Top 7 # Quá Trình Chăm Sóc Cây Lúa Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Lúa

Cây lúa xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên vùng khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho cây phát triển.

Mỗi giống lúa có một nhu cầu về tổng tích nhiệt nhất định và thường: những giống ngắn ngày nhu cầu tổng tích nhiệt từ 2.500-3.000°C, giống trung ngày từ 3.000- 3.500°C và giống dài ngày từ 3.500 – 4.500°C. Căn cứ vào chỉ tiêu này mà lựa chọn giống theo cơ cấu mùa vụ cho phù hợp (Nếu thời gian mùa vụ ngắn và nền nhiệt độ thấp, nên chọn giống có tổng tích nhiệt thấp. Nếu thời gian mùa vụ dài và nền nhiệt độ cao, nên chọn giống có tổng tích nhiệt cao. Và cũng có thể căn cứ vào tổng tích nhiệt của giống để điều tiết các trà cấy trong vụ).

Phân bón giữ vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa “Nhất nước, Nhì phân, Tam cần, Tứ giống”. Vì vậy Để giúp Bà con Nông dân trồng Lúa có năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế cao Công ty cổ phần phân bón Nhật Long Thanh Hoá xin “Hướng dẫn quy trình trồng và chăm sóc Cây lúa” như sau:

Đạm: Đóng vai trò quan trọng trong hình thành tế bào rễ, thân, lá, có nhiều trong bộ phận non hơn bộ phận già.

Cây hút đạm nhiều nhất vào thời kỳ để nhánh và làm đòng

Thiếu đạm: Cây thấp đẻ nhánh kém, phiến lá nhỏ, hàm lượng diệp lục thấp, lá chuyển vàng nhanh chóng, số bông ít, hạt ít, năng suất giảm.

Thừa đạm: Thân lá rậm rạp, hô hấp tăng lên, tiêu hao gluxit, nhánh đẻ vô hiệu nhiều, lúa trổ muộn, cây cao vóng, dẫn đến hiện tượng lốp đỗ

Lân: Xúc tiến bộ rễ lúa phát triển, tăng nhanh số nhánh đẻ, làm cho lúa trổ bông và chín sớm hơn

Cây hút lân nhiều vào thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng

Thiếu lân: Lá lúa có màu xanh đậm, bản lá nhỏ, hẹp, lá dài ra và mềm yếu, rìa mép lá có màu vàng tía. Thiếu lân lúa đẻ kém, thời kỳ trổ bông và chín đều chậm lại và kéo dài, hạt lép, hàm lượng chất dinh dưỡng trong hạt ít.

LƯU Ý: Trong thời kỳ làm đòng nếu thiếu lân thì năng suất hạt giảm một cách rõ rệt

Kali: Giúp lúa cứng cây, chắc hạt, trong điều kiện âm u thiếu ánh sáng kali xúc tiến quá trình quang hợp của cây lúa.

Thiếu kali: cây lúa thấp, lá hẹp, màu xanh tối, lá mềm rũ xuống, lá phía dưới có màu đỏ nâu, lá khô dần từ dưới lên trên nhanh chóng, số lá xanh trên cây ít

Thời kỳ làm đòng thiếu kali gié bông thoái hóa nhiều, số hạt ít, trọng lượng hạt giảm, hạt lép, tỷ lệ bạc bụng cao và cây lúa dễ bị bệnh Tiêm lửa.

Thời vụ vô cùng quan trọng đảm bảo cho cây sinh trưởng thuận lợi nhất, ra hoa, làm hạt trong điều kiện khí hậu tốt nhất, có lợi cho việc hình thành năng suất.

