Top 7 # Quy Cách Trồng Lan Rừng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Rừng Luồng

( Dendroclamus Membranaceus Munro)

Luồng là cây ưa sáng, mọc nhanh, thích hợp với nơi khí hậu nóng ẩm, có đặc trưng khí hậu như sau:

– Nhiệt độ trunh bình hàng năm từ 22-26 0C (mùa mưa từ 24-28 0 C)

– Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1600-2000mm, trong năm có mùa mưa tập trung từ tháng 04 đến tháng 10.

2. Địa hình: Độ cao tuyệt đối dưới 400m, độ dốc dưới 25 0

3. Đất đai: Độ dày tâng đất trên 60cm, đất ẩm, thoát nước, độ pHKcl của đất từ 3,8-7; thảm thực bì là cây bụi, cây gỗ; không trồng luồng trên những vùng đất ngập úng, đất mặn, đất phèn, đất đã bị đá ong hóa.

Có thể trồng luồng bằng Luồng bằng các loại giống như: hom gốc, hom thân, hom chét, hom cành chiết qua ươm giống đều cho tỉ lệ sống cao. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và quy mô trồng rừng luồng mà chọn hom giống cho phù hợp. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu trồng rừng với qui mô lớn và tạo cây con đồng đều, thuận tiện trong vận chuyển trong sản xuất hiện nay thường được sử dụng giống cành chiết qua ươm.

– Thời vụ tạo giống: Vụ Xuân từ tháng 1-3 và vụ Thu từ tháng 7-9

– Kỹ thuật tạo giống: Chọn cây 1-2 tuổi, khỏe mạnh, không bị bệnh, chặt phần thân để lại từ 80-100 cm. Đào đất quanh gốc đến hết phần thân ngầm, dùng dao sắc hoặc xà beng chặt đứt phần cuối thân ngầm dính với cây mẹ (lưu ý không bị dập thân ngầm và chồi ngủ), chặt rễ để lại 2-3cm. Sau khi giống gốc được tách ra khỏi cây mẹ có thể mang đi trồng ngay hoặc giâm tạm thời vào nơi râm mất hoặc vùi gốc vào bùn đặc thêm 1-2 tuần, khi gốc đã bắt đầu nảy lá là đem trồng.

– Thời vụ tạo giống: Vụ Xuân từ tháng 1-3 và vụ Thu từ tháng 7-9

– Kỹ thuật tạo giống: Chọn các gốc chét từ 8-12 tháng tuổi, đường kính trên 2cm, không bị sâu, bệnh. Dùng dao sắc chặt sát phần tiếp giáp với thân cây mẹ sao cho không dập gốc và mắt cua. Chét sau khi chặt có thể trồng ngay hoặc ươm khi ra rễ rồi đem trồng.

– Tạo hom thân: Chọn cây luồng từ 9-15 tháng, thân màu xanh thẫm hoặc màu xanh lá mạ, đường kính từ 6-10cm, cây khỏe, không bị bệnh, hoặc cây bị khuy, gốc cành có vành rễ khí sinh. Chặt mỗi đoạn hom gồm 1 dóng và 2 đốt, phần dưới chặt vát nhọn, phần trên chặt bằng, nếu có cành chặt cành để lại 1 đoạn dài từ 10-15cm, sau đó đem đi trồng ngay hoặc đưa về ươm trong vườn.

– Ươm hom thân:

+ Ươm theo hàng dọc mỗi luống ươm 2-3 hàng, hàng cách hàng 40cm, hom cách hom 5cm. Dùng cuốc rạch thành những hàng dọc theo chiều dài luống sao cho sau khi đặt hom luồng vẫn thấp hơn mặt luống từ 7-10cm.

+ Bón lót phân chuồng hoặc phân xanh ủ hoai từ 2-3kg/m 2

+ Khi ươm cho đất nhỏ xuống đáy rạch, đặt hom luồng nằm ngang, cho cành lọt dưới đất, 2 hàng cành hoặc mắt cua nằm sang hai bên. Đặt hom xong, lấp đất vào rạch dậm chặt, phủ lớp đất mỏng lên trên dày từ 5-7cm. Tiếp đó dùng rơm, rạ phủ 1 lớp dày từ 3-5cm lên trên, sau đó tưới nước.

+ Làm giàn che cho cây ươm với tỷ lệ che sáng 50%. Độ cao của giàn che từ 1,8-2,0m, để thuận lợi cho việc chăm sóc cây ươm.

