Top 8 # Phương Pháp Trồng Rau Hiệu Quả Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Phương Pháp Trồng Rau Hiệu Quả Bằng Túi Vải Trồng Cây

Phương pháp trồng rau hiệu quả bằng túi vải

Phương pháp trồng rau hiệu quả bằng túi vải có nhiều ưu điểm, so với các phương pháp trồng trong thùng xốp truyền thống từ trước đến nay.

Phương pháp trồng cây khá lạ ở Việt Nam – Trồng bằng túi vải. Gọi là lạ vì ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là trồng rau sạch tại nhà bằng thùng xốp, thủy canh trong ống hay các khay nhiều tầng.

Phương pháp này giống với nguyên lý của các chậu thông minh hoặc các hộp earthbox: có một phần ngập nước để thẩm thấu nước và chất dinh dưỡng cung cấp cho rễ cây.

Ưu điểm của phương pháp trồng cây bằng túi

– Bộ rễ phát triển tốt do không khí lưu thông tốt qua túi vải vào đất, kỹ thuật Nhiều các cây trồng củ quả cho năng suất cao hơn một phần có thể vì lí do này.

– Không cần gieo hạt riêng ở khay hoặc viên nén Có thể gieo trực tiếp vào túi – túi vừa là bầu ươm vừa là bầu trồng. Bố trí linh hoạt:

Các túi vải trồng cây khá nhỏ và nhẹ nên tiện cho việc sắp xếp, quy hoạch lại vườn trên sân thượng, bố trí lại các cây để tối ưu không gian khá dễ dàng. Kết hợp các loại cây với nhau để tiết kiệm được khá nhiều không gian.Hơn nữa, việc trao đổi, cho tặng cây cối cũng dễ.

– Tiết kiệm đất:

Vì rễ cây có thể phát triển tự do trong túi và có thể đâm ra ngoài túi nên mặc dù túi khá nhỏ nhưng vẫn trồng được cây lớn hay nhiều cây.

– Gía thành rẻ:

Túi bằng vải không dệt (dùng khoảng được 2 mùa). Bạn có thể tận dụng lại những túi vải không dệt để đồ cũ, tự may túi từ vải thừa để trồng cây giúp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, khuyên mọi người nên mua vải địa kỹ thuật – bền hơn, đỡ mất công may vá (dùng được khoảng 5 năm) và may được túi dung tích to hơn.

– An toàn:

Túi vải không thường được làm từ hạt nhựa PE/HDPE. Đối với túi vải địa kỹ thuật trồng cây, được làm từ nguyên liệu xơ PE/PP là sản phẩm cấu tạo từ hat polypropylene, có tính cơ học bền, không mùi, không vị, không độc nên khá an toàn với con người, thân thiện với mội trường.

Năng suất cao hơn:

Vì túi vải có thoáng khí, oxi lưu thông tốt qua túi làm cho Rễ cây hấp thụ phát triển tốt, cây sinh trưởng nhanh, dinh dưỡng bổ sung thường xuyên nên năng suất cao hơn, rất tiện lợi cho cho các hộ gia đình trồng cây, hoa trái và nông nghiệp thu nhỏ tại nhà.

Cách Trồng Rau Sam &Amp; 3 Phương Pháp Canh Tác Hiệu Quả

Rau sam không chỉ được sử dụng để chế biến nhiều món ăn đặc biệt như xào, nấu canh, làm gỏi, … mà nó còn mang tác dụng giải nhiệt, làm mát, chữa trị bệnh táo bón, chống lão hóa và hỗ trợ chữa những bệnh về tim mạch, tiểu đường, gout,… cách trồng rau sam cũng vô cùng đơn giản.

Cách trồng rau sam sạch tại nhà

Bạn có thể tiến hành trồng rau sam từ hạt hoặc từ thân hay rễ đều được. Trong cách trồng rau sam Fao chia nhỏ thành 3 bước nhỏ, mỗi bước tương ứng với một công đoạn, mỗi công đoạn yêu cầu bạn cần nắm được những kỹ thuật trồng, cách trồng mà Fao hướng dẫn để hiệu quả nhất.

