Top 9 # Phương Pháp Trồng Nấm Tại Nhà Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Phương Pháp Trồng Rất Dễ Tại Nhà

I.Nguyên liệu cần được xử lý trứơc khi tiến hành kỹ thuật trồng nấm mối đen:

Nấm mối đen rất dễ trồng có thể trồng được ở tất cả mùn cưa. Nhưng tốt nhất là ở mùn cưa trên cao su. Không nên sử dụng mùn cưa bị mốc hay cứng nên dùng mùn cưa mới. Để nấm có thể phát triển tốt. Nếu mùn cưa khô không nên để lên men hay bị ẩm mốc vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng của nấm

II.Tạo độ ẩm và trộn nguyên liệu:

Để tạo ra kỹ thuật trồng nấm mối đen đạt chuẩn thì nên tạo được độ ẩm phù hợp. Và dùng nước sạch trộn với mùn cưa sau cho khi bóp lại thì nước rỉ nhẹ là độ ẩm đạt chuẩn lấy tấm bạt phủ kín lại. Cứ 0,5kg vôi bột thì sẽ tương ứng với 100kg mùn cưa đã được ủ ẩm. Và trộn thật đều kiểm tra xem độ ẩm đạt được 65%. Thì đem đi ủ trong khoảng 4-5 ngày trong thời gian ủ nên đảo qua một lần để nguyên liệu được ngấm đều.

Sau đó thì tiến hành đóng vào túi nilon( túi PP chịu được nhiệt). Có kích thước:19x37cm, túi có hình dạng là một khúc gỗ có chiều cao từ 20-22cm, có cổ nút vầ nắp đậy. Tiếp tục ủ trong khoảng 15-20 ngày trong quá trình ủ nên đảo qua 1 đến 2 lần. Trộn đều với vôi bột và cám gạo khoảng 3-5kg, sau đó tiến hành đóng vào túi.

III.Hướng dẫn đóng túi mùn cưa:

Kỹ thuật trồng nấm mối đen cần phải biết là cách đóng mùn cưa:

 Cho mùn cưa vào rồi dồn chặt cho tới khi cách nắp cổ 5-7cm. Dùng nilon luồn qua nắp cổ bịch bẻ xuống để cho cổ bịch nằm giữa túi nilon. Và dùng dây buộc chặt nắp cổ sử dụng bông chống nước vo tròn thành nút và thắt chặt vào nắp cổ.

IV.Hấp tiệt trùng túi mùn cưa:

Kỹ thuật trồng nấm mối đen tiếp theo là hấp khử trùng. ( trong các khâu thì khâu nào cũng quan trọng nên cần làm đúng theo hướng dẫn để nấm đạt chất lượng): hấp phôi trong thùng phuy từ 10-12 tiếng nhiệt độ đảm bảo giữa các túi mùn cưa là 95 độ C – 100 độ C. Nếu hấp trong nồi áp suất thì ở nhiệt độ 120 độ C – 125 độ C hấp khoảng 180 phút là xong. Để tiến hành mở rộng kinh doanh sản xuất lớn thì nên hấp trong hơi nước đã được bão hoà. Hấp trong khoảng thời gian 10 tiếng bằng phương pháp xây lò. Hấp một lần được khoảng tối đa là 800 túi tuỳ theo dung tích xây lớn hay nhỏ

V.Tiến hành cấy giống:

Có 3 cách để cấy giống đó là meo hạt và meo que

Cách thứ nhất: Kỹ thuật trồng nấm mối đen bằng meo hạt

Dùng một que sắt để tém giống sang túi mùn cưa và lắc đều lên phía trên mặt túi. Tỷ lệ của giống chuẩn bị cấy vào là 1,2% so với lượng mùn cưa

    Cách thứ hai: Kỹ thuật trồng nấm mối bằng meo que

    Dùng pen vô trùng keo nhẹ 1 que giống qua các lỗ chuẩn bị cấy giống, đầu trên của que phải sát với bề mặt túi mùn cưa. Khi tiến hành cấy giống nên làm ở trong phòng kín và được hơ trên lửa đèn cồn. Sau khi cấy giống xong bỏ các túi này vào trong phòng ươm sợi. Thời gian ủ này mất khoảng tối đa 75 ngày.

