Top 5 # Phương Pháp Trồng Nấm Đông Cô Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

6 Cách Chế Biến Nấm Đông Cô Khô Và Phương Pháp Sơ Chế Đúng

I. Nấm hương là gì

Nấm hương hay còn gọi là nấm đông cô (danh pháp hai phần: Lentinula edodes) là một loại nấm ăn có nguồn gốc bản địa ở Đông Á. Nấm hương có dạng như cái ô, đường kính 2 – 6 cm, màu nâu nhạt, khi chín chuyển thành nâu sậm. Nấm hương có một chân đính vào giữa tai nấm. Mặt trên tai nấm màu nâu, mặt dưới có nhiều bản mỏng xếp lại.Trên mặt nấm có những vảy nhỏ màu trắng. Thịt nấm màu trắng, cuống hình trụ.

Nấm đông cô có tốt không

Nấm hương chứa khá nhiều đạm và đặc biệt giàu khoáng chất, vitamin, chẳng hạn như vitamin C, B, tiền vitamin D, canxi, Niacin, nhôm, sắt, magiê… Nó có khoảng 30 enzym và tất cả các acid amin tối cần cho cơ thể (tức là những acid amin mà cơ thể không tổng hợp được). Nấm cũng có một số alcool hữu cơ mà khi nấu chín, các alcool này biến đổi, tạo thành mùi thơm đặc biệt của nó.

Các nhà khoa học đã chiết xuất được chất Lentinan và Lentinula Edodes mycelium (LEM) từ nấm hương. Đây là 2 chất chính tạo nên tác dụng dược lý của loại nấm này. Một nghiên cứu tại Nhật cho thấy, những bệnh nhân ung thư đang hóa trị nếu dùng thêm Lentinan thì hiệu quả hóa trị sẽ tăng lên, khả năng sống sót cao hơn và sự tiến triển của ung thư sẽ bị kìm hãm. Vì vậy ở Nhật, Lentinan đã được chấp nhận như một liệu pháp phụ trợ trong tiến trình dùng hóa trị liệu.

Thành phần hoá học: Trong 100g nấm đã sấy khô có 12,5g chất đạm, 1,6g chất béo, 60g chất đường, 16mg can-xi, 240mg kali và 3,9g sắt, các vitamin

II. Cách sơ chế nấm đông cô khô

1. Cách khử mùi

Chuẩn bị:

Muối

Rượu

Thực hiện

Nấm đông cô ngâm nở để qua đêm

Khi ngâm lưu ý quay phần gộc nấm tiếp xúc với mặt nước

Xả nấm nhiều lần và bóp nước sau mỗi lần xả nước

Nấu nước sôi, cho nấm vào luộc chừng 2 phút nêm rượu nấu ăn. Nấu 15 phút nữa nấm mềm hoàn toàn.

2. Cách rửa và ngâm

Nấm hương khô là nấm đã được sấy khô rồi nên trước khi chế biến bạn cần ngâm nước cho nấm nở. Ngâm nấm ngập trong nước trong 8 giờ hoặc để qua đêm.

Cắt bỏ chân nấm.  Phần chân nấm rất cứng nếu để lại khi nấu ăn sẽ không ngon. Nên bạn cần loại bỏ những phần cứng hoặc toàn bộ chân nấm.

Loại bỏ những hạt cát, bụi khỏi nấm dưới vòi nước.

Xả nấm nhiều lần và vắt nhẹ nước bằng tay sau mỗi lần xả nước

Mẹo: Cắt bỏ chân nấm, Mũ nấm cắt đôi rồi ngâm chúng với nước nóng. Với cách này, nước nóng sẽ giúp nấm đông cô mau nở hơn nhưng làm giảm hương vị của chúng. Tuy nhiên, nếu muốn nhanh chóng thì đây chính là sự lựa chọn của bạn. Cho thêm tí muối vào nước ngâm nấm. Với cách làm này bạn sẽ dễ dàng loại bỏ những bụi bẩn khỏi nấm đông cô.

