Top 12 # Quy Trình Chăm Sóc Cây Dưa Hấu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Dưa Hấu

– Gieo hột thẳng: Lượng hột giống 80-100g để trồng 1.000m2 đất.

– Gieo trong bầu: 50-60g hột giống cho 1.000m2 đất.

– Dưa hấu tháp bầu: Lượng hột giống cần 50g cho 1.000m2 .

– Chọn đất thoát nước tốt, cơ cấu nhẹ, tầng canh tác sâu, không quá phèn.

Các vùng đất cát gần biển, đất phù sa ven sông lý tưởng để trồng dưa hấu, chỉ cần chú ý tưới nước và bón phân.

Đất cát pha tơi xốp, nhiệt độ đất dễ tăng cao, thóat nước nhanh có lợi cho bộ rễ phát triển, chất lượng dưa tốt, chăm sóc đỡ tốn kém.

– Đất ruộng, dọn sạch cỏ dại, cày lại 1 lượt, bừa 1- 2 lượt rồi đào mương để lên líp.

– Khoảng cách luống trung bình 2-3m cho luống đơn và trung bình 5-6m cho luống đôi.

– Mương tưới nước rộng trung bình 30 – 40 cm, sâu khoảng 50 cm. Bố trí theo hướng đông tây để cây nhận được nhiều ánh sáng.

– Luống trồng nên rộng 70 – 80 cm, cao 15 – 25 cm.

Tiến hành trồng cây – Xử lý hạt giống

+ Trộn hạt với Thiram 80WP hoặc Benlate 50WP, nồng độ 5% (5g/lít nước) rồi ngâm hạt trong 1-2 giờ.

+ Ủ hạt trước khi gieo:

Phơi hạt giống ngoài nắng nhẹ vài giờ

Ngâm hạt trong nước ấm pha tỉ lệ 2 sôi + 3 lạnh khoảng 2-3 giờ, chà rửa sạch nhớt

Dùng vải gói hạt đem vùi trong tro trấu hoặc rơm rạ, nơi có ánh nắng đầy đủ, tưới nước giữ ẩm thường xuyên, sau 36-48 giờ hạt sẽ nhú mầm.

+ Gieo hột thẳng:

Gieo 2 hạt/lỗ, sâu 1-2 cm, phủ tro trấu hay rơm chặt ngắn, khi cây mọc 3-4 lá tỉa chừa 1 cây tốt.

* Ưu điểm: Gieo thẳng rễ mọc sâu, cây sinh trưởng rất mạnh không bị mất sức

* Khuyết điểm: Khó chăm sóc, gặp mưa to cây con bị hư nhiều

+ Gieo trong bầu:

Bầu có thể làm bằng lá chuối, lá dừa, chiều ngang 5 cm, chiều cao 7 cm, hoặc dùng bọc nilong có đục lổ thoát nước.

Chất liệu để vô bầu gồm đất mịn, phân chuồng hoai, tro trấu tỉ lệ bằng nhau. Nền phải đổ một lớp tro trấu dầy 5-10 cm để tránh đứt rễ khi nhổ vì bộ rễ phụ dưa hấu tái sinh kém.

Hạt dưa ủ nẩy mầm rồi gieo vào bầu, lấy tro trấu lấp hạt.

* Ưu điểm: Gieo bầu cây sinh trưởng đồng đều, ít hao cây con, tranh thủ thời gian làm đất kỹ lưỡng

* Khuyết điểm: Tốn công làm bầu, rễ không phát triển sâu

+ Dưa hấu tháp bầu:

Hạt bầu ngâm trong nước ấm pha tỉ lệ 3 sôi + 2 lạnh 4-5 giờ, gieo trong bọc nilon kích thước 8 x 12 cm,

4-5 ngày sau đem hạt dưa ngâm nước ấm 2-3 giờ, gieo trong nia hoặc rổ lót trấu bên dưới và phủ trấu bên trên

Khoảng 3 ngày sau, hạt nảy mầm đem tháp.

* Ưu điểm: Rất ít bị bệnh héo rũ, có thể trồng dưa hấu liên tục nhiều năm trên một nền đất

* Khuyết điểm: Tốn nhiều thời gian và công lao động để tháp cây con

+ Cây con được 7-10 ngày, vừa lú lá nhám đem trồng ngay.

+ Đào hốc sâu 5-7 cm, rộng 10 cm, bón phân lót, rải một lớp đất mịn, một lớp tro trấu.

+ Pha Copper B nồng độ 4% tưới lên hố để phòng ngừa bệnh trước khi đặt cây con hoặc gieo hột thẳng; để ngừa dế, sâu cắn phá cây con cần rãi Basudin 10H 1-2 kg/1.000 m2 xung quanh gốc.

+ Mật độ 600-700 cây/1.000 m2, nhưng để có dưa cặp để chưng trái to 6-7 kg trở lên nên trồng thưa, mật độ 500 cây/1.000 m2.

