Top 6 # Phương Pháp Trồng Lan Hài Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Phương Pháp Chăm Lan Hài Vệ Nữ

Hài vệ nữ hoa vàng (Paphiopedilum Concolor) là một trong số những loài thực vật có giá trị về nguồn gen quý tại vịnh Hạ Long. Đây là loài thực vật đặc hữu của Việt Nam, có đặc trưng sống tại các vùng núi đá vôi. Lan vệ nữ có mặt hoa rất đẹp, nở lâu và có mùi thơm dễ chịu nên người sưu tầm lan hay ưa chuộng. chúng tôi xin giới thiệu phương pháp chăm sóc lan Hài vệ nữ để cho các bạn đọc có thể hiểu biết thêm về loài lan này.

– Ánh sáng    

Paphiopedilums thích ánh sáng nhưng cũng chịu được bóng râm suốt mùa ươm trồng. Bạn cũng không nên phơi chúng cả ngày dưới nắng để tránh bị cháy sém. Và luôn nhớ ưu tiên lan Hài một vị trí đủ ánh sáng trong mùa đông.

Lan Hài cần độ ẩm đều và liên tục nhưng không thể chịu nỗi tình trạng ướt sũng một phút nào. Người đẹp này khó tính và cần bạn quan tâm chăm sóc hơn các loài hoa khác. Có thể tưới 1 tuần một lần hoặc nhiều hơn nếu trời nóng bức và cây có dấu hiệu khô.

– Bón phân Không cần phải bón phân nhiều cho Paphiopedilums, chỉ cung cấp NPK cho cây 4 – 6 tuần 1 lần trong mùa đông và 2 tuần 1 lần khi vào hè.

Thay chậu và phân nhánh cho lan Hài vào đầu xuân hàng năm để kích thích cây ra chồi mới. Chậu cây để lâu ngày sẽ tích mùn và rêu mốc – nguyên nhân làm nước ứ đọng trong chậu. Bạn thay mới hỗn hợp vỏ cây, than củi, xơ dừa để sự thoát nước cho rễ cây được đảm bảo.

Hầu hết lan Hài cho hoa vào mùa Đông và Xuân. Chúng thường bắt đầu với chỉ một bông trên cành hoa mập mạp và khỏe khoắn, vài bông hoa khác sẽ nối tiếp nhau xuất hiện trong 1 vài … tuần sau và có thể kéo dài vài ba tháng.

Với những kiến thức vừa có chúng tôi kính chúc tất cả các bạn đọc có thể chăm sóc một giò lan Hài vệ nữ thật đẹp cho riêng mình!

Một Số Phương Pháp Trồng Lan

Phong Lan có nhiều loài như loài đơn thân, đa thân… nên tùy vào từng loại mà có cách trồng tương ứng, mỗi cách trồng có ưu & khuyết điểm riêng. Vì vậy người chơi lan nên nắm được. Còn đối với những ai nuôi trồng lan với mục đích kinh doanh thì cần phải nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc hơn nữa.

Sẽ không quá khó để nắm rõ kỹ thuật trồng Lan như nhiều người lầm tưởng. Khi bắt tay vào trồng, hãy chịu khó tham khảo tài liệu, thỉnh thoảng đến tham quan một số vườn Lan bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn, từ đó mọi thao tác chắc chắn sẽ thành thạo không còn lúng túng nữa. 

Cách trồng: có nhiều cách để trồng như trồng trong chậu, trồng ghép trụ, trồng leo, trồng thành luống, thành băng,…

Trồng trong chậu: Đây là cách trồng được phổ biến nhất, tuy có tốn kém tiền mua chậu và móc treo, nhưng lại vô cùng tiện lợi khi di chuyển chăm sóc, tưới bón hoặc mua bán,…. Khi cây ra hoa đem trưng bày ở đâu cũng được. Còn kinh doanh thì bán luôn chậu, rất tiện cho người mua cứ vậy đem về trồng tiếp,…

Khi trồng, nên tiến hành các bước theo thứ tự sau đây:

Khử trùng chậu trước khi trồng, đặc biệt là tái sử dụng chậu cũ.

Cột móc treo vào chậu sao cho khi treo chậu được giữ thăng bằng.

Đặt giá về vào chậu, canh cho hở phần đáy 1/5 thể tích chậu để được thông thoáng.

