Top 9 # Phương Pháp Trồng Lan Ra Hoa Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Phương Pháp Cho Lan Ngọc Điểm Ra Hoa Đúng Tết

Lan Ngọc Điểm có thể nói là lan của Tết cổ truyền dân tộc, bởi mùa của hoa nở luôn luôn vào tháng 12 âm lịch, trừ những năm nhuần nó nở sớm hơn. Đây là loài lan có mùi thơm thoang thoảng, vì thế rất có ý nghĩa, nếu trong giờ đón giao thừa trên bàn thờ có vài chậu lan Ngọc Điểm có thể nói là một loại lan quốc hồn quốc tuý của Việt Nam.

Tuy tự bản thân lan Ngọc điểm chọn mùa tết để nở hoa, nhưng với sự thay đổi của điều kiện, khí hậu và các yếu tố khác của môi trường, nhiều khi lan Ngọc điểm sẽ nở muộn hoặc sớm hơn. Vì vậy phương pháp kích thích Ngọc điểm ra hoa đúng mùa tết thường được rất nhều người chơi lan quan tâm tìm hiểu để có thể giúp Ngọc điểm ra hoa theo ý muốn của người trồng.

Cây lan Ngọc Điểm là cây lan rừng tên khoa học là Rhynchostylis gigantea (Lindl) thuộc họ phong lan Orchidaceae, nó thường ra hoa vào dịp tết

Rất nhiều kinh nghiệm về cách trồng lan Ngọc điểm được chia sẻ bởi người yêu lan:

“Cây của bạn đã bám rễ chưa? Thực tế, mình không rõ. Nhưng cây ra chồi hoa ở lá nách được 1-2 phân, bạn nên sử dụng NKP 10-55-10; liều 1/2 Cc (1/2 chỉ định trên bao bì) pha với 1 lít nước, tưới 7 ngày 1 lần, tưới 3 lần là cây sẽ có thể kịp Tết.Lưu ý: Tránh tưới vào buổi tối mùa Đông khi tắt nắng, cây bị đông cứng rễ khi có nước đọng sẽ không phát triển bình thường hoặc chết. Bạn chọn lúc nắng ráo tưới, khoảng 9-10 giờ mùa Đông là ổn. Khi tưới, nên chọn nước mưa chứa bể còn ấm hoặc pha chút nước ấm thật nhẹ. Thêm là để cây chỗ nắng sáng để cây hấp thụ tốt, ngọc điểm chịu nắng đến 70-80%, nhưng không nắng trực tiếp.”- bạn vinhlisheng chia sẻ“Nhìn cây lan của bạn, có mấy vấn đề sau: về lá đang bị nấm, bộ rề bị hư rể chết nhiều, nguyên nhân chính khiến cây ra vòi hoa ít đây là hiện tượng tưới nước nhiều độ ẩm cao, hoặc bạn tưới phân kô đúng quá nhiều khiến rể bị úng cục bộ gây đen và thối rể tạo moi trường cho nấm phát triển. Ngay từ bây giờ bạn ngưng tưới nước và phân vì khi cây đang ra vòi hoa, phân dính vào vòi hoa sẽ hư ngay. Chỉ khi nào thấy bộ rể khô thì tưới lại bạn có thể dùng nước vo gạo tưới cho cây cũng rất tốt và cần phun thuốc trị nấm cho cây để cây phát triển lá tạo sự quang hợp thì cây mới tốt và sẻ cho hoa đẹp” – chia sẻ của bạn nguyenthuanacb

“Làm thế nào cây ngọc điểm ra hoa đúng tết?”

Cây lan Ngọc Điểm là cây lan rừng tên khoa học là Rhynchostylis gigantea (Lindl) thuộc họ phong lan Orchidaceae, nó thường ra hoa vào dịp tết. Lan ngọc điểm mất khoảng 90-120 ngày để nở bông. Bắc khoảng 120 ngày từ khi ra nụ đến nở hoa.

