Top 10 # Quy Trình Bón Phân Thúc Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Quy Trình Bón Phân Thúc Cho Cây Ăn Quả Có Múi Hiệu Quả

Vậy để bón phân thúc trái đạt hiệu quả cao nhất chúng ta cần làm thêm một số việc sau đây:

Thứ nhất, bổ sung humic kích rễ trước khi bón phân từ 5 – 7 ngày để chuẩn bị cho cây một bộ rễ tốt nhất, khỏe nhất, giúp gia tăng khả năng hút và tốc độ hút dinh dưỡng cho rễ. Từ đó sẽ giúp cây sử dụng được tối đa lượng phân bón vào thời điểm này.

Còn phân bón gốc ở giai đoạn này mọi người có thể sử dụng loại NPK 2-1-2, 3-1-3 hoặc sử dụng các loại phân hữu cơ như phân gà nhật, bột đậu tương, phân vi sinh cố định đạm sinh học azotobacterin,…

Thứ hai, đối với những cây có biểu hiện thiếu chất, vàng lá, yếu hơn những cây còn lại chứng tỏ nó đang bị stress (cây trồng sau khi ra hoa đậu quả cũng giống như phụ nữ sau sinh rất dễ bị stress, trầm cảm,…). Khi thấy cây như vậy, cần phải bổ sung amino acid để giải stress cho cây ngay, tránh để tình trạng này kéo dài vì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình nuôi quả của cây làm giảm năng suất, chất lượng.

Ngoài ra, giai đoạn này cũng là giai đoạn thời tiết khá phức tạp, thuận lợi cho các đối tượng dịch hại như nấm bệnh, vi khuẩn, nhện đỏ phát triển. Để đảm bảo an toàn cho cây, chúng ta cũng cần phải có những biện pháp chuẩn bị để ứng phó với các trường hợp xấu nhất. Tốt nhất là nên sử dụng các biện pháp phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Đối với nấm bệnh, vi khuẩn thời điểm này rất dễ gây ra bệnh ghẻ loét gây hại lá sau đó lan dần sang cành và quả. Chúng ta cần sử dụng sunfat đồng kết hợp với nấm đối kháng để phòng, trị một cách dứt điểm và hạn chế tối đa sự lây lan.

Còn đối với nhện đỏ, chúng ta sử dụng các loại nấm ký sinh như là nấm xanh nấm trắng để có thể diệt trừ cả nhện trưởng thành, trứng nhện và nhện con,…

Sau đợt thúc trái này, trước khi thu hoạch 2 tháng, tức là 7 tháng từ khi đậu quả đối với cam và 4 – 5 tháng đối với bưởi chúng ta cần bón thêm một lượng kali vừa đủ để tạo ngọt và gia tăng hương vị, màu sắc cho quả. Nếu gặp mưa, cần bổ sung thêm một ít bột đá dolomite cho toàn vườn để đảm bảo pH không bị tụt xuống quá sâu gây ảnh hưởng đến độ tan của phân bón.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN CHĂM SÓC CÂY GIAI ĐOẠN NUÔI TRÁI MIỄN PHÍ!

Quy Trình Bón Phân Obi

Để cây trồng đạt hiệu quả cao nhất khi sử dụng phân bón OBI-Ong Biển, trước khi bón phân bà con cần nắm rõ những lưu ý như sau:

Khi sử dụng phân bón OBI-Ong Biển bà con chỉ cần rải đều phân trên mặt đất, quanh tán cây, cách gốc 30-40cm và tưới nước đẫm. Đây là phương pháp canh tác rất đơn giản nhưng đạt hiệu quả cao nhất mà phân bón OBI-Ong Biển đã mang lại trong thời gian qua, đánh dấu bước đột phá kết tinh mọi giải pháp trong kỹ thuật canh tác cây trồng. Có nhiều phương pháp tưới khác nhau, nhưng khi sử dụng phân bón OBI-Ong Biển phải tưới nước thật đẫm và luôn giữ ẩm quanh gốc cây sau khi bón phân. Chủ động tưới nước cho cây, không nên phụ thuộc vào thời tiết. Nếu không tưới nước kịp thời cây sẽ bị vàng lá (thường gặp vào mùa khô), khi gặp trường hợp này phải tưới nước nhiều và giữ ẩm cho cây.

