Top 11 # Quy Trình Chăm Sóc Cây Có Múi Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Có Múi

Đất trồng cây có múi phải thoát nước tốt, tơi xốp, thoáng khí, hàm lượng mùn cao, đất có tầng canh tác dày 0,8m – 1m, pH trung tính: 6 – 6,5.

Vùng đất thấp trũng phải lên liếp và đắp mô cao 60 – 80cm, đường kính 0,8 – 1m, hệ thống thoát nước tốt tránh ngập úng vào mùa mưa.

Đất bằng cao ráo cuốc hố với kích thước: 0,4 x 0,4 x 0,4m, đất đồi cuốc hố với kích thước: 0,7 x 0,7 x 0,7m, bố trí hố trồng theo đường đồng mức theo hướng nam, đông nam để tránh gió.

Miền Bắc: Vụ Xuân (T2 – T3), vụ Thu (T9 – T10). Tốt nhất nên trồng vào vụ xuân vì độ ẩm không khí cao kèm mưa xuân nên tỷ lệ sống của cây cao.

Miền Nam: đầu mùa mưa và cuối mùa mưa.

Tiêu chuẩn chọn giống

Được nhân giống từ nguồn sạch bệnh

Sinh trưởng mạnh,thân thẳng, lá không bị dị dạng

Mật độ

Giống ghép: 5m x 5m, 5mx6m

Giống chiết: 3m x 3m; 4m x 4m, 4mx5m

Cách trồng

Giống, mật độ trồng và cách trồng

Làm cỏ, tưới nước giữ ẩm

Đảo lớp đất trộn phân đã có trong hố, tháo túi bầu và đặt cây trồng, đắp đất cao hơn mặt túi bầu 3 – 5cm, tưới nước giữ ẩm.

Cắt tỉa, tạo tán cho cây

Thường xuyên làm cỏ ở xung quanh hình chiếu tán cây, kết hợp với tưới nước, tủ gốc cho cây. Thời kỳ cây cho trái, giữ thảm cỏ trong vườn để tăng độ ẩm vườn, hạn chế rửa trôi dinh dưỡng.

Tạo tán: Cây con bắt đầu được tạo tán khi được 1 – 1,5 tuổi. Chọn 3 cành phát triển 3 hướng tương đối đồng đều với nhau làm cành cấp 1. Sau khi cành cấp 1 phát triển dài 50 – 80cm cắt đọt để phát triển 2 – 3 cành cấp 2. Mỗi cành cấp 2 cách nhau 15 – 20cm, tạo với cành cấp 1 một goc 30 – 35 độ, sau đó, cũng tiến hàng cắt đọt như cành cấp 1. Từ cành cấp 2 chọn tương tự ta được cành cấp 3, nhưng số lượng cành cấp 3 không hạn chế, chú ý tỉa bỏ khi cành mọc dày

Tỉa cành: được tiến hành sau mỗi lần thu hoạch. Tỉa các cành mang quả (cành rất ngắn chỉ dài 10 – 15cm). Cành sâu bệnh, cành tăm, cành mọc ngược, các cành sát mặt đất…

Tính từ sau trồng đến khi bắt đầu ra hoa và đậu trái (3 năm). Thời kỳ này cây chủ yếu sinh trưởng sinh dưỡng, thân cành phát triển liên tục trong năm, hình thành khung tán. Cần phải chăm sóc tốt để phát triển bộ rễ tối đa, thân cành khỏe mạnh, vững chắc.

Cách 1: dùng KOMORI Cách 2: dùng KOMORI và Đạm GAP

Sử dụng công thức phân GAP bón cho giai đoạn kiến thiết giúp cây sinh trưởng khỏe, tăng sức chống chịu với sâu bệnh hại và thời tiết:

Cách bón: rạch rãnh sâu 15 – 20 cm cách gốc 30 – 40cm, rải phân, lấp đất, tưới nước đủ ẩm.

: hàng năm bón thêm 1 – 3 kg FOSFATO hoặc GAP ORGAN hoặc VINA GAP cho mỗi cây để đảm bảo duy trì hàm lượng mùn và độ pH của đất giúp tăng khả năng tái tạo kết cấu đất và duy trì khoảng pH thích hợp cho quá trình hô hấp và dinh dưỡng khoáng của cây.

