Top 5 # Quy Trình Bón Phân Cho Cây Cảnh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Quy Trình Bón Phân Cho Cây Quất (Tắc) Cảnh

1. KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO CÂY QUẤT (TẮC) CẢNH GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT CƠ BẢN

Đối với cây quất (tắc) cảnh: giai đoạn kiến thiết cơ bản của cây được tính từ khi bắt đầu trồng cây giống ra ruộng sản xuất đến khi cây bắt đầu cho thu hoạch. Giai đoạn kiến thiết cơ bản khoảng 1 – 1,5 năm.

1.1. Kỹ thuật bón phân cho cây quất (tắc) giai đoạn sau khi trồng

Sau khi trồng được 2 tháng, chúng ta tiến hành bón phân cho cây quất (tắc), giai đoạn này cây quất (tắc) bắt đầu ra rễ mới vì vậy cần phải bổ sung dinh dưỡng cung cấp cho cây phát triển bộ rễ và lá cây tạo tiền đề cho quá trình phát triển về sau.

+ Lượng bón: 5 – 10g/gốc/lần (SÔNG MÃ NPK 16-16-8+TE)

+ Thời gian bón: mỗi lần bón cách nhau 30 ngày. Bón đến tháng thứ 9 sau trồng.

+ Cách bón: Có thể rạch rãnh để bón, rạch rãnh vòng quanh tán cây, rạch sâu 5cm, rộng 10 cm rải đều phân xuống rãnh, sau đó lấp đất lên trên và tưới nước giữ ẩm cho cây.

Lưu ý:

Sản phẩm phân bón SÔNG MÃ NPK 16-16-8+TE ngoài cung cấp dinh dưỡng đa lượng NPK, còn bổ sung thêm Compound Sodium Nitrophenol (98%) là chất hấp thụ dinh dưỡng, phân bón, chất tăng khả năng đề kháng cho cây. Kích thích thực vật hấp thụ cùng một lúc nhiều loại thành phần dinh dưỡng, nâng cao sức sống cho khóm cây, kích thích sự cần thiết phân bón mà cây trồng cần có, ngăn chặn sự suy yếu của cây trồng…Có thể phối trộn sản phẩm với phân hữu cơ, hoặc phân hóa học để bón cho cây.

1.2. Kỹ thuật bón phân cho cây quất (tắc) cảnh giai đoạn phát triển thân lá

Sau 9 tháng trồng, vườn quất (tắc) cảnh đã đi vào một quá trình phát triển ổn định về cành, tán chuẩn bị bước sang một giai đoạn mới là giai đoạn ra hoa, tạo quả. Vì vậy, người trồng quất cảnh phải bổ sung dinh dưỡng cho cây để cây phát triển tốt tạo tiền đề cho giai đoạn sau.

+ Lượng bón cho cây quất cảnh giai đoạn này: 50 – 100g/gốc/lần (SÔNG MÃ 16-16-8+TE)

+ Thời gian bón: Khoảng 30 – 40 ngày bón một lần.

+ Cách bón: Bón cách gốc từ 30 – 50cm, sau đó phủ một lớp mỏng đất bột, rơm rác hoặc lá cây mục lên trên. Tránh phủ đất quá dày, sát gốc sẽ gây bệnh thối gốc quất (tắc) cảnh.

Lưu ý:

+ Cây quất không sử dụng nhiều các nguyên tố vi lượng trong suốt quá trình sinh trưởng. Nhưng rất cần thiết trong giai đoạn nuôi quả (trái) ở giai đoạn sau vì vậy cần phải sử dụng và bổ sung đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng cho cây. Sản phẩm phân bón SÔNG MÃ NPK 16-16-8+TE ngoài dinh dưỡng đa lượng thiết yếu còn bổ sung đầy đủ và cân đối các yếu tố dinh dưỡng vi lượng cần thiết cho toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của quất (tắc) cảnh.

+ Bà con có thể dùng kết hợp với một trong số chất sau để tăng hiệu quả sử dụng phân bón: Super Potassium humate, Kali humate HP 02S, Super Kali humate 09F ngoài cung cấp các axit hữu cơ, chúng còn bổ sung thêm kali cho cây trồng rất tốt, tất cả các sản phẩm trên đều hòa tan tốt trong nước nên có thể phun tưới trực tiếp lên lá, giúp cây trồng hấp thụ dinh dưỡng nhanh, tăng hiệu quả sử dụng hơn.

