Top 3 # Phương Pháp Trồng Sầu Riêng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Kinh Nghiệm Trồng Sầu Riêng

Kinh nghiệm trồng sầu riêng trên đất Mỏ Cày

Năm ngoái, anh Út Lập , ấp Giồng Nâu xã Nhuận Phú Tân, huyện Mỏ Cày (Bến Tre) đốn bỏ hết nhãn, đầu tư chuyên canh cây sầu riêng. Trong mùa thu hoạch năm 2003 vừa qua, anh đã bán gần 3,5 tấn trái, thu gần 70 triệu đồng.

Hiện nay, so với các loại sầu riêng, sầu riêng sữa hạt lép có ưu thế cơm dầy, hạt lép, hương thơm, vị ngọt, béo và về năng suất khá cao. Anh Út Lập cho biết, Mỏ Cày là vùng nước lợ, để cây sầu riêng phát triển tốt cần phải có đê bao ngăn mặn, đồng thời mô trồng phải được đắp cao và dễ thoát nước. Khi trồng mỗi hố đất cần bót lót nửa ký phân chuồng, phân rác hoặc phân HUMIX để tạo đất tơi xốp, kích thích rễ phát triển. Các bệnh thường gặp trên cây sầu riêng là: Bệnh thán thư, bệnh chảy và rụng lá, đặc biệt là bệnh xì mủ trên cây sầu riêng rất khó trị mà biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu nhất là chế độ chăm sóc dinh dưỡng để cây luôn khỏe mạnh xanh tốt. Nói về kinh nghiệm chăm sóc dinh dưỡng cho cây sầu riêng anh Út Lập cho biết:

1. Tưới:

Sầu riêng mới trồng nên tưới ngày một lần trong khoảng 4 tháng . Sau đó chỉ tưới khi gặp hạn. Tủ gốc bằng rơm, cỏ khô sẽ bớt được công tưới; nhưng mùa mưa nên bỏ rơm tủ đi vì dễ gây bệnh và cũng là ổ chứa mối hại cây sầu riêng.

Khi ra hoa kết trái, cây sầu riêng cần ẩm, thời kỳ này ở miền Nam đang là mùa khô nên cần tưới, nhưng tưới nhiều sẽ làm rụng hoa quả và cơm sầu riêng có thể nhão.

2. Bón phân:

3. Cắt tỉa.

Tạo hình tốt cho cây sầu riêng sẽ thuận lợi cho ra hoa kết trái, làm cho cây có bộ khung cành khỏe, hoa trái đều khắp và đều hàng năm, giảm thiệt hại do sâu bệnh, gió bão.

+ Sầu riêng còn nhỏ :

– Tỉa bỏ các cành mọc quá gần mặt đất (sao cho khi cây cho trái cành ở độ cao ít nhất là 1 m).

– Ở vị trí nào đó trên thân chính không để mọc ra 2,3 cành vì cây sẽ bị chẻ 2,3 khi đeo nhiều quả.

– Bỏ các cành ốm yếu, cành sâu bệnh.

– Chỉ để 1 ngọn. Thường ta không cắt ngọn cây sầu riêng vì tự nó có hình kim tự tháp, chỉ riêng giống Chanee có thể cắt ngọn để 4,5 cành.

– Khoảng cách trên thân chính của các cành, khi cây nhỏ nên để thưa 8-10 cm, khi cây lớn khoảng cách không nên để dưới 30cm.

+ Sầu riêng đang cho trái:

Sầu riêng kết trái trên thân, cả cành nhỏ lẫn cành lớn không ra hoa ở ngọn. Vì vậy chỉ để lại cành khỏe, cắt tỉa làm 3 lần:

– Lần 1: Sau khi thu hoạch xong, cắt cành khô, cành bệnh, cành gầy yếu, cành kiệt sức vì đã ra nhiều trái.

– Lần 2: Trước khi bón phân lần thứ 2.

– Lần 3: Khi sầu riêng đã có trái bằng trái quít, trước tuần thứ 6 khi đậu trái, đồng thời với cắt tỉa trái, dồn thức ăn cho những trái còn lại.

+ Cắt tỉa hoa trái:

Hoa sầu riêng rất nhiều, cây không có sức nuôi hết, vậy phải tỉa bớt. Hoa ra 2-3 đợt một năm. Nếu ra 3 đợt, có thể tỉa bớt hoa đợt 1 và hoa đợt 3, có thể kết những quả chín sớm và muộn thường bán giá cao hơn.

