Top 4 # Phương Pháp Trồng Lan Nuôi Cấy Mô Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Ưu Điểm Của Phương Pháp Trồng Lan Giống Nuôi Cấy Mô

Với bất cứ một công việc, thành tựu hay vấn đề gì chắc chắn nó sẽ tồn tại song song giữa ưu – nhược điểm. Tuy nhiên, nếu nó mang lại những lợi ích thiết thực, đó chính là sự thành công. Đối với nông nghiệp, giống cây cấy mô chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho bà con để nâng cao năng suất và lợi nhuận kinh doanh. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn tất tần tật những gì cần biết về giống cây đầy lợi ích này.

Theo khoa học, nuôi cấy mô tế bào là tổng hợp các kỹ thuật được sử dụng trong nuôi cấy và duy trì mô tế bào trong điều kiện vô trùng 100%. Đây là phương pháp áp dụng trong môi trường giàu dinh dưỡng giúp cây có thể phát triển tốt nhất.

Nuôi cấy mô tế bào thực vật đã trở thành phương pháp nhân giống vô cùng phổ biến với nhiều loại cây trồng như: cây công nghiệp, cây nông nghiệp, cây ăn trái và rau xanh, cây cảnh,…

Môi trường là yếu tố quan trọng và nó quyết định sự thành công, chất lượng của giống cây cấy mô. Môi trường có nhiệm vụ hỗ trợ sự sống, tăng sinh tế bào, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả, tỉ lệ sản xuất công nghệ này.

Phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật được sử dụng nhằm nhân nhanh các loại cây trồng, khắc phục được nhược điểm của các phương pháp nhân vô tính khác như chiết, ghép hay giâm cành.

Giống cây cấy mô có thể nhân giống với số lượng lớn trên quy mô trồng trọt lớn, cây giống mang đặc tính tốt giống hệt cây mẹ. Công nghệ này tạo ra các cây trong điều kiện dinh dưỡng đầy đủ, giúp các cây trưởng thành một cách nhanh chóng và phòng tránh sâu bệnh gây hại.

Giống cây cấy mô là các cây hoàn chỉnh từ những tế bào thực vật đã được biến đổi gen và tạo ra các loài tốt hơn, hệ số nhân giống cao, đáp ứng nguồn giống quanh năm.

Giống cây cấy mô đã qua sàng lọcvà cho ra sản phẩm là những cây có tính trạng tốt. Sau đó tạo ra dược phẩm sinh học hay cứ phôi của một số loài cây khó phát triển và sinh trưởng, bảo vệ các giống cây quý hiếm đang bị đe dọa.

Giống cây cấy mô có chi phí thực hiện, giá thành cây con và trang thiết bị đầu tư khá cao.

Các cán bộ thực hiện thao tác nhân giống cần có kinh nghiệm chuyên sâu. Vì vậy cần đầu tư chi phí đào tạo cán bộ để công nghệ được nghiên cứu thành công.

Biến dị có thể xuất hiện trên mô đỉnh hoặc chồi và thường xảy ra khi thực hiện cấy chuyền nhiều lần.

Ngoài ra, hạn chế của công nghệ này là sự nhiễm khuẩn vẫn có thể xảy ra và xâm chiếm vào mô, tồn tại trong mô cấy gây tổn hại khi tế bào bắt đầu phân chia.

Công nghệ nuôi trồng giống cây cấy mô đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc nhân giống thành công rất nhiều loại cây trồng khó trồng, quý hiếm trở nên dễ dàng và cho sản lượng lớn, chất lượng cao. Nhà nông cần tìm hiểu và thay đổi mô hình nuôi trồng hiện đại này để ngày càng nhân rộng quy mô và hiệu quả kinh tế trong trồng trọt.

Bà con có thể tin tưởng lựa chọn các giống cây cấy mô chất lượng cao tại Trung tâm bảo tồn giống hoa lan Đại học nông nghiệp Hà Nội – địa chỉ uy tín nghiên cứu thành công các sản phẩm cây trồng cấy mô đạt năng suất hiệu quả kinh tế vượt bậc. Các sản phẩm được chọn lọc và lai tạo từ cái tâm của nhà khoa học.

Trung tâm bảo tồn giống hoa lan Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Địa điểm cung cấp sản phẩm hoa lan giống cấy mô uy tín, chất lượng toàn quốc.

☞ Địa chỉ: Học viện nông nghiệp Việt Nam

☎ Hotline: 0862.060.008 – 0862.060.009

Hoặc truy cập website: https://vattulan.net/

Phương Pháp Trồng Lan Hồ Điệp Cấy Mô

Ngày nay việc trồng hoa lan hồ điệp cấy mô đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết về cách trồng những giỏ lan sao cho cây lan nhanh phát triển và đặc biệt là cho hoa. Bài viết nàysẽ hướng dẫn cách cơ bản về việc trồng lan.

Lan hồ điệp cấy mô là loại lan đang được phổ biến và ưa chuộng hiện nay nhờ vẻ đẹp dịu dàng, thanh thoát của nó. Ngày nay việc tự tay trồng và chăm sóc những chậu lan hồ điệp để đón mỗi dịp xuân về, tết đến có hoa cho mọi người chiêm ngưỡng là một niềm vui không hề nhỏ với người chơi lan.

Chuẩn bị chậu trồng và giá thể: Chọn chậu không sâu, nhỏ, màu trắng hoặc trong suốt thì thuận lợi hơn cho bộ rễ phát triển. Giá thể bao gồm các vật liệu tơi xốp, thoáng khí nhưng có khả năng giữ nước tốt như than bùn khô, hạt đá nhỏ, rêu, quyết, xơ dừa đã được xử lý tanin và mầm bệnh để không gây hại cho hoa.

Vào chậu: Phân cấp cây lan hồ điệp và chậu để trồng cho thích hợp. Dùng các sợi xơ dừa mảnh để quấn quanh rễ cây lan (chú ý để hở phần cổ rễ) một vài lớp bằng quả trứng gà rồi xếp vào chậu.

Giữ nhiệt độ khoảng 23 0 C, không được thấp hơn 20 0 C, hệ thống thông gió hoạt động tốt. Chế độ ánh sáng giai đoạn đầu như sau: mùa hè nên che bớt 80-90% ánh sáng thường, mùa đông từ 60-70%. Sau trồng 1 tháng bón thêm phân NPK. Thay chậu lần 1 sau trồng 4-6 tháng bằng cách bỏ giá thể lan hồ điệp cũ thay giá thể mới. Dưới đáy chậu nên có lót xốp để tránh đọng nước.

Bạn nên chú ý phun thuốc diệt khuẩn sau khi thay chậu và trong 3-5 ngày đầu không cần tưới nước nhưng vẫn giữ đủ độ ẩm cho cây hoa lan. Sau 10 ngày tưới nước và tiếp tục chăm sóc bình thường cho đến khi cây có trên 4 lá khỏe mạnh mới có khả năng phân hóa mầm hoa nhờ cách trồng lan hồ điệp cấy mô.

Như vậy với những thông tin cùng cách trồng lan hồ điệp cấy mô trên các bạn có thể tự trồng cho mình những chậu lan đẹp để tạo cho căn nhà bạn một không gian thoáng đãng.

Trồng Chuối Tiêu Hồng Bằng Phương Pháp Nuôi Cấy Mô Cho Hiệu Quả Cao

Tháng 8/2012, Trạm Khuyến nông huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) phối hợp với xã Hợp Thành triển khai thực hiện mô hình trồng chuối tiêu hồng bằng phương pháp nuôi cấy mô, với 5 hộ tham gia. Mô hình bước đầu gặt hái được nhiều thành công, mở ra hướng đi mới cho nông dân.

Trong thời gian triển khai, Trạm Khuyến nông huyện Sơn Dương đã cử cán bộ trực tiếp hướng dẫn các hộ phương pháp trồng, chăm sóc chuối, bón thúc theo đúng quy trình kỹ thuật.

Ông Nguyễn Văn Thắng, ở thôn Trầm, xã Hợp Thành tham gia trồng chuối tiêu hồng trên diện tích 0,8ha, cho biết: “Do giống chuối tiêu hồng được sản xuất bằng công nghệ nuôi cấy mô nên có ưu điểm hơn so với giống chuối tiêu hồng thông thường là sạch bệnh, chất lượng quả thơm, ngon, mẫu mã đẹp, thời gian sinh trưởng ngắn, từ lúc trồng đến khi cho thu hoạch chỉ từ 10 – 11 tháng.

Quả chín có màu vàng sáng, hương vị thơm ngon, khi chín, vỏ vẫn dày và cứng nên ít bị hư hại khi vận chuyển xa. Kỹ thuật trồng chuối đơn giản, vốn đầu tư cũng không cao. Chi phí giống, phân bón cho một sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2) chuối tiêu hồng khoảng 3 triệu đồng, thu được khoảng 70-80 buồng/sào, bán với giá 100.000 – 110.000 đồng/buồng, thu lãi từ 3 – 3,5 triệu đồng. Trung bình thu lãi 80 – 90 triệu đồng/ha”.

Bà Đỗ Thị Hưng, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Sơn Dương cho biết: “Chuối tiêu hồng dễ trồng, không tốn công chăm sóc, cho hiệu quả kinh tế cao gấp 2 lần giống chuối thuần của địa phương. Chuối có chu kỳ sinh trưởng ngắn, mức đầu tư không cao, có thể trở thành cây hàng hóa giúp nông dân thoát nghèo, làm giàu. Thời gian tới, Trạm Khuyến nông huyện sẽ tuyên truyền, nhân rộng mô hình nhằm nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho nông dân”.

Quy Trình Nhân Giống Hoa Địa Lan Bằng Phương Pháp Nuôi Cấy Mô Tế Bào

Việc nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô invitro tạo ra hàng loạt cây con ổn định về mặt di truyền, cung cấp đúng thời điểm, đồng nhất về phẩm chất, kích thước, màu sắc, sạch bệnh với số lượng lớn. Bài viết này sẽ giới thiệu quy trình cơ bản nhân giống hoa địa Lan bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào

Hoa Lan là loại hoa vương giả, với vẻ đẹp quý phái, nên khắp nơi trên thế giới ngày càng có nhiều người thích chơi hoa lan. Chính vì vậy hoa Lan là sản phẩm trồng trọt luôn có giá trị kinh tế cao bắt nhịp với thị trường hiện nay. Ngày nay đã xuất hiện nhiều cơ sở kinh doanh hoa lan với nhiều chủng loại khác nhau. Do đó việc nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô invitro tạo ra hàng loạt cây con ổn định về mặt di truyền, cung cấp đúng thời điểm, đồng nhất về phẩm chất, kích thước, màu sắc, sạch bệnh với số lượng lớn.

Sau đây tôi xin giới thiệu quy trình cơ bản nhân giống hoa địa Lan bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào:

1. Giai đoạn chọn mẫu.

Mẫu phải lấy từ cây mẹ hoặc cây đầu dòng đã được tuyển chọn.

– Cách chọn mẫu quả: quả to, không bị sâu bệnh, vừa đến độ chín vào tháng 8-9 là tốt nhât.

– Cách chọn mẫu chồi: Mẫu càng nhỏ, càng ngắn càng tốt, song chỉ nhỏ đến mức cho phép.Vì mẫu càng to khả năng nhiễm khuẩn càng lớn.

2. Khử trùng mẫu cấy.

– Cách khử trùng mẫu quả: Quả lấy về cắt bỏ vợi phần cuống sau đó rửa với nước cất 4-5 lần → rửa bằng xà phòng→ rửa bằng nước cất 4-5 lần→ rửa bằng cồn 700.

– Cách khử trùng mẫu chồi: Chồi mang về cắt bỏ bớt phần lá rồi rửa bằng nước cất 4-5 lần→ rửa bằng xà phòng→ rửa nước cất 4-5 lần→ rửa bằng cồn70o. Khử trùng trong tủ cấy

– Khử trùng mẫu quả: Rửa lại với nước cất vô trùng 4-5 lần → ngâm trong HgCl2 0,1% 10-12 phút → rửa nước cất vô trùng 4-5 lần, sau đó gắp vào đĩa petri vô trùng, dùng dao cấy, panh cấy lấy hạt ra đưa vào môi trường nhân giống ban đầu.

– Khử trùng mẫu chồi: Rửa lại với nước cất vô trùng 4-5 lần → ngâm trong HgCl2 0,1% trong vòng 5-7 phút → rửa với nước cất vô trùng 4-5 lần→ gắp mầm ra đĩa petri vô trùng rồi cẩn thận tách hết các lá non → Khử lại bằng HgCl2 0,1% trong vòng 1 phút → rửa với nước cất vô trùng 4-5 lần→ đưa chồi vào môi trường nhân giống ban đầu.

3. Nhân giống (Nhân nhanh)

Môi trường nhân giống hoa địa lan là môi trường MS (Murashigeskoog,1962) và có bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng với tỉ lệ phù hợp tùy loài.

– Môi trường vào mẫu hạt:

MS + 100ml nước dừa + 20g đường + 50g khoai tây + 5,2g agar/1 lít.

Sau 6-8 tuần cấy chuyển sang môi trường nhân nhanh.

MS + 100ml nước dừa+ 1mg Kinitin + 20g đường + 5,2g agar/ 1 lít

Sau 8-12 tuần cấy chuyển sang môi trường ra rễ

– Môi trường vào mẫu chồi:

MS + 100ml nước dừa + 10g đường + 1,5mg BA + 4,6g agar/1 lít,

Sau 6-8 tuần chuyển sang môi trường nuôi cấy lát mỏng

MS + 100ml nước dừa + 10g đường + 1mg Kinitin + 4,6g agar/1 lít

Sau 6- 8 tuần chuyển sang môi trường nhân nhanh.

MS + 100ml nước dừa + 1mg Kinitin + 20g đường + 5,2g agar/ 1lít

Lưu ý: Nhiệt độ thích hợp để nhân giống địa lan là 22 – 26°C, pH thích hợp 5,5 – 6.

4. Tái sinh cây hoàn chỉnh in vitro

– Khi số cây giống đạt tiêu chuẩn cần thiết, chúng ta cấy chuyển sang môi trường ra rễ (MS + 10g đường+ 0,3mg NAA + 1g than hoạt tính + 5,2g agar/1 lít)

5. Chuyển cây ra vườn ươm

Khi cây đạt tiêu chuẩn cao 5-7cm, 3-4 lá, có rễ thật dài 3-4cm chúng ta tiến hành ra cây với giá thể dớn, dinh dưỡng. N:P:K + vi lượng + Vi ta min sau 3-4 tháng đưa ra vườn sản suất.