Top 11 # Phương Pháp Trồng Nhân Sâm Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Phương Pháp Trồng Nhân Sâm Hàn Quốc Tại Việt Nam

Trồng nhân sâm Hàn Quốc tại Việt Nam tại sao không? Việc trồng nhân sâm Hàn tai Việt Nam từ lâu đã được người dân Việt mày mò và áp dụng đưa vào trồng thử. Để trồng được nhân sâm Hàn Quốc tại Việt Nam đầu tiên người nông dân phải tìm hiểu kỷ càng về môi trường, khí hậu, phương pháp gieo trồng, gây giống và phân phối được giống nhân sâm Hàn này.

Nhân sâm Hàn Quốc từ trước đến nay chỉ được biết đến duy nhất có ở đất nước Hàn Quốc với những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe … đặc biệt là đối với người cao tuổi. Ngày nay loại nhân sâm này đả có mặt và được lưu hành khá nhiều tại nước ta có thể dễ dàng tìm mua được loại sâm này trên thị trường.

Về tập tính sinh trưởng của nhân sâm:

Sâm là loại dược liệu âm tính, chuộng thời tiết mát mẻ, ôn hòa, không thích mưa sợ nhiệt độ cao.

Chất trồng phải thoáng, sạch, cày luống.

Chọn giống hạt giống nhân sâm phải đảm bảo quả to tốt nhất chọn từ cây từ 3 năm tuổi trở lên.

Có 2 cách gieo nhân sâm Hàn Quốc chính đó là gieo trực tiếp lên vườn ươm và gieo trong túi bầu làm sẵn. Gieo nhân sâm trong túi bầu cần lưu ý túi bầu D = 9-12, soi lỗ cho túi với độ sâu khoảng 2cm, bỏ hạt sâm vào dùng cát ngọt phủ kín bên trên, phủ thêm một lớp vỏ trấu, giữ ẩm liên tục thường xuyên.

Ngâm hạt vào trong nước ấm trong vài giờ sau đó lấy ra ủ ẩm 2-3 ngày, thời gian nảy mầm vào khoảng 4 tháng. Khi cây đạt độ cao 5-7cm có thể mang ra vườn sản xuất để trồng.

Phương pháp gieo hạt sâm trực tiếp trên luống đầu tiên phải làm bón lót phân chuồng hoại mục hoặc phân vi sinh, chuẩn bị đất tơi xốp, tạo rãnh theo chiều ngang của luống rộng 7-10cm, sâu 3-4cm, cho từng hạt, mỗi hạt cách nhau 5cm, có thể gieo 200 hạt/ mét vuông.

Cần biết rõ thời gian nhân sâm phát triển, năm đầu tiên là thời kì phát triển rễ, thân và lá bắt đầu hình thành. Bốn năm đầu là thời kì dưỡng cây. Từ năm thứ 6 trở đi rễ sẽ thành củ nhân sâm và bắt đầu thu hoạch cho giá trị cao.

Trồng cây cần cẩn thận bóc nhẹ nhàng bầu để lấy cây ra tránh động rễ, cho cây vào hố đào sẵn sâu 10-12cm, ấn nhẹ dưới gốc, cho một lớp đất mỏng lấp kín mặt lại, chất trồng phải đủ thoáng không gây ứ dọng gây thúi rễ. theo dõi đất trồng thường xuyên đồng thời xới đất nhẹ nhàng phá váng để không ảnh hưởng đến cây giống khi cây được khoảng 10cm.

Phân bón khi trồng nhân sâm Hàn Quốc

Bón lót các loại phân supe lân 12-15kg, chuồng mục 2-3 tạ, NPK 12-15kg, ure 4-5kg. Bón thúc phát mầm khi cây mới nhú bằng phân vi sinh, phân chuồng rải đều trên mặt luống, phủ thêm 1 lớp đất màu. Sau lần một khoảng 2 tháng bón thúc lần 2 bằng phân tổng hợp và phân chuồng.

Dùng lưới phản quang mầu đen che dọc theo luống che 30-40 sáng.

Với cần phải thoáng rễ, chất trồng thoát nước tốt. Thường xuyên làm sạch cỏ, vét rãnh luống vào tháng thứ 3 cho cây nhú mầm, tạo môi trường ẩm vào tháng 4-5. Sau đó thường xuyên vệ sinh vườn, vét rãnh giúp nước thoát tốt. Cuối mùa mưa bón phân quanh gốc, vét rãnh, làm sạch vườn để sâm ngủ đông.

Trên là cách trồng nhân sâm Hàn Quốc cơ bản nhất các bạn có thể tham khảo và tìm hiểu kỹ càng them trước khi bắt đầu gieo trồng.