      Cách thứ ba :Kỹ thuật trồng nấm mối đen bằng meo lỏng

      Đây là kỹ thuật mang lại hiệu quả cao nhất hiện được rất ích đơn vị cung cấp meo nấm mối đen sử dụng vì mới ra đời

      HIMANA cung cấp các loại nấm và đông trùng hạ thảo chính hiệu. Để mua được các sản phẩm chất lượng, quý khách hãy liên hệ ngay HIMANA để được tư vấn mua hàng.

      Thông tin liên hệ:

      CÔNG TY TNHH HIMANA

      Địa chỉ: 25/8KT3, Khu phố Tây A, Phường Đông Hoà, Thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương.

      Điện thoại + Zalo: 0988 308 588

      Hotline: 0983 580 583

      Email: hoangkimphat168@gmail.com

      Website: www.himana.vn

Phương Pháp Trồng Rau Thủy Canh Tại Nhà

Phương Pháp trồng rau thủy canh tại nhà

An toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề được rất nhiều nội trợ quan tâm không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng bữa ăn mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe các thành viên trong gia đình mình.

Rau là một thực phẩm khá phổ biến và hầu như xuất hiện trong các bữa ăn, khi mà vấn đề rau bị phun thuốc trừ sâu, kích thích tăng trưởng đang dần trở nên phổ biến khiến các gia đình không còn yên tâm mua rau ngoài chợ về ăn.

Trồng rau thủy canh

Để khắc phục tình trạng không có rau sạch cho bựa cơm gai đình nhiều người lựa chọn cách trồng rau tại nhà tuy nhiên hầu hết những gia đình ở thành phố đều không có đất trồng rau. Người ta thường trồng rau băng thùng xốp trên sân thương nhưng vấn đề vận chuyển đất và thay đất rất khó khăn, trồng rau thủy canh là một phương pháp rất thuận lợi và mang lại hiệu quả cao.

Phương pháp trồng rau thủy canh vừa tiết kiệm đất lại hiệu quả rất phù hợp với những nhà ở thành phố lại cách ly được sâu bệnh hại và độc tố có trong nước, đất.

Bài viết dưới đât Vât Tư Nông Sản xin giới thiệu về phương pháp trồng rau thủy canh tại nhà bằng dung dịch thủy canh tại nhà

1. Phương pháp trồng rau thủy canh

Phương pháp trồng rau thủy canh mới được phát triển vài năm gần đây dù rất mới mẻ nhưng đang ngày càng phát triển và áp dụng rộng rãi tại các thành phố lớn nơi mà quỹ đất dành cho nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Trồng rau thủy canh giúp tiết kiệm được rất nhiều không gian với việc bố trí các kệ, giá, khay… trồng rau theo từng dàng từ thấp tới cao. Có hai loại thủy canh chính

Trồng rau thủy canh tại nhà

+ Thủy canh hồi lưu: Phương pháp trồng rau thủy canh hay còn gọi là thủy canh động được thiết kế với hệ thống thùng chứ và các dàn ống thủy canh được gắn với thùng. Dung dịch thủy canh sẽ được bơm từ thùng chứa đi qua các ông dẫn dung dịch khi đã đầy ống dẫn phần dung dịch thủy canh còn lại sẽ quay trở về thùng chứ. Quá trình bơm dung dịch thủy canh được diễn ra liên tục nên người ta gọi là thủy canh hồi lưu hay thủy canh động

– Ưu điểm của phương pháp thủy canh động là tất cả quá trình đều diễn ra một cách tự động giúp tiết kiệm thời gian, với thời gian đầu khi đầu tư hệ thống sẽ tốn chi phí cao nhưng về lâu dài sẽ tiết kiệm được chi phí mua thuốc, phân bón, đất, công chăm sóc… mà lại hiệu qủa cao

+ Thủy canh tĩnh: Khác với thủy canh động thì phương pháp thủy canh tĩnh thường dùng dung dịch dinh dưỡng pha loãng với nước và cho vào chậu thùng xốp để trồng rau. Trong quá trình phát triển của cây bộ rẽ sẽ hút dinh dưỡng từ dung dịch và ta không cần phải tưới nước bay bón phân…

2. Quy trình trồng rau thủy canh

– Lắp đặt hệ thống thủy canh

+ Kệ thủy canh hình chữ A:

Dây là mô hình kệ được sử dụng rất nhiều vì khả năng linh động cao, có thể dễ dàng di chuyển và thay thế. Người ta thường dùng kệ với 8 ống, kệ 8 ống là vừa đủ chiều cao để dàng chăm sóc và thu hoạch cũng như giảm được sức nặng cho giàn đỡ. Bạn cần dùng khung sắt với kích thước 1.55 X 1.45M 8 ống thủy canh, máy bơm và thùng chứ dung dịnh 30 – 40 lit( áp dung cho thủy cạnh hồi lưu). Số ông trên giàn co thể thay đổi tùy vào nhu cầu cũng như thiết kế.

Kệ hình chữ A

Đối với phương pháp thủy canh tĩnh bạn sử dụng các loại ống lớn hơn để chứa được nhiều dung dịch nhằm cung cấp đủ dinh dưỡng cho rau trong quá trình sinh trưởng

+ Kệ giàn treo

cũng giống như kệ chữ A thay vì bạn tạo khung sắt thì bạn có thể làm một khung treo để treo các ông chứ dung dịch, với kệ treo thì diện tích được tiết kiệm đáng kể so với kệ chữ A.

Kệ giàn treo

Các ống sẽ được buộc lại với nhau và treo lên sao cho lỗ và vị trí đặt cây hướng lên phí trên và đều nhau. Kệ treo nên có chiều cao khoeng 2M và các khoan các lổ đủ đặt rọ nhựa (rọ nhựa là chổ để cây rau).

+ Hệ thống giàn thủy canh ngang

Kệ ngang áp dụng tốt cho cả hai phương pháp thủy canh.

Đối với phương pháp thủy canh động thì bạn hàn các khung sắt hình chữ nhật và đặt ống lên phía trên có thể đặt nhiều từng khác nhau

Với thủy canh tĩnh thì các khung sắt phải hàng theo từng ô đủ đặt các thùng xốp và chậu…

Kệ trồng thủy canh ngang

Sau khi đã có đầy đủ các thành phần trên bạn tiến hàng trồng rau vào trongc các rọ nhựa cho rễ cây chạm đến dung dịch dinh dưỡng, bạn nên tính toán số lượng cây trong một rõ sau cho khi lớn lên cây rau không quá ít hay quá nhiều

3. Điều kiện trồng rau thủy canh

Có thể tận dụng sân nhà hay sân thượng để làm một vườn rau thủy canh, rau là cây cần rất nhiều ánh sáng để quang hợp nên khu vực trồng rau phải có nhiều ánh sáng ( ít nhất 5-6h mỗi ngày để cây có thê thực hiện quá trình quang hợp).

Nên làm mái che cho hệ thống vì dung dịch thủy canh khi pha với nước đã được tính toán đáp úng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây nếu không làm mái che khi trời mưa nước mưa sẽ pha loãng dung dịch dịnh dưỡng. Có thể dùng bạt ni lông trắng làm mái che vừa che mưa lại không cản ánh sáng.

Nếu vào những ngày nắng gay gắt nên phun nước vào lá rau (ngày 2-3 lần đối với rau ăn lá)

Khi bộ rê cây đã phiển dài bạn nên rút bớt dung dịch vì nếu rễ ngập quá sâu vào dung dịch có thể dẫn tới hiện tượng thúi rễ, cây nghẹt thở.

