Top 6 # Phương Pháp Trồng Lan Cấy Mô Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Phương Pháp Trồng Lan Hồ Điệp Cấy Mô

Ngày nay việc trồng hoa lan hồ điệp cấy mô đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết về cách trồng những giỏ lan sao cho cây lan nhanh phát triển và đặc biệt là cho hoa. Bài viết nàysẽ hướng dẫn cách cơ bản về việc trồng lan.

Lan hồ điệp cấy mô là loại lan đang được phổ biến và ưa chuộng hiện nay nhờ vẻ đẹp dịu dàng, thanh thoát của nó. Ngày nay việc tự tay trồng và chăm sóc những chậu lan hồ điệp để đón mỗi dịp xuân về, tết đến có hoa cho mọi người chiêm ngưỡng là một niềm vui không hề nhỏ với người chơi lan.

Chuẩn bị chậu trồng và giá thể: Chọn chậu không sâu, nhỏ, màu trắng hoặc trong suốt thì thuận lợi hơn cho bộ rễ phát triển. Giá thể bao gồm các vật liệu tơi xốp, thoáng khí nhưng có khả năng giữ nước tốt như than bùn khô, hạt đá nhỏ, rêu, quyết, xơ dừa đã được xử lý tanin và mầm bệnh để không gây hại cho hoa.

Vào chậu: Phân cấp cây lan hồ điệp và chậu để trồng cho thích hợp. Dùng các sợi xơ dừa mảnh để quấn quanh rễ cây lan (chú ý để hở phần cổ rễ) một vài lớp bằng quả trứng gà rồi xếp vào chậu.

Giữ nhiệt độ khoảng 23 0 C, không được thấp hơn 20 0 C, hệ thống thông gió hoạt động tốt. Chế độ ánh sáng giai đoạn đầu như sau: mùa hè nên che bớt 80-90% ánh sáng thường, mùa đông từ 60-70%. Sau trồng 1 tháng bón thêm phân NPK. Thay chậu lần 1 sau trồng 4-6 tháng bằng cách bỏ giá thể lan hồ điệp cũ thay giá thể mới. Dưới đáy chậu nên có lót xốp để tránh đọng nước.

Bạn nên chú ý phun thuốc diệt khuẩn sau khi thay chậu và trong 3-5 ngày đầu không cần tưới nước nhưng vẫn giữ đủ độ ẩm cho cây hoa lan. Sau 10 ngày tưới nước và tiếp tục chăm sóc bình thường cho đến khi cây có trên 4 lá khỏe mạnh mới có khả năng phân hóa mầm hoa nhờ cách trồng lan hồ điệp cấy mô.

Như vậy với những thông tin cùng cách trồng lan hồ điệp cấy mô trên các bạn có thể tự trồng cho mình những chậu lan đẹp để tạo cho căn nhà bạn một không gian thoáng đãng.

Phương Pháp Trồng Lan Từ Hạt Và Cấy Mô Phần 2

Đặt cái rổ đựng những cây lan con vào nước rồi súc nhẹ, bảo đảm rằng các chất thạch đã không còn dính vào cây lan nữa. Nếu còn nghi ngờ thì làm lại hai, ba lần nữa. Một số nhà trồng lan giữ các cây con trong tay rồi cho nước chảy qua để làm sạch. Tiếp đến hãy ngâm trong vài phút các cây lan con vào trong các chất phòng ngừa nấm. Có một chất vừa có tác dụng ngừa nấm lại vừa ngừa mầm bệnh, đó là Natriphene. Người khác thì có thêm các chất dinh dưỡng vì họ nghĩ các cây lan con cũng hấp thu các chất dinh dưỡng để có sự khởi đầu tốt. Luôn luôn phải lưu ý trong việc xử dụng hóa chất, nhất thiết là phải có găng tay

TRỒNG LAN CON TRÊN CÁC CHẬU CHUNG

Khi mới lấy cây lan ra khỏi chậu tức là lan còn rất nhỏ, chỉ mới đạt chiều cao vài cm, không thích hợp để trồng chúng trong những chậu riêng biệt. Vì vậy, theo chúng tôi nên