Top 5 # Quy Định Về Phân Bón Giả Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Những Quy Định Về Việc Xử Lý Vi Pham Kinh Doanh Phân Bón Giả

Điều 6 Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27.11 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh trong kinh doanh phân bón gồm:

Về xử phạt hành chính: Quy định về việc xử lý hành chính đối với lĩnh vực kinh doanh phân bón nằm ở nhiều văn bản khác nhau như Luật Thương mại, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Doanh nghiệp, các nghị định… mỗi hành vi vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt tương ứng. Ví dụ:

· Theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15.11.2013 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” thì:

Người kinh doanh phân bón mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng (Khoản 2, Điều 6); bị phạt 100 triều đồng trong trường hợp kinh doanh phân bón đã bị cấm sử dụng trong trường hợp lượng phân bón bị cấm sử dụng có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (điểm k, Khoản 1, Điều 10). Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, buộc thu hồi tiêu hủy phân bón đó lưu thông trên thị trường, nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do kinh doanh phân bón đó…

· Theo Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12.11.2013 của Chính phủ thì:

Đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh phân bón (không có chứng từ hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nhập khẩu hoặc nơi cung cấp phân bón; kinh doanh phân bón không có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh bảo đảm giữ được chất lượng phân bón; kinh doanh phân bón không có công cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ bảo đảm chất lượng phân bón; kinh doanh phân bón không có kho chứa phân bón có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 15 triệu đồng, ngài ra còn bị tịch thu phân bón không chứng minh được nguồn gốc nơi sản xuất, nhập khẩu hoặc nơi cung cấp loại phân bón, đình chỉ hoạt động kinh doanh phân bón từ 1 tháng đến 3 tháng… (Điều 21); Đối với hành vi vi phạm quy định về kinh doanh phân bón không đảm bảo chất lượng (kinh doanh phân bón đã quá thời hạn sử dụng, kinh doanh phân bón đã bị đình chỉ sản xuất, đình chỉ tiêu thụ) có thể bị phạt từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng, ngoài ra còn bị tịch thu hoặc buộc tiêu hủy phân bón (Điều 22)…

– Cũng như các hàng hóa khác, việc kinh doanh phân bón giả có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo tính chất mức độ của hành vi vi phạm:

Về xử phạt hành chính: hành vi buôn bán phân bón giả không có giá trị sử dụng, công dụng sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 11, Nghị định 185/2013/NĐ-CP. Theo đó mức xử phạt sẽ tương đương với lượng phân bón thật. Người buôn bán phân bón giả có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng trong trường hợp phân bón giả tương đương với lượng phân bón thật có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Và bị phạt gấp đôi số tiền này nếu nhập khẩu phân bón giả mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 6 tháng đến 12 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm. Đồng thời phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy tang vật; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại điều này; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điều này; buộc thu hồi tiêu hủy hàng giả đang lưu thông trên thị trường.

Về xử lý hình sự: Do tính đặc thù của loại hàng hóa là phân bón nên Bộ luật Hình sự đã quy định riêng một điều luật (Điều 158) đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là các mặt hàng thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi. Điều này quy định:

“1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại điều này hoặc tại một trong các điều 153, 154, 155, 156, 157, 159 và 161 của bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Hàng giả có số lượng rất lớn;

đ) Tái phạm nguy hiểm;

e) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội trong trường hợp hàng giả có số lượng đặc biệt lớn hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.”

Nguồn: chúng tôi

Các Quy Định Về Quản Lý Phân Bón Mới Nhất

I. CÁC VĂN BẢN DOANH NGHIỆP PHÂN BÓN CẦN BIẾT:

II. CÁC GIẤY PHÉP DOANH NGHIỆP PHÂN BÓN PHẢI CÓ TỪ 2020:

Đối tượng áp dụng:

Doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất phân bón. Doanh nghiệp, hộ gia đình có hoạt động sang chiết, đóng gói phân bón.

Thời hạn giấy phép: 05 năm, hết thời hạn làm thủ tục gia hạn

Đối tượng áp dụng:

Doanh nghiệp nhập khẩu phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam;

Các nhóm phân hay khảo nghiệm: thủ tục nhập khẩu phân bón npk và phân vi sinh

Doanh nghiệp sản xuất phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam. Trừ một số loại phân bón không phải khảo nghiệm

Thời hạn giấy phép: 05 năm, hết thời hạn làm thủ tục gia hạn

Đối tượng áp dụng:

Doanh nghiệp có phân bón sản xuất trong nước chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam và đã thực hiện khảo nghiệm.

Doanh nghiệp nhập khẩu phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam và đã thực hiện khảo nghiệm.

Thời hạn giấy phép: 05 năm, hết thời hạn làm thủ tục gia hạn

III. PHÂN LOẠI PHÂN BÓN THEO NGHỊ ĐỊNH 84/2019/NĐ-CP VỀ QUẢN LÝ PHÂN BÓN:

Các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp, được xử lý qua quá trình hóa học hoặc chế biến khoáng sản và tùy theo thành phần, hàm lượng hoặc chức năng của chỉ tiêu chất lượng chính đối với cây trồng hoặc liên kết hóa học của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp), được xử lý thông qua quá trình vật lý (làm khô, nghiền, sàng, phối trộn, làm ẩm) hoặc sinh học (ủ, lên men, chiết) và tùy theo thành phần, chức năng của các chỉ tiêu chất lượng chính hoặc quá trình sản xuất được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Các loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học như axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác và tùy theo thành phần hoặc chức năng của chỉ tiêu chất lượng chính trong phân bón được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ hoặc có tác dụng cải tạo đất.

Sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân, lá

IV. QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC TRƯỚC KHI THÔNG QUAN ĐỐI VỚI PHÂN BÓN NHẬP KHẨU:

Phân bón nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng trước khi thông quan.

Kiểm tra nhà nước bằng Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô phân bón, cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho lô phân bón được đánh giá và Giấy này chỉ có hiệu lực đối với lô phân bón được đánh giá. Phân bón nhập khẩu công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của Tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định.

Phân bón nhập khẩu trước khi làm thủ tục thông quan, doanh nghiệp có thể làm công văn gửi Hải quan để đưa hàng về Kho của doanh nghiệp bảo quản.

Chế độ miễn giảm kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu: Áp dụng đối với phân bón cùng tên phân bón, mã số phân bón, dạng phân bón của cùng một cơ sở sản xuất, cùng xuất xứ, cùng nhà nhập khẩu, sau 3 lần liên tiếp có kết quả thử nghiệm kiểm tra nhà nước về chất lượng đạt yêu cầu nhập khẩu.

Thời hạn miễn giảm kiểm tra: 12 tháng.

Trình tự kiểm tra và lấy mẫu như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp nhập khẩu phân bón nộp bộ hồ sơ sau đến Cơ quan kiểm tra nhà nước (Tổ chức được chỉ định bởi Cục BVTV)

Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu;

Bước 2: Trong 01 ngày làm việc, cơ quan nhà nước kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ Bước 1 và xác nhận vào đơn đăng ký, tiến hành lấy mẫu. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 4: Thông báo kết quả kiểm tra trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi lấy mẫu kiểm tra (Nếu kết quả phù hợp thì phân bón được thông quan, còn nếu không đạt thì sẽ xử lý theo quy định về xử phạt đối với hàng hóa không phù hợp chất lượng).

V. QUY ĐỊNH VỀ BAO BÌ, NHÃN PHÂN BÓN:

Phân bón khi lưu thông trên thị trường phải được ghi nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa. Hiện nay, cách ghi nhãn hàng hóa đối với phân bón được quy định trong Luật trồng trọt 2018 và Nghị định 43/2017/NĐ-CP.

Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.

Nội dung bắt buộc trên nhãn đối với phân bón:

Nội dung bắt buộc trên nhãn đối với phân bón lá: Phải ghi rõ cụm từ “Phân bón lá”

Nội dung bắt buộc trên nhãn đối với phân bón vi sinh: Ghi thêm chủng, số lượng vi sinh vật

VI. XỬ PHẠT VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ NHÃN PHÂN BÓN:

Hiện nay việc xử phạt vi phạm quy định về nhãn đối với hàng hóa nói chung và nhãn phân bón nói riêng được quy định trong Nghị định 119/2019/NĐ-CP và Thông tư 18/2018/TT-BKHCN.

Hàng hóa có nhãn (kể cả tem hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa

Kinh doanh hàng hóa theo quy định phải có nhãn hàng hóa mà không có nhãn hàng hóa; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng bị thay đổi;

Gắn nhãn hàng hóa giả, gồm hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác; hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa

Ngoài ra, công ty Luật Glaw Vietnam chuyên tư vấn thủ tục nhập khẩu phân bón. Các cá nhân hoặc doanh nghiệp đang có nhu cầu nhập khẩu phân bón hoặc muốn tìm hiểu thêm về thủ tục có thể liên hệ Hotline: 0945.929.727 hoặc email: info@glawvn.com.

Quy Định Mới Về Điều Kiện Kinh Doanh Phân Bón Vô Cơ

Điều 8. Điều kiện sản xuất phân bón

1. Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về sản xuất phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp.

2. Đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất – kỹ thuật, gồm:

a) Địa điểm, diện tích, nhà xưởng, kho chứa phù hợp với công suất sản xuất phân bón;

b) Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ phù hợp với công suất và chủng loại phân bón sản xuất;

c) Áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng; có tiêu chuẩn áp dụng cho nguyên liệu đầu vào đảm bảo các điều kiện về quản lý chất lượng sản phẩm phân bón;

d) Có phòng thử nghiệm, phân tích hoặc có thỏa thuận với tổ chức thử nghiệm, phân tích /được chỉ định hoặc công nhận và đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm, phân tích theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa để quản lý chất lượng sản phẩm;

(Điểm đ bị bãi bỏ)

a) Có ít nhất một cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên một trong các chuyên ngành sau: Hóa, lý, sinh học, nông nghiệp, trồng trọt, khoa học cây trồng, nông hóa thổ nhưỡng;

b) Người lao động trực tiếp sản xuất phân bón phải được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón.

Điều 8a. Điều kiện sản xuất phân bón vô cơ

Các điều kiện sản xuất phân bón vô cơ quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 8 được thực hiện như sau:

1. Dây chuyền sản xuất phải được cơ giới hóa và phải bảo đảm được chất lượng loại phân bón sản xuất. Máy móc, thiết bị để sản xuất phân bón phải có nguồn gốc rõ ràng và hợp pháp. Máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh theo quy định.

2. Quy trình công nghệ sản xuất đối với từng loại phân bón phải phù hợp với máy móc thiết bị và công suất sản xuất.

3. Phòng thử nghiệm của cơ sở sản xuất phân bón phải có khả năng phân tích được các chỉ tiêu chất lượng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm đầu ra và các chỉ tiêu chất lượng quy định tại tiêu chuẩn áp dụng đối với nguyên liệu đầu vào để kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Cơ sở sản xuất phân bón vô cơ không có phòng thử nghiệm hoặc có phòng thử nghiệm nhưng không thử nghiệm được hết các chỉ tiêu chất lượng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì phải có hợp đồng với phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc được công nhận để kiểm soát chất lượng phân bón sản phẩm.

4. Tổ chức, cá nhân thuê tổ chức, cá nhân khác sản xuất phân bón vô cơ phải có hợp đồng bằng văn bản và phải đáp ứng các điều kiện về chủ thể theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 202/2013/NĐ-CP. Tổ chức, cá nhân nhận thuê sản xuất phân bón vô cơ phải đáp ứng các điều kiện về chủ thể quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 202/2013/NĐ-CP và yêu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật, tài liệu kỹ thuật quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này. Tổ chức, cá nhân thuê tổ chức, cá nhân khác sản xuất phân bón vô cơ lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ theo quy định của Bộ Công Thương.

Điều 15a. Điều kiện kinh doanh phân bón vô cơ

Các điều kiện kinh doanh phân bón vô cơ quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 15 được thực hiện như sau:

1. Cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phân bón vô cơ phải có biển hiệu, có bảng giá bán công khai từng loại phân bón, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc. Phân bón bày bán phải được xếp đặt riêng, không để lẫn với các loại hàng hóa khác, phải được bảo quản ở nơi khô ráo, đảm bảo giữ được chất lượng phân bón và điều kiện vệ sinh môi trường.