Khi tỉa hoa, phải tùy theo giống. Bắt đầu tỉa hoa 30-35 ngày sau khi hoa nở. Khi đã đậu quả, lại cắt bỏ một số trái chỉ để lại mỗi cành 3-5 trái. Các loại trái cần tỉa bỏ là trái dày đặc, trái méo mó, trái sâu bệnh.

4. Thụ phấn bổ sung :

Để sầu riêng thụ phấn tự nhiên có nhược điểm là đậu trái ít, ở những vị trí không thuận lợi. Không chủ động thời gian thu hoạch. Thụ phấn nhân tạo bổ sung có ưu điểm.

– Giúp cho thụ phấn đậu trái nhiều hơn, cân đối hơn.

– Trái đậu tập trung ở những vị trí thuận lợi: Thấp, cành lớn, dễ chăm sóc, dễ thu trái.

– Chủ động ngày thu hoạch.

5. Xử lý ra hoa và cho trái sớm.

Muốn sầu riêng ra hoa vào những thời vụ sớm hay muộn theo ý muốn cần có các điều kiện và biện pháp sau:

– Khí hậu phù hợp, mưa vừa phải, nhiệt độ trung bình, đất thoát nước, khô nhanh sau mưa.

– Bón phân đủ, cành khỏe, thoáng do cắt tỉa, bộ lá mướt xanh, dễ ra hoa, khi có môi trường thích hợp…

– Dùng chất điều hòa sinh trưởng: Khi phun xịt Cultar (nồng độ 750-1.500 ppm, tùy theo giống). Lưu ý chỉ có hiệu lực đối với cây từ 7 tuổi trở lên và chỉ dùng cho cây khỏe; cành lá xum xuê không sâu bệnh. Phun đều khắp vào những ngày trời trong. Chỉ dùng sau khi cây sầu riêng ra 1-2 đốt lá trở lên và khi lá non đã mở hết, đủ độ chín của lá. Sau khi phun hóa chất, bón phân tưới nước đầy đủ, phun thuốc trừ sâu bệnh khi cần

Tuổi

Liều lượng kg/cây/năm

Số lần bón cây trong năm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

0,3

0,6

1,0

2,0

2,5

4,0

5,0

5,0

6,0

4

4

3

3

3

2

2

2

3

NTNN, 4/11/2003

Bí quyết trồng sầu riêng

Tuy so với hàng trăm nông dân kỳ cựu ở Chợ Lách thì anh Hồ Ngọc Sáng ở ấp Tân Phú, Sơn Định chưa bằng nhưng với 1ha đất trồng sầu riêng Moongthong và cơm vàng hạt lép mỗi năm thu lợi trên 250 triệu đồng cũng đáng để mọi người học hỏi.

Theo anh Sáng, bí quyết thành công từ sầu riêng cũng rất bình thường chứ không cao siêu như mọi người thường nghĩ. Khi trồng, phải chọn giống chất lượng cao trồng xen trong một vườn. Mô trồng cao cách mặt nước thủy cấp khoảng 1,2m, rộng 2m. Liếp phải rộng để thoát nước tốt. Thường xuyên cắt đọt sầu riêng khi cây cho trái ổn định, nhằm hạn chế chiều cao, giúp dễ thụ phấn, tỉa trái. Bón phân cân đối, hạn chế dùng phân hóa học. Khi sầu riêng Moongthong mới cho trái thường hay bị sượng, có khi đến 70%. Để khắc phục tình trạng trên, anh đã áp dụng rất nhiều cách nhưng không hiệu quả. Qua thời gian tìm tòi anh quyết định dùng cách cắt trái đủ tuổi để chín treo lại trên cây cho đến khi rụng đài mới đem xuống. Với cách làm nầy, vườn sầu riêng của anh ít bị sượng trái, giá bán cao hơn. Ngoài ra, để sầu riêng đạt năng suất cao, trái đều, anh áp dụng phương pháp thụ phấn nhân tạo bằng cách cứ 7-10 giờ tối dùng chổi quét phấn từ ngọn nầy sang ngọn khác. Phương pháp nầy không mới nhưng hiệu quả cao. Nhờ chủ động cho trái sớm, thu hoạch trước chính vụ khoảng 1 tháng nên rất ít khi đụng hàng. Do vậy, nhiều năm liền, trái sầu riêng vườn anh luôn bán giá rất cao.

