Top 4 # Quy Định Phân Bón Giả Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Vụ Phân Bón Thuận Phong: ‘Theo Quy Định Pháp Luật Là Giả’

Chia sẻ

Trong khoảng thời gian hai phút phát biểu để làm rõ thêm những vấn đề về vụ việc phân bón Thuận Phong (Đồng Nai) tại Quốc hội (QH) sáng 2/11, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã giải đáp nhiều thắc mắc và chốt lại phương án xử lý Thuận Phong.

Ảnh hưởng đến doanh nghiệp nên “cân nhắc rất kỹ”

Trước đó, vào ngày 31/10, đại biểu (ĐB) Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) đã khơi mào vụ việc phân bón Thuận Phong khi ông nhận xét rằng: “Có một số việc tôi cảm giác như bị chìm xuồng. Vụ Công ty Thuận Phong ở Đồng Nai về phân bón giả, chúng ta chờ mãi mà không thấy Đoàn ĐBQH Đồng Nai lên tiếng”.

ĐB Hồ Văn Năm, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai (nguyên Viện trưởng VKSND tỉnh này), ngay sau đó đã đăng đàn tranh luận với ĐB Nhưỡng.

Ông Năm khẳng định rằng quan điểm của Đồng Nai, kể cả cấp ủy, chính quyền và Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai, đã cương quyết xử lý về hàng gian, hàng giả. “Đây là vấn đề bức xúc của cử tri, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân, nhất là ảnh hưởng đến công sức lao động của người dân bỏ ra khi sử dụng hàng gian, hàng giả, đặc biệt là phân bón” – ông Năm nói.

Theo ĐB Năm, sau đó, vụ Thuận Phong đã được giao cho Bộ Công an xử lý, rồi Bộ Công an giao cho Đồng Nai xử lý. Tuy nhiên, các cơ quan tố tụng của Đồng Nai đã họp và nhận định không có dấu hiệu hình sự nên không khởi tố.

ĐB Năm cho rằng: “Vì khởi tố là rất quan trọng, ảnh hưởng đến chính sách, chế độ, nhân phẩm, danh dự của doanh nghiệp đó, có thể dẫn đến phá sản doanh nghiệp. Vì vậy, cân nhắc rất kỹ trước khi tiến hành khởi tố. Để cân nhắc khởi tố, các cơ quan tiến hành tố tụng tiếp tục xin ý kiến và Ban Nội chính Tỉnh ủy đã báo cáo xin ý kiến của Ban Nội chính Trung ương, đề nghị họp các cơ quan tố tụng ở trung ương và địa phương. Để thống nhất đánh giá lần cuối cùng trước khi quyết định khởi tố hay không khởi tố. Điều này là để xử lý cho đúng người, đúng tội, tránh bỏ lọt tội phạm, tránh làm oan người vô tội”.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, chất chính trong phân bón Thuận Phong dưới 70% nên theo quy định của pháp luật là giả. Ảnh: QH

“Cân nhắc gì mà đến tận hai năm vẫn chưa xong”

Phát biểu này của ông Năm tiếp tục gây ra cuộc tranh luận dữ dội tại nghị trường ngày 2/11.

ĐB Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) cho biết hai ngày vừa qua các cử tri trong ngành tư pháp gọi điện thoại và nói rằng trả lời như ĐB Hồ Văn Năm là chưa ổn. “Tôi đã đọc lại hồ sơ và cũng thấy như vậy” – ông Sơn nói và kiến nghị QH, Chính phủ đeo bám, chỉ đạo quyết liệt vụ này thì nhân dân mới yên lòng. Không chỉ phân bón mà nạn hàng giả đang hoành hành, cần phải xử lý kiên quyết.

ĐB Sơn vừa dứt lời, ĐB Nguyễn Công Hồng (Đồng Nai), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH, lại tranh luận với ĐB Sơn nhằm “xin cung cấp thông tin bởi đang truyền hình trực tiếp, thông tin không chính xác thì cử tri hiểu nhầm”.

