hữu cơ, các tích độc tố của cành nhánh cây tiêu thải ra, ngoài ra trong thảm cỏ có loại cỏ sống theo quang kỳ, sau chu kỳ sống, chết đi chúng để lại thân rễ thối rỗng trong lòng đất, làm đất tự xốp ngoài ra chúng còn phân bố lượng nước. Cao độ của cỏ giữ trong vườn tiêu trung bình từ 10-20cm. Không nuôi các loại cỏ thân ngầm như cỏ ống, cỏ tranh v.v…

Để cỏ dầy trong mùa khô

Sau 4-5 năm, đất sẽ phì nhiêu trở lại nên không cần thiết dùng phân hữu cơ nữa, giảm được chi phí lao động cũng như ô nhiễm môi trường.

Thân chuối thối rữa tạo môi trường cho vi sinh

Bón phân cho cây tiêu

Một năm bón ba lần, đầu mùa mưa, giữa mùa mưa và cuối mùa mưa, lượng phân bón nên theo chỉ dẫn nhà sản xuất. Phân cứ rãi bừa, đều trên cỏ, sau đó dùng thuốc diệt cỏ xịt với liều lượng thấp hơn chỉ định, cụ thể. Thông thường liều lượng theo hướng dẫn là từ 70-80 cc cho bình xịt 8 lít. Như vậy xịt chỉ pha với 25-30cc, không xịt kĩ. Mục đích là để khi bị tác động của thuốc với liều nhẹ, cỏ chỉ bị thương tái, vàng chứ không chết, trong quá trình cỏ bị thương không hấp thụ được phân bón thì cũng là thời gian tiêu hấp thụ được phân bón mạnh vì có cỏ giữ độ ẩm .

Mỗi năm xịt cỏ cho chết chỉ một lần vào giáp đầu mùa mưa nhưng không xịt kĩ, mục đích khi mưa xuống còn gốc rễ chúng sẽ nhanh phục hồi để giữ ẩm cho mặt đất, lỡ gặp hạn trở lại, lớp cỏ khô bờm xờm sẽ cách nhiệt, tránh bốc hơi phân hóa học.

Mỗi năm làm xốp khắp mặt đất một lần (kể cả bờ bồn) vào đầu mùa mưa, dùng bồ cào cuốc với độ sâu 10cm, chỉ bẩy đất chứ không giật, kéo, tránh đứt rễ. Vào đầu mùa mưa, đất vẫn khô nên nước dự trữ trong cây ít. Tỷ lệ rễ đứt do răng cào là không đáng kể nên cây sẽ dễ lành và ít bị chảy nhựa.

Để tránh biến động sinh lí cho cây tiêu, tán cây anh đào hay lòng mức được tỉa quang làm hai đợt trong một một kì.

Đợt một tỉa 50%, nữa tháng sau tỉa 30% còn lại.

Mùa mưa đến sớm hay trễ không quan trọng, cứ giữ mát cho vườn lúc đầu mưa, vì đầu mùa thường mưa ít và khí hậu rất nóng cũng như thời gian ban ngày dài. Chờ tiêu nhú bông non ra độ 3cm thì tỉa tàng đợt một, nữa tháng sau tỉa tàng đợt hai, sau đó lượng ánh nắng giữ 50% trong vườn lúc mùa mưa, sang mùa khô, giữ ánh nắng từ 70-80% trong vườn tiêu là cần thiết.

Toàn bộ tán cây chặt xuống được băm vụn, phân tán đều để làm hữu cơ cho đất, làm lương thực cho mối, trùng v.v tạo môi trường sống cho vi sinh vật phát triển. Không được diệt mối, mối không ảnh hưởng cây tiêu vì mối thường chỉ ăn cây đã khô, nhờ mối ăn mà xác cây khô mau phân hủy, chuyển hóa.

Bên ngoài chung quanh vườn tiêu trồng một hàng chuối để che nắng, nắng chiều, hoặc trồng thêm mía, thơm vì các cây này thân và nách lá chứa nhiều nước, nên phân tán các loại cây này để mùa khô các loại côn trùng không tập trung vào vườn tiêu đề uống nước. Trong vườn tiêu cũng trồng chuối lác đác nhưng là chuối có thân ốm như chuối cao, chuối bơm để dễ đốn hạ trong vườn. Chuối đóng vai trò rất quan trọng như sau:

Sáu tháng mùa khô là rất khô, nhất là sau tết nguyên đán. Khí hậu nóng hơn nên sương đêm không còn đọng hạt trên lá trong khi nhu cầu về nước để sống còn cho tất cả sinh vật là bức thiết. Thiếu nước uống, các loài kiến sẽ đục vào thân cây tiêu để uống nhựa cây và cư trú trong đó vì thân tiêu rỗng. Sang mùa mưa, các lỗ rỗng bị đục khoét sẽ chứa nước, sinh bệnh từ đó. Rệp sáp thân mềm, ẩm như chàng hiu, ốc sên v. v đều phải sống trong môi trường ẩm để chống khô da, sang mùa khô, dù không muốn chúng cũng phải đục bám vào rễ, thân cây tiêu để sinh tồn vì không còn môi trường nào khác, nhất là rệp sáp, từ đó gốc rễ tiêu sẽ là trung tâm cư trú cũng như bệnh tật, khi rệp sáp tăng cao tiêu sẽ chết dần.

Chuối là loại cây có vòng đời ngắn, dao động từ 12- 19 tháng, thân giữ nhiều nước, lá tán rộng, hứng nước mưa, cản gió, khi mưa, nước theo rảnh lá chảy vào thân, xuống gốc và đọng lại nơi nách lá, nách lá chuối như cái hồ nhỏ, là môi trường sống, sinh sản cho nhiều động vật tạo hữu cơ cho vườn cây. Khi mưa, lá rộng cản gió tác động thân cây chuối thành lực đòn bẩy, bẩy đất, khi chết, rễ chuối để lại vô số lỗ rỗng xốp dưới lòng đất cùng nhiều hữu cơ thối mục. Với môi trường thích nghi, rệp sáp, kiến v.v…gốc chuối sẽ là khách sạn sang, miễn phí của chúng qua mùa khô.

Với chu kì thiên nhiên, trong 10 năm sẽ có một năm hạn nặng, khi hạn nặng hết nước tưới, dùng sắt nhọn đâm vào củ hủ cây chuối cho chuối chết. Trong quá trình phân hủy, gốc và thân cây chuối cung cấp một ít nước cho tiêu vượt hạn (năm ấy tuy thất thu nhưng vẫn còn giữ được vườn tiêu) chuối trồng trong vườn tiêu chỉ để một cây duy nhất, sau thu hoạch mới để lại một cây con. Sang mùa mưa, khi cần ánh sáng cho tiêu,chặt ngang cây chuối, chừa lại khoảng 80cm để chống rợp cho tiêu.

Chăm sóc.

Sau khi trồng từ 12-18 tháng sẽ cắt ngang dây tiêu để chúng đâm chồi (không cắt vào giữa mùa mưa cây sẽ chảy nhựa nhiều, dễ nhiễm bệnh) khi chồi non lên, chọn từ 5-7 chồi tốt để cột vào nọc, vậy là đủ, còn các chồi khác cho tỏa ra ngoài, sau thời gian làm trái do không dược bám chúng sẽ tự chết. Cành, nhánh cây tiêu cứ để phủ sát đất, chỉ cắt tỉa ít để thuận tiện dọn lá gốc khi cần.

Tưới.

Tiêu không nên tưới nhiều, lượng nước tưới một lần chỉ cần tương đương với lượng mưa khoảng 50-70mm, sáu đến bảy ngày tưới một lần, tưới ngoài tán tiêu, tưới luôn cỏ, khắp mặt đất trong vườn. Sau tết âm lịch mới tưới vào thân dây tiêu vì lúc ấy thời tiết khô. Khi tưới, dùng vòi nước xịt vào các kẹt nhánh cho cành lá khô văng ra, thỉnh thoảng dùng vòi nước xịt đẩy lá khô trong gốc ra ngoài cho cỏ phân hủy. Một năm nên cào lá khô đọng dưới gốc tiêu ra ngoài hai lần vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa. Hạn chế đi lại trong vườn trong mùa mưa nhất là khi mưa nhiều.

Khi môi trường tương tác, dung hòa tiêu sẽ không có hoặc rất ít sâu bệnh. Không có môi trường cho nấm mọc thì sẽ không có nấm bệnh. Không mất nước uống thì kiến, rệp sáp sẽ không đục khoét cây tiêu gây ra bệnh.

Qua phần mô tả trên ta thấy rõ tính vận động và ứng dụng như: chọn địa hình phù hợp. trồng chuối để chia sẻ nguồn nước cho sinh vật. Giữ cỏ khắp mặt đất để giữ ẩm, cách nhiệt, chống xói mòn, phân bố đều lượng nước, tự tái tạo hữu cơ, xúc tác phân hủy tích độc tố của bả, xác tiêu, dung hòa môi trường.

Mô tả phương án ưu tiên thực hiện giải pháp.

Bước một: chọn một triền đất tại xã An Phú. Bình Long. BP, có diện tích 5500m 2 , đất cát pha đất đỏ, có độ dày hữu cơ trung bình là 40cm, cao độ với nước ngầm thấp nhất trong mùa mưa là 0,7cm, cao nhất trong mùa khô là 9 mét. Được làm xốp toàn bộ với độ sâu 35cm và hình thành hình thể để năm sau trồng tiêu.

Bước hai: đào ba con mương phía ngoài, bao chung quanh vườn tiêu để chặn nước ngầm đồng thời trồng anh đào, trồng chuối trước một năm tạo bóng râm cho năm sau thuận tiện trồng tiêu, giảm chi phí. Song song cắt ngang 50 nọc tiêu già để năm sau lấy giống trồng.

Kết quả đạt được.