Nhờ sự cần cù, luôn học hỏi tìm cái mới trong sản xuất nên mô hình sản xuất của anh Sáng vừa được tuyên dương là một trong những mô hình có thể nhân rộng trong toàn tỉnh.

TL – Đồng Khởi, 9/9/2008

Nhấn vào đây dể xem các thông tin kỹ thuật trồng sầu riêng

Giải Pháp Dinh Dưỡng Cho Sầu Riêng Giai Đoạn Mang Trái

Theo chúng tôi Trần Văn Hậu, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng (ĐH Cần Thơ), sau khi thu hoạch thì cây sầu riêng rất “mệt” do đã mất đi nhiều dinh dưỡng để nuôi trái, cần hồi phục để chuẩn bị cho những mùa vụ mới.

Để cây sầu riêng ra đọt thì trong bón tỷ lệ đạm và lân cao, kali vừa phải.

Sầu riêng là cây ra trái trên thân, trên cành nên việc tạo tán phải được lưu ý chăm sóc cẩn thận. Nếu cây bị chết cành thì sẽ giảm năng suất. Vì vậy, bà con cần tỉa trái để cây ở mức năng suất vừa phải, tránh bị suy kiệt quá mức, không bị khô cành và ăn trái lâu dài. Nếu cây cho nhiều trái thì bộ rễ hoạt động rất kém, cây khó hấp thu dinh dưỡng dẫn đến suy kiệt khó phục hồi.

Để phục hồi khả năng cho trái ở vụ sau thì bà con phải cắt tỉa cành, kích thích cho ra cơi đọt mới. Nếu tán cây bị suy thì tùy theo mức độ mà kích thích cho ra đọt một hay hai lần, thậm chí nếu cây suy quá thì phải cho ra ba lần đọt. Để cây ra đọt thì bón tỷ lệ đạm và lân cao, kali vừa phải đảm bảo cân bằng.

Sau khi thu hoạch bà con bón phân hữu cơ để cải tạo đất tơi xốp. Nếu có nấm Tricoderma kết hợp tiêu diệt các tuyến trùng trong đất thì hiệu quả hơn. Do phân hữu cơ hàm lượng dinh dưỡng rất thấp nên phải bón lượng lớn mới đầy đủ được lượng dinh dưỡng. Nên bón vôi để điều chỉnh độ pH của đất và tiêu diệt mầm bệnh trong đất. Sau đó mới bón phân vô cơ để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây. Chú ý dùng phân có thêm Ma-giê (Mg), sẽ giúp ức chế quá trình sượng cơm trái.

Kỹ sư Phạm Văn Huy, Công ty TNHH Behn Meyer Agricare Việt Nam (BM) cho biết: Quá trình chăm sóc cây sầu riêng bao gồm 4 giai đoạn: Sau thu hoạch sẽ làm đọt. Kế tiếp là bón lót trên gốc trước khi xử lý ra hoa. Sau đó là giai đoạn nuôi hoa. Cuối cùng là nuôi trái.

Sau thu hoạch tiến hành cắt tỉa cành khô, rậm… để đảm bảo cơi tược đều và mạnh hơn. Những cây yếu rễ thì sử dụng thuốc bệnh để xử lý. Sau đó, khoảng 10 ngày tiến hành làm tơi đất dưới mô, chú ý cách gốc 60 cm đối với cây dưới 10 tuổi, cây trên 10 tuổi thì khoảng cách là 1 m, để khoảng hai ngày cho rễ cây bị đứt lành lại. Tiến hành bón vôi. Bổ trợ hữu cơ, tùy theo tuổi cây mà bón từ 3-6kg phân. Có thể sử dụng dòng hữu cơ của BM là Growell 333 với tỷ lệ đạm, lân, kali lần lượt là 3-3-3 và 40% hữu cơ, có thêm các thành phần trung, vi lượng.

Sau khi bón hữu cơ thì phun một số sản phẩm kích đọt, đồng thời bón phân có dòng lân và đạm cao. Bà con có thể tìm hiểu và bón dòng Entec 25-15. Trong đó, lân hữu hiệu chiếm 15% giúp tái tạo bộ rễ. Sau đó, khoảng 20 ngày bón tiếp Entec 20-10-10 giúp cây nối đọt. Bón thêm phân bón lá giúp cây tạo đọt mạnh hơn.