Nếu độ ẩm tương đối của đất nhỏ hơn 30% chứng tỏ đất đang khô, khi gặp trường hợp này nhất thiết bà con phải tưới nước để tăng độ ẩm cho đất.

Để tránh những trường hợp chết nhanh xảy ra trong vườn tiêu vào mùa mưa hoặc mùa nắng, bà con nên chủ động bón phân OBI-Ong Biển (Nếu bà con sử dụng phân bón OBI-Ong Biển lần đầu thì phải tăng lượng bón), tưới nước ngay sau khi bón và luôn giữ độ ẩm trong đất tối thiểu là 30%.

Khuyến cáo: Hạn chế tối đa hoặc không sử dụng các loại thuốc BVTV, phân nước, phân bón lá, không cần thiết áp dụng các biện pháp xử lý đất khi đã sử dụng phân bón OBI-Ong Biển.

II. KỸ THUẬT BÓN PHÂN OBI-ONG BIỂN: 1. GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT (TRỒNG MỚI):

Khi làm bồn bà con nên bón lót 1kg OBI-Ong Biển 3 đặc biệt/gốc và tưới nước đầy bồn, sau 20-30 ngày mới xuống giống sẽ giúp cây phát triển tốt và tăng khả năng đề kháng sâu bệnh hại về sau. Trong thời gian chờ xuống giống phải thường xuyên tưới nước giữ ẩm hố tiêu để phân bón OBI-Ong Biển phát huy tác dụng cao nhất. Ngoài ra, nếu có điều kiện bà con có thể bón lót trước khi trồng theo cách kết hợp (1kg OBI-Ong Biển 3 đặc biệt + 3kg phân bón lót OBI-Ong Biển 4)/gốc.

LƯU Ý

Khi bà con quan sát thấy cây sinh trưởng, phát triển chậm lại thì lúc đó mới cần bón phân OBI-Ong Biển bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây. Khi sử dụng phân OBI-Ong Biển, cây tiêu sẽ ra chồi màu tím, mập, lá to, dày và bóng. Đây là dấu hiệu cây trồng phát triển tốt. Phân bón OBI-Ong Biển đã cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cho cây trồng, vì vậy bà con không cần bón bất cứ loại phân bón nào kể cả phân vi lượng. Việc bón thêm phân chỉ gây tốn kém chi phí cho bà con

Khi sử dụng phân OBI-Ong Biển, cây tiêu sẽ ra chồi màu tím, mập, lá to, dày và bóng

2. GIAI ĐOẠN KINH DOANH:

Thời kỳ thứ nhất (Sau xiết nước): Sau khi sử dụng phương pháp kích thích ra hoa, bà con nên chia làm 2 lần bón phân, mỗi lần bón từ 1-1,5kg OBI-Ong Biển 3 đặc biệt/gốc (bón cách nhau tối thiểu từ 10 – 20 ngày). Thời kỳ này việc bón phân mang tính chất quyết định đến năng suất của cây tiêu nên nhất thiết phải sử dụng OBI-Ong Biển 3 đặc biệt vì phân bón OBI- Ong Biển 3 đặc biệt đủ khả năng và tính chất làm cho cây trồng phục hồi sức khỏe nhanh, đưa cây về trạng thái sung mãn, đủ dưỡng chất để quyết định cho năng suất. Trong thời kỳ này cây trồng rất nhạy cảm, cần ổn định dinh dưỡng nên trong khoảng 70 – 80 ngày không được bón thêm bất cứ một loại phân nào và không được sử dụng thuốc BVTV phun ngừa hay đổ gốc để đảm bảo tỷ lệ đậu trái, hạn chế rụng bông và rụng trái non. Thời kỳ thứ hai (nuôi trái): Đối với những vườn tiêu đã sử dụng phân bón OBI-Ong Biển 3 đặc biệt sau khi xiết nước thì đến 2,5 tháng (khoảng 70 đến 80 ngày) bà con mới sử dụng tiếp phân bón OBI-Ong Biển để nuôi trái. Giai đoạn này bón 1kg OBI-Ong Biển 3 đặc biệt (hoặc 1-1,5kg OBI-Ong Biển 3 loại thường). Tới giai đoạn chắc nhân nặng hạt (khoảng 5 tháng sau khi xiết nước) bà con bổ sung thêm cho thời kỳ nuôi trái 1 – 1,5kg phân khoáng OBI-Ong Biển 04 (không sử dụng thêm ka li). Thời kỳ thứ ba (trước thu hoạch): Đây là thời kỳ quan trọng quyết định đến năng suất cho vụ sau. Nếu sau thời kỳ bón nuôi trái (khoảng 6-7 tháng sau xiết nước) cây phát triển tốt, có hiện tượng đâm chồi khi đang nuôi trái thì bà con chỉ cần bổ sung thêm 1-2kg phân bón lót `OBI-Ong Biển 4/gốc (không cần bổ sung thêm bất kỳ loại phân nào khác kể cả phân chuồng). Bà con nên để cây trồng có một thời gian suy, sau một năm sử dụng phân bón OBI-Ong Biển sẽ không cần lo lắng về vấn đề cây suy.