III. Những món ăn ngon từ nấm đông cô

1. Nấm đông cô kho đậu hũ

Chuẩn bị

1 hộp nấm đông cô tươi

2 bìa đậu hũ

2 thìa canh sả ớt xay nhuyễn

2 thìa nước tương

1 thìa cà phê đường

1/2 thìa muối hột

Thực hiện

Nấm ngâm nước muối loãng và cắt gốc đen, rửa lại và để ráo

Đậu hũ chiên vàng với rất ít dầu và không quá khô

Vẫn dùng giấy thấm dầu mặc dù ít dầu, sả ớt xay nhuyễn

Phi thơm sả ớt rồi cho tất cả gia vị, nước tương vào cho sôi

Cho nấm và đậu chiên vào và đảo nhẹ, nhỏ bếp cho riu riu trong 5 phút là được

Không đun lâu quá như vậy nấm ra nước mất ngon

Ăn nóng với cơm thì rất ngon và cảm thấy thật nhẹ nhàng trong cơ thể. Nhất thiết phải nhai kỹ và chậm thì sẽ cảm nhận được chất của món ăn.

2. Nấm đông cô xào xả ớt lá chanh

Chuẩn bị

Chân Nấm đông cô

Dầu ăn, xả, ớt đỏ, lá chanh

Bột nêm, mì chính, nước tương

Thực hiện

Cho dầu vào chảo chiên chân nấm rồi vớt ra thố trộn bột nêm, mì chính, nước tương.

Cho dầu vào chảo phi thơm vs xả băm, ớt băm, lá chanh băm. Rồi cho chân nấm vào xào.

Nếm vừa khẩu vị thì tắt bếp. 10 phút sau hâm lại tiếp cho thấm.

3. Cải ngồng xào nấm hương

Chuẩn bị

Đọt cải ngồng; 50g

Nấm đông cô khô.

1 miếng đậu hũ.

Tàu hũ ky (phù trúc).

Tỏi.

Dầu hào.

Nước tương.

Hạt nêm.

Thực hiện

Đọt cải ngồng rửa sạch, để ráo.

Tỏi băm nhỏ, chia làm 2 phần.

Nấm đông cô khô ngâm mềm, cắt sợi, đậu hũ cắt sợi.

Tàu hũ ky ngâm mềm, cắt khúc ngắn.

Làm nóng chảo, cho dầu ăn vào phi thơm tỏi rồi thêm nấm, đậu hũ, tàu hũ ky vào xào, trút ra đĩa.

Phi thơm chỗ tỏi còn lại, cho đọt cải vào xào, khi rau gần chín cho nấm, đậu hũ và tàu hũ ky vào xào chung.

Nêm dầu hào, nước tương và hạt nêm vừa ăn, trút ra đĩa và trang trí.

Món ngồng cải xào nấm đông cô xốt dầu hào ăn rất thú vị bởi mùi thơm của nấm hòa quyện cùng vị bùi bùi dễ chịu của tàu hũ ky. Món này không những ngon miệng, lạ mắt mà còn rất hợp với những người ăn chay hay muốn giảm cân nữa đấy!

Với 3 cách chế biến chay trên sẽ bổ sung thêm vào thực đơn cho những ai thường xuyên ăn chay, ngon miệng và bổ dưỡng

4. Canh xương gà hầm nấm hương

Chuẩn bị

1 bộ xương gà

Khoảng 20 con tôm khô cỡ vừa

Su hào, cà rốt, 20g nấm hương, muối hoặc bột gia vị, nước mắm

Thực hiện

Cho xương vào nồi ngập nước, đun sôi 2-3 phút cho ra hết cặn bẩn. Đổ ra rửa sạch. Xếp xương vào nồi cùng với tôm khô, đổ nước ngập, nấu sôi, hớt sạch bọt rồi hạ nhỏ lửa, hầm xương khoảng 45 – 70 phút tùy loại xương và tùy số lượng xương sử dụng nhiều hay ít.

Vớt bỏ xương, để lại tôm khô. Su hào, cà rốt gọt vỏ, thái miếng vừa ăn. Nấm ngâm nước ấm trước 1 – 2 tiếng cho nở mềm. Rửa lại rồi vắt sạch nước. Thái lát mỏng.

Đun sôi nước dùng, đợi nước sôi thì thả su hào, cà rốt, nấm vào. Đun sôi và hớt bọt nếu có. Hạ lửa vừa và nêm muối/mắm/gia vị cho vừa ăn. Nấu thêm 5-10 phút đến khi rau chín mềm. Dùng nóng, có thêm ít hành mùi và tiêu xay sẽ thơm ngon hơn.