Theo ĐB Hồng, đây là vụ việc phức tạp, từng bị xử lý hành chính. Quá trình xem xét vụ việc này cũng có nhiều quan điểm khác nhau, nhiều vấn đề được đặt ra như đó là hành vi buôn bán hàng giả hay hàng kém chất lượng…

“Hiện vụ án đang trong quá trình điều tra, xem xét lại chứ không phải là đã kết luận không có dấu hiệu tội phạm. Có thể ĐB Hồ Văn Năm phát biểu có câu nọ câu kia gây hiểu nhầm” – ông Hồng nhận định.

Theo ĐB Cương, phát biểu của ông Hồ Văn Năm đoàn Đồng Nai “gây ra rất nhiều phẫn uất cho xã hội”. Lưu ý rằng ĐB Năm vốn là viện trưởng VKSND tỉnh Đồng Nai tại thời điểm mà vụ Thuận Phong bị phát hiện. “ĐB Hồ Văn Năm có nói là việc vì nó ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp nên phải cân nhắc. Xin thưa với QH là cân nhắc gì mà cân nhắc đến hơn hai năm mà vẫn không cân nhắc xong, không nói gì đến thiệt hại của hàng triệu nông dân Việt Nam”.

Trách nhiệm ở các cơ quan tư pháp

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, nói trong vụ việc phân bón Thuận Phong, sáu bộ, ngành đã có những tranh luận về “thành phần chất chính và thành phần chính”. Và cuối cùng, “chất chính” trong phân bón của Thuận Phong là dưới 70% nên không đạt.

“Như vậy, theo quy định của pháp luật (phân bón Thuận Phong – PV) là giả” – Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nói.

Theo Phó Thủ tướng, việc sử dụng kết quả của các bộ, ngành trả lời là do cơ quan tư pháp. Nếu cần thì cơ quan tư pháp trưng cầu giám định. Và VKSND Tối cao đã yêu cầu VKSND tỉnh Đồng Nai hủy quyết định phê chuẩn quyết định không khởi tố vụ án hình sự của CQĐT Công an tỉnh Đồng Nai. CQĐT Đồng Nai đã hủy quyết định không khởi tố vụ án hình sự để điều tra theo quy định của pháp luật.

“Như vậy là CQĐT Công an tỉnh Đồng Nai đang tiếp tục điều tra. Còn việc có tội hay không có tội thì phải thông qua quá trình điều tra, truy tố, xét xử và tòa án sẽ có phán quyết theo thẩm quyền. Quá trình này thì Ủy ban Tư pháp QH, mặt trận đều có thể giám sát” – Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nói.

Cuối cùng, Phó Thủ tướng kết luận: “Trách nhiệm hiện nay thuộc về các cơ quan tư pháp. Tôi đề nghị chúng ta chờ sự giám sát của Ủy ban Tư pháp và chúng ta không nên tranh luận tiếp về vấn đề này tại diễn đàn QH”.

Theo Plo

Những Quy Định Về Việc Xử Lý Vi Pham Kinh Doanh Phân Bón Giả

Điều 6 Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27.11 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh trong kinh doanh phân bón gồm:

Về xử phạt hành chính: Quy định về việc xử lý hành chính đối với lĩnh vực kinh doanh phân bón nằm ở nhiều văn bản khác nhau như Luật Thương mại, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Doanh nghiệp, các nghị định… mỗi hành vi vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt tương ứng. Ví dụ:

· Theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15.11.2013 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” thì:

Người kinh doanh phân bón mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng (Khoản 2, Điều 6); bị phạt 100 triều đồng trong trường hợp kinh doanh phân bón đã bị cấm sử dụng trong trường hợp lượng phân bón bị cấm sử dụng có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (điểm k, Khoản 1, Điều 10). Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, buộc thu hồi tiêu hủy phân bón đó lưu thông trên thị trường, nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do kinh doanh phân bón đó…