Công ty Nhân Sâm Thịnh Phát chuyên cung cấp các sản phẩm như: nhân sâm núi Hàn Quốc, bột hồng sâm Hàn Quốc KGS,….Tất cả sản phẩm đều có tem chính hãng, đảm bảo với giá tốt nhất thị trường hiện nay. Nhân Sâm Thịnh Phát cam đoan rõ ràng về chất lượng, xuất xứ, nguồn gốc tất cả sản phẩm.

Tác dụng của sâm tươi Hàn Quốc và địa chỉ mua uy tín

Phương Pháp Nhân Giống Mai

Bằng cách trồng bằng hột. Ưu điểm: số lượng mai con nhiều, không tốn kém, không mất nhiều công sức. Nhược điểm: Cây mai thường không mang những đặc tính tốt của cây mẹ (hoa nhỏ, ít cành hơn, màu sắc có khi khác với cây mẹ…).

2. Nhân giống vô tính:

Bằng cách chiết cành, ghép cành hoặc giâm cành. Ưu điểm: Cây con giữ được trọn vẹn những đặc tính của cây mẹ, nhưng không thể sản xuất đại trà với số lượng lớn.

Chiết cành: Chọn một cành nhỏ của cây mai mẹ, cắt một khoanh vỏ có chiều dài khoảng 3-4 phân, cố tránh đừng để vết cắt phạm vào phần gỗ bên trong, bóc khoanh vỏ đó đi. Sau đó, dùng hỗn hợp đất với phân chuồng hoai nhào dại cho dẻo rồi ốp chặt vào xung quanh vết cắt, bên ngoài dùng vải dày hay bao bố hoặc xơ dừa bó lại cho thật chặt. Hàng ngày phải năng tưới nước cho bầu đất đó được ẩm cho đến vài ba tháng sau, khi bầu đất có nhiều rễ con bắn ra ngoài là lúc cắt nhánh đó rời khỏi cây mẹ.

– Ghép cành (tháp cành, tháp cây): là dùng cành của cây mẹ đem ghép vào cây mai khác để tạo cây mai mới mang những đặc tính của cây mai mẹ. Có một cách ghép khác là ghép mắt, là lấy mắt lá, chồi non từ cây mẹ để ghép sang một cây khác làm gốc ghép. – Ghép tam giác: Lấy một cây mai làm gốc ghép, lựa một chỗ trên gốc cây để ghép cành hay ghép mắt, dùng mũi dao nhọn rạch một hình tam giác nhỏ tương đương hột bắp rồi bóc lớp vỏ đó ra. Dùng dao bén tách ra một chồi nhỏ hay một mắt lá của cây mai mẹ đem áp vào chổ tam giác vừa được lột vỏ của gốc ghép. Sau đó, dùng dây vải hoặc băng keo băng mắt ghép lại. Sau vài tuần, thấy chồi ghép hay mắt ghép xanh tươi có nghĩa là thành công. Một gốc ghép có thể ghép được nhiều chồi hay nhiều mắt ghép. Ta thấy một cây mai ghép có nhiều màu hoa khác nhau chính là do cách ghép này. – Ghép nêm: Dùng dao vạt hình cái nêm trên cành ghép và hình lỗ nên trên gốc ghép (hay làm ngược lại) rồi ráp khít hai bộ phận trên lại với nhau. Yêu cầu là cành ghép và gốc ghép phải có đường kính bằng nhau hay gần bằng nhau và cả 2 cây phải có độ tuổi ngang nhau mới tốt. Đặt 2 mối khít với nhau, ta dùng dây cao su hoặc dây nylon quấn chặt bên ngoài vết ghép cho chắc chắn. Nên ghép cây vào mùa mưa, vì đây là mùa cây đang dồi dào sinh lực. Tại gốc ghép, chọn nơi vỏ cây tươi tốt để tạo chỗ ghép, như vậy mắt ghép mới hy vọng đạt được thành công, vì nơi ấy nhựa nguyên lưu thông tốt. Việc ghép phải thực hiện càng nhanh càng tốt, để lâu nhựa sẽ khô, ghép không có kết quả.

3. Chăm sóc mai

3.1 Tưới nước:

Cây mai tuy chịu nắng hạn, nhưng không có nghĩa là có khả năng chịu hạn cao. Trong mùa nắng, ta nên chăm lo tưới nước. Với mai trồng đại trà ngoài vườn, mỗi ngày hoặc cách ngày tưới nước một lần mới tốt. Tưới thẳng vào gốc và xịt nước với tia nhỏ lên khắp tán lá lại tốt hơn. Nên tưới vào lúc sáng sớm (trước 9 giờ) hoặc tưới vào lúc chiều mát.

Vào mùa mưa, mai trồng trong vườn khỏi tưới cũng được, trừ trường hợp nhiều ngày nắng gắt kéo dài thì phải tưới nước để giữ đất đủ ẩm. Mai kiểng trồng trong chậu thường bị khô nước vì đất chứa trong chậu quá ít nên không giữ ẩm được lâu. Do đó, mai kiểng trồng trong chậu phải tưới nước mỗi ngày, ngày tưới 2 lần (sáng, chiều).

