Top 3 # Phương Pháp Trồng Nấm Kim Châm Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Cách Trồng Nấm Kim Châm

Để trồng nấm kim châm hiệu quả bạn cần làm theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu

Chuẩn bị giống: 1 bó nấm kim châm tươi tốt còn nguyên rễ (cái này rất dễ tìm, bạn có thể vào chợ, siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi gần nhất để mua).

Giá thể để trồng nấm: bạn có thể dùng vỏ đậu xanh, vỏ đậu phộng (vỏ lạc), rơm rạ, bã mía, mùn cưa…Đơn giản và hiệu quả nhất thì bạn sử dụng bã cà phê. Nếu sử dụng mùn cưa thì nên lấy mùn cưa đã ủ từ 4-6 tháng.

Nước tưới: nếu dùng nước thông thường thì nên phơi ngoài nắng gắt khoảng 2 ngày, tốt hơn hết là nên sử dụng nước cất.

Đồ để chứa nấm trồng: bạn có thể lấy các chai nhựa, xô, chậu, thùng, túi nilon… bỏ đi để dùng trồng nấm.

Cho giá thể vào đồ đựng trồng nấm. Tưới nước cho vừa đủ ẩm, không nên tưới nhiều nước dễ bị ứ đọng và gây thối rễ.

Bó nấm thì cắt ngang phần gốc khoảng 5cm, lấy phần gốc tách ra từng cụm nhỏ nhỏ, phần thân trên thì đem đi làm lẩu thôi, hi hi.

Tiếp theo, chôn các cụm nấm vào trong đồ đựng sao cho ngập gốc là được

Lấy túi nilon hoặc nắp đậy bịt kín đồ đựng, đục vài lỗ nhỏ trên túi nilon hoặc nắp đậy, sau đó đặt ở nơi tối và thoáng mát, nhiệt độ tầm 12-18 độ C là đẹp để nấm phát triển.

Mỗi ngày tháo túi nilon hoặc nắp đậy và tưới nước 2-3 lần, khi nào thấy nấm ăn được thì cứ cắt và làm lẩu thôi hi hi (mình thì mê món lẩu nấm này lắm). Tầm 10 bữa hoặc nửa tháng là thu hoạch 1 lần.

1 vài lưu ý khi trồng nấm kim châm từ rễ

Duy trì độ ẩm vừa phải, không quá khô cũng không nên quá ướt.

Giá thể phải xử lý tốt, hạn chế côn trùng, nấm mốc… gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của nấm.

Cung cấp dinh dưỡng: Nấm kim châm cung cấp chất xơ và các loại vitamin nhóm B như thiamine, niacin và riboflavin rất tốt cho não bộ.

Ngăn chặn tế bào ung thư: trong nấm kim châm có 1 loại Protein giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư vú và giảm hoạt động của khối u trong các tế bào ung thư gan.

Tốt cho tim mạch: hàm lượng cholesterol trong nấm kim châm thấp, rất tốt cho tim mạch.

Tăng cường hệ miễn dịch: một nghiên cứu trên động vật ở Đài Loan đã chứng minh rằng loại nấm này thực sự có hiệu quả trong việc tăng chức năng hệ miễn dịch.

Bò cuộn nấm kim châm

Vài lưu ý khi chế biến thức ăn từ nấm kim châm

Không nên rửa nấm quá kỹ làm mất đi các thành phần dinh dưỡng vốn có trong nấm kim châm.

Không được chế biến sơ sài, qua loa.

Không chế biến nấm với quá nhiều dầu ăn.

Không chế biến món ăn với nấm hư.

Nên chọn nơi uy tín để mua nấm, hoặc tự trồng tại nhà để đảm bảo sức khỏe.

Hỏi & đáp về nấm kim châm

Hỏi: Nấm kim châm nấu món gì ngon?

Đáp: Nấm kim châm làm được rất nhiều món ngon như: Lẩu nấm, cháo nấm, nấm xào, canh nấm, gỏi nấm, nấm chiên trứng, bò cuộn nấm nướng…

Hỏi: Nên mua nấm ở đâu cho an toàn?

Đáp: Nên mua ở cơ sở hoặc cửa hàng uy tín như VinMart, CoopMart, Lotte Mart, hoặc dưới bài viết này, tránh mua hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc.

Hỏi: Phụ nữ có thai ăn nấm kim châm được không?

Đáp: Quá được đi chứ, nấm kim châm giúp mẹ bầu kháng các loại virus, vi khuẩn có hại, cung cấp vitamin cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, giúp hình thành các khối cơ ở thai nhi, hạ lipid máu, giúp hệ tiêu hóa tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch…

Kỹ Thuật Trồng Nấm Kim Châm

Nấm kim châm còn có tên gọi khác là nấm giá vì chúng mọc thành từng cụm đều nhau, có hình giá đậu nhưng với kích thước lớn. Mũ nấm lúc còn no có hình câu hay hình bán cầu, về sau chuyển sang dạng ô. Mũ nấm có màu vàng ở giữa có màu vàng thẫm hơn. Cuống có màu trắng hay vàng nhạt, nửa dưới có màu nâu nhạt. Ngoài loại nấm kim châm trên còn có loài hoàn toàn màu trắng cả mũ lẫn cuống.