2. QUY TRÌNH KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO CÂY QUẤT (TẮC) GIAI ĐOẠN RA HOA, TẠO QUẢ

2.1. Lựa chọn, tính toán lượng phân bón

– Lượng phân bón cho cây quất (tắc) cảnh giai đoạn ra hoa, tạo quả như sau: 90 – 100kg SÔNG MÃ NPK 16-16-8+TE/ 1000m 2 (Tăng năng suất, phẩm chất trái, trái to đồng đều, vỏ sáng bóng).

Lưu ý:

(Ngoài cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu nên kết bổ sung thêm một số hoạt chất sau tăng hiệu quả sử dụng phân bón, kích thích cây trồng phát triển mạnh, khỏe,…)

+ Conpound Soddium Nitrophenol 98% (giúp gia tăng số chồi, kích thích hoa, tăng hấp thụ phân bón, tăng đề kháng).

+ Cung cấp cho cây chất kích thích sinh trưởng đặc biệt (NAA, GA 3) và lân giúp phân hóa mầm hoa, ra hoa hữu hiệu nhiều, đồng loạt, liên tục, tăng tỷ lệ đậu trái trái (sử dụng vào các thời điểm trước khi nhú bông, tượng trái non, trái bằng đầu ngón tay út).

+ Giai đoạn đậu trái là giai đoạn cây yêu cầu cung cấp đầy đủ các yêu tố dinh dưỡng vi lượng Bo, Mn, Zn, Fe,….sản phẩm phân bón SÔNG MÃ NPK 16-16-8+ TE đã bổ sung đầy đủ và cân đối các yếu tố dinh dưỡng vi lượng cần thiết cho cây trồng.

Tác dụng:

+ Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp cây nuôi trái, làm lớn trái nhanh, đồng đều.

+ Giúp hạn chế rụng trái non, mẫu mã đẹp, sáng bóng và mọng nước.

+ Chống nứt trái, da sần sùi( cám), ghẻ trái.

2.2. Phương pháp lượng phân bón cho quất (tắc) giai đoạn ra hoa, tạo quả

+ Lần 1 vào tháng 3 (âm lịch), ở giai đoạn này cây đang trong quá trình phát triển thân lá vì thế cần phải bổ sung dinh dưỡng cho cây phát triển có bộ khung tán khỏe + chất hấp thụ phân bón (phối trộn phân SÔNG MÃ NPK 16-16-8+TE + SNP 98%).

Lượng bón: 30 – 50 kg/1000m 2 phân hỗn hợp

+ Lần 2: vào tháng 6 (âm lịch), khi cây bắt đầu chuẩn bị bước vào giai đoạn phân hóa mầm hoa. Ở giai đoạn này cây vẫn đang phát triển thân lá đến tháng 8 (âm lịch) cây bắt đầu ra nụ. (phối trộn phân SÔNG MÃ NPK 16-16-8+TE với SNP 98%).

Lượng bón: 30 – 50 kg/1000m 2 phân hỗn hợp.

+ Lần 3: Vào đầu tháng 8 (âm lịch), tiến hành phun chất kích thích sinh trưởng (NAA, GA 3). Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày. Mục đích lần phun này làm cho cuống và đế hoa phát triển to ra, giảm khả năng rụng hoa, tăng khả năng đậu quả.

+ Lần 4: Vào cuối tháng 8 (âm lịch) đầu tháng 9 (âm lịch) tiến hành phun chất điều tiết ra hoa (NAA, GA 3), kết hợp với tưới phân vi lượng cho cây. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày. Để cho quả sinh trưởng và phát triển, không sảy ra hiện tượng rụng quả nhiều.

Quy Trình Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Đào Cảnh

Cây đào cảnh có thể trồng ngoài vườn, với diện tích nhỏ có thể trồng trong chậu, tuy nhiên kích thước chậu cần lớn hơn tán cây. Cây đào là cây không chịu úng nên cần chọn đất cao ráo, thoát nước tốt, đất tơi xốp, quang đãng. Đào là cây chịu hạn tốt. Cây đào có yêu cầu cao về chất dinh dưỡng.