3. PHỤC HỒI CÂY:

Đối với cây tiêu bị bệnh (tiêu điên, chết nhanh, chết chậm, tuyến trùng…) hoặc già cỗi: Có thể bón phân OBI-Ong Biển trong mọi thời điểm để phục hồi cây nhưng tốt nhất là bón vào mùa nắng. Tùy theo tình trạng bệnh và mức độ sinh trưởng của cây bà con bón phân OBI-Ong Biển 3 đặc biệt khoảng 2-2,5 kg/gốc, tưới nước đẫm. Khi bà con mua phân bón đúng điểm phân phối sản phẩm của Nhà máy và sử dụng phân bón theo đúng quy trình thì Nhà máy cam kết với bà con về kết quả trên vườn tiêu của bà con như sau: + Bón phân hữu cơ OBI-Ong Biển 3 đặc biệt 3 lần ( khoảng 6 tháng, vào mùa nắng) hạn chế được 50% bệnh chết nhanh. + Bón phân hữu cơ OBI-Ong Biển 3 đặc biệt 4 lần (khoảng 8 tháng) sẽ hạn chế được 70% bệnh chết nhanh. + Bón phân hữu cơ OBI-Ong Biển 3 đặc biệt 5 lần ( khoảng 1 năm ) sẽ hạn chế được 80% bệnh chết nhanh. – Đối với cây tiêu có hiện tượng tháo đốt từ trên ngọn, cây già cỗi, sự sống chỉ còn 20-30%: Thay vì nhổ bỏ bà con chỉ nên cắt bỏ phần trên và giữ lại phần dưới của dây tiêu từ 1-2m so với mặt đất (tùy theo chiều cao của trụ tiêu và mức độ bệnh của cây). Sau đó bón 2-2,5kg OBI-Ong Biển 3 đặc biệt và tưới nước đẫm mà không dùng bất kỳ biện pháp xử lý nào khác và cũng không dùng bất kỳ loại phân bón hay thuốc BVTV nào. Dấu hiệu nhận biết cây tiêu bệnh đã phục hồi: Cây có dấu hiệu đâm chồi, lá non có đốm trắng, to không đồng đều. Khi đó bà con tiếp tục sử dụng phân bón OBI-Ong Biển 3 đặc biệt cây sẽ phục hồi lại hoàn toàn.

Cây Tiêu chỉ còn 10% sức sống nay đã phục hồi sau khi sử dụng phân bón OBI-Ong Biển (Vườn nhà chú Long, Lâm San, Cẩm Mỹ, Đồng Nai)

Tính năng phục hồi cây tiêu bị bệnh và kém phát triển của Phân bón OBI-Ong Biển đạt hiệu quả cao nhất vào mùa nắng (với điều kiện tưới nước giữ độ ẩm). Nếu bà con sử dụng phân bón OBI-Ong Biển vào mùa mưa thì phần lớn chỉ có giá trị về mặt cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, khả năng phục hồi cây bị bệnh là thấp.