4. Các bước trồng rau thủy canh

Khi đã chuẩn bị đủ các dụng cụ cần thiết bạn tiến hành các bước trồng sau

+ Pha dung dịch dinh dưỡng

Có rất nhiều công thức pha dung dịch thủy canh, bạn nên tìm hiểu trước để pha cho hợp lý vì mỗi loại rau cần một lượng dinh dưỡng khác nhau. thông thường một túi dinh dưỡng pha đủ cho 12 thùng xốp, pha loãng bột với 6 lít nước sau đó cho mỗi thùng 0.5l dung dịch mẹ và bắt đầu lên nước mỗi thùng đủ 12 lít / thùng (áp dụng cho thủy canh tĩnh). Với thủy canh động thì bạn dựa vào số lượng nước pha cho mỗi gói ấp dụng vào vì mỗi hệ thống cần một lượng nước khác nhau.

+ Ươm cây con

Ươm cây con trồng thủy canh

Để đảm bảm hiệu quả cap bạn cần ngâm hạt giống, ngâm hạt trong nước 1-2 giờ, cho hạt vào rọ và tưới nước ẩm đến khi hạt nảy mầm và có 1-2 lá thì đưa lên hệ thống thủy canh

+ Chăm sóc

Khi quá trình trồng đã hoàn tất bạn cần thường xuyên kiểm tra xem dung dịch thủy canh có bị rò rỉ hay không, và mực nước trong mỗi thùng. Đối với hệ thống thủy canh động thì kiểm tra mực nước trong bể chứa. Nếu mức nước thấp rễ cây không với tới cần tiến hành bơm thêm dung dịch.

Chăm sóc cây thủy canh

Như có đề cập ở trên bạn bạt khi trời mưa còn khi trời nắng bạn nên cho lưới đen vào những ngày ánh nắng gay gắt

Hy vọng qua bài chia sẻ bạn đã biết được cách làm hệ thống trồng rau thủy canh.

Chúc Thành công!

Trồng Rau Sạch Tại Nhà Bằng Phương Pháp Thủy Canh

Trồng rau sạch tại nhà là một xu thế tất yếu sẽ xảy ra đối với những người dân thành thị khi mà hiện nay rau tẩm hóa chất để lớn nhanh, để tươi lâu hơn. để đẹp mắt hơn đang tràn lan trên thị trường. Rất nhiều người đã tìm cách trồng cho mình những thức ăn xanh và sạch để đảm bảo sức khỏe cả gia đình

Nắm bắt được nhu cầu muốn trồng rau sạch của các cư dân thành thị, rất nhiều hình thức và dịch vụ trồng rau sạch tại nhà đã ra đời, đầu tiên phải kể đến đó là trồng rau trong thùng xốp, hộp nhựa ở ngoài ban công, lan can, tận dụng những vị trí còn thừa để trồng rau. Tuy nhiên những hình thức trồng rau này rất tốn công chăm sóc hơn thế nữa lại không đảm bảo đến lúc thu hoạch sẽ có rau ăn vì nguy cơ sâu bọ và bệnh tật trên cây rau.

Vậy nên, có một hình thức trồng rau đã ra đời giải quyết hoàn toàn những vấn đề trên. Không chỉ có rau ăn thường xuyên, mà còn không sâu bọ, không bệnh tật, không cần đất và không chăm sóc. Đó là bộ giàn trồng rau sạch tự động theo phương pháp thủy canh.

Bộ giàn trồng rau sạch TỰ ĐỘNG tại nhà theo phương pháp thủy canh của Hachi bao gồm:

Toàn bộ hệ thống trồng rau như:

Ống thép sơn tĩnh điện nhập khẩu ngoại quốc.

Máng trồng rau 2 lớp cách nhiệt với độ bền cực cao

Hệ thống ống dẫn dung dịch thủy canh tuần hoàn.

Bộ điều khiển chăm sóc rau TỰ ĐỘNG VÀ THÔNG MINH.

Thùng đựng dung dịch+ Giá thể trồng rau + Hạt Giống chất lượng cao.

Gói dung dịch dinh dưỡng trồng rau thủy canh.