Vụ mùa:

Trà sớm: Gieo mạ 20 – 30/5 cấy 25/6 – 5/7

Trà mùa trung: Gieo mạ 25/5 – 5/6 cấy trung tuần tháng 7 kết thúc trước 5/8 (lập thu)

Trà mùa muộn: Cấy trước 20 – 25/8

Vụ chiêm xuân:

Chiêm: Gieo cuối tháng 10 giữa tháng 11 cấy cuối tháng 12 tháng 1

Xuân sớm: Gieo mạ 15-25/11 cấy 15-25/1

Xuân chính vụ: Gieo mạ 20/11 đến 5/12 cấy 20/1 – 20/2

Xuân muộn: Gieo mạ 25/1- 5/2 cấy 25/2 – 5/3

Đất lúa cần phải được cày, bừa kỹ và nên tranh thủ làm sớm sau khi thu hoạch. Tùy thuộc địa hình và chân đất mà nên làm ruộng theo kiểu (làm dầm hay làm ải). Ruộng làm dầm phải giữ được nước, ruộng làm ải cần được phơi kỹ, giữa đợt nên cày đảo ải và tiến hành đổ ải trước cấy 5-7 ngày. Làm ải giúp tăng cường quá trình giải phóng dinh dưỡng trong đất, đồng thời hạn chế các độc tố gây hại cây trồng và giúp tiêu diệt tàn dư dịch hại trong đất. Tực tế trong sản xuất cha ông ta đã có câu “Một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân”.

Đất lúa phải được cày sâu, bừa kỹ cho thật nhuyễn, mặt ruộng phải phẳng giúp thuận lợi cho cấy và điều tiết nước. Yêu cầu đất lúa trước khi cấy phải sạch gốc rạ và cỏ dại (lúa cấy mạ non ruộng càng phải được làm kỹ, mặt ruộng phải phẳng hơn và để mức nước nông) giúp lúa cấy xong phát triển thuận lợi.

– Tuổi mạ:

Tuổi mạ cấy tùy thuộc vào giống, thời vụ và phương pháp làm mạ. Để tính tuổi mạ có thể dùng ngày tuổi hoặc số lá. Ở vụ mùa tính tuổi mạ theo ngày tuổi (15-18 ngày), còn ở vụ đông xuân theo số lá (mạ dược 5-6 lá, mạ sân hoặc mạ trên nền đất cứng 2-3 lá).

– Mật độ cấy:

Vụ có nhiệt độ thấp cấy dầy hơn vụ có nhiệt độ cao (cấy 1-2 dảnh/khóm); vụ xuân cấy mật độ: 40-45 khóm/m2; vụ mùa cấy mật độ: 35- 40 khóm/m2

– Kỹ thuật cấy:

Cấy thẳng hàng, cấy nông 2-3 cm, cấy sâu sẽ làm cho lúa phát sinh 2 tầng rễ, các mắt đẻ ở vị trí thấp sẽ không phân hoá được mầm nhánh, lúa đẻ nhánh kém, số nhánh hữu hiệu giảm. Vụ chiêm xuân nhiệt độ thấp cần phải cấy sâu hơn vụ mùa để hạn chế tỷ lệ chết rét “Chiêm đào sâu chôn chặt, mùa vừa đặt vừa đi”.

Phân bón là yếu tố quyết định tới 50% năng suất

Phân chuồng hoai mục: 4,0-5,0 tạ/sào 500m 2; 8-10 tấn/ha

5.1. Bón lót:

Sử dụng sản phẩm ” Dinh dưỡng Nhật Long – Chuyên lót L1 ” để bón cho cây lúa trước khi gieo, cấy nhằm cung cấp đầy đủ và cân đối nhu cầu dinh dưỡng khoáng cho cây, giúp cây lúa nhanh bén rễ hồi xanh bước vào thời kỳ đẻ nhánh thuận lợi hơn.

Lượng dùng: 25kg/sào 500m2.

Sử dụng sản phẩm ” Dinh dưỡng Nhật Long – Chuyên thúc L2 ” để bón thúc đẻ nhánh (bón sau cấy 7-10 ngày), kết hợp làm cỏ sục bùn giúp cây lúa đẻ nhánh khỏe, đẻ tập trung, đạt tỷ lệ dảnh hữu hiệu cao.

Lượng dùng: 12- 15kg/sào 500m2.

Bón đón đòng vào lúc lúa đẻ nhánh tối đa, trước trỗ 30 – 35 ngày, có tác dụng phân hóa gié và hoa nhằm đạt số hạt/bông cao.

Nếu lúa sinh trưởng tốt có thể không bón đón đòng vì nếu bón lúa sẽ đẻ nhánh vô hiệu nhiều.

