Top 4 # Que Lan Huong Vang Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Những Giống Nho Làm Rượu Vang Được Trồng Nhiều Ở Mỹ ⋆ Sành Vang

Giới thiệu chung về ngành công nghiệp rượu vang ở Mỹ

Tính tới thời điểm hiện tại, nước Mỹ có tổng cộng 10 tiểu bang ghi nhận hoạt động trồng nho và sản xuất rượu chuyên nghiệp, bao gồm Texas, Oregon, Washington, California, New York, Virginia, Ohio, Pennsylvania, Missouri và cuối cùng là Michigan. Không những vậy, Mỹ hiện đang là quốc gia đạt số lượng xuất khẩu rượu vang và nguồn thu từ xuất khẩu rượu vang lớn nhất thế giới.

Những giống nho làm rượu được trồng nhiều ở Mỹ

Giống nho Cabernet Sauvignon

Không phải ngẫu nhiên khi giống nho Cabernet Sauvignon lại được tôn vinh là vua của nhưng loại nho đen và nho đỏ. Mặc dù vậy, ít người biết rằng giống nho này lại là thành quả của sự lai tạo giữa hai giống nho khác nhau Sauvignon Blanc (Mẹ) và Cabernet Franc (Bố). Kỹ thuật cấy ghép này được thực hiện từ thế kỷ thứ 17 và đến nay đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Giống nho này có đặc điểm là khá “dễ tính”, bởi nó thích hợp trồng ở nhiều địa hình và khí hậu khắp nơi trên toàn thế giới. Đặc biệt ở Mỹ, nho Cabernet Sauvignon đạt năng suất chất lượng rất tốt, nổi tiếng nhất là ở vùng thung lũng Napa Valley.

Nho Cabernet Sauvignon được đặc trưng bởi hàm lượng đường cũng như tannin luôn đạt mức cao. Bên cạnh đó là khả năng tạo cồn tốt nên tuổi rượu lâu hơn những loại rượu vang nho khác.

Khi phân tích mùi vị của rượu vang Cabernet Sauvignon, người ta nhận thấy những đặc tính như sau:

-Nho có hương thơm hơi hắc của loài hoa hồng nhung.

-Nho có vị ngọt đậm của mận và quả cherry cùng với vị chua và hơi hăng cùng một chút cay gần giống với quả ớt chuông đang trong giai đoạn chín kỹ.

Nho Cabernet Sauvignon luôn đem lại mùi vị thơm ngon và đặc trưng cho rượu vang Mỹ Giống nho Zinfandel

Zinfandel (hay “Zin”, là giống nho nổi tiếng, phổ biến ở Mỹ. Zinfandel có nguồn gốc từ châu Âu, nhưng nó lại thành công vang dội và được trồng nhiều nhất ở Mỹ. Vì lý do đó, hầu hết mọi người đều biết đến Zinfandel như một giống nho thổ sản của Mỹ.

Hiện nay Zinfandel được xem là một trong những loại nho đỏ quan trọng nhất, được trồng rất nhiều ở California (nó đặc biệt phát triển tốt ở Napa Valley & Sonoma). Rượu vang từ nho Zinfandel thường là vang đỏ nồng đậm, mạnh mẽ, cũng có rượu rose vị ngọt nhẹ, dễ uống, gọi là white zinfandel.

Rượu vanh Zinfandel có mùi vị nổi bật của mứt dâu, anh đào chín tới,. Nếu được ủ trong gỗ sồi, rượu sẽ có thêm mùi ngũ vị hương, đinh hương và quế . Nho chín kỹ thì rượu Zinfandel sẽ có nồng độ cao, màu sập hơn so với loại Zinfandel nhẹ.

Giống nho Syrah

Từ quê hương nước Pháp, nho Syrah đã được nhân giống tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có nước Mỹ. Nho Syrah có đặc điểm nhận dạng khá đặc trưng đó là lớp vỏ dày dặn hơn hẳn các giống nho khác. Không những vậy, nhờ vào nồng độ tannin cao nên những trái nho Syrah khi được ủ sẽ cho ra các sản phẩm rượu đạt tuổi thọ cao, thời gian lưu trữ lâu.

Xét về mùi vị, rượu vang nho Syrah gây ấn tượng mạnh bởi vị ngọt đậm đà của quả mâm xôi, kèm theo vị cay cay của tiêu đen và bạc hà. Chính nhờ những hương vị đặc biệt này mà các dòng rượu vang nho Syrah rất được lòng người tiêu dùng.