5. Canh nấm hương hầm sườn heo

Chuẩn bị:

Nấm đông cô 12 cái

Sườn heo 1 1/3 kg

Nước 3 lít

Tỏi 1 củ

Tiêu 1/2 muỗng cà phê

Muối 1 muỗng cà phê

Gói gia vị nấu phở 2 gói

Thực hiện

Ngâm nấm đông cô khô trong 30 phút cho nở mềm, sau đó vắt ráo. Tỏi rửa sạch, không bóc vỏ nha. Sườn heo rửa sạch, chặt nhỏ. Bắc 1 nồi nước, cho sườn heo vào đun cho đến khi sôi, sau đó vớt ra xả với nước lạnh.

6. Nấm hương om gừng

Chuẩn bị

15 tai nấm đông cô khô

500ml nước

2 thìa canh tương Kikkoman

Độ 1cm gừng bóc vỏ và thái lát

1-2 thìa canh đường

Một vài giọt dầu vừng thơm

Thực hiện

Nấm đông cô ngâm nước sôi khoảng 15 phút cho mềm. Bỏ chân nấm, cho vào nồi.

Đổ nước xâm xấp mặt nấm, thêm nước tương, gừng. Đun sôi rồi vặn nhỏ lửa liu riu khoảng 40 phút đến khi nấm mềm. Nêm nếm với gia vị cho vừa miệng.

Trước khi ăn, cho thêm mấy hạt dầu vừng. Ăn nóng với cơm.

Phương Pháp Nuôi Trồng Nấm Ăn Dược Liệu Nấm Rơm Đông Trùng Hạ Thảo

Phương pháp nuôi trồng nấm rơm và đông trùng hạ thảo sau đây người dân có thể tham khảo. Các phương pháp nuôi trồng nấm, dược liệu đạt năng suất cao?

Phương pháp nuôi trồng nấm rơm

Phương pháp nuôi trồng nấm rơm gồm phương pháp trồng ngoài trời hoặc trồng trong nhà. Tùy vào điều kiện môi trường mà người dân lựa chọn phương pháp thích hợp.

Nấm rơm hay còn được gọi là thảo cô, nấm rạ, thường được trồng ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Đây là một trong những loại nấm phổ biến, được dùng nhiều trong ẩm thực châu Á. Bởi vậy, rất nhiều quốc gia như Việt Nam, Myanma, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore… phát triển công nghệ nuôi trồng nấm rơm.

Phương pháp nuôi trồng nấm rơm ngoài trời

Ưu, nhược điểm của trồng nấm rơm ngoài trời

Về ưu điểm:

Phương pháp phổ biến,

Kỹ thuật dễ áp dụng, thực hiện,

Vốn đầu tư thấp.

Về nhược điểm:

Năng suất, chất lượng thấp,

Phụ thuộc nhiều tới điều kiện thời tiết, môi trường.

Chuẩn bị nguyên liệu trồng nấm rơm ngoài trời

Nền đất trồng nấm: Vị trí tránh nơi nhiều gió. Nền đất cao hơn xung quanh, luống giữa các mô không để bị úng mà phải có rãnh thoát nước.

Rơm rạ: Loại khô, không mục nát, mốc. Rơm rạ chia thành bó, đường kính bó tầm 15cm rồi nhúng vào nước vôi 1%. Khi được làm ẩm bằng vôi, dùng tấm bạt đậy lên rơm rạ từ 3 – 10 ngày tùy vào môi trường.

Phương pháp trồng nấm rơm ngoài trời

Bước 1: Xoắn bó rơm rồi xếp thành luống.

Cấy meo: 1 bịch meo 200g cấy cho 1,5 – 2m của luống mô.

Đốt mô và làm áo mô. Đốt mô giúp vệ sinh bên ngoài mô để giữ ẩm, cung cấp chất khoáng cho tơ nấm.

Cách chăm sóc và thu hoạch nấm rơm ngoài trời

Cần theo dõi nhiệt độ mô thường xuyên. Nếu mô ấm từ 35 – 40 độ C là đạt. Mô lạnh thì sử dụng thêm tấm bạt, nilon che chắn.

Kiểm tra độ ẩm của mô nấm thường xuyên.

Khi xuất hiện tơ nấm thì chuẩn bị điều kiện mới để tưới đón nấm (bỏ bớt tấm che, rút bớt rơm rạ, thực hiện phun sương…)

Thu hái nấm khi nấm ở dạng chùm hoặc búp. Nên hái vào sáng sớm.

Phương pháp nuôi trồng nấm rơm trong nhà

Ưu, nhược điểm của trồng nấm rơm trong nhà

Ưu điểm:

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà cho năng suất gấp đôi với cách trồng ở ngoài trời.