Sau khi áp dụng phương pháp. Đã 24 năm qua vườn tiêu vẫn xanh tốt, cho thu hoạch trên dưới 2kg một nọc. Tiêu không bệnh nên không sử dụng thuốc hóa học ô nhiễm, độc hại, chi phí thấp nên đã đã duy trì được vườn tiêu qua những năm giá thấp trước sức cạnh tranh của các nước trồng tiêu trong khu vực. Tỷ lệ chết không đáng kể, 8-9/1000. Vườn đã trải qua những năm nắng hạn gay gắt như năm 1998 và chịu mưa nhiều qua năm 2000 cùng khí hậu thay đổi thất thường là nhờ vào phương pháp trên.

Nếu giải pháp trên được nhân rộng hoặc hoạch định vĩ mô như diện tích cao su, thì chỉ cần một tỉnh trồng tiêu, sản lượng chúng ta sẽ dễ dàng đè bẹp các nước cạnh ranh trong khu vực.

Tóm tắt giải pháp trồng tiêu

Giải pháp là một phương pháp trồng tiêu ứng phó với khí hậu thay đổi bao gồm: chọn địa lí, địa hình, giống, nọc, giữ ẩm, phân bố lượng nước, tái tạo hữu cơ, xúc tác, phân hủy tích độc tố của xác tiêu, dung hòa môi trường, điều tiết ánh sáng, nhiệt, trồng chuối giữ nguồn nước cho sinh vật uống qua mùa khô. …………………………

Bà con và các bạn thân mến.

Tiêu là loại đặc sản, có lợi thế về giá do xuất khẩu vì không phải nơi nào cũng trồng được, nhưng phù hợp với địa lí nước ta, phù hợp với lao động giản đơn, lao động phụ. Với diện tích nhỏ nhưng nguồn thu không nhỏ. Chỉ cần 1-2000m 2 ở quê nhà chúng ta không phải sống cảnh nhà trọ, cơm chợ, áo đường, nhọc nhằn trăn trở. Với nguồn thu từ diện tích trên ta có thể ở nhà xum vầy, nuôi dạy con cái, xây dựng xóm làng.

Tôi có vườn tiều 2000 nọc, trồng từ 1987 đã và đang tồn tại với giải pháp trên. Mỗi năm chúng cho nguồn thu không nhỏ, góp phần đáng kể cho nghiên cứu khoa học.

Quy Trình Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Chuối Tiêu Hồng

Cây chuối là một trong những loại cây phổ biến nhất ở nước ta, hình ảnh quen thuộc của nó xuất hiện trong thơ văn, trong văn hóa ẩm thực Việt và giờ đây là trên đồng ruộng, là mặt hàng xuất khẩu và sản phẩm tiêu dùng. Có rất nhiều giống chuối được trồng ở nước ta như chuối tiêu, chuối tây, chuối hột,..Trong đó, chuối tiêu hồng được trồng phổ biến nhất và có nguồn gốc từ chính nước ta, một sản phẩm được nghiên cứu thành công tại xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Đặc điểm nổi bật của chuối tiêu hồng

Là một loại cây thuộc giống phụ chuối tiêu, thân màu đỏ có những mảng đen lớn liên tục, khi chín quả có màu vàng sáng, thịt quả rắn, hương vị ngọt, thơm, không bị chua như những loại chuối khác. Chuối thích hợp trồng trên loại đất phù sa, đất thịt nhe, những loại đất có độ tơi xốp, khả năng giữ và thoát nước tốt, độ mùn 1-2%, pH thích hợp 6-7,5, tránh các loại đất chua.

Đào hố: Dài 40cm, rộng 40cm, sâu 40cm, khoảng cách giữa các hố: từ 2m – 2.5m.

Phân bón lót cho 1 hố

– Trung bình 1 cây chuối cần khoảng 20-25kg phân chuồng hoai mục, 0,8-1kg đạm, 1-1, 5kg lân, 2-3kg kali trong 1 năm.

– Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân + 0,1kg đạm + 0,1kg kali. Bón thúc lần 1 sau khi trồng 1- 1,5 tháng, kết hợp với làm cỏ, xới xáo quanh gốc. Bón 1/2 lượng đạm và 1/3 lượng kali còn lại, cách gốc 30-40cm.

– Bón thúc lần 2 sau lần 1 từ 1,5-2 tháng. Bón 1/2 lượng đạm và kali còn lại, cách gốc 1m.

– Bón thúc lần 3 với lượng đạm và kali còn lại khi cây trổ buồng, bón cách gốc 1,5-2m. Nên đào 4 hốc xung quanh gốc, lấp phân sâu 7-10cm, tiến hành bón khi đất có độ ẩm 70-80%.

Tưới nước

Thời gian hạn, ít mưa cần phải tưới. Đặc biệt chú ý giai đoạn khi cây phân hóa hoa (sau trồng 8 – 10 tháng) đến khi quả lớn đẫy. Theo tính toán tưới 1ha từ 30 – 63 m³/ha/ngày (tùy thuộc vào điều kiện cụ thể để đảm bảo 80% sức giữ ẩm của đất trồng).

Phòng trừ sâu bệnh

Chuối tiêu hồng tuy phát triển mạnh và cho năng suất cao nhưng cũng có rất nhiều sâu bệnh hại. Cần chú ý một số loại bệnh sau đây:

– Bệnh đốm lá Sigatoka: Bệnh phát triển trong điều kiện ấm, ẩm ở nhiệt độ 26 – 28˚C, mù trời, độ ẩm cao. Phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc trừ nấm Diathane, Benlat, Topsin, Baycor…

– Bệnh vàng lá Moko: Triệu chứng là lá non bị vàng. Bệnh lây lan qua vết thương cơ giới khi đánh bỏ con chồi. Phòng trừ bằng cách xử lý dụng cụ tách con chồi, chặt bỏ cây bệnh, xử lý đất hoặc thay đổi giống.

Việc trừ bệnh là khó khăn nên chủ yếu là phòng bệnh. Phòng bằng biện pháp kiểm dịch, xử lý con chồi, cải thiện đất tốt hơn.

Công dụng của quả

Quả chuối rất giàu vitamin tốt cho cơ thể, dùng làm nguyên liệu chế biến thực phẩm, đồ ăn, đồ thờ cúng và là một mặt hàng xuất khẩu, đem lại giá trị kinh tế cao cho người trồng.

Chúng tôi chuyên cung cấp cây giống chính gốc

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội – Trung Tâm Cây Giống Chất Lượng Cao

Địa chỉ: Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội

Email: [email protected]

Điện thoại: 0912 850 282

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Tiêu Theo Hướng Bền Vững

Quy trình kỹ thuật trồng và Chăm sóc cây tiêu theo hướng bền vững

Cây hồ tiêu ( Piper nigrum L.) có nguồn gốc ở Ấn Độ, mọc hoang trong các rừng nhiệt đới ẩm phía Tây vùng Ghats và Assam. Từ thế kỷ XIII, hồ tiêu được canh tác và sử dụng rộng rãi trong bữa ăn hàng ngày. Trong nhiều năm, Ấn Độ là nước trồng hồ tiêu nhiều nhất thế giới, tập trung canh tác ở Kerela và Mysore. Sau đó, cây tiêu được trồng phổ biến sang nhiều nước khác ở Viễn Đông, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và SriLanka.

Ở Đông Dương, cây hồ tiêu mọc hoang được tìm thấy từ trước thế kỷ XVI nhưng đến thế kỷ XIX mới được canh tác tương đối qui mô ở vùng Hà Tiên (Việt Nam) và vùng Kampot (Campuchia).

Từ cuối thế kỷ XIX, hồ tiêu bắt đầu được phổ biến sang trồng ở Châu Phi với Mađagasca là địa bàn canh tác tiêu nhiều nhất. Ở Châu Mỹ, Brasil là nước canh tác hồ tiêu nhiều nhất với giống tiêu do nguời Nhật đưa từ Singapore sang.

Hiện nay, hồ tiêu được trồng nhiều ở các nước nằm trong vùng xích đạo khoảng 15 o vĩ Bắc và 15 o vĩ Nam. ở Việt Nam, hồ tiêu có thể trồng ở vĩ độ 17. Hồ tiêu chỉ thích hợp ở độ cao dưới 800 m, trồng ở độ cao hơn tiêu phát triển kém.

Hồ tiêu thuộc loại thân thảo mềm dẻo được phân thành nhiều đốt, tại mỗi đốt có 1 lá đơn. Lá có cuống, phiến lá hình trái tim, mọc cách. Ở nách lá có các mầm ngủ có thể phát sinh thành các dây thân, dây lươn, cành quả tùy theo từng giai đoạn phát triển của cây hồ tiêu.

– Dây thân: thường phát sinh từ mầm nách trên các cây tiêu nhỏ hơn 1 tuổi. Đối với cây trưởng thành, dây thân phát sinh từ các mầm nách trên dây thân chính phía dưới thấp của trụ tiêu. Đặc điểm của dây thân là góc độ phân cành nhỏ, dưới 45 0, cành mọc tương đối thẳng. Dây thân sinh trưởng khỏe, lóng ngắn, các đốt có nhiều rễ bám, thường được dùng để giâm cành nhân giống. Cây tiêu được nhân giống bằng loại dây thân này sinh trưởng khỏe, nhanh cho hoa quả.

– Dây lươn: phát sinh từ mầm nách của các đốt gần sát gốc của cây tiêu. Đặc trưng của dây lươn là bò sát đất và các lóng rất dài. Dây lươn cũng được dùng để nhân giống bằng giâm cành hoặc chiết. Cây tiêu được trồng từ dây lươn thường ra hoa quả chậm nhưng sinh trưởng khoẻ và có thời gian khai thác dài hơn.