Nếu cần trái nhỏ 3-4 kg/trái nên trồng dày, khoảng cách cây khoảng 40-50 cm, mật độ 900-1100 cây/1.000 m2.

* Để tránh cây con bị đọng nước khi gặp mưa đáy bầu nên đặt cạn.

* Mạnh dạn loại bỏ cây con yếu, phát triển không bình thường

Kỹ thuật chăm sóc

+ 2 tuần sau khi trồng: Bộ rễ còn nhỏ, ăn cạn dùng lon, ấm hoặc thùng vòi thùng búp sen để tưới.

+ Trời nắng gắt, cây con sinh trưởng chậm hơn trồng bên ngoài, để làm giảm nhiệt độ cần tưới nước đều khắp mặt liếp bằng thùng vòi gương sen hoặc máy bơm có vòi phun.

+ Sau 2 tuần: Bộ rễ cây phát triển đầy đủ về chiều sâu và rộng, nếu trồng trong mùa nắng tiến hành tưới thấm, bơm nước vào rãnh, 2 – 4 ngày/lần.

Nền đất cát, bơm nước đầy rãnh ngang đỉnh mặt liếp nước thấm từ từ vào trong liếp.

Trên đất thịt, thịt pha sét-ruộng lúa, bơm nước tới đỉnh liếp, chờ nước thấm vào liếp chừng 20-30p, giữ mực nước cách mặt liếp 30 cm là tốt nhất.

+ Bón các loại phân chuồng hoại, tro trấu càng nhiều càng tốt, để làm bầu và bỏ vào hốc

+ Vôi bột khoảng 200kg/ha, cần trộn đều vào đất bột; phân hoá học với lượng phân cho 1ha/vụ: 230kg urê + 350kg DAP + 170kg clorua kali.

+ Bón lót khoảng 1/5 tổng lượng phân, có thể bón đều trên mặt liếp hoặc bón theo hàng, theo hốc trước khi bằm đất lần cuối.

+ Sau khi đặt bầu 3-5 ngày (gieo hạt 5-6 ngày) dùng DAP hoặc urê pha loãng (0,2-0,3%) tưới vào mỗi buổi chiều, 2 ngày/lần, tăng lượng phân vào các lần tưới sau.

+ Bón thúc lần 1 khi dưa hấu bắt đầu bò (13-15 ngày), rạch rãnh các gốc 25-35cm hướng dưa bò, bón 1/5 lượng phân DAP hay NPK rồi lấp đất lại.

+ Bón thúc lần 2 khi dưa hấu bắt đầu ra hoa (20-25 ngày), rạch rãnh các gốc 35-45cm, bón 1/5 tổng lượng phân rồi lấp đất.

+ Bón thúc nuôi trá i khi hái trái xong (40-50 ngày), bón 2/5 lượng phân còn lại, chia làm nhiều lần bón, cách nhau 2-3 ngày.

Thu hoạch dưa hấu

-Thu hoạch dưa hấu khi trái có độ chín 70-80%, khoảng 25-30 ngày sau khi thụ phấn hay 65-70 ngày sau khi trồng.

– Cần ngưng tưới nước khoảng 5 ngày trước khi thu hoạch giúp dưa ngọt, để được lâu và ít bị vỡ khi vận chuyển.

– Ngưng bón phân và phun thuốc trước khoảng 10 ngày thu hoạch.

– Năng suất từ 18-45 tấn/ha.