Đặt cây trồng vào chậu (sẽ trình bãy kỹ hơn ở phần sau).

Cho thêm giá thể vào chậu nhưng đừng để đầy lên mặt chậu (nên cách mặt chậu 2cm)

Dùng que nhỏ cắm vào chậu để giữ Lan đứng vững.

Đem chậu treo ở nơi mát mẻ trong tuần đầu chờ ra rễ, sau đó chuyển dần ra nơi có ánh sáng.

Nếu số lượng Lan ít thì treo dọc ở mái hiên, hoặc dưới tàn cây ăn trái ngoài vườn. Còn nếu số lượng nhiều thì phải làm giàn như chúng tối đã trình bày ở mục vật liệu trồng Lan.

Trồng ghép trụ: Trồng ghép trụ là cách cột ghép  vài chục giò Lan vào quanh một cọc trụ để trồng. Tốt nhất dùng trụ thân cây Nhãn, Vú Sữa, hoặc dùng loại gỗ khác cũng được miễn là gỗ chắc lâu mục là được.

Cọc trụ nên có đường kính 15 – 20cm và dài 1.5m những chậu này có thể chôn xuống đất hoặc dựng đứng trong chậu lớn, dựng thành hàng, giữ khoảng cách 50 – 60cm/trụ và bên trên có làm giàn che.

Chung quanh cọc trụ, từ dưới lên trên ta ghép các giò Lan vào (dùng dây nilon cột chặt giò Lan vào trụ cho đến khi Lan ra rễ). Sau một thời gian Lan ra rễ, bám vào cọc trụ, như cách sống ngoài thiên nhiên. Tưới nước, bón phân từ trên xuống, tưới đều quanh trụ, như vây rễ Lan sẽ hút được nhiều dinh dưỡng để sống.

Ta có thể lật ngang những cọc trụ này ghép Lan vào rồi treo lên giàn cũng đem lại kết quả khá cao.

Trồng cọc trụ có ưu điểm là ít tốn mặt bằng, ít công chăm sóc, Lan sinh trưởng tốt do bộ rễ thông thoáng. Tuy nhiên, lại không được đánh giá cao như trồng trong chậu là nhược điểm của cách trồng này, vì khi tách con khỏi cây mẹ ít nhiều làm đứt rễ cây, đem về trồng sẽ mất sức. Bất tiện kế tiếp là không tiện di dời, trưng bày hay biếu tặng, trao đổi.

Trồng treo: Đây là cách trồng đơn giản nhất, ít tốn kém nhất, nhưng lại không phổ biến rộng.

Dùng một đoạn dây ngắn cột vào thân Lan rồi treo lơ lửng trong không khí để Lan tự sống. Nếu được chăm sóc tốt, môi trường sống tốt, ẩm độ cao thì cây sẽ sinh trưởng tốt, ra hoa bình thường. Khuyết điểm của trồng treo này là hao tốn nhiều khi chăm sóc, tưới nước nhiều hơn trồng trong chậu.

Trồng thành luống: Luống còn gọi là líp, việc trước tiên phải lên líp. Nếu đất cao thì líp thấp độ 10cm, nếu đất thấp là líp cao vài ba mươi cm để tránh úng thủy – đây là điều kiện đại kỵ với Lan. Để tiện chăm sóc, bề ngang mỗi líp rộng chừng 8cm – 1m, chiều dài tùy thuộc vào đất, ý muốn của nhà vườn.

Xin lưu ý, đất mặt của líp không nên là tới nhuyễn mà để đất cục lổn nhổn như quả trứng gà hoặc cỡ nắm tay để tạo độ thoáng cho bộ rễ.

Trước khi trồng, rải một lớp giá thể mỏng giá thể như xơ dừa, than củi, gạch (sau khi đã khử trùng) rồi đặt giò Lan lên trồng. Cặm một thanh tre làm cọc, cột Lan là cọc nhằm tránh bị nghiêng ngả. Sau cùng dùng xơ dừa mảng lớn độ bằng 3 ngón tay rải một lớp dày cỡ 10 – 15cm phủ góc Lan khắp mặt líp.

Cách trồng này có thể trồng thẳng ngoài trời với Lan chịu nắng hoặc ưa nắng 70% trở xuống.