1. Trồng đào từ cây con ra vườn

1.1 Chăm sóc và bón phân giai đoạn từ vườn ươm ra trồng trong bầu:

+ Khi cây đào con ra lá non, chúng ta tiến hành nhổ cấy ngay vào bầu nilon kích thước 5 x 10cm chứa giá thể.

Giá thể bao gồm: Bùn ao đã phơi ải 70% + 30% là mùn hữu cơ mục + 100 kg phân bón phân hữu cơ vi sinh.

+ Khi cây cao 15 – 20cm, có 5 – 6 lá thật (khoảng 30 – 40 ngày sau) chuyển sang bầu to có kích thước 15 x 30cm chứa giá thể.

Giá thể bao gồm: Bùn ao đã phơi ải 70% + 30% là mùn hữu cơ mục + 100 kg phân bón phân hữu cơ vi sinh, có đục lỗ thoát nước ở đáy.

+ Khi cây con cao 70 – 80cm, đường kính thân 1 – 2cm (khoảng 5 – 6 tháng sau) thì ghép mắt hay ghép nêm đoạn cành dược. Trước khi trồng bón lót 0,2 kg phân bón hữu cơ vi sinh/1 gốc.

Trong quá trình cây đào sinh trưởng nên phun các loại phân bón lá gốc hữu cơ (Ka-Humate, Amino Axit…) 10 – 15 ngày/lần (tùy tình hình sinh trưởng của cây).

+ Khi cành ghép mọc cao 50 – 60cm, trồng ra ruộng sản xuất.

* Bón lót: Bón trước khi trồng 2 – 3kg phân chuồng hoai mục (nếu có) + 0,5 – 1,5kg phân bón hữu cơ vi sinh/gốc, lấp 1 lớp đất trước khi tiến hành trồng. Nếu không có phân chuồng hoai mục chúng ta có thể tăng lượng phân hữu cơ vi sinh từ 1,5 – 2,0kg/gốc.

* Bón thúc: Bón thúc vào các tháng 2-3-4-5-6-7-8-9, khoảng 20 ngày/lần kết hợp với tưới đủ ẩm. Bón thúc bằng các loại phân NPK 20-20-15+TE, NPK 16.16.8+TE…,

– Cách bón: Chúng ta có thể hòa phân để tưới (với tỷ lệ 15 – 25 gam phân NPK /10 lít) hoặc bón gốc (với tỷ lệ 50 – 100 gam NPK/gốc), bón cách gốc từ 20 – 50cm, sau đó phủ một lớp mỏng đất bột, rơm rác hoặc lá cây mục lên trên. Tránh phủ đất quá dày, sát gốc sẽ gây bệnh thối gốc đào và phát sinh bệnh xì mủ đào.

– Song song với quá trình bón phân, người trồng đào phải thường xuyên xới đất, làm cỏ để tránh sâu bệnh và phun phân bón lá nhằm giúp cây để cây phát nhiều cành, tán sum xuê. Từ trung tuần tháng 10 đến tháng 11 âm lịch, tùy theo năm nhuận hay thường và tình hình sinh trưởng của cây để quyết định ngừng bón phân gốc, chỉ phun phân bón lá nhằm hạn chế tăng trưởng thân lá, thúc đẩy phân hóa mầm hoa.

1.4 Chăm sóc và bón phân giai đoạn đào ra hoa

Muốn cho cây đào ra đúng dịp Tết nguyên đán, chúng ta cần thực hiện tốt việc bón phân đúng quy trình từ đầu năm đến tháng 10 âm lịch, giai đoạn đầu cung cấp cân đối đạm, lân và kali cho cây phát triển toàn diện, gần thời điểm cuối năm chúng ta bổ sung thêm loại phân có hàm lượng lân cao để thuận lợi cho quá trình cây phân hóa mầm hoa.

Bón phân đầy đủ cân đối cho đào thì đào nhiều hoa, bón ít và không cân đối thì cây chóng già cỗi, hiệu quả kinh tế thấp.

+ Bón vào đầu năm: Bột đậu tương ngâm hoặc phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh.