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Dưa Hấu Pot

Ngày đăng: 13/08/2014, 23:22

QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DƯA HẤU Dưa hấu (tên khoa học: Citrullus lanatus) là một loài thực vật trong họ Bầu bí (Cucurbitaceae), một loại trái cây có vỏ cứng, chứa nhiều nước, có nguồn gốc từ miền Nam châu Phi và là loại quả phổ biến nhất trong họ Bầu bí. Dưa hấu có tính hàn, có thể dùng làm thức ăn giải nhiệt trong những ngày hè nóng nực. Dưa hấu không những ngon ngọt dễ ăn mà còn cung cấp cho cơ thể một lượng nước khá lớn, các vitamin và nguyên tố vi lượng quý giá. (BBT) I. Kỹ thuật trồng: I.1. Thời vụ: Tuỳ theo giống dưa và mục đích trồng như: nếu trồng dưa Noel gieo từ 18 đến 28-9 âm lịch, trồng dưa Tết gieo từ 10 đến 20-10 âm lịch, trồng dưa tháng Giêng gieo vào đầu tháng 11 âm lịch. I.2. Chuẩn bị đất và khoảng cách trồng: – Nếu trồng trên đất ruộng lúa, nên làm đất sau khi thu hoạch lúa. Dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật rồi đào mương lên liếp. – Khoảng cách luống thường 2,5-3m cho luống đơn và 4,5-6m cho luống đôi. Mương tưới nước rộng 30-40cm, sâu 40cm. Bố trí theo hướng Đông Tây để cây nhận được nhiều ánh sáng. Luống trồng rộng 80-90cm, cao 15-20cm. Muốn có năng suất cao nên trồng 2,3-2,5m x 0,5-0,6m, nghĩa là mật độ 9.000 cây/ha. – Cây con được 5-7 ngày tuổi, có 1-2 lá thật thì đem trồng. Tưới nước đẫm, rạch bao ni-lông rồi đặt bầu vào lỗ đục sẵn. I.3 Sử dụng màng phủ nông nghiệp (bạt Plastic) Mục đích: * Có tác dụng hạn chế sâu bệnh hại. * Hạn chế bốc thoát hơi nước, tiết kiệm nước. * Tiết kiệm phân bón. * Tăng khả năng quang hợp cho cây. * Hạn chế cỏ dại. * Giữ độ ẩm và nhiệt độ cho bộ rễ. * Hạn chế mưa xói mòn, ảnh hưởng úng rễ. – Cách trải bạt: Dùng bạt có chiều ngang 1 m, phủ mặt có màu tráng bạt lên phía trên mặt, kéo căng bạt theo chiều dài luống, bìa bạt phủ sát mép mương để tránh cỏ mọc sau này. – Đục lỗ: Dùng lon bia có đường kính 8-10cm, cắt 2/3 mài bén hoặc dùng than đốt nóng bỏ vào lon để đục lỗ bạt tạo thành lỗ tròn, cách đầu mương từ 20- 30cm. II. Phân bón: Liều lượng dùng cho 1 ha là: Phân chuồng (nếu có) 20-30 tấn, 230-250kg urê, 170kg Clorua kali (KCl), 350kg DAP, 300 kg phân dơi hoặc tôm cá. * Cách bón: – Bón lót: Toàn bộ phân super lân, DAP, phân dơi, phân chuồng (nếu có), 50kg urê và 40kg Clorua kali. – Thúc lần 1 (10-15 ngày sau khi trồng): 100kg urê + 40kg Clorua kali. – Thúc lần 2 (20-25 ngày sau khi trồng): 50kg urê + 20kg Clorua kali. – Thúc nuôi quả (sau khi đã để quả): 100kg urê + 50kg Clorua kali. Chú ý: Có thể dùng phân hỗn hợp NPK (16-16-8) với lượng 500kg/ha để thay thế phân đơn. Không dùng chất kích thích tăng trưởng ở giai đoạn phát triển quả vì dễ gây hiện tượng rỗng ruột, xốp quả, quả bị chua và dễ hư trong bảo quản. III. Chăm sóc: – Mỗi lần bón phân lên kết hợp với làm cỏ vun gốc. – Tưới nước: Dưa hấu ưa ẩm, chịu hạn nhưng sợ bị ngập úng, đảm bảo độ ẩm của đất 70-75%, chỉ giảm lượng nước tưới khi gần thu hoạch. Khi cây lớn có thể tưới thấm bằng cách cho nước vào rãnh và không để ngập mặt líp, trước khi thu hoạch 7 ngày để ruộng dưa khô (độ ẩm đất 50-60%) – Tỉa nhánh, chỉnh dây: để 1 dây chính và 1-2 dây phụ từ những nhánh to khoẻ ra sớm nhất, tính từ gốc lên trên tỉa bỏ các nhánh khác. Khi thân có 5 lá thật thì bấm ngọn, 20-25 ngày sau khi trồng thì sửa dây bò vuông góc với mặt luống. – Thụ phấn bổ sung: Chọn nụ cái to để thụ phấn bổ sung (các hoa thứ 2, 3, 4 trở đi thường là nụ hoa cái to), dùng phấn hoa đực mới nở chấm lên nhuỵ hoa cái vào buổi sáng (từ 6-9 giờ), mỗi dây thụ phấn 2-3 hoa. Khi quả bằng quả chanh tiến hành lựa quả. Mỗi cây chỉ để 1-2 quả (tốt nhất để 1 quả) – Sau khi để quả 7-10 ngày sửa lại vị trí quả để quả bò tròn đều, có màu sắc đẹp. IV. Phòng trị sâu bệnh: IV.1. Nhện đỏ (Tetramychuss sp) Còn gọi là Bọ xít lửa, Bọ chét lửa, rầy lửa. Chích hút mắt dưới lá, ngọn, quả non, truyền bệnh lám xoắn lá, đọt. Phòng trừ: Có thể dùng thuốc NISSORUN 5EC. IV.2. Bọ dưa còn gọi là Bọ rùa vàng (Anlacophora Somilis) Sâu non chui xuống gốc ăn rễ dưa, đục vào gốc làm cây dưa vàng lá, có thể chết ngay giống như bệnh cháy dây do vi khuẩn. Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng sạch cỏ dại và gom dây dưa để dụ thành trùng đến ăn và đẻ trứng rồi phun thuốc và đốt để diệt. Dùng thuốc MARSHAL 200SC. IV.3. Rệp dưa (Aphis sd) Rệp dưa chích hút nhựa, làm cây phát triển kém, lá quăn queo. Phòng trị như bọ dưa. IV.4. Sâu ăn tạp (Spodoptera litura) Cày ải, phơi đất, vệ sinh đồng ruộng. Rải thuốc hạt khử đất để diệt sâu, nhộng sống trong đất trước khi trồng. Ngắt bỏ ổ trứng hay sâu non Phun các loại thuốc KARATE 2.5 EC, SUPRATHION 40EC. IV.5. Bệnh chạy dây (do vi khuẩn Pseudomonas sp) Gốc thân có màu vàng nâu, rễ không phát triển và bị thối cây bị héo rũ đột ngột, bệnh này rất nguy hiểm cho dưa. Phòng trừ: Không có thuốc trừ, khi dưa bị bệnh này cần nhổ, đốt bỏ, rắc vôi bột quanh gốc bệnh. IV.6. Bệnh héo vàng (do nấm Fusarium oxyspo f.sp.niveum) Phòng trị: Dùng một trong các loại thuốc CHAMPION DP, RIDOMIL GOLD. Cây bị bệnh nặng không chữa được phải nhổ bỏ để tiêu huỷ. Dùng vôi bột khử trùng hố cây đã nhổ. Các thời điểm khác nhau nhằm rải vụ thu hoạch, hạn chế hao hụt sản phẩm. Thời gian thu hoạch quả tốt nhất là khi quả có màu xanh nhạt và một vài mắt ở gần cuống có màu vàng. Nên hủy bỏ dứa gốc và trồng lại sau 2 vụ thu hoạch. IV.7. Bệnh thán thư (Collectotrichum lagenarium) Bệnh thường gây vết lở trên quả, làm nước trong quả chảy ra, bệnh phát sinh từ vết cắn phá của côn trùng. Phòng trừ: Dùng 1 trong các thuốc CHAMPION DP, RIDOMIL GOLD. Ngoài ra còn có bệnh khảm (do virut), bệnh làm lá nhỏ lại, quăn queo không có thuốc trị. V. Thu hoạch: Dưa hấu sau khi trồng được 65- 70 ngày, khi vỏ quả láng bóng, gân hiện rõ, phần tiếp xúc với đất có màu vàng, 80% dây đã héo lá có thể thu hoạch. . QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DƯA HẤU Dưa hấu (tên khoa học: Citrullus lanatus) là một loài thực vật trong họ Bầu bí. các vitamin và nguyên tố vi lượng quý giá. (BBT) I. Kỹ thuật trồng: I.1. Thời vụ: Tuỳ theo giống dưa và mục đích trồng như: nếu trồng dưa Noel gieo từ 18 đến 28-9 âm lịch, trồng dưa Tết gieo. lịch, trồng dưa tháng Giêng gieo vào đầu tháng 11 âm lịch. I.2. Chuẩn bị đất và khoảng cách trồng: – Nếu trồng trên đất ruộng lúa, nên làm đất sau khi thu hoạch lúa. Dọn sạch cỏ dại và tàn

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Dưa Hấu Ruột Vàng

Quy trình kỹ thuật trồng dưa hấu ruột vàng

Ngày đăng: 2016-04-05 07:09:42

Các tỉnh miền Bắc xuất hiện giống dưa hấu ruột vàng được chuyên chở từ các tỉnh phía Nam ra, được người tiêu dùng rất ưa chuộng.

Giống Huỳnh Châu 548 là giống lai F1 ruột vàng chất lượng cao có dạng quả dài màu xanh sáng, sọc mờ, trọng lượng quả trung bình 3 – 3,5 kg, có quả nặng tới 5 – 6kg, rất phù hợp với thị hiếu tiêu dùng miền Bắc, vỏ mỏng, cứng, dai dễ vận chuyển. Độ đường cao (12 – 140 Brix), ít hạt, ăn rất ngọt, không chảy nước như giống dưa hấu ruột đỏ, có giá trị thương phẩm xuất khẩu. Giống có khả năng kháng bệnh tốt, đặc biệt là bệnh nứt thân, chảy dây, dễ đậu quả ngay cả trong mùa mưa, cho năng suất trung bình 20 – 25 tấn/ha, độ đồng đều quả cao. Là giống có thời gian sinh trưởng ngắn (vụ xuân từ 70 – 75 ngày, vụ hè từ 60 – 65 ngày).

