Điện thoại liên hệ 0943.184.225 hoặc 01674.553.533 (Luôn nhớ gọi điện trước khi bắt đầu đến để chắc chắn có nhà)
Khách hàng ở xa thanh toán theo các STK sau, gửi cây toàn quốc theo xe khách hoặc chuyển phát nhanh:
VIETCOMBANK STK: 0491000024971 Chi nhánh: Thăng Long Chủ TK: Vũ Văn Ngọc AGRIBANK STK: 1302205173378 Chi nhánh: Trung Yên Chủ TK: Vũ Văn Ngọc
1. Đai Châu (Rhynchostylis Gigantea): Loại lan có thể nói là “nổi tiếng” nhất bởi cả những người không chơi lan chắc cũng đã từng nghe qua. Đai Châu là tên người miền Bắc hay gọi, miền Trung thường gọi Nghinh Xuân, miền Nam hay gọi Ngọc Điểm. Đai Châu rừng của nước ta thường trổ hoa vào những ngày đầu năm mới với cánh màu trắng điểm lấm tấm những chấm tím khiến người nhìn càng lúc càng thấy mê đắm. Đặc biệt hương hoa rất thơm.
Lan Đai Châu có thể coi là loại hoa lan của Tết cổ truyền dân tộc, mùa của hoa thường nở vào tháng 12 âm lịch, trừ những năm nhuận nó nở sớm trước Tết. Nếu trong ngày tết Âm lịch có Đai Châu đang nở hoa thì thật là tốt đẹp.
Lan Đai Châu là một cây lan chịu hạn khá tốt, nhưng nó thích ẩm. Ẩm độ càng cao, rễ càng mọc nhanh và cây phát triển rất tốt. Ẩm độ lý tưởng từ 40-70%. Tuy nhiên phải nhớ rằng Đai Châu thích giá thể phải thật thoáng. Chỉ cần cột chặt lan vào một khúc gỗ nhỏ hơn chậu đất nung, đặt thêm vào chậu ít cục than to là đủ (than được ngâm nước khoảng 1 ngày trước khi trồng cho đẫy nước để than không hút ngược nước từ rễ ra). Chính do cấu tạo giá thể thoáng, nên ta có thể tưới nước cho lan Đai Châu 2 lần/ngày vào mùa mưa từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 11, 3 lần/ngày từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 1. Từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4, ta chỉ tưới mỗi ngày một lần cho cây đủ sống. Việc tưới nhiều hay ít đương nhiên phụ thuộc vào độ ẩm môi trường xung quanh mà điều chỉnh cho phù hợp.
Lan Đai Châu là loài lan ưa sáng 60% ánh sáng trực tiếp dễ làm cây bị bỏng lá. Tuy nhiên, nếu cây lan được trồng trong điều kiện quá rợp, cây tăng trưởng chậm và yếu ớt. Bộ rễ phát triển kém và cây khó ra hoa. Nhưng sự ra hoa của lan Đai Châu không phải do ánh sáng nhiều hay ít, nắng hay rợp, tất cả do thời gian chiếu của ánh sáng trong ngày. Vì vậy mà cây lan Đai Châu chỉ nở hoa vào dịp Tết âm lịch, tức thời điểm trong năm có ngày ngắn đêm dài.
Đai Châu mới mua về đem ngâm thuốc kích rễ, treo ngược nơi râm mát độ ẩm cao, vài ngày lại phun kích rễ một lần, có thể sau một tuần, có khi hơn một tháng mới ra rễ thì đem ghép, cũng có thể ghép ngay sau khi xử lý thuốc
Việc bón phân cho Đai Châu về cơ bản tương tự tại bài viết Cách chăm sóc hoa phong lan bằng phân bón: Cây mới ghép phun phân 30-10-10, vào tháng 12 khi lan chớm nụ, ta thay phân 30-10-10 bằng phân 10-20-20 và một tuần trước khi hoa nở cho đến hoa tàn, ta lại thay phân lần nữa từ phân 10-20-20 bằng phân 10-20-30, để tạo cho cây có sức chống đỡ trong mùa nghỉ. Lan có mùa nghỉ 3 tháng, từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4. Trong suốt 3 tháng cây nghỉ, ta chỉ tưới nước 1 lần/ ngày và hoàn toàn không bón phân cho cây. Cây mới mua về đang có nụ thì nên cắt bỏ nụ để cây hồi nhanh, ra rễ nhanh, dành chơi hoa năm sau nếu không cây sẽ yếu sau này.
Về việc thay chậu, nhân giống và cấu tạo giá thể của lan Đai Châu tương tự các giống Vanda. lan Đai Châu có mùa nghỉ nên việc thay chậu nên được tiến hành vào đầu mùa mưa. Nếu thay chậu trái mùa cây vẫn sống, nhưng thế nào cũng bị ảnh hưởng ít nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Ảnh mẫu hoa sưu tầm:
Ảnh thực tế: Cây sắp tàn hoa, mua về cắt ngồng hoa đi để dưỡng cây
2. Phi điệp tím (Dendrobium Anosmum): Phi điệp tím và Hạc Vỹ có lẽ là hai loại hoàng thảo khỏe và dễ thuần nhất, trồng thuần chịu nắng chịu lạnh tốt, trồng từ Nam ra Bắc đều sống rất khỏe, nhiều nắng cho nhiều hoa. Phi điệp tím là loại có nhiều biến thiên về kiểu hoa và màu sắc, phổ biến nhất là cánh trắng phớt tím nhẹ, cánh tím đậm ít hơn. Lưỡi hoa mở hình tim có ánh kim, có hai mắt tím đậm, hương thơm đậm ngào ngạt bay xa được người chơi lan ưa chuộng hàng đầu và coi như loại cần phải có trong vườn lan của nhà.
