Top 9 # Phương Pháp Trồng Nấm Tai Mèo Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Nấm Tai Mèo Với Đặc Điểm Tác Dụng Cách Dùng Nấm Tai Mèo Ngon Bổ

Nấm tai mèo là gì? Đặc điểm và tác dụng của nấm tai mèo. Cách dùng nấm tai mèo. Hình ảnh của nấm tai mèo.

Nấm tai mèo có tên gọi dân gian là mộc nhĩ đen. Loại nấm này thường mọc ký sinh trên những cây tán rộng hoặc trên cây gỗ mục ẩm ướt. Hình dáng của nấm gần giống với tai con mèo, có màu đen hoặc nâu sẫm. Tai nấm thường không có cuống, khi còn tươi thì rất mềm mại, đến khi khô thì lại cứng và giòn.

Nấm tai mèo phát triển nhiều nhất ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Có thể dễ dàng tìm kiếm loại nấm này ở khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc. Hàng năm, cứ vào đầu mùa mưa, nấm lại phát triển tương đối mạnh. Nấm phát tán, sinh sản nhờ bào tử. Bào tử là các hạt nhỏ màu trắng. Các hạt bào tử bám vào giá thể, khi gặp điều kiện thuận lợi thì nảy mầm. Khuẩn ty là các sợi nấm sinh trưởng trong các khối gỗ, đến khi hệ sợi nấm phát triển, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì hình thành tai nấm.

Nấm tai mèo là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và rất có lợi đối với sức khỏe con người. Chính vì thế, hiện nay nấm tai mèo được sử dụng khá phổ biến trong các bữa ăn gia đình.Tuy nhiên, trong thị trường thật giả lẫn lộn, người dùng cần phải biết cách lựa chọn nấm tai mèo để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Cách bảo quản nấm tai mèo tươi

Nấm tai mèo vừa mới thu hoạch thường chứa rất nhiều nước. Để có thể bảo quản nấm lâu hơn, người ta thường phơi nấm từ 2 – 3 ngày rồi cất giữ nấm khô. Cách làm này vừa đơn giản lại đạt được hiệu quả tương đối cao.

Các nhà máy nuôi trồng nấm theo quy mô lớn thường sử dụng phương pháp sấy khô để bảo quản nấm. Người ta thường sấy nấm trước khi xuất ra thị trường. Nên sấy nấm ở nhiệt độ dưới 70 độ C và độ ẩm từ 20 – 30% để nấm ở điều kiện bảo quản tốt nhất.

Cách bảo quản nấm tai mèo khô

Chất dinh dưỡng có trong nấm khô nhiều hơn ở nấm tươi. Khi làm khô nấm, các vitamin có thể bị mất đi nhưng các dưỡng chất khác sẽ được bảo toàn nguyên vẹn. Tuy nhiên nấm khô nếu không được bảo quản đúng cách sẽ bị mốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dùng. Do đó, để giữ được nấm lâu, phải để chúng ở nơi khô ráo, thoáng mát. Ngoài ra, có thể dùng giấy hút ẩm hoặc túi ni lông buộc kín nấm lại. Các sản phẩm đã hỏng hoặc mốc thì nên vứt đi chứ không nên tiếc rẻ bởi chúng có thể gây bệnh cho người dùng.

Ngoài ra, khi đã phơi khô nấm, nên cho nấm vào trong túi hút chân không để tránh không khí xâm nhập vào. Cách này vô cùng quen thuộc nhưng lại rất hiệu quả trong việc bảo quản nấm. Nếu làm theo cách này, sản phẩm nấm tai mèo khô có thể giữ được trong vòng vài năm.

Nấm tai mèo là thực phẩm quen thuộc trong bếp ăn của các gia đình Việt. Tuy nhiên, người dùng cũng cần phải lưu ý một số điểm khi chế biến để đảm bảo giữ được chất dinh dưỡng trong nấm.

Trước khi chế biến, cần phải ngâm và rửa sạch nấm trong nước lạnh. Cần dùng bao nhiêu thì chúng ta ngâm bấy nhiêu, tránh tình trạng ngâm quá nhiều không dùng hết. Như vậy, nấm rất dễ hỏng và không còn giữ nguyên được các dưỡng chất vốn có.

Ngoài ra, khi chế biến nấm khô cần ngâm nấm trong nước lạnh. Nếu ngâm nấm tai mèo trong nước ấm hoặc nước sôi thì chất Morpholine trong nấm vẫn sẽ tồn dư sau khi rửa. Chúng sẽ không tốt cho sức khỏe người dùng.

Công dụng của nấm tai mèo

Các bài thuốc chữa bệnh có sử dụng nấm tai mèo

Nấm tai mèo là một loại thực phẩm chứa nhiều tinh chất dược liệu quan trọng, đã được sử dụng như một vị thuốc quý trong các bài thuốc của y học cổ truyền. Nấm có nhiều tác dụng đối với sức khỏe của con người như chống oxy hóa, giúp làm đẹp cơ thể, giảm cân và đặc biệt ngăn ngừa hiện tượng đông máu cũng như tích tụ mỡ,…

Nấm tai mèo trị táo bón và bệnh trĩ

Nấm tai mèo có tác dụng chữa các bệnh về đường tiêu hóa rất hiệu quả. Người ta thường sử dụng mộc nhĩ đen kết hợp với một số vị thuốc khác để điều trị bệnh táo bón lâu ngày.

Nguyên liệu:

Cách dùng: Ngâm nấm trong nước khoảng 15 – 30 phút rồi rửa sạch. Sau đó đem nấm tai mèo nấu nhừ cùng hồng khô để dùng. Đây là bài thuốc đông y chữa táo bón vô cùng hiệu quả.

Nấm tai mèo trị tiểu đường

Nấm tai mèo còn có tác dụng điều trị tiểu đường vô cùng hiệu quả. Đối với các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, sử dụng các bài thuốc từ nấm tai mèo sẽ đem lại công dụng bất ngờ.

Nguyên liệu:

Cách dùng: Cho nấm tai mèo, củ từ và gia vị vào xào đến khi chín tới. Sau đó cho thêm hoàng kì vào sắc rồi dùng

Nấm tai mèo giúp bổ âm, nhuận phế, kiện tùy, dưỡng vị

Nguyên liệu:

Cách dùng: Cho nấm với gạo và thịt nạc vào nấu cháo, thêm gia vị vừa đủ dùng.

Nguyên liệu:

Cách dùng: Cho các nguyên liệu trên vào nấu chín, sau đó cho đường phèn vào. Mỗi ngày dùng từ 2-3 lần.

Nấm tai mèo trị chóng mặt

Nguyên liệu:

Cách dùng: Cho nấm và hoàng kì vào nồi nấu, dùng 2 lần mỗi ngày.

Nấm tai mèo chữa viêm gan mạn, xơ cứng gan

Nguyên liệu:

Cách dùng: Ngâm rồi rửa sạch nấm, cho vào nấu nhừ với hồng khô sau đó cho đường vào dùng.

Nấm tai mèo là nguyên liệu chế biến các món ăn bổ dưỡng

Bên cạnh khả năng chữa bệnh, nấm tai mèo còn được sử dụng để chế biến các món ăn hàng ngày. Chúng đang ngày càng trở nên quen thuộc trong gian bếp của các bà nội trợ. Chúng khá được ưu chuộng của người Việt Nam và xuất hiện rất nhiều trong các món ăn như nem rán, bún trộn, các món nhồi thịt… Chúng cung cấp cho người sử dụng rất nhiều chất dinh dưỡng như protit, lipit, glucit, canxi, một số loại vitamin… Đặc biệt tỉ lệ sắt và canxi trong nấm tai mèo cao gấp 30 đến 70 lần trong thịt.

Món hủ tiếu gạo lứt xào gà nấm tai mèo

Nguyên liệu:

Chuẩn bị:

Rửa qua hủ tiếu với nước rồi để ráo. Nấm ngâm nước ấm khoảng 15 – 20 phút, vớt ra để ráo, thái sợi nhỏ, dài.

Thịt gà thái lát mỏng hoặc xé bằng tay thành sợi. Ướp khoảng 15 – 20 phút với chút bột canh, mì chính, tiêu bắc, hành băm nhỏ. Sau đó băm nhỏ thêm hành và tỏi khô, hành tươi thái khúc, mùi tàu thái nhỏ.

Cách làm:

Canh mướp đắng nhồi tôm thịt và nấm tai mèo

Nguyên liệu (dành cho 4 người ăn)

Cách làm:

Nguyên liệu:

2 cái đùi gà to

Hành, tỏi, gừng

Nước mắm, hạt nêm, tiêu, đường thốt nốt

100 gram nấm tai mèo

Cách làm:

Cá hấp thịt lợn và nấm tai mèo

Nguyên liệu (dành cho 3 – 4 người ăn)

Cách làm:

Cá làm sạch, khứa thân để cho thấm gia vị, sau đó sát ít muối, bỏ vào đĩa.

Thịt vai phân làm hai: một nửa băm nhỏ ướp gia vị, bỏ vào bụng cá, nửa kia thái nhỏ, ướp gia vị.

Nấm tai mèo ngâm nước, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.

Miến ngâm nước lạnh một lát, vớt ra, cắt ngắn.

Hấp cá trong khoảng 7 – 10 phút.

Xào phần thịt còn lại với nấm, nếm vừa miệng

Cho miến, hành lá cắt ngắn và ớt xanh thái khoanh vào xào thêm một lát rồi tắt bếp.

Đổ phần thịt đã xào lên cá, hấp tiếp trong 2 phút. Làm như vậy miến sẽ không bị khô và cá vẫn giữ được hương vị.

Trang trí món ăn với ít ngò ở trên, thế là ta đã có đĩa cá hấp dẫn để đãi gia đình và bạn bè.

Nguyên liệu:

Cách làm:

Ngâm nấm khoảng 20 phút, vớt ra rửa sạch thái nhỏ.

Thịt băm ướp theo gia vị gia đình yêu thích

Gạo nếp vo sạch, tùy loại gạo nếp chúng ta dùng mà cho lượng nước vừa phải. Nấu trực tiếp trên nồi cơm điện hàng ngày.

Xào thịt băm với nấm tai mèo, thế là chúng ta có món xôi nấm tuyệt vời.

Chú ý: Dù là loại dược liệu an toàn, hầu như không gây phản ứng phụ cho người sử dụng nhưng các vị thuốc trong nấm có thể chống khả năng sinh sản, không nên sử dụng cho những người đang có thai, cho con bú hoặc những người có ý định sinh sản.

Giá nấm tai mèo trên thị trường

Nấm tai mèo không chỉ là một nguyên liệu quen thuộc trong nấu ăn mà còn là một vị thuốc quý có tác dụng chữa bệnh. Với những công dụng của mình, nấm ngày càng được nhiều người ưa chuộng và sử dụng. Hiện nay, trên thị trường, có rất nhiều cơ sở bán sản phẩm mộc nhĩ đen. Giá thành của chúng cũng tương đối rẻ, chỉ khoảng 100.000 – 200.000 đồng/ túi 1kg. Chính vì vậy, người mua có thể dễ dàng lựa chọn các sản phẩm vừa tốt lại hợp túi tiền của mình.Để có thể mua được nấm tai mèo, chúng ta chỉ cần vào cửa hàng tạp hóa, các hàng rau củ hoặc các chợ, siêu thị. Ngoài ra, trên thị trường cũng có rất nhiều cơ sở, đại lý cung cấp và phân phối nấm đến tận nhà.

Đặc sản ngon: Đây là đơn vị phân phối sản phẩm nấm tai mèo tự nhiên. Các sản phẩm tại cơ sở này đều được kiểm tra an toàn thực phẩm nghiêm ngặt và có chất lượng rất tốt. Cơ sở phân phối sản phẩm trên toàn quốc và có dịch vụ giao hàng tận nhà vô cùng thuận lợi

Trang trại nấm Tú Anh chuyên cung cấp các sản phẩm về nấm, đặc biệt là nấm tai mèo. Cơ sở này không thu mua sản phẩm qua thương lái mà trực tiếp nuôi trồng. Các sản phẩm đạt chất lượng cao mà vẫn được bán ra thị trường với giá cả phải chăng.

Nấm Tai Mèo Và Những Tác Dụng Trên Cả Tuyệt Vời

Nấm tai mèo hay còn được gọi là Mộc nhĩ thường nhìn thấy mọc trên thân những câu gỗ chết mục. Sở dĩ cái tên nấm tai mèo là bởi hình dáng của tai nấm rất giống với tai con mèo còn Mộc nhĩ là theo từ Hán Việt (tai của gỗ).

Nấm tai mèo là một trong những loại nấm có thể ăn được và có dinh dưỡng cao mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Nhưng cũng giống như nấm rơm, nấm kim châm … đa số mọi người mua nấm tai mèo về sử dụng vì nó ngon miệng nhiều hơn là vì tác dụng đối với sức khỏe. Không phải họ không quan tâm tới sức khỏe mà là họ không biết là nấm mèo tác dụng như thế nào với sức khỏe.

Một vài tác dụng vô cùng tuyệt vời từ cây nấm tai mèo đối với sức khỏe:

Với thành phần chính dược tính chứa hàm lượng Polysaccharides cao. Polysaccharides là chất giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Qua đó, chống lại được nhiều căn bệnh giúp cơ thể mạnh khỏe.

Cùng với việc tăng cường hệ miễn dịch tốt, hoạt chất Polysaccharides đã được nghiên cứu và chứng minh làm giảm lượng cholesterol xấu ( LDL ) hiệu quả cho cơ thể. Giúp tăng lượng cholesterol tốt ( HDL ) khiến cơ thể mạnh khỏe.

Hoạt chất Polysaccharides cũng góp phần gây ức chế kết dính tiểu cầu nên ngăn ngừa việc máu đông, thậm chí là giúp máu lưu thông một cách dễ dàng hơn.

Nồng độ cao chất Phenol có trong nấm tai mèo có đặc tính chống oxy hóa mạnh.

Với hoạt tính chống oxy hóa hiệu quả, kèm theo hàng loạt công dụng từ hoạt tính Polysaccharides giúp cho loại nấm này trở thành người bạn tốt của tim mạch. Nấm tai mèo hỗ trợ tốt trong việc bảo vệ tim mạch ở người lớn tuổi và tăng cường hệ thống chống oxy hóa từ superoxide dismutase và lipid peoxy.

Thậm chí người ta còn chỉ ra việc sử dụng Nấm tai mèo lượng nhỏ theo biên độ thường xuyên còn có tác dụng trong việc ngừa, điều trị bệnh đau tim và đột quỵ hiệu quả.

Với hàm lượng cao lipid, glucid, photpho, protit, canxi, sắt, chất xơ và nhiều loại hoạt chất vitamin khác giúp cho xương chắc khỏe. Thậm chí, có nhiều khuyến cáo khuyên rằng nên dùng nấm tai mèo cho trẻ em hoặc thiếu niên sắp và đang dậy thì để kích thích tối đa việc phát triển chiều cao, vóc dáng hiệu quả và các bệnh nhân mắc nhiều vấn đề về xương cũng được khuyến cáo nên dùng nấm tai mèo để giúp xương chắc khỏe hơn.

Với hàng loạt hoạt chất quý bên trong nấm tại mèo thuộc hàng những loại nấm tốt nhất có tác dụng tích cực đối với sức khỏe con người. Nhiều nghiên cứu được tiến hành đã cho thấy nấm tai mèo có tác dụng hỗ trợ điều trị rất tốt cho một số căn bệnh nan y có mức độ nguy hiểm cao như: sỏi thận, sỏi mật, gan nhiễm mỡ và thậm chí là cả ung thư.

Các nhà khoa học còn nghiên cứu và chứng minh một sự bất ngờ từ nấm tai mèo đó là nó có thể đảo ngược quá trình lão hóa bằng cách tăng các hoạt tính cho SOD để sửa chữa các DNA.

Như nêu trên, đó là những tác dụng quý giá đến sức khỏe từ nấm tai mèo. Ngoài ra, như cách mọi người hay mua nấm tai mèo về sử dụng. Loại nấm mèo này là một nguyên liệu thực phẩm khi chế biến và kết hợp với các loại thực phẩm khác sẽ tạo ra những món ăn ngon.

Lưu ý: Một vài lưu ý cho bạn khi muốn chế biến an toàn nấm tai mèo

Không được ăn nấm mèo tươi, vì chất độc morpholine sẽ khiến bạn phải hối hận khi dùng nấm tai mèo tươi. Nó sẽ khiến da bạn trở nên mẫn ngứa khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Thậm chí còn nặng hơn đó là gây hoại tử làn da dẫn đến những tình trạng nghiêm trọng.

Tuyệt đối không sử dụng nấm tai mèo cho người đang mang thai hoặc có ý định muốn có thai. Bởi nấm tai mèo có tính hàn sẽ khiến hại đến thai nhi và cả mẹ, thậm chí là xảy thai.

Cách Trồng Nấm Mộc Nhĩ (Nấm Mèo)

Nấm mộc nhĩ được sử dụng như thực phẩm và tác dụng chữa trị các bệnh trường phong hạ huyết, đái ra máu, trị lở, bổ khí, bền cơ, nhuận táo, lợi trường vị, lỵ ra máu, đái rắt, hoạt huyết. Để có nguồn nấm mèo chuẩn nên đã nhiều người tự nuôi trồng mộc nhỉ. Nhưng khâu tìm được giống tốt để trồng rất khó. Đội ngũ thạc sĩ sinh học của VBio đã kiểm nghiểm và nuôi trồng các giống phôi nấm mộc nhĩ chất lượng phân phối ra thị trường phục vụ cho bà con nuôi trồng.

Sau khi nhận phôi về nhà cần làm ngay các bước sau:

Tháo bao tải đựng nấm:

Khi nhận được phôi nấm hãy nhớ tháo bao và để nấm ra nơi thoáng mát ngay, nên để trong 1 ngày không làm gì hết để tơ nấm được phục hồi sau quá trình vận chuyển..

CHỌN NƠI VÀ DỤNG CỤ TRỒNG

Nơi trồng nấm cần đảm bảo các yếu tố như sau:

Kín nắng (nắng khác ánh sáng)

Nhiều độ ẩm (có thể dùng khăn ẩm, thùng xốp, lưới lan, vải…để che chắn xung quanh lại nhầm duy trình độ ẩm lâu hơn)

Dọn vệ sinh khu vực trồng: Vệ sinh vị trí đặt nấm bằng cách quét dọn hết rác dùng xà phòng loãng dội lên tường hoặc nền nơi đặt nấm, để yên 15 phút sau đó dội lại với nước sạch và để khô tự nhiên.

Khu vực nuôi phải đảm bảo nhiệt độ 20-30° C độ ẩm đạt 80-85%. Phòng nuôi trồng phải đảm bảo không có ánh nắng trực tiếp, tránh gió lùa, ánh sáng tự nhiên, không khí lưu thông và có thể tưới ẩm mà không ảnh hưởng đến vật dụng trong nhà và phòng phải giữ độ ẩm ổn định.

Bạn có thể để ở phòng trống không gian nhỏ hay trong nhà tắm (luôn phải vệ sinh sạch sẽ). Bạn cũng có thể để ở gầm cầu thang hay chỗ để xe đảm bảo đủ ẩm là nấm có thể phát triển.

Dụng cụ trồng: Thùng xốp, khay nhựa, chậu, lốp xe ô tô hỏng…

Tất cả những cái gì có thể chứa phôi bên trong. Miễn là xử lí sạch. Bình tưới nước phun sương nếu có thì tốt.

Bịch nấm phải có hệ sợi trắng đều không có mốc xanh, mốc đen. Sau khi mua, bạn không nên trồng vội mà để bịch nghỉ vài ngày. Đối với những bịch nấm chưa mọc kín đáy bạn nên để chúng mọc kín rồi hãng đem trồng.