Giai đoạn phân hóa mầm hoa: tính từ sau thu hoạch đến khi nhú lộc xuân (tháng 11 – tháng 1). Cây cằn cỗi, chủ yếu lá già, xuất hiện nhiều lá vàng và rụng. Trong giai đoạn này cần quan tâm cắt tỉa tạo tán, đảm bảo lượng phân bón giúp cây phục hổi sinh trưởng, phát triển rễ mạnh nhất.

Giai đoạn ra hoa và lộc xuân: tính từ khi bắt đầu ra hoa đến khi hoa rụng hết. Cân đối dinh dưỡng giúp hoa phát triển thành thục và bộ lá phát triển mạnh.

Giai đoạn quả phát triển và lộc hè: bắt đầu sau khi quả được hình thành. Giai đoạn này quả sẽ phát triển, tăng mạnh về kích thước; xuất hiện nhiều cành vượt và có hiện tượng rụng quả sinh lý.

Giai đoạn lộc thu và quả chín: tính từ khi lộc thu xuất hiện đến khi quả chín. Quá trình biến đổi các chất diễn ra mạnh (tăng hàm lượng đường và hương vị quả). Giai đoạn này sẽ quyết định năng suất vườn cây ăn trái và tiền đề cho quá trình phân hóa mầm hoa vụ tới.

Sử dụng công thức phân GAP bón giai đoạn kinh doanh giúp khai thác năng suất cây có múi đạt hiệu quả cao:

Khi cây ăn quả ở thời kỳ kinh doanh, trong 1 năm cây sẽ qua bốn giai đoạn sinh lý chính.

Cây có múi yêu cầu đất tơi xốp, thoáng khí, hàm lượng mùn cao nên hàng năm cần bón thêm 25 – 40 kg phân chuồng hoai kết hợp 3 – 5 kg FOSFATO hoặc GAP ORGAN hoặc VINA GAP (bón một lần vào đầu kỳ) cho mỗi cây để đảm bảo duy trì hàm lượng mùn và độ pH của đất giúp tăng khả năng tái tạo kết cấu đất và duy trì khoảng pH thích hợp cho quá trình hô hấp và dinh dưỡng khoáng của cây.

Các bệnh thường gặp trên cây có múi như: vàng lá greening, loét cây có múi, chảy mủ thân. Bên cạnh đó cây có múi còn bị tấn công bởi bọ xít xanh, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, và đặc biệt chú ý đến rầy chổng cánh, vì nó là môi giới truyền bệnh gây nên bệnh vàng lá greening, hiện tại chưa có thuốc chữa. Thường xuyên thăm vườn kết hợp với IPM để phát hiện kịp thời, kiểm soát được sâu bệnh để có biện pháp xử lý hiệu quả.

Trọn Bộ Quy Trình Trồng, Chăm Sóc Cây Có Múi Hữu Cơ

Cây có múi hiện đang là một loại cây mang lại kinh tế cao, nhiều tỉnh coi cây có múi là loại cây trồng chủ lực trong phát triển nông nghiệp.

Những năm trở lại đây, trước thực trạng bệnh tật, thực phẩm bẩn, nông sản tồn dư hóa chất độc hại ngày một nhiều, người tiêu dùng ngày càng ý thức được tính an toàn của sản phẩm nông sản nên nhà vườn cũng cần dần chuyển dịch sang hướng sản xuất sạch, sản xuất hữu cơ.

Trong bài viết này, OBIO sẽ hướng dẫn bà con quy trình trồng, chăm sóc, dinh dưỡng, phòng trừ sâu, bệnh cho cây có múi theo hướng hữu cơ. Bài viết này sẽ đi theo lộ trình từ khi chuẩn bị đất, trồng cây con, kiến thiết cơ bản đến thời kỳ kinh doanh.

1. Chuẩn bị đất trồng

Đối với đất trồng cũ

Đối với đất phá bỏ của vườn cũ thì bà con cần phải xử lý đất, sâu bệnh hại. Không trồng trên hố của cây cũ để tránh các mầm bệnh. Đào bỏ các cây bị sâu bệnh, còn những cây khỏe mạnh, bà con có thể giữ lại để có thể tận thu, trồng xen canh cho thêm thu nhập.

Xử lý đất trước khi trồng

Dù là đất mới hay đất cũ thì bà con cũng cần thực hiện thao tác xử lý đất để loại bỏ sạch nấm bênh, vi sinh vật hại trong đất. Khi cây trồng được trồng trên đất sạch bệnh sẽ phát triển khỏe mạnh và ít bệnh tật.