– Cành quả: là cành mang trái, phát sinh từ các mầm nách trên dây thân chính của cây tiêu. Mỗi nách lá trên dây thân chỉ có 1 mầm ngủ có khả năng phát triển thành cành quả. Trên cây hồ tiêu trồng bằng dây thân, cành quả phát sinh rất sớm sau khi trồng. Trên cây tiêu trồng bằng dây lươn thường thì sau 1 năm trồng mới phát sinh cành quả. Đặc trưng của cành quả là góc độ phân cành lớn, mọc ngang, độ dài của cành thường ngắn, < 1m, cành khúc khuỷu và lóng rất ngắn. Trên các đốt của cành quả cũng có nhiều mầm ngủ có thể phát sinh thành cành quả cấp 2, cấp 3. Cành quả được đem trồng cũng ra rễ, cây cho trái rất sớm, tuy vậy cây phát triển chậm, không leo cao trên trụ mà mọc thành bụi vì lóng đốt không có rễ bám hoặc rất ít, cây mau cỗi, năng suất thường thấp.

Dây tiêu trồng từ hom có các loại rễ sau đây

– Rễ cái: 3-4 rễ, các rễ này làm nhiệm vụ chính là hút nước. Sau khi trồng ra ngoài vườn được 1 năm các rễ cái này có thể ăn sâu đến 2m.

– Rễ phụ: các rễ phụ mọc thành chùm, phát triển theo chiều ngang, rất dày đặc, phân bố nhiều nhất ở độ sâu 15 – 40cm, làm nhiệm vụ hút nước và hút chất dinh dưỡng trong đất để nuôi cây

Rễ cây hồ tiêu thuộc loại háo khí, không chịu được ngập úng, do đó để tạo cho rễ cái ăn sâu, cây chịu hạn tốt và rễ phụ phát triển tốt hút được nhiều chất dinh dưỡng thì phải thường xuyên có biện pháp cải tạo làm cho đất được tơi xốp, tăng hàm lượng mùn.

Chỉ cần úng thủy 12 – 24 giờ thì bộ rễ cây hồ tiêu đã bị tổn thương đáng kể và có thể dẫn tới việc hư thối và dây tiêu có thể bị chết dần.

– Rễ bám: mọc ra từ các đốt trên thân ở trên không, làm nhiệm vụ chính là giúp cây tiêu bám vào choái, vách tường v.v… để vươn lên cao. Khả năng hút nước và hút chất dinh dưỡng của rễ bám rất hạn chế, gần như không đáng kể.

Hoa hồ tiêu ra không tập trung mà ra thành nhiều lứa. Vào mùa mưa, khi mưa đã đều, cùng với sự ra lá non là mùa hồ tiêu trổ hoa. Các búp non có chứa lá non, chồi non và mầm hoa (gié hoa) ở đốt thân bắt đầu nhú lên. Sau đó lá non mọc mạnh ra trước, tiếp theo sau đó là gié hoa và chồi non. Như vậy búp non ở đốt thân sẽ phát triển thành một cành con mang 1 gié hoa.

Hoa tự của hồ tiêu hình gié, treo lủng lẳng, dài 7 – 12cm tùy giống và tùy điều kiện chăm sóc. Trên hoa tự có bình quân 20 – 60 hoa xếp thành hình xoắn ốc, hoa lưỡng tính hay đơn tính. Các giống hồ tiêu cho năng suất cao thường có tỷ lệ hoa lưỡng tính nhiều hơn.

Quả hồ tiêu thuộc loại quả hạch, không có cuống, mang 1 hạt hình cầu.

Hồ tiêu là một loại cây đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm. Các vùng trồng hồ tiêu chính trên thế giới chủ yếu nằm ở vùng Châu Á Thái Bình Dương như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Sri Lanca, Thái Lan và Việt Nam. Hồ tiêu cũng được trồng ở các nước khác như Brazil, Madagascar. Cây hồ tiêu đòi hỏi lượng mưa cao, nhiệt độ khá cao đồng đều và ẩm độ không khí cao, đó là kiểu khí hậu đặc trưng của vùng nhiệt đới nóng và ẩm với sự thay đổi không đáng kể về độ dài ngày và ẩm độ không khí trong suốt năm.

Về mặt nhiệt độ, các tài liệu cho thấy cây hồ tiêu có thể trồng được ở khu vực vĩ tuyến 20 0 bắc và nam, nơi có nhiệt độ từ 10 – 35 0C. Nhiệt độ thích hợp cho cây hồ tiêu từ 20 – 30 0C. Khi nhiệt độ không khí cao hơn 40 0C và thấp hơn 10 0C đều ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng. Cây hồ tiêu sẽ ngừng sinh trưởng ở nhiệt độ 15 0C kéo dài. Nhiệt độ 6 – 10 0 C trong thời gian ngắn làm nám lá non, sau đó lá trên cây bắt đầu rụng.

Nguồn gốc tổ tiên của cây hồ tiêu mọc dưới tán rừng thưa, do vậy hồ tiêu là loại cây ưa bóng ở mức độ nhất định. Ánh sáng tán xạ nhẹ phù hợp với yêu cầu sinh lý về sinh trưởng và phát dục, ra hoa đậu quả của cây hồ tiêu và kéo dài tuổi thọ của vườn cây hơn, do vậy trồng hồ tiêu trên các loại cây trụ sống là kiểu canh tác thích hợp cho cây hồ tiêu.

Cây hồ tiêu ưa thích điều kiện khí hậu nóng ẩm. Lượng mưa trong năm cần từ 1500 – 2500mm phân bố tương đối điều hòa. Hồ tiêu cũng cần một giai đoạn hạn tương đối ngắn sau vụ thu hoạch để phân hóa mầm hoa tốt và ra hoa đồng loạt vào mùa mưa năm sau. Cây hồ tiêu cũng có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở nơi có lượng mưa thấp hơn, miễn là mưa phân bố đều trong năm.

Cây hồ tiêu cần ẩm độ không khí cao từ 70 – 90%, nhất là vào thời kỳ ra hoa. Độ ẩm cao làm hạt phấn dễ dính vào nuốm nhị và làm cho thời gian thụ phấn kéo dài do nuốm nhị trương to khi có độ ẩm. Tuy độ ẩm cao là giúp cây hồ tiêu sinh trưởng phát triển tốt, ra hoa đậu quả thuận lợi, nhưng đồng thời độ ẩm cao lại tạo điều kiện cho sâu bệnh hại trên hồ tiêu phát triển mạnh. Những nơi mà môi trường đất đủ ẩm với không khí có gió nhẹ và khô rất thuận lợi cho việc trồng hồ tiêu.

Cây hồ tiêu ưa thích môi trường lặng gió, hoặc gió nhẹ. Gió nóng, gió lạnh, bão đều không hợp với cây hồ tiêu. Do vậy khi trồng hồ tiêu tại những vùng có gió lớn, việc thiết lập các hệ đai rừng chắn gió cho cây là điều không thể thiếu được.

Cây hồ tiêu trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như đất đỏ phát triển trên đá bazan, đất đỏ vàng phát triển trên sa phiến thạch, diệp thạch, đất cát xám trên đá granit, đất phù sa, đất sét pha cát …..miễn là đạt các yêu cầu cơ bản sau:

– Đất dễ thoát nước, có độ dốc dưới 20 0, không bị úng ngập dù chỉ úng ngập tạm thời trong vòng 24 giờ. Đất dốc thoai thoải từ 5-10 0 tốt hơn đất bằng phẳng vì thuận lợi cho việc thiết lập hệ thống thoát nước cho vườn tiêu.

– Tầng canh tác dày trên 70cm, mạch nước ngầm sâu hơn 2m.

– Đất giàu mùn, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, pH KCl từ 5 – 6.

Đất phải được cày bừa, nhặt sạch rễ cây, rải vôi bột khi bừa với liều lượng 2-3 tấn/ha. Nếu là đất từ các vườn cây ăn quả lâu năm hết nhiệm kỳ kinh tế hoặc từ vườn cà phê già cỗi thanh lý cần phải áp dụng các biện pháp khai hoang, cày bừa, rà rễ và đốt, gieo trồng cây phân xanh họ đậu, cây đậu đỗ từ 2 – 3 vụ để cải tạo đất, xử lý đất để diệt trừ nấm bệnh trước khi trồng hồ tiêu.

2.6. Yêu cầu về địa hình, độ cao so với mặt biển

Cây hồ tiêu trồng được trên đất bằng phẳng, đất dốc thoai thoải, hoặc dốc khá mạnh, miễn là đất thoát nước tốt.

Ở Ấn Độ, người ta trồng hồ tiêu ở các vùng đồi núi có độ cao từ 700 – 1200m, ở đó hồ tiêu được trồng trên các cây che bóng cho vườn cà phê, chè. Ở nước ta, hồ tiêu có thể sinh trưởng phát triển tốt ở vùng Tây Nguyên, nơi có độ cao biến động từ 400 – 700m.

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

1. Chọn đất trồng và chuẩn bị đất trồng

Cây tiêu trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như đất đỏ phát triển trên đá bazan, đất đỏ vàng phát triển trên sa phiến thạch, diệp thạch, đất cát xám trên đá granit, đất phù sa, đất sét pha cát …. miễn là đạt các yêu cầu cơ bản sau:

– Đất dễ thoát nước, có độ dốc dưới 25 0, không bị úng ngập, dù chỉ úng ngập tạm thời trong vòng 24 giờ. Đất dốc thoai thoải từ 5-10 0 tốt hơn đất bằng phẳng vì thuận lợi cho việc thiết lập hệ thống thoát nước cho vườn tiêu.

– Tầng canh tác dày trên 75cm, tốt nhất trên 1m.

– Đất giàu mùn, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, pH KCl từ 5 – 6.

Tiêu trồng lại trên vườn tiêu cũ, hoặc các vườn cây ăn quả lâu năm hết nhiệm kỳ kinh tế hoặc vườn cà phê già cỗi thanh lý cần phải áp dụng các biện pháp khai hoang, cày bừa, rà rễ và đốt tàn dư thực vật. Gieo trồng cây phân xanh họ đậu, từ 2 – 3 vụ để cải tạo đất. Mùa nắng cày phơi đất, xử lý đất để diệt trừ nấm bệnh trước khi trồng tiêu. Trồng tiêu trên đất trồng cao su hay ca cao đã hết thời kỳ khai thác cũng phải luân canh 2-3 năm vì nấm Phytophthora gây hại trên hai loại cây này cũng là đối tượng bệnh hại chính trên cây tiêu.

