Top 5 # Quy Trình Bón Phân Yara Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Quy Trình Bón Phân Obi

Để cây trồng đạt hiệu quả cao nhất khi sử dụng phân bón OBI-Ong Biển, trước khi bón phân bà con cần nắm rõ những lưu ý như sau:

Khi sử dụng phân bón OBI-Ong Biển bà con chỉ cần rải đều phân trên mặt đất, quanh tán cây, cách gốc 30-40cm và tưới nước đẫm. Đây là phương pháp canh tác rất đơn giản nhưng đạt hiệu quả cao nhất mà phân bón OBI-Ong Biển đã mang lại trong thời gian qua, đánh dấu bước đột phá kết tinh mọi giải pháp trong kỹ thuật canh tác cây trồng. Có nhiều phương pháp tưới khác nhau, nhưng khi sử dụng phân bón OBI-Ong Biển phải tưới nước thật đẫm và luôn giữ ẩm quanh gốc cây sau khi bón phân. Chủ động tưới nước cho cây, không nên phụ thuộc vào thời tiết. Nếu không tưới nước kịp thời cây sẽ bị vàng lá (thường gặp vào mùa khô), khi gặp trường hợp này phải tưới nước nhiều và giữ ẩm cho cây.

Nếu độ ẩm tương đối của đất nhỏ hơn 30% chứng tỏ đất đang khô, khi gặp trường hợp này nhất thiết bà con phải tưới nước để tăng độ ẩm cho đất.

Để tránh những trường hợp chết nhanh xảy ra trong vườn tiêu vào mùa mưa hoặc mùa nắng, bà con nên chủ động bón phân OBI-Ong Biển (Nếu bà con sử dụng phân bón OBI-Ong Biển lần đầu thì phải tăng lượng bón), tưới nước ngay sau khi bón và luôn giữ độ ẩm trong đất tối thiểu là 30%.

Khuyến cáo: Hạn chế tối đa hoặc không sử dụng các loại thuốc BVTV, phân nước, phân bón lá, không cần thiết áp dụng các biện pháp xử lý đất khi đã sử dụng phân bón OBI-Ong Biển.

II. KỸ THUẬT BÓN PHÂN OBI-ONG BIỂN: 1. GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT (TRỒNG MỚI):

Khi làm bồn bà con nên bón lót 1kg OBI-Ong Biển 3 đặc biệt/gốc và tưới nước đầy bồn, sau 20-30 ngày mới xuống giống sẽ giúp cây phát triển tốt và tăng khả năng đề kháng sâu bệnh hại về sau. Trong thời gian chờ xuống giống phải thường xuyên tưới nước giữ ẩm hố tiêu để phân bón OBI-Ong Biển phát huy tác dụng cao nhất. Ngoài ra, nếu có điều kiện bà con có thể bón lót trước khi trồng theo cách kết hợp (1kg OBI-Ong Biển 3 đặc biệt + 3kg phân bón lót OBI-Ong Biển 4)/gốc.

LƯU Ý

Khi bà con quan sát thấy cây sinh trưởng, phát triển chậm lại thì lúc đó mới cần bón phân OBI-Ong Biển bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây. Khi sử dụng phân OBI-Ong Biển, cây tiêu sẽ ra chồi màu tím, mập, lá to, dày và bóng. Đây là dấu hiệu cây trồng phát triển tốt. Phân bón OBI-Ong Biển đã cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cho cây trồng, vì vậy bà con không cần bón bất cứ loại phân bón nào kể cả phân vi lượng. Việc bón thêm phân chỉ gây tốn kém chi phí cho bà con

Khi sử dụng phân OBI-Ong Biển, cây tiêu sẽ ra chồi màu tím, mập, lá to, dày và bóng