Nhằm đảm bảo mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất, bà con nên bảo quản phân bón trong môi trường nhất định, dự trữ số lượng phân bón phải đủ cho 3 lần bón ban đầu. Phân bón OBI-Ong Biển là chất dinh dưỡng không phải là thuốc, nhưng khi sử dụng mới hiểu hết được giá trị mang lại. Phân bón OBI-Ong Biển không chỉ là giải pháp mà là con đường đơn giản nhất, năng suất nhất, hiệu quả nhất để tiến đến một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững nhanh nhất. Chỉ cần hai bước bón phân và tưới nước, chấm dứt mọi lý thuyết và kinh nghiệm mà không áp dụng được trong thực tế.

Quy Trình Nhập Khẩu Phân Bón Sa

SA là phân bón có chứa nguyên tố dinh dưỡng đạm (N), có công thức hóa học là (NH4)2SO4. Phân SA cung cấp trực tiếp cho cây trồng chất đạm và lưu huỳnh và cũng là loại phân có thể dùng chung với các loại phân khác. Phân bón SA ít hút ẩm, dễ bảo quản, dễ trộn và dễ bón, có hiệu lực tức thời và kéo dài. Cùng với MAP và DAP, phân bón SA cũng chiếm một phần lớn trên thị trường phân bón nhập khẩu trong thời gian gần đây. Hôm nay, GLaw Việt Nam hân hạnh hướng dẫn cho các bạn quy trình nhập khẩu phân bón SA về Việt Nam.

II. QUY TRÌNH NHẬP KHẨU SA:

Doanh nghiệp muốn nhập khẩu SA lần đầu tại Việt Nam có thể thực hiện theo 02 hình thức:

III. THỦ TỤC CHI TIẾT CỦA TỪNG HÌNH THỨC

3.1 Xin cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón

Doanh nghiệp nhập khẩu phân bón SA chưa được công nhận lưu hành ở Việt Nam có thể xin Giấy phép nhập khẩu khi nhập khẩu với các mục đích sau đây: Nhập khẩu phân bón dùng để khảo nghiệm; Dùng cho sân thể thao khu vui chơi giải trí; Sử dụng trong các dự án nước ngoài tại Việt Nam; Dùng làm quà tặng, hàng mẫu; Dùng để tham gia hội chợ, triển lãm; Phục vụ nghiên cứu khoa học; Làm nguyên liệu để sản xuất phân bón khác hoặc phân bón tạm nhập, tái xuất hoặc phân bón quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam; phân bón gửi kho ngoại quan; phân bón nhập khẩu vào khu chế xuất.

Việc nhập khẩu phân bón thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương hoặc theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón;

Văn bản của nhà sản xuất vè chỉ tiêu chất lượng, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn và yếu tố hạn chế của phân bón;

Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam (trường hợp nhập khẩu phân bón để tham gia hội chợ, triển lãm);

Đề cương nghiên cứu về phân bón đề nghị nhập khẩu (trường hợp nhập khẩu phân bón để phục vụ nghiên cứu khoa học);

Hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài (trường hợp nhập khẩu phân bón tạm nhập, tái xuất hoặc phân bón quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam; phân bón gửi cho kho ngoại quan; phân bón nhập khẩu vào khu chế xuất);

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) do nước xuất khẩu cấp;

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân.

Thẩm quyền cấp: Cục Bảo vệ thực vật – (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Kết quả thực hiện: Giấy phép nhập khẩu phân bón, thời hạn của Giấy phép là 01 năm. Giấy phép này không được gia hạn, hết thời hạn giấy phép theo quy định, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục tương tự để xin cấp mới Giấy phép nhập khẩu.

3.2 Xin cấp Quyết định công nhận lưu hành ở Việt Nam

Doanh nghiệp nhập khẩu phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam, không thuộc trường hợp phải xin cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón thì phải xin cấp Quyết định công nhận lưu hành tại Việt Nam.