Bón nuôi đòng trước trỗ 10 – 12 ngày, có tác dụng kéo dài tuổi thọ lá, tăng khả năng quang hợp, có tác dụng nâng cao tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng hạt.

LƯU Ý: KHÔNG SỬ DỤNG PHÂN THÊM

Khi lúa bắt đầu vào giai đoạn đẻ nhánh cần phải làm cỏ sục bùn: Diệt cỏ dại, bổ sung khâu làm đất, vùi phân tránh mất đạm, tăng nguồn cung cấp oxi giúp cho bộ rễ và vi sinh vật hoạt đọng tốt hơn, làm đứt rễ già, kích thích ra rễ mới.

Vụ xuân nên lấy nước làm áo, sau cấy luôn giữ một lớp nước nông trên mặt ruộng, vừa giữ ấm cho cây lúa giúp cây nhanh bén rễ hồi xanh đồng thời thuận lợi cho việc sử dụng thuốc trừ cỏ và ốc bươu vàng.

Khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh thực hiện phương châm quản lý nước theo công thức: Nông – Lộ – Phơi. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hô hấp của cây, giúp lúa đẻ nhánh sớm, đẻ khỏe, đẻ tập trung (không để ruộng khô nhằm hạn chế cỏ mọc nhiều). Khi lúa đẻ nhánh kín đất tháo cạn nước để lộ chân chim giúp rễ lúa ăn sâu, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và chống đổ cho cây về sau.

Thời kỳ chín sữa rút nước để lúa chín đều, thuận lợi khi thu hoạch

Không bón quá nhiều đạm để chống lốp đổ

Không tưới nước quá sâu

Không cấy quá dày

Chọn giống thấp cây, có khả năng chịu phân

Rút nước phơi ruộng, có chế độ tưới tiêu hợp lý.

Thời kỳ trổ đến chín là thời kỳ quyết định đến hạt lép và trọng lượng hạt, do đó ảnh hưởng đến năng suất lúa.

Nguyên nhân:

Tính di truyền giống

Lúa trỗ nghẹt đòng: do long cổ bông không phát triển bình thường làm cho cổ bông không thoát khỏi bẹ lá đòng, làm cho những gié, những hoa ở gốc bông không tiến hành nở hoa, thụ phấn được nên lép hạt.

Do bị hạn, rét lúc trỗ, thiếu dinh dưỡng bị sâu bệnh

Biện pháp khắc phục:

Bón phân, tưới nước vào thời kỳ trước và sau trỗ bông

Cấy đúng thời vụ để lúa trổ bông thuận lợi

Cỏ, Sâu, bệnh hại và biên pháp phòng trừ

Khi cây lúa bén rễ hồi xanh thì bắt đầu làm cỏ kết hợp với sục bùn và bón thúc. Tuỳ vào giống lúa ngắn hay dài ngày có thể tiếp tục làm cỏ sục bùn từ 1-2 lần nữa và kết thúc trước khi lúa bước vào thời kỳ làm đòng. Làm cỏ sục bùn có tác dụng diệt cỏ dại, vùi phân tránh mất đạm, bổ sung ô xy cho rễ, làm đứt rễ già và kích thích ra rễ mới.

7.2. Sâu hại và biện pháp phòng trừ – Bọ trĩ: Stenchaetothrips biformis Bagnall

Bọ trĩ là loại sâu bệnh hại lúa phổ biến thường thấy, bọ trĩ thường gây hại khi lúa còn non ở giai đoạn mạ, lúa lúa hồi xanh và đang đẻ nhánh.

Lúa xuân muộn (tháng 3,4) thường bị hại nặng hơn cả. Lúa gieo thẳng bị hại nặng hơn lúa cấy. Những năm khô hạn thích hợp cho bọ trĩ phát sinh rộ. Ruộng lúa càng khô hạn thì thiệt hại do bọ trĩ gây ra càng lớn.

Biện pháp phòng trừ bọ trĩ:

+ Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại, nhất là cỏ môi là ký chủ chính của bọ trĩ.

+ Gieo cấy mật độ vừa phải, giữ nước không để ruộng khô.

+ Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện và phun tuốc kịp thời. Dùng các loại thuốc Regent 800WG, Hopsan 75EC, Selecron 500EC hoặc Actara 25WP phun khi bọ trĩ phát sinh rộ.

– Sâu cuốn lá nhỏ: Medinalis Guenee

Sâu cuốn lá nhỏ à loại sâu bệnh hại lúa gây hậu quả nghiêm trọng đối với cây lúa. Gây hại từ khi lúa đẻ nhánh tới khi lúa ngậm sữa. Quan trọng nhất là giai đoạn lúa đẻ nhánh làm đòng. Những năm có khí hậu mát mẻ, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ thường phát sinh nặng.

Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá:

+ Vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại (nơi trú ngụ qua đông của sâu).

+ Gieo cấy mật độ thích hợp, chăm sóc bón phân hợp lý.

+ Bẫy đèn diệt bướm và thường xuyên kiểm tra đồng ruộng. Khi sâu non có mật độ 9 – 12 con/m 2 (giai đoạn lúa đẻ nhánh) và 6 – 9 con/m 2 (giai đoạn lúa làm đòng) cần phun thuốc. Dùng các loại Regent 800WP, Karate 2.5EC… phun khi sâu non tuổi 1-2 bằng các thuốc có hoạt chất: Indoxacarb (Obaone 95 WG … ), Flubendiamide (Takumi 20WG…), Chlorantraniliprole (Virtako 40WG, Prevathon 5 SC, Voliam targo 063SC)

– Sâu đục thân 2 chấm: Scirpophaga incertulas Walker

+ Thời kỳ mạ hoặc đẻ nhánh, sâu đục thân đục qua bẹ phía ngoài vào đến nõn giữa cắn phá làm cho dảnh lúa bị héo.

+ Thời kỳ sắp trỗ hoặc mới trỗ, sâu đục thân đục qua bao của lá đòng chui vào giữa rồi bò xuống đục ăn điểm sinh trưởng, cắt đứt các mạnh dẫn dinh dưỡng làm cho bông lép trắng.

Biện pháp phòng trừ:

+ Vệ sinh đồng ruộng: Cày lật gốc rạ, phơi ải sau khi thu hoạch.

+ Bón phân cân đối, hợp lý

+ Biện pháp thủ công: Dùng bẫy đèn bắt trưởng thành, ngắt ổ trứng đem tiêu hủy.

+ Biện pháp hóa học: Phun trừ đối với ruộng lúa khi mật độ ổ trứng từ 0,3 ổ/m 2 trở lên, những nơi có mật độ trên 0,5 ổ/m 2 ‘ cần tiến hành phun kép 2 lần, cách nhau 4-5 ngày. Phun trừ bằng các loại thuốc có hoạt chất Chlorantraniliprole (Virtako 40WG, Prevathon 5 SC, Voliam targo 063SC).

– Rầy nâu: Nilaparvata lugens Stal

Rầy nâu thích hợp với điều kiện khí hậu nóng, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ. Rầy xâm nhập vào ruộng lúa ngay từ khi mới cấy và hại cả trên mạ. Cao điểm rầy phát sinh mật độ lớn và gây hại năng vào giai đoạn lúa trỗ xong, giai đoạn ngậm sữa và bắt đầu chín.

Ở miền Bắc mùa đông lạnh nên có 2 đỉnh cao và gây cháy rầy vào các tháng 5 (vụ xuân) và cuối tháng 9 đầu tháng 10 (vụ mùa) trùng với giai đoạn lúa trỗ – ngậm sữa. Rầy nâu còn là vectơ truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa.

Biện pháp phòng trừ:

– Sử dụng giống kháng rầy nâu.

– Gieo cấy mật độ thích hợp, bón phân cân đối, thả vịt vào ruộng lúa diệt rầy, (khi mật độ rầy cám từ 18- 27 con/khóm lúa cần phun thuốc diệt rầy).

– Dùng các loại thuốc có khả năng nội hấp lưu dẫn tốt phu không cần rẽ lúa như: Hoạt chất Pymetrozine (Chess 50WG) Nitenpyram (Acdinosin 50WP.. ) lưu ý phun trước khi lúa đỏ đuôi.