Đa số bà con ở miền Tây thường để cây ra ba cơi đọt. Tuy nhiên ở miền Đông và Tây Nguyên thì chỉ để tối đa là hai cơi đọt. Ở cơi đọt đầu tiên có thể bón hữu cơ đến cơi thứ hai không nên bón hữu cơ.

Cuối cơi một, bón phân có kali cao để điều tiết cơi đọt cho đều, bông mới có thể ra tập trung được. Những dòng phân của BM như: Entec 12-12-17 hoặc Nitrophoska 15-15-15. Đồng thời bón thêm MKP 05234 khoảng 300g/100 lít nước để cây già đọt đều.

Cơi đọt thứ hai, bón dòng phân Entec 15-15-15 và khi đọt có hai lá mầm thì tiến hành bón thêm lân để phân hóa mầm hoa. Kích thích tạo mầm bằng công thức có lân cao như 10-60. Khi hoa được khoảng 35 ngày tuổi thì bón phân Nitrophoska perfect với tỷ lệ 15-5-20 với tỷ 20% giúp cho già lá, cứng chóp ngọn.

Thường sau khi sập nhị, phải quan tâm bổ trợ dinh dưỡng cho bông. Đối với cây già thì nên cắt bỏ những bông từ thân chính ra khoảng 1-1,5m thì trái sẽ đẹp hơn. Cây non sẽ cắt bỏ hoa cách thân 1 gang tay để cây không bị quằng khi trái lớn.

LÊ HOÀNG VŨ

Bệnh Đốm Mắt Cua Trên Sầu Riêng Và Biện Pháp Phòng Trị

1. Triệu chứng bệnh đốm mắt cua cây sầu riêng

Vết bệnh trên lá :

Những đốm bệnh màu vàng sáng, nhỏ như vết kim châm trên lá non. Sau đó bệnh phát triển nhanh bằng những vệt màu nâu nhạt. Đường kính biến thiên theo giống cây trồng. Bệnh dốm mắt cua thể hiện trên cả hai mặt lá, xung quanh vết bệnh có viền vàng sáng và không làm lá biến dạng, nhăn nheo

Vết bệnh trên quả :

Những quả bị nấm xâm nhập sẽ bị nấm đen từng vùng hoặc hết cả quả. Vết bệnh xù xì màu nâu hơn, mép ngoài có gờ nổi lên, ở giữa vết bệnh mô chết rạn nứt. . Bệnh nặng có thể làm cho quả biến dạng, ít nước, khô sớm, dễ rụng.

2. Nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh đốm mắt cua trên sầu riêng

Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas chúng tôi gây ra

Bệnh phát sinh phát triển trong điều kiện nhiệt độ cao (20-30 Độ C) và độ ẩm cao. Bệnh gây hại nặng ở những cây non, lá non.

Bệnh chủ yếu lây lan qua gió mưa, dụng cụ làm vườn, động vật, con người (tay chân, quần áo).

Sâu vẽ bùa thường tấn công trên lá non và tạo nên các vết thương là nơi vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào trong tế bào cây và gây hại.

3. Cách phòng trừ bệnh đốm mắt cua trên sầu riêng.

Bệnh có tốc độ lây nhiễm nhanh đặc biệt là trong mùa mưa bão. Chủ động phòng bằng cách phun kết hợp chế phẩm sinh học VACCIN + TINH CHẤT ĐỒNG ( tác dụng phòng và trị bệnh đốm mắt cua an toàn mà không gây độc hại cho môi trường và sức khỏe người sử dụng ).

Để tăng sức đề kháng cho cây bà con cần phải đảm bảo yếu tố cân đối và đầy đủ dinh dưỡng giữa phân đa, trung vi lượng. Bằng cách bón nhiều phân chuồng hoặc phân bón SAO ĐỎ. Cung cấp dinh dưỡng vi lượng thông qua lá theo các thời kỳ sinh trưởng của cây. Không để cây thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là thời kỳ ra quả non.

Bệnh đốm mắt cua trên cây sầu riêng là bệnh lây lan nhanh và khó kiểm soát, khiến cây ngừng sinh trưởng làm ảnh hưởng đến năng suất. Cho nên chăm sóc tốt và áp dụng những biện pháp phòng trừ bệnh này là điều bà con không nên bỏ qua.