Miễn phí hạt giống 2 tháng

Miễn phí dung dịch thuỷ canh 2 tháng

Chăm sóc tại nhà 1 tháng

Miễn phí tư vấn trọn đời.

Chỉ với 299k/mét thanh trồng rau chất lượng cao, rất bền. Nhà bạn có thể có một giàn trồng rau ăn gần chục năm vẫn chưa hỏng.

Rất nhiều khách hàng đã tin tưởng và đặt đơn lắp đặt của Hachi. Trung bình mỗi giàn là từ 4 – 10tr tùy số lượng người ăn của mỗi gia đình. Bạn có muốn là khách hàng tiếp theo của Hachi?

Liên hệ ngay: 090.123.6086 – 0982.444.684

Phương Pháp Nuôi Trồng Nấm Ăn Dược Liệu Nấm Rơm Đông Trùng Hạ Thảo

Phương pháp nuôi trồng nấm rơm và đông trùng hạ thảo sau đây người dân có thể tham khảo. Các phương pháp nuôi trồng nấm, dược liệu đạt năng suất cao?

Phương pháp nuôi trồng nấm rơm

Phương pháp nuôi trồng nấm rơm gồm phương pháp trồng ngoài trời hoặc trồng trong nhà. Tùy vào điều kiện môi trường mà người dân lựa chọn phương pháp thích hợp.

Nấm rơm hay còn được gọi là thảo cô, nấm rạ, thường được trồng ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Đây là một trong những loại nấm phổ biến, được dùng nhiều trong ẩm thực châu Á. Bởi vậy, rất nhiều quốc gia như Việt Nam, Myanma, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore… phát triển công nghệ nuôi trồng nấm rơm.

Phương pháp nuôi trồng nấm rơm ngoài trời

Ưu, nhược điểm của trồng nấm rơm ngoài trời

Về ưu điểm:

Phương pháp phổ biến,

Kỹ thuật dễ áp dụng, thực hiện,

Vốn đầu tư thấp.

Về nhược điểm:

Năng suất, chất lượng thấp,

Phụ thuộc nhiều tới điều kiện thời tiết, môi trường.

Chuẩn bị nguyên liệu trồng nấm rơm ngoài trời

Nền đất trồng nấm: Vị trí tránh nơi nhiều gió. Nền đất cao hơn xung quanh, luống giữa các mô không để bị úng mà phải có rãnh thoát nước.

Rơm rạ: Loại khô, không mục nát, mốc. Rơm rạ chia thành bó, đường kính bó tầm 15cm rồi nhúng vào nước vôi 1%. Khi được làm ẩm bằng vôi, dùng tấm bạt đậy lên rơm rạ từ 3 – 10 ngày tùy vào môi trường.

Phương pháp trồng nấm rơm ngoài trời

Bước 1: Xoắn bó rơm rồi xếp thành luống.

Cấy meo: 1 bịch meo 200g cấy cho 1,5 – 2m của luống mô.

Đốt mô và làm áo mô. Đốt mô giúp vệ sinh bên ngoài mô để giữ ẩm, cung cấp chất khoáng cho tơ nấm.

Cách chăm sóc và thu hoạch nấm rơm ngoài trời

Cần theo dõi nhiệt độ mô thường xuyên. Nếu mô ấm từ 35 – 40 độ C là đạt. Mô lạnh thì sử dụng thêm tấm bạt, nilon che chắn.

Kiểm tra độ ẩm của mô nấm thường xuyên.

Khi xuất hiện tơ nấm thì chuẩn bị điều kiện mới để tưới đón nấm (bỏ bớt tấm che, rút bớt rơm rạ, thực hiện phun sương…)

Thu hái nấm khi nấm ở dạng chùm hoặc búp. Nên hái vào sáng sớm.

Phương pháp nuôi trồng nấm rơm trong nhà

Ưu, nhược điểm của trồng nấm rơm trong nhà

Ưu điểm:

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà cho năng suất gấp đôi với cách trồng ở ngoài trời.