2. GIAI ĐOẠN KINH DOANH:

Thời kỳ thứ nhất (Sau xiết nước): Sau khi sử dụng phương pháp kích thích ra hoa, bà con nên chia làm 2 lần bón phân, mỗi lần bón từ 1-1,5kg OBI-Ong Biển 3 đặc biệt/gốc (bón cách nhau tối thiểu từ 10 – 20 ngày). Thời kỳ này việc bón phân mang tính chất quyết định đến năng suất của cây tiêu nên nhất thiết phải sử dụng OBI-Ong Biển 3 đặc biệt vì phân bón OBI- Ong Biển 3 đặc biệt đủ khả năng và tính chất làm cho cây trồng phục hồi sức khỏe nhanh, đưa cây về trạng thái sung mãn, đủ dưỡng chất để quyết định cho năng suất. Trong thời kỳ này cây trồng rất nhạy cảm, cần ổn định dinh dưỡng nên trong khoảng 70 – 80 ngày không được bón thêm bất cứ một loại phân nào và không được sử dụng thuốc BVTV phun ngừa hay đổ gốc để đảm bảo tỷ lệ đậu trái, hạn chế rụng bông và rụng trái non. Thời kỳ thứ hai (nuôi trái): Đối với những vườn tiêu đã sử dụng phân bón OBI-Ong Biển 3 đặc biệt sau khi xiết nước thì đến 2,5 tháng (khoảng 70 đến 80 ngày) bà con mới sử dụng tiếp phân bón OBI-Ong Biển để nuôi trái. Giai đoạn này bón 1kg OBI-Ong Biển 3 đặc biệt (hoặc 1-1,5kg OBI-Ong Biển 3 loại thường). Tới giai đoạn chắc nhân nặng hạt (khoảng 5 tháng sau khi xiết nước) bà con bổ sung thêm cho thời kỳ nuôi trái 1 – 1,5kg phân khoáng OBI-Ong Biển 04 (không sử dụng thêm ka li). Thời kỳ thứ ba (trước thu hoạch): Đây là thời kỳ quan trọng quyết định đến năng suất cho vụ sau. Nếu sau thời kỳ bón nuôi trái (khoảng 6-7 tháng sau xiết nước) cây phát triển tốt, có hiện tượng đâm chồi khi đang nuôi trái thì bà con chỉ cần bổ sung thêm 1-2kg phân bón lót `OBI-Ong Biển 4/gốc (không cần bổ sung thêm bất kỳ loại phân nào khác kể cả phân chuồng). Bà con nên để cây trồng có một thời gian suy, sau một năm sử dụng phân bón OBI-Ong Biển sẽ không cần lo lắng về vấn đề cây suy.

3. PHỤC HỒI CÂY:

Đối với cây tiêu bị bệnh (tiêu điên, chết nhanh, chết chậm, tuyến trùng…) hoặc già cỗi: Có thể bón phân OBI-Ong Biển trong mọi thời điểm để phục hồi cây nhưng tốt nhất là bón vào mùa nắng. Tùy theo tình trạng bệnh và mức độ sinh trưởng của cây bà con bón phân OBI-Ong Biển 3 đặc biệt khoảng 2-2,5 kg/gốc, tưới nước đẫm. Khi bà con mua phân bón đúng điểm phân phối sản phẩm của Nhà máy và sử dụng phân bón theo đúng quy trình thì Nhà máy cam kết với bà con về kết quả trên vườn tiêu của bà con như sau: + Bón phân hữu cơ OBI-Ong Biển 3 đặc biệt 3 lần ( khoảng 6 tháng, vào mùa nắng) hạn chế được 50% bệnh chết nhanh. + Bón phân hữu cơ OBI-Ong Biển 3 đặc biệt 4 lần (khoảng 8 tháng) sẽ hạn chế được 70% bệnh chết nhanh. + Bón phân hữu cơ OBI-Ong Biển 3 đặc biệt 5 lần ( khoảng 1 năm ) sẽ hạn chế được 80% bệnh chết nhanh. – Đối với cây tiêu có hiện tượng tháo đốt từ trên ngọn, cây già cỗi, sự sống chỉ còn 20-30%: Thay vì nhổ bỏ bà con chỉ nên cắt bỏ phần trên và giữ lại phần dưới của dây tiêu từ 1-2m so với mặt đất (tùy theo chiều cao của trụ tiêu và mức độ bệnh của cây). Sau đó bón 2-2,5kg OBI-Ong Biển 3 đặc biệt và tưới nước đẫm mà không dùng bất kỳ biện pháp xử lý nào khác và cũng không dùng bất kỳ loại phân bón hay thuốc BVTV nào. Dấu hiệu nhận biết cây tiêu bệnh đã phục hồi: Cây có dấu hiệu đâm chồi, lá non có đốm trắng, to không đồng đều. Khi đó bà con tiếp tục sử dụng phân bón OBI-Ong Biển 3 đặc biệt cây sẽ phục hồi lại hoàn toàn.