Sử dụng chế phẩm nano diệt nấm khuẩn OBIO RAT pha tỉ lệ 1/800 (1 lít với 800 lít nước) phun tưới đẫm diện tích trồng.

3-5 ngày sau, sử dụng chế phẩm nano OBIO ROOTER, pha tỉ lệ 1/500 tưới đều diện tích đất trồng. OBIO ROOTER có tác dụng bổ sung vi sinh vật có lợi cho đất, phân giải chất hóa học độc hại tồn dư trong đất, cải tạo đất, làm tơi xốp đất, nâng pH đất, diệt trừ nấm bệnh hại trong đất.

Thiết kế vườn

Đối với vùng đất dốc bà con không cần phải lên liếp mà chỉ cần đào hố trồng bình thường, nhưng cần phải đắp bờ xung quanh gốc cây để mùa khô tưới nước hay bón phân không bị tràn ra ngoài, còn mùa mưa thì phá bờ đi để cây không bị úng nước. Kết hợp phương pháp chống xói mòn đất bằng cách thiết kế ruộng bậc thang, trồng thảm chống xói mòn từ các cây họ đậu, cỏ…

Đối với vườn cây có múi ở khu vực đồng bằng thì bà con cần phải lên mô (liếp) mới tiến hành trồng. Liếp có thể là liếp đôi ( rộng 12m, dài 250m) hoặc liếp đơn ( rộng 3m, dài 6m). Chiều cao của liếp khoảng hơn 40cm. Khi lên liếp bà con có thể lên liếp kiểu cuốn chiếu, đắp thành băng, đắp mô…

Chuẩn bị hố trồng

Ở chân đất cao, thực hiện đào hố có kích thước 60x60x60cm. Ở những vùng thấp thường bị nước mưa làm ngập hàng năm sau khi lên liếp cần đắp mô rồi mới trồng cây lên mặt mô, mô cao từ 0,3- 0,5m. Trên mặt mô tạo hố để bón lót phân chuồng.

Trộn đất lấp hố trồng với phân chuồng 20-30kg/gốc+ 1/2 kg OBIO DRAGON. OBIO DRAGON có tác dụng bổ sung dinh dưỡng nano cho cây trồng giai đoạn còn yếu dễ hấp thụ, diệt nấm bệnh trong đất, phân giải phân chuồng, mùn, xơ trong đất thành dạng dễ hấp thu cho cây trồng, bổ sung hệ vi sinh vật có lợi cho đất.

2. Trồng cây

Sau khi trồng bà con nên sử dụng rơm để tủ gốc, khi tủ gốc bà con cần lưu ý cách gốc khoảng 10-15cm không nên tủ sát gốc quá. Việc tủ gốc sẽ hạn chế hiện tượng thoát nước, hạn chế cỏ dại phát triển, đặc biệt khi lớp rơm này phân hủy sẽ tạo thành nguồn dinh dưỡng cho cây.

Sau khi trồng 1 – 1,5 tháng bón 1/2kg chế phẩm sinh học OBIO DRAGON kết hợp với 5kg OBIO TIGER. Định kì 3 – 4 tháng bón phân bón số còn lại.

Dùng chế phẩm sinh học diệt nấm, vi khuẩn OBIO-RAT. Dùng 20ml với 20 lít nước phun đều 2 mặt lá. Thời kỳ cây bị bệnh có thể tăng liều lượng gấp đối.

Chế độ tưới nước cho cây mới trồng: Giữ bóng rễ của cây non mạnh khỏe bằng cách tiếp tục tưới nước cho cây mỗi ngày trong hai tuần đầu tiên. Sau đó hai lần mỗi tuần trong vài tháng đầu.

Cách bón phân OBIO TIGER

Phương pháp bón: Đào rãnh theo mép tán, sâu 10 – 15cm, bón phân và lấp đất. Trong quá trình đào rãnh chú ý hạn chế làm tổn thương bộ rễ cây có múi, bón kết hợp tủ gốc là tốt nhất.

Chu kỳ bón: mỗi năm một (hoặc hai) lần, tiến hành vào cuối thu hoạch hay từ trung tuần tháng 10 âm lịch đến kết thúc tháng 12 âm lịch.