Nguyên liệu sử dụng dễ kiếm.

Vốn đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế cao.

Nhược điểm:

Đòi hỏi đầu tư trang thiết bị hiện đại.

Yêu cầu kỹ thuật cao.

Yêu cầu khu vực nuôi trồng rộng rãi.

Phương pháp nuôi trồng nấm rơm trong nhà

Cách nuôi trồng đông trùng hạ thảo

Điều kiện cơ bản nuôi trồng đông trùng hạ thảo

Để nuôi trồng đông trùng hạ thảo đạt năng suất như mong muốn thì cần phải chuẩn bị môi trường nuôi trồng kỹ lưỡng.

Nhà xưởng để nuôi trồng đông trùng hạ thảo

Chuẩn bị phòng cấy giống:

Có diện tích: bằng 10 tổng diện tích chung, rộng 10 – 15m trở lên.

Lát gạch nhẵn, sạch.

Kín gió.

Bố trí đèn UV (40W/10m2).

Chuẩn bị phòng ủ tơ:

Có diện tích: bằng 20 tổng diện tích chung.

Lát gạch nhẵn, sạch sẽ.

Có lắp đặt thiết bị điều chỉnh về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm.

Nuôi trồng đông trùng hạ thảo cần chuẩn bị gì?

Những nguyên liệu cần dùng trong nuôi trồng đông trùng hạ thảo:

Gạo hoặc có thể thay bằng nhông tằm.

Khoai tây.

Dinh dưỡng bổ sung.

Thiết bị: tủ cấy vi sinh, màng lọc, hệ thống khử trùng, hệ thống chiếu sáng, máy lắc, hệ thống lên men dịch thể, các hệ thống điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…

Môi trường nuôi cấy đông trùng hạ thảo.

Cách nuôi trồng đông trùng hạ thảo

Các bước nuôi trồng đông trùng hạ thảo gồm: Phối trộn chất nuôi trồng, cấy giống và bảo quản. Đây cũng là một trong những phương pháp nuôi trồng nấm ăn, dược liệu mà nhiều nơi áp dụng.

Phối trộn cơ chất để trồng trùng thảo

Hấp môi trường (gồm gạo lứt, nước, bột nhọng) ở nhiệt độ 121 độ C khoảng 20 phút để khử trùng. Sau đó để nguội rồi mới chuyển vào tủ dùng để cấy vi sinh.

Các bước cấy giống để nuôi trồng trùng thảo

Bước 1: Dụng cụ nhân giống đem khử trùng.

Bước 2: Để dụng cụ nhân giống vào trong tủ cấy vô trùng.

Bước 3: Khởi động đèn, quạt. Đèn UV bật lên khoảng 15 phút rồi mới bật đèn huỳnh quang, quạt.

Bước 4: Dùng cồn 70 độ C khử trùng tay.

Bước 5: Đốt nóng đỏ que cấy vòng bằng đèn cồn. Đốt từ từ, theo hướng từ đầu que tới tay cầm.

Bước 6: Cấy meo vào môi trường đã chuẩn bị. Ghi lại ngày tháng, số lượng gạo đã dùng để theo dõi.

Chăm sóc và thu hoạch đông trùng hạ thảo

Sau khi cấy giống, người chăm sóc cần phải chú ý:

Để nhiệt độ của phòng ủ 25 độ C, độ ẩm là 85%, giữ tối. Khi sợi nấm lan đầy bề mặt thì chuyển sang phòng xử lý.

Giữ nhiệt độ 23 độ C, độ ẩm 85%, độ sáng 2000 lux đến khi mọc chồi nấm. Lúc này chuyển về phòng nuôi.

Phòng nuôi cần để nhiệt độ khoảng 22 độ C, độ ẩm 85%, ánh sáng để 12 – 14 giờ/ ngày. Duy trì điều kiện này khoảng 55 – 60 ngày.

Khi đông trùng hạ thảo hình thành quả thể, rồi quả thể chuyển thành bào tử thì có thể thu hoạch được.

Phương Pháp Và Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Hiệu Quả

Nấm có thể trồng quanh năm. Mùa đông xuân, Tết âm lịch, khi trời lạnh nhiều gió thì tốt nhất là nên giữ ấm và làm mô nấm lớn hơn. Mùa mưa nên làm mái nhà rơm hoặc tủ để giảm độ ẩm đi, nền mô cao để tránh lũ lụt. Nơi nào có gió nhiều, gió mạnh cần làm chắn gió, mô nấm xếp vuông góc với hướng gió.