Trước khi trồng, đất phải được cày bừa, nhặt sạch rễ cây còn sót, rải vôi bột khi bừa với liều lượng 2 – 3 tấn/ha.

2. Thiết kế lô trồng, mật độ khoảng cách

Thiết kế đúng khoảng cách mật độ tùy loại trụ. Trên đất dốc thiết kế trồng tiêu theo hàng đồng mức để hạn chế xói mòn đất.

Chú ý thiết kế các mương rãnh thoát nước, tránh đọng nước trong vườn tiêu vào mùa mưa.

Mật độ khoảng cáchtùy thuộc rất nhiều vào loại trụ tiêu.

– Trụ đúc bê tông: cạnh đáy trụ từ 12-15cm, cạnh đỉnh trụ là 10cm cao 4m, sau khi dựng trụ còn 3,5m tính từ mặt đất. Do có tiết diện leo bám hẹp, trụ đúc thường được trồng với mật độ dày, từ 1800-2000 trụ/ha, với khoảng cách trồng là 2.2 x 2,5m hoặc 2 x 2,5m.

– Trụ gạch xây: Kích thước và hình dạng trụ gạch biến đổi tùy theo nông hộ. Có thể xây trụ gạch vuông có lõi sắt, cạnh 20-25cm, cao 3,5m hoặc trụ gạch tròn có đường kính gốc trụ 80 – 100cm và đường kính đỉnh trụ 60 – 70cm. Mật độ trụ gạch thay đổi tùy theo kích cỡ trụ. Trụ gạch vuông được dựng theo mật độ 1600 trụ/ha, khoảng cách 2,5 x 2,5m. Trụ gạch tròn do có tiết diện leo bám rộng nên được dựng với mật độ thưa hơn 1110 trụ/ha, với khoảng cách 3 x 3m.

– Trụ sống: Tùy theo khả năng sinh trưởng phát triển của bộ tán, cây trụ sống được trồng với mật độ khoảng cách khác nhau. Trụ keo dậu, anh đào, lồng mức ….được trồng với khoảng cách 2,5 x 2,5m, mật độ 1600 trụ/ha. Trụ sống cây muồng đen được trồng với khoảng cách 3 x 3m, mật độ 1100 trụ/ha.

Có thể trồng xen kẽ, một hàng trụ sống kết hợp với 1 hàng trụ bê tông với khoảng cách 2,5 x 2,5m, mật độ 1600 trụ/ha.

3. Giống tiêu sử dụng và tiêu chuẩn hom giống, cây giống

Trong vườn tiêu quy mô tương đối lớn hơn 1ha trở lên nên sử dụng từ 2 – 3 giống tiêu, mỗi giống trồng riêng một khu vực để tiện chăm sóc, thu hoạch. Các giống có triển vọng hiện nay trong sản xuất là: Vĩnh Linh, Trung Lộc Ninh.

Hom giống đem ươm hay trồng cần đạt các tiêu chuẩn sau

* Tiêu chuẩn cây giống khi xuất vườn

– Cây được ươm từ 4 – 5 tháng trong vườn ươm, có ít nhất 1 chồi mang 5 – 6 lá trở lên mới đem trồng.

– Cây không bị sâu bệnh và được huấn luyện với ánh sáng 70 – 80% từ 15 – 20 ngày trước khi đem trồng.

b/ Hom tiêu dây thân: hom thân bánh tẻ khỏe mạnh, lấy trên các vườn tiêu 12 – 18 tháng tuổi. Đường kính dây hom thân lớn hơn 5mm, có 4 – 5 đốt, các đốt có rễ bám tốt hoặc ít nhất 2 – 3 đốt phía dưới phải có rễ bám tốt. Hom có mang ít nhất một cành quả.

Hom thân được đem trồng trực tiếp hoặc ươm trên líp ương cho ra rễ rồi đem trồng, cũng có thể ươm hom thân vào bầu lớn, cây phát triển tốt mới đem trồng.

Hom thân được cắt xiên phía dưới gốc, vết cắt cách đốt cuối cùng 1,5 – 2cm. Cắt hết lá và cành quả ở các đốt chôn vào đất. Tỉa bớt một số lá non và cành quả. Mỗi hom để lại từ 1 – 2 cành quả và một số lá bánh tẻ.

Trước khi đem ươm hay trồng, xử lý hom giống bằng một trong các loại thuốc sau Aliette 80 WP, nồng độ 0,1%, Ridomil Gold 68 WP nồng độ 0,1%, Curzate72WP M8 nồng độ 0,1%. Nhúng vào dung dịch thuốc trong vòng 30 phút.

4. Trụ tiêu và kỹ thuật trồng :

4.1. Trồng cây trụ sống và cây trụ tạm

– Cây trụ sống được trồng ngay vào đầu mùa mưa, làm cỏ bón phân thúc cẩn thận. Sau khi trồng, cứ 20 – 30 ngày bón 1 lần với lượng 10 – 15g Urê + 5g KCl/cây trụ sống cho đến khi trồng mới tiêu vào 2 – 3 tháng sau đó. Có thể trồng cây trụ sống 1 – 2 năm trước khi trồng tiêu, trong trường hợp này mỗi năm bón thúc phân cho cây trụ sống từ 2 – 3 lần. Cần chăm sóc tốt cây trụ sống như cây trồng chính để cây trụ sống sinh trưởng tốt đảm bảo yêu cầu leo bám cho cây tiêu.

– Trồng cây trụ tạm: trồng tiêu cùng năm với cây trụ sống bắt buộc phải trồng trụ tạm. Sau khi trồng trụ sống 2 – 3 tháng thì trồng tiêu. Do cây trụ sống còn nhỏ, chưa có chỗ cho tiêu leo bám nên cần trồng cây trụ gỗ tạm cùng lúc với trồng tiêu. Cây trụ tạm được trồng cách cây trụ sống 10-15cm. Trụ tạm có đường kính 10 – 15cm, chiều cao tính từ mặt đất từ

3 – 3,5m, chất lượng cây trụ tạm tương đối tốt để tiêu có thể leo bám trong vòng 2 – 3 năm trước khi cây trụ sống đủ lớn cho tiêu leo bám.

4.2. Trồng trụ bằng vật liệu xây dựng

Dựng trụ hoặc xây trụ trước khi trồng tiêu khoảng 1 – 1,5 tháng để gặp các trận mưa to rửa sạch bớt hồ, vữa.

Trồng cây che bóng tầng cao trong vườn trụ bằng vật liệu xây dựng để tạo bóng mát cho vườn tiêu vào thời kỳ kinh doanh. Keo dậu được trồng với khoảng cách 6 x 12m.

– Đào hố trồng tiêu: đào 1 hố trồng phía cây trụ tạm, ở phía xa cây trụ sống, mép hố cách trụ tạm 10 – 15 cm, sao cho tâm hố là vị trí đặt bầu tiêu hay dây tiêu cách cây trụ sống từ 40 – 50cm. Hố đào có kích thước 60 x 60 x 60cm. Đất mặt và đất sâu để riêng.

+ Bón 10kg phân hữu cơ ủ hoai(phân bò, gà…) + 0,3kg phân lân nung chảy hoặc super lân + 0,3 kg vôi . Trộn các loại phân lót trên với lớp đất mặt rồi lấp đầy hố trồng. Việc trộn phân lấp hố được thực hiện trước khi trồng tiêu ít nhất là 15 ngày.

+ Bón phân hữu cơ :

* Komix thúc tiêu 6.2.4 : 0,3 kg/hố

* Komix lân vôi + TE : 0,5 kg/hố

* Komix vi lượng : 50 g/hố

– Khi trồng móc lại hố để trồng, trồng tiêu ngang mặt đất, không trồng âm.

– Nếu trồng bằng bầu, xé bầu tiêu nhẹ nhàng tránh vỡ bầu rồi đặt vào giữa hố, đặt bầu hơi nghiêng, hướng chồi tiêu về phía trụ, mặt bầu ngang với mặt đất, không trồng âm. Lấp đất, dùng chân dậm chặt đất xung quanh bầu.

– Trồng bằng hom thì dùng hom thân 5 mắt, đặt hom xiên với đất mặt 45 0, đầu hom hướng về phía trụ, vùi lấp 3 mắt vào đất, chừa trên mặt đất 2 mắt, dậm chặt đất quanh hom.

– Sau 7 – 10 ngày trồng tiêu bằng bầu, 2 – 3 ngày trồng tiêu bằng hom thân nếu trời không mưa phải tưới nước cho dây tiêu.

– Trồng dặm kịp thời các những dây tiêu bị chết và chấm dứt trồng dặm trước khi dứt mưa 1,5 – 2 tháng.

– Làm túp che nắng và chắn gió: do cây trụ sống còn nhỏ, chưa có tác dụng che bóng, cần làm túp che hoặc dàn che nắng và chắn gió cho tiêu. Dàn che làm bằng lưới công nghiệp hoặc các vật liệu che nắng khác có sẳn ở địa phương.

5. Trồng cây đai rừng, cây che bóng

Trồng tiêu quy mô nhỏ, diện tích dưới 1 ha, chỉ cần trồng 1 hàng muồng đen (Cassia siamea) ở đầu lô chắn hướng gió chính.

– Trồng tiêu quy mô lớn, có chiều dài lô tiêu theo hướng gió chính dài hơn 200m cần trồng đai rừng. Đai rừng được trồng đồng thời hoặc trồng trước khi trồng tiêu, gồm 1 – 2 hàng muồng đen cách nhau 2m, khoảng cách cây 2m, trồng nanh sấu. Tùy địa hình và tốc độ gió của vùng, khoảng các giữa các đai rừng chính từ 200 – 300m. Đai rừng chính được bố trí thẳng góc hoặc có thể xiên 60 0 với hướng gió chính.