Phải chú ý đến độ rút nước của từng chậu, nếu thấy có tình trạng úng nước phải dùng que nhỏ thông ngay, nếu để lâu cây mai sẽ bị chết vì bộ rễ bị hư.

Trồng mai phải bón phân, nhất là đối với cây trồng trong chậu, sau khi tỉa cành tạo dáng cho chúng ta cần bón phân cho mai sinh trưởng tốt về cành lá.

Lúc này yêu cầu đạm và lân nhiều hơn, kali ít cũng được. Có thể dùng phân Đầu Trâu NPK 20-20-15TE, xới đất lên bón, lấp đất lại. Lượng bón mỗi lần không cần nhiều: khoảng 40-50 g/chậu chứa 50-60kg đất (đối với cây trồng ngoài đất lượng bón tương tự như trong chậu nhưng bón xa gốc cây, khoảng rìa ngoài của tán cây), tưới đủ nước thường xuyên (trong mùa khô). Mỗi tháng bón 2-3 lần, quan sát thấy cây ra lá, cành lá xum xuê là được. Nếu thấy lá quá đậm thì giảm số lượng cũng như số lần bón xuống.

Vào mùa mưa từ tháng 6-10 dương lịch, dùng NPK Đầu Trâu 13-13-13TE để bón, mỗi lần bón 40-50g/chậu chứa 50-60kg đất, 15-20 ngày bón một lần. Bón các loại phân trên đã cung cấp đầy đủ các chất đa lượng và vi lượng cho mai. Tuy nhiên khi thay đất hoặc sau 3-4 tháng kể từ khi thay đất có thể bón thêm phân chuồng: phân bò, heo, gà vịt đã ủ kỹ kết hợp với tro trấu cũng rất tốt.

Khi kết thúc mùa mưa: khoảng giữa tháng 11 dương lịch. Tiến hành xem lại dáng cây, cành lá đã thỏa mãn chưa. Có thể tỉa lại một lần nữa rồi chỉ tưới nước dưỡng cây.

Diệt cỏ dại, bắt sâu: Cỏ dại tranh ăn chất bổ của phân được bón vào đất, vì vậy cần phải tiêu diệt ngay. Nên diệt cỏ vào trước mùa mưa hàng năm. Về sâu bệnh, cây mai có đặc tính kháng bệnh cao, nên ít bị sâu rầy phá hại, thế nhưng không phải là không có. Chúng ta nên quan sát, nếu phát hiện có sâu rầy thì nên tận diệt ngay. Một số sâu, rầy chính hại cây mai: Sâu đục thân, rầy bông, sâu tơ, sâu nái.

3.3 Lặt (trẩy) lá mai:

Là việc làm ảnh hưởng rất lớn đến việc nở hoa đúng Tết của mai. Thời gian để trẩy lá mai không nhiều, giảii quyết xong trong ngày mới tốt, nếu kéo dài thì mai sẽ nở hoa không đúng ngày.

Có 2 cách trẩy lá mai: Cầm lá trẩy ngược ra sau, có ưu điểm tốn ít sức, nhanh nhưng có nhược điểm dễ kéo theo một đoạn dài vỏ cành cây làm hư hại nụ hoa và cành hoa; cách thứ hai là cầm lá kéo theo chiều của chiếc lá, ưu điểm gặp cuống dai cũng không bị xước vỏ, nhưng tốn nhiều sức, đối với những đọt non dễ bị đứt đọn do kéo quá sức.

Muốn cây mai trổ sai hoa thì phải trẩy sạch hết lá non lẫn lá già, miễn là đừng gẫy ngọn cành là được…

3.4 Để mai ra hoa đúng Tết

Từ ngày mai bị tuốt hết lá (thông thường là từ ngày rằm tháng Chạp) trên các cành mai đã chớm xuất hiện những nụ hoa nhỏ bằng nữa hạt gạo, những nụ hoa này thường từ các nách lá. Mỗi nụ như vậy lớn dần lên thành một cái hoa to thường gọi là hoa cái có lớp vỏ lụa bao kín bên ngoài. Trong hoa cái có nhiều nụ nhỏ.

Tính từ ngày vỏ lụa của hoa mai xuất hiện cho đến lúc nở là 7 ngày. Như vậy, nếu thời tiết trong những ngày cuối năm ấm áp, mà vỏ lụa của hoa bung ra đúng ngày 23 tháng Chạp, thì có hy vọng đúng đêm Giao thừa hoa mai đã bắt đầu nở lác đác.