Do Lan có thể trồng khít nhau, cây cách cây độ 20cm, trồng líp cây Lan phát triển nhanh, chăm sóc tốt sẽ ra hoa đạt yêu cầu. Đây là cách trồng đến bán cành.

Trồng thành băng: cũng giống như cách trồng luống nhưng đơn giản hơn nhiều. Mục đích cũng là trồng Lan cắt cành như loài Dendrobium.

Trồng thành băng, không trồng dưới đất mà là trồng trên giàn bằng tre hay gỗ. Nên dùng các loại gỗ chịu được nước để lâu mục, vật liệu trồng là vỏ dừa khô.

Vỏ dừa khô được xé ra từng miếng lớn cỡ bàn tay hoặc lớn hơn. Xếp vỏ dừa này khít nhau thành băng dài trên giàn, theo hướng ruột lên trên phần vỏ phía dưới, dùng nẹp tre ép vỏ dừa nằm đúng vị trí trồng của một giò Lan.

Trồng Lan theo cách này cũng đem phổ biến nhất mà chúng tôi muốn gửi đến Quý bạn đọc tham khảo, sẽ còn nhiều nơi có cách trồng khác mà chúng tôi chưa được biết, rất mong Quý bạn đọc góp ý để bài viết ngày càng hoàn thiện nhằm phục vụ tốt hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Nguồn tham khảo từ tài liệu kỹ thuật trồng & kinh doanh phong lan của Việt Chương và KS. Nguyễn Việt Thái.

Kinh nghiệm từ bản thân KS. Thanh Phương – admin website Thư Viện Hoa Lan.

Nguồn internet.

Phương Pháp Trồng Lan Hồ Điệp Cấy Mô

Ngày nay việc trồng hoa lan hồ điệp cấy mô đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết về cách trồng những giỏ lan sao cho cây lan nhanh phát triển và đặc biệt là cho hoa. Bài viết nàysẽ hướng dẫn cách cơ bản về việc trồng lan.

Lan hồ điệp cấy mô là loại lan đang được phổ biến và ưa chuộng hiện nay nhờ vẻ đẹp dịu dàng, thanh thoát của nó. Ngày nay việc tự tay trồng và chăm sóc những chậu lan hồ điệp để đón mỗi dịp xuân về, tết đến có hoa cho mọi người chiêm ngưỡng là một niềm vui không hề nhỏ với người chơi lan.

Chuẩn bị chậu trồng và giá thể: Chọn chậu không sâu, nhỏ, màu trắng hoặc trong suốt thì thuận lợi hơn cho bộ rễ phát triển. Giá thể bao gồm các vật liệu tơi xốp, thoáng khí nhưng có khả năng giữ nước tốt như than bùn khô, hạt đá nhỏ, rêu, quyết, xơ dừa đã được xử lý tanin và mầm bệnh để không gây hại cho hoa.

Vào chậu: Phân cấp cây lan hồ điệp và chậu để trồng cho thích hợp. Dùng các sợi xơ dừa mảnh để quấn quanh rễ cây lan (chú ý để hở phần cổ rễ) một vài lớp bằng quả trứng gà rồi xếp vào chậu.

Giữ nhiệt độ khoảng 23 0 C, không được thấp hơn 20 0 C, hệ thống thông gió hoạt động tốt. Chế độ ánh sáng giai đoạn đầu như sau: mùa hè nên che bớt 80-90% ánh sáng thường, mùa đông từ 60-70%. Sau trồng 1 tháng bón thêm phân NPK. Thay chậu lần 1 sau trồng 4-6 tháng bằng cách bỏ giá thể lan hồ điệp cũ thay giá thể mới. Dưới đáy chậu nên có lót xốp để tránh đọng nước.

Bạn nên chú ý phun thuốc diệt khuẩn sau khi thay chậu và trong 3-5 ngày đầu không cần tưới nước nhưng vẫn giữ đủ độ ẩm cho cây hoa lan. Sau 10 ngày tưới nước và tiếp tục chăm sóc bình thường cho đến khi cây có trên 4 lá khỏe mạnh mới có khả năng phân hóa mầm hoa nhờ cách trồng lan hồ điệp cấy mô.

Như vậy với những thông tin cùng cách trồng lan hồ điệp cấy mô trên các bạn có thể tự trồng cho mình những chậu lan đẹp để tạo cho căn nhà bạn một không gian thoáng đãng.

Phương Pháp Trồng Rau Khí Canh

Phương pháp khí canh là gì?

Môi trường phát triển của cây trong phương pháp thổ canh là đất, thủy canh là nước thì môi trường phát triển cây với phương pháp khí canh là không khí.

Cây trồng, rau xanh được đặt trong môi trường không khí ẩm, rễ cây tiếp xúc trực tiếp với không khí, chất dinh dưỡng và nước được cung cấp thông qua một hệ thống dẫn bằng cách phun trực tiếp vào rễ cây.

Phổ biến nhất khi trồng rau bằng phương pháp khí canh là sử dụng sản phẩm trụ đứng khí canh, giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc, dễ dàng và thuận tiện hơn trong trồng cũng như thu hoặc rau xanh.

Nguyên tắc hoạt động của phương pháp khí canh

Rễ cây đặt trong không khí, được tiếp nhận trực tiếp nước và chất dinh dưỡng thông qua quá trình phun sương, mỗi lần phun sương khoảng vài phút.

Nguyên tắc hoạt động của phương pháp khí canh

Vì rễ cây được đặt trong không khí nên hoạt động thở cũng như hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, quá trình trao đổi chất đạt hiệu quả gấp mười lần so với phương pháp thổ canh, giúp rút ngắn thời gian phát triển của cây trồng nhưng cây trồng vẫn sinh trưởng mạnh mẽ, cho năng suất cao.

Để cây trồng phát triển hiệu quả hơn trong phương pháp khí canh cần lưu ý cung cấp đủ và kịp thời nước và chất dinh dưỡng.

Một số ưu điểm và nhược điểm của phương pháp trồng rau khí canh với trụ khí canh

Trồng rau trụ khí canh cho phép rễ cây tiếp xúc trực tiếp với không khí, giúp cây có sức đề kháng cao, hạn chế các loại vi khuẩn và nấm bệnh tấn công so với phương pháp trồng thổ canh.

Trụ khí canh được thiết kế dáng trụ đứng phù hợp với nhiều không gian khác nhau mà không tốn quá nhiều diện tích, rất phù hợp với các gia đình nhà phố, trồng rau trên ban công, sân thượng đạt hiệu quả.

Với thiết kế các đốt trụ rời giúp dễ dàng lắp đặt, tháo rời, cũng như di chuyển trong quá trình thi công

Các rọ nhựa được bố trí tách biệt xung quanh từng ống trụ khí canh

Trụ khí canh bao gồm các rọ nhựa được bố trí tách biệt xung quanh ống trụ, thuận tiện cho việc chăm sóc cũng như thu hoạch cây trồng, cây trồng phát triển mà không gây ảnh hưởng đến những cây khác hoặc toàn bộ trụ đứng.

Dễ dàng kiểm tra và vệ sinh sau mỗi lần thu hoạch, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho những vụ mùa sau.

Chi phí đầu tư ban đầu khá cao: một trụ khí canh có giá dao động từ 1.500.000 đến 2.500.000 đồng

Phương pháp khí canh còn khá mới lạ, nên cần sử dụng một số thiết bị kỹ thuật chuyên dụng, để đảm bảo hiệu quả phát triển của cây trồng.

Gia đình cần nắm chắc kiến thức thủy canh, khí canh để giúp quá trình chăm sóc cây trồng đơn giản và dễ dàng hơn.

Hiệu quả của phương pháp trồng rau khí canh

Phương pháp khí canh giúp tăng năng suất cây trồng

– Phương pháp khí canh giúp tiết kiệm khoảng 95% lượng phân bón và 98% lượng nước trong quá trình chăm sóc rau xanh.

– Năng suất cây trồng tăng hơn 30% so với các phương pháp trồng rau khác như thổ canh và thủy canh.

– Với phương pháp khí canh, quá trình phát triển của cây trồng sẽ được rút ngắn lại, khả năng sinh trưởng tăng khoảng 1,5 lần, giúp tiết kiệm thời gian chăm sóc cây trồng.

– Phương pháp khí canh cũng cho phép trồng đa dạng các loại cây trồng, nhiều loại rau xanh, các loại rau thân thảo, trái cây,…

Sản xuất, phân phối tấm thoát nước, vỉ nhựa, vật tư thi công vườn trên mái, ban công, cảnh quan, sân vườn, trồng hoa, trồng rau

www.greensolutions.vn