Hạt giống sau khi được thu hái thì cần phải xử lý bằng nước ấm (có tỉ lệ 2 sôi + 3 lạnh) ngâm trong nước trong vòng 6 đến 8 tiếng, vớt ra để cho chúng ráo nước, sử dụng que nhọn chọc lỗ sâu khoảng 1cm rồi cho hạt vào (mật độ từ 2 đến 3 hạt/ lỗ), lấp kín đất, sử dụng lưới che nắng cho luống gieo.

2, Cách trồng rau sam từ hom

Chọn lựa hom: Hom được lấy từ thân hoặc củ của cây mẹ, lấy từ đoạn gốc cho tới hết phần bánh tẻ của thân, hạn chế lấy phần ngọn quá non, bởi chúng dễ bị thối gốc khi giâm.

Sử dụng dao hoặc kéo sắc để cắt hom, tránh dùng dao cùn sẽ làm cho cây bị trầy xước, ảnh hưởng xấu đến cây. Hom được cắt từ thân có chiều dài nằm trong khoảng từ 10 cho tới 20 cm và ít nhất trên mỗi hom có khoảng 3 đến 4 mắt lá.

Tiến hành tỉa bớt lá trên hom chừa lại khoảng 1/3 lá, đem giâm vào luống. Thường xuyên tưới nước để cung cấp độ ẩm choc ây. Sau khi giâm khoảng thời gian là 10 đến 15 ngày hom bắt đầu hình thành rễ thì bắt đầu trồng rau sam.

3, Kỹ thuật trồng rau sam với quy mô lớn hơn

Có thể thực hiện cách trồng rau sam các luống đất với kích thước chiều rộng 1,2m x chiều cao từ 10 đến 20 cm, khoảng cách giữa các cây là 15 đến 20cm. Cũng có thể trồng rau sam trong chậu hoặc thùng xốp đều được.

Đất được sử dụng để trồng rau sam được pha trộn theo tỉ lệ : 80% đất thịt + 10% tro trấu hoặc rơm mục cùng với 10% phân chuồng hoại.

Thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho đất, đặc biệt là vào những ngày hè nắng hạn. Kết hợp với việc nhổ toàn bộ cỏ dại và ngăn chặn sâu xám ăn lá và chồi non.

Chắc chắn đây là công đoạn bạn mong chờ nhất trong suốt khoảng thời gian thực hiện cách trồng rau sam đúng không nào. Tuy nhiên khi thu hoạch thì bạn cần dựa vào đặc điểm phát triển của cây cũng như thời gian kể từ khi trồng rau sam để thu hoạch.

Tránh thu hoạch quá muộn, lúc đó cây đã già ăn sẽ hết vị ngon như ban đầu và chất dinh dưỡng có trong cây cũng giảm sút rất nhiều.

Cây rau khi sinh trưởng có chiều cao hoặc chiều dài từ 20 cho tới 30cm thì có thể bắt tay vào thu hoạch để chế biến. Sử dụng dao sắc cắt phần thân chồi lá non.

Sau khi thu hoạch cần tiến hành bón thúc bằng phân chuồng hoai mục hoặc phân trùn quế để cung cấp các chất dinh dưỡng cho đất và kích thích rau sam sớm ra đốt non mới. Nên thay thế và trồng rau sam mới hàng năm.

Phương Pháp Trồng Rau Hiệu Quả Mà Độc Đáo Bằng Trụ Thuỷ Canh

Tự trồng rau sạch tại nhà hiện đang được rất nhiều bà nội trợ quan tâm. Lợi ích đầu tiên mà mọi người nghĩ tới là chúng đảm bảo an toàn 100% cho các thành viên trong gia đình mình. Tiếp đến là khi tự trồng rau sạch, bạn sẽ tiết kiệm được một phần chi phí thực phẩm, công sức đi chợ mà chỉ cần ở nhà thu hoạch rau ăn.

Tự trồng rau sạch tại nhà hiện đang được rất nhiều bà nội trợ quan tâm. Lợi ích đầu tiên mà mọi người nghĩ tới là chúng đảm bảo an toàn 100% cho các thành viên trong gia đình mình. Tiếp đến là khi tự trồng rau sạch, bạn sẽ tiết kiệm được một phần chi phí thực phẩm, công sức đi chợ mà chỉ cần ở nhà thu hoạch rau ăn.

Chúng còn dành cho những người yêu thiên nhiên, màu xanh luôn hiện hữu trong căn nhà. Nhìn những cây rau lớn lên từng ngày thì hẳn thành phẩm cũng sẽ quý giá và ngon miệng hơn.Phương pháp trồng rau khí canh có thể ứng dụng cho nhiều loại rau xanh, cũng như các loại rau củ, hoa quả khác nhau. Trụ khí canh là một sản phẩm hỗ trợ trồng rau khí canh, với thiết kế bao gồm bể chứa nước, chất dinh dưỡng và các hốc trồng cây riêng biệt, lắp ghép chồng lên nhau tạo thành hình trụ đứng.

Trồng rau sạch tại nhà đơn giản hơn bao giờ hết Không còn nỗi lo rau bẩn trên bàn ăn với mô hình trồng rau khí canh. Quá trình lắp đặt trụ khí canh chỉ tốn vài giờ đồng hồ cho một sân thượng hay ban công. Trụ khí canh hoạt động hoàn toàn tự động nên không tốn công chăm sóc, tưới cây hay bón phân.

Hệ thống được thiết lập sẵn đồng hồ hẹn giờ, tự động tưới theo lịch lên sẵn nên bạn không cần phải dành quá nhiều thời gian để bón phân, tưới nước, chỉ cần bỏ ra 5 phút mỗi tuần là bạn đã có thể có rau sạch sử dụng quanh năm.

Với việc kiểm soát hệ thống tự động lên đến 90%, bạn hãy hoàn toàn yên tâm rằng cây rau nhà bạn luôn phát triển bình thường ngay cả khi bạn đi công tác hay đi du lịch suốt cả tuần.

Thùng thể tích 70 lit

Nắp thùng

6 cây inox 304 dài 1.545mm, không rỉ sét

1 Nắp pha dinh dưỡng, 1 nắp pít , 2 nắp đỉnh trụ.

2 dây dẫn bơm dinh dưỡng

Motor lifetech ap3100 bơm cao 2.8m

2 tấm mút 56 viên

Đóng thùng quy cách 57x57x31 cm

Ống nhựa PVC 16

Đồng hồ hẹn giờ

Khay chia nước/ đầu phun sương

Nắp đậy

Dụng cụ trồng rau khí canh cơ bản

Nguyên lý hoạt động trụ khí canh

Trồng rau tại nhà cung cấp nguồn thực phẩm sạch mọi gia đình

Giải pháp trồng rau sạch trên trụ khí canh có khả năng cung cấp rau sạch cho gia đình với nhu cầu hằng ngày của 2 người lớn. Giải pháp trồng rau sạch ban công có 3 trụ và có 132 hốc trồng rau, bạn có thể trồng đa dạng các loại rau… để bữa ăn gia đình thêm phong phú, luôn đảm bảo chất lượng. Năng suất của 3 trụ có thể cung cấp cho gia đình bạn khoảng 8 – 11 kg rau mỗi tuần. Giúp bữa ăn gia đình đầy đủ dinh dưỡng và sự tươi ngon Theo các chuyên gia về khí canh của Babylon, gia đình có 2 người lớn và 1 trẻ nhỏ phù hợp sử dụng hệ thống này. Tuy nhiên nên dành riêng cho bé 7 – 10 hốc trồng đa dạng loại rau ăn dặm để thay đổi khẩu phần ăn theo tuần. Để bù lại số lượng của trẻ, các hốc còn lại nên trồng các loại rau thu hoạch nhiều lần như: rau muống, rau ngót, mồng tơi, rau lang,… 3. Một số lưu ý khi trồng rau trụ khí canh – Kiểm tra định kì bể dinh dưỡng, đảm bảo lượng nước và chất dinh dưỡng đầy đủ để cung cấp cho cây trồng. – Ươm cây con trước khi trồng vào rọ khí canh. – Vệ sinh trụ khí canh sau mỗi lần thu hoạch.

CÔNG TY TNHH SX – TM DỊCH VỤ PHAN CHÂU Địa chỉ : 14/28/15 đường số 53, P14, Gò Vấp Điện thoại: 0906 452 483 Email: info@vuontrudung.com Website: chúng tôi

TRỒNG RAU BẰNG TRỤ KHÍ CANH BẮT NGUỒN TỪ ĐÂU?

Hệ thống khí canh được lắp ráp dựa theo công nghệ NASA, Mỹ. Trụ được phát triển để trồng các loại rau hữu cơ. Nghiên cứu cho thấy rằng, trồng cây bằng phương pháp khí canh giúp cây trồng phát triển nhanh gấp 3 lần và cho năng suất cao hơn 30% so với cách trồng truyền thống (trồng trong đất).

Đăng ký nhận tin nhắn khuyến mãi

Phương Pháp Chiết Tách Địa Lan Đạt Hiệu Quả

Khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, người ta có thể nhân giống địa lan bằng cách cấy mô, gieo hạt,… để cho số lượng lớn cây con trong một thời gian ngắn. Nhưng, đối với những người chơi địa lan Bắc Hà, thì có lẽ, phương pháp nhân giống cơ bản nhất và phổ biến nhất vẫn là tách nhánh cây địa lan.

Phương pháp chiết tách địa lan đạt hiệu quả

Bài viết này xin chia sẻ cách thức cơ bản để tách nhánh địa lan, trồng và chăm sóc nó theo cách truyền thống Bắc Hà.

Bài viết này hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm non kém của bản thân người viết, nên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự phê bình, góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn.

1. Thời Điểm Tách Nhánh Địa Lan

Xưa các cụ có câu “Cửu nguyệt phân lan”, theo cách hiểu thông thường nghĩa là Tháng Chín (Âm lịch) là thời điểm tách nhánh địa lan phù hợp nhất. Có thể giải thích nôm na rằng: vào thời điểm này, mầm mới của cây địa lan đã phát triển hoàn thiện, củ địa lan đã hình thành, lá đã phân chia đầy đủ và tích lũy dinh dưỡng chuẩn bị cho hoa. Cây bắt đầu vào mùa nghỉ. Nói văn vẻ ví von thì người ta ví củ địa lan lúc này như đứa trẻ con bú căng bầu sữa mẹ, lúc nó đi ngủ thì muốn vần kiểu gì thì vần…

Một lợi điểm nữa của việc tách nhánh lan vào tháng Chín, đó là, tách nhánh vào lúc này, tỉ lệ ra hoa thấp, cây sẽ phát triển mầm cao hơn, do đó, đối với mục đích nhân giống nhanh, ta sẽ có thể có củ địa lan sinh sôi nảy nở 2 lần trong 1 năm. Tuy nhiên, ngược lại, phải chấp nhận bỏ chơi hoa trong lần tách chiết này.

Hiện nay, do nhu cầu sưu tầm và thưởng thức địa lan của người Bắc Hà khá phổ biến, trong khi giống cây không có quá nhiều nên việc tách nhánh cây có thể diễn ra quanh năm.

Khi chậu lan đã phát triển quá chật chội hoặc cây kém phát triển do giá thể trồng đã hư mục… cũng có thể là lúc nghĩ đến việc tách nhánh và trồng lại chậu địa lan của mình.

Mùa Xuân, sau khi hoa địa lan đã tàn cũng là thời điểm tách nhánh cây địa lan thích hợp nhất. Mùa này vạn vật thăng hoa, cây cối đâm chồi nảy lộc nên tỉ lệ cây tách nhánh sống sót rất cao.

2. Chuẩn Bị

2.1. Cây giống

Chậu lan cần tách chiết hoặc có thể là các khóm lan mới khai thác về, lan mới mua từ các vườn lan. hoặc có thể là các khóm lan mới khai thác về, lan mới mua từ các vườn lan

2.2. Chậu trồng lan

Yêu cầu đối với chậu trồng địa lan cần đảm bảo một số yếu tố:

– Phù hợp: chậu trồng cây gì thì phải phù hợp với dạng cây đó, sao cho cân đối hài hòa với tổng thể cây trồng. Chậu trồng cây cũng phải phù hợp với diện tích vườn lan, không nên lựa chọn chậu quá to trong khi diện tích quá nhỏ, không nên dùng chậu quá to để trồng một khóm lan nhỏ,….

– Tính thẩm mỹ: Vẻ đẹp của cây địa lan Bắc Hà thể hiện cả ở dáng cây, dáng lá, hình thái hoa và hương thơm. Do vậy, chậu trồng nó cũng phải đảm bảo sao cho tôn vinh vẻ đẹp của cây địa lan thêm bội phần.

– Đảm bảo cho sự phát triển của cây: chậu gì thì cũng phải đảm bảo độ thoát nước, và chứa đủ giá thể để cho cây có thể phát triển một cách tốt nhất. Nếu chậu có lỗ thoát nước nhỏ, có thể khoan thêm lỗ dưới đáy chậu hoặc thành chậu để nước có thể thoát dễ dàng sau khi tưới, tránh gây úng cho cây lan.

– Các yếu tố khác: Tùy theo mục đích của việc trồng lan mà lựa chọn loại chậu trồng sao cho phù hợp, trồng lan thương mại thì nên chọn chậu có giá thành vừa phải, hợp lý, trồng lan thưởng thức có thể lựa chọn các loại chậu thật đẹp….

Sau đây là một số loại chậu thường dùng để trồng và thưởng thức địa lan

Chậu mặt dàn

chậu hoa muống

chậu gốm Trung Quốc

2.3. Giá thể trồng địa lan

Có thể trồng địa lan bằng rất nhiều loại giá thể khác nhau như đất cục, xỉ than, than củi, trấu, đá, vỏ lạc, vỏ thông, dớn cọng, dớn mềm,…Tuy nhiên, giá thể phải đảm bảo yêu cầu sao cho luôn “ẩm nhưng không được ướt” là nguyên tắc quan trọng nhất. Ngoài ra, chọn loại giá thể gì để trồng lan cần phù hợp với khí hậu vườn lan của mình. Dưới đây xin giới thiệu cách trồng sử dụng đất cục theo cách truyền thống.

Đất trồng lan phải là loại đất bùn ao, đất sú, đã phơi khô nỏ qua nhiều nắng, phơi được càng lâu càng tốt. Yêu cầu của đất trồng lan phải không được phân rã khi gặp nước tưới. Muốn biết đất có dùng để trồng địa lan được hay không, có thể chặt ra 1 cục nhỏ cỡ đầu ngón tay, ngâm vào nước vài giờ, nếu đất không bị phân rã ra là được.

Nếu công phu hơn thì phải luyện đất, luyện theo cách “Cửu tẩm, cửu trưng” (chín lần tẩm, chín lần phơi) của các cụ, tức là đất bùn ao sau khi lấy về phơi nỏ, đập nát ra, nhào trộn với lông lợn, tóc rối…đóng bánh, phơi khô cho cứng lại, tiếp tục tẩm nước ốc, nước hến, nước giải pha loãng….cứ tẩm rồi lại phơi đủ chín lần là dùng được.

Tuy nhiên, trong điều kiện cuộc sống đô thị ngày nay, khó có thể làm được theo phương pháp này, thường dùng đất bùn ao đã luyện 1 – 2 lần, phơi nỏ 1-2 năm là dùng được

– Mùn hoặc phân ủ mục

– Để đảm bảo đáy chậu có thể thoát nước dễ dàng nên lót 1 phần lõi keo của xỉ than tổ ong đập cục to cỡ nắm tay, hoặc mút xốp, hoặc vỏ ốc,…

– Dụng cụ tách nhánh: dao, kéo nhọn, keo bôi vết cắt (hoặc vôi, sơn móng tay, nhựa thông, keo 502,…)

– Rêu nước giữ ẩm bề mặt

3. TIẾN HÀNH TÁCH NHÁNH

– Gỡ bỏ một phần chất trồng trên bề mặt chậu lan

– Hơi nghiêng chậu, dùng tay vỗ mạnh xung quanh thành chậu cho chất trồng bong ra khỏi thành chậu

– Khi bộ rễ đã long ra khỏi chậu và chất trồng thì nhẹ nhành rút cả cụm lan ra khỏi chậu

– Dùng kéo nhọn, cắt bỏ các rễ đã hư thối, cắt sâu vào phần đã thối 3-4 cm, cố gắng giữ lại các rễ vẫn còn tươi

– Nếu chất trồng bị nấm trắng hoặc có mùi mốc thì cần phải rửa sơ bộ rễ của cây, tuyệt đối không rửa quá sạch làm mất vi khuẩn cộng sinh trên rễ lan.