Nếu vườn bạn đang gặp vấn đề, để lại thông tin vào Form bên dưới để được kỹ thuật hỗ trợ miễn phí !

Kỹ Thuật Chăm Sóc Sầu Riêng

Trồng sầu riêng Sầu riêng là cây chịu hạn và úng kém, vì vậy đối với vùng đất thấp vườn trồng sầu riêng cần được đắp đê ngăn lũ. Liếp trồng thiết kế theo kiểu liếp đơn, rộng khoảng 5m, mương rong 1,5m, ở giữa liếp đắp mô có đường kính 1,2m, giữa mô đào một hố 60-80cm rồi cho vào 15-20kg phân hữu cơ và 1-2kg lân Đầu Trâu. Đối với vùng miền Đông Nam bộ hay Tây Nguyên chỉ cần đào hố mà không phải đắp mô hay lên liếp. Để hạn chế sâu hoặc kiến cắn phá cây con nên cho vào mỗi gốc 50g Furadan hoặc Vibasu sau đó đặt cây con và lấp đất ngang mặt bầu. Sau khi trồng cần cắm cọc buộc dây để gió không làm lay cây gây đứt rễ non của cây đồng thời tưới nước giữ ẩm thường xuyên cho cây. Vườn trồng sầu riêng không nên trồng xen các loại cây như đu đủ, dứa, ca cao… vì các cây này cùng là ký chủ của nấm Phytophthora spp. – loại nấm gây bệnh thối gốc chảy nhựa, thối rễ, thối trái… Chăm sóc sầu riêng a) Tỉa cành, tạo tán: Cần tỉa cành tạo tán cho cây ngay khi còn nhỏ để tạo cho cây một thế vững chãi và tỉa cành định kỳ sau mỗi vụ thu hoạch nhằm loại bỏ các cành bệnh, cành lệch tán. Tạo cho cây có tán cân đối và khi cây lớn, cành mang trái thấp nhất phải cách mặt đất 1m. Cần tỉa bỏ các cành mọc đứng, cành ốm yếu, mọc quá gần mặt đất và bị sâu bệnh. Giữ lại các cành mọc ngang, mạnh khoẻ và ở độ cao hợp lý. Ngoài ra, tỉa cành còn hạn chế được sâu bệnh và cây nhận được nhiều ánh sáng giúp cây khỏe mạnh, trái có chất lượng cao. b) Tưới nước: Giai đoạn cây con cần giữ đất ẩm thường xuyên, nếu đất khô phải tưới nhằm giảm tỷ lệ cây chết, giúp cây mạnh khỏe, nhanh cho trái. Khi sầu riêng ra hoa cần tưới nước cách ngày để giúp hạt phấn mạnh khỏe, tỷ lệ đậu trái cao. Khi sầu riêng đang mang trái cần tưới nước đầy đủ để trái phát triển cân đối. b) Bón phân: Nếu chăm sóc tốt thì sau 3 năm trồng, sầu riêng bắt đầu có quả bói. Trong thời kỳ từ khi trồng đến khi cho quả sử dụng phân NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu bón theo liều lượng như sau: * Năm thứ nhất: 0,5-1,0 kg/cây/năm * Năm thứ hai: 1,0-1,5 kg/cây/năm * Năm thứ ba: 1,5-2,0 kg/cây/năm Lượng phân trên nên chia bón làm 3-4 lần/năm, mùa mưa bón 2-3 lần, mùa khô bón 1-2 lần, có thể bón rải quanh gốc hoặc hoà ra nước để tưới. Để cây phát triển tốt, mau cho quả có thể sử dụng một trong các loại phân bón lá Đầu Trâu 005 hoặc 502, xịt 1-2 lần vào các đợt ra đọt và ra lá mới. Để sầu riêng ra hoa sớm, năng suất cao và ra hoa trái vụ chế độ bón phân như sau: + Sau thu hoạch đốn tỉa các cành sâu bệnh, già cỗi và những cành mọc đan chéo nhau. Bón cho mỗi cây 10-20kg phân hữu cơ + 1-2kg Compomix Đầu Trâu và 2-4kg Đầu Trâu AT1. Phun phân bón lá Đầu Trâu 005 hoặc 502 định kỳ 7-10 ngày/lần. + Khi đọt non phát triển mạnh, bón 1-2 kg