2. Bao bì, các dụng cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ, vận chuyển phải bảo đảm được chất lượng phân bón, bảo đảm vệ sinh môi trường, không rò rỉ, phát tán phân bón ra ngoài ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Phải có biện pháp xử lý bao bì, vỏ chai, lọ và phân bón đã quá hạn sử dụng.

3. Kho chứa phải đảm bảo các yêu cầu về vị trí xây dựng, yêu cầu về thiết kế phù hợp với phân bón đang kinh doanh, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, về phòng chống cháy nổ. Trong kho chứa, phân bón phải được xếp đặt riêng rẽ, không để lẫn với các loại hàng hóa khác.

4. Phân bón nhập khẩu phải có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ theo quy định của pháp luật, thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng nhập khẩu phân bón đối với lô hàng nhập khẩu trước khi lưu thông. Phân bón trong nước phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nơi cung cấp loại phân bón kinh doanh.

5. Đối với các cửa hàng bán lẻ phân bón vô cơ, trường hợp không có kho chứa thì các công cụ, thiết bị chứa đựng phân bón phải đảm bảo được chất lượng phân bón, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy nổ.

Điều 5. Hướng dẫn thực hiện điều kiện sản xuất phân bón vô cơ

Các điều kiện sản xuất phân bón vô cơ quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản 2 Điều 8 Nghị định 202/2013/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Diện tích mặt bằng, nhà xưởng, kho chứa nguyên liệu, kho chứa thành phẩm phân bón phải phù hợp với công suất sản xuất. Công suất tối thiểu của cơ sở sản xuất phân bón vô cơ được quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.

2. Dây chuyền sản xuất phải đáp ứng công suất sản xuất, được cơ giới hóa và phải bảo đảm được chất lượng loại phân bón sản xuất. Máy móc, thiết bị để sản xuất phân bón phải có nguồn gốc rõ ràng và hợp pháp. Máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh theo quy định.

3. Quy trình công nghệ sản xuất đối với từng loại phân bón phải phù hợp với máy móc thiết bị và công suất sản xuất.

4. Phòng thử nghiệm của cơ sở sản xuất phân bón phải có khả năng phân tích được các chỉ tiêu chất lượng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm đầu ra và các chỉ tiêu chất lượng quy định tại tiêu chuẩn áp dụng đối với nguyên liệu đầu vào để kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Cơ sở sản xuất phân bón vô cơ không có phòng thử nghiệm hoặc có phòng thử nghiệm nhưng không thử nghiệm được hết các chỉ tiêu chất lượng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì phải có hợp đồng với phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc được công nhận để kiểm soát chất lượng phân bón sản phẩm.

5. Kho chứa nguyên liệu, kho chứa thành phẩm phân bón phải phù hợp với năng lực, công suất sản xuất. Kho chứa có các phương tiện bảo quản chất lượng phân bón trong thời gian lưu giữ. Phân bón xếp trong kho phải đảm bảo yêu cầu an toàn cho người lao động và hàng hóa. Kho chứa phân bón phải có nội quy thể hiện được nội dung về đảm bảo chất lượng phân bón và vệ sinh, an toàn lao động.

6. Tổ chức, cá nhân thuê tổ chức, cá nhân khác sản xuất phân bón vô cơ phải có hợp đồng lập thành văn bản và phải đáp ứng các điều kiện về chủ thể theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 202/2013/NĐ-CP. Tổ chức, cá nhân nhận thuê sản xuất phân bón vô cơ phải đáp ứng các điều kiện về chủ thể quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 202/2013/NĐ-CP và yêu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật, tài liệu kỹ thuật quy định từ Khoản 1 đến Khoản 5 Điều này. Tổ chức, cá nhân thuê tổ chức, cá nhân khác sản xuất phân bón vô cơ lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

Điều 13. Hướng dẫn thực hiện điều kiện kinh doanh phân bón vô cơ

Các điều kiện kinh doanh phân bón vô cơ quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 15 Nghị định 202/2013/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phân bón vô cơ phải có biển hiệu, có bảng giá bán công khai từng loại phân bón, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc. Phân bón bày bán phải được xếp đặt riêng, không để lẫn với các loại hàng hóa khác, phải được bảo quản ở nơi khô ráo, đảm bảo giữ được chất lượng phân bón và điều kiện vệ sinh môi trường.