+ Bón vào các tháng 2-3-4-5: Bón 50 – 100gam/cây loại phân NPK 20.20.15

+ Bón vào các tháng 6-7-8-9: Bón 50 – 100gam/cây loại phân NPK 5.10.3 hoặc 20 – 30gam/cây phân DAP 18-46

Cách bón: Hòa loãng phân ra tưới hoặc bón quanh gốc, cách gốc 20 – 50cm, định kỳ 15 – 20 ngày/lần kết hợp làm cỏ, xới đất. Có thể phun thêm các loại phân bón lá khi cây đào phát triển chậm.

2. Trồng đào từ chậu ra ngoài vườn, đào trồng lại sau tết nguyên đán

* Bón lót: Bón trước khi trồng 2 – 3kg phân chuồng hoai mục + 1 – 2kg (tùy theo gốc lớn hay nhỏ) phân bón hữu cơ vi sinh/gốc, lấp 1 lớp đất trước khi tiến hành trồng. Nếu không có phân chuồng hoai mục chúng ta có thể tăng lượng phân hữu cơ vi sinh.

* Bón thúc: Tương tự như giai đoạn trồng đào sản xuất, chúng ta bón thúc vào các tháng 2-3-4-5-6-7-8-9, khoảng 20 ngày/lần bằng các loại phân NPK 20.20.15, NPK 16.16.8…

Từ trung tuần tháng 10 đến tháng 11 âm lịch (tùy theo năm nhuận hay thường và tình hình sinh trưởng của cây) ngừng bón phân gốc, chỉ phun phân bón lá.

Đào trồng lại, đào trồng từ chậu ra vườn được chăm bón và xới gốc cẩn thận

3. Đào trồng trong chậu

Với đào trồng trong chậu thì hàng năm nên thay đất kết hợp với bỏ bớt rễ. Sử dụng đất phù sa hay đất ven sông Hồng (70-75%) trộn thêm mùn mục (25 – 30%).

* Bón lót: 0,4 – 0,5 kg hữu cơ vi sinh + 0,1kg phân supe lân.

* Tưới thúc: bằng các loại phân NPK 20.20.15; NPK 16.16.8… với lượng 20g phân bón/10 lít nước, 1 tháng tưới 1 lần. Từ trung tuần tháng 10 đến tháng 11 âm lịch ngừng bón phân gốc (tùy theo năm nhuận hay thường và tình hình sinh trưởng của cây).

– Phun các loại phân bón lá gốc hữu cơ, khoảng cách 10 – 15 ngày/lần xen kẽ với tưới phân bón thúc.

– Riêng đào thế, trồng cây vào chậu ngay từ trước khi tuốt lá 1 – 2 tháng. Trong thời gian trước khi tuốt lá phun các loại phân bón lá gốc hữu cơ để dưỡng cây.

Lưu ý: Bón lót cho cây đào nên bón bằng phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ hoặc hữu cơ vi sinh, hạn chế bón các loại phân NPK vì dễ làm cho đào sót rễ, đặc biệt trên các vùng đất đồi có cấu trúc đất khó tiêu nước.

Quy Trình Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Quất (Tắc) Cảnh

1.1. Bón phân cho cây quất (tắc) giai đoạn sau khi trồng

– Sau khi trồng được 2 tháng, chúng ta tiến hành bón phân cho cây quất, giai đoạn này cây quất (tắc) bắt đầu ra rễ mới vì vậy cần phải bổ sung dinh dưỡng cung cấp cho cây phát triển bộ rễ và lá cây tạo tiền đề cho quá trình phát triển về sau.

Lượng bón: Bón thúc dùng phân NPK (16 – 16 – 8), trung bình 5 -10g/gốc/lần, mỗi lần bón cách nhau 30 ngày. Bón đến tháng thứ 9 sau trồng.

Cách bón: Hòa nước tưới vào gốc cây, tưới cách gốc khoảng từ 15 – 20 cm. Có thể rạch rãnh để bón, rạch rãnh vòng quanh tán cây, rạch sâu 5 cm, rộng 10 cm rải đều phân xuống rãnh sau đó lấp đất lên trên và tưới nước giữ ẩm cho cây.

Ngoài ra có thể dùng phân bón qua lá phun bổ sung trong trường hợp cây sinh trưởng phát triển kém. Các loại phân qua lá có thể bón bổ sung gồm: Phân bón qua lá tổng hợp Sông Giang, Đầu Trâu 502.