Cây Tiêu chỉ còn 10% sức sống nay đã phục hồi sau khi sử dụng phân bón OBI-Ong Biển (Vườn nhà chú Long, Lâm San, Cẩm Mỹ, Đồng Nai)

Tính năng phục hồi cây tiêu bị bệnh và kém phát triển của Phân bón OBI-Ong Biển đạt hiệu quả cao nhất vào mùa nắng (với điều kiện tưới nước giữ độ ẩm). Nếu bà con sử dụng phân bón OBI-Ong Biển vào mùa mưa thì phần lớn chỉ có giá trị về mặt cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, khả năng phục hồi cây bị bệnh là thấp.

Nhằm đảm bảo mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất, bà con nên bảo quản phân bón trong môi trường nhất định, dự trữ số lượng phân bón phải đủ cho 3 lần bón ban đầu. Phân bón OBI-Ong Biển là chất dinh dưỡng không phải là thuốc, nhưng khi sử dụng mới hiểu hết được giá trị mang lại. Phân bón OBI-Ong Biển không chỉ là giải pháp mà là con đường đơn giản nhất, năng suất nhất, hiệu quả nhất để tiến đến một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững nhanh nhất. Chỉ cần hai bước bón phân và tưới nước, chấm dứt mọi lý thuyết và kinh nghiệm mà không áp dụng được trong thực tế.

Quy Trình Nhập Khẩu Phân Bón Map

MAP là loại phân bón trong thành phần có chứa chủ yếu là các nguyên tố dinh dưỡng đạm (N), lân (P) được liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học. Nhờ có hàm lượng lân cao nên phân bón MAP thường được sử dụng để cải tạo đất, phục hồi bộ rễ khi cây trồng bị ngập úng hoặc khô hạn lâu ngày, MAP thường được sử dụng để bón rễ.

Hiện nay, MAP ngày càng trở nên phổ biến trên thị trường phân bón, do đó nhu cầu nhập khẩu MAP cũng ngày càng tăng. Tuy nhiên, phân bón là hàng hóa kinh doanh có điều kiện, được quản lý bởi nhiều Bộ, Ngành khác nhau, đồng thời Chính phủ vừa ban hành Nghị định 84/2019/NĐ-CP Về quản lý phân bón thay thế cho Nghị định 108/2017/NĐ-CP, trong đó thay đổi nhiều thủ tục làm cho quy trình nhập khẩu phân bón trở nên tương đối phức tạp. Hôm nay, GLaw Việt Nam hân hạnh hướng dẫn cho các bạn quy trình nhập khẩu phân bón MAP về Việt Nam.

II. QUY TRÌNH NHẬP KHẨU MAP

Doanh nghiệp muốn nhập khẩu MAP lần đầu về kinh doanh tại Việt Nam có thể thực hiện theo 02 hình thức:

III. THỦ TỤC CHI TIẾT CỦA TỪNG HÌNH THỨC

Doanh nghiệp nhập khẩu phân bón MAP chưa được công nhận lưu hành ở Việt Nam có thể xin Giấy phép nhập khẩu với mục đích là làm nguyên liệu để sản xuất phân bón khác.

Việc xuất khẩu phân bón thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương hoặc theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

Kết quả thực hiện: Giấy phép nhập khẩu phân bón, thời hạn của Giấy phép là 01 năm. Giấy phép này không được gia hạn, hết thời hạn giấy phép theo quy định, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục tương tự để xin cấp mới Giấy phép nhập khẩu.

2. Xin cấp Quyết định công nhận lưu hành ở Việt Nam

Doanh nghiệp nhập khẩu phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam, không thuộc trường hợp phải xin cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón thì phải xin cấp Quyết định công nhận lưu hành tại Việt Nam.