Tiêu trồng với cây trụ sống đã có bóng mát. Cần chú ý rong tỉa định hình cây trụ sống và cây bóng mát trong các vườn trụ chết từ lúc mới trồng để cây trụ sống và cây bóng mát trong vườn tiêu có thân thẳng đứng cao tới 4 – 5m mà không phân cành ngang.

Đối với những vườn tiêu kinh doanh trồng trên trụ chết không có cây che bóng cần trồng bổ sung cây che bóng. Cây keo dậu, cây muồng cườm trồng với mật độ 100 – 120 cây/ha, cây muồng đen 80 – 100 cây/ha.

Làm sạch cỏ thường xuyên, nhổ cỏ mọc trong gốc bằng tay, tránh làm tổn thương vùng rễ.

Dùng rơm rạ, cỏ rác, vỏ ngô, đậu, cành lá cây phân xanh …. tủ xung quanh gốc tiêu, cách gốc tiêu 10 – 15cm vào mùa khô để giữ ẩm cho cây, khối lượng chất tủ từ 5 – 10 kg vật liệu tủ/trụ.

6.2. Buộc dây tiêu vào trụ, tỉa cành dây tiêu

Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản thường xuyên buộc dây tiêu kịp thời để đảm bảo dây tiêu có rễ bám tốt ở tất cả các mắt. Dây buộc phải mềm, dẻo.

Trong thời kỳ kinh doanh: tỉa bỏ tất cả các dây lươn, cành ác mọc phía dưới gốc tiêu, cành lá của cành ác phải cách mặt đất 10 – 15cm, tỉa bỏ các dây thân mọc ngoài bộ tán tiêu, các dây thân mọc quá dài ở đỉnh trụ, tỉa bỏ các cành ác yếu ớt, các cành tăm nhang. Việc cắt tỉa tiêu kinh doanh cần tiến hành 2 – 3 lần trong mùa mưa. Không dùng kéo cắt các cây bị bệnh xoăn lá do bị virus xâm nhiễm để cắt các cây chưa bị bệnh.

– Phân hữu cơ truyền thống: Phân chuồng được bón hàng năm với liều lượng 15-20kg/trụ. Vào đầu mùa mưa, có thể bón trên mặt đất rồi dùng rơm, cây phân xanh, cỏ khô tủ lên phân chuồng tránh mất dinh dưỡng trong phân. Hạn chế đào rãnh sâu để bón phân chuồng vì làm ảnh hưởng bộ rễ tiêu.

– Phân hữu cơ :

Bón cho cây tiêu thời kỳ kiến thiết cơ bản

Bón cho cây tiêu thời kỳ kinh doanh

Hồ tiêu kiến thiết cơ bản

– Năm trồng mới: ngoài phân chuồng và 0,5 kg phân lân được bón lót khi trồng, lượng phân NPK ở bảng trên được chia thành 2-3 lần để bón thúc sau trồng.

– Năm 2 và 3 lượng phân NPK mùa mưa được chia 3-4 lần để bón trong mùa mưa.

– Lượng phân mùa khô được chia thành 2 lần để bón khi tưới.

* Chú thích: đợt bón nuôi quả cuối cùng trong năm có thể đã vào đầu mùa khô, cần tưới nước đủ ẩm khi bón phân.

* Bón phân đơn: lượng bón/trụ/năm như sau: 400-450g Urê + 500-600g super lân (hay lân Vân điển) + 350 – 400g KCl. Bón vào các thời kỳ sau

Bón phân đơn cho tiêu thời kỳ kinh doanh

Bón phân khi đất đủ ẩm, rải phân lên mặt đất xung quang tán, xới nhẹ lấp phân vào đất, tránh làm đứt rễ tiêu.

Nếu bón phân đơn thì phân lân được bón 1 lần vào đầu mùa mưa, rải đều trên mặt đất chiếu theo tán cây, cách gốc 30 – 40 cm, không nên trộn phân lân nung chảy với phân đạm. Phân kali và đạm có thể trộn đều và bón ngay:

* Chú ý bón vôi: * Bón vôi: Hàng năm bón vôi cho vườn tiêu với liều lượng 500kg/ha. Vôi được bón bằng cách rải đều trên mặt đất, chiếu theo tán tiêu hoặc ủ chung với phân chuồng rồi đem bón cho tiêu hoặc sử dụng Komix lân vôi + TE: Bón trước khi bón các loại phân khác từ 7 – 10 ngày.

* Phân bón lá: Sử dụng một trong các sản phẩm sau đây để bổ sung dinh dưỡng cho cây tiêu: Komix Super zinc K, Bud Booster, Bortrac, phun qua lá, 3 lần trong mùa mưa vào các thời kỳ sau:

– Ra lá non: giúp ra gié tiêu tập trung, tang tỉ lệ trổ bông, đậu trái, hạn chế rụng bông.

– Trái non: hạn chế rụng trái non.

– Trái vào chắc: giúp hạ tiêu chắc mẩy, tang độ dzem (dung trọng).

+ Phun đúng nồng độ hướng dẫn trên bao bì để tránh bị cháy lá, rụng gié do nồng độ quá cao.

+ Phun phân bón lá vào những ngày trời mát không nắng gắt.

6.4. Tưới nước và thoát nước

– Phương pháp tưới: dùng biện pháp tưới gốc cho tiêu. Trong các vườn tiêu quy mô lớn, nên bố trí hệ thống ống tưới chính ngầm trong đất để chủ động tưới và tránh làm thương tổn dây tiêu khi kéo ống tưới trong vườn tiêu.

– Định lượng nước tưới và chu kỳ tưới

– Thời kỳ tưới

+ Tiêu trồng mới và kiến thiết cơ bản: tưới suốt mùa khô cho đến khi có mưa. Trong năm trồng mới, nếu vào mùa mưa có những đợt hạn dài cũng cần tưới nước bổ sung cho tiêu.

+ Tiêu kinh doanh: tưới vào mùa khô khi cây đang nuôi quả, sau khi thu hoạch xong ngừng tưới nước.

Mùa mưa, vườn tiêu phải được thoát nước tốt, vun gốc tiêu để không cho nước đọng ở gốc. Tùy thuộc vào địa hình của vườn tiêu, có thể tiến hành đào các rãnh, mương tiêu nước.

6.5. Điều chỉnh ánh sáng cho vườn tiêu

– Rong tỉa cây che bóng và cây trụ sống

+ Trong vòng 2-3 năm đầu sau khi trồng cây trụ sống và cây bóng mát, chỉ tỉa các cành ngang, hãm ngọn cây trụ sống ở độ cao 4m tính từ mặt đất.

+ Khi cây trụ sống đã lớn và tiêu bước vào thời kỳ kinh doanh cần rong tỉa cây trụ sống và cây bóng mát để tiêu có đầy đủ ánh sáng thích hợp. Mỗi năm rong tỉa 3 – 4 lần. Đầu mùa mưa, rong mạnh cây trụ sống và cây bóng mát, chỉ để lại 2 – 3 cành nhỏ ở ngọn tán. Sau đó cứ 2 tháng rong tỉa lại 1 lần nhẹ hơn, rong lần cuối cùng trước khi chấm dứt mưa 1,5 – 2 tháng và giữ bóng mát qua suốt mùa khô.

– Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản trồng cây che phủ đất như cây họ đậu, cây phân xanh. Trồng các loại cây này theo băng, cách hàng tiêu 50 – 60cm.

– Trong thời kỳ kinh doanh trồng lạc dại theo băng, cách hàng tiêu 80 – 100cm

SÂU BỆNH HẠI CÂY HỒ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

1. CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TỔNG HỢP SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY HỒ TIÊU

Hồ tiêu là một trong các loại cây công nghiệp bị nhiễm các loại sâu bệnh có nguồn gốc từ đất rất nghiêm trọng. Đây là các loài dịch hại rất khó phòng trị, nhất là đối với cây hồ tiêu, một loại cây trồng có bộ rễ rất nhạy cảm với sự tấn công của sâu bệnh. Vì vậy để quản lý sâu bệnh hại trong vườn tiêu có hiệu quả cần thiết phải áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp theo các nguyên tắc sau:

1.1. Kiểm tra thường xuyên, phát hiện và xử lý kịp thời

– Thường xuyên kiểm tra vườn tiêu để phát hiện sớm sâu bệnh ở giai đoạn mới phát sinh.

– Khi thấy triệu chứng sâu bệnh xuất hiện phải tiến hành chữa trị, đưa các bộ phận bị sâu bệnh gây hại nặng ra khỏi đồng ruộng và đốt để hạn chế sự lây lan.

1.2. Biện pháp phòng ngừa sự nhiễm sâu bệnh

– Phương pháp phòng ngừa bệnh phải được thực hiện cho các cây tiêu khỏe xung quanh những cây tiêu đã bị nhiễm các loại bệnh như: bệnh virus, bệnh héo chết nhanh, bệnh vàng lá chết chậm.

– Các dụng cụ đã dùng để cắt bỏ và chuyển các bộ phận bị bệnh của cây tiêu ra khỏi đồng ruộng nên được làm sạch hay khử trùng trước khi dùng lại trên cây tiêu khác.

– Dụng cụ nông nghiệp đã dùng ở vườn bị nhiễm bệnh phải được làm sạch và khử trùng trước khi dùng cho vườn khác.

– Hạn chế sự di chuyển của người làm vườn từ các vườn tiêu bệnh đến vườn không bệnh.

– Hệ thống thoát nước phải được thiết lập để có thể tránh được sự lan truyền của nấm bệnh qua dòng nước.