Lưu ý: Nếu thấy bịch nấm có nhiều nước vàng là do thiếu oxy khiến hệ sợi nấm bị ngộp hay do thời tiết quá nóng dẫn tới hiện tượng đọng nước xung quanh bịch cần đưa bịch nấm ra khu vực thông thoáng hơn, mát hơn.

CÁC BƯỚC TRỒNG NẤM MỘC NHĨ

Bịch nấm mộc nhĩ đem nuôi trồng bạn tiến hành tháo bỏ nút bông, nén nhẹ bịch nấm rồi buộc lai bằng dây chun. Bạn có thể để nấm ra ở miệng nút hay rạch bịch thành các đường song song với nhau dài 3-4cm sâu 2-3cm sau đó xếp bịch trên giàn, trên giá hay treo bịch để tiết kiệm diện tích, các bịch nấm cách nhau khoảng 15cm để có không gian cho nấm mọc.

Dùng bình tưới phun sương không gian phòng, tưới nền, tưới nhiều lần trong ngày tránh đọng nước nền. Sau 4-6 ngày , mầm quả thể xuất hiện ở vết rạch, tiến hành tưới trực tiếp vào bịch nấm, giữ ẩm đều mỗi này tưới 2-3 lần. Khi thu hái xong bạn tránh tưới vào vết vừa thu hái mà chỉ tưới nhẹ xung quanh để tạo độ ẩm, kích thích nấm ra quả thể và lại chăm sóc lứa 2,3.

Thông thường với bịch nấm đã mọc kín đáy, bắt đầu tưới nước khoảng 5-7 ngày là nấm sẽ ra. Tuy nhiên nấm có thể ra chậm hơn vì thiếu ẩm, thiếu nước, vết rạch quá sâu hay rạch bằng dao rỉ. Nấm mộc nhĩ mọc thành cụm hay đơn lẻ khi hái thì hái cả cụm, không để sót gốc. Bạn nên hái nấm đúng độ tuổi (khi nấm có đường kính mũ từ 3-5cm).

– Khi nấm nhú ra tới lúc thu hoạch được chỉ chừng 1 ngày, cần tưới phun lên tai nấm và hái nấm khi viền mũ nấm còn cúp vào trong. Khi để lâu viền mũ nấm sẽ xòe ra, dúng dúng và phun bụi bào tử màu trắng nấm lúc này ăn sẽ nhạt và dai.

– Khi hái nấm cần nhổ cả gốc, cần cả cụm xoay nhẹ và nhổ nấm ra. Tránh để lại cuốn nấm bên trong sẽ làm thối cả bịch. nếu lỡ làm đứt còn chân nấm bên trong thì tháo miệng bịch nấm ra dùng dao sạch cạy chân nấm đi và buột bịch lại như cũ..

– 1 Bịch phôi bình thường chăm sóc tốt thu nấm từ 5 tới 7 lần, khoảng 300 tới 400g nấm.

– Trong quá trình chăm sóc nấm nếu thấy nấm bị héo vàng là do bị gió lùa hay ánh nắng chiếu thẳng vào cần che chăn bịch nấm và giữ ẩm chúng.

– Thấy ruồi xuất hiện xung quanh bịch nấm cần chuyển bịch ra khu vực nuôi trồng khác (vệ sinh bằng nước vôi trước khi đưa bịch nấm vào chăm sóc) hoặc dùng bẫy dính ruồi đặt cạnh khu vực nuôi trồng.

– Khi trời lạnh quá nấm có để bị đen hoặc bầm tím cần che chắn hay đưa bịch nấm vào khu vực ấm hơn.

-Nấm phát triển cuống dài và to, tán nấm không phát triển và nhăn ở mép và dọ bị thiếu CO 2 và thiếu sáng hay thiếu ẩm.

Nấm mộc nhĩ sẽ thu hái được làm nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 5-7 ngày. Khi bịch nấm nhẹ đi và không còn ra quả thể (bịch nhăn nheo, nhẹ tênh như bịch bông gòn) là hết đợt thu hái nấm.

Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng đã có trang trại nuôi trồng các loại giống nấm để phục vụ cho bà con nông dân. Hiện chúng tôi đang là địa chỉ tin cậy cung cấp nguồn giống phôi nấm chất lượng nhất Việt Nam. Khi đến với VBio khách hàng sẽ nhận được đội ngũ thạc sĩ sinh học tư vấn nhiệt tình về kỹ thuật trồng nấm mèo, mộc nhĩ và các loại nấm khác.

Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng chuyên cung cấp các loại giống phôi nấm như: Phôi nấm mèo, Phôi nấm mộc nhĩ, phôi nấm đùi gà, phôi nấm hương, nấm hoàng đế, phôi nấm sò, nấm bào ngư, phôi nấm mối, nấm rơm,..Tất cả các sản phẩm được chúng tôi nuôi cấy tại trang trại của công ty và có giấy kiểm định chất lượng.

Để được tư vấn mua sản phẩm tốt nhất mời quý khách liên hệ theo địa chỉ:

Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng Địa chỉ: Số 39, Ngõ 189/61, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP Hà Nội ĐT: (+84) 2422 118 008 – (+84)962 567 869 Website: vbio.vn Email: vbiovn1@gmail.com

Phương Pháp Nuôi Trồng Nấm Ăn Dược Liệu Nấm Rơm Đông Trùng Hạ Thảo

Phương pháp nuôi trồng nấm rơm và đông trùng hạ thảo sau đây người dân có thể tham khảo. Các phương pháp nuôi trồng nấm, dược liệu đạt năng suất cao?

Phương pháp nuôi trồng nấm rơm

Phương pháp nuôi trồng nấm rơm gồm phương pháp trồng ngoài trời hoặc trồng trong nhà. Tùy vào điều kiện môi trường mà người dân lựa chọn phương pháp thích hợp.

Nấm rơm hay còn được gọi là thảo cô, nấm rạ, thường được trồng ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Đây là một trong những loại nấm phổ biến, được dùng nhiều trong ẩm thực châu Á. Bởi vậy, rất nhiều quốc gia như Việt Nam, Myanma, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore… phát triển công nghệ nuôi trồng nấm rơm.

Phương pháp nuôi trồng nấm rơm ngoài trời

Ưu, nhược điểm của trồng nấm rơm ngoài trời

Về ưu điểm:

Phương pháp phổ biến,

Kỹ thuật dễ áp dụng, thực hiện,

Vốn đầu tư thấp.

Về nhược điểm:

Năng suất, chất lượng thấp,

Phụ thuộc nhiều tới điều kiện thời tiết, môi trường.

Chuẩn bị nguyên liệu trồng nấm rơm ngoài trời

Nền đất trồng nấm: Vị trí tránh nơi nhiều gió. Nền đất cao hơn xung quanh, luống giữa các mô không để bị úng mà phải có rãnh thoát nước.

Rơm rạ: Loại khô, không mục nát, mốc. Rơm rạ chia thành bó, đường kính bó tầm 15cm rồi nhúng vào nước vôi 1%. Khi được làm ẩm bằng vôi, dùng tấm bạt đậy lên rơm rạ từ 3 – 10 ngày tùy vào môi trường.

Phương pháp trồng nấm rơm ngoài trời

Bước 1: Xoắn bó rơm rồi xếp thành luống.

Cấy meo: 1 bịch meo 200g cấy cho 1,5 – 2m của luống mô.

Đốt mô và làm áo mô. Đốt mô giúp vệ sinh bên ngoài mô để giữ ẩm, cung cấp chất khoáng cho tơ nấm.

Cách chăm sóc và thu hoạch nấm rơm ngoài trời

Cần theo dõi nhiệt độ mô thường xuyên. Nếu mô ấm từ 35 – 40 độ C là đạt. Mô lạnh thì sử dụng thêm tấm bạt, nilon che chắn.

Kiểm tra độ ẩm của mô nấm thường xuyên.

Khi xuất hiện tơ nấm thì chuẩn bị điều kiện mới để tưới đón nấm (bỏ bớt tấm che, rút bớt rơm rạ, thực hiện phun sương…)

Thu hái nấm khi nấm ở dạng chùm hoặc búp. Nên hái vào sáng sớm.