Mùa hè tưới hàng ngày và phun phân bón định kỳ, phun 30-10-10 trong thời kỳ sinh trưởng, khi trời se lạnh chuẩn bị vào mùa nghỉ lá sẽ vàng và bắt đầu rụng cho đến khi hết sạch lá, lúc này thì tưới rất ít nước. Vào mùa đông, ngưng hẳn việc tưới nước. Nếu ẩm độ quá thấp nên phun sương mỗi tháng 1-2 lần (thân có thể bị héo quắt lại, nhưng yên tâm không sao). Đến mùa xuân ấm ấp hơn bắt đầu tưới nước dần trở lại, tưới nước trong mùa nghỉ chỉ tưới vào gốc, nếu tưới vào thân sẽ nảy keiki, ít hoa đi. Phi điệp tím ăn nhiều nắng sẽ sai hoa hơn.
Ảnh mẫu hoa sưu tầm:
Ảnh thực tế:
3. Quế Nha Trang (Aerides odorata): Thuộc họ lan giáng hương, khỏe, dễ thuần, thích hợp với nhiều điều kiện môi trường khác nhau, rễ gió phát triển mạnh, lá xanh thẫm hơi bóng, hoa chùm màu trắng ngà có mùi quế ngào ngạt và tỏa hương xa. Quế là một trong số các loại lan được ưa chuộng nhất. Thích hợp ghép gỗ hơn trồng chậu, nhìn ghép gỗ cũng đẹp hơn. Mùa hoa Quế vào khoảng tháng 8-9 dương lịch.
Ảnh hoa sưu tầm:
Ảnh thực tế: Cây tươi, đẹp
4. Hài Hương Lan (Paphiopedilum Emersonii): Hài Hương là loại lan hài cỡ trung bình lá thường dài khoảng 15-22cm màu xanh không có đốm khảm, ở lá non có thấy vân mờ nhạt, có đốm tím ở gốc. Hoa dễ nhận biết với màu trắng to và môi vàng cam, cánh rộng gần như hình tròn, môi phồng lên và có một nhị lép to gập đôi có đốm tía và vàng. Hoa thường nở khoảng tháng 3-5 dương lịch
Cách trồng lan hài Hương: Cây ưa trồng ở nơi có tán bóng trung bình và mát, nhiệt độ 7-32 độ C, độ ẩm 60-80%. Để giúp cây ra hoa, giảm nước tưới và giảm nhiệt độ trong 3-4 tuần vào mùa Đông.
Xem biểu đồ tưới nước;
* (Khô-K, Vừa-V, Ướt-Ư):
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lượng K K K V Ư Ư Ư Ư V V K K
Chất trồng: Trên thực tế, loài này rất dễ trồng và thích nghi với nhiều loại vật liệu; có thể là hỗn hợp cỡ nhỏ: đá thấm thủy, dớn cọng vụn, sơ dừa, đất cục nhỏ, sỏi, xỉ than tổ ong, vỏ cây, vỏ lạc, than gỗ…có gì dùng nấy sao cho giá thể trong chậu thoáng và không bết, không đọng nước lâu.
Ảnh mẫu hoa sưu tầm:
Ảnh cây thực tế:
5. Hài Mốc Hồng (Paphiopedilum Micranthum): Hài Mốc Hồng là một trong những loài lan hài đẹp nhất. Nó có hoa rất quyến rũ với môi hồng phồng lên rất to so với cánh đài và cánh hoa uốn cong, lá đài vàng, tùy cây mà cánh hoa biến thiên hồng nhạt đến đậm, cả hai ít nhiều có gân tía thẫm. Hoa to khác thường sơ với kích thướng nhỏ nhắn của cây. Lá có kẻ ô chữ nhật hoặc có đốm khảm rõ, mặt dưới có nhiều đốm tím, lá cứng thường chỉ dài khoảng 5-10cm, rễ giòn và mọng nước. Loài này phân bố hẹp ở Bắc VN nhưng phân bố rộng hơn ở nam TQ. Hài Mốc hồng thường ươm nụ trong khoảng tháng 10- tháng 2 dương và nở rải rác từ tháng 12 đến tháng 4.
Ảnh mẫu hoa sưu tầm:
Hài Mốc Hồng có bông hoa khá to so với vóc dáng cây nhỏ bé của nó
Ảnh thực tế:
1kg mốc hồng được nhiều thế này
6. Hài Ráp (Paphiopedilum Malipoense): Là một loài lan hài có hoa đẹp tao nhã với lá đài và cánh hoa xanh cốm, môi xám-xanh nhạt và nhị lép trắng với chóp màu nâu tía. Chúng có lá rộng kẻ ô chữ nhật hoặc đốm khảm xanh lá cây tươi và thẫm, đốm tím tía mặt dưới lá, đặc biệt ngồng hoa có thể cao 50-60cm mang một hoa to đơn độc. Nụ hoa có thể xuất hiện vào khoảng tháng 10-11 dương lịch và ươm nụ khá lâu, thời kỳ nở hoa trùng với thời gian ấm áp của mùa Xuân, khoảng tháng 3-4 dương lịch.
– Chất trồng: Đá vôi trộn thêm chất lá mục, than củi, xỉ than tổ ong, sỏi, vỏ thông…
– Biểu đồ tưới nước;
* (Khô-K, Vừa-V, Ướt-Ư):
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lượng K K K V V Ư Ư Ư Ư V K K
Ảnh mẫu hoa sưu tầm:
Ảnh thực tế: