Top 4 # Phương Pháp Trồng Nấm Sò Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Kỹ Thuật Trồng Nấm Sò

Nếu thấy nấm non héo vàng là do gió lùa trực tiếp vào bịch phi đóng cửa hoặc độ thoáng quá kém phải mở cửa cho thoáng. Nếu nấm ra nhỏ là do không ép bịch hoặc nhiệt độ quá cao, nấm ra cuống nhỏ dài là do ánh sáng quá yếu hoặc phòng ngột ngạt quá

Tạo việc làm và tăng thu nhập cho gia đình tận dụng rơm dư thưa hàng năm sau thu hoạch ,hơn nữa là trùng với thời gian nhàn dỗi

Di rơm ra sân từng lớp 1 cao 20 – 30 cm thì nước tưới cho ướt rơm. Khi rơm thấm đẫm nước (rơm mềm ra)

Cho hoà vôi tôi với nước ở 1 góc sân rồi cho rơm đã thấm nước vào xử lý (cho rơm rửa qua nước vôi). Sau khi rửa nước vôi đến đâu thì ủ đống luôn đến đó.

Dưới chân đống rơm ủ phi kê cao từ 10 – 15 cm để cho rơm ráo nước.

Đống ủ phi rộng 1,5 m, cao 1,5 m, dài 2 m.

Đống ủ phi vuông như hộp phấn vuông góc với đất.

Giữa đống ủ phi cắm cọc tre hay gỗ dài 1,8 m để thông khí.

Cắm cọc phi cắm ngay từ đầu lúc đống ủ mới cao 20 cm – 30 cm. Khi ủ xong phi lắc mạnh cọc cho thông khí.

Gần nóc đống ủ phải để thoáng và căng nilon lên cao tránh mưa nắng trực tiếp vào nóc đống.

Sau khi ủ rơm được 3 ngày thì đo đống ủ.

Dỡ nilon ra thấy đống ơm nếu ướt quá thì không tưới thêm nước. Nếu khô quá thì tưới nước thêm xung quanh.

Đống rơm phi có cạnh thẳng đứng như đống ủ lúc đầu và quây nilon như đống trước và các nilon trên đống để tránh mưa nắng trực tiếp vào nóc đống.

d) Cách kiểm tra nhiên liệu:

Sau khi đo xong tiến hành ủ tiếp từ 2 – 3 ngày, đến ngày thứ 7 thì kiểm tra nhiên liệu. Lấy tay nắm rơm ở mọi địa điểm của đống rơrm mỗi điểm 1 nắm. Vắt nắm rơm thấy có nước ở vân tay là được.

Nếu thấy nhiên liệu khô thì bổ xung thêm nước bằng cách lấy bình phun phun từ từ vào nhiên liệu. Nếu ướt quá phải hóng hoặc dùng quạt cho bay hơi nước.

e) Cách cấy giống và đóng bịch:

Địa điểm cấy giống: Phải cấy giống ở chỗ sạch, thoáng mát, không có ánh nắng.

Cấy giống đúng tuổi từ 16 – 20 ngày tuổi.

Trước khi cấy giông lấy túi dán 2 góc ngoài với nhau sau đó lộn lại để cho đáy túi vuông góc tránh đọng nước.

Sau khi lộn túi xong lấy lượng nhiên liệu cho vào túi. Mùa đông nén chặt, mùa hè hay lỏng.

Nhiên liệu cao 7 cm thì cho 1 lớp giống. Khi cho giống (cấy giống) phi cấy xung quanh túi sao cho toàn bộ hạt giống tiếp xúc với túi nilon.

Tuyệt đối không được làm hạt giống vào giữa túi nhiên liệu.

Tiếp tục cho nhiên liệu vào túi 1 lớp tiếp theo. Mỗi túi rắc 4 – 5 lớp giống.

Khi gần đến miệng túi rắc giống lên toàn bộ nhiên liệu trên mặt. Để một phần ở giữa để cho bông.

Sau đó lấy 1 nắm bông gấp lại bằng miệng chén để lên miệng túi dùng dây nịt buộc chặt lại.

Cục bông có tác dụng lưu thông khí giữa trong và ngoài bịch.

Phải đóng túi hết trong 1 ngày, sau khi đóng túi xong thì đem xếp vào phòng ươm bịch.

Trồng Nấm Rơm Và Nấm Sò Trên Bã Mía

T6, 01/05/2009 – 22:26 – admin

Phương pháp xử lý bã mía lên men vi sinh để trồng nấm: Kỹ thuật nuôi trồng nấm trên bã mía khác với kỹ thuật trồng nấm trên rơm rạ, bông, phế thải. Thành phần chính của bã mía chủ yếu là Xenluloza và lignin rất khó phân giải. Hơn nữa lượng đường trong mía bao giờ cũng nhiều, dễ hấp dẫn các vi sinh vật khác, đặc biệt là nấm mốc. Vì thế trước khi sử dụng cần phơi khô để bớt đường và các axit hữu cơ. Quá trình lên men cần các nhân tố như nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí, tần số đảo trộn. Việc đảo trộn ngoài ưu điểm cung cấp ôxy, còn làm giảm sự lên men yếm khí, tránh được việc hình thành các axit hữu cơ trung gian có hại cho nấm. Mặt khác, thông qua các giai đoạn ủ chất đường bị biến đổi. Sản phẩm tạo thành trong quá trình này là những phần tử đường đơn như glucoza, rất cần cho sự biến dưỡng của nấm. Yêu cầu sau khi được lên men nguyên liệu bã mía phải có đặc tính sau: -Không có mùi khai hoặc hôi. -Tơi xốp. -Màu hơi nâu sẫm (nếu có màu đen hoặc nâu tối chứng tỏ vi sinh vật đã sử dụng hết năng lượng của nguyên liệu, làm giảm năng suất trồng nấm). Kỹ thuật trồng nấm sò trên bã mía: Chuẩn bị nguyên liệu: -Túi PE chịu nhiệt 18 x 20 cm hay 22 x32 cm. -Bông làm nút. Cách làm: Nguyên liệu sau khi kết thúc lên men để cho bay NH3. Cho nguyên liệu vào túi đã xếp góc và cấy giống: Cứ một lớp bã mía dày 5-7 cm cho một lớp giống, trên cùng là lớp giống chống nhiễm, sau đó đậy nút bông. Sau khi cấy xong túi nấm được ủ ở nhiệt độ 25-300c. Thời gian ủ từ 16-21 ngày, tuỳ từng chủng nấm. khi nấm đã mọc trắng và xuất hiện mầm quả thể thì dùng dao rạch túi theo đường thẳng hoặc chéo để mầm quả thể phát triển nhanh. Việc tưới nấm phụ thuộc vào độ ẩm xung quanh. Nếu độ ẩm không khí thấp, cần tưới nước thường xuyên và ngược lại. Nguyên tắc là tưới ít nhưng thường xuyên. Nếu mô nấm bị vỡ hoặc có nhiều chỗ lõm khi tưới không nên để đọng nước. Hái nấm nên lựa lúc nấm vừa nở đạt kích thước cực đại, tai nấm chưa mềm, màu nấm còn trắng.

Theo báo nông nghiệp số 120/2000

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Nấm Bào Ngư (Nấm Sò)

KỸ THUẬT TRỒNG NẤM BÀO NGƯ (NẤM SÒ)

I. Đặc tính sinh học: Nấm sò (bào ngư): Pleurotus, có nhiều loại, màu sắc khác nhau, có khả năng thích nghi với các điều kiện nhiệt độ.

– Hình dáng: Nấm có dạng phểu lệch, mọc thành từng cụm tập trung, bao gồm ba phần: mũ, phiến, cuống. Đến giai đoạn trưởng thành nấm sò sẽ phát tán bào tử, nhờ gió bào tử bay đi khắp mọi nơi, gặp điều kiện môi trường thích hợp sẽ hình thành sợi nấm và phát triển thành quả thể nấm.

– Tên gọi: Nấm có nhiều tên gọi tùy theo màu sắc, tính chất, hình dáng

* Tên chính : Nấm bào ngư

* Theo màu sắc : Nấm trắng

* Theo hình dáng : Nấm sò

* Theo tính chất : Nấm dai

– Nhiệt độ:

Nấm bào ngư có nhiều loại và chịu được biên độ về nhiệt độ khá cao:

* Nhiệt độ thích hợp giai đoạn phát triển của hệ sợi:

+ Nhóm nấm bào ngư chịu lạnh từ 15- 200C

+ Nhóm nấm bào ngư chịu nhiệt từ 25-300C

* Nhiệt độ thích hợp giai đoạn phát triển quả thể:

+ Nhóm nấm bào ngư chịu lạnh từ 13-200C.

+ Nhóm nấm bào ngư chịu nhiệt từ 25-300C.

Đối với khí hậu ở khu vực miền Trung, nấm bào ngư trắng có nhiệt độ thích hợp để nuôi trồng: 25ºC – 28ºC (+ 3ºC) có thể trồng được quanh năm, trừ các tháng hè quá nóng khó điều chỉnh được nhiệt độ thích hợp để nuôi trồng .

– Độ ẩm:

* Độ ẩm không khí: Từ 80% trở lên.

* Độ ẩm cơ chất (giá thể trồng): 65%

– Độ pH = 7 (trung tính)

– Ánh sáng:

* Trong thời gian nuôi sợi: không cần thiết.

* Trong giai đoạn nấm hình thành quả thể: cần ánh sáng khuếch tán (ánh sáng phòng – có thể đọc sách được)

– Độ thông gió: Cần thiết trong giai đoạn nuôi sợi. Khi nấm lên thông thoáng vừa phải.

– Dinh dưỡng: Sử dụng trực tiếp nguồn xenlulô, có thể bổ sung thêm các phụ gia giàu chất đạm, vitamin trong giai đoạn xử lý nguyên liệu.

2.Quy trình sản xuất nấm bào ngư (sò)

A. Nguyên Liệu, Ủ, Đảo, Đóng, Thanh trùng, Cấy giống.

A.1/ Nguyên liệu:

– Nguyên liệu để nuôi trồng nấm bào ngư (nấm sò) là tất cả các loại phế thải của ngành nông nghiệp giàu chất xenlulô, một số loại nguyên liệu thông dụng là rơm rạ, mùn cưa, bông phế thải. Do điều kiện nuôi trồng nấm ở thành phố, nguồn rơm rạ khó tìm nên trong khuôn khổ bài nầy chúng ta cùng tìm hiểu quy trình sản xuất nấm bào ngư trên nguyên liệu chính là mùn cưa. Sản xuất nấm bào ngư bằng mùn cưa có các ưu điểm sau:

* Chế biến và bổ sung đinh dưỡng dễ dàng

* Có thể khử trùng để hạn chế nhiễm

* Việc chăm sóc và thu hái thuận tiện

* Thời gian thu hái rút ngắn lại.

Mùn cưa để nuôi trồng nấm bào ngư là mùn cưa của các loại gỗ mềm có nhựa màu trắng, không có tinh dầu, được phơi khô bảo quản tốt không bị ẩm mốc. Được phân thành 2 loại:

– Mùn cưa tạp: Mùn cưa của các loại cây: mít, sung, ngái, mứt, so đủa, dâu gia xoan, duối….

– Mùn cưa thuần chủng: Mùn cưa của các loại cây : cao su, bồ đề

Bốc dỡ mùn cưa xuống xe

A.2/ Xử lý nguyên liệu:

– Mục đích:

*Nguyên liệu có điều kiện thấm nước đều, đồng thời nước trộn vào có dư sẽ thấm xuống nền và ngấm xuống đất.

*Các nhóm vi sinh vật có lợi có điều kiện phân hủy một phần nguyên liệu thành đơn giản hơn cho nấm có điều kiện sử dụng.

*Sinh nhiệt 50-70oC tiêu diệt bớt một số mầm bệnh có sẵn trong nguyên liệu

– Bước chuẩn bị:

* Hòa nước vôi theo tỷ lệ 1% (1kg vôi / 100 lít nước) (PH= 12-13)

* Tưới trên mùn cưa

* Mục đích tạo ẩm và tăng độ PH cho nguyên liệu.

* Đảo trộn nhiều lần cho thật đều

* Dùng bạt phủ lại

– Chú ý: Không nên che kín đỉnh đống ủ. Nếu bị bịt kín, hơi nước sẽ đọng lại thành giọt rơi xuống làm đống ủ bị mất nhiệt.

A.3/ Đảo đống ủ:

Sau khi ủ được 3 ngày, ta tiến hành đảo đống ủ. giai đoạn đảo nầy chúng ta có 2 việc cần làm là kiểm tra nhiệt độ đống ủ và kiểm tra độ ẩm nguyên liệu .

* Kiểm tra nhiệt độ: Trước khi mở bạt che, dùng nhiệt kế cho sâu vào đống mùn cưa ủ để kiểm tra nhiệt độ, có 3 trường hợp xảy ra:

– nhiệt độ đống ủ lớn hơn 65ºC: Đạt

– nhiệt độ đống ủ bằng 65ºC: Đạt

– nhiệt độ đống ủ nhỏ hơn 65ºC: Không đạt

(Nếu đống ủ có nhiệt độ từ 65ºC trở lên thì đạt, nếu đống ủ có nhiệt độ nhỏ hơn 65ºC thì phải ủ lại cho đủ nhiệt độ yêu cầu)

Phương Pháp Nuôi Trồng Nấm Ăn Dược Liệu Nấm Rơm Đông Trùng Hạ Thảo

Phương pháp nuôi trồng nấm rơm và đông trùng hạ thảo sau đây người dân có thể tham khảo. Các phương pháp nuôi trồng nấm, dược liệu đạt năng suất cao?

Phương pháp nuôi trồng nấm rơm

Phương pháp nuôi trồng nấm rơm gồm phương pháp trồng ngoài trời hoặc trồng trong nhà. Tùy vào điều kiện môi trường mà người dân lựa chọn phương pháp thích hợp.

Nấm rơm hay còn được gọi là thảo cô, nấm rạ, thường được trồng ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Đây là một trong những loại nấm phổ biến, được dùng nhiều trong ẩm thực châu Á. Bởi vậy, rất nhiều quốc gia như Việt Nam, Myanma, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore… phát triển công nghệ nuôi trồng nấm rơm.

Phương pháp nuôi trồng nấm rơm ngoài trời

Ưu, nhược điểm của trồng nấm rơm ngoài trời

Về ưu điểm:

Phương pháp phổ biến,

Kỹ thuật dễ áp dụng, thực hiện,

Vốn đầu tư thấp.

Về nhược điểm:

Năng suất, chất lượng thấp,

Phụ thuộc nhiều tới điều kiện thời tiết, môi trường.

Chuẩn bị nguyên liệu trồng nấm rơm ngoài trời

Nền đất trồng nấm: Vị trí tránh nơi nhiều gió. Nền đất cao hơn xung quanh, luống giữa các mô không để bị úng mà phải có rãnh thoát nước.

Rơm rạ: Loại khô, không mục nát, mốc. Rơm rạ chia thành bó, đường kính bó tầm 15cm rồi nhúng vào nước vôi 1%. Khi được làm ẩm bằng vôi, dùng tấm bạt đậy lên rơm rạ từ 3 – 10 ngày tùy vào môi trường.

Phương pháp trồng nấm rơm ngoài trời

Bước 1: Xoắn bó rơm rồi xếp thành luống.

Cấy meo: 1 bịch meo 200g cấy cho 1,5 – 2m của luống mô.

Đốt mô và làm áo mô. Đốt mô giúp vệ sinh bên ngoài mô để giữ ẩm, cung cấp chất khoáng cho tơ nấm.

Cách chăm sóc và thu hoạch nấm rơm ngoài trời

Cần theo dõi nhiệt độ mô thường xuyên. Nếu mô ấm từ 35 – 40 độ C là đạt. Mô lạnh thì sử dụng thêm tấm bạt, nilon che chắn.

Kiểm tra độ ẩm của mô nấm thường xuyên.

Khi xuất hiện tơ nấm thì chuẩn bị điều kiện mới để tưới đón nấm (bỏ bớt tấm che, rút bớt rơm rạ, thực hiện phun sương…)

Thu hái nấm khi nấm ở dạng chùm hoặc búp. Nên hái vào sáng sớm.

Phương pháp nuôi trồng nấm rơm trong nhà

Ưu, nhược điểm của trồng nấm rơm trong nhà

Ưu điểm:

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà cho năng suất gấp đôi với cách trồng ở ngoài trời.

Nguyên liệu sử dụng dễ kiếm.

Vốn đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế cao.

Nhược điểm:

Đòi hỏi đầu tư trang thiết bị hiện đại.

Yêu cầu kỹ thuật cao.

Yêu cầu khu vực nuôi trồng rộng rãi.

Phương pháp nuôi trồng nấm rơm trong nhà

Cách nuôi trồng đông trùng hạ thảo

Điều kiện cơ bản nuôi trồng đông trùng hạ thảo

Để nuôi trồng đông trùng hạ thảo đạt năng suất như mong muốn thì cần phải chuẩn bị môi trường nuôi trồng kỹ lưỡng.

Nhà xưởng để nuôi trồng đông trùng hạ thảo

Chuẩn bị phòng cấy giống:

Có diện tích: bằng 10 tổng diện tích chung, rộng 10 – 15m trở lên.

Lát gạch nhẵn, sạch.

Kín gió.

Bố trí đèn UV (40W/10m2).

Chuẩn bị phòng ủ tơ:

Có diện tích: bằng 20 tổng diện tích chung.

Lát gạch nhẵn, sạch sẽ.

Có lắp đặt thiết bị điều chỉnh về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm.

Nuôi trồng đông trùng hạ thảo cần chuẩn bị gì?

Những nguyên liệu cần dùng trong nuôi trồng đông trùng hạ thảo:

Gạo hoặc có thể thay bằng nhông tằm.

Khoai tây.

Dinh dưỡng bổ sung.

Thiết bị: tủ cấy vi sinh, màng lọc, hệ thống khử trùng, hệ thống chiếu sáng, máy lắc, hệ thống lên men dịch thể, các hệ thống điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…

Môi trường nuôi cấy đông trùng hạ thảo.

Cách nuôi trồng đông trùng hạ thảo

Các bước nuôi trồng đông trùng hạ thảo gồm: Phối trộn chất nuôi trồng, cấy giống và bảo quản. Đây cũng là một trong những phương pháp nuôi trồng nấm ăn, dược liệu mà nhiều nơi áp dụng.

Phối trộn cơ chất để trồng trùng thảo

Hấp môi trường (gồm gạo lứt, nước, bột nhọng) ở nhiệt độ 121 độ C khoảng 20 phút để khử trùng. Sau đó để nguội rồi mới chuyển vào tủ dùng để cấy vi sinh.

Các bước cấy giống để nuôi trồng trùng thảo

Bước 1: Dụng cụ nhân giống đem khử trùng.

Bước 2: Để dụng cụ nhân giống vào trong tủ cấy vô trùng.

Bước 3: Khởi động đèn, quạt. Đèn UV bật lên khoảng 15 phút rồi mới bật đèn huỳnh quang, quạt.

Bước 4: Dùng cồn 70 độ C khử trùng tay.

Bước 5: Đốt nóng đỏ que cấy vòng bằng đèn cồn. Đốt từ từ, theo hướng từ đầu que tới tay cầm.

Bước 6: Cấy meo vào môi trường đã chuẩn bị. Ghi lại ngày tháng, số lượng gạo đã dùng để theo dõi.

Chăm sóc và thu hoạch đông trùng hạ thảo

Sau khi cấy giống, người chăm sóc cần phải chú ý:

Để nhiệt độ của phòng ủ 25 độ C, độ ẩm là 85%, giữ tối. Khi sợi nấm lan đầy bề mặt thì chuyển sang phòng xử lý.

Giữ nhiệt độ 23 độ C, độ ẩm 85%, độ sáng 2000 lux đến khi mọc chồi nấm. Lúc này chuyển về phòng nuôi.

Phòng nuôi cần để nhiệt độ khoảng 22 độ C, độ ẩm 85%, ánh sáng để 12 – 14 giờ/ ngày. Duy trì điều kiện này khoảng 55 – 60 ngày.

Khi đông trùng hạ thảo hình thành quả thể, rồi quả thể chuyển thành bào tử thì có thể thu hoạch được.