Dinh dưỡng

Tuỳ vào sức phát triển có thể chia thành nhiều lần bón có thể bón định kỳ theo tháng, đối với chế phẩm OBIO chia làm 4 lần bón:

Bón lót: Hữu cơ + 1/4 chế phẩm OBIO DRAGON

Bón thúc sau đợt lộc 1: 1/4 chế phẩm OBIO DRAGON + 1/3 chế phẩm OBIO TIGER

Bón thúc sau đợt lộc 2: 1/4 chế phẩm OBIO DRAGON + 1/3 chế phẩm OBIO TIGER

Bón thúc sau cơi lộc 3: 1/4 chế phẩm OBIO DRAGON + 1/3 chế phẩm OBIO TIGER

Ngoài ra, cần kết hợp bón phân bón lá và chế phẩm bón rễ cải tạo đất.

Chế phẩm bón lá OBIO OX: phun định kỳ theo các đợt lộc mỗi đợt lộc từ 2 – 3 lần.

Chế phẩm bón rễ OBIO ROOSTER: tưới 2 lần bón lót và kết thúc đợt lộc 2.

Dùng chế phẩm nano OBIO – RAT pha tỉ lệ 1/1000 phun đều thân lá, tưới đẫm gốc. Định kỳ 30-45 ngày/lần hoặc tưới ít nhất 3-5 lần/năm. OBIO RAT có tác dụng rất tốt trong việc phòng trị bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi, đặc biệt hay xuất hiện sau mùa mưa. Khi phát hiện có biểu hiện bệnh vàng lá thối rễ trên cây, bà con cần theo quy trình sau: quy trình chữa vàng lá thối rễ

Dùng chế phẩm O-SAN phun phòng sâu định kỳ, đặc biệt là các thời kỳ nhạy cảm như ra lộc, đậu quả, chuẩn bị thu hoạch. O-San pha với tỉ lệ 1/200, có khả năng diệt các loại chích hút, rầy rệp rất hiệu quả.

4. Thời kỳ kinh doanh

Sau thu hoạch

Hữu cơ + 1/2 chế phẩm OBIO DRAGON + 1/4 chế phẩm O TIGER

Pha chế phẩm nano OBIO RAT tỉ lệ 1/800 tiến hành rửa vườn, loại sạch tàn dư bệnh hại từ năm cũ. Phun đẫm lên lá, thân cành và tưới đẫm gốc.

Sử dụng chế phẩm bón rễ OBIO ROOSTER: Tưới 1 lần, tỉ lệ pha 1/500.

Ra hoa đậu quả

Trước khi ra hoa: Phun 1 lượt chế phẩm OBIO RAT tỉ lệ pha 1/800 toàn bộ cành, lá để diệt nấm bệnh.

Thời kỳ ra hoa: Sử dụng chế phẩm NANO CANXI – BO: Phun 2 lần cách nhau 7 ngày. Lưu ý tránh phun vào thời điểm hoa nở.

Giai đoạn đậu quả: Sử dụng chế phẩm NANO CANXI – BO: Phun định kỳ qua lá 30 – 35 ngày/1lần. Sử dụng chế phẩm OBIO OX: Phun qua lá định kỳ 20 ngày 1 lần

Thời kỳ phát triển quả

Bón thúc quả non: Bón 1/2 chế phẩm OBIO DRAGON + 2/4 chế phẩm O TIGER. Bón vào thời kỳ quả đã đậu.

Bón dưỡng quả lần 1( quả bằng nắm tay): 1/4 chế phẩm OBIO TIGER

Bón dưỡng quả lần 2 ( sau lần thứ 1 1tới 2 tháng): 1/4 chế phẩm OBIO TIGER

Phòng bệnh: Phun chế phẩm OBIO – RAT định kỳ 15-25 ngày/lần theo tỉ lệ 1/800. Nếu cây có dấu hiệu bị bệnh ghẻ, loét, vàng lá thối rễ thì tăng liều lượng lên thành 1/300.

Giai đoạn vào đường

Sử dụng KALI-MIX: Phun qua lá từ 2- 3 lần cách nhau 7 – 10 ngày.

Quy Trình Bón Phân Thúc Cho Cây Ăn Quả Có Múi Hiệu Quả

Vậy để bón phân thúc trái đạt hiệu quả cao nhất chúng ta cần làm thêm một số việc sau đây:

Thứ nhất, bổ sung humic kích rễ trước khi bón phân từ 5 – 7 ngày để chuẩn bị cho cây một bộ rễ tốt nhất, khỏe nhất, giúp gia tăng khả năng hút và tốc độ hút dinh dưỡng cho rễ. Từ đó sẽ giúp cây sử dụng được tối đa lượng phân bón vào thời điểm này.