+ Thường xuyên tưới nước đủ ẩm, làm cỏ và phòng bệnh cho cây ươm.

+ Tiêu chuẩn cây giống luồng từ hom thân khi xuất vườn: Hom đã có thế hệ măng và có lá đầy đủ, rễ phát triển khỏe, dài trên 15cm.

– Cây mẹ lấy cành là những cây luồng sinh trưởng tốt không bị sâu, bệnh và không bị khuy, tuổi cây mẹ từ 8-12 tháng.

– Chọn cành chiết có đường kính phần sát đùi gà ≥ 1cm, thân cành có màu xanh thẫm, bẹ mo phía trên đùi gà đã rụng nhưng còn vết hơi trắng. Chọn cành có đùi gà to, mắt cua không bị sâu thối, có nhiều rễ khí sinh.

– Thời vụ chiết cành: Vụ Xuân từ tháng 1-3 và vụ Thu từ tháng 7 đến tháng 9. Không nên chiết cành khi trời lạnh (nhiệt độ dưới 20 0C) hoặc trời quá nóng (nhiệt độ trên 35 0 C).

– Kỹ thuật chiết cành:

+ Phát bớt ngọn cành, để lại khoảng 3 dóng (30-40cm). Chỉ sử dụng 1/3 số lượng cành hiện có trên cây mẹ để chiết, thường dùng những cành tập trung phía dưới gốc. Dùng dao sắc tách cành chiết, chừa lại 1/5 diện tích mấu cành sao cho không dập các chồi ngủ (mắt cua) ở đùi gà.

Cành chiết được bó ở gốc cành bằng hỗn hợp bùn ao với rơm băm nhỏ (2 bùn ao + 1 rơm), trọng lượng bầu khoảng 200-250 g. Bọc kín bầu bằng nilon rộng 20-25cm, dài 25-30cm, buộc chặt 2 đầu để giữ ẩm. Sau 15-25 ngày cành chiết ra rễ, chọn những cành chiết có rễ màu vàng nhạt cắt về ươm tại vườn. Nếu chưa kịp ươm thì bảo quản cành chiết nơi râm mát, phủ cát hoặc rơm rạ và tưới nước đủ ẩm.

– Ươm các cành chiết trong vườn ươm:

+ Vườn ươm phải bằng phẳng, đất thịt hoặc đất thịt nhẹ, gần nguồn nước sạch, tiện đường vận chuyển. Luống ươm rộng 1.0-1,2m, bón lót 1-3 kg phân chuồng hoai/m 2.

+ Cành chiết sau khi được cắt về tiến hành vệ sinh cành nhánh thứ cấp, bóc bỏ vỏ bầu. Cành được giâm theo rạch cự lý 25x40cm hoặc 25×30 cm. Đặt cành nằm nghiêng một góc 60 0 so với mặt luống.

+ Chèn chặt gốc cành giâm, sau đó lấp đất vào rạch cho bằng mặt luống. Làm giàn che cao 1,8-2,0m so với mặt luống. Thường xuyên tưới nước, làm cỏ, phá váng, bón thúc bằng phân chuồng hoai hoặc NPK chuyên luồng, hòa 100-200g/5 lít nước và tưới cho 1m 2.

+ Giảm dần lượng nước tưới để cho cây con thích nghi với điều kiện sống khi trồng: 10 ngày đầu tiên tưới đều 1 ngày/1 lần, 5 lít/m 2. Sau 10 ngày thì cứ 4-5 ngày tưới 1 lần, trên một tháng 10-20 ngày tưới một lần, mỗi lần tưới 10 lít/m 2.

+ Sau 8-12 tháng, khi cây giống có măng thế hệ 2 tỏa lá xanh tốt, không bị sâu bệnh thì có thể xuất vườn.

+ Lựa chọn những cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn, dùng xà beng bứng đào gốc (lưu ý không làm dập gốc và mắt cua). Phát bỏ bớt cành ngọn, để lại chiều cao khoảng 60cm. Dùng hỗn hợp bùn ao và rơm quấn quanh gốc và bao bọc bộ rễ đảm bảo cây giống có tỉ lệ sống cao và vận chuyển không bị khô.