Doanh nghiệp được cấp Quyết định công nhận lưu hành tại Việt Nam được nhập khẩu hoặc ủy quyền nhập khẩu phân bón trong Quyết định và không cần xin Giấy phép nhập khẩu phân bón.

MAP là phân bón vô cơ phức hợp thuộc trường hợp không phải thực hiện khảo nghiệm. Do đó, doanh nghiệp nhập khẩu phân bón MAP có thể trực tiếp thực hiện xin Quyết định công nhận lưu hành.

Hồ sơ cần chuẩn bị

Đơn đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành;

Bản thông tin chung về phân bón có xác nhận của nhà sản xuất bao gồm: loại phân bón, dạng phân bón, hướng dẫn sử dụng, phương thức sử dụng, thời hạn sử dụng, cảnh báo an toàn, chỉ tiêu chất lượng và hàm lượng yếu tố hạn chế của phân bón;

Phiếu kiểm nghiệm phân bón;

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) do nước xuất khẩu cấp;

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân.

Thẩm quyền cấp: Cục Bảo vệ thực vật – (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Thời gian thực hiện: 60-90 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Kết quả thực hiện: Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, thời hạn của Quyết định là 05 năm. Trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng, tổ chức cá nhân có nhu cầu gia hạn phải thực hiện thủ tục gia hạn.

Lưu ý: Theo quy định tại Điều 42, Luật trồng trọt 2018 có hiệu lực thi hành 01/01/2020, tất cả các cơ sở kinh doanh phân bón gồm đại lý phân bón, cửa hàng phân bón phải có chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón trước khi buôn bán phân bón. Theo đó, các tổ chức, cá nhân có hoạt động buôn bán phân bón phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón. Bạn đọc tham khảo bài viết: Thủ tục thành lập công ty buôn bán phân bón.

Ngoài ra, công ty Luật Glaw Vietnam chuyên tư vấn thủ tục nhập khẩu phân bón. Các cá nhân hoặc doanh nghiệp đang có nhu cầu nhập khẩu phân bón hoặc muốn tìm hiểu thêm về thủ tục có thể liên hệ Hotline: 0945.929.727 hoặc email: info@glawvn.com.

Quy Trình Bón Phân Cho Cây Lúa

Lúa là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, chịu thâm canh cao, năng suất có thể đạt từ 8 -10 tấn/ha.

Nhu cầu dinh dưỡng cây Lúa: Ở Việt Nam lượng dinh dưỡng cho lúa giao động từ

+ Đối với các giống lúa thuần dưới 95 ngày

+ Đối với các giống lúa thuần trên 95 ngày

+ Đối với các giống lúa lai dưới 95 ngày

+ Đối với các giống lúa lai trên 95 ngày

Để cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt – đạt năng suất cao nhất, ngoài các yếu tố dinh dưỡng chính như: Đạm, Lân, Kali thì cần bổ sung các chất dinh dưỡng trung: Canxi, Magie, Lưu huỳnh đặc biệt là Silic và vi lượng: Đồng, Kẽm, Sắt, Molipden, Bo, Mangan… (Tham khảo cẩm nang dinh dưỡng cây trồng)

QUY TRÌNH BÓN PHÂN

1. Bón lót (Bón trước khi cấy hoặc gieo sạ)

C1: Bón phân đơn:

+ Supe Lân: 15 – 20kg/500m2 (300 – 400kg/ha)

+ Đạm Urea: 2 – 4kg/500m2 (40 – 80kg/ha)

+ Kali Clorua: 1 – 1,5kg/500m2 (20 – 30kg/ha)

C2: Bón phân NPK

(Chọn các sản phẩm chuyên lót cho lúa có hàm lượng lân cao, hàm lượng đạm và kali thấp)

+ NPK 5.10.3; NPK 6.8.4; NPK 6.9.3… : 25 – 30kg/500m 2 (500 – 600kg/ha)

hoặc DAP (18-46): 7 – 10kg/kg/500m 2 (140 – 200kg/ha).