Còn phân bón gốc ở giai đoạn này mọi người có thể sử dụng loại NPK 2-1-2, 3-1-3 hoặc sử dụng các loại phân hữu cơ như phân gà nhật, bột đậu tương, phân vi sinh cố định đạm sinh học azotobacterin,…

Thứ hai, đối với những cây có biểu hiện thiếu chất, vàng lá, yếu hơn những cây còn lại chứng tỏ nó đang bị stress (cây trồng sau khi ra hoa đậu quả cũng giống như phụ nữ sau sinh rất dễ bị stress, trầm cảm,…). Khi thấy cây như vậy, cần phải bổ sung amino acid để giải stress cho cây ngay, tránh để tình trạng này kéo dài vì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình nuôi quả của cây làm giảm năng suất, chất lượng.

Ngoài ra, giai đoạn này cũng là giai đoạn thời tiết khá phức tạp, thuận lợi cho các đối tượng dịch hại như nấm bệnh, vi khuẩn, nhện đỏ phát triển. Để đảm bảo an toàn cho cây, chúng ta cũng cần phải có những biện pháp chuẩn bị để ứng phó với các trường hợp xấu nhất. Tốt nhất là nên sử dụng các biện pháp phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Đối với nấm bệnh, vi khuẩn thời điểm này rất dễ gây ra bệnh ghẻ loét gây hại lá sau đó lan dần sang cành và quả. Chúng ta cần sử dụng sunfat đồng kết hợp với nấm đối kháng để phòng, trị một cách dứt điểm và hạn chế tối đa sự lây lan.

Còn đối với nhện đỏ, chúng ta sử dụng các loại nấm ký sinh như là nấm xanh nấm trắng để có thể diệt trừ cả nhện trưởng thành, trứng nhện và nhện con,…

Sau đợt thúc trái này, trước khi thu hoạch 2 tháng, tức là 7 tháng từ khi đậu quả đối với cam và 4 – 5 tháng đối với bưởi chúng ta cần bón thêm một lượng kali vừa đủ để tạo ngọt và gia tăng hương vị, màu sắc cho quả. Nếu gặp mưa, cần bổ sung thêm một ít bột đá dolomite cho toàn vườn để đảm bảo pH không bị tụt xuống quá sâu gây ảnh hưởng đến độ tan của phân bón.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN CHĂM SÓC CÂY GIAI ĐOẠN NUÔI TRÁI MIỄN PHÍ!

Chăm Sóc Cây Có Múi Mùa Mưa

Thông thường khi bà con trồng cây có múi sẽ trải qua mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến hết tháng 10, vườn cây rất dễ bị ngập úng khiến cây thiếu oxy, thúi rễ, ngộ độc, mắc bệnh…Vì vậy bà con nên nắm được cách chăm sóc cây có múi mùa mưa để đảm bảo sức khỏe của cây, tránh tình trạng cây chết hàng loạt.

MỘT SỐ KỸ THUẬT CHĂM SÓC VƯỜN CÂY CÓ MÚI VÀO MÙA MƯA

Xây dựng hệ thống đê bao vững chắc ngăn nước lũ tràn vào vườn trồng kết hợp nạo vét kênh rạch chuẩn bị mọi điều kiện thoát nước tốt nhất. Nếu mưa kéo dài, bà con nên nhanh chóng bơm nước ra khỏi vườn, đào thêm rãnh phụ 40 cm để thoát nhanh, mực nước ở mương cấp nước phải thấp hơn mặt liếp 0,6m.

Tiến hành cắt tỉa những cành sâu bệnh và cành vô hiệu, chồi vượt để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng khi bước vào thời kỳ ngập úng.

Khi nước mưa kết hợp với lũ rất dễ tạo nên môi trường thuận lợi cho các mầm bệnh gây hại cho cây có múi như nấm thán thư, nấm thối trái phát triển mạnh. Trước khi bước vào mùa mưa bà con nên tiến hành phun nước tưới hoặc rung cây để hạn chế nấm bệnh.

Để chống những bệnh thường tấn công chồi non bà con nên tỉa cành thông thoáng hoặc phun đạm để kích thích quá trình trưởng thành của chồi và lá, lá nhanh già sẽ rút ngắn thời gian bệnh dễ dàng tấn công hơn. Tuy nhiên bà con chỉ nên bón phân đạm cho trường hợp này nếu tình trạng ra đọt non sớm hơn 2 tháng khi vườn bắt đầu bước vào mùa mưa.