phân Đầu Trâu AT2/cây. Phun phân bón lá 007 hoặc 702 Đầu Trâu định kỳ 7-10 ngày/lần nhằm giúp cây tượng hoa tốt, đậu quả nhiều. + Khi lá đọt chuyển già, các lá mới đã thành thục, tiến hành xiết nước (tháo cạn nước ở các rãnh, có thể dùng nilon phủ gốc trong trường hợp gặp mưa). Phun phân bón lá Đầu Trâu 907 (50 gam/bình 10 lít) hoặc kali nitrat 100-200 g/bình 10 lít. Sau khi xiết nước 30-40 ngày nụ hoa bắt đầu xuất hiện. + Khi nụ hoa xuất hiện cần tiến hành tỉa bớt vì sầu riêng có quá nhiều hoa thì cây sẽ mất sức và số quả trên cây chỉ để có giới hạn. Cần tỉa bỏ những chùm hoa mọc sát thân hoặc ở đầu cành, các chùm hoa mọc quá xít nhau. Tiến hành tỉa hoa khi đường kính hoa cỡ 0,7-1,0 cm. Phun phân bón lá Đầu Trâu 907 đến khi cánh hoa bắt đầu bung. Nếu để thụ phấn tự nhiên sầu riêng sẽ đậu trái rất ít, vì vậy cần thụ phấn bổ sung thêm cho cây. Đến khoảng 21-22 giờ đêm khi hoa nở rộ, dùng bút lông quệt phấn hoa của hoa đực quét đều lên đầu nhuỵ của hoa cái trong 3 đêm liên tục. Khi lứa quả đầu có đường kính 3-5cm cần tỉa bớt những quả dị hình và sâu bệnh. Bón cho mỗi cây 0,5-1kg Đầu Trâu AT3. Phun phân bón lá Đầu Trâu 907, 009 hoặc 902 định kỳ 10-12 ngày/lần. Khi đường kính của quả 5-7cm, tỉa bớt những quả xấu, dị hình sao cho chỉ còn giữ lại 1-2 quả/chùm và khoảng 100-150 quả/cây. Bón cho mỗi cây 1-1,5 kg Đầu Trâu AT3. Phòng trừ sâu bệnh a) Bệnh xì mủ, thối gốc: Do nấm Phytophthora spp. gây ra. Đây là bệnh rất nguy hiểm trên cây sầu riêng. Khi phát hiện bệnh cần cạo sạch vết bệnh, dùng thuốc Aliette hoặc Ridomil hoà thành dung dịch đặc bôi lên vết bệnh. Cũng có thể phòng trị bằng cách phun ướt trên toàn cây. b) Bệnh cháy lá chết ngọn: Do nấm Rhizoctonia sp. gây hại. Lúc đầu xuất hiện những đốm nhỏ trên lá sau đó lan dọc theo mép lá, làm lá co lại và cuối cùng bị cháy khô và rụng gây hiện tượng chết ngọn và cành nhánh nhỏ. Nếu bị bệnh cần tỉa bỏ các phần cây, lá bị bệnh, tạo tán tỉa cành cho cây thông thoáng, sử dụng thuốc: Rovral, Benlate C… c) Bệnh thán thư sầu riêng: Do nấm Collectotrichum zibethinum gây hại. Vết bệnh thường lan từ rìa lá hay chóp lá vào, có màu nâu đỏ sáng, bên trong là các quầng màu nâu đậm cùng với những đốm nâu loang lổ. Cần phát hiện bệnh sớm và xịt thuốc ngay khi bệnh chớm xuất hiện bằng các loại thuốc: Bennomyl, Manzate, Antracol… d) Rầy nhảy, rầy phấn: Phun thuốc khi thấy rầy xuất hiện với mật độ cao bằng các loại thuốc: Applaud, Bassa, Trebon, Decis… e) Sâu đục trái: Khi trái còn non cần kiểm tra vườn sầu riêng thường xuyên, để kịp thời phát hiện và loại bỏ sớm trái bị sâu hại. Dùng giấy bìa cứng hoặc que chêm giữa 2 trái trong chùm, để tránh các trái tiếp xúc với nhau. Sử dụng các loại thuốc để diệt sâu như: Bian 40EC, Visher 25EC, Padan 95SP, Ofatox 50EC… để phun khi thấy sâu phá hại. Sau đó 10-15 ngày phun tiếp lần 2, nếu sâu vẫn còn có thể phun tiếp vài lần nữa.