· Theo Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12.11.2013 của Chính phủ thì:

Đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh phân bón (không có chứng từ hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nhập khẩu hoặc nơi cung cấp phân bón; kinh doanh phân bón không có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh bảo đảm giữ được chất lượng phân bón; kinh doanh phân bón không có công cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ bảo đảm chất lượng phân bón; kinh doanh phân bón không có kho chứa phân bón có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 15 triệu đồng, ngài ra còn bị tịch thu phân bón không chứng minh được nguồn gốc nơi sản xuất, nhập khẩu hoặc nơi cung cấp loại phân bón, đình chỉ hoạt động kinh doanh phân bón từ 1 tháng đến 3 tháng… (Điều 21); Đối với hành vi vi phạm quy định về kinh doanh phân bón không đảm bảo chất lượng (kinh doanh phân bón đã quá thời hạn sử dụng, kinh doanh phân bón đã bị đình chỉ sản xuất, đình chỉ tiêu thụ) có thể bị phạt từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng, ngoài ra còn bị tịch thu hoặc buộc tiêu hủy phân bón (Điều 22)…

– Cũng như các hàng hóa khác, việc kinh doanh phân bón giả có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo tính chất mức độ của hành vi vi phạm:

Về xử phạt hành chính: hành vi buôn bán phân bón giả không có giá trị sử dụng, công dụng sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 11, Nghị định 185/2013/NĐ-CP. Theo đó mức xử phạt sẽ tương đương với lượng phân bón thật. Người buôn bán phân bón giả có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng trong trường hợp phân bón giả tương đương với lượng phân bón thật có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Và bị phạt gấp đôi số tiền này nếu nhập khẩu phân bón giả mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 6 tháng đến 12 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm. Đồng thời phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy tang vật; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại điều này; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điều này; buộc thu hồi tiêu hủy hàng giả đang lưu thông trên thị trường.

Về xử lý hình sự: Do tính đặc thù của loại hàng hóa là phân bón nên Bộ luật Hình sự đã quy định riêng một điều luật (Điều 158) đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là các mặt hàng thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi. Điều này quy định:

“1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại điều này hoặc tại một trong các điều 153, 154, 155, 156, 157, 159 và 161 của bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Hàng giả có số lượng rất lớn;

đ) Tái phạm nguy hiểm;

e) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội trong trường hợp hàng giả có số lượng đặc biệt lớn hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.”

Nguồn: chúng tôi

Các Quy Định Về Thủ Tục Nhập Khẩu Phân Bón 2022

Các quy định về thủ tục nhập khẩu phân bón

1. Nghị định số 108/2017/NĐ-CP quy định về quản lý phân bón

Nghị định này đã có hiệu lực thi hành ngay từ ngày 20/9/2017.

b. Về nhập khẩu phân bón (Điều 27 Nghị định 108/2017/NĐ-CP)

– Tổ chức, cá nhân có phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam được nhập khẩu hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu thì không cần giấy phép nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

– Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón ngoài các giấy tờ, tài liệu theo quy định về nhập khẩu hàng hóa thì phải nộp cho cơ quan Hải quan Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định này;

Giấy phép nhập khẩu phân bón (nộp trực tiếp hoặc thông qua Hệ thống Một cửa quốc gia). Trường hợp ủy quyền nhập khẩu thì tổ chức, cá nhân nhận ủy quyền phải xuất trình giấy ủy quyền của tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cho tổ chức cá nhân nhập khẩu tại cơ quan Hải quan.

c. Kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu( Điều 30 Nghị định 108/2017/NĐ-CP) – Phân bón nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng trừ trường hợp phân bón nhập khẩu quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 21 Nghị định này; phân bón tạm nhập tái xuất, phân bón quá cảnh, chuyển khẩu; phân bón gửi kho ngoại quan; doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu phân bón nội địa vào khu chế xuất. – Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu là Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( Hiện nay Cục Bảo vệ thực vật đã thông báo Danh sách 7 tổ chức được phép kiểm tra chất lượng theo công văn số 2275/BVTV-KH ngày 02/10/2017). – Lô phân bón nhập khẩu chỉ được hoàn thành thủ tục hải quan khi có thông báo kết quả kiểm tra nhà nước của cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này. – Phân bón được phép đưa về kho bảo quản trước khi có kết quả kiểm tra và thực hiện theo quy định về thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. – Hồ sơ kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu phải được lưu trong thời hạn 05 năm kể từ ngày ban hành thông báo kết quả kiểm tra nhà nước.

d. Về điều khoản thi hành theo quy định tại Khoản 11,12 của Nghị định:

– Phân bón hoàn thành khảo nghiệm (trừ phân bón hoàn thành khảo nghiệm quy định tại khoản 2 Điều này) được xem xét, công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam quy định tại Điều 9 Nghị định này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

2. Theo quy định tại Thông tư số 07/2017/TT-BCT ngày 29/5/2017 của Bộ Công thương

Các loại phân bón với mã HS bên dưới chỉ được nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính. Việc nhập khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở chỉ được phép thực hiện sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép trên cơ sở trao đổi thống nhất với Bộ Công Thương.

Mã hàng Mô tả hàng hóa – 3102.10.00 Urê, có hoặc không ở trong dung dịch nước – 3105.20.00 Phân khoáng hoặc phân hóa học có chứa ba nguyên tố là nitơ, phospho và kali

3. Mã HS và thuế nhập khẩu phân bón

– Mã HS mặt hàng phân bón thuộc Chương 31, thuế nhập khẩu ưu đãi từ 0-6% tùy loại phân bón nhập khẩu, thuế VAT 5%;

– Ngoài ra theo Quyết định số 3044/QĐ-BCT ngày 04/8/2017 áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP có mã HS: 3105.10.20; 3105.10.90; 3105.20.00; 3105.30.00; 3105.40.00; 3105.51.00; 3105.59.00; 3105.90.00 nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước/vùng lãnh thổ khác nhau.

Danh sách các nước và vùng lãnh thổ được miễn trừ áp dụng thuế tự vệ tại Phụ lục của Quyết định 3044.

Mức thuế tự vệ là 1,855,790 VND/tấn.

Hi vọng Quý doanh nghiệp đã hiểu rõ quy định về xuất nhập khẩu phân bón. Chúc Quý khách thành công.

CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI VÀNG

Địa chỉ ĐKKD và VP tại Hà Nội : Tầng 3, B17/D21 Khu đô thị mới Cầu Giấy (số 7, ngõ 82 Phố Dịch Vọng Hậu) , Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Địa chỉ VP tại Hải Phòng: Tầng 5, tòa nhà TTC, 630 Lê Thánh Tông, Hải Phòng, Việt Nam

Địa chỉ VP tại Hồ Chí Minh: Tầng 4, tòa nhà Vietphone Office, 64 Võ Thị Sáu Yên Thế, Phường Tân Định, Quận 1, TP HCM

Địa chỉ VP tại Móng Cái: Số nhà 85, phố 5/8, Phường Kalong, TP Móng Cái, Quảng Ninh.

Hotline: Mr. Hà 0985774289 – Mr. Đức 0969961312

Bình Định: Tạm Giữ Hơn 1,2 Tấn Phân Bón Giả Tại Một Doanh Nghiệp

VINAGRI News – Ngày 27-2, ông Nguyễn Thế Vinh, Chi cục phó Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bình Định, cho biết cơ quan này đã ra quyết định tạm giữ 25 bao (tổng trọng lượng 1.220 kg) phân bón NPK 20-20-50 mang nhãn hiệu Đầu Trâu có dấu hiệu giả nhãn hiệu của Công ty CP Phân bón Bình Điền (gọi tắt là Công ty Bình Điền, có trụ sở tại xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, chúng tôi đang kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại- dịch vụ Anh Trang (gọi tắt là Công ty Anh Trang, có trụ sở tại khu vực 9, phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn, Bình Định) để chờ xử lý theo quy định.