7.3. Bệnh hại lúa

– Bệnh đạo ôn: Pirycularia oryzae Cav

Bệnh đạo ôn hại lúa ở các bộ phận trên cây nhưng rõ nhất trên lá, cổ bông, đốt thân

Biện pháp phòng trừ:

Dọn sạch tàn dư rơm, rạ và cây cỏ mang bệnh ở trên đồng ruộng;

+ Bón phân NPK hợp lý, đúng giai đoạn, không bón đạm tập trung vào thời kỳ lúa dễ nhiễm bệnh. Khi có bệnh phải tạm ngừng bón thúc đạm và tiến hành phun thuốc phòng trừ.

+ Chọn giống kháng hoặc giống ít nhiễm;

+ Giữ nước thường xuyên cho ruộng lúa nhất là khi có dịch bệnh;

+ Khi phát hiện ổ bệnh trên đồng ruộng cần tiến hành phun thuốc trừ sớm và nhanh. Một số loại thuốc hoá học sử dụng để phòng trừ bệnh như Fuji -one 40WP, Bump 650WP, Filia 525SE, Kasai-S 92SC, Kabim 30WP, abum 650WP, Bankan 600WP, Bemsuper 75WP, Katana 20SC, Fu-army 40EC,…

– Bệnh khô vằn: Rhizoctonia solani Kuhn

Là loại bệnh hại lúa toàn thân, bệnh gây hại bẹ lá, phiến lá và cổ bông. Các bẹ lá sát mặt nước hoặc bẹ lá già ở dưới gốc thường là nơi phát sinh bệnh đầu tiên. Trên bẹ lá xuất hiện các vết đốm hình bầu dục màu lục tối hoặc xám nhạt, sau lan rộng ra thành dạng vết vằn da hổ dạng đám mây. Khi bị nặng, cả bẹ lá và lá phía trên bị chết lụi.

Biện pháp phòng trừ:

+ Làm vệ sinh đồng ruộng, thu gom sạch tàn dư cây bệnh từ vụ trước. Cày bừa, xới đất kỹ để chôn vùi hạch nấm, hạn chế sức sống của chúng;

+ Không dùng hạt giống ở những ruộng bị nhiễm bệnh. Cấy lúa dày vừa phải, bón cân đối NPK, phân chuồng trước khi bón phải được ủ hoai mục.

+ Kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và phun trừ những diện tích lúa bị nhiễm bệnh khô vằn (có tỷ lệ từ 20% số dảnh bị bệnh), đặc biệt những ruộng lúa đang làm đòng, những ruộng lúa xanh tốt. Các loại thuốc hóa học có thể sử dụng để phun trừ bệnh như: Camilo 150SC, Chevil 5SC, Tilt super 300EC, Nevo 330EC, Anvil 5SC, Rovral 50WP, Callihex 5SC, Hecwin 5SC, chúng tôi 5SC, Til calisuper 300EC,…

– Bệnh bạc lá: Xanthomonas oryzae

Thường bệnh xảy ra lúc mưa to và gió lớn. Lúa vụ mùa một số giống có tiềm năng năng suất cao thường hay bị bệnh bạc lá. Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas Oryzea gây ra, khi mắc bệnh thì cây không có khả năng quang hợp để tạo dinh dưỡng nuôi hạt, từ đó những ruộng lúa bị bệnh bạc lá tỷ lệ lép rất cao, làm giảm năng suất rất lớn, có thể mất trên 50% năng suất.

Biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp cơ bản nhất là dùng giống chống bệnh và Bón phân cân đối, hợp lý giữa đạm, lân, kali. Đặc biệt yếu tố đạm.

+ Vụ mùa thường có mưa giông lớn những giống mẫn cảm dễ bị bệnh nặng hơn nên hạn chế cấy giống nhiễm ở vụ này

+ Sử dụng hạt giống sạch bệnh. Xử lý hạt giống ở 54 0 C trong 15 phút.

+ Khi bệnh tiến hành phun thuốc phòng trừ: Sasa, Startner, Xanthomic, Steptomicin Fisan (lúa vàng), Kasumin và các thuốc có nguồn gốc kháng sinh khác. Tuy nhiên, biện pháp này hiệu quả thấp.