Phương pháp nuôi trồng nấm rơm trong nhà

Ưu, nhược điểm của trồng nấm rơm trong nhà

Ưu điểm:

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà cho năng suất gấp đôi với cách trồng ở ngoài trời.

Nguyên liệu sử dụng dễ kiếm.

Vốn đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế cao.

Nhược điểm:

Đòi hỏi đầu tư trang thiết bị hiện đại.

Yêu cầu kỹ thuật cao.

Yêu cầu khu vực nuôi trồng rộng rãi.

Phương pháp nuôi trồng nấm rơm trong nhà

Cách nuôi trồng đông trùng hạ thảo

Điều kiện cơ bản nuôi trồng đông trùng hạ thảo

Để nuôi trồng đông trùng hạ thảo đạt năng suất như mong muốn thì cần phải chuẩn bị môi trường nuôi trồng kỹ lưỡng.

Nhà xưởng để nuôi trồng đông trùng hạ thảo

Chuẩn bị phòng cấy giống:

Có diện tích: bằng 10 tổng diện tích chung, rộng 10 – 15m trở lên.

Lát gạch nhẵn, sạch.

Kín gió.

Bố trí đèn UV (40W/10m2).

Chuẩn bị phòng ủ tơ:

Có diện tích: bằng 20 tổng diện tích chung.

Lát gạch nhẵn, sạch sẽ.

Có lắp đặt thiết bị điều chỉnh về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm.

Nuôi trồng đông trùng hạ thảo cần chuẩn bị gì?

Những nguyên liệu cần dùng trong nuôi trồng đông trùng hạ thảo:

Gạo hoặc có thể thay bằng nhông tằm.

Khoai tây.

Dinh dưỡng bổ sung.

Thiết bị: tủ cấy vi sinh, màng lọc, hệ thống khử trùng, hệ thống chiếu sáng, máy lắc, hệ thống lên men dịch thể, các hệ thống điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…

Môi trường nuôi cấy đông trùng hạ thảo.

Cách nuôi trồng đông trùng hạ thảo

Các bước nuôi trồng đông trùng hạ thảo gồm: Phối trộn chất nuôi trồng, cấy giống và bảo quản. Đây cũng là một trong những phương pháp nuôi trồng nấm ăn, dược liệu mà nhiều nơi áp dụng.

Phối trộn cơ chất để trồng trùng thảo

Hấp môi trường (gồm gạo lứt, nước, bột nhọng) ở nhiệt độ 121 độ C khoảng 20 phút để khử trùng. Sau đó để nguội rồi mới chuyển vào tủ dùng để cấy vi sinh.

Các bước cấy giống để nuôi trồng trùng thảo

Bước 1: Dụng cụ nhân giống đem khử trùng.

Bước 2: Để dụng cụ nhân giống vào trong tủ cấy vô trùng.

Bước 3: Khởi động đèn, quạt. Đèn UV bật lên khoảng 15 phút rồi mới bật đèn huỳnh quang, quạt.

Bước 4: Dùng cồn 70 độ C khử trùng tay.

Bước 5: Đốt nóng đỏ que cấy vòng bằng đèn cồn. Đốt từ từ, theo hướng từ đầu que tới tay cầm.

Bước 6: Cấy meo vào môi trường đã chuẩn bị. Ghi lại ngày tháng, số lượng gạo đã dùng để theo dõi.

Chăm sóc và thu hoạch đông trùng hạ thảo

Sau khi cấy giống, người chăm sóc cần phải chú ý:

Để nhiệt độ của phòng ủ 25 độ C, độ ẩm là 85%, giữ tối. Khi sợi nấm lan đầy bề mặt thì chuyển sang phòng xử lý.

Giữ nhiệt độ 23 độ C, độ ẩm 85%, độ sáng 2000 lux đến khi mọc chồi nấm. Lúc này chuyển về phòng nuôi.

Phòng nuôi cần để nhiệt độ khoảng 22 độ C, độ ẩm 85%, ánh sáng để 12 – 14 giờ/ ngày. Duy trì điều kiện này khoảng 55 – 60 ngày.

Khi đông trùng hạ thảo hình thành quả thể, rồi quả thể chuyển thành bào tử thì có thể thu hoạch được.