1. Phương thức và mật độ trồng

a. Trồng rừng thuần loài: Áp dụng cho rừng sản xuất nguyên vật liệu; mật độc trồng từ 200-250 bụi/ha (Tùy thuộc vào cấp đất để lựa chọn mật độ trồng cho phù hợp), cự ly cây cách cây 5m; hàng cách hàng 8-10m.

b. Trồng rừng hỗn giao áp dụng cho rừng sản xuất và rừng phòng hộ:

+ Trồng rừng hỗn giao theo hàng áp dụng cho rừng sản xuất: Mật độ trồng 600 cây/ha trong đó 200 bụi luồng/ha + 400 cây gỗ/ha (Cự ly Luồng cây cách cây 5m, hàng cách hàng 10m. Keo tai tượng cây cách cây 2,5 m; hàng cách hàng 10m).

+ Trồng rừng hỗn giao theo hàng áp dụng cho rừng phòng hộ: Mật độ trồng 660 cây/ha trong đó có 165 bụi luồng/ha + 330 cây Keo tai tượng/ha + 165 cây gỗ bản địa/ha (Cự ly luồng cây cách cây 5m, hàng cách hàng 12m; keo tai tượng cây cách cây 2,5 m, hàng cách hàng 12 m; cây gỗ bản địa cây cách cây 5m, hàng cách hàng 12m).

2.1. Trồng vào đầu mùa mưa cho đến trước khi kết thúc mùa mưa 1 tháng

– Vụ Xuân: tháng 1 đến tháng 3

– Vu Thu: Tháng 7 đến tháng 9

2.2. Trồng vào những ngày thời tiết râm mát, đất đủ ẩm; không trồng vào lúc trời nắng to hoặc mưa to.

3.1. Xử lý toàn diện: áp dụng cho trồng rừng thuần loài, trồng theo đám, trồng hỗn loài theo hàng , không được đốt.

3.2. Xử lý cục bộ:

a. Trồng bao đồi: Dưới chân đồi phát băng rộng 6m chạy vòng quanh đồi, phát và dọn tất cả các cây trong lòng băng, không được đốt.

b. Trồng rừng theo băng: Băng chặt rộng 6m, băng chừa rộng 10m; phát dọn tất cả các cây trong lòng băng chặt, không được đốt; loại bỏ những cây gỗ có chiều cao trên 6m trong băng chừa.

– Phải chuẩn bị đất xong trước khi trồng 1 tháng

– Phương pháp làm đất cục bộ theo hố

– Cuốc hố kích thước 60x60x50cm

– Lấp hố và bón phân: Lấp đất 2 phần 3 hố bằng lớp đất mặt nhỏ mịn; trộn đều đất trong hố vói một trong các loại phân có thứ tự ưu tiên từ 10 kg đến 20 kg phân chuồng hoai hoặc 1 kg đến 2 kg phân vi sinh hoặc 0,5 đến 1kg phân NPK.

– Vận chuyển và bảo quản giống: Cắt bớt phần ngọn của các thế hệ mới, chừa lại 50-60cm; vận chuyển đi xa phải bó bầu bằng vật liệu sẵn có tại địa phương (như rơm, bẹ chuối,…); không được để giống bị dập, vỡ bầu đất hoặc bị héo; nếu chưa trồng được ngay phải tập kết giống nơi râm mát, phủ một lớp đất mỏng và tưới giữ ẩm

– Kỹ thuật trồng: Dùng cuốc xới đất giữa hố lên, đặt bầu ngay ngắn, bóc tách vỏ bầu rồi lấp đất kín bầu và lèn chặt xung quanh. Dùng lá cây, cỏ khô (sản phẩm khi xử lý thực bì) phủ xung quanh gốc để giữ ẩm.

Phải kiểm tra trồng dặm cây chết, đảm bảo độ đồng đều. Đến vụ trồng sau nếu tỷ lệ cây chưa đạt yêu cầu tiếp tục trồng dặm bằng cây giống phù hợp.

IV. CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ BẢO VỆ

Áp dụng phương thức khai thác chọn từng cây, chỉ được phép khai thác trăng khi rừng bị khuy loạt hoặc rừng tàn kiệt để trồng loài cây khác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Rừng luồng được khai thác vào mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau).

3. Cường độ và chu kỳ khai thác

– Luân kỳ khai thác từ 1 đến 2 năm tùy theo trình độ thâm canh

– Nếu luân kỳ 1 năm thì cường độ chặt không quá 30% số cây trong bụi (chặt 100% số cây tuổi 5 trở lên, 40-50% cây tuổi 4 và 30% cây tuổi 3 trong bụi).

– Luân kỳ 2 năm thì cường độ chặt dưới 40% số cây trong bụi (chặt 100% số cây tuổi 5 trở lên, 60-80% cây tuổi 4 và 50-60% số cây tuổi 3 trong bụi).

+ Giúp Chủ rừng quản lý được số lượng cây và chất lượng cây có trong bụi hàng năm, từ đó xác định lượng cây đến tuổi 4 và 50-60% số cây tuổi 3 trong bụi).

+ Cách đánh dấu: Mỗi năm nên thực hiện 1 lần trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 khi măng phát triển hoàn thiện thành cây luồng. Khi đánh dấu cần ghi rõ số thứ tự của cây trong bụi và năm cây mọc.

4.2. Bài cây khai thác

+ Khi bài cây nên chọn những cây mọc giữa bụi để khi khai thác giúp tránh khỏi việc khó khai thác cây sau này do bị chắn bởi các măng mọc mới xung quanh.

+ Cách bài cây: Dùng sơn đỏ đánh dấu gạch chéo (x) lên thân cây cần khai thác. Độ cao đánh dấu nên cách mặt đất khoảng 1,3m để dễ nhận biết.

– Dọn vệ sinh bụi luồng trước khi khai thác bằng cách chặt bỏ các cây bụi và cành quanh gốc luồng để thuận lợi khi khai thác luồng

– Chiều cao gốc chặt khoảng 7cm; không được làm ảnh hưởng đến cây khác.

– Phải thu dọn cành nhánh mang ra khỏi rừng

– Rừng sau khi khai thác phải được nghiệm thu, bàn giao giữa bên thi công và chủ rừng, đóng cửa rừng.

– Chủ rừng hướng dẫn kỹ thuật chặt cây cho những người khai thác và giám sát thường xuyên để đảm bảo chặt đúng cây đã bài, chặt đúng kỹ thuật và an toàn lao động.

6. Chăm sóc rừng sau khai thác

6.1. Phát dọn vệ sinh rừng luồng

+ Rừng sau khi khai thác phải tiến hành cho chăm sóc ngay; phải chăm sóc xong trước tháng 2 năm sau.

+ Dùng dao sắc phát cây bụi, dây leo trong rừng luồng; đồng thời sửa lại gốc chặt cho đúng yêu cầu, chặt vệ sinh các cây luồng bị sâu bệnh đem ra khỏi rừng nhằm hạn chế sâu bệnh và hiện tượng nâng gốc của bụi luồng.

+ Cuốc xới đất xung quanh theo hình vành khuyên rộng 1m, sâu 20-25cm, cách gốc luồng từ 15-25cm. Giúp cho đất tơi xốp và có thể phá được tổ của cá loài sâu hại như vòi voi trú qua đông trong đất.

+ Bón phân nhằm bổ sung dinh dưỡng thiếu hụt để cây luồng hấp thu sinh trưởng và phát triển tốt, lượng phân NPK từ 1-2kg/bụi.

Cách bón phân: Sau khi đã thực hiện xong xới xáo đất, tiến hành đào rãnh rộng 25cm, sâu 20cm, (hoặc từ 5-10 hố rộng 30cm, sâu 20cm) xung quanh bụi luồng. Rải đều phân xuỗng rãnh hoặc hố rồi lấp kín đất, sau đó phủ lá lên trên để giữ ẩm.

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Rừng Phi Lao

Quy trình kỹ thuật trồng rừng phi lao

(Casuarina equisetifolia Forst)

Chương I

Điều khoản chung

Điều 1: Quy trình kỹ thuật này áp dụng cho trồng rừng Phi lao phòng hộ ven biển và phòng hộ đồng ruộng kết hợp với gỗ củi.

Điều 2: Quy trình này quy định các biện pháp kỹ thuật từ khâu tạo cây con cho đến trồng rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ rừng nhằm mục tiêu chính là phòng hộ.

Chương II

Hoàn cảnh gây trồng

Điều 3: Điều kiện khí hậu

– Nhiệt độ không khí trung bình năm từ 24-27 0 C.

– Lượng mưa trung bình năm từ 700-2000mm.

– Độ ẩm không khí biến động từ 60-80% theo giá trị trung bình tháng trong năm.

– Mùa khô có thể kéo dài 6-7 tháng/năm.

Điều 4: Điều kiện đất đai

Phi lao có thể sống và sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất từ cát đến cát pha, thịt pha cát, thịt nhẹ đến trung bình, đất xấu và thoát nước. Yêu cầu độ pH từ 6,5-7 đặc biệt Phi lao còn sống được ở nơi đất mặn ven biển.

Chương III

Tạo cây con

Điều 5: Chọn cây mẹ để lấy giống

Cây mẹ đế lấy giống phải có tuổi từ 8-15 năm, cao trên 12m, có đường kính ngang ngực đạt trên 15cm, thân tròn, thẳng, tán cân đối, không bị sâu bệnh.

Điều 6: Thu hái và chế biến hạt

Phi lao ra hoa vào tháng 3-4 và chín vào tháng 9-10. Khi quả chín vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng mơ, nâu thẫm là có thể thu hái. Chọn những quả to, mắt to để thu hái. Quả thu hái về ủ thành đống, sau 2 ngày quả chín đều rải quả ra phơi trên nong, chỉ thu hạt được tách ra trong hai nắng đầu. Không phơi hạt ra nền xi măng vì hạt Phi lao có dầu. Hạt sau khi phơi khô làm sạch cho vào chum, vại đậy kín. Nếu bảo quản tốt thì giữ được phẩm chất hạt từ 6-10 tháng. 1kg hạt trung bình có 500.000 hạt, tỷ lệ nảy mầm sau khi thu hái lá 50%.

Điều 7: Chọn vườn ươm

Vườn ươm phải chọn ở nơi đất cát pha, sâu, ẩm, thoát nước, vị trí gần nguồn nước, gần đường giao thông để vận chuyển vật liệu và cây con được thuận lợi.

Điều 8: Đất vườn ươm cần được cày bừa phơi ải, sau đó đập nhỏ và dọn sạch cỏ vườn ươm, rễ cây rồi mới lên luống gieo. Luống gieo được lên cao 20cm, rộng 1m, chiều dài tuỳ thuộc vào vườn ươm. Luống gieo được bón lót 5kg phân chuồng hoai cho 1m 2, nơi đất xấu có thể bón 7-10kg/m 2.

Điều 9: Xử lý hạt trước khi gieo

Hạt giống được ngâm trong nước nóng 40-45 0 C trong thời gian từ 6-8 giờ, sau đó vớt ra dùng nước ấm rửa sạch và cho vào túi vải sạch treo cho ráo nước rồi đem ủ ấm trong rơm rạ (1 túi đựng từ 0,5-1kg hạt). Hàng ngày rửa chua cho hạt bằng nước ấm1 lần rồi lại đem ủ như trên. Khoảng 2-3 ngày sau khi ủ hạt nứt nanh thì đem gieo.

Điều 10: Gieo hạt

Hạt được trộn thêm cát mịn để gieo, dùng sàng để gieo rải đều hạt trên mặt luống. Gieo 1kg hạt trên 80-100m 2, gieo xong sàng một lớpcát mịn dày 2-3cm để lấp hạt. Sau khi gieo phải tưới nước nhẹ rồi dùng rơm rạ đã ngâm trong nước vôi loãng phơi khô để che tủ mặt luống rồi gieo. Rắc vôi bột hoặc dầu hoả xung quanh luống để chống kiến ăn hạt.

Điều 11: Chăm sóc luống gieo

Hàng ngày phải tưới nước đủ ẩm và theo dõi kiểm tra, khi thấy hạt nảy mầm thì phải rỡ bỏ lớp che tủ ngay. Sau đó cắm ràng ràng hoặc làm dàn che cho cây con bảo đảm độ che bóng đạt 40-50%. Khi cây con đạt chiều cao từ 5-6cm thường hay bị dế hoặc sâu xám cắt đứt ngang thân vào lúc hửng sáng do đó có thể dùng các loại thuốc trừ sâu hiện có để bơm diệt vào thời điểm này. Khi có nấm cổ rễ làm cho cây chết hàng loạt dùng Bocđô 0,5% phun 1 lít/4 m 2. Định kỳ 10-15 ngày phải làm cỏ và sới váng mặt luống 1 lần.