Ít nhất là 85% những hạt trên bông có màu vàng (đã chín), hầu hết các hạt ở cổ bông đã chín sáp.

Nên thu hoạch lúa giống lúc trời nắng.

Quá Trình Trồng, Chăm Sóc Cỏ Lá Gừng Cho Công Trình

Sử dụng cỏ lá gừng là phương pháp kiến tạo mảng xanh trên diện rộng phổ biến nhất trong thiết kế và thi công cảnh quan, bởi nhiều ưu điểm mà nó mang lại như: dễ trồng, dễ chăm sóc, nhanh chóng và chi phí thấp. Công ty cây xanh An Phú xin gửi đến các bạn chi tiết về quá trình trồng, chăm sóc cỏ lá gừng cho công trình.

Để có một thảm cỏ lá gừng như ý muốn, chúng ta cần xem xét đến các yếu tố:

Cây giống: Phải là loại cây được ươm từ 30 – 45 ngày, đây là giai đoạn phát triển tốt nhất của cỏ, nếu chúng ta sử dụng giống quá non thì cây sau khi trồng sẽ rất yếu và quá trình chăm sóc sau khi trồng sẽ rất vất vả và ngược lại, nếu cây quá già thì rất tốn công phân nhỏ để trồng và chất lượng thảm cỏ sau khi trồng không cao.

Cỏ lá gừng giống

Làm đất: Trồng cỏ lá gừng không đòi hỏi quá cao ở chất lượng đất, nhưng tốt nhất chúng ta nên sử dụng đất thịt có nhiều dinh dưỡng. Việc làm đất cũng khá đơn giản, cần phải làm xốp lớp bề mặt khoảng 7 cm, trộn đều với đất vi sinh hoặc tro trấu, xơ dừa theo tỉ lệ 8/2, tạo mặt bằng như ý muốn và làm sạch cỏ dại. Trường hợp nếu sử dụng thuốc diệt cỏ dại nên sử dụng tối thiểu 30 ngày trước khi trồng cỏ lá gừng.

Cỏ lá gừng trồng cho khu công nghiệp

Trồng cỏ: Cỏ lá gừng giống sau khi phân nhánh được trồng xuống đất, nên để bộ rể của cỏ giống vừa qua khỏi mặt đất là được, không nên trồng quá nông hoặc quá sâu sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của cỏ. Sau khi trồng, chúng ta rải thêm một lớp mỏng tro trấu và xơ dừa lên trên, mục đích là để giử ẩm.

Cỏ lá gừng trồng để che phủ đất trống

Chăm sóc 30 ngày đầu: Cỏ lá gừng sau khi trồng cần tưới nước 2 lần/ngày, sau 10 ngày tiến hành bón ure theo tỷ lệ 2 kg/100 m², và sau 30 ngày bón đạm với tỷ lệ 1kg/100m².

Công ty cây xanh An Phú có cung cấp cỏ lá gừng giống giá tốt và đến khảo sát mặt bằng và tư vấn miễn phí cho quý khách hàng

Trân trọng kính chào!

Quy Trình Bón Phân Cho Cây Lúa

Lúa là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, chịu thâm canh cao, năng suất có thể đạt từ 8 -10 tấn/ha.

Nhu cầu dinh dưỡng cây Lúa: Ở Việt Nam lượng dinh dưỡng cho lúa giao động từ

+ Đối với các giống lúa thuần dưới 95 ngày

+ Đối với các giống lúa thuần trên 95 ngày

+ Đối với các giống lúa lai dưới 95 ngày

+ Đối với các giống lúa lai trên 95 ngày

Để cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt – đạt năng suất cao nhất, ngoài các yếu tố dinh dưỡng chính như: Đạm, Lân, Kali thì cần bổ sung các chất dinh dưỡng trung: Canxi, Magie, Lưu huỳnh đặc biệt là Silic và vi lượng: Đồng, Kẽm, Sắt, Molipden, Bo, Mangan… (Tham khảo cẩm nang dinh dưỡng cây trồng)