– Xác định hướng phát triển của cây để tách nhánh, thường tách mỗi cụm lan 3 đơn vị để cây có thể phát triển mạnh nhất, tuy nhiên, nếu muốn nhân giống nhanh có thể tách rời từng thân một, với điều kiện các thân một tách rời phải hoàn toàn khỏe mạnh, không sâu bệnh và còn rễ sống.

Bôi keo hoặc vôi vào tất cả các vết cắt

– Để cây lan mới tách chỗ râm mát trong vòng nửa ngày đến 1 ngày là có thể trồng lại được

– Nếu chậu lan đang phát triển bình thường, giá thể vẫn tốt mà muốn tách nhánh để nhân giống nhanh, những người trồng lan có kinh nghiệm thường sử dụng phương pháp tách ngầm, tách ngay trên chậu mà không phải đổ cây ra trồng lại bằng cách: Xác định điểm cần tách nhánh, dùng tay đẩy các nhánh hơi tách nhau ra, dùng lưỡi dao thật mỏng, dài và sắc (thường dùng loại dao mổ có cán, và loại lưỡi dao dùng 1 lần bán tại các hiệu thuốc Tây Y)cắt giao điểm của các nhánh lan, sau đó, dùng lưỡi dao vừa cắt đó, nhúng vào dung dịch keo bôi liền vết cắt, bôi vào chỗ vừa cắt. Ngưng tưới nước, tránh mưa trong vòng vài ngày cho vết cắt liền sẹo, sau đó chăm bón trở lại

TRỒNG LẠI

– Cây lan tách nhánh sau khi xử lý và hong khô cho se vết cắt, đem ra trồng lại

– Chậu trồng lan, nếu là chậu dùng lại thì nên rửa sạch bằng xà phòng, để ráo. Nếu trồng bằng chậu đất nung hoặc chậu gốm thì nên ngâm nước trong 1 ngày rồi mới đem ra trồng để tránh việc chậu đất nung hoặc gốm khô hút nước ngược từ giá thể, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lan.

– Lót dưới đáy chậu khoảng 1/4 chiều cao chậu là lõi xỉ than, hoặc than củi to, hoặc mút xốp, hoặc vỏ ốc,….chú ý không được bít vào lỗ thoát nước của chậu, nếu lỗ thoát nước của chậu nhỏ quá có thể khoan rộng ra và khoan thêm lỗ bên đáy và 2 bên hông

– Dùng dao chặt nhỏ đất cục ra cỡ bao diêm, xếp đất vào chậu theo thứ tự to trước, nhỏ sau, và đất to được xếp sát xung quanh thành chậu lên sát mép chậu

– Đặt khóm lan vào chính giữa chậu, chú ý hướng phát triển của khóm lan quay ra thành chậu

– Nếu trồng nhiều nhánh nhỏ trong 1 chậu để có được 1 chậu lan xum xuê thì khi đặt lan vào chậu nên cố định cho từng khóm nhỏ hoặc từng nhánh lan bằng cách cắm que tre, và cột nhánh lan vào que đó, phân bố đều các khóm lan trên mặt chậu.

Nếu khóm lan có nhiều rễ thì chỉ cần gác 1 chiếc que nhỏ ngang miệng chậu, đặt khóm lan lên trên chiếc que rồi cho giá thể trồng vào giữa là cây có thể đứng vững. Hoặc có thể dùng 1 cục đất dài, cho đặt khóm lan ngồi lên trên cục đất và xếp giá thể nhỏ xung quanh.

– Trong trường hợp nếu phát hiện cây bị nấm bệnh, cần xử lý nấm bệnh trước khi trồng lại bằng cách: cắt toàn bộ phần rễ, lá bị nấm bệnh, loại bỏ củ già bị thối, ngâm toàn bộ cây lan vào dung dịch thuốc trừ nấm như Ridomil (3g/1 lít nước) trong vòng 15 phút, sau đó mang hong khô vài giờ, ngâm lại bằng dung dịch kích thích sinh trưởng loãng như B1, Atonic,…trong vòng 15 phút, lại hong khô, sang hôm sau có thể trồng lại được.