Làm thế nào để làm phân ủ rơm. Các bước áp dụng cho cả rơm tươi và khô: Rơm được xếp chồng lên nhau, chiều rộng 1,5-2m, chiều dài 4-8m. Khi chất đống cao mỗi lớp khoảng 20-30cm, sau đó cần tưới nước để rơm được hấp thụ đều và tiếp theo dùng chân dậm, tiếp tục chất các lớp rơm cho đến khi rơm có chiều cao 1,3-1,5m. Sau đó lấy nylon, rơm hoặc lá chuối để giữ độ ẩm xung quanh và giữ nhiệt. Một vài ngày sau khi ủ, nhiệt độ trong đống lên khoảng 60 đến 70 độ C. Nhiệt độ sẽ giết cỏ dại và nấm gây bệnh một phần bị phân hủy thành chất hữu cơ trong rơm, làm cho nấm dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng, phát triển thuận lợi trong tương lai. Sau khi rơm ủ bệnh từ 10-12 ngày, sau đó xẹp rơm ủ, chiều cao khoảng 0,8-1,0m. Bây giờ có thể mang ra chất luống. Làm thế nào để xử lý nước vôi trước khi ủ. Phương pháp này được áp dụng cho rơm khô. Rơm được nhúng vào nước vôi, trộn với 3 kg vôi tỷ lệ với 100 lít nước. Ngâm rơm ngập đủ. mục đích diệt nấm tạp chất, chất tẩy rửa, chất phèn, chất mặn trong rơm. Thời gian 20-30 phút, sau đó lấy ra, để ráo nước, chất đống với chiều rộng 1,5-2m, chiều dài 4-8m. Cần ánh sáng để dậm, lấy nylon, rơm hoặc lá chuối để giữ độ ẩm và giữ nhiệt. Đến ngày 5-6 kiểm tra đống cỏ khô. Rơm đủ ướt, khi vắt vài cọng thấy một vài giọt nước là tốt nhất.

Rơm đã đủ điều kiện để có nấm chất lượng đạt yêu cầu:

– Rơm khá mềm. – Có màu vàng tươi sáng. – Có mùi thơm đặc trưng của rơm rạ lên men. Chọn giống meo để áp dụng vào trồng Là một bước quan trọng với ảnh hưởng lớn đến năng suất trồng nấm. Chọn meo giống tốt, đúng tuổi, không nhiễm khuẩn cho năng suất cao và nấm chất lượng tốt. Chuẩn bị túi meo đúng tiêu chuẩn tốt: sợi tơ trắng, túi mở ra có mùi tương tự mùi nấm. Sợi phát triển trên mặt khuôn trong túi. Một túi trung bình có trọng lượng là 120g, nấm có thể được trồng trên gỗ 0,5m rộng 0,5m cao 0,4-, chiều dài 4-5m. Xếp mô và tiến hành rắc meo giống Lấy rơm trong đống được ủ: Loại bỏ các lớp bề mặt của rơm đã ủ bên trong. Chăm sóc và thu hoạch nấm C hăm sóc mô nấm Đối với nấm, không sử dụng phân bón bổ sung. Bởi vì sự phân hủy của các chất dinh dưỡng đủ cung cấp cho nấm trồng. Giám sát nhiệt độ và độ ẩm là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình sản xuất. Độ ẩm là yếu tố hàng đầu, bởi vì độ ẩm giúp cho quá trình phân hủy rơm sẽ tạo ra nhiệt độ mô từ nấm thuận lợi hơn. Nếu độ ẩm quá mức, nước thừa: Nhiệt độ sẽ giảm xuống, các mô sẽ bị lạnh mà chết. Nếu thiếu độ ẩm, nhiệt độ mô tăng cũng làm mô chết. Giữ độ ẩm thích hợp: Khi kiểm tra mô nấm, rút ​​một số ít (15-20 thân) rơm ở giữa, vắt trong tay, hơi nước chỉ rỉ qua kẽ tay là đạt yêu cầu. Nếu nước không thấm qua các ngón tay của bạn khô, nên cho thêm nước. Điều chỉnh nhiệt độ của mô hình nước: Khi kiểm tra mô nấm, nhiệt độ tăng, thiếu nước cần ủ rơm và tưới ít nước. Tránh vòi nước mạnh sẽ làm hỏng các sợi nấm và nhỏ. Nếu nhiệt độ chỉ tăng mà không bị mất nước, giảm bớt lớp bọc rơm để giảm nhiệt. Khi kiểm tra nhiệt độ mô thấy giảm, mô lạnh: Ngưng tưới nước, dỡ bớt bọc bên ngoài nấm để giúp mô hấp thụ ánh sáng mặt trời hơn. Nếu mùa mưa, sử dụng nylon, màng phủ nông nghiệp (phía đen lên trên) để giữ cho nhiệt độ bên trong nấm.Thu hoạch nấm Sau khi rơm ủ có thể thu hoạch trong thời gian từ 10-14 ngày: thời gian thu hoạch nấm, tùy thuộc vào loại meo và phương pháp ủ. Nấm ra rộ đầy đủ vào ngày 12-15; sau đó 7-8 ngày là đợt thứ 2 và thu hoạch trong 3-4 ngày là kết thúc mùa vụ. Thời điểm hái nấm: Thu thập 2 lần mỗi ngày. 1 trước 6 giờ sáng. Thu hoạch thứ 2 vào khoảng 14-15 giờ chiều. Chọn đủ điều kiện để hái nấm: nấm phát triển liên tục và dính nhiều lại với nhau. Cần phải thực hiện một sự lựa chọn để chọn cây chồi, đầu hơi nhọn. Nấm sau khi thu hoạch cần tiêu thụ trong vòng 2-3 giờ. Nếu bạn muốn sang ngày hôm sau nên được bảo quản ở nhiệt độ từ 10-15 độ C.

Một Số Phương Pháp Xử Lý Bã Thải Sau Trồng Nấm

Một số phương pháp xử lý bã thải sau trồng nấm

Trong những năm gần đây, ngành trồng nấm ở Việt Nam đang rất phát triển, đem lại lợi ích rất lớn về mặt kinh tế, mỗi năm sản xuất được khoảng 100.000 tấn. Đây cũng là ngành nghề đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nấm trong nước và hướng tới xuất khẩu ngày càng cao. Ở Bến Tre, các hộ dân trồng nấm ngày càng nhiều do hiệu quả kinh tế mang lại khá cao, đảm bảo được thu nhập cũng như tận dụng thời gian nhàn rỗi của những người nội trợ, nông dân cho việc chăm sóc, thu hái nấm. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nghề trồng nấm cũng tạo ra một sản lượng bã thải không nhỏ. Thông thường, người dân chỉ để bã thải nấm hoai mục tự nhiên kéo dài vài tháng đến vài năm sau đó bón trực tiếp cho cây mà không qua xử lý nên hiệu quả thấp. Ở một số cơ sở sản xuất lớn, lượng bã thải để tồn đọng quá nhiều gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, thẩm mỹ, cảnh quan nông thôn và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Vì vậy, các phương pháp xử lý bã thải sau đây sẽ giúp bà con trồng nấm sử dụng hiệu quả nguồn phế phẩm này, đồng thời giảm thiểu được ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

1. Phương pháp sử dụng bã thải trồng nấm rơm làm phân hữu cơ vi sinh sử dụng như phân bón cho cây trồng

Nguyên liệu đầu vào của sản xuất nấm rơm chủ yếu là rơm rạ, cỏ, lá cây khô, thân chuối hoặc lục bình. Đây là những nguyên liệu mà thành phần chính của nó là cellulose. Sau quá trình sử dụng để trồng nấm thì các nguyên liệu này đã bị phân hủy một phần, hàm lượng Cacbon tổng số khá cao (20 – 30%) so với hàm lượng Nitơ tổng số giảm đáng kể (0,3 – 0,5%), vì vậy thường bổ sung đạm vào trong quá trình ủ để cân bằng tỷ lệ C/N thích hợp cho cây trồng. Bên cạnh đó, độ ẩm của đống ủ phải đạt khoảng 60 – 70% để các vi sinh vật phân hủy được cơ chất này.

Nguyên vật liệu để xử lý bã thải sau trồng nấm bao gồm: phân urê (50g/m3), xác bã thực vật đã được phơi héo (rơm rạ, cỏ, lục bình, lá cây…), bột sinh khối Trichoderma (30g/m3), dung dịch vi khuẩn cố định đạm – phân giải lân (1 lít/m3) và bạt nhựa (không dùng nylon trong).

Với phương pháp thực hiện như sau: bã thải được làm ẩm trước một ngày; xếp thành lớp khoảng 20cm sau đó tưới nấm Trichoderma, dung dịch vi khuẩn và phân urê; tiếp tục xếp lớp đến khi đống ủ đạt chiều cao 1,2 – 1,5m. Sau mỗi lớp nên dùng chân đạp để đống ủ được nén dẽ; tưới nước vừa đủ ẩm, dùng bạt nhựa phủ và chèn kỹ đống ủ để giữ ẩm; đặc biệt trong mùa mưa phải đánh rãnh xung quanh đống ủ để thoát nước; thường xuyên kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm, nếu nhiệt độ trên 50 độ C và ẩm độ 40 – 60% thì cần bổ sung thêm nước và urê. Thời gian ủ hoại trung bình từ 1,5 – 2 tháng (rơm và lục bình chỉ cần 1 tháng) và mỗi mét khối phân đã ủ hoại mục bón được 300 – 500m2 lúa, rau màu hoặc 10 – 20 cây ăn trái trưởng thành.

Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã thải rơm rạ có thể chủ động được nguồn phân hữu cơ thường xuyên trong việc sản xuất lúa, rau màu, nâng cao độ phì nhiêu của đất; đồng thời hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, giảm một phần chi phí trong sản xuất và tăng thêm nguồn thu nhập cho bà con nông dân (Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ sinh học của Trường Đại học Cần Thơ).

2. Phương pháp sử dụng bã thải trồng nấm Bào ngư, Linh chi để trồng nấm rơm

Theo nguyên lý kỹ thuật có thể dùng nhiều loại nguyên liệu để trồng nấm rơm như rơm rạ, xơ dừa, bã mía, mùn cưa, tốt nhất là rơm rạ lúa nếp, lúa mùa. Tuy nhiên, trước áp lực hiện nay nguồn nguyên liệu rơm ngày càng khan hiếm và giá thành cao do nhiều nơi phát triển chăn nuôi bò, nên việc tận dụng mùn cưa thải ra sau khi trồng nấm bào ngư, linh chi ở gia đình để trồng nấm rơm. Mùn cưa cao su là nguyên liệu chính để trồng nấm bào ngư và linh chi. Sau khi dùng xong, bã thải trồng nấm được tái sử dụng trồng nấm rơm có hiệu quả cao.

 Mùn cưa thải nấm Linh chi, Bào ngư được xé bịch và ủ đống  để làm giá thể trồng nấm rơm.

Để nâng cao năng suất nấm rơm, cần phối trộn thêm dinh dưỡng vào đống ủ mùn cưa thải như sau: phân urê, phân DAP, vôi bột, cám gạo và khoáng các loại theo tỷ lệ phù hợp. Hỗn hợp nguyên liệu đã xử lý phối trộn được tạo thành các mô nấm dạng hình thang, mỗi mô nấm có chiều ngang từ 4-5cm, chiều dài 60–120cm, cao 40cm, sắp xếp trong lán trại có mái che, xung quanh che chắn bằng bạt và lắp đặt hệ thống phun tưới. Sau khi cấy meo giống nấm rơm thì tiến hành chăm sóc các mô nấm. Tùy theo mùa nắng, mưa mà điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ cho thích hợp vì nấm rơm rất ưa nhiệt độ và ẩm độ cao vì đó là hai khâu quan trọng nhất, đảm bảo thành công trong quá trình ủ và ra quả thể nấm rơm đạt theo yêu cầu.

Việc trồng nấm rơm từ bã nấm bào ngư ít tốn chi phí so với trồng nấm rơm từ rơm rạ. Bởi với phương pháp này, thu hoạch nhanh, năng suất đạt cao hơn so với cách làm truyền thống, người trồng có thể chủ động được nguồn nguyên liệu. Bên cạnh đó, nhà kín sử dụng để trồng nấm rơm tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, được trang bị từ việc tận dụng nhà kho, các trại được xây dựng bê tông, vách lá hay bằng chất liệu cây tạp, tre, trúc, tầm vông.