Điều 12: Phi lao được trồng bằng phương pháp: trồng bằng cây có bầu và trồng bằng cây rễ trần

– Cấy cây vào bầu: Dùng túi bàu nilon kích thước 8x12cm để nuôi cây trong 6 tháng; kích thước 15x25cm để nuôi cây trong 12 tháng. Hỗn hợp ruột bầu 89% đất cát pha + 10% phân chuồng hoai + 1% super lân theo trọng lượng. Đóng bầu và xếp bầu lên gờ luống, song phải tưới ẩm đến đáy bầu trước khi cáy cây. Cây gieo được 60-90 ngày đạt chiều cao 10-12cm có thể nhổ cây cấy vào bầu, trước khi nhổ cây phải tưới nướccho luống gieo. Sau khi nhổ cây phải hồ rễ bằng dung dịch bùn + phân chuồng hoai pha loãng.

– Cấy cây vào luống để tạo rễ trần. Luống để cấy cây được làm như luống để gieo cây, sau đó cũng tưới đủ ẩm cho luống rồi bứng cây và cấy như cấy cây vào bầu. Cự ly cấy trên luống 20x20cm hoặc 25x25cm.

Điều 13: Chăm sóc cây con

Sau khi cấy phải làm dàn che bóng cho cây, dàn che bảo đảm cao 0,8-1m, có độ che bóng từ 40-50%. Hàng ngày tưới nước đủ ẩm cho cây, lượng nước tưới tuỳ theo điều kiện thời tiết của mỗi ngày mà quy định. Định kỳ làm cỏ phá váng mặt bầu và mặt luống, bón thúc phân chuồng hoai 3-5kg/m 2 bằng cách hoà phân với nước rồi tưới cho cây 1-2 lần trong suốt thời gian nuôi cấy (lần 1 sau khi cấy 30 ngày, lần 2 sau khi cấy 60 ngày). Sau khi cấy 60-90 ngày thì bỏ dàn che. Mọi việc chăm sóc cây được ngừng lại trước khi trồng 1-2 tháng.

Điều 14: Tiêu chuẩn cây con

Tin mới nhất

Các tin khác

Cách Trồng Lan Ngọc Điểm Rừng

Lan Ngọc Điểm là một dòng lan rừng phù hợp với khí hậu của TPHCM

Lan Ngọc Điểm nổi bật với màu sắc bắt mắt, hương thơm ngát, là một trong những giống lan quý của núi rừng nhiệt đới.

Thuộc giống lan rừng, nhưng khá dễ trồng và chăm sóc.

Hoa nở vào mùa xuân nên còn được gọi với cái tên khác là lan Nghinh Xuân.

Hoa của Lan Ngọc Điểm chơi được khá lâu, hoa có thể kéo dài đến 30 ngày.

Lan Ngọc Điểm là một trong những loại phong lan có thể được tìm thấy ở dọc miền đất nước từ Bắc chí Nam. Có thể nói đây là loại lan hè phố vì chúng mọc rất nhiều trên những bóng cây ở thành phố Hồ Chí Minh. Một thân cây có thể có đến vài chục cây Ngọc Điểm là chuyện bình thường.

Lan Ngọc Điểm có lá lớn, chùm hoa cong và dài chừng 20 cm

Có thể nói Lan Ngọc Điểm là loại lan rừng nhưng thích nghi nhất với khí hậu thành phố Hồ Chí Minh. Lan luôn nở vào tháng 12 âm lịch, lan có mùi hương thơm thoảng, rất có ý nghĩa nếu được trưng bày trong những dịp tết.

Lan Ngọc Điểm thường được trưng trong các dịp lễ, tết

Lan Ngọc Điểm còn được gọi dưới những cái tên khác nhau như lan Tai Trâu, lan Lưỡi Bò, lan Me, lan Nghinh xuân. Cây thuộc nhóm đơn thân, không có giả hành tăng trưởng theo chiều đứng, rất nhiều rễ không mọc thẳng từ thân. Hạt lan Ngọc Điểm nảy mầm trong điều kiện tự nhiên rất mạnh nhưng lại là loại lan khó nhân giống bằng phương pháp cấy mô.

Sản phẩm: 01 Cây con Lan Ngọc Điểm

GỬI THÔNG TIN VÀO MẪU BÊN DƯỚI ĐỂ ĐẶT HÀNG

Đối với đơn hàng Online. Shop sẽ chụp hình cây để khách duyệt trước khi giao cho nên không phải lo về chất lượng cây.

1 Nhiệt độ:

Trong, Cách trồng Lan Ngọc Điểm, bạn cần biết:

Lan Ngọc Điểm là loài lan chịu nóng tốt, nhiệt độ thích hợp cho lan từ 26-30 độ C. Lan Ngọc Điểm thích hợp trồng ở điều kiện khí hậu của TP. HCM

Ngoài ra, trong hướng dẫn Cách trồng Lan Ngọc Điểm cũng cần quan tâm đến Độ ẩm.