 

Để trồng dưa hấu ruột vàng đạt năng suất cao, chất lượng dưa tốt và hiệu quả kinh tế cao nhất, cần chú ý một số điểm sau đây:

Thời vụ trồng dưa hấu ruột vàng

Đây là giống chịu nhiệt, có thể trồng được nhiều vụ trong năm. Tuy nhiên các tỉnh phía Bắc tốt nhất là vụ xuân (gieo trước hoặc sau tết âm lịch), vụ hè. Có thể trồng thêm vụ trái, tuy năng suất thấp hơn nhưng lại bán được giá (gieo cuối tháng 5, đầu tháng 6 dương lịch để thu vào cuối tháng 8).

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây trồng dưa hấu ruột vàng

Chuẩn bị đất trồng: Nên trồng trên đất luân canh với lúa nước ít nhất 2 – 3 vụ hoặc những cây trồng khác họ bầu bí. Lên luống cao 20 – 40 cm (tùy mùa), rộng 5 – 5,5m để trồng 2 hàng bên mép luống cây cách cây 40 cm. Mỗi sào Bắc bộ trồng 360 cây là vừa (mỗi cây 1 m2). Nên bón vôi bột để xử lý đất trước khi trồng để hạn chế nấm bệnh.

 

Bón lót phân chuồng hoai mục, phủ bạt nông nghiệp trước khi trồng vừa hạn chế được cỏ dại, giữ ẩm và hạn chế được sâu bệnh, đặc biệt là bọ trĩ gây hại.

Lượng hạt giống cần cho 1.000m2 là 40 – 50g. ngâm hạt trong nước sạch khoảng 6 giờ, ủ trong vải hoặc khăn sạch 24 – 36 giờ cho nứt nanh rồi đem gieo trực tiếp hoặc làm bầu để tranh thủ thời vụ. Khi cây có 2 lá thật thì đem trồng ra ruộng.

– Lượng phân bón lót cho 1 sào Bắc bộ (360m2): 500 kg phân chuồng hoai mục + 7-8 kg NPK 16-16-8 hoặc 35 kg phân vi sinh Sông Gianh + 10-15 kg lân, 3,5 kg KCl + 18 kg NPK 16-16-8. Sau khi trồng 20 – 25 ngày thì bón thúc lần 1 với lượng 18 kg NPK 16-16-8 + 8 kg KCl.

Bón thúc lần 2 khi nụ hoa cái thứ 1 nở bằng cách kết hợp tưới rãnh với lượng 3 kg NPK 16-16-8. Bón thúc lần 3 khi quả bằng nắm tay, sau khi đã tuyển quả với lượng 4 – 5 kg NPK + 1,5 KCl. Nếu thấy cần thiết có thể bón thúc thêm lần 4 khi quả có trọng lượng khoảng 1,5 kg với lượng bón như lần 3.

– Khi cây dưa đã phát triển khá và bắt đầu phân cành thì cần sửa dây, chọn cành. Mỗi cây dưa chọn 1 thân chính và 2 dây phụ gần gốc, tỉa bỏ hết các dây nách của thân chính và 2 dây phụ. Dây chính nằm giữa, 2 dây phụ nằm 2 bên, có thể dùng các que tre cắm cố định cho cây dưa bò thẳng. Thụ phấn bổ sung cho dưa từ 6 đến 9 giờ sáng bằng cách úp nụ hoa đực vào nhụy hoa cái. Nên lấy quả ở vị trí thứ 4 trên dây chính, hoặc lá thứ 5 – 6 trên nhánh phụ, quả đều, cuống dài, nhiều lông tơ mượt thì sẽ cho quả to, quả dài. Ngược lại nếu lấy quả gần gốc sẽ cho dạng quả tròn, không đẹp và chất lượng không cao. Mỗi dây chỉ nên để 1 quả sẽ cho chất lượng và hiệu quả cao nhất, hái bỏ tất cả quả non còn lại. Sau khi tuyển quả thì bấm ngọn cho cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả lớn nhanh. Nên dùng rơm rạ, cỏ khô phủ luống vừa có tác dụng hạn chế cỏ dại, giữ độ ẩm cho dưa đồng thời làm chất lót cho quả dưa khi lớn khỏi bị nấm bệnh hoặc rám nắng. Khi dưa đã lớn nên thỉnh thoảng trở quả để dưa có màu sắc đều khi chín dễ bán.

Theo Agriviet

TIN TỨC KHÁC :

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Dưa Chuột

1.1. Nhóm dưa trồng giàn: Canh tác phổ biến ở những nơi có điều kiện làm giàn. Các giống dưa trong nhóm này có:

– Mummy 331: Nhập nội từ Thái Lan, sinh trưởng khá, ra nhánh mạnh, bắt đầu cho thu hoạch 35-37 ngày sau khi gieo (NSKG), trái suông đẹp, to trung bình (dài 16-20 cm, nặng 160-200g), vỏ màu xanh trung bình, gai trắng, thịt chắc, phẩm chất ngon, dòn, không bị đắng, năng suất trung bình 30-50 tấn/ha.