* Cắt tỉa tạo tán thường xuyên để cây có bộ tán lá phân bố đều xung quanh, hoặc có thể tạo hình làm cây nguyên liệu cho quá trình làm cây dáng, thế sau này.

1.2 Bón phân cho cây quất (tắc) giai đoạn phát triển thân lá

– Sau 9 tháng trồng, vườn quất (tắc) cảnh đã đi vào một quá trình phát triển ổn định về cành, tán chuẩn bị bước sang một giai đoạn mới là giai đoạn ra hoa, tạo quả. Vì vậy, người trồng quất cảnh phải bổ sung dinh dưỡng cho cây để cây phát triển tốt tạo tiền đề cho giai đoạn sau.

– Lượng bón cho cây quất cảnh giai đoạn này: dùng phân NPK – S (10.10.5-9) + phân kali 30 K 2 O. Bón: 100 g NPK + 10g Kali/gốc/lần. Khoảng 30 – 40 ngày bón một lần.

Bón cách gốc từ 30 – 50cm, sau đó phủ một lớp mỏng đất bột, rơm rác hoặc lá cây mục lên trên. Tránh phủ đất quá dày, sát gốc sẽ gây bệnh thối gốc quất.

– Cây quất không sử dụng nhiều các nguyên tố vi lượng trong suốt quá trình sinh trưởng. Nhưng rất cần thiết trong giai đoạn nuôi quả (trái) ở giai đoạn sau vì vậy cần phải sử dụng thêm các dòng phân phun qua lá để bổ sung thêm cho cây. Các sản phẩm chuyên dùng như VITAPLANT 999, NÔNG PHÚ 666, AMINE, CALCIUM BORON….sử dụng theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì sản phẩm.

2. Bón phân cho cây quất (tắc) giai đoạn ra hoa, tạo quả

2.1 Lựa chọn, tính toán lượng phân bón

– Lượng phân bón cho cây quất (tắc) cảnh giai đoạn ra hoa, tạo quả như sau:

Bảng lượng phân bón cho cây quất cảnh giai đoạn ra hoa, tạo quả (tính cho 1000m 2)

2.2 Đặc tính của các loại phân bón

* Phân bón NPK 18-12-14

Đặc tính kỹ thuật: NPK: 18-12-14 và các nguyên tố trung vi lượng thiết yếu. Phân bón chuyên dùng cho cây ăn trái.

Tăng năng suất, phẩm chất trái, trái to, ngọt , thơm ngon, vỏ sáng bóng, chắc thịt, nặng cân, bảo quản lâu.

Tăng khả năng đề kháng, cây ít sâu bệnh.

* Phân bón Atonik

Atonik là thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng thế hệ mới. Cũng như các loại vitamin, Atonik làm tăng khả năng sinh trưởng đồng thời giúp cây trồng tránh khỏi những ảnh hưởng xấu do những điều kiện sinh trưởng không thuận lợi gây ra.

Atonik có tác dụng làm tăng khả năng ra rễ, nẩy mầm, tăng khả năng ra chồi mới sau khi thu hoạch. Ngoài ra Atonik cũng làm tăng khả năng sinh trưởng, ra hoa đậu quả của các loại cây trồng. Đặc biệt là làm tăng năng suất và chất lượng nông sản.

Atonik có hiệu lực đối với hầu hết các loại cây trồng và rất dễ dàng áp dụng vào tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây.

Đặc biệt trên cây có múi Atonik giúp gia tăng số chồi, kích thích hoa.

* Chất kích thích ra hoa Sao vàng 2

Cung cấp cho cây chất kích thích đặc biệt (NAA, GA3) và lân giúp phân hóa mầm hoa, ra hoa hữu hiệu nhiều, đồng loạt, liên tục, tăng tỷ lệ đậu trái cho cây có múi.

Cho cuống hoa mập, khỏe, tược hoa vươn dài, dễ thụ phấn, tỷ lệ đậu trái cao, cây sai quả, cây nhiều bông hữu hiệu.

Giúp cây phòng khô đen bông, giúp dể thụ phấn khi thời tiết khắc nghiệt, tăng khả năng chống chịu sương muối, mưa, hạn kéo dài…

Cách sử dụng:

* Chất kích thích đậu quả (trái) Sao vàng 15

Thành phần:

Nitrophenol: 0,1%, α-NAA: 0,1%.

Vi lượng: Bo: 80, Mo: 5, Mn: 600, Cu: 200, Zn: 200, Fe: 600(ppm).

Công dụng:

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp cây nuôi trái, làm lớn trái nhanh.

Giúp hạn chế rụng trái non, trái mau to, mẫu mã đẹp, sáng bóng và mọng nước.

Chống nứt trái, da sần sùi( cám), ghẻ trái.

Giúp tăng năng suất, phẩm chất và bảo quản được lâu.

Cách sử dụng:

2.3 Phương pháp bón phân cho quất (tắc) giai đoạn ra hoa, tạo quả

+ Lần 1 vào tháng 3 (âm lịch), ở giai đoạn này cây đang trong quá trình phát triển thân lá vì thế cần phải bổ sung dinh dưỡng cho cây phát triển có bộ khung tán khỏe.

Lượng bón: Bón 50% NPK + Phun 1 lần phân Atonik

+ Lần 2: vào tháng 6 (âm lịch), khi cây bắt đầu chuẩn bị bước vào giai đoạn phân hóa mầm hoa. Ở giai đoạn này cây vẫn đang phát triển thân lá đến tháng 8 (âm lịch) cây bắt đầu ra nụ.

Lượng bón: Bón 50% NPK + Phun 1 lần phân Atonik

+ Lần 3: Vào đầu tháng 8 (âm lịch), tiến hành phun chất điều tiết ra hoa Sao vàng 2. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày. Mục đích lần phun này làm cho cuống và đế hoa phát triển to ra, giảm khả năng rụng hoa, tăng khả năng đậu quả.

+ Lần 4: Vào cuối tháng 8 (âm lịch) đầu tháng 9 (âm lịch) tiến hành phun chất điều tiết ra hoa Sao vàng 15. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày. Để cho quả sinh trưởng và phát triển, không sảy ra hiện tượng rụng quả nhiều.

Nguồn: Giáo trình cây quất cảnh (tắc) – Bộ NN&PTNT

Quy Trình Bón Phân Cho Cây Hồ Tiêu

Trong bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu được nhu cầu dinh dưỡng của cây tiêu, hiểu được loại phân, lượng phân và cách bón phân cho hồ tiêu.

1. Nhu cầu dinh dưỡng của cây hồ tiêu

Năm 1960, De Waard và Sutton phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong cây tiêu trưởng thành giống Kuching đã cho thấy lượng dinh dưỡng lấy ra khỏi đất tính trên 1ha là 252 kg N, 32 kg P2O5 và 224 kg K2O. Năm 2000, Sadanandan khi nghiên cứu trên giống Panniyur 1, là giống tiêu lai của Ấn Độ, cũng cho thấy tổng lượng N và K ở các bộ phận của cây tiêu đều rất cao so với lân. Lượng N, P, K lấy đi từ 1 ha đất trồng tiêu ở năm thứ 8 là 292 kg N, 56 kg P (tương đương 24 kg P2O5) và 405 kg K (tương đương 336 kg K2O). Kết quả của Sadanandan cho thấy cây tiêu có nhu cầu kali cao hơn N trong khi đó De Waard lại cho rằng cây tiêu có nhu cầu N cao hơn kali.

Lượng dinh dưỡng một cây tiêu 8 tuổi lấy đi từ đất (kg/ha)

Bộ phận

Khối lượng khô

N

P

K

Thân Lá Rễ Quả

6,0 6,0 2,5 1,0

43,8 151,8 72,3 24,2

13,7 28,9 9,2 4,6

100,8 195,6 76,0 32,3

Tổng cộng

15,5

292

56

405

* Nguồn: Sadanandan, 2000

– Ngoài ra một số nguyên tố dinh dưỡng khác như Ca, Mg cây tiêu cũng cần với một lượng rất lớn, còn cao hơn cả lân.

2. Các loại phân thường sử dụng cho cây hồ tiêu

– Phân hữu cơ: Phân chuồng ủ hoai mục, phân hữu cơ vi sinh, vỏ quả cà phê ủ với nấm Trichoderma…

Phân hữu cơ

– Phân hóa học:

+ Phân Đạm: Đạm Urê (46%N), Đạm SA (21%N),

+ Phân lân: Lân nung chảy (14-16% P2O5), Lân super (16-18% P2O5)

+ Phân Kali: Kali Clorua, Kali Sunphat

+ Phân phức hợp: phân NPK 16 – 16 – 8, 16 – 8 – 16

– Phân bón lá: sử dụng các loại phân bón lá có chứa các nguyên vi lượng như Zn, B, Mo… để phun.

– Vôi bột

3. Lượng phân bón cho cây hồ tiêu

– Phân hữu cơ: 30 – 40 m3/ha/năm

– Vôi: 500 kg/ha/năm

– Phân hóa học:

+ Định lượng phân bón hóa học cho hồ tiêu (kg/ha/năm)

Năm

Phân NPK(kg/ha/năm)

Phân đơn (kg/ha/năm)

Loại

Liều lượng

Urê

S.A

Lân nung chảy hoặc lân Super

Kcl

Trồng mới

16-16-8

400-500

150

50

1000

35

Năm 2

16-16-8

1000-1200

350

150

1000

170

Năm 3

16-16-8

1600-1800

550

250

1000

500

Kinh doanh

16-8-16

2200-2500

650

300

1000

600

+ Định lượng phân bón hóa học cho hồ tiêu (g/trụ/năm)

Năm

Phân NPK(g/trụ/năm)

Phân đơn (g/trụ/năm)

Loại

Liều lượng

Urê

S.A

Lân nung chảy hoặc lân Super

Kcl

Trồng mới

16-16-8

200-250

75

25

500

17,5

Năm 2

16-16-8

500-600

175

75

500

85

Năm 3

16-16-8

800-900

275

125

500

250

Kinh doanh

16-8-16

1100-1250

325

150

500

300

4. Cách bón phân cho cây hồ tiêu

– Bón phân hữu cơ:

+ Phân hữu cơ được rải trên mặt đất, xung quanh gốc rố i dùng cỏ rác tủ lên. Hoặc rạch nhẹ rãnh, sâu 5 – 10 cm, xung quanh tán tiêu, rải phân và lấp đất.

Bón phân hữu cơ cho cây hồ tiêu

+ Không được đào rãnh sâu quanh gốc để bón phân làm tổn thương bộ rễ tiêu.

– Bón vôi: rải đều vôi trên mặt đất, xung quanh tán tiêu hoặc ủ chung với phân chuồng rồi mới đem bón.

– Bón lân: rải đều lân trên mặt đất, xung quanh tán tiêu.

Phân hữu cơ, phân lân, vôi được bón toàn bộ một lần vào đầu mùa mưa.

– Bón Đạm và Kali:

+ Phân Urê, S.A và Kali được chia ra bón làm 3 – 4 lần, vào các thời kỳ sau thu hoạch, ra hoa và nuôi trái.

+ Trước khi bón phân phải làm sạch cỏ, khi bón đất phải đủ ẩm, rải phân lên mặt đất xung quanh tán, dùng cuốc xăm xới nhẹ để lấp phân vào đất.

+ Khi rạch rãnh hoặc xăm xới cần hết sức cẩn thận để không làm đứt rễ tiêu.

Rạch rãnh

Bón phân hóa học

+ Tại một số địa phương, vào mùa mưa bà con nông dân khi bón phân hóa học cho vườn tiêu thường không rạch rãnh vì dễ gây tổn thương rễ tiêu, tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập, mà chỉ rải phân trên mặt đất xung quanh tán, nếu không gặp mưa thì tưới nước để phân tan và ngấm hết vào đất hoặc hòa phân ra nước để tưới là những biện pháp có hiệu quả rất tốt.

– Phân bón lá:

+ Được phun làm nhiều lần để cung cấp thêm các nguyên tố đa vi lượng để cây ra hoa quả tập trung, không bị rụng, gié dài, quả to…

+ Nếu phun trong mùa khô, phải phun ngay sau khi tưới.

Phun phân bón lá cho hồ tiêu

+ Khi phun phải đúng liều lượng và nồng độ hướng dẫn trên bao bì để tránh cháy lá và rụng gié do nồng độ quá cao.

Phun vào thời điểm trời mát.

Nguồn: Giáo trình cây hồ tiêu – Bộ NN&PTNT