Cách làm này được áp dụng cả với những cây địa lan mới khai thác ở rừng về hoặc cây mua từ các vườn lan khác – Cho đất nhỏ cỡ 1/2 – 1/4 bao diêm chèn nhẹ nhàng xung quanh bộ rễ của khóm lan từ dưới lên trên, sau mỗi lớp đất vừa xếp, cho thêm 1 lớp mỏng chất mùn (dớn cọng vụn nát, trấu ủ phân chuồng hoai mục, mùn dừa,….), cứ như thế cho đến khi ngập dần lên gần gốc lan

yêu cầu của khóm lan khi trồng vào chậu và cho giá thể phải đảm bảo giá thể ngập rễ và củ nổi lên trên giá thể, tránh để củ ngập trong giá thể, dễ bị thối do nấm bệnh.

– Xếp đất dần lên cho miệng chậu phình hình chiếc bánh, vừa xếp vừa vỗ xung quanh thành chậu cho giá thể khít chặt vào nhau

– Phủ lên trên bề mặt giá thể một lớp rêu nước để giữ ẩm bề mặt và tạo rêu xanh cho đẹp. Có thể tạo rêu xanh bề mặt chậu lan cho đẹp bằng cách:

Đất cục chặt nhỏ hoặc đất nắm hình bánh quy, rải đều trên 1 chiếc khay. Lấy nước nấu cơm hoặc bột hồ nấu loãng để nguội. Lấy rêu nhung mịn (cạo ở tường hoặc chỗ đất ẩm) vò nát trộn cùng với nước hồ, tưới đều lên trên bề mặt đất.

Trùm nilon kín và phun sương ẩm hàng ngày. Khoảng 1 tuần đến 10 ngày sau rêu sẽ phát triển mạnh,dưỡng rêu bằng cách tưới nước vo gạo, khi rêu phủ kín nắm đất thì có thể dùng để xếp lên bề mặt chậu lan làm tăng tính thẩm mỹ cho chậu lan

– Buộc thẻ ghi tên cây, ngày tháng tách chiết và trồng lại

– Tưới đẫm nước cho chậu lan

– Đặt cây vào chỗ râm mát, tránh nắng tuyệt đối 1-2 tuần

– Hàng ngày pha B1 thật loãng cỡ 1cc cho 5 lít nước và phun sương ẩm cho chậu lan kích thích ra rễ nhanh. Trong thời gian này, tuyệt đối không được bón bất kỳ một loại phân bón gì (trong vòng khoảng 2-3 tháng)

– Khi thấy khóm lan nhú rễ, bật mầm, căng tròn trở lại (sau khoảng 1 tháng) thì có thể chuyển cây ra vị trí chăm sóc bình thường cùng với các cây lan khác. Không nên dùng phân bón cho cây khi cây chưa phát triẻn trở lại.

Và cuối cùng là chỉ việc chăm sóc chậu địa lan chờ Xuân đến khoe sắc, tỏa hương

CHĂM SÓC CHO CÂY ĐỊA LAN BẮC HÀ

Trồng cây đã khó, chăm sóc nó quanh năm để Tết đến Xuân về nó thưởng cho ta những bông hoa đẹp lại càng khó hơn. Trong quá trình chăm sóc cây địa lan Bắc Hà cần chú ý đến một số vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, tạo tiểu vùng khí hậu cho vườn lan

Cây địa lan Bắc Hà cũng như những cây địa lan xuất xứ từ Châu Á khác, cần có nhiệt độ mát, lạnh và nhiều ánh sáng để phát triển tốt nhất. Ông Lưu Chấn Long, một người trồng lan nổi tiếng của Trung Quốc đã tổng kết những nguyên tắc cơ bản để chăm sóc cây địa lan như sau: CÂY ĐỊA LAN ƯA ẨM NHƯNG SỢ ƯỚT, THÍCH THOÁNG NHƯNG SỢ GIÓ, THÍCH SÁNG NHƯNG LẠI SỢ NẮNG

Để đảm bảo được nguyên tắc như vậy cần chú ý đến việc tạo tiểu vùng khí hậu cho vườn lan, mà đặc biệt là các yếu tố sau đây:

– Ánh sáng:

cây địa lan Bắc Hà cần ánh sáng tán xạ khoảng 70-80%. Nếu lá cây có màu xanh vàng nhạt là đủ ánh sáng, lá cây màu xanh đậm cần phải tăng thêm lượng chiếu sáng. Kiểm soát yếu tố này thông qua việc che lưới phù hợp cho vườn lan.