– Giống 759: Nhập nội từ Thái Lan, sinh trưởng mạnh, cho thu hoạch 35-37 NSKG, trái thẳng, to trung bình, gai trắng, màu trái hơi nhạt hơn nhưng năng suất và tính chống chịu tương đương Mummy 331.

– Mỹ Trắng: Nhập nội từ Thái Lan, cây phát triển và phân nhánh tốt, cho thu hoạch 35 -37 NSKG, tỉ lệ đậu trái cao, trái to trung bình, màu trắng xanh, gai trắng, ít bị trái đèo ngay cả ở giai đoạn cuối thu hoạch.

– Mỹ Xanh: Nhập nội từ Thái Lan, cây sinh trưởng tốt, chống chịu tốt hơn giống Mỹ

Trắng, trái to tương đương Mỹ Trắng nhưng cho nhiều trái và năng suất cao hơn.

– Happy 2 và Happy 14: Nhập nội từ Hà Lan, cây phát triển rất mạnh nên cần giàn

1.1.2. Các giống dưa leo địa phương

– Dưa leo Xanh: Tăng trưởng khá, ít đâm nhánh nên phải trồng dầy, cho trái rất sớm

(32 – 35 NSKG), trái to trung bình, vỏ xanh trung bình, gai đen, dưa cho năng suất từ 20 – 40 tấn/ha. Khuyết điểm của giống là cho trái loại 2 nhiều vào cuối vụ và dễ nhiễm bệnh đốm phấn. Hiện nay giống này được Công ty Giống Cây Trồng Miền Nam chọn lọc thành giống cao sản.

– Dưa Tây Ninh: Tăng trưởng mạnh, đâm nhánh mạnh, hoa cái xuất hiện trên dây

nhánh nên cho thu hoạch trễ (40-42 NSKG), trái to dài hơn dưa leo xanh, vỏ xanh

trung bình, có sọc, 2 đầu hơi nhỏ hơn phần giữa trái. Dưa Tây Ninh chịu nóng tốt,

thích hợp canh tác trong thời điểm giao mùa hơn dưa Xanh và cho năng suất cao hơn.

Giống này cũng được Công ty Giống Cây Trồng Miền Nam chọn thành giống cao sản.

1.2. Nhóm dưa trồng trên đất: Trồng phổ biến ở những nơi không có điều kiện làm

giàn hay diện tích trồng lớn và canh tác trong mùa khô, phần lớn là giống địa phương:

– Dưa chuột: Cây bò dài 1m-1,5m, cho thu hoạch rất sớm (30-32 NSKG), nhiều trái và mau tàn. Trái nhỏ, ngắn (dài 10-12cm, nặng <100g), màu xanh nhạt, vỏ nhanh chuyển màu vàng sau thu hoạch, thịt trái mỏng, ruột to, ăn ngon giòn, được ưa chuộng để ăn tươi hoặc trộn giấm nhưng không có giá trị kinh tế cao.

– Dưa leo Phụng Tường: Tăng trưởng khá và ra nhánh mạnh, cho trái sớm (32-35

NSKG), trái dài trung bình, màu xanh trắng, gai đen, ruột đặc. Dưa Phụng Tường cho năng suất cao hơn và vỏ trái không chuyển sang vàng nhanh như dưa chuột nên được trồng phổ biến hơn.

Dưa leo có thể được trồng quanh năm. Tuy nhiên, dưa leo tăng trưởng tốt trong mùa mưa hơn mùa khô. Các vụ trồng khác nhau có thuận lợi và khó khăn cũng khác nhau:

– Vụ Hè Thu: gieo tháng 5-6 dl, thu hoạch tháng 7-8 dl, đây là thời vụ chính trồng dưa leo giàn. Mùa này dưa cho năng suất cao, ít sâu bệnh và giảm công tưới nước.

– Vụ Thu Đông: gieo tháng 7- 8 dl, thu hoạch 9 – 10 dl, do mưa nhiều, cây có cành lá

xum xuê, cho ít hoa trái. Trong thời kỳ trổ bông nếu gặp mưa liên tục vào buổi sáng thì cây đậu trái kém hoặc trái non dễ bị thối, vụ này dưa dễ bị bệnh đốm phấn nên thời gian thu hoạch ngắn.

– Vụ Đông Xuân: Gieo tháng 10 – 11 dl, thu hoạch tháng 12 – 1dl, dưa leo bò và dưa giàn đều trồng được. Vụ này thời tiết lạnh, thường có dịch bọ trĩ và bệnh đốm phấn phát triển mạnh nên phải đầu tư cao.