Nếu bón loại hàm lượng cao hơn có thể giảm lượng bón theo tỷ lệ thích hợp hoặc theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Không nên chọn loại phân có hàm lượng Đạm và Kali quá cao mà Lân thấp (VD: NPK 8.2.8; 12.2.10; 20.5.15…) để bón lót làm mất cân bằng dinh dưỡng, lúa dễ bị sâu bệnh.

Cách bón: Trộn đều phân và rải đều khắp mặt ruộng trước khi cấy, sạ.

2. Bón thúc đẻ nhánh (sau khi lúa bén rễ hồi xanh hoặc 20 – 25 ngày sau sạ)

C1: Bón phân đơn:

+ Đạm Urea: 5 – 7kg/500m 2 (100 – 140kg/ha);

+ Kali Clorua: 2 – 3kg/500m 2 (40 – 60kg/ha).

C2: Bón phân NPK

(Chọn các sản phẩm chuyên thúc cho lúa có hàm lượng Đạm cao, hàm lượng kali vừa phải)

+ NPK 12.2.10; NPK 12.2.12; NPK 11.1.8: 18 – 20kg/500m 2 (360 – 400kg/ha)

Nếu bón loại hàm lượng cao hơn có thể giảm lượng bón theo tỷ lệ thích hợp hoặc theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Cách bón: Trộn đều phân rải đều khắp ruộng kết hợp làm cỏ sục bùn.

3. Bón đón đòng (khi lúa đứng cái làm đòng)

C1: Bón phân đơn:

+ Đạm Urea: 1 – 2kg/500m 2 (20 – 400kg/ha);

+ Kali Clorua: 2 – 3 kg/500m 2 (40 – 60kg/ha).

C2: Bón phân NPK

(Chọn các sản phẩm chuyên thúc đón đòng cho lúa có hàm lượng Đạm cao và Kali cao)

+ NPK 12.2.10; NPK 12.2.12; NPK 11.1.8: 8 – 10kg/500m2 (160 – 200kg/ha)

Nếu bón loại hàm lượng cao hơn có thể giảm lượng bón theo tỷ lệ thích hợp hoặc theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Cách bón: Trộn đều phân rải đều khắp ruộng.

Quy Trình Kỹ Thuật Bón Phân Cho Lan

– Dựa theo từng tuổi của lan và nhu cầu dinh dưỡng của mỗi giai đoạn.

– Áp dụng nguyên lý “Ăn ít nhưng ăn thường xuyên, đều đặn”.

– Dựa theo mùa vụ, thời tiết trong ngày.

– Dựa vào hướng dẫn sử dụng trên nhãn bao bì của từng loại phân.

– Tuỳ theo tính chất của giá thể để lựa chọn loại phân bón rễ cho phù hợp.

Tuổi 1 tính từ ngày cấy mô đến khi cây lan đạt tiêu chuẩn cây con tách ra vườn ươm. Tuổi này kéo dài khoảng từ 4-8 tháng tùy theo từng nhóm, loài lan.

Tuổi 2 tính từ khi cây con tách khỏi chai mô đến khi ra khỏi vườn ươm (giai đoạn này cây con sống trong vườn ươm có điều kiện chăm sóc khác với vườn sản xuất). Tuổi này kéo dài từ 4-6 tháng tuỳ loài lan.

Tuổi 3 tính từ khi cây lan ra khỏi vườn ươm để trồng tại vườn sản xuất cho tới khi cây đạt tuổi trưởng thành (có thể ra hoa). Tuổi này kéo dài từ 4-8 tháng tuỳ loài lan (riêng một số loài có thể kéo dài 24 tháng)

Tuổi 4 tính từ tháng tiếp theo của tuổi 3 chuyển qua hoặc tính từ trước khi cây ra hoa 3 tháng (tuổi này kéo dài khoảng 3 tháng).

Tuổi 5 tính từ khi cây nhú phát hoa đến khi hoa nở hoàn toàn (100% nụ hoa trên phát hoa đã nở hết). Tuổi này kéo dài từ 2-3 tháng tùy theo loài lan và thời tiết khí hậu.