– Nhiệt độ:

Cây Địa lan phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt độ từ 24độC – 29 độ C. Vào thời kỳ ra hoa, nhiệt độ ban đêm cần phải lạnh từ 100c – 15,50c để cây phát triển chồi hoa. Nhiệt độ tối ưu cho cây vào thời kỳ chuẩn bị ra hoa là khoảng 7,50c – 130c vào ban đêm và 18,50c – 240c vào ban ngày.Sau khi cây đã có chồi hoa, nên duy trì nhiệt độ trong khoảng từ 130c – 240c để cành hoa phát triển tốt.

Kiểm soát nhiệt độ trong vườn ta có thể dùng nhiệt kế để theo dõi, giảm nhiệt độ bằng cách trồng xen xung quanh bằng cách cây tạo ẩm mát, đặt các khay nước tạo ẩm dưới giàn lan, tưới nước hoặc phun sương xung quanh vườn lan vào những lúc nhiệt độ quá cao. Tăng nhiệt giữ ấm cho cây trong thời kỳ quá lạnh bằng cách che nilon xung quanh vườn.

– Độ ẩm:

cần đảm bảo rễ cây luôn ẩm nhưng không được ướt lâu, không được để cho cây bị quá khô rễ. Tăng lượng nước tưới trong giai đoạn cây phát triển, nhất là sau khi ra hoa. Khi cây đã phát triển hoàn thiện (khoảng tháng 9 Âm lịch) thì giảm lượng nước tưới, chỉ cung cấp lượng nước tối thiểu trong khi cây chuẩn bị ra chồi nụ. Khi có chồi nụ thì phải tưới đủ nước cho cành hoa phát triển tốt nhất.

Có thể theo dõi lượng nước cần tưới thông qua việc nhìn lá cây lan, nếu cây khỏe mạnh bị thiếu nước, lá sẽ hơi nhăn, khi tưới nước, lá cây sẽ căng trở lại.

– Độ thông thoáng:

Vườn lan cần có sự đối lưu không khí ở mức vừa phải để cây lan phát triển tốt nhất. Nếu gió quá nhiều có thể gây hại cho cây do phải trao đổi nước nhiều.

Nên che một lượt lưới xung quanh vườn lan để chắn gió mạnh, khi ít gió có thể mở ra để hút gió vào. Khoảng cách giữa các chậu lan cũng phải hợp lý, không để san sát nhau, lá cây nọ chạm vào lá cây kia dễ bị lây lan nấm bệnh.

Bón phân :

Trong giai đoạn cây nảy mầm đến khi giả hành phát triển hoàn chỉnh cần bón phân có lượng N cao hơn. Trong giai đoạn chuẩn bị ra hoa nên dùng phân bón có lượng P cao hơn và K thấp hơn một chút để giúp cây có đủ dưỡng chất tạo chồi nụ và nuôi hoa.

Trong suốt quá trình chăm sóc trong năm có thể kết hợp với bón phân hữu cơ như: Tưới nước ốc, cá, bì lợn,… ngâm lâu ngày(nước trong và đã hết mùi)pha loãng để tưới vào gốc, xen kẽ với phun phân bón vi lượng thật loãng hàng tuần cho cây. Trong thời gian cây phát triẻn chồi hoa tuyệt đối không dùng các loại phân bón qua lá, phân đọng trên chồi hoa dễ hỏng hoa.

Có thể tự làm phân bón chậm tan bằng cách: lấy phân vi sinh nhào với nước dạng vữa xây nhà, đem phơi khô đến trắng, xác, cứng, chặt nhỏ và đặt trên mặt chậu lan, khi tưới, phân sẽ tan dần vào trong đất.

Phòng trừ sâu bệnh:

Cần giữ nguyên tắc PHÒNG HƠN LÀ CHỮA. Giữ cho vườn lan luôn thông thoáng, sạch sẽ và sử dụng thuốc phòng trừ nấm, diệt côn trùng định kỳ sẽ tránh được tỉ lệ nấm bệnh trong vườn lan rất cao.

Khi cây bị bệnh, cần cách ly ngay tránh lây lan, nếu xác định được rõ bệnh cần dùng thuốc thích hợp để chữa. Nếu không xác định được, cần tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm để có biện pháp chữa trị hữu hiệu.