Ở Mỹ tại bang Carlifornia, có một khu vực thung lũng luôn đạt sản lượng thu hoạch nho Syrah rất cao. Đó là thung lũng Knights, nơi có vườn nho Syrah vô cùng rộng lớn thuộc về dòng họ nhà Donelan Obsidian.

Giống nho Syrah – một trong những giống nho được trồng nhiều ở Mỹ Giống nho Chardonnay

Nói tới giống nho được mệnh danh là nữ hoàng của các loại nho trắng thì không thể không kể đến nho Chardonnay. Chardonnay cũng là một giống nho được cấy ghép và lai tạo từ hai giống nho bố mẹ là Pinot Noir và Gouais Blanc.

Nho Chardonnay rất phù hợp để trồng tại những vùng có khí hậu ôn hòa hoặc khí hậu ấm, mặc dù vậy kể cả những vùng thời tiết lạnh cũng có thể trồng được.

Tùy thuộc vào cách thức ủ nho mà chúng ta sẽ có được những chai rượu vang nho có hương vị khác nhau. Khi sử dụng thùng gỗ sồi để ủ nho Chardonnay, rượu vang Chardonay sẽ đạt được hương vị béo ngậy gợi liên tưởng đến những loại hạt khô hay những miếng bơ. Ngược lại, khi không sử dụng thùng gỗ sồi hoặc sử dụng ít chất liệu gỗ sồi để ủ cùng nho thì rượu vang lại có vị chua nhẹ của quả đào hay dưa vàng, vị béo không rõ nét.

Kỹ Thuật Ghép Mai – Hoa Mai, Mai Viet Nam, Mai Vang, Cho Thue Mai Tet, Ban Mai Tet, Mai Vang Nam Canh, Mai Bonsai, Ban Goc Mai Vang, Noi Ban Hoa Mai Dep

thao tác ghép mai phải nhanh và chính xác

Kỹ thuật ghép mai

Trước tiên phải có cây mai  nguyên liệu là cây mai rừng, mai tứ quý, mai vàng năm cánh hoặc mai sẻ v.v.v

Gốc to có đường kính  từ cổ tay  có hoành khoảng từ 25 – 40 cm,

Chiều cao từ 80 – 1m  theo  nhu cầu thị trường.

Những gốc to, cao từ 1m -2m trở lên thường  để  chỗ có tiền sảnh to như nhà hàng, khách sạn.

Chuẩn bị gốc ghép  cây phải được chăm sóc chu đáo, lá và cành xum sê , bộ rễ đầy đủ để sau khi ghép cây đủ sức để đưa nhựa lên nuôi cây.

Thao tác ghép phải nhanh và chính xác nếu không thì bo ghép sẽ bị khô và  hư khi chưa đến ngày tháo ra.

Có hai cách ghép

Ghép mắt  cây mai sau này đẹp, cắt gọn gàng cây mai và làm thoáng chỗ ghép mai để thuận tiên cho việc thao tác nhanh, mắt ghép là loại mai giống sạch bệnh, không bị nấm hồng, và gỉ sắt .

Dùng dao rạch ô nhỏ bên cây ghép, và  cũng rạch bên cành mai giống ô nhỏ hơn một chút để khi đặt vào vừa khít và thật nhanh, dùng dây ni long thật  mịn, quấn xung quanh mắt ghép không cho nước và ánh sáng lọt vào dễ làm thúi và khô mắt ghép.

Sau khi ghép phải ghi rõ ngày ghép, để sau này tính ngày mở ra, sau 10 ngày đến 15 ngày tháo dây ra, mắt ghép vẫn còn tươi thì xem như việc ghép thành công, thời gian tháo dây  vào buổi chiều mát,  buổi trưa quá nóng nên che bớt cho cây mai để  bo mai phát triển tốt hơn.

Ghép nêm (ghép đọt ) được ghép phổ biến ở Bến Tre

Cây mai được cắt tỉa hầu như còn lại một ít lá mai thôi. Cành chuẩn bị ghép cũng không quá già, cắt gần sát thân cây và dùng dao bổ vào, cành ghép không non quá và cũng không già quá, là những cành bánh tẻ có da bóng láng cắt và gọt mỏng hai bên hong đọt mai và cắm vào cành mai gốc ghép. Thao tác cũng phải nhanh để chống khô đọt mai ghép dùng bao ni long trùm kín phần mới ghép xong. Khoảng từ 10 đến 20 ngày mới  tháo bao ni long khi đọt mai vừa chớm bung tược, nên mở vào lúc chiều mát , tốt nhất nên che bớt nắng buổi trưa trách non mai non quá nó héo  phần tược mới ghép.