– Vụ Xuân Hè: Gieo tháng 1-2 dl, thu hoạch 3 – 4 dl, mùa này nhiệt độ cao thích hợp

cho dưa leo trồng đất. Cuối mùa nắng, thời tiết khắc nghiệt nhất trong năm, lượng

nước bốc thoát qua mặt đất và lá dưa nhiều, nếu không tưới đủ nước cây sinh trưởng kém thân ngắn, lá nhỏ, hoa trái ít và cho năng suất thấp.

Dưa leo có yêu cầu đất nghiêm khắc do bộ rễ yếu và sức hấp thụ của rễ kém, nếu gặp hạn hay úng hoặc nồng độ phân cao bộ rễ dưa dễ bị vàng khô, vì thế nên trồng dưa trên đất có thành phần cơ giới nhẹ như cát pha, đất thịt nhẹ thoát thủy tốt, có nhiều chất hữu cơ, pH từ 6,5-7,5.

Nên làm đất kỹ. Đất mặt phải cày cuốc sâu, lên líp cao 20-25 cm để trồng trong mùa mưa hoặc trồng có làm giàn, mùa nắng trồng dưa thả bò trên đất ruộng hay đất thoát nước tốt chỉ cần đào hộc trồng, không cần lên líp. Líp trồng có thể phủ bạt plastic hay rơm rạ để giữ ẩm.

Hạt dưa leo nảy mầm rất nhanh và tỉ lệ nảy mầm cao nên có thể tỉa thẳng 2-3 hạt/lổ,

gieo sâu 2-3 cm và lấp tro trấu. Trồng giống F1 để tiết kiệm giống và chăm sóc cây con được đều, nên gieo cây con trong bầu đất và đem trồng khi có lá thật. Trồng mỗi lổ 1 cây, các giống ít đâm nhánh trồng 2-3 cây/lổ. Khoảng cách trồng 0,8-1,5m x 0,3-0,4m, mật độ 30.000-50.000 cây/ha. Dưa giàn trồng hàng đơn hay hàng đôi đều được, mùa thuận nên trồng dày để có năng suất cao, mùa nghịch nên trồng thưa để dễ chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.

Lượng giống trồng cho 1 ha tùy phương pháp trồng. Dưa thả bò, dưa địa phương tỉa thẳng cần 1-3 kg giống/ha; dưa F1 – cần 0,5-0,8 kg hạt/ha.

Nhu cầu dinh dưỡng của dưa leo khá cao, dưa leo hấp thụ mạnh nhất là Kali, kế đến là đạm. Dưa leo mẫn cảm với chất dinh dưỡng trong đất và không chịu được nồng độ phân cao. Vì vậy, phân được bón thúc nhiều lần thay vì bón tập trung. Ở giai đoạn đầu của sự sinh trưởng dưa hấp thụ nhiều đạm hơn các chất khác; đến khi dưa phân nhánh và kết trái dưa mới hấp thụ mạnh Kali. Tuy nhiên bón đạm dư thừa dẫn tới tình trạng cây tăng trưởng mạnh và ra nhiều hoa đực.

Lượng phân bón tùy theo điều kiện dinh dưỡng có sẳn trong đất và nhu cầu của cây

dưa leo qua từng giai đoạn sinh trưởng. Đối với giống lai nhập nội cho năng suất cao, cần bón phân nhiều hơn giống điạ phương.

Công thức phân thường dùng cho dưa leo trồng ở đồng bằng là:

N : 140 – 220 kg/ha

P2O5 : 150 – 180 kg/ha

K2O : 120 – 150 kg/ha

Dựa vào công thức trên có thể bón cho 1 ha dưa leo:

1 tấn phân (16-16-8), 100 kg Urea, 50 kg DAP và 100 kg KCl, hoặc 200 – 300 kg Urea, 500 – 700 kg Super Lân, 150 – 200 kg KCl, 20-25 tấn phân chuồng và 1-2 tấn tro trấu.

Ở những vùng có tập quán bồi bùn, phân thúc được chia làm 2 lần bón 2 bên líp vào 12 và 20 NSKG, sau đó bồi bùn lên mặt líp để lấp phân. Phân bón nuôi trái cũng được chia làm nhiều lần sau các đợt thu trái. Ngoài ra, có thể phun bổ sung phân qua lá để tăng tỉ lệ trái loại 1.

 Hạn chế côn trùng và bệnh hại: Mặt màu bạc của màng phủ phản chiếu ánh

sáng mặt trời nên giảm bù lạch, rầy mềm, giảm bệnh do nấm tấn công ở gốc

thân và đốm trên lá chân.

 Ngăn ngừa cỏ dại: Mặt đen của màng phủ ngăn cản ánh sáng mặt trời, làm hạt

cỏ bị chết trong màng phủ.

Điều hoà độ ẩm và giữ cấu trúc mặt đất: Màng phủ ngăn cản sự bốc hơi nước

trong mùa nắng, hạn chế lượng nước mưa nên rễ cây không bị úng nước, giữ

độ ẩm ổn định và mặt đất tơi xốp, thúc đẩy rễ phát triển, tăng sản lượng.