– Dựa theo nguyên tắc bón phân chung và ở mỗi tuổi của lan thì có chế độ bón phân phù hợp. Mỗi loài nhóm lan cũng có kỹ thuật bón khác nhau.

– Chế độ bón tùy thuộc vào chủng loại phân và liều lượng, số lần bón.

Do được nuôi trong chai mô ở điều kiện vô trùng và môi trường đủ dinh dưỡng nên không có bất cứ một tác động nào khác ngoại trừ ánh sáng và nhiệt độ.

Chất lượng cây giống phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi cấy và pha chế môi trường nuôi lan.

Đây là tuổi cây mới tách từ môi trường trong phòng ra vườn ươm, vì vậy phải chăm sóc đúng kỹ thuật. Bón phân theo “nguyên tắc 4 đúng”:

+ Đúng chủng lọai phân phù hợp với từng giai đọan sinh trưởng, phát triển.

+ Đúng nồng độ, liều lượng qui định cho mỗi tuổi và nhóm lòai lan.

+ Đúng thời kỳ, giờ giấc và mùa vụ.

+ Đúng kỹ thuật và phương pháp bón.

Nếu là phân dạng tinh thể hay dạng bột pha 0,5g cho 1 lít nước sạch để xịt.

Nếu là phân lỏng thì pha với liều lượng bằng phân nửa (1/2) so với liều khuyến cáo.

Định kỳ xịt 3 ngày/lần.

Nên xịt lúc 8h – 9h sáng, sau đó từ 16h – 17h thì xịt sương lại bằng nước sạch để cây hấp thu phần còn lại của phân đã bám dính trên lá.

Sáng ngày hôm sau cần tưới nước cho sạch hết tồn dư của phân ở trên lá (các phần tồn dư này cây không hấp thu được và không có lợi cho cây).

Một số loại phân phù hợp cho tuổi này bao gồm: HT- 311 (30-10-10); ORCHID-1; VTM-B1; FISH EMULSION 5-1-1(sữa cá); HT-ORCHID-11(Phân HCSH); HT-ORCHID-12(19-6-12) hoặc Nutricote 19-6-12.

Đây là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh nhất, tăng trưởng cả về số lượng và khối lượng. Giai đoạn này rất cần hấp thu đủ dinh dưỡng để chuyển qua hình thành mầm hoa.

Một số loại phân bón thích hợp cho loại này gồm:

+ HT-311 (30-10-10); HT-ORCHID-11 (Phân hữu cơ sinh học); HT-ORCHID-12 (19-6-12); VTM-B1; FISH EMULSION 5-1-1(sữa cá); HT-222 (21-21-21)

+ Phân bón rễ (Áp dụng cho nhóm lan trồng trên giá thể như Địa lan, Vú nữ, Cattlaye Dendrobium ); Hữu cơ sinh học (HT-ORCHID-11); Phân hạt Nutricote 19-6-12; Nutricote 14-14-14 hoặc Phân tan chậm HT – ORCHID.06 (12-12-12).

HT-ORCHID.06 NUTRICOTE 19-6-12

– Với Dendro có thể đặt 1 trong 3 loại: Hữu cơ sinh học (HT-ORCHID-11); Phân hạt Nutricote 19-6-12; Nutricote 14-14-14.

– Với Oncidium (vũ nữ) đặt 1 trong 3 loại như trên.

– Với Phalaenopsis( Hồ điệp): chọn Nutricote 19-6-12 hoặc phân chậm tan HT – ORCHID.06(12-12-12)

Ghi chú: Có thể sử dụng phân hạt chậm tan loại Nutricote 19-6-12 và Nutricote 14-14-14 rải trên bề mặt chậu lan (loại phân hạt đựng trong hũ)

– Nếu giá thể trồng bằng than củi thì không rắc loại này vì phân sẽ bị lọt xuống đáy chậu (lãng phí phân), nên sử dụng loại túi lưới (NUTRICOTE 19-6-12).

4. Áp dụng phân bón cho tuổi 4:

– Một số loại phân bón thích hợp cho tuổi này:

+ HT-131 (10-30-10); ORCHID-2 (6-30-30); HT-ORCHID.04 (0-38-19); HT-ORCHID.05(STRONG); HT-ORCHID.09; KH2PO4; KNO3.