QUY TRÌNH BÓN PHÂN

1. Bón lót (Bón trước khi cấy hoặc gieo sạ)

C1: Bón phân đơn:

+ Supe Lân: 15 – 20kg/500m2 (300 – 400kg/ha)

+ Đạm Urea: 2 – 4kg/500m2 (40 – 80kg/ha)

+ Kali Clorua: 1 – 1,5kg/500m2 (20 – 30kg/ha)

C2: Bón phân NPK

(Chọn các sản phẩm chuyên lót cho lúa có hàm lượng lân cao, hàm lượng đạm và kali thấp)

+ NPK 5.10.3; NPK 6.8.4; NPK 6.9.3… : 25 – 30kg/500m 2 (500 – 600kg/ha)

hoặc DAP (18-46): 7 – 10kg/kg/500m 2 (140 – 200kg/ha).

Nếu bón loại hàm lượng cao hơn có thể giảm lượng bón theo tỷ lệ thích hợp hoặc theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Không nên chọn loại phân có hàm lượng Đạm và Kali quá cao mà Lân thấp (VD: NPK 8.2.8; 12.2.10; 20.5.15…) để bón lót làm mất cân bằng dinh dưỡng, lúa dễ bị sâu bệnh.

Cách bón: Trộn đều phân và rải đều khắp mặt ruộng trước khi cấy, sạ.

2. Bón thúc đẻ nhánh (sau khi lúa bén rễ hồi xanh hoặc 20 – 25 ngày sau sạ)

C1: Bón phân đơn:

+ Đạm Urea: 5 – 7kg/500m 2 (100 – 140kg/ha);

+ Kali Clorua: 2 – 3kg/500m 2 (40 – 60kg/ha).

C2: Bón phân NPK

(Chọn các sản phẩm chuyên thúc cho lúa có hàm lượng Đạm cao, hàm lượng kali vừa phải)

+ NPK 12.2.10; NPK 12.2.12; NPK 11.1.8: 18 – 20kg/500m 2 (360 – 400kg/ha)

Nếu bón loại hàm lượng cao hơn có thể giảm lượng bón theo tỷ lệ thích hợp hoặc theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Cách bón: Trộn đều phân rải đều khắp ruộng kết hợp làm cỏ sục bùn.

3. Bón đón đòng (khi lúa đứng cái làm đòng)

C1: Bón phân đơn:

+ Đạm Urea: 1 – 2kg/500m 2 (20 – 400kg/ha);

+ Kali Clorua: 2 – 3 kg/500m 2 (40 – 60kg/ha).

C2: Bón phân NPK

(Chọn các sản phẩm chuyên thúc đón đòng cho lúa có hàm lượng Đạm cao và Kali cao)

+ NPK 12.2.10; NPK 12.2.12; NPK 11.1.8: 8 – 10kg/500m2 (160 – 200kg/ha)

Nếu bón loại hàm lượng cao hơn có thể giảm lượng bón theo tỷ lệ thích hợp hoặc theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Cách bón: Trộn đều phân rải đều khắp ruộng.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Lúa Nước

1. GIỚI THIỆULúa nước là một loại cây lương thực đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung , ở Việt Nam lúa nước được trồng nhiều ở đồng bằng sông hồng và đồng bằng sông cửu long,

2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY LÚA NƯỚC .

Rể lúa thuộc dạng rể chùm, môi trường sống ở nơi ẩm ướt

Thân lúa thuộc kiểu cây hàng niên, chiều cao thân lúa khoảng 80cm-120cm và có thể cao hơn

Lá lúa mỏng và sắc nhọn, có lông ,ở giữa có sống , chiều ngang lá lúa khoảng 2cm chiều dài khoảng 50cm-80cm

Bông lúa trổ có hình dạng tạo thành cụm hoa tẻ ra thành nhiều nhánh, sau thời gian phát triển bông lúa nặng hạt và làm cho nhánh bông quằng xuống, bông lúa tự thụ phấn

Hạt lúa có hình dạng bầu dục được bao bởi lớp vỏ trấu bên ngoài, kích thước hạt lúa khoảng 2mm và chiều dài hạt khoảng 3mm-5mm