2. Bao bì, các dụng cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ, vận chuyển phải bảo đảm được chất lượng phân bón, bảo đảm vệ sinh môi trường, không rò rỉ, phát tán phân bón ra ngoài ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Phải có biện pháp xử lý bao bì, vỏ chai, lọ và phân bón đã quá hạn sử dụng.

3. Kho chứa phải đảm bảo các yêu cầu về vị trí xây dựng, yêu cầu về thiết kế phù hợp với phân bón đang kinh doanh, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, về phòng chống cháy nổ. Trong kho chứa, phân bón phải được xếp đặt riêng rẽ, không để lẫn với các loại hàng hóa khác.

4. Phân bón nhập khẩu phải có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ theo quy định của pháp luật, thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng nhập khẩu phân bón đối với lô hàng nhập khẩu trước khi lưu thông. Phân bón trong nước phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nơi cung cấp loại phân bón kinh doanh.

5. Đối với các cửa hàng bán lẻ phân bón vô cơ, trường hợp không có kho chứa thì các công cụ, thiết bị chứa đựng phân bón phải đảm bảo được chất lượng phân bón, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy nổ.

Điều 5, 13 Thông tư 29/2014/TT-BCT

Sau Vụ Phân Bón Giả Ở Lâm Đồng, Cử Tri Long An Bức Xúc Về Phân Bón Giả

11/10/2016Sưu tầm

Như đã đưa tin, ngày 6/10, Đội Cảnh sát Kinh tế Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã đột kích bắt quả tang một cơ sở đang sản xuất phân bón giá tại thôn 13, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng).

Tại hiện trường, Công an huyện Bảo Lâm đã lập biên bản niêm phong, thu giữ phân bón giả thành phẩm NPK với tổng trọng lượng10 tấn.

Mới đây, phân bón giả là câu chuyện được nhắc đến nhiều nhất trong cuộc tiếp xúc cử tri của Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An vào ngày 8/10.

Theo Bộ Công Thương, trung bình mỗi năm, lực lượng Quản lý thị trường bắt giữ khoảng 4.000 vụ. Thực trạng này đang gây thiệt hại tới 2,6 tỷ USD mỗi năm cho cả Nhà nước, doanh nghiệp và bà con nông dân.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri (Ảnh: VPG)

Để hạn chế tình trạng này, cử tri kiến nghị tăng mức phạt đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón kém chất lượng và việc chấn chỉnh cung cách làm việc của các Trung tâm kiểm định chất lượng. Đồng thời cử tri cũng kiến nghị tái xuất thuốc lá lậu thay vì tiêu hủy tốn kém chi phí; phát triển mạng lưới y tế cơ sở, nhất là các xã vùng biên giới, đặc biệt khó khăn để chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi; đầu tư trang thiết bị và nguồn lực y tế cơ sở để giải quyết bài toán áp lực người bệnh chạy lên bệnh viện tuyến trên; kiến nghị đầu tư kiên cố hóa trường lớp và nhà công vụ cho giáo viên các xã vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ địa phương xây dựng trường lớp ở khu, cụm công nghiệp, nhất là trường, lớp mầm non…

Trả lời câu hỏi của cử tri về những bất cập trong quản lý phân vô cơ và hữu cơ hiện nay, theo Phó Thủ tướng phải làm rõ trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT, đồng thời các ngành quản lý thị trường, công an tăng cường thanh tra, giám sát, kiểm tra đầu ra, đầu vào trong sản xuất phân bón giả, kém chất lượng. Việc lấy mẫu kiểm định các mặt hàng phân bón cần khách quan, chính xác, chặt chẽ với sự phối hợp đồng bộ của các ngành chức năng, sự vào cuộc quyết liệt của địa phương chứ không chỉ kiến nghị lên cấp trên….

Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh, Chính phủ sẽ có chỉ đạo sát sao để giải quyết những nguyên nhân căn bản của vấn nạn này.

Nguồn: VTV

In bài viếtQuay lại Lên trên

CÁC TIN LIÊN QUAN