+ HT-ORCHID.01 (3-6-12); Nutricote 14-14-14+ TE.

5. Áp dụng phân bón cho tuổi 5:

Đây là tuổi nuôi hoa, dinh dưỡng giúp hoa đậm màu, tươi lâu và bền hoa. Tuổi này sử dụng loại HT-113 (10-10-30 ); lọai HT-222 (21-21-21); HT-008; Hữu cơ vi sinh. Xịt khi hoa mới nhú và xịt 2 lần (mỗi lần cách nhau 5 ngày) với liều 1gam/1lít nước.

Chú ý: Tuổi này mục đích là nuôi hoa (chú ý không xịt phân bón lên phát hoa).

Sử dụng ở đầu vòi phun 1 dụng cụ chụp để phân không bám vào phát hoa. Chỉ xịt ở phần thân lá và rễ phía dưới.

6. Những điều cần lưu ý khi bón phân:

– Phun phân vào thời điểm từ 8 – 9 giờ sáng.

– Từ 16 – 17 giờ phun sương bằng nước sạch để cho cây hấp thu hết phân (tiết kiệm phân).

– Sáng ngày hôm sau, dùng nước xịt mạnh để rửa lá lan cho sạch hết tồn dư cặn (không làm ảnh hưởng tới màu sắc lá).

– Sau hết 1 chu kỳ sinh trưởng đầu tiên của cây lan (tính từ nuôi cấy mô đến ra hoa) thì chu kỳ bón phân tiếp theo được tính từ tuổi 3 của lan.

Như vậy: Áp dụng qui trình bón phân theo tuổi 3 sau khi kết thúc hoa đợt 1. Rồi lần lượt chuyển qua tuổi 4, tuổi 5. Các chu kỳ lại lặp lại từ tuổi 3 sau mỗi đợt ra hoa.

– Với điều kiện khí hậu ở Việt Nam (kể từ đèo Hải Vân trở vào phía Nam) cây lan không cần thời gian nghỉ. Nếu đủ dinh dưỡng thì cây lan vẫn tiếp tục ra hoa theo chu kỳ.

Chú ý: Với lan Vanda và Mokara thì chủ yếu sử dụng phân bón qua lá là chính. Cần xiết nước (hạn chế tưới nước) và phải tăng lượng ánh sáng (kể cả thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng) trong giai đoạn cần kích thích ra hoa.

Trong qúa trình chăm sóc cần chú ý sử dụng một số chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh chuyên dùng cho lan như: OLICID – chúng tôi ORCHID- chúng tôi Giúp cho lá bóng đẹp, hoa bền màu sử dụng chế phẩm chúng tôi (Super – Ca). Nếu chậu lan bị nhiều rong rêu sử dụng chế phẩm ORCHID- 9.RR.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở cung cấp lan giống. chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một địa chỉ bán lan giống cấy mô uy tín, đảm bảo chất lượng.

Trung tâm Bảo tồn giống hoa lan – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam là đơn vị trực thuộc Trung tâm Nông nghiệp Công nghệ cao là đối tác của Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Nông Nghiệp Bền Vững được thành lập từ năm 2012 dưới sự quản lý của Tiến sĩ Hoàng Thị Giang – Chuyên gia về Công nghệ sinh học, công nghệ nuôi cấy mô tại trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.

Giá một cây lan giống trên thị trường hiện nay dao động từ 20.000 VNĐ – 2.500.000 VNĐ. Tại Trung tâm, một cây lan giống nuôi cấy mô có giá trung bình 30.000 VNĐ/cây 4 tháng tuổi, một mức giá vô cùng phải chăng so với thị trường và phù hợp với người chơi lan cũng như các nhà vườn.

Để đặt hàng giống cây tại Trung tâm bạn chỉ cần:

HOTLINE: 0862.060.008

ĐỊA CHỈ: Phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩn – Học viện Nông Nghiệp Việt Nam – TT.Trâu Quỳ – Gia Lâm