Người dân huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đem phân Kali Nitratte nghi làm giả hòa vào trong nước thì đóng thành cục. Ảnh: Tấn Lộc

Theo ông Nguyễn Thế Vinh, từ đơn yêu cầu của Công ty Bình Điền, qua qúa trình trinh sát, theo dõi, lực lượng chống hàng giả QLTT Bình Định phát hiện Công ty Anh Trang có dấu hiệu mua bán phân bón giả.

Giải trình nguồn gốc số phân bón giả nhãn hiệu trên, bà Nguyễn Thị Trang, đại diện Công ty Anh Trang cho biết đã mua phân bón NKP nhãn hiệu Đầu Trâu của ba doanh nghiệp gồm Công ty TNHH Hồng Nhung (thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước, Bình Định), Công ty TNHH Thương mại Hà Ân (xã Phước An, huyện Tuy Phước), DNTN Thương mại- dịch vụ Hoàng Nhân (phường Bình Định, thị xã An Nhơn, Bình Định).

Công ty Anh Trang cũng chính là doanh nghiệp đã bán 48 bao (50 kg/bao) phân bón NPK giả mang nhãn hiệu Đầu Trâu cho người trồng dưa hấu ở xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) khiến gần 6 ha dưa hấu đang chết dần.

Khi người dân đem phân bón này cho vào nước thì phân không tan mà kết dính lại thành những cục đất bùn. Đại diện Công ty Bình Điền khẳng định loại phân bón giả thương hiệu Đầu Trâu bán cho người trồng dưa ở xã Xuân Quang 1 là phân giả.

Ngoài ra, hiện đã có hàng chục hộ ở các xã Ea Trol (huyện Sông Hinh), Sơn Thành Tây (huyện Tây Hòa, Phú Yên) tố giác bị lừa bán phân bón NPK giả với số lượng hàng tấn, khiến cây không phát triển, trong đó bị thiệt hại nặng nhất là các hộ trồng dưa hấu.

Một mẫu bao bì phân Kali nghi làm giả

Phân được đóng gói thành bì loại 2 kg, bán với giá giá 35.000 đồng/bì. Mặt trước của bì phân ghi: Phân bón cao cấp Kali Nitrate sử dụng tốt nhất khi phun trên lá; nguyên liệu nhập khẩu từ Israel; đóng gói: Công ty CP Đầu tư thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Hoàng Việt (địa chỉ tại Phân kho 4, Khu 49, Kho A34, Quân chủng Phòng không Không quân, Biên Hòa, Đồng Nai). Mặt sau ghi thành phần, công dụng khá chi tiết nhưng trên bao bì không có tên, địa chỉ nhà sản xuất.

Theo Thượng tá Trà Trọng Phú, Phó Công an huyện Đồng Xuân, hiện các cơ quan chức năng hai tỉnh Phú Yên, Bình Định đang phối hợp điều tra, xử lý vụ việc trên.

Trong khi đó, một nguồn tin xác nhận hiện Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC 46) Công an tỉnh Bình Định đang tiến hành điều tra hành vi sản xuất hàng giả của ba đại lý phân bón trên địa bàn tỉnh này. Theo công văn tố giác của Công ty Bình Điền, một số công ty đã sản xuất phân bón NPK giả mang nhãn hiệu “Phân bón Đầu Trâu” của công ty trên. Thủ đoạn chung của các cơ sở này là sản xuất phân bón giả, kém chất lượng rồi sử dụng bao bì giả nhãn hiệu của Công ty Bình Điền để đóng bao, sau đó đem đi tiêu thụ.

Tấn Lộc/ Báo Pháp luật TPHCM