Cây lan Ngọc Điểm là cây lan rừng tên khoa học là Rhynchostylis gigantea (Lindl) thuộc họ phong lan Orchidaceae, nó thường ra hoa vào dịp tết. Muốn cây ra hoa phải có điều kiện sau Cây sung mạnh, không bệnh tật để đủ sức cho ra hoa nhiều và đúng chất lượng, và giúp lấy lại sức sau thởi kỳ cho hoa, nhanh chóng tiếp tục cho kỳ bông tiếp. Nếu không năng suất sẽ giảm, thậm chí suy kiệt cây sau mùa kích bông.

Lan Ngọc Điểm mất thời gian bao lâu để có bông hoa từ khi nhú nụ?

Lan ngọc điểm mất khoảng 90-120 ngày để nở bông. Bắc khoảng 120 ngày từ khi ra nụ đến nở hoa.

Điều kiện tạo hoa cho cây Ngọc Điểm

Muốn cây ra hoa phải có điều kiện sau:

Cây ngọc điểm sung mạnh, không bệnh tật để đủ sức cho ra hoa nhiều và đúng chất lượng, và giúp lấy lại sức sau thởi kỳ cho hoa, nhanh chóng tiếp tục cho kỳ bông tiếp. Nếu không năng suất sẽ giảm, thậm chí suy kiệt cây sau mùa kích bông.

Đảm bảo bộ rễ tốt, bộ rễ tốt cực kỳ quan trọng đối với Ngọc Điểm vì loại này, rễ bám vào những cây vú sữa mà ta đã ghép trước mùa mưa trước. Phải bảo đảm bộ rễ không hư, không yếu để có khả năng hấp thụ nước và phân bón đầy đủ cho việc kích thích ra hoa.

Thời điểm kích bông từ 1 tháng trước là thời điểm kích bông tùy theo chủng loại cây cao và cây thấp, cây siêng bông hay không.

Thời điểm sớm hay muộn tùy theo chủng loại cây lan Ngọc Điểm có siêng hoa hay không thì thời gian kích bông sẽ ngắn, ngược lại phải có thời gian kích bông dài hơn ở những cây chậm bông hơn, cành hoa càng dài hay ngắn (cành dài càng tốn nhiều thời gian tạo bông hơn, và dĩ nhiên thời gian để có hoa nở cũng chậm hơn nên phải kích bông sớm hơn) đó là yếu tố của cây lan cần đặc biệt khi muốn kích bông.

Thường thì Ngọc Điểm ra hoa sớm hay muộn phụ thuộc khí hậu gần tết. Năm nào trời lạnh nhiều thì hoa nở trễ, trời nóng thì hoa nở sớm. Thời gian từ khi nách lá nhú ra nụ hoa cho đến khi hoa nở là khoảng một tháng, vậy ta có thể áp dụng theo cách phun thuốc kích bông, chúng ta có thể tác động cho cây ra hoa theo ý muốn.

Cuối tháng 11 âm lịch ta quan sát vòi hoa có chiều dài từ 5cm trở lên thì cây đó thường cho hoa trước tết, để làm chậm lại sự tăng trưởng của loài hoa thì ta phải thay đổi ánh sáng cũng như là nhiệt độ bằng cách dời cây vào bóng răm để có ánh sáng thấp hơn. Muốn cho cây hấp thụ nhiệt độ giảm ta nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Đặc biệt những cây có dấu hiệu nở trễ sau tết, ta tăng cường ánh sáng cho cây quang hợp hoặc tưới bổ sung thêm NPK 10-30-30 hay 15-60-15, tưới loại phân có chứa nhiều lân và kali để kích thích cây ra hoa đúng vào dịp đầu xuân.

Theo kinh nghiệm truyền thống thì các loại hoa dại (rừng) ra hoa vào mùa tết thì cuối tháng 9 đầu tháng 10 âm lịch giảm tưới phân chỉ tưới nước giữ cây ổn định là ra hoa trúng tết.

Phương pháp cho lan Ngọc điểm ra hoa đúng tết Trồng trọt, Kỹ thuật trồng, Giống cây hoa cảnh, Giống cây hoa Lan

Đăng bởi Mai Tâm

Tags: cách kích thích ngọc điểm ra hoa, kinh nghiệm trồng lan ngọc điểm, kỹ thuật cho lan ngọc điểm ra hoa trúng tết, lan ngọc điểm ra hoa mùa tết, trồng lan ngọc điểm

Phương Pháp Để Thiên Lý Ra Nhiều Hoa

Phương pháp để thiên lý ra nhiều hoa

Để thiên lý ra nhiều hoa, cần thực hiện các biện pháp sau: chăm sóc, tưới nước, bón phân, đốn tỉa, thắp đèn, phòng trừ sâu bệnh

Hoa Thiên lý được biết đến như là một loại rau trong chế biến món ăn, rau ghém dùng cho món lẩu. Hoa thiên lý cho nguồn lợi kinh tế cao, có thể giúp người trồng rau làm giàu. Thiên lý là cây lưu niên, trồng một lần có thể cho thu hoạch 4 – 5 năm mới phải trồng lại.

1. Chăm sóc:

Khoảng 20 ngày sau trồng, hom sẽ mọc mầm mới, leo theo choái tới mặt giàn. Chia tách các ngọn trải đều trên mặt giàn để tận dụng được nhiều ánh sáng, tránh chồng chéo lên nhau thì cây sẽ ra nhiều hoa.

2. Tưới nước:

Thiên lý có nhu cầu nước rất cao nhưng không chịu được úng ngập do đó cần xẻ mương rãnh để thoát nước. Sau khi trồng có thể tưới nước ngày 1 – 2 lần, sau đó giảm dần nhưng vẫn phải đảm bảo đủ độ ẩm, nhất là thời kỳ cây sắp và đang ra hoa. Có thể tưới theo rãnh dưới gốc và thỉnh thoảng dùng vòi xịt xịt nhẹ lên mặt tán để tăng độ ẩm môi trường kích thích thiên lý ra nhiều hoa.

3. Bón phân:

Bón thúc định kỳ bổ sung: khi cây đã lên giàn, khi cây bắt đầu ra hoa và sau mỗi đợt thu hái hoa. Rễ thiên lý ăn nông (0 – 15 cm) nên không cần xới xáo nhiều, chỉ cần rải đều phân trên mặt đất xung quanh khu vực gốc (đường kính khoảng 1m), phủ một lớp mùn, rơm rạ hoai mục lên và tưới nước.

Dùng phân chuồng đã được ủ hoai mục, phân hữu cơ hoặc hữu cơ vi sinh có bổ sung thêm phân vô cơ tổng hợp NPK loại 20-20-15 hoặc 16-16-8. Bình quân mỗi tháng bổ sung 1 lần khoảng 5 – 7 kg/gốc, bón kết hợp 150 – 200 g NPK cho 1 gốc. Tránh dùng phân tươi hoặc phân chưa hoai hẳn. Khi đã bắt đầu vào thu hoạch không nên bón nhiều đạm nên tăng cường lân và kali.

4. Đốn tỉa:

Thu hái hoa thiên lý  nên kết hợp cắt tỉa bớt các lá già, ngọn già, gốc chùm hoa già. Tháng 12, cây ngừng sinh trưởng, tiến hành đốn cách gốc 40 – 50 cm hoặc đốn ngay đầu giàn; dỡ bỏ hết cành nhánh trên giàn; bón nhiều phân chuồng hoai, tủ ẩm bằng rơm rạ, cỏ khô và tưới đủ ẩm thường xuyên.

5. Thắp đèn:

Vào các tháng có ngày ngắn, mắc rải rác một số bóng đèn điện tròn trên mặt giàn nhằm tăng cường thêm thời gian chiếu sáng, kích thích cây thiên lý  ra nhiều nụ, nhiều hoa. Thời gian thắp đèn thường mỗi đêm 2 lần: từ 19 – 22 giờ đêm hôm trước và từ 3 – 5 giờ sáng hôm sau.

6. Phòng trừ sâu bệnh:

Thiên lý ít bị sâu hại, chủ yếu là rầy mềm, bọ trĩ thường xuất hiện trong các tháng nắng nóng. Cần theo dõi thường xuyên để phát hiện và phun trừ kịp thời bằng các loại thuốc có nguồn gốc vi sinh hay thảo mộc ngay từ khi mới xuất hiện. Cũng có thể sử dụng các loại bẫy keo dính màu vàng.

Các loại bệnh do nấm gây ra như thối gốc, thối rễ, thối hoa do môi trường dưới mặt giàn và mặt đất vừa thiếu ánh sáng, vừa có độ ẩm quá cao hoặc bị đọng nước, nhất là các tháng mùa mưa. Thường xuyên cắt tỉa bớt các lá già, các cành, nhánh vô hiệu, giãn bớt cành, lá cho mặt giàn thông thoáng nhằm hạn chế độ ẩm. Khơi thông mương rãnh để thoát nước nhanh trong các tháng mùa mưa. Sử dụng các loại thuốc trừ nấm như Benlat C, Ridomil, Aliette… để phun trừ khi cây bị bệnh nặng với nồng độ 0,2 – 0,3% (pha 20 – 30g/bình 10 lít phun đều trên mặt tán và tưới vào gốc vùng bị bệnh nặng).

96951-ntm.001420_phuong_phap_de_thien_ly_ra_nhieu_hoa.pdf

Phương Pháp Xử Lý Hoa Cho Nho Xanh Ra Nhiều Trái

Nho xanh Ninh Thuận là loại nho có trái bầu, nhỏ, không hạt.

Sở dĩ Ninh Thuận trồng được nho bởi lẽ vùng này khô hạn nhất nước, khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng là khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh và không có mùa đông.

Có thể nói khí hậu và thổ nhưỡng ở đây rất thích hợp cho cây nho sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao.

Ninh Thuận có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.

Mùa khô từ tháng 11- 4, có độ ẩm cao (đây là mùa thích hợp trồng nho vụ chính) và mùa mưa từ tháng 5 – 10.

Ăn nho xanh có tốt không?

Từ lâu nho đã được chứng minh là một loại quả chứa nhiều chất bổ có lợi cho sức khỏe như: Tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa, tốt cho tim mạch, có tác dụng thải độc tố…

Trái nho chứa khoảng 65 – 85% nước, 10 – 33% đường (glucose và fructose), phlobaphene, axit galic, axit silicic, quercetine, anin, glucosides, mono delphinidin và delphinidin, axit hoa quả, axit phosphoric, salicilic, axit chanh, axit formic, axit oxalic, pectin, hợp chất tanin, muối kali, magiê, canxi, mangan, coban, sắt và vitamin B1, B2, B6, B12, A, C, P, PP, K, axit folic và các enzime.

Trong vỏ quả nho chứa nhiều chất có khả năng kháng khuẩn.

Qua phương pháp đồng vị phóng xạ, người ta thấy chất này không bị phá hủy bởi dịch tiêu hóa nên có thể tuần hoàn khắp cơ thể và cho tác dụng toàn thân rất tốt.

Lưu ý khi trồng nho xanh Ninh Thuận:

Đất trồng: nho xanh không phải Cây nho thân gỗ vì thế nó thích hợp với đất cát, nắng nóng, nhất là đất pha cát có PH = 5.5 tới 7.5, vị trí đất cao, không bị ngập úng, thoat nước tốt.

Mật độ: Hàng cách hàng 2,5m, cây cách cây 1,5 tới 2m.

Tưới nước: Những ngày trời nắng thì 4 – 5 ngày tưới nước/ lần, không được để đất khô.

Khi mưa kéo dài thì phải thoát nước nhanh không để nho bị ngập úng.

Tạo giàn cho nho xanh: Độ cao của giàn khoảng 1,8 – 2m để tiện việc đi lại, chăm sóc.

Chọn ngọn khỏe nhất buộc vào cọc cho nho leo lên giàn, các ngọn hoặc cành còn lại cần cắt bỏ.

Khi ngọn của thân chính đã leo cao khỏi giàn 20-30cm, tiến hành cắt bỏ thân chính (vị trí phía dưới tàn), cây nho sẽ mọc nhiều cành mới – cành cấp 1.

Mỗi cây nho chỉ để lại 2-4 cành cấp 1 tùy giống và bố trí sau cho phân bố đều về các hướng.

Khi cành cấp 1 dài khoảng 0,8-1m, tiến hành cắt ngọn để mọc ra các cành cấp hai – cành quả, mỗi cành cấp 1 để 10-20 cành cấp 2 tuỳ giống và mật độ trồng.

Các cành cấp 1 và cấp 2 cần được buộc chặt vào giàn tránh gió lay làm rách lá, rụng mắt và tránh để cành đè lẫn lên nhau.

Dây để buộc cố định cành vào giàn sử dụng những loại có khả năng tự phân hủy như dây aln, bẹ chuối …

Bón phân chăm sóc nho xanh: Sau thu hoạch: Xới đất phá váng, bón 10-20 tấn phân hữu cơ hoai + 200 -400 kg Đầu Trâu AT1 hoặc NPK 12-7-17 + TE Đầu Trâu/ha.

Phun phân bón lá Đầu Trâu 005, định kỳ 7-10 ngày/lần.

Trước cắt cành: 100-300 kg Đầu Trâu AT2 hoặc Đầu Trâu đa năng (NPK 17-12-7 + TE)/ha.

Phun 2-3 lần phân bón lá Đầu Trâu 007, cách nhau 5-7 ngày/lần.

Sau đậu trái (trái bằng hạt tiêu): 15-350 kg Đầu Trâu AT3 hoặc NPK 20-10-15 + TE Đầu Trâu/ha.

Phun phân bón lá Đầu Trâu 009, định kỳ 7-10 ngày/lần.

Khi trái lớn (trái bằng hạt đậu phộng): 200-400 kg Đầu Trâu AT3 hoặc NPK 20-10-15 + TE Đầu Trâu/ha.

Phun phân bón lá Đầu Trâu 009 hoặc 907, định kỳ 7-10 ngày/lần.

Ngưng phun thuốc trước thu hoạch 10 ngày.

Xử lý hoa: Khoảng 10-12 tháng sau trồng, khi các cành cấp 2 đã hóa gỗ, màu nâu, mắt đã nổi rõ thì tiến hành để trái bằng cách cắt hết cành lá đã có, chỉ để lại cành quả, mầm dự trữ ở chân cành quả (sau quả vụ sau).

Những cành to khỏe dài hơn 1mthì cắt cành ở vị trí mắt thứ 6 – 8, các cành nhỏ, ngắn cắt ở vị trí mắt thứ 1 – 2 để tạo cành dinh dưỡng cho vụ thu hoạch sau.

Sâu bệnh: Khi trồng nho xanh nên lưu ý một điều, sâu nho rất độc nên phải tiến hành phun thuốc trừ sâu 1 năm/lần để tránh sâu bệnh gây hại cho cây cũng như cho sức khỏe của chính chúng ta.

Thường tiến hành trước khi thu hoạch 3-2 tháng, tránh lúc cây ra hoa vì sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình thụ phấn.

Bên cạnh đó, việc vệ sinh vườn cũng rất quan trọng.

Thường xuyên dọn rác, lá khô, để vườn được sạch sẽ, đề phòng là nơi ẩn náu của các loại sâu bệnh, sinh vật có hại.

Phương Pháp Giữ Hoa Lan Lâu Tàn

Hoa lan nở đẹp và rất lâu tàn, nhưng tùy từng loại mà có cách giữ hoa bền hơn nữa, dưới đây là một số kinh nghiệm giúp hoa lan lâu tàn mời các bạn cùng đọc và tham khảo.

1. Lan Hoàng Thảo:

Đây là giống ưa ánh sáng, độ ẩm. Nhiệt độ tốt nhất cho cây phát triển là 15-25 độ C. Không được để cho cây lan bị ẩm liên tục trong ngày. Nếu thấy đất trồng của lan còn ẩm không nên tưới nước.

Tưới ngày 2 đến 3 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu trong ngày nắng, nóng và gió nhiều thì tãng thêm lần tưới, nhưng tưới thật đậm, nếu không ánh sáng sẽ làm cháy lá cây.

Dùng vòi phun sương nhẹ và phải di chuyển qua một lượt rồi tưới trở lại để cho thấm đều vào đất trồng. Tưới phân 2 lần trong tuần, liều lượng 2 g/lít (khoảng 1 thìa cà phê). Lưu ý: phải tưới nước trước khi tưới phân.

Các loại phân bón cho lan như sau: phân 30:10:10 dùng cho cây lúc còn nhỏ; phân 20:10:10 dùng cho cây trưởng thành; phân 10:30:10 dùng cho cây lan khi bắt đầu ra nụ. Khi thấy lan nhú hoa thì tưới phân 60:30:30 để cho hoa mập hơn, bền và sắc hoa tươi lâu. Hàng tháng phun thuốc trừ bệnh.

2. Lan Hồ Điệp:

Hồ Điệp là cây ưa bóng mát, không được để ngoài ánh sáng trực tiếp sẽ bị cháy lá. Nếu trồng ở ngoài trời, ánh sáng chỉ cần khoảng 30%-40% và phải che bằng lưới nilông. Cây phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 20 độ C – 30 độ C, độ ẩm 60%-80%. Cách tưới nước và bón phân giống như lan Hoàng Thảo.

Tuy nhiên cần chú ý những điểm sau:

Khi hoa gần tàn hay cây có hiện tượng yếu đi phải cắt ngay cành hoa và tưới phân 30:10:10 để dưỡng cây. Hoặc cây khỏe, muốn tiếp tục chõi hoa thì cắt cành hoa, chỉ cắt hết phần hoa đã tàn, tại các mắt của cành hoa sẽ mọc ra các nhành hoa khác.

Khi tưới phân không được pha quá liều lượng quy định, cây sẽ vàng lá và chết. Mùa đông, nếu nhiệt độ dưới 150C, cây không phát triển, nụ sẽ bị hỏng, phải chuyển đến chỗ ấm hơn hoặc che cho cây.

Vào mùa mưa, lá rất dễ bị giập do nước mưa rỏ trực tiếp vào gây ra bệnh thối lá. Vậy phải tránh mưa bằng cách che nilông hoặc tôn nhựa.

3. Lan Vanda:

Giống lan này chia thành 3 nhóm: Nhóm 1: Có lá hình trụ tròn, đòi hỏi ánh sáng nhiều nên phải trồng ở nơi có ánh sáng hoàn toàn không che chắn, rất dễ thích nghi ở những vùng nóng. Trồng lan trong chậu hơi cao từ 20-25 cm, có nhiều lỗ thoát, có cọc to, cao khoảng 70 đến 80 cm để buộc các ngọn lan (không dùng nẹp tre), có thể bó xõ dừa vào cọc này. Buộc các ngọn Vanda có ít nhất 2 tầng rễ dài khoảng 40-60 cm, cách đáy chậu 5-10 cm, rồi cho than, gạch vào đáy chậu (tỷ lệ 1:1). Mỗi chậu trồng chung 3-4 ngọn, nên kê các chậu sát nhau. Cho cỏ khô và xơ dừa vào xung quanh để giữ độ ẩm và cung cấp dưỡng chất cho lan. Khi mới trồng phải che nắng, khi cây phát triển tốt mới tháo ra.

Nhóm 2: Có lá dẹt phẳng, đòi hỏi ít ánh sáng hõn nên có thể trồng ở các xứ khác, chỉ cần 50% ánh sáng trực tiếp. Trồng 2-3 ngọn trong một chậu, cuốn cho rễ nằm trong chậu thật nhẹ nhàng, sau đó cho than củi vào từ từ.

Nhóm 3: Có dạng lá trung gian giữa 2 nhóm trên, cần ánh sáng cao hõn dạng lá dẹt phẳng nhưng thấp hõn lá trụ tròn. Trồng nhóm này như nhóm 2 nhưng khi trồng xong để cây trong bóng mát cho đến khi rễ phục hồi thì tăng ánh sáng lên.