Xác định ngày trảy lá mai: Muốn hoa nở đúng Tết chúng ta phải tính toán kỹ nên trảy lá vào ngày nào:

a) Tính toán về thời tiết: Từ ngày 10 tháng Chạp ta nên chú ý những điều sau: – Nếu biết trước nửa tháng cuối năm nắng sẽ tốt, khi trời ấm áp thì chắc chắn hoa mai sẽ nở sớm. Ta sẽ trảy lá trễ. – Nếu biết trước nửa tháng cuối năm sẽ có mưa to hay khí trời chuyển lạnh thì năm đó mai sẽ nở hoa trễ. Ta phải trảy lá sớm. b) Quan sát nụ hoa trên cây: Cần quan sát nụ hoa đã xuất hiện trên cây trước khi trảy lá ra sao để định ngày trảy lá cho đúng: – Nếu thấy nụ hoa còn nhỏ, với mai vàng 5 cánh phải trẩy lá vào ngày 13 tháng Chạp. – Nếu thấy nụ hoa hơi lớn, với mai vàng 5 cánh, phải trẩy lá vào ngày rằm hoặc sang ngày 16 tháng Chạp. – Còn thấy nu hoa đã lớn, độ 3-4 ngày nữa sẽ bung vỏ lụa nên lùi ngày trẩy lá đến 18, 19 hoặc 20 tháng Chạp.

Tóm lại từ ngày 10 tháng Chạp chúng ta nên quan sát nụ hoa từng cây mai lớn nhỏ ra sao rồi kết hợp với thời tiết để tính toán ngày nào tiến hành trảy lá mai. Việc tính toán sao cho đúng ngày “Đưa ông Táo về trời” (ngày 23 tháng Chạp) hoa cái bung vỏ lụa là được.

Cho hoa ra đúng tết năm nhuần

1. Tết là phải có mai!

Trồng cây mai nhứt định là Tết phải có hoa, vì cây mai mỗi năm chỉ ra hoa rộ có một lần, vào mùa Xuân mà thôi. Nhất là năm nay là năm nhuần, kéo dài đến 13 tháng, đến nay đa số cây mai đều có tán lá gần già, mà hễ khi già rụng lá là cây mai ra hoa sớm hơn Tết

Vào tháng 5 âm lịch, nên trảy lá cây mai, nếu có ra một ít hoa để trang trí chơi giữa năm cũng tốt. Kế đến mùa mưa là mùa tăng trưởng, bón thêm phân chuồng hoai và phân bón hóa học NPK 30-10-10, cây mai ra thêm chồi lá mập mạp xanh tươi. Đến tháng 6 tháng 7 âm lịch, nên bón thúc thêm phân DAP cho lá mau già và để kích thích ra nụ hoa. Tiếp tục chăm sóc tưới nước đều cho cây mai, đến gần tháng 12 âm lịch, quan sát cho thật kỹ nụ mai lớn nhỏ cỡ nào là quan trọng và chuẩn bị lo trẩy lá. Có 3 trường hợp:

Thứ nhất là: lá mai còn xanh, nụ mai còn nhỏ; Năm nay là năm nhuần, nên trường hợp này ít có, chỉ có đối với cây mai đã được trẩy lá trước vào giữa năm mà thôi. Nếu nụ mai còn nhỏ quá thì nên tưới thúc thêm phân hóa học NPK loại 15-30-15, hoặc NPK 6-30-30, để kích thích ra hoa, pha gới 10 gr với 8 lít nước, mỗi tuần tưới 1 lần, đều hết từ ngọn đến rễ.

Thứ hai là: lá mai đã vàng, nụ mai khá to, thì có thể ra hoa sớm; Trường hợp này phải tưới thêm phân bón lá, loại NPK 30-10-10, pha 1 gói 10 gr cho 8 lít nước, mỗi tuần tưới 1 lần, để dưỡng cho lá mai xanh tươi trở lại, không cho lá mai rụng sớm, nhằm giữ hoa không cho nở sớm.

Thứ ba là: lá mai đã già, nhưng vẫn còn hơi xanh, nụ hoa lớn vừa, là lý tưởng, chỉ cần tưới nước bình thường sáng sớm và chiều mát, giữ cho lá mai đừng vàng úa rụng sớm, đợi đến cỡ ngày 15 tháng chạp, là trảy lá, chớ không nên tưới thúc phân gì cả.

2. ngày trảy lá mai

Gần đến ngày rằm tháng chạp, quan sát lá mai và nụ mai lại một lần nữa:

Thứ nhất, thấy lá mai đã già, nhưng nụ mai còn hơi nhỏ, có thể sẽ nở trễ hơn Tết, nên trảy lá sớm cỡ từ ngày 10 đến 12 tháng chạp, nghỉ tưới nước một ngày cho khô nhựa, rồi tưới thúc thêm phân NPK loại kích thích ra hoa mạnh như 10-55-10; Cũng pha 10 gr cho 8 lít nước, khoảng 5 ngày tưới 1 lần, rồi tiếp tục tưới nước lại bình thường, đến cỡ ngày 23 tháng chạp thấy nụ hoa bung vỏ lụa là hoa sẽ nở đúng Tết, nên đổi qua tưới loại phân NPK 6-30-30 để giữ cho hoa to đẹp và lâu tàn.

Thứ hai, thấy lá mai hơi vàng, nụ mai to vừa, là rất đúng. Trường hợp này nên trảy lá mai vào ngày rằm tháng chạp, cũng ngưng tưới nước một ngày, rồi tiếp tục tưới nước lại bình thường, mỗi ngày một lần vào sáng sớm hoặc chiều mát, đến ngày 23 tháng chạp khi thấy nụ mai bung vỏ lụa rồi, là hoa mai sẽ nở đúng Tết. Cũng có thể tưới thêm phân hóa học NPK 6-30-30 như trên cho hoa.

Thứ ba, thấy lá mai vàng úa sắp rơi rụng, nụ mai đã khá to, có thể hoa mai sẽ nở sớm hơn Tết. Trường hợp này nên trảy lá trễ, đợi đến cỡ ngày 20 tháng chạp hãy trảy lá, cũng ngưng tưới nước một ngày, rồi tưới thêm phân NPK loại 5-0-2, hoặc ure loãng, pha 1 muỗng cà phê cho 8 lít nước, 5 ngày tưới một lần, để kích thích cho cây mai ra lá non, đồng thời cũng hãm cho hoa nở trễ. Bây giờ cũng phải canh tưới nước làm sao cho đến ngày 23 tháng chạp, ngày đưa ông Táo về trời, mà nụ mai nở đầy cành và luân phiên nở suốt cả tuần lễ mới hết. Nếu thấy cây mai có lá non nhiều quá thì nên lấy kéo nhỏ cắt tỉa bỏ bớt.

3. Trường hợp đặc biệt

Thứ nhất là thúc cho hoa mai nở sớm, nghĩa là đến ngày 23 tháng Chạp mà nụ mai sẽ nở trễ hơn Tết. Theo nguyên tắc: nóng thì hoa nở sớm, nên phải đem cây mai ra để ngoài nắng, không tưới nước vào sáng sớm và chiều mát nữa, mà phải tưới nước vào giữa trưa, hoặc tưới nước ấm cỡ 30-40oC. Tối có thể thắp thêm một bóng đèn tròn treo cách xa để sưởi ấm. Thúc cho cây mai nở hoa sớm thì rất dễ, đến gần Tết có thể phun thêm một lần thuốc rầy, như Methyl Parathion, hay Monitor là hoa mai sẽ nở ngay.

Thứ hai là hãm cho hoa mai nở trễ, nghĩa là chưa đến ngày 23 tháng chạp, mà nụ mai đã bung vỏ lụa trấu rồi, thì hoa mai sẽ nở sớm hơn Tết. Theo nguyên tắc: lạnh thì hoa nở chậm, muốn hãm cho hoa mai nở chậm lại, thì phải đem cây mai vô để nơi râm mát, tưới thêm phân bón lá 30-10-10 hoặc 5-0-2 và phân lạnh như phân urê pha loãng, để hãm cho hoa mai nở trễ, cũng có thể lấy vải đen bao trùm cây mai lại. Nhưng thực tế, muốn làm cho cây mai ra hoa chậm lại là rất khó, còn tùy theo môi trường nơi trồng cây mai có mát mẻ hay không nữa.

Chưng mai trong những ngày tết: Chậu mai phải để nơi thoáng mát, đủ sáng không nên để gần quạt hay chỗ có gió lùa vì sẽ làm mai mất nước nhiều rụng hoa và cả nụ sớm. Không nên để mai chỗ quá tối vì sẽ không đủ ánh sáng cho mai quang hợp, chồi sẽ vươn dài, lá ra nhanh, hoa rụng sớm. Nên tránh để mai gần bóng đèn có công suất lớn vì sẽ thừa sáng, nhiệt độ lại cao cũng làm mai nở nhanh, chóng tàn. Nếu là cành mai cắm trong bình cần phải thui gốc ngay sau khi cắt để giữ nhựa và hạn chế vi khuẩn gây thối cành. Thay nước sạch nhiều lần hoặc cho mỗi lít nước 1 viên Aspirin nhằm hạn chế vi khuẩn gây thối cành, tàn hoa.

Chăm sóc mai sau tết: Sau tết, mai rất mất sức nên cần chuyển mai từ chậu ra trồng trong đất. Nếu vẫn trồng trong chậu cần phải thay đất mới bằng cách bỏ bớt khoảng 1/3 đất cũ trong chậu, thay bằng hỗn hợp 3 phần đất mới, 1 phần phân hữu cơ. Hòa 15- 25 gam phân NPK 20-20-15 Đầu Trâu trong 10 lít nước, tưới đều vào gốc mai. Tiếp tục bón thúc và tưới nước, phun phân bón lá theo chu kỳ mới như đã nêu ở trên.