 Giữ phân bón: Giảm rửa trôi của phân bón khi tưới nước hoặc mưa to, ít bay

hơi nên tiết kiệm phân.

 Tăng nhiệt độ đất: Giữ ấm mặt đất vào ban đêm (mùa lạnh) hoặc thời điểm mưa

dầm thiếu nắng mặt đất bị lạnh.

 Hạn chế độ phèn, mặn: Màng phủ làm giảm sự bốc hơi qua mặt đất nên phèn, mặn được giữ ở tầng đất sâu, giúp bộ rễ hoạt động tốt hơn.

5.2. Cách sử dụng màng phủ nông nghiệp

– Vật liệu và qui cách: Dùng 2 cuồn màng phủ khổ rộng 0.9-1m trồng dưa leo hàng

đơn, còn hàng đôi 1,5 cuồn màng khổ 1,2-1,4 m, diện tích vải phủ càng rộng thì hiệu

quả phòng trừ sâu bệnh càng cao. Chiều dài mỗi cuồn màng phủ là 400 m, khi phủ liếp mặt xám bạc hướng lên, màu đen hướng xuống.

– Lên liếp: Lên liếp cao 20-40 cm tùy mùa vụ, mặt liếp phải làm bằng phẳng không

được lồi lõm vì rễ khó phát triển và màng phủ mau hư, ở giữa liếp hơi cao hai bên thấp để tiện việc tưới nước.

– Rãi phân lót (liều lượng cụ thể hướng dẫn bên dưới): Trồng phủ rơm nên bón lót

lượng phân nhiều hơn vì màng phủ hạn chế mất phân và không bị cỏ dại canh tranh. Có thể giảm 20% lượng phân so với không dùng màng phủ.

– Xử lý mầm bệnh: Phun thuốc trừ nấm bệnh như hoạt chất Matalaxyl hay Azoxystrobin đều trên mặt liếp trước khi đậy màng phủ.

– Đậy màng phủ: Mùa khô nên tưới nước ngay hàng trồng cây trước khi đậy màng

phủ. Khi phủ kéo căng vải bạt, hai bên mép ngoài được cố định bằng cách dùng dây

chì bẻ hình chữ U mỗi cạnh khoảng 10 cm ghim sâu xuống đất (dây chì sử dụng được nhiều năm) hoặc dùng tre chẻ lạc ghim mé liếp.

Tưới nước: mùa nắng tưới 1 ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Tăng cường

lượng nước tưới và diện tích tưới xung quanh gốc khi cây lớn, nhất là thời kỳ ra hoa

trái rộ. Cần phải thoát nước tốt trong mùa mưa. Trong trường hợp tưới rãnh, không

nên để nước quá cao trong mương tưới khi cây lớn vì có thể làm hạn chế hoặc hư rễ dưa mọc dài ra mương, tốt nhất là rút cạn nước trong mương sau khi tưới.

Phủ rơm, làm giàn: sau các lần bón thúc, cây bỏ vòi ngã ngọn bò. Trồng dưa bò đất

phải đậy rơm xung quanh gốc để giữ ẩm hoặc rải rơm rạ khắp mặt ruộng cho dưa bò, đồng thời bảo vệ trái khỏi hư thối do tiếp xúc trực tiếp với đất ẩm và rơm cũng hạn chế sự phát triển của cỏ dại.

Đối với dưa trồng giàn, khi cây bắt đầu có tua cuốn (20 NSKG) thì làm giàn kiểu chữ

nhân, cao khoảng 2 m. Giàn bằng chà gai tốt hơn tre sậy vì chà gai có nhiều nhánh

ngang, dưa dê bám khi bò và sử dụng được 2-3 vụ, cần 40.000-50.000 cây chà/ha .

Giàn cũng có thể làm cố định bằng cọc tràm và dây kẽm để sử dụng được 3-5 năm.

Hiện nay, việc sử dụng lưới nilon để làm giàn cho dưa leo cũng được phổ biến trong sản xuất vì giảm bớt được số lượng cây giàn, giảm chi phí, thao tác nhanh gọn và dùng được nhiều mùa.

Dưa ăn trái tươi thu hoạch lúc trái trông ngon nhất, vỏ trái có màu xanh mượt, còn lớp phấn trắng, trái suông đẹp và đầu trái còn cánh hoa chưa rụng. Thời gian thu trái kéo dài 20-30 ngày, thu cách ngày 1 lần, lúc rộ có thể thu mỗi ngày để trái vừa lứa, đồng đều, dễ bán. Năng suất dưa chuột 15-17 tấn/ha, dưa leo địa phương 20-30 tấn/ha và các giống lai 30-50 tấn/ha.

Nguồn: Tổng hợp