Trước và sau khi ghép giữ độ ẩm vừa  phải., lúc này cây mai không còn lá nhiều hoặc không còn lá cho nên việc tưới không quá ướt.

Lê Trang

Hoa Mai Việt Nam

Cách Chăm Sóc Cây Mai Tứ Quý Ra Hoa Tết – Hoa Mai, Mai Viet Nam, Mai Vang, Cho Thue Mai Tet, Ban Mai Tet, Mai Vang Nam Canh, Mai Bonsai, Ban Goc Mai Vang, Noi Ban Hoa Mai Dep

Cách xử lý cho cây mai tứ quý ra hoa vào dịp tết Nguyên Đán

Mai tứ quý tên khoa học là Ochna atropurpura, được gọi tên là mai đỏ, khi chuẩn bị trổ bông, hoa có màu đỏ, đến khi nở hoa màu vàng sau một đến hai ngày hoa rụng nhụy vàng  còn lại  đài bông mang màu đỏ sau một hai tuần, đài hoa mang từ 2 đến 6 hạt, sau vài tuần nó chuyển từ màu xanh sang màu đen. Hạt này đã chín gần giống như hạt đậu đen, ta có thể hái mang đi ươm trồng.

Cây mai tứ quý trổ quanh năm, ít bị sâu bệnh hại.

Chúng ta có thể cho hoa nở rộ vào dịp tết Nguyên Đán bằng phương pháp sau:

Khoảng tháng 4  dương lịch khi trời có mưa một hai đám, thời tiết giảm nắng nóng ta cắt tỉa  bớt lá ở trên ngọn,dạng tán thông vừa đẹp mắt làm thông thoáng cây, để những nhánh dưới cùng cũng nhận được ánh sáng quang hợp tạo điều kiện cây trổ đầy hoa từ trên xuống.

Bón phân và tưới thường xuyên cây mai xanh tốt.

Đặc biệt gần đến tết  ta cần chăm sóc chu đáo hơn để cây có sức ra bông và không mất sức sau tết.

Cách chăm sóc như sau:

Đầu tháng 11 âm lịch ta bón  cho cây mai phân dynamic (phân Úc) cho cây màu hoa vàng  sặc sỡ bổ sung 10-30-10 (lân cho cây trồng để tạo mầm hoa).

Đến tháng 12 âm lịch  ta xem có nhiều nụ hoa nho nhỏ  không, nếu có thì từ  20 tháng chạp ta lãi lá hết(trước khi lãi ta tưới  phân NPK 10-10-30 cho hoa lâu tàn hơn kéo dài hơn 1- 2 ngày, nếu không có cũng không sau.)

Còn mầm hoa nhỏ quá hoặc không có ta lãi lá từ 8- 10 tháng chạp ta lãi lá  để cho nụ hoa nở đúng tết

Lan Nguyên Phương  viết

Hoa Mai Việt Nam

Cách Trồng Đậu Que Ở Sân Thượng, Ban Công Luôn Xum Xuê

Cách trồng đậu que ra quả xum xuê vào đúng mùa vụ

Tổng quan

Đậu que còn được gọi là đậu ve, hay tên gọi “hoa mỹ” hơn là đậu cô ve. Quả đậu que dài khoảng 14-16cm, thân tròn với đường kính từ 0,7-0,8cm, chứa hạt trắng có trọng lượng 15-18g, vị ngọt và ngon. Chúng có nhiều loại giống khác nhau được trồng với hương vị và màu sắc khác nhau như từ màu vàng tới màu lục nhạt, lục đậm hoặc hơi chuyển sang tím một chút. Đậu cô ve được bảo quản khá dễ dàng như đóng hộp, làm rau củ đông lạnh để xuất khẩu, dự trữ, hoặc dùng ăn tươi.

Hàm lượng dinh dưỡng: Bộ Nông nghiệp Mỹ đã nghiên cứu ra rằng, một chén nhỏ đậu que tươi khoảng 100g có chứa các thành phần dinh dưỡng thiết yếu như calo, carbohydrate, chất xơ, đường, và protein nhưng không hề có chất béo. Đậu que chứa nhiều vitamin A, vitamin C và vitamin K, giàu folate, sắt, magie, kali,…

Lợi ích đối với sức khỏe: Việc dùng những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như đậu que đã được chứng minh từ các nghiên cứu trướcn như giảm nguy cơ đái tháo đường, bệnh tim, nguy cơ đột quỵ nói chung. Đặc biệt hơn, những thực phẩm giàu folate như đậu que rất tốt đối với người có dấu hiệu bị trầm cảm, nhờ ngăn kịp thời mức độ homocystein tăng quá cao trong cơ thể.