4. Một số kinh nghiệm chăm sóc cây mai

Cây mai trồng phải để cho nở hoa, dù vóc dáng có đẹp đến đâu đi nữa cũng phải có hoa, mới thật là cây mai đẹp! Ở thành phố đất chật hẹp, phải trồng trong chậu do đố phải chăm sóc cho thật kỹ:

Chăm sóc cây mai rất dễ, hai ba ngày mới tưới nước một lần. Khi nào thấy đất trên miệng chậu khô là chúng ta tưới nước, dù có tưới nhiều nước cũng không sao, nhưng phải đục thêm lỗ thoát nước dưới đáy chậu cho to khi tưới là nước phải rút ra hết. Cây mai rất ưa nước, cắt cành chưng trong lục bình cũng sống rất lâu, chỉ khi nào chậu không thoát nước, làm úng nước trong chậu, sanh ra khí độc thối rễ, cây mai mới chết.

-Còn khi không, tự nhiên cây mai khô héo hết lá rồi chết một phần cây? Hãy xem cho kỹ, đó là sâu đục thân, phải tìm chung quanh thân cây xem có chỗ nào chảy nhựa ra không, để moi bắt sâu, hoặc dùng thuốc nội hấp lưu dẫn như Basudin có tác dụng là bỏ dưới gốc cây, từ 3 đến 5 gram cho mỗi chậu mai, thuốc sẽ đem chất độc từ rễ qua thân, cành, lá giết được các loại sâu bọ ở trong thân cây trên lá cây. Cây mai không nở bung 5 cánh ra được là do có lột loại sâu bé li ti, chui vào trong nụ hoa mai cắn phá làm cho nụ mai không nở được, cho nên chúng ta phả xịt thuốc phòng ngừa trước khi nụ mai sắp nở.

Còn cây mai mua về chưng Tết mà hoa không nở bung ra được là do mua nhầm cây mai mới bứng lên trồng vô chậu, để thiếu nước, không đủ sức nở bung ra, trường hợp này phải tưới nước cho thật nhiều. Thật ra nên mua cây mai đã trồng khoẻ mạnh trong chậu, trong giỏ, chớ mua cây mai mới bứng lên trồng thường hay bị trường hợp này.

Do để chưng cây mai ngay dưới quạt trần, quạt làm khô hết nước nụ mai nên không nở được, nên tránh để ngay dưới quạt trần.

Do cây mai có sâu tơ li ti chai vào trong nụ hoa cắn phá không nở được, trường hợp này phải rãi thuốc Basudin trước khi cây mai có nụ hoặc phun ngừa một lần thuốc trừ sâu rẫy trên tàn lá cây mai, trước khi láy lá mai.

Một trường hợp đặc biệt là cây mai có nhiều kiến và rầy bông. Rẫy bông và kiến là hai loại sinh vật sống hỗ tương lẫn nhau. Kiến tha rệp bông đem lên ngọn cây để rệp hút nhựa cây mà sống. về sau đó tiết ra một chất sữa ngọt để nuôi lại kiến. Nên kiến với rầy bông là hai bạn vô cùng mật thiết, sống tương hỗ lẫn nhau. Các bạn cứ thử để ý xem: hễ thấy trên bất cứ cây gì mầ thấy có kiến thì trên ngọn cây đó cồ rầy bông, nếu rầy bông nhiều quá hút hết nhựa, cây kiểng sẽ khô héo và chết. Trường hợp này phải xịt thuốc rầy mạnh (Bi 58, supracide như trên, và thêm chất keo dính, vì loại rầy này không thấm nước, và phải xịt nhiều lần mới hết).

Cây mai khô héo một phần lá do nhiều nguyên nhân:

Nguyễn Đức Nhơn @ 16:27 19/02/2016 Số lượt xem: 917

Phương Pháp Nhân Giống Cây Mận

Mận thép: Trồng phổ biến ở các xã ven sông Hồng vùng Yên Bái, Bắc Phú Thọ, có giống chín sớm ra hoa trước Tết quả chín vào đầu tháng 5, màu vàng, nặng 10-25g. Hạt nhỏ, thịt giòn, hơi chua.

Mận hậu: Trồng nhiều ở vùng Bắc Hà, M­ờng Kh­ơng tỉnh Lao Cai. Quả to khối lượng 20-30g. Khi chín màu xanh vàng. Thịt rất giòn, độ chua thấp nên vị ngọt. Khi chín quả nhũn nên không mang đi xa, và cũng không dùng đóng hộp được, là một loại chín trung bình ở các vùng cao. Đ­a xuống trồng ở các vùng thấp, lớn chậm, ra hoa kết quả khó.