3. CÁCH TRỒNG CÂY LÚA

Lúa được trồng nhiều ở những nơi có nguồn nước ổn định vì đây là cây lương thực rất cần nước để sống và phát triển,

Cày sới đất ruộng cho tươi xốp, sau đó bơm nước vào ruộng nếu không dẫn nước trực tiếp vào ruộng được

Đắp bờ, và phát những cây cỏ mọc ven bờ để bờ được chắc chắn và sạch sẻ tránh cho lúa sau này bị lây nhiễm bệnh bỡi những cây cỏ xung quanh

Dùng trục để nghiền nhỏ đất thành dạng bùn hoặc sìn lầy trước khi gieo

Tạo rảnh nước để thoát nước sau khu trục xong không để động nước trong ruộng trước khi gieo

Chọn giống và mua lúa giống ở những nơi uy tín và chất lượng

Đem giống bỏ vào bao và đi ngâm nước khoảng 1 ngày tránh ngâm nhiều để giống không bị thối

Vớt lúa giống đã ngâm trước đó cho vào rơm để ủ giống 1-2 ngày để giống lên mầm,

Sau khi giống lên mầm khoảng 1-2cm thì dỡ ra tránh làm hầm hơi dẫn đến úng mầm, các bạn nên chú ý khi lúa vừa nảy mầm các bạn nên banh giống ra để giống không bị dính vào nhau, tránh ủ giống quá lâu nếu mầm lên cao sẻ dể bị gãy khi duy chuyển

Đem lúa giống đi gieo, rải lúa giống đều theo hàng

Sử dụng rơm hoặc bao lông để tạo thành hình người bẹo ruộng để tránh chim chốc hay các con vật khác phá hoại

Sau khoảng một 2 ngày gieo các bạn bắt đầu phung thuốc để tiêu diệt ốc sên hoặc các côn trùng khác ăn mầm lúa

Sau khi thấy lúa phát triển thành mạ chúng ta bắt đầu rải phân đợt một để lúa hấp thụ được chất dinh dưỡng

Thường xuyên bơm hoặc dẫn nước vào lúa khi cây lúa đã ổn định với bộ rể cứng cáp

Bón phân cho lúa khoảng 4 tuần một lần, và bón rướt vé lúa trước khi lúa trổ vé với công dụng làm cho lúa trổ vé nhiều hơn và hạt lúa trỉu nặng hơn đem lại năng xuất cao hơn

Sau khi lúa gần chín ta bón phân thêm đợt nữa để cho cây lúa xanh tốt

4. THU HOẶC CÂY LÚA NƯỚC

Sau khi lúa chín chúng ta sử dụng máy liên hợp để xuốt lúa đối với ruộng lúa với diện tích lớn, còn đối với ruộng có diện tích nhỏ ta có thể dùng các biện pháp thủ công để thu hoặc như cắt về để đập bồ, hoặc cho trâu bò đạp để tách hạt ra khỏi thân cây lúa

Sau khi tách hạt xong cho lúa vào bao và mang về nhà phơi khô hoặc bán lúa tươi, phương án đem về phơi khô,

Đem một tấm bạc bằng nilong ra chổ đất trống có nhiều nắng phơi cho khô bạt trước

Khi nắng lên ta tiến hành đổ lúa ra phơi, banh đều lúa ra khoản 15cm banh càng mỏng lúa càng dể khô

Cứ mỗi 1 tiếng ta ra quay lúa một lần ( trở đều lúa để khô mặt dưới)

Sau khi lúa khô đem lúa đi dả ở nhà máy, mục đích dả để bóc vỏ lúa thành hạt gạo

5. CÔNG DỤNG CỦA CÂY LÚA NƯỚC TRONG ĐỜI SỐNG

Hạt lúa nước được dã thành gạo dùng để làm lương thực, thức ăn cho con người và động vật

Cám sau khi dã đem về trộng với cám viên và nước cho bò hoặc heo uống giúp chúng mau tăng trọng lượng

Thân cây lúa sau khi tách lấy hạt đem phơi khô thành rơm và cuộn thành bó mang về nhà dự trữ làm thức ăn cho trâu bò .