Cách chế biến: Đậu cô ve có thể được dùng chế biến nhiều món ăn tuyệt vời như đậu que xào thịt bò, thịt xông khói cuộn đậu que, lòng mề gà xào giá đỗ và đậu que, salad đậu que, gỏi đậu que tai heo, ức gà xào đậu que cà rốt, canh chua cá diêu hồng đậu que, đậu que cà rốt xào nấm, cơm chiên chả trứng đậu que, đậu que xào tàu hủ, đậu que xào tỏi,…

Lợi ích kinh tế: Trồng đậu que tại nhà là một ý kiến sáng suốt, vừa tiết kiệm chi phí đi chợ, vừa có thể tận dụng dụng cụ có sẵn tại nhà.

Trước khi gieo trồng, bạn cần ngâm hạt trong nước ấm với tỷ lệ 2:3 (2 nước sôi và 3 nước lạnh). Sau đó, vớt hạt ra để ráo rồi ủ trong khăn ẩm trong vòng 4-6 tiếng, sau 24 tiếng hạt sẽ nứt nanh và bạn có thể đem trồng rồi đấy. Một lưu ý quan trọng là khăn vải mà bạn sử dụng, không được để quá ướt, cũng không được quá khô vì như vậy sẽ làm hư hạt và cho tỷ lệ nảy mầm thấp.

Bạn có thể sử dụng đất sạch có sẵn ở nhà, nên mua thêm một ít phân chuồng ủ hoai và vôi về trộn vào, cày bừa đất kỹ và dọn dẹp sạch cỏ dại. Cần lưu ý phơi đất trong vòng 1 tuần lễ để diệt tất cả các mầm bệnh trước khi bắt đầu gieo hạt.

Đối với cách trồng cây đậu cô ve, bạn nên gieo hạt theo hàng, gieo một hốc 2-3 hạt với khoảng cách mỗi hốc cách nhau 20-25cm. Sau đó, bạn phủ thêm một lớp đất mỏng lên hạt và rải thêm rơm rạ trên bề mặt. Lưu ý nhỏ là đối với lượng hạt giống đã ngâm, bạn nên dùng hết trong ngày, nếu để qua ngày hôm sau rễ sẽ mọc dài và khi gieo trồng rễ dễ bị gãy.

Với cách trồng đậu que này, bạn cũng cần tưới đều đặn 2 ngày/lần để đảm bảo đất luôn có đủ độ ẩm cho hạt nảy mầm nhanh nhất có thể.

Cây đậu que rất dễ sinh trưởng và phát triển trong hầu hết các môi trường mà không cần bón nhiều phân. Bạn chỉ cần tưới nước, cung cấp đủ độ ẩm cho cây để phát triển là được.

Cây đậu que sẽ nảy mầm và ra lá sau 10-15 ngày. Sau khi cây mọc 1-2 lá, bạn nên bắt đầu tỉa bớt những cây yếu, còi cọc.

Khi cây được 3-4 lá, lúc này, bạn cần làm cọc cao từ 2-2,5m cho cây leo. Bạn nên cắm giàn hình chữ A, để cho đậu que leo tường rào và ban công.

Sau 40-50 ngày là đậu que của bạn có thể thu hoạch được, không được để trái quá già, nhiều xơ, như thế sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn và giảm đi chất lượng của đậu que. Cây sẽ cho thu hoạch từ 4-5 đợt. Khi thu hoạch nên dùng dao cắt đi hoặc dùng tay vặn nhẹ trái, không được giật mạnh sẽ làm hoa rơi và rụng trái non.

Các loại sâu bệnh phổ biến trên cây đậu que: sâu xanh, rầy xanh, bọ trĩ, nhện đỏ,… Bạn nên hạn chế sử dụng thuốc hóa học để phòng ngừa nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. Có thể pha dung dịch tỏi gừng ớt để phun lên lá, nấm ba màu, hoặc nhổ bỏ những cây bị hại nặng, giúp vườn thông thoáng và lưu ý luôn xử lý sạch đất trước khi trồng đợt mới.