Doanh nghiệp được cấp Quyết định công nhận lưu hành tại Việt Nam được nhập khẩu hoặc ủy quyền nhập khẩu phân bón trong Quyết định và không cần xin Giấy phép nhập khẩu phân bón.

SA là phân bón vô cơ đơn thuộc trường hợp không phải thực hiện khảo nghiệm. Do đó, doanh nghiệp nhập khẩu phân bón SA có thể trực tiếp thực hiện xin Quyết định công nhận lưu hành.

Đơn đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành;

Bản thông tin chung về phân bón có xác nhận của nhà sản xuất bao gồm: loại phân bón, dạng phân bón, hướng dẫn sử dụng, phương thức sử dụng, thời hạn sử dụng, cảnh báo an toàn, chỉ tiêu chất lượng và hàm lượng yếu tố hạn chế của phân bón;

Phiếu kiểm nghiệm phân bón;

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) do nước xuất khẩu cấp;

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân.

Thẩm quyền cấp: Cục Bảo vệ thực vật – (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Kết quả thực hiện: Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, thời hạn của Quyết định là 05 năm. Trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng, tổ chức cá nhân có nhu cầu gia hạn phải thực hiện thủ tục gia hạn.

* Lưu ý: Theo quy định tại Điều 42, Luật trồng trọt 2018 có hiệu lực thi hành 01/01/2020, tất cả các cơ sở kinh doanh phân bón gồm đại lý phân bón, cửa hàng phân bón phải có chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón trước khi buôn bán phân bón. Theo đó, các tổ chức, cá nhân có hoạt động buôn bán phân bón phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón. Bạn đọc tham khảo bài viết: Thủ tục thành lập công ty buôn bán phân bón.

Ngoài ra, công ty Luật Glaw Vietnam chuyên tư vấn thủ tục nhập khẩu phân bón. Các cá nhân hoặc doanh nghiệp đang có nhu cầu nhập khẩu phân bón hoặc muốn tìm hiểu thêm về thủ tục có thể liên hệ Hotline: 0945.929.727 hoặc email: info@glawvn.com .

Phân Biệt Bón Lót Và Bón Thúc

Bón lót là quá trình sử dụng phân bón trước lúc gieo trồng. Nhằm mục đích khi rễ vừa phát triển thì đã có chất dinh dưỡng để hấp thụ ngay. Tạo nền móng vững chắc cho cây phát triển. Tuy nhiên, tùy vào từng giống cây mà kỹ thuật bón lót khác nhau.

Bón thúc là việc bón phân nhằm thức đẩy sự phát triển của cây, theo đó phân sẽ được bón trong thời gian sinh trưởng của cây. Việc bón thúc trong thời gian này giúp cây có đủ chất dinh dưỡng để sinh trưởng, phát triển tốt.

Tại sao chúng ta cần phải bón lót

Bón phân trước lúc gieo trồng với mục đích chuẩn bị sẵn “thức ăn” cho cây trồng hấp thụ ngay khi rễ vừa phát triển. Tạo điều kiện để cây phát triển khỏe mạnh ngay từ ban đầu. Bên cạnh đó, phân bón sẽ có nhiều thời gian chuyển hóa từ chất khó hấp thụ thành chất dễ hấp thụ.

Chúng ta biết rằng, nếu ngay từ đầu đã thiếu chất dinh dưỡng. Cây trồng sẽ không đủ sức phát triển, yếu ớt dẫn tới hệ quả sau này dù có bổ sung phân bón nhiều hơn thì cũng kém tác dụng.

Một trong những điều cần lưu ý trong quá trình bón lót cho cây là phương pháp bón lót. Mỗi người sẽ có kinh nghiệm bón khác nhau. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm của các kỹ sư nông nghiệp, kỹ thuật bón lót được chia thành 3 phương pháp phổ biến như sau:

+ Bón lót bằng cách rải đều phân bên lên mặt đất cần gieo trồng và tiến hành cày bừa đất đã được rải phân. Tạo điều kiện cho phân bón vùi xuống đất.

+ Bạn có thể rải đều phân bón trên khu vực đất chuẩn bị gieo trồng. Dùng một lớp đất mới phủ lên lớp phân bón và cuối cùng bạn đã có thể gieo trồng

+ Với những loại cây hàng năm, trước khi gieo trồng, bạn nên đào hố sâu sau đó mới cho phân bón lót vào hố.

Mỗi giống cây sẽ có tần suất và phương pháp bón phân khác nhau, cụ thể:

+ Các loại cây hàng năm: bón lót thường được tiến hành trước khi làm đất hoặc trước khi gieo cấy cây trồng.

+ Cây trồng lâu năm: người trồng có thể chia thành nhiều giai đoạn bón phân cho cây bao gồm bón lót trước khi gieo trồng. Bón lót vào giai đoạn cây đã ngừng sinh trưởng trong năm. Bón lót vào thời điểm sau khi thu hoạch nhằm mục đích phục hồi cây.

Bạn cần nắm rõ loại phân nào nên sử dụng trong giai đoạn bón lót để đem về hiệu quả tốt nhất có thể cho cây trồng.

+ Phân chứa hàm lượng hữu cơ : Phân dùng trong bón lót thường là các loại phân có chưa hàm lượng hữu cơ cao như phân gia súc đã được ủ hoặc qua chế biến, phân hữu cơ vi sinh. Bên cạnh chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây mà nó còn có tác dụng giúp đất thêm tơi xốp. Thúc đẩy hoạt động hệ vi sinh vật có ích trong môi trường đất.

+ Vôi hoặc hợp chất cải tạo điều hòa nồng độ PH: sử dụng cho vùng đất bị chua phèn hoặc cây ăn quả lâu năm.

+ Phân hóa học có hàm lượng đạm thấp, lân cao cũng được khuyên sử dụng cho giai đoạn bón lót. Những loại cây hoa màu ngắn ngày, cây ăn quả, rau công nghiệp. Người trồng thường dùng phân hóa học có chứa thành phần lân hoặc kali

Các loại phân dùng để bón lót nên có đặc điểm là phân chậm tan như phân bón hữu cơ, phân lân,…Tốt nhất nên hòa trộn cùng một loại phân dễ hòa tan ở mức độ phù hợp.

Tất cả các loại cây trồng đều cần chất dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng. Song, lượng dinh Dưỡng hấp thụ phụ thuộc vào từng giai đoạn nên có sự khác nhau. Bón đúng liều lượng vào đúng thời điểm không những phát huy tối đa công dụng phân bón mà cây trồng cũng phát triển tốt.

Lượng phân dùng để bón lọt phụ thuộc vào 4 yếu tố: loại phân bón, đặc tính của đất đai, mùa vụ trong năm và loại cây trồng.

Phân hữu cơ, phân lân thường được sử dụng với lượng lớn cho bón lót. Mặt khác, phân đạm và kali chỉ cần bón một phần ít.

Ngoài ra, thành phần cơ giới của đất nặng, giàu mùn thì nên bón lót với lượng lớn hơn. Vì vậy, đất có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo mùn thì bón lót ít hơn nhằm hạn chế hiện tượng lãng phí phân bón do quá trình rửa trôi.

Tập trung bón lót cho các loại cây trồng ngắn ngày, tạo điều kiện cho cây có đủ thời gian.

Bị rửa trôi : nước mưa, nước tưới có thể cuốn trôi phân bón. Lượng phân bón bị thất thoát do rửa trôi có thể lên đến 30%.

Bốc hơi: Một số phân bón dễ bốc hơi bởi các phản ứng hóa học, đặc biệt trong điều kiện nhiệt độ cao.

Bị giữ chặt: Các hạt keo trong đất có thể giữ chất dinh dượng trong phân bón lại, gây cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cây trồng.

Bón lót là bước chăm sóc cây trồng cực kì quan trọng. Nó ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển, sinh trưởng của cây trồng sau này. Bón đúng, bạn sẽ nhận được kết quả hoàn hảo nhất từ cây trồng. Bên cạnh việc bón phân đúng kỹ thuật, bạn cũng nên chú ý đến các yếu tố khác như : nước, nhiệt độ, đất trồng để cây có thể phát triển toàn diện.

Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại: Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Email: luoitrangia@gmail.com