Chuẩn bị túi màng mỏng:

Chọn túi PE hay PP có kích thước 38-40×17-20cm, dày 0,05-0.06 mm. Cũng có thể dùng chai thủy tinh miệng rộng để nuôi trồng nấm kim châm. Khi dùng chai thủy tinh miệng rộng cần phải chuẩn bị thêm các miếng màng mỏng, giấy báo hay vải phin để phủ miệng bình trước khi khử trùng (diệt khuẩn).

Phối trộn nguyên liệu:

Nguyên liệu trồng nấm kim châm tương đối đa dạng có thể là: Thân lá đậu đõ, vỏ lạc, mùn cưa cao su, mùn cưa tạp, mùn cưa bồ để, rơm ra, lõi ngô, bã mía, vỏ chuối….

Một số công thức trộn nguyên liệu:

Công thức 1: Mùn cưa 77%, Cám gạo 20%, Bột thạch cao 1%, Đường 1%, supe lân 1% bổ sung nước đạt độ ẩm 60-70%, pH 6,5.

Công thức 2: Rơm rạ cắt nhỏ 72%, cám gạo 20%, bột ngô 5%, Đường 1%, super lân 1%, bột thạch cao 1%. Bổ sung nước đạt độ ẩm 60-70%, pH 6,5.

Cần lưu ý riêng với mùn cưa phải phải ủ đống sau 3-6 tháng mới nên sử dụng để trồng nấm kim châm. Nếu vội thì phải vừa phơi nắng vừa nhào trộn với nước, sau vài ngày.

Lèn nguyên liệu vào túi nilon màng mỏng tương tự như khi làm bịch nuôi trồng nấm sò, mộc nhĩ… có thể dùng tay hoặc dùng máy đùn. Mỗi túi nên chứa khoảng 0,4-0,5kg nguyên liệu. Chừa ra khoảng 20cm chiều cao ở phía trên để sau này cho cuống nấm kim châm có chỗ mọc. Làm phẳng bề mặt môi trường để tạo ra một lỗ giếng, sau này dùng để cấy giống. Làm cục bông tròn ruồi cuộn màng mỏng phía trên lại quanh nút bông, phủ một miếng giấy báo lên trên rồi buộc lại bằng dây nilon. Hấp khử trùng gián đoạn như đối với các nấm khác. Đợi nguội đến 25°C đưa vào buồng cấy giống. Thường một chai giống có thể dùng để cấy cho khoảng 30-40 túi. Cần dùng các chai hay bịch giống đã có sợi nấm mọc trắng đến đáy nhưng không nên dùng các loại để lâu tới quá 2 tháng.

Sau khi cây giống vào túi đựng môi trường sản xuất ta đặt các bịch này vòa các giá gỗ hoặc trê nứa có chiều rộng 1m, chiều dài tùy diện tích của phòng, các tầng cách nhau 50-60cm. Duy trì nhiệt độ 20-23°C, sau 20-30 ngày sợi nấm sẽ mọc đầy túi. Độ ẩm tương đối không khí trong phòng nuôi nấm dùy trì khoảng 80-90%.

Khi nấm hình thành quả thể thì nhiệt độ thích hợp nhất là 13°C, không nên nuôi trồng nấm kim châm ở nhiệt độ quả 16°C.

Khi quả thể mọc ra cần mở hết miệng túi, giữ độ ẩm, giữ độ ẩm tương đối của không khí khoảng 80-85%, duy trì ánh sáng khuyếch tán. Việc nới dần chiều dài phía trên của túi nên theo nguyên tắc khi nào túi cũng cao hơn quả thể 5cm. Nếu không làm như vậy quả thể sẽ bị nở sớm, cuống nấm ngắn. Lúc cuống nấm kim châm cao dần thì nên hạ độ ẩm tương đối của không khí xuống còn 75-80%, giữ phòng tối nuôi trồng nấm từ khi xuất hiện xuất hiện quả thể đến lúc thu hoạch.

Thu hoạch:

Sau khi cuống nấm dài đến 15cm thì có thể thu hoạch đợt đầu. Sau khi thu hái nấm, kéo túi nấm lên cao hơn bề mặt môi trường khoảng 2cm, duy trì nhiệt độ khoảng 13°C, chỉ sau khoảng 3-4 ngày đã xuất hiện quả thể nấm đợt 2.Toàn bộ thời gian nuôi trồng kéo dài trong khoảng 75-90 ngày.