Mận Tam Hoa: còn gọi là mận Quảng Đông, mới nhập sang Việt Nam khoảng hơn 10 năm. Tán cây hình ô, rỗng giữa vì không có thân chính. Quả tròn, màu vàng, ruột đỏ thắm, nặng trung bình 20-30g, quả to nhất nặng 60g. Chất lượng vào loại tốt nhất hiện nay, độ chua vừa phải (0,4-0,6%). Dùng làm nguyên liệu đồ hộp rất tốt.

2. Phương pháp nhân giống cây Mận

a) Dùng hạt

Nên bỏ phương pháp này và chỉ nên trồng hạt để sản xuất gốc ghép.

b) Dùng mầm rễ

Một đặc điểm của mận là rễ ăn nông; khi làm cỏ, l­ỡi cuốc chạm phải rễ, thì ở đầu rễ bật lên những cây con ở xa gốc mẹ có khi tới 4-4m, có thể đánh đi trồng. Cũng có thể đặt kế hoạch chặt đứt rễ để chủ động tạo ra các mầm rễ. Chú ý không áp dụng biện pháp này đối với các cây mận ghép vì gốc ghép là cây mận dại và mầm rễ cũng là của mận dại.

c) Ghép

Gốc ghép có thể là mận, đào, lê dại, cây chua chát, tóm lại những cây họ Hoa hồng.

Nên chọn gốc ghép tùy theo đất trồng; nếu đất sâu thoát nước và muốn mận chóng ra quả thì ghép lên gốc đào; nếu đất sâu, hơi hạn và không chua thì ghép lên gốc mơ, nhưng trường hợp này chậm ra quả và hay có hiện trạng gốc bé thân to, nếu đất hơi nông nhưng đủ độ ẩm và muốn mận sống lâu, tuy ra quả muộn một chút thì ghép lên gốc mận. ở miền Bắc Việt Nam, có lẽ ghép trên gốc mận chua là thích hợp vì:

Dễ kiếm hạt.

Hạt mận chua đã nhiệt đới hóa nên dễ nảy mầm.

1. Ương cây mận con từ hạt tuy dễ hơn đào nhưng khó hơn đa số các loại hạt khác. Phải phơi trong râm, ủ một thời gian ở cát ẩm độ 4,5 tháng sau đó mới nảy mầm được. Trong khi ủ, không tủ rác, không t­ới quá ẩm, vì dễ bị thối hạt. ở Lạng Sơn có một loại đào dại gọi là mắc phăng mọc bên suối, quả nhỏ, chất lượng quả kém, nhưng lấy hạt gieo mọc nhanh và nhiều hơn mận, vậy có thể là một gốc ghép tốt.

2. Mận chín tháng 6, hạt ủ từ tháng 7 đến tháng 10, đem trồng ở vườn ghép; tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau mới nảy mầm, nếu chăm sóc tốt thì tháng 7, 8, 9 năm sau mới ghép được, tức là sau khi trồng ở vườn ghép 9, 10 tháng; lúc này mắt ghép ở cây giống đã chín, ghép thuận tiện. Nếu gốc ghép còn bé, phải đợi lâu hơn nữa. Vì vậy nguyên tắc là phải chăm sóc gốc ghép thật tốt để gốc ghép lớn nhanh, chóng đạt tiêu chuẩn ghép.

3. Mắt ghép lấy ở cành xiên, tuổi từ 4 tháng đến 6, 7 tháng non hoặc già quá đều không tốt.

Vì mận ra nhiều cành, khi cắt cành để lấy mắt ghép, cành tốt nhất chỉ to bằng cây bút chì, thông thường bé hơn nên khóc bóc mắt. Vậy ở những vườn ­ơng lớn, khi ghép hàng vạn cây nên có các vườn gỗ ghép riêng nghĩa là những vườn mận trồng để lấy gỗ ghép làm giống không phải là vườn trồng để lấy quả; chăm sóc tốt vườn gỗ ghép để có nhiều cành, nhiều mắt đạt tiêu chuẩn. 4. Mận rất dễ ghép, ghép mắt hay cành đều được. Để tiết kiệm giống, nên ghép mắt, bóc vỏ bỏ gỗ đi. Nếu cành ghép quá nhỏ, khó bóc mắt có thể ghép cành, cắt vát rồi luồn xuống d­ới vỏ gốc ghép.

5. Thời vụ ghép: từ tháng 3, 4 đến tháng 9, 10 đều có thể ghép được. Tháng 3, 4 khó lấy mắt ghép vì đầu mùa mận đ­ơng ra hoa kết quả, ch­a ra cành mới và mắt ở các cành cũ thì phần lớn đều đã bật lên thành búp. Ghép tháng 6, 7 thì tuy dễ lấy mắt ghép, dễ góc vỏ nhưng độ nhiệt cao, m­a nhiều, tỉ lệ sống không cao. Thuận lợi nhất là ghép tháng 8, 9 cuối mùa m­a, cây còn nhựa, trời đã mát, vừa dễ lấy mắt ghép, vừa dễ sống.