DINH DƯỠNG CHO CÂY CÓ MÚI VÀO MÙA MƯA

TRƯỚC KHI NGẬP ÚNG TỪ 1-1,5 THÁNG

Bà con nên tiến hành cũng cố đê bao xung quanh vườn trồng cây có múi, tôn cao đất liếp, tránh bón phân chứa nhiều đạm để cây không ra đọt non gây tiêu hao nhiều dinh dưỡng làm cây dễ suy yếu, thậm chí dẫn đến tình trạng chết cây hàng loạt. Cũng không bón phân hữu cơ cho vườn cây vì phân hữu cơ vi sinh sẽ cung cấp nhiều vi sinh vật thêm cho đất, chúng hoạt động mạnh, tiêu hao nhiều oxy và khi ngập úng trong tình trạng yếm khí thì rễ cây dễ rơi vào tình trạng không đủ oxy để hô hấp.

Cách bón phân: Pha 100g phân NPK với 10 lít nước sau đó phun đều lên thân và lá cách 5 ngày thì phun lại 2 lần.

GIAI ĐOẠN VƯỜN CÂY BỊ NGẬP ÚNG

Lúc này bà con nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây như N, P, K, Ca, Mg… để giúp cây đủ khả năng chống chịu trong thời gian bị ngập úng. Bên cạnh đó khí khẩu lúc này của lá đóng lại khiến lá không thể quang hợp, không tạo ra được năng lượng để cung cấp cho cây, bà con nên cung cấp gluco để khắc phục được tình trạng này.

Cách bón phân:

Trộn đều hỗn hợp 4 kg phân NPK với 1kg phân urê, sau đó lấy 100-150g hỗn hợp phân với 10 lít nước rồi phun đều lên thân lá. Hoặc trộn 2 phần DAP và 1 phần KCL, sau đó lấy 100-150g hòa tan với 10 lít nước rồi phun đều lên thân lá.

Bổ sung gluco: Trộn 4 phần gluco với 1 phần urê rồi lấy 50g hòa tan với 10 lít nước phun đều lên thân lá.

GIAI ĐOẠN SAU NGẬP ÚNG

Nên xới nhẹ, phá váng ở lớp đất mặt và đào rãnh để nước rút nhanh qua khỏi mặt liếp, bón phân giúp cây nhanh chóng cân bằng lại dinh dưỡng, kết hợp bón vôi cho cây để chống vi sinh vật gây hại tấn công vườn trồng.

Cách bón phân:

Trộn hỗn hợp 2 phân DAP với 1 phần Cloruakali, dùng 200-500g với cây từ 1-2 năm tuổi, đối với những cây từ 3 năm tuổi trở lên thì tăng liều lượng cao hơn.

Bón vôi cho vườn: Liều lượng cho mỗi gốc là từ 0,5-1 kg tức khoảng 500-1000kg/1 ha.

Ngoài bón phân vào những thời kỳ trước trong và sau khi vườn cây ngập úng, hằng năm bà con nên bón phân hữu cơ vi sinh cho cây vào thời điểm chuẩn bị rước hoa, thời kỳ cây tạo quả non và sau khi thu hoạch. Phân hữu cơ vi sinh sẽ bổ sung thêm nhiều vi sinh vật có lợi cho đất, đất trở nên tơi xốp, thoáng khí, ổn định pH, tăng khả năng chống hạn cho cây trồng, ngoài ra phân còn giúp hiệu quả bón phân vô cơ tốt hơn, hạn chế việc sử dụng phân hóa học, bảo vệ được môi trường.

Bài viết trên, BioSacotec đã trình bày về cách CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI VÀO MÙA MƯA, mong rằng bà con có thể áp dụng hiệu quả, giúp cây phát triển tốt cho một vụ mùa bội thu. Chúc bà con thành công!

Mạnh Quân

Hoà cùng xu hướng phát triển tương lai, với khát vọng ứng dụng công nghệ sinh học vào ngành nông nghiệp, công ty đã được thành lập để tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ, sản phẩm nông nghiệp an toàn và hiệu quả, vì một nền nông nghiệp sạch và bền vững. “NUÔI CÂY LÀ NUÔI ĐẤT” – BioSacotec đang làm điều đó hằng ngày, để giúp cây trồng phát triển khoẻ mạnh và bền vững. Đó là nhiệm vụ cũng như sứ mệnh của chúng tôi! Xem tất cả bài viết của Mạnh Quân →