 Làm mô từ giá thể đã được xử lý, phủ một lớp rơm trên bề mặt giữ ẩm và che mưa

Hiện nay, nhu cầu sử dụng nấm rơm ngày càng cao, nguồn nguyên liệu truyền thống (rơm) ngày càng khan hiếm và điều kiện thời tiết ngày càng bất lợi  thì việc trồng nấm rơm trong trang trại là sự lựa chọn phù hợp. Với mô hình này giúp tiết kiệm được chi phí sản xuất, phù hợp với những hộ có quỹ đất ít, chất lượng nấm thương phẩm cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ít tốn công chăm sóc, năng suất tăng gấp 2 lần so với cách trồng truyền thống. Đồng thời góp phần khắc phục tình trạng khan hiếm nguồn rơm nguyên liệu để trồng nấm mà thay bằng những nguyên liệu có sẵn tại địa phương. Đây được xem là một mô hình đầy triển vọng giúp bà con vươn lên phát triển kinh tế.

 Tùy theo thời tiết, trung bình khoảng 15- 20 ngày sau khi cấy meo là có thể thu hoạch. Nấm rơm trồng trồng trên mùn cưa thải có thời gian ra quả thể lâu hơn trồng trên rơm khoảng 3-7 ngày.

3. Sử dụng bã thải mùn cưa trồng nấm để nuôi trùn quế

Một hỗn hợp gồm cám gạo, cám bắp, bánh dầu, bột cá cùng một số chủng vi sinh đặc biệt được trộn vào mùn cưa thải, chúng sẽ phân huỷ và biến mạt cưa trở thành một loại thức ăn dinh dưỡng, phù hợp với khẩu vị của trùn quế. Trùn quế được nuôi bằng mùn cưa thải sau trồng nấm có tỉ lệ sống sót và trưởng thành đạt 100%, tương đương với nuôi bằng phân chuồng. Điều đặc biệt nhất là số mùn cưa thải sau trồng nấm được trùn tiêu hóa trở thành một loại phân bón sạch hay còn được gọi là phân trùn. Bà con nên lưu ý, phân trùn quế có rất nhiều loại dinh dưỡng khác nhau  nhưng hàm lượng mỗi thành phần thì rất ít. Chính vì vậy, phân trùn quế không dùng để bón mà dùng để tạo môi trường cho vi sinh vật phát triển. Khi vi sinh vật phát triển thúc đẩy phân giải đạm, lân và kali khó tan tạo môi trường đất xung quanh vùng rễ tơi xốp, môi trường xung quanh vùng rễ tốt sẽ giúp cho cây dễ hấp thụ dinh dưỡng, cây dễ hấp thụ dinh dưỡng sẽ cần ít phân bón hơn và khỏe mạnh hơn, cây khỏe mạnh sẽ kháng bệnh tốt và lớn nhanh.

4. Sử dụng bã thải trồng nấm làm giá thể để trồng rau, hoa trong chậu, trồng gừng trong bao

Giá thể sau trồng nấm đã qua xử lý và phối trộn với các dinh dưỡng cần thiết đạt được các tiêu chí như: giữ ẩm, thấm nước đều, nồng độ pH trung tính, nhẹ, giá thành thu mua rẻ và an toàn cho môi trường. Các loại rau, cải bắp và các giống hoa Lily, Tulip, Thược dược, Cúc trồng trong chậu rất phù hợp với giá thể nấm, phù hợp với xu hướng xuất sản nông nghiệp đô thị hiện nay. Phương pháp này nhằm sản xuất giá thể sạch phục vụ trồng rau an toàn và hoa tươi. Từ các mô hình thí điểm và đối chứng so sánh giữa trồng rau, trồng hoa trên đất và trồng trên giá thể từ bã thải nấm đã được xử lý cho kết quả năng suất cây rau và hoa cao hơn nhiều lần theo hình thức trồng thông thường.

Năm 2016, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Bến Tre đã thí nghiệm thành công việc tận dụng nguồn bã thải sau trồng nấm Linh Chi ủ đống với nước vôi 3% trong 3 – 4 ngày, sau đó được xử lý bằng chế phẩm và chế phẩm sinh học EM để tạo giá thể trồng gừng cao sản đạt năng suất khá cao.

Các phương pháp xử lý bã thải sau trồng nấm được giới thiệu trên vừa tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập cho người dân, vừa giảm được khối lượng lớn bã thải sau trồng nấm, đảm bảo vệ sinh môi trường sống cho con người. Tùy vào mục đích sử dụng và điều kiện cụ thể mà chọn các phương pháp thích hợp để có hướng xử lý bã thải nấm hiệu quả, góp phần tăng thu nhập cho người dân trồng nấm.