6. Viện Cây ăn quả ở Phú Hộ và những người trồng đào chơi hoa Tết vùng Yên Phụ, Nghi Tàm, Hà Nội kiếm cây đào con hoặc mận con làm gốc ghép như­ sau: tháng 5, 6 lên Sapa nhổ cây con mọc dại ở d­ới gốc cây đào hay mận. Mỗi chuyến đi một người có thể nhổ được hàng ngàn cây, cắt bớt lá, buộc từng túm mang về ­ơng, chỉ sau 3, 4 tháng là có thể ghép. Theo cách này không phải ủ hạt, nhưng cây con yếu, gốc ghép khó đạt tiêu chuẩn.

Nguồn: sưu tầm

Tìm bài này trên Google:

cach ươm hạt mận

kỹ thuật ghép cây mận

cách trồng mận bằng hạt

cay man

cach ghep cay man

cách gieo hạt mận

https://nuoitrong123 com/phuong-phap-nhan-giong-cay-man html

Phương Pháp Nhân Giống Chiết Tách Lan Mokara

Hiện nay, ngoài phương pháp nhân giống lan Mokara bằng kỹ thuật in vitro, một phương pháp khác đơn giản và dễ làm hơn được tiến hành ngay tại vườn, gọi là phương pháp nhân giống cải tiến.

Phương pháp nhân giống chiết tách lan mokara

Cây lan mokara mẹ sau thời gian trồng từ 1,5-2 năm, có chiều cao đạt từ 1,2-1,5 m, bộ rễ phát triển khỏe, lá xanh, không bị sâu bệnh sẽ được chọn cắt nhân giống. Phần hom giống sau khi cắt khỏi cây mẹ có chiều cao từ 30-50 cm, tùy theo tình trạng cây và ý thích của người muốn nhân giống. Hom giống phải có ít nhất 1 rễ.

Lưu ý, trước khi cắt hom giống khoảng 1 tháng, nên bổ sung liên tục 5-7 lần các loại phân bón có hàm lượng lân, kali cao để kích thích ra rễ và làm cứng cây nhằm hạn chế nấm bệnh xâm nhập. Sau khi cắt, hom giống được đưa trồng vào diện tích mới.

Lúc này, chế độ dinh dưỡng cần tăng cường loại phân có hàm lượng đạm cao như NPK 30-10-10 hoặc Rong biển kết hợp với các chất kích thích ra rễ (Rootlet, Vitamin B1, Tera-sorb-4), phun cho cả cây mẹ và hom giống.

Sau khi cắt hom 1 tháng, cây mẹ sẽ nảy ra 4-6 chồi và sau 4-6 tháng chồi con đạt kích thước 20-30 cm, có 1-2 rễ, đủ tiêu chuẩn tiếp tục cắt nhân giống. Không nên để chồi con trên cây mẹ quá lâu, sẽ làm mất sức cây mẹ.

Muốn khai thác hoa trên cây mẹ, nên để lại một chồi con trên cùng và tiếp tục chăm sóc bình thường.

Trồng cây cattleya con thế nào cho đúng?

Trồng cây cattleya con thế nào cho đúng? Chọn nhánh lan cattleya khỏe, tép to, màu xanh tốt, không có vết bệnh hay màu lá khác thường. Sau khi cắt nhánh lan khỏi cây mẹ, treo trong mát 3 – 5 ngày (nếu cây mua ở chợ thì khỏi treo mát).

Ngâm nhánh lan trong thuốc khử trùng (5 – 10 phút), để ráo, sau đó ngâm tiếp trong thuốc trị nấm (5 – 10 phút), khoảng 3 ngày sau đem trồng.

Chọn chậu nhựa, có dây treo, cách trồng rất đơn giản: Đặt nhánh lan ở bên mép chậu, quấn dây không cho nghiêng ngả, xoay chiều phát triển vào trong (nếu đặt nhánh lan giữa chậu, cây sẽ phát triển tới và tràn ra ngoài không đẹp).

Khi mới trồng cattleya con, không cần cho thứ gì vào chậu. Đến khi cây lan cattleya ra rễ mới cho than vào chậu.

Chú ý: không dùng than lấy từ cây vùng nước mặn, không để than ngập rễ mà có khoảng cách để rễ ăn xuống từ từ. Rễ bám sâu thì cho lớp dớn (có bán ở shop hoa kiểng) phủ mặt chậu (không phủ rễ).

Trong thời gian lan ra rễ, phun thêm chất tăng trưởng (tuần/lần) cho cây ra rễ nhanh. Khi lan có rễ ăn sâu thì tưới phân, giai đoạn đầu bón NPK 30 – 10 – 10, sau đó là 20 – 20 – 20 (dùng nuôi lan quanh năm).

Nguồn: sưu tầm Internet