Nguyên liệu sử dụng dễ kiếm.

Vốn đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế cao.

Nhược điểm:

Đòi hỏi đầu tư trang thiết bị hiện đại.

Yêu cầu kỹ thuật cao.

Yêu cầu khu vực nuôi trồng rộng rãi.

Phương pháp nuôi trồng nấm rơm trong nhà

Cách nuôi trồng đông trùng hạ thảo

Điều kiện cơ bản nuôi trồng đông trùng hạ thảo

Để nuôi trồng đông trùng hạ thảo đạt năng suất như mong muốn thì cần phải chuẩn bị môi trường nuôi trồng kỹ lưỡng.

Nhà xưởng để nuôi trồng đông trùng hạ thảo

Chuẩn bị phòng cấy giống:

Có diện tích: bằng 10 tổng diện tích chung, rộng 10 – 15m trở lên.

Lát gạch nhẵn, sạch.

Kín gió.

Bố trí đèn UV (40W/10m2).

Chuẩn bị phòng ủ tơ:

Có diện tích: bằng 20 tổng diện tích chung.

Lát gạch nhẵn, sạch sẽ.

Có lắp đặt thiết bị điều chỉnh về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm.

Nuôi trồng đông trùng hạ thảo cần chuẩn bị gì?

Những nguyên liệu cần dùng trong nuôi trồng đông trùng hạ thảo:

Gạo hoặc có thể thay bằng nhông tằm.

Khoai tây.

Dinh dưỡng bổ sung.

Thiết bị: tủ cấy vi sinh, màng lọc, hệ thống khử trùng, hệ thống chiếu sáng, máy lắc, hệ thống lên men dịch thể, các hệ thống điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…

Môi trường nuôi cấy đông trùng hạ thảo.

Cách nuôi trồng đông trùng hạ thảo

Các bước nuôi trồng đông trùng hạ thảo gồm: Phối trộn chất nuôi trồng, cấy giống và bảo quản. Đây cũng là một trong những phương pháp nuôi trồng nấm ăn, dược liệu mà nhiều nơi áp dụng.

Phối trộn cơ chất để trồng trùng thảo

Hấp môi trường (gồm gạo lứt, nước, bột nhọng) ở nhiệt độ 121 độ C khoảng 20 phút để khử trùng. Sau đó để nguội rồi mới chuyển vào tủ dùng để cấy vi sinh.

Các bước cấy giống để nuôi trồng trùng thảo

Bước 1: Dụng cụ nhân giống đem khử trùng.

Bước 2: Để dụng cụ nhân giống vào trong tủ cấy vô trùng.

Bước 3: Khởi động đèn, quạt. Đèn UV bật lên khoảng 15 phút rồi mới bật đèn huỳnh quang, quạt.

Bước 4: Dùng cồn 70 độ C khử trùng tay.

Bước 5: Đốt nóng đỏ que cấy vòng bằng đèn cồn. Đốt từ từ, theo hướng từ đầu que tới tay cầm.

Bước 6: Cấy meo vào môi trường đã chuẩn bị. Ghi lại ngày tháng, số lượng gạo đã dùng để theo dõi.

Chăm sóc và thu hoạch đông trùng hạ thảo

Sau khi cấy giống, người chăm sóc cần phải chú ý:

Để nhiệt độ của phòng ủ 25 độ C, độ ẩm là 85%, giữ tối. Khi sợi nấm lan đầy bề mặt thì chuyển sang phòng xử lý.

Giữ nhiệt độ 23 độ C, độ ẩm 85%, độ sáng 2000 lux đến khi mọc chồi nấm. Lúc này chuyển về phòng nuôi.

Phòng nuôi cần để nhiệt độ khoảng 22 độ C, độ ẩm 85%, ánh sáng để 12 – 14 giờ/ ngày. Duy trì điều kiện này khoảng 55 – 60 ngày.

Khi đông trùng hạ thảo hình thành quả thể, rồi quả thể chuyển thành bào tử thì có thể thu hoạch được.