1.3. Dùng giống kháng, giống sạch bệnh

Ở Việt Nam, công tác chọn tạo giống, nhất là giống chống bệnh cho cây hồ tiêu còn bỏ ngỏ, chưa có các giống hồ tiêu chống chịu hoặc kháng sâu bệnh hại.

Để phòng ngừa bệnh hại cần lấy các vật liệu giống (dây thân, dây lươn) tại các vườn không bị nhiễm bệnh.

1.4. Các thực hành nông nghiệp để kiểm soát sâu bệnh hại tiêu

– Chọn đất trồng tiêu phù hợp, lập hệ thống thoát nước tốt cho vườn tiêu nếu cần thiết.

– Không trồng với mật độ dày hơn 2000 cây/ha.

– Khuyến khích trồng tiêu trên cây trụ sống. Rong tỉa cây che bóng thường xuyên trong mùa mưa để tạo độ thông thoáng và ánh sáng đầy đủ cho vườn tiêu.

– Cắt tỉa hết các cành nhánh ở gốc tiêu trong khoảng 30 cm trên mặt đất, để làm giảm độ ẩm tối thiểu ở phần cổ rễ và tránh sự tiếp xúc các lá ở tầng thấp với đất vì có thể dễ nhiễm nấm bệnh.

– Hạn chế xới xáo, làm cỏ. Nhổ cỏ gốc bằng tay, trồng cây che phủ giữa các hàng tiêu, cần chú ý không để thảm che phủ phát triển quá tốt sát gốc tiêu.

– Tích cực bồi dưỡng hữu cơ để tăng độ tơi xốp, tạo điều kiện cho hệ thống rễ cây tiêu phát triển khỏe mạnh, chống đỡ được sâu bệnh.

– Tăng cường phun phân bón lá

– Bón phân khoáng cân đối hợp lý cả về đa lượng, trung lượng và vi lượng

– Vệ sinh đồng ruộng: Thu dọn các bộ phận bị sâu bệnh, các tàn dư thực vật của cây tiêu đem ra ngoài lô và tiêu hủy.

Đây là biện pháp cần được ưu tiên trong phòng trừ sâu bệnh hại hồ tiêu

– Duy trì một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật có ích trong vườn tiêu để hạn chế sự gây hại của các loài sâu bệnh bằng cách: tăng cường bón phân hữu cơ, bón phân bón khoáng cân đối và hợp lý, hạn chế sử dụng hóa chất nông nghiệp.

– Thường xuyên sử dụng các chế phẩm sinh học, chế phẩm chiết xuất từ cây trồng để phòng trừ bệnh.

Biện pháp hóa học được dùng như là biện pháp cuối cùng trong việc phòng trừ sâu bệnh hại tiêu.

Khi sử dụng phải tuân theo các quy định an toàn cho người lao động và các quy định an toàn thực phẩm.

2. BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY HỒ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

2.1. BỆNH VÀNG LÁ CHẾT CHẬM

Ban đầu cây sinh trưởng, phát triển chậm, lá vàng (các lá già thường bị vàng trước) sau đó héo và rụng, tiếp theo là các đốt bị rụng. Những cây bị bệnh thường có bộ tán lá thưa thớt, ra hoa và đậu quả kém dẫn đến năng suất và chất lượng giảm. Hiện tượng cây sinh trưởng kém, vàng lá thường xuất hiện thành từng vùng cục bộ; lúc đầu chỉ có một vài cây, sau đó lan rộng ra hoặc phát triển thành nhiều vùng. Triệu chứng vàng và rụng lá, rụng đốt thường phát triển chậm và kéo dài, có khi vài ba năm sau khi xuất hiện triệu chứng cây mới chết.

Hệ thống rễ của cây tiêu bị bệnh phát triển kém, đầu rễ bị thối, rễ có những nốt sần. Những nốt sần này có thể xuất hiện riêng lẻ hay tạo thành từng chuỗi. Triệu chứng nốt sần trên rễ và đầu rễ bị thối thường xuất hiện trên cùng 1 cây nhưng cũng có thể xuất hiện riêng lẻ trên các cây khác nhau và đều đưa đến triệu chứng trên mặt đất là cây vàng, rụng lá và rụng đốt. Khi cây bị bệnh nặng thì các rễ chính và phụ đều bị thối.

Tác nhân gây triệu chứng nốt sần trên rễ chủ yếu là tuyến trùng Meloidogyne spp. và triệu chứng thối rễ là do sự gây hại của một số loài nấm, chủ yếu là: Fusarium spp., Phytophthora spp., Pythium spp…. Tuyến trùng tấn công trước, tạo ra những vết thương và nốt sưng trên rễ sau đó nấm xâm nhập làm thối rễ dẫn đến triệu chứng cây sinh trưởng chậm, vàng lá, tháo đốt và chết.

Đôi khi mặc dầu không có sự hiện diện của tuyến trùng, các loài nấm Phytophthora spp., Pythium spp…. cũng có thể tấn công vào các đầu rễ gây triệu chứng thối đầu rễ làm cây không hấp thu được dinh dưỡng và cũng dẫn đến triệu chứng cây sinh trưởng chậm, vàng lá, tháo đốt và chết.

Tuyến trùng và nấm gây bệnh vàng lá chết chậm trên cây tiêu là các loài dịch hại có nguồn gốc từ đất vì vậy để phòng trừ có hiệu quả cần chú trọng các biện pháp phòng trừ bằng canh tác và sinh học, hạn chế sử dụng biện pháp hóa học. Biện pháp hóa học chỉ nhằm làm giảm tạm thời số lượng tuyến trùng trong rễ và đất trồng cây tiêu, sau đó các biện pháp canh tác và sinh học sẽ giúp cây tiêu phát triển bền vững và chống chịu được sự gây hại của tuyến trùng mà không gây ô nhiễm môi trường và độc hại cho người trồng tiêu. Để hạn chế sự phát triển và gây hại của bệnh vàng lá chết chậm cần áp dụng các biện pháp sau:

– Không nên trồng tiêu trên các vườn tiêu đã nhổ bỏ do bị tuyến trùng gây hại mà chưa qua thời gian luân canh. Đất làm vườn ươm cũng không nên lấy từ những vườn này.

– Trước khi trồng mới cần vệ sinh đồng ruộng để loại bỏ các tàn dư thực vật, cày phơi đất trong mùa khô để diệt nguồn tuyến trùng trong đất.

– Bón phân cân đối, tăng cường phân bón lá và thường xuyên bổ sung chất hữu cơ cho cây vì ngoài việc bổ sung dinh dưỡng và cải tạo đất trong phân hữu cơ còn có các vi sinh vật đối kháng với tuyến trùng có thể hạn chế được sự phát triển của tuyến trùng.

– Thường xuyên sử dụng các loại thuốc sinh học như Paecilomyces lilacinus (Palila 500WP), Chitosan, Trichoderma spp. Nên sử dụng ngay từ khi bắt đầu trồng tiêu và sử dụng liên tục hàng năm để tăng cường lượng vi sinh vật đối kháng với tuyến trùng trong đất trồng tiêu.

– Thường xuyên theo dõi và kiểm tra vườn cây để phát hiện bệnh và xử lý sớm.

– Hạn chế xới xáo và không để nước chảy tràn từ gốc tiêu này sang gốc tiêu khác trong vườn tiêu bị bệnh.

– Những vườn đã bị nặng cần nhổ bỏ và luân canh 2 – 3 năm với cây trồng khác trước khi trồng lại tiêu.

– Sử dụng thuốc hóa học:

o Sử dụng thuốc hóa học để trị tuyến trùng và một số nấm dưới đất: Tervigo 020SC kết hợp với Ridomil Gold 68WG(với nồng độ 200ml Tervigo + 200g Ridomil Gold để phòng và 200ml Tervigo + 400g Ridomil Gold để trị, pha trong 200 lít nước tưới vào từ gốc)

o Để phòng trừ các nhóm nấm xâm nhiễm gây thối rễ ( Fusarium, Pythium, Lasiodiplodia, Rhizoctonia, Phytophthora) tưới gốc EDDY 72WP (pha 500g/ 200 lít, tưới 4-5 lít/ trụ ), xử lý thuốc 2 lần vào đầu mùa mưa (tháng 5,6) và giữa mùa mưa (tháng 8,9).

Bệnh xuất hiện trên tất cả các bộ phận và ở các giai đoạn sinh trưởng của cây tiêu. Nấm bệnh có thể gây hại trên lá, chùm quả, thân, rễ nhưng phổ biến nhất là ở phần thân nằm trong đất nơi tiếp giáp với mặt đất.

Nếu bệnh tấn công vào các bộ phận trên mặt đất như thân, cành, lá sẽ làm các bộ phận này thối đen. Đầu tiên là những vết bệnh mềm, sũng nước trên thân, cành, lá. Sau đó các vết bệnh lan rộng ra tạo các vết thâm đen dẫn đến đến triệu chứng thối thân, thối cành, cháy lá. Những lá tiêu gần sát mặt đất thường dễ nhiễm bệnh do nấm Phytophthora sau những trận mưa lớn trong mùa mưa.

* Triệu chứng trên gié hoa, quả: Sự nhiễm nấm Phytophthora trên gié hoa, quả gây hiện tượng quả, cuống gié hoa, quả bị đen và rụng.

Bệnh do một số loài nấm Phytophthora gây hại.

Bệnh chết nhanh thường xuất hiện trong mùa mưa. đặc biệt là những tháng mưa nhiều và tập trung ở những vườn không thoát nước tốt. Những năm mưa nhiều và kéo dài bệnh thường gây hại nặng và lây lan nhanh, đôi khi thành dịch. Những năm có hạn hán kéo dài, khả năng sinh trưởng và sức đề kháng của cây kém nên cây cũng dễ bị nấm tấn công hơn trong mùa mưa.

Nấm bệnh chủ yếu sống trong đất và lây lan từ đất qua nước mưa; nước tưới; thân, cành, lá tiêu bị bệnh rụng xuống đất. Thân, cành, lá thường bị nhiễm bệnh trong mùa mưa. Các vườn ẩm thấp, các cây có bộ tán lá rậm rạp là điều kiện thích hợp cho nấm bệnh phát triển.