Ngoài phương pháp cho nấm mọc ra từ một đầu bịch còn có phương pháp làm cho nấm kim châm mọc ra từ hai đầu bịch. Khi đó phải cho nguyên liệu vào ống dài, làm nút bông ở cả hai đầu và đặt ngang bịch nấm trên giá thể.

Ngoài phương pháp trồng nấm kim châm trong túi màng mỏng còn có thể nuôi trồng trong các chai thủy tính. Khi bắt đầu chuẩn bị quả thể cần bỏ nút ra và gài miệng túi những tấm giấy sáp hình dẻ quạt cao 15cm, đường chu vi trên là 34cm, đường chu vi dưới là 20cm.

Cách Trồng Nấm Kim Châm Tại Nhà Dễ Dàng 5 Ngày Thu Hoạch

Nguyên liệu trồng nấm kim châm rất cơ bản, đảm bảo bạn có thể kiếm dễ dàng như thân lá đậu đỏ, vỏ lạc, bã cà phê, mùn cưa cao su, mùn cưa tạp, rơm rạ, bã mía, lõi ngô, vỏ chuối….

Tuy nhiên nếu muốn trồng nhanh gọn và ít công đoạn tại nhà, bạn có thể sử dụng bã cà phê.

Cách trồng nấm kim châm tại nhà

Chuẩn bị nguyên liệu trồng nấm kim châm:

1 khóm nấm kim châm khỏe còn nguyên rễ và thân.

1 túi bã cà phê. Bạn có thể thay bằng vỏ đậu xanh, mùn cưa, vỏ đậu phộng, rơm rạ, lõi ngô, bã mía,… Tuy nhiên nếu sử dụng mùn cưa để trồng nấm kim châm thì cần được ủ đống từ 3-6 tháng trước đó.

Nước cất. Nếu sử dụng nước máy thì phải để ngoài ít nhất 48 tiếng để bay hết hơi clo.

Thùng nhựa, bát tô, túi ni-lon

Kỹ thuật trồng nấm kim châm:

Bước 1: Xử lý bã cà phê trước khi trồng

Bã cà phê để trồng nấm kim châm phải được cất cất trong ngăn mát để đảm bảo chất lượng, không được mốc nếu như bạn chưa đem đi trồng nấm ngay. Kiểm tra thường xuyên nếu thấy bã bị mốc dù nhiều hay ít cũng không sử dụng để trồng nấm nữa.

Bước 2: Chuẩn bị chậu (thùng hoặc chai lọ,…) để trồng

Bạn có thể dùng chai thủy tinh miệng rộng hoặc thùng nhựa để trồng nấm vào trong đó (nếu dùng chai thủy tinh thì phải bọc kín thân chai bằng nilon hoặc vải tối màu trước khi trồng).

Đổ bã cà phê vào nửa thùng hoặc chai, có thể tưới thêm chút nước cho vừa đủ ẩm, tránh không để ứ đọng nhiều nước.

Nếu không đổ được đầy bã cà phê vào thùng, thì hãy đục một vài lỗ nhỏ trên thành thùng, cách bề mặt giá thể khoảng 2-3 cm giúp khí CO2 sản sinh trên bề mặt giá thể được thoát ra ngoài, tránh hỏng nấm.

Nhẹ nhàng đặt phần rễ vào thùng bã cà phê và nén xuống sao cho vừa ngập gốc.

Nếu bạn có nhiều bã cà phê, đổ được đầy thùng nấm, thì có thể đổ cách miệng thùng 2,5cm.

Che thùng lại bằng túi nilon trong suốt và đừng quên đục một vài lỗ thủng trên túi để khí thoát ra. Khi nấm bắt đầu mọc mới bỏ túi đậy.

Bước 4: Chăm sóc nấm kim châm

Để thùng nhựa trồng nấm ở góc tối không có ánh sáng và lạnh. Nấm kim châm sẽ phát triển nhanh nhất ở nhiệt độ 13 độ C và không được vượt ngưỡng 18 độ C.

Hàng ngày tháo miệng túi để tưới phun sương 2 lần, trong khoảng từ 1 – 2 tuần, nấm sẽ bắt đầu mọc lên vùn vụt.

Khi nấm dài 15cm, bạn có thể thu hoạch giai đoạn đầu tiên. Sau mỗi lần thu hoạch, tiếp tục duy trì nhiệt độ khoảng 13 độ C. Chỉ sau khoảng 3-4 ngày, nấm kim châm sẽ mọc tiếp lứa thứ hai.

Toàn bộ thời gian sinh trưởng kéo dài khoảng 75 – 90 ngày.

Kỹ Thuật Trồng Nấm Ngọc Châm

Xử lý nguyên liệu đối với mùn cưa bằng cách đổ ra nền sạch, sau đó dùng bình ô doa tưới đều nước vôi trong lên mùn cưa, vừa tưới vừa đảo (tỷ lệ 1 kg mùn cưa khô trộn với 1,2 lít nước). Sau khi tưới đủ nước, dùng xẻng đảo đều từ 3-4 lần rồi ủ thành đống, che đậy bằng nilon để mùn cưa ngấm đủ nước và trương nở tế bào gỗ. Thời gian ủ khoảng từ 2- 4 ngày. Đối với bông hạt xử lý ngâm bông nhanh trong dung dịch nước vôi trong, vắt nhẹ, ủ lại thành đống (đống ủ phải để trên kệ, kệ có khe hở để nước không bị đọng ở đáy đống ủ), che phủ kín đống ủ bằng nilon hoặc bao tải dứa. Thời gian ủ từ 24-36 giờ.

Đóng túi nilon chịu nhiệt kích thước 19×38 cm, cổ nhựa, chun cao su, bông nút, nắp đậy. Đáy túi phải phẳng tròn, đặt xuống nền không bị đổ. Xung quanh túi căng phẳng, không tạo nếp gấp. Mỗi túi nguyên liệu có khối lượng khoảng 0,8 kg. Khử trùng bằng lò thủ công từ 10-12 giờ.

Phòng cấy giống phải sạch, thoáng mát. Trước khi cấy phải thanh trùng phòng bằng cách phun foocmol (0,5%) xung quanh phòng hoặc đốt lưu huỳnh rồi đóng kín cửa từ 12-24 giờ. Mở cửa để hết mùi mới được vào cấy. Dụng cụ cấy gồm hộp cấy bằng gỗ, khay cấy, que cấy, đèn cồn, lọ đựng cồn, bông thấm cồn để vệ sinh. 1 chai giống cấy 35-40 bịch. Tiêu chuẩn giống có màu trắng đục đồng nhất, sợi mượt, không bị mốc, không bị chua, giống không quá già hoặc quá non.

Sau khi cấy giống xong, chuyển bịch vào phòng nuôi để ươm sợi. Điều kiện phòng nuôi phải sạch sẽ, thoáng mát, có cửa ra vào và lối đi giữa các giàn rộng để tiện vận chuyển; giàn giá nên có nhiều tầng để tăng diện tích, mỗi giàn nên có 5-7 tầng, mỗi tầng cách nhau 50-60cm. Diện tích phòng phụ thuộc vào diện tích đất sử dụng. Nhiệt độ phòng nuôi từ 22-24 độ C là tốt nhất. Trong thời gian nuôi sợi tuyệt đối không được tưới nước, hạn chế vận chuyển bịch nhiều lần; nuôi sợi kéo dài khoảng 70-80 ngày.

Khi kết thúc giai đoạn nuôi sợi, tháo bỏ cổ nút và nút bông, dùng thìa nhỏ hoặc tay cào đi lớp giống mỏng ở trên bề mặt túi nấm để kích thích sự hình thành quả thể nấm đồng đều và hạn chế hạt thóc giống gây nhiễm bề mặt túi. Cào xong buộc miệng túi như hình chiếc nơm. Để các túi nấm đã xử lý xong lên giàn ngay tại phòng nuôi sợi khoảng 4-5 ngày, khi sợi nấm phục hồi lại thì mở miệng túi chuyển sang phòng chăm sóc cho ra quả thể.

Phòng ra quả thể phải đảm bảo nhiệt độ 13-16 độ C. Sau 15-20 ngày sẽ xuất hiện mầm quả thể nhỏ li ti. Thời gian này tưới phun sương đều đặn (1-3 lần/ngày), chỉ tưới xung quanh và nền, không tưới trực tiếp vào bề măt bịch, độ ẩm không khí trong phòng phải đảm bảo 90-95%. Khi mũ quả thể hơi phẳng và có màu sáng hơn, lúc này nấm có vị ngon nhất và là thời điểm thu hái nấm thích hợp nhất.

Sau khi thu hái xong mỗi đợt, cần loại bỏ những bịch hỏng, 3-4 ngày đầu sau khi hái nấm không nên tưới trực tiếp vào bề mặt túi nhưng vẫn phải giữ độ ẩm không khí trong phòng từ 85-95% bằng cách phun vào nền hoặc trần. Đến ngày thứ 5 lại tiếp tục tưới phun sương trực tiếp vào túi 1-3 lần/ngày. Thông thường giữa 2 đợt ra nấm cách nhau 17-20 ngày, mỗi túi nấm thu hái 2 lần. Năng suất các đợt đạt 30-35kg nấm tươi/100kg nguyên liệu khô. Sản phẩm có thể ăn tươi hoặc sấy khô, đóng hộp.

Video Trồng Nấm Ngọc Châm phần 2 Theo chúng tôi