Tuy là một giống lan chịu hạn khá tốt, nhưng nó thích ẩm. Độ ẩm càng cao, rễ càng mọc nhanh và cây phát triển rất tốt. Độ ẩm lý tưởng từ 40-70%.

Lan Ngọc Điểm là loài lan ưa sáng. Nhưng nếu để trực tiếp dưới ánh mặt trời thì thì lá cây sẽ bị bỏng. Tuy nhiên, nếu cây lan được trồng trong điều kiện quá rợp, cây tăng trưởng chậm và yếu ớt. Bộ rễ phát triển kém và cây khó ra hoa. Nhưng sự ra hoa của lan Ngọc Điểm không phải do ánh sáng nhiều hay ít, nắng hay rợp, tất cả do thời gian chiếu của ánh sáng trong ngày. Vì vậy mà cây lan Ngọc Điểm chỉ nở hoa vào dịp Tết âm lịch, tức thời điểm trong năm có ngày ngắn đêm dài.

Nếu thiếu ánh nắng cây sẽ chậm sinh trưởng và phát triển

Lan Ngọc Điểm có mùa nghỉ nên việc thay chậu nên được tiến hành vào đầu mùa mưa. Nếu thay chậu trái mùa cây vẫn sống, nhưng thế nào cũng bị ảnh hưởng ít nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Một vấn đề khác trong Cách trồng Lan Ngọc Điểm cần chú ý là việc tới nước.

Lan Ngọc Điểm có mùa nghỉ 3 tháng, từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4. Trong suốt 3 tháng cây nghỉ, ta chỉ tưới nước 1 lần/ ngày và hoàn toàn không cung cấp dưỡng liệu cho cây.

Trong suốt 3 tháng cây nghỉ, ta chỉ tưới nước 1 lần/ ngày

Vào tháng 12 khi lan chớm nụ, ta thay phân 30-10-10 bằng phần 10-20-20 và một tuần trước khi hoa nở cho đến hoa tàn, ta lại thay phân lần nữa từ phân 10-20-20 bằng phân 10-20-30, để tạo cho cây có sức chống đỡ trong mùa nghỉ.

Chụp hình cây gửi khách duyệt trước khi chốt đơn hàng.

Đóng gói CẨN THẬN – đảm bảo sản phẩm tới tay khách hàng NGUYÊN VẸN

Đảm bảo đúng giống, mặt hoa.

Có hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc kèm đơn hàng.

Có chính sách giá sĩ hấp dẫn cho nhà vườn mua số lượng lớn.

Giao hàng nhanh chóng tại nhà.

Được xem hàng trước khi thanh toán.

Sản phẩm: 01 Cây con Lan Ngọc Điểm

GỬI THÔNG TIN VÀO MẪU BÊN DƯỚI ĐỂ ĐẶT HÀNG

Đối với đơn hàng Online. Shop sẽ chụp hình cây để khách duyệt trước khi giao cho nên không phải lo về chất lượng cây.

Với niềm đam mê và tình yêu mãnh liệt đối với các giống hoa Lan. Sau nhiều năm gom góp kinh nghiệm, chúng tôi đã dựng cho mình một vườn lan phong phú, đa dạng và đặt tên là Tây Chi.

Vườn Lan Rừng Tây Chi cung cấp các giống lan rừng quý hiếm độc lạ, đột biến, được nuôi dưỡng và chăm sóc và nhân giống. Cây hoa tại vườn đảm bảo khỏe mạnh, đúng giống, chuẩn mặt hoa chia đến tay người chơi với mức giá hợp lý.

với Vườn Lan Rừng Tây Chi 12 năm kinh nghiệm, tự hào là đơn vị nhà vườn uy tín, chuyên cung cấp sỉ lẻ các loại lan rừng, quý hiếm cho các bạn yêu lan trên toàn quốc.Nhà vườnluôn lấy chất lượng sản phẩm làm giá trị cốt lõi cho sự phát triển của mình.Chuyên cung cấp các giống lan rừng Tây Nguyên cũng như cung cấp sỉ lẻ các loại lan rừng, quý hiếm cho các bạn yêu lan trên toàn quốc.

Địa chỉ nhà vườn tại 325 Bình Lợi – Phường 13 – Quận Bình Thạnh – TPHCM.

Hotline – Zalo: 0979 514 044 – 0705 230 405

Cách Trồng Hoa Lan Rừng Tại Nhà

1. Kỹ thuật trồng lan rừng

Khi mới đưa lan về bạn cần tạo môi trường thoáng gió và ít ánh sáng mạnh cho lan sinh trưởng tốt, dễ dàng bám vào cây tươi. Đừng vội vàng bó lan vào thân cây tươi ngay, bạn nên đưa vào chậu chăm sóc từ từ, nhẹ nhàng cho lan quen dần với khí hậu, không khí ở môi trường nhà, không bón thúc bằng phân hóa học quá sớm.

Lúc bạn tách lan rừng ra khỏi cây chúng đang sống thì cần tách cả vỏ cây mục, bó chúng lại để vào nơi thoáng mát, tưới vài ba lần một ngày bằng cách phun sương để cả thân, lá, rễ của lan đều ướt, lan sẽ dễ sống và thích nghi hơn. Sau khi chăm sóc lan như vậy một tháng thì bạn có thể cho vào giò để trồng rồi đấy, bạn nên lót giò bằng xơ dừa, mùn cưa,… nhưng đừng nén quá chặt. Khi trồng và lan đã sống rồi thì thỉnh thoảng đưa lan ra ngoài trời ban đêm, tránh ánh sáng gay gắt của mặt trời vào ban ngày.

Khi chăm lan cũng không cần tưới quá nhiều phân bón hóa học, chỉ cần bón với mức độ phù hợp, kết hợp với lượng nước và ánh sáng vừa đủ là lan rừng đã có thể phát triển khỏe mạnh.

Nếu bạn muốn thay đổi quy trình ra hoa của lan, chẳng hạn như kích cho lan nở đúng dịp tết thì có thể bón riêng phân qua lá. Nhưng cần chú ý hạn chế bón phân thúc cho hoa vì cứ sau mỗi lần bón thì lan sẽ rất yếu, bạn nên thay lót giò hoa sau hai tháng bằng xơ dừa hoặc mùn cưa, cắt hết cuống hoa khi đã ra hoa hết để lan tập trung nuôi cây, phục hồi lại thể trạng. Người trồng cũng không cần bón thêm phân, chỉ cần tưới nước đều đặn vài ba lần một ngày là đủ.

2. Chăm sóc lan rừng

Đối với phong lan: không được để cho ánh nắng mặt trời tiếp xúc trực tiếp với giỏ lan. Phong lan đặc biệt kị với ánh nắng quá chiều và gió Lào ( gió Tây). Nếu bạn trồng nhiều, trồng đại trà thì nhất thiết bạn phải làm giàn bằng lưới nilon có lỗ để cây vẫn có ánh sáng cho việc quang hợp. Phong lan ưa tưới bằng phun sương mù nhân tạo để toàn bộ cây và giá thể đều ướt, bạn có thể tưới trong ngày theo tỉ lệ 2 ướt 1 khô vào hai thời điểm là buổi sáng sớm và chiều tối muộn.

Đối với địa lan: bạn cũng chăm sóc như phong lan, nhưng cần lưu ý đảm bảo đất nền phải là đất màu ở thể hữu cơ, tươi xốp, nhiều mùn, tốt nhất là đang thời kỳ hoai mục.

Để nhử rễ ăn ra ngoài (mà nhân gian hay gọi là hồ rễ) thì bạn hãy bổ sung cho địa lan vụn gỗ mục (bao gồm cả vỏ) và than gỗ nhỏ luôn ẩm theo tỉ lệ 10-20%. Bạn có thể tưới cho địa lan bằng cách phun nước tưới loang theo bóng tán, tránh để gió lùa qua phần nổi của cây. Loại bỏ những lá già, úa vàng, để ngăn chặn sâu bệnh cho lan.

Nên lưu ý là không được dùng phân bón NPK loại dùng cho cây hoa màu, cây lương thực để bón cho lan. Bạn có thể dùng nước gạo, nước tro ngâm hoai hoặc xỉ than để tưới, rắc cho lan, cung cấp nguồn phân vi lượng. Nếu có nhiều thời gian hơn cho việc chăm sóc lan thì có thể lấy bông hoặc vải cotton nhúng vào dung dịch glycerin 10-15%, sau đó cuốn vào cổ rễ lan để giữ ẩm và cung cấp thêm dinh dưỡng.