Do diễn biến bệnh trên đồng ruộng rất nhanh, thường khi lá bắt đầu héo thì nấm đã ăn sâu vào bên trong các bộ phận của cây, nên đối với bệnh này phòng bệnh là chủ yếu. Để phòng trừ bệnh cần phải sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp bao gồm các biện pháp: vệ sinh đồng ruộng, kỹ thuật canh tác, sinh học và hóa học. Đặc biệt chú trọng biện pháp canh tác và sinh học.

– Chọn đất trồng tiêu có tầng canh tác dày, thoát nước tốt, có mực nước ngầm thấp.

– Xử lý hom giống trước khi trồng bằng một trong các loại thuốc sau Aliette 80 WP (0,1%), Ridomil Gold 68 WP (0,1%), Rovral 50 WP (0,1%).

– Trồng tiêu với mật độ thích hợp

– Đào rãnh thoát nước, tránh để nước đọng trong gốc tiêu, vun đất cao ở phần gốc thân, không để bồn quá sâu.

– Tạo điều kiện tiểu khí hậu thuận lợi trong vườn tiêu như: trồng cây đai rừng chắn gió, cây che bóng để vườn tiêu có độ ẩm, nhiệt độ thích hợp cho cây tiêu sinh trưởng và phát triển tốt.

– Điều chỉnh cây che bóng hợp lý: Cây tiêu thường được cho leo bám lên các loại cây trụ sống như cây muồng đen, cây lồng mức, cây muồng cườm, cây keo dậu… Trong mùa mưa tán của các loại cây trụ sống này phát triển và tạo một vùng tiểu khí hậu dưới tán cây với ẩm độ cao và nhiệt độ thấp. Đây là điều kiện lý tưởng để cho nấm Phytophthora phát triển và lây nhiễm. Việc chặt các cành nhánh cây trụ sống trong mùa mưa là cần thiết để cây tiêu có thể nhận ánh sáng mặt trời để quang hợp và giảm độ ẩm trong vườn cây. Các cành nhánh được chặt có thể dùng để che phủ đất chống lại sự văng đất bệnh lên cây tiêu.

– Trồng các loại cây che phủ như cây lạc dại ( Arachis pintoii) giữa các hàng tiêu để kìm hãm sự lan truyền của nấm Phytophthora và chống lại việc văng các hạt đất bị nhiễm Phytophthora từ các lá tiêu ở dưới thấp trong suốt mùa mưa.

– Thường xuyên kiểm tra vườn cây trong mùa mưa, đặc biệt là những trận mưa sau một đợt hạn hán kéo dài, để có thể phát hiện được bệnh sớm. Khi đã phát hiện được cây bệnh phải kiên quyết đào bỏ, thu dọn tàn dư cây bệnh đưa ra khỏi vườn và đốt để loại trừ nguồn bệnh.

– Trong quá trình chăm sóc vườn tiêu tránh gây vết thương cho thân ngầm và rễ tiêu: Khi làm cỏ vào mùa mưa nên tránh làm tổn thương rễ, những cỏ mọc trong gốc nên nhổ bằng tay. Khi bón phân chú ý không để phân vô cơ tiếp xúc trực tiếp với phần thân của cây tiêu.

– Cắt bỏ các các dây lươn và các cành nhánh ở cách mặt đất khoảng 30 cm, để tạo độ thông thoáng ở phần gốc thân và hạn chế các lá ở tầng thấp tiếp xúc với đất là nơi có nhiều nguồn nấm Phytophthora.

– Bón phân vô cơ cho cây tiêu cân đối và hợp lý.

– Thường xuyên bổ sung chất hữu cơ cho đất bằng các loại phân hữu cơ hoặc sử dụng các vật liệu như: cây xoan, cây đậu tương, cây lạc, rơm rạ, ngô và các loại cây họ đậu để tủ gốc, làm tăng sự phát triển của các vi sinh vật đối kháng với nấm Phytophthora.

– Không trồng xen các loại cây là ký chủ của nấm Phytophthora trong vườn tiêu như: bầu bí, cây họ cà, cao su, ca cao, sầu riêng, bơ…

– Thường xuyên sử dụng các chế phẩm sinh học có nấm đối kháng với nấm Phytophthora như Trichoderma(Tricô – ĐHCT), Pseudomonas fluorescens ….để hạn chế sự phát triển của nấm Phytophthora. Bón 2 – 3 lần trong mùa mưa.

Biện pháp hóa học tổng hợp phòng trừ bệnh chết nhanh

Rửa vườn : Norshield 86.2WG (300 g/200 lít) phun kỹ ướt đều toàn bộ trụ tiêu và quanh gốc sau khi thu hoạch xong (tháng 3,4).

Quét gốc : Cắt bỏ cành nhánh sát mặt đất, dùng Norshield 86.2WG (50 g/1 lít) quét ướt đều phần gốc thân, cổ rễ vào đầu mùa mưa (tháng 5,6).

Tưới gốc : thực hiện 2 lần đầu mùa mưa và giữa mùa mưa EDDY 72WP (500g/ 200 lít), tưới ướt đều cho thuốc thấm sâu vào vùng rễ (4 – 5 lít/ trụ tùy theo tuổi cây).

Phun lá, bông và trái non: dùng Ridomil Gold; Agri foost 400; Hợp Trí Kaliphos (500ml/ phuy 200 lít) phun khi cây có lá non gữa 2 lần tưới Eddy (tháng 7,8 và tháng 9,10)

– Có thể bổ sung thêm 1 lần quét thân vào giữa mùa mưa (tháng 8-9).

– Trường hợp phát hiện vườn đã có bệnh nên tưới EDDY 72WP 2 lần cách nhau 15 ngày/ 1 lần (500 – 600g/200 lít, tưới 4-5 lít/nọc)

– Sau khi phòng trị bệnh nên tưới hay bón Hợp Trí Super Humic để kích thích bộ rễ mới và hồi phục cây (bón 20g/ trụ hoặc pha 1kg/200 lít nước để tưới).

– Bổ sung thêm phân trung vi lượng phân giải chậm Micromate (50g/gốc) vào đầu và cuối mùa mưa để phòng chống hiện tượng rối loạn dinh dưỡng vàng xoăn đọt.

2.3. BỆNH KHẢM LÁ VÀ XOĂN LÁ (TIÊU ĐIÊN)

Có 3 triệu chứng phổ biến xuất hiện trên cây tiêu:

* Triệu chứng xoăn lùn: Cây tiêu bị bệnh thường có lá nhỏ, biến dạng; mặt lá sần sùi; lá dày và giòn; mép lá gợn sóng, có những vùng xanh đậm xen lẫn với những vùng xanh nhạt do sự phân bố không đều của diệp lục. Ngọn tiêu nhỏ lại và ra rất nhiều ngọn tạo thành búi lớn sát gốc. Các lóng đốt của cây tiêu ngắn lại, dẫn đến chiều cao cây cũng thấp hẳn so với cây bình thường. Triệu chứng này thường gặp ở vườn tiêu kiến thiết cơ bản. Trên vườn tiêu triệu chứng này thường dễ nhận biết và nông dân thường gọi là “tiêu điên”.

– Không được lấy giống từ các vườn đã có triệu chứng bệnh virus. Bệnh do virus thường lây lan qua hom giống lấy từ cây đã bị bệnh. Các cây này có thể chưa thể hiện triệu chứng xoăn lá, khảm lá nhưng virus đã xâm nhập và hiện diện trong cây.

– Trong quá trình canh tác không dùng dao, kéo cắt tỉa các cây bị bệnh, sau đó cắt sang cây khỏe.

– Cần phải kiểm tra cây tiêu xem có các côn trùng môi giới chích hút hay không. Nếu có thì phun một trong các loại thuốc sau: Bassa 50 EC nồng độ 0,1% hay Vibasa 50 ND nồng độ 0,2%, Subatox 75 EC nồng độ 0,2%, để diệt trừ côn trùng môi giới.

– Khi cây đã bị bệnh virus thì không thể cứu chữa, cần nhổ bỏ cây bệnh.

Đầu tiên trên lá có những đốm lớn màu vàng sau đó chuyển thành màu nâu và đen dần. Vết bệnh có hình dạng không nhất định. Khi già rìa vết bệnh có quầng đen rộng bao quanh, phân cách giữa phần mô bệnh và mô khỏe.

Bệnh thường gây hại ở đầu và mép lá tiêu, làm lá bị cháy, trường hợp bị nhiễm nặng lá sẽ bị rụng. Bệnh cũng có thể tấn công vào gié bông, gié quả làm bông, hạt bị khô đen hoặc cũng có thể gây hại thân nhánh cây tiêu làm tháo đốt, khô cành. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường phát triển mạnh trong mùa mưa.

Tác nhân gây bệnh: Do nấm Colletotrichum spp.,

– Phun thuốc Tepro Super 300EC 250ml/phuy 200 lít; Rius opti; Carban… bệnh nặng phun lại lần 2 cách nhau 15 ngày.

(Cành tiêu bị nấm mạng nhện) (Cành lá tiêu bị khô do nấm mạng nhện) – Trên thân, cành, lá có những sợi màu trắng giống như sợi chỉ bám chặt làm các bộ phận này bị héo khô. Triệu chứng dễ nhận biết đó là cành và lá khô héo nhưng vẫn bám chặt vào cây do các sợi nấm kết chặt lại với nhau. Bệnh thường xuất hiện ở các cành lá trên đỉnh tán hay các cành lá phía ngoài tán.

– Bệnh làm cho cây không phát triển được chiều cao, phần dây thân từ đỉnh tán bị chết khô và tuột khỏi trụ.

Đây là loại bệnh mới xuất hiện gần đây tại một số vùng trồng tiêu ở nước ta nhưng đã gây nhiều tổn thất nặng cho người trồng tiêu

Do nấm Corticium koleroga. Đây là loài nấm thích ẩm độ cao, sợi nấm luôn phát triển theo hướng ánh sáng. Vì vậy bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa và thường gây hại phần nửa phía trên của cây tiêu.

Sử dụng Keviar 325SC (250 ml/ phuy 200 lít) phun trên lá.

2.7. BỆNH TẢO (BỆNH ĐỐM RONG)

Mặt trên lá có những đốm tròn hoặc hơi tròn, hơi nổi lên cao hơn bề mặt của phiến lá một chút. Ở giữa đốm tảo có lớp rong phát triển nhìn giống như lớp nhung mịn, màu nâu đỏ.

Tảo cũng có thể gây hại trên cành và quả tiêu nhưng không phổ biến như trên lá.

Do tảo Cephaleuros virescens. Tảo phát triển mạnh trong điều kiện mưa nhiều và ẩm. Đất thoát nước kém, cây sinh trưởng kém, vườn cây thông thoáng là điều kiện để tảo phát triển

– Tạo tỉa thông thoáng vườn cây.

– Rong tỉa cây choái và cây che bóng trong mùa mưa.

– Rửa vườn sau thu hoạch là hiệu quả nhất : Norshield 86.2WG (300 g/ 200 lít) phun kỹ ướt đều toàn bộ nọc tiêu và quanh gốc. Mục đích: Vệ sinh vườn tẩy các loại nấm bệnh tồn lưu trên lá, trái, thân, nọc tiêu, …

Ngoài ra trên cây tiêu còn có một số bệnh khác gây hại nhưng mức độ gây hại không nghiêm trọng như: bệnh đen lá (do nấm Lasiodiplodia theobromae), bệnh khô vằn (do nấm Rhizoctonia solani), bệnh nấm hồng (do nấm Corticium salmonicolor)

3.SÂU HẠI CHÍNH TRÊN CÂY HỒ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Trên cây tiêu rệp sáp gây hại tất cả các bộ phận của cây từ thân, lá, quả đến rễ. Rệp sáp hại rễ là đối tượng gây hại nguy hiểm, đã từng gây nạn dịch làm hủy diệt nhiều vườn tiêu tại Đak Lak vào những năm trước 1990 và hiện nay chúng cũng là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng vàng lá, chết cây tại các vùng trồng tiêu ở nước ta.

Rệp sáp tấn công gié hoa, gié quả, đọt non, kẽ cành, mặt dưới lá tiêu. Chúng chích hút dinh dưỡng làm cho các bộ phận này không phát triển được và khô héo.

Khi rễ tiêu bị rệp sáp gây hại thì triệu chứng trên cây giống như triệu chứng bệnh vàng lá chết chậm. Thường rất khó phát hiện triệu chứng trên thân lá khi cây bị rệp gây hại ở mức độ nhẹ. Cây bị hại nặng thì vàng lá, cằn cỗi, sau đó cây rụng hết lá và chết. Vì vậy khi thấy cây có triệu chứng sinh trưởng kém, rụng lá thì cần phải kiểm tra hệ thống rễ của cây để xác định nguyên nhân.

Rệp sáp chích hút thân ngầm và rễ của cây tiêu, tạo vết thương để nấm xâm nhập và làm thối rễ. Rễ các cây bị rệp nặng thường có măng xông bao xung quanh tạo thành những vùng u lớn, bên trong có rất nhiều rệp sáp. Lớp măng xông này sẽ bảo vệ rệp không bị tác động bởi các điều kiện ngoại cảnh, vì thế khi cây đã có măng xông ở rễ thì rất khó diệt rệp. Rệp sáp thường tấn công vào phần thân ngầm tiếp giáp với mặt đất (cổ rễ) trước, sau đó đến các rễ ngang và rễ chính. Do vậy, đối với các cây có triệu chứng vàng lá nặng, khi kiểm tra cổ rễ nếu không thấy rệp sáp, cần phải đào sâu đến vùng rễ ngang và rễ chính.

Rệp sáp lây lan chủ yếu nhờ vào các loài kiến, cây tiêu bị rệp sáp gây hại thường có nhiều kiến. Rệp sáp tiết ra chất thải có hàm lượng đường cao là thức ăn cho nhiều loài kiến, đồng thời chất thải này cũng tạo điều kiện cho nấm muội đen phát triển. Kiến ăn dịch của rệp sáp và mang rệp đi khắp nơi. Ngoài ra rệp sáp còn lây lan qua các con đường khác như: mưa, nước tưới, dụng cụ lao động.

– Cần chăm sóc vườn cây, cắt bỏ những cành mọc sát mặt đất, vệ sinh đồng ruộng để hạn chế sự lây lan của rệp qua kiến.

– Cắt bỏ các cành nhánh tiêu bị rệp sáp nặng, nhổ bỏ các cây tiêu đã bị rệp sáp gây hại tạo măng xông, đưa ra ngoài vườn và đốt.

– Việc phòng trừ rệp sáp hại rễ chỉ có hiệu quả khi cây bắt đầu có triệu chứng chậm phát triển, cây vàng lá nhẹ, rệp sáp chưa tạo ra măng xông. Khi kiểm tra phần cổ rễ nếu có rệp sáp thì sử dụng một trong các loại thuốc sau để tưới vào gốc tiêu: Brightin 1.8EC(250 ml/200 liters, tưới 4-5 liters/gốc), Subatox 75 EC, nồng độ 0,3 %, Pyrinex 20 EC, nồng độ 0,3 %, Suprathion 40 EC, nồng độ 0,3 %…, liều lượng 1 – 2 lít dung dịch/ gốc, tưới 2 – 3 lần cách nhau 15 ngày. Trước khi xử lý cần đào đất ra để thuốc tiếp xúc trực tiếp với rệp thì hiệu quả sẽ cao hơn. Đào đất đến đâu tưới thuốc đến đó, đợi thuốc ngấm rồi lấp đất lại.

– Các loại thuốc dạng hạt cũng rất thuận tiện để phòng trị rệp sáp hại rễ: dùng Basudin rải gốc với liều lượng 30-40g/gốc. Rạch rãnh sâu 7-10cm quanh tán trụ tiêu, rắc thuốc và lấp đất. Chỉ thực hiện khi đất đủ ẩm.

– Có thể dùng thuốc sinh học Metarhizium với lượng 500 g/ gốc để phòng trừ.

– Nếu cây đã bị măng xông thì nhổ bỏ, việc phòng trừ giai đoạn này không có hiệu quả bởi vì rễ tiêu đã bị thối không thể hồi phục lại được.

– Hạn chế trồng tiêu trên các vùng đất đã bị rệp sáp gây hại nặng.

Con trưởng thành của bọ xít lưới có màu đen, kích thước khoảng 15 x 7 mm. Cánh dài quá bụng, mảnh lưng ngực trước kéo dài ra hai bên và phình tròn ở đầu, nhìn giống như hai cánh ngắn. Mặt lưng và cánh trước có cấu tạo lưới. Vòi nằm sát mặt dưới của đầu và ngực.

Bọ xít lưới chích hút lá non, gié bông, gié quả, quả non làm rụng gié bông, gié quả, quả non, giảm tỷ lệ đậu quả và ảnh hưởng đến năng suất vườn cây. Mức độ rụng hoa, quả phụ thuộc vào mật độ bọ xít trên cây. Khi cây tiêu bị bọ xít gây hại nặng, gié bông, gié quả rụng đầy dưới đất. Bọ xít lưới thường sống ở mặt dưới lá tiêu, ngoài ra chúng còn sống và trú ngụ ở các loại cỏ trong vườn tiêu.

Bọ xít lưới thường xuất hiện vào giai đoạn cây tiêu ra hoa và đậu quả. Thời gian xuất hiện nhiều nhất trong năm là vào đầu và giữa mùa mưa.

– Thu gom các bộ phận bị hại, đưa ra ngoài vườn để đốt.

– Làm cỏ trong vườn tiêu để phá bỏ nơi trú ngụ của bọ xít lưới.

– Trồng tiêu với mật độ thích hợp, tạo hình để cây thông thoáng.

– Sử dụng một trong các loại thuốc như: Thiamax 25WG, Brightin 1.8EC,

Permecide 50EC, Motox, Subatox 75 EC (0,3 %)… Phun vào tán lá, chú ý phun kỹ vào tán lá và mặt dưới lá tiêu và phun vào lúc chiều tối sẽ tăng hiệu quả phòng trừ.

Đặc điểm hình thái, sinh học của rệp và cách gây hại

Rệp muội có màu xanh, nâu bóng hay đen. Rệp non có màu sắc thay đổi nhưng nhạt hơn rệp trưởng thành. Rệp muội dài 2 – 3 mm, có cánh hoặc không có cánh, râu đầu tương đối ngắn.

Rệp muội thường xuất hiện và chích hút các bộ phận non của cây tiêu như đọt non, lá non, làm biến dạng, thâm đen.

– Có thể dùng một trong các loại thuốc sau đây khi thấy cần thiết như: Subatox 75 EC (0,2 %), Thiamax 25 WG (4g/ 16 lít nước). Chỉ phun vào các bộ phận của cây tiêu bị rệp muội gây hại.

4. CÁC LOÀI SÂU HẠI TIÊU KHÁC

Trên cây tiêu còn có các loại sâu hại khác như: rầy xanh (thuộc Bộ Homoptera), bọ xít dài ( Leptocorisa actua), bọ cánh cứng ăn lá ( Anomala sp., Apogonia sp.)…Tuy nhiên các loài này không xuất hiện phổ biến và mức độ gây hại không nghiêm trọng đối với cây tiêu.

Dùng một trong các loại thuốc sau: Bi 58 40 EC, Subatox 75 EC, nồng độ 0,3%, phun 2 lần cách nhau 7 – 10 ngày.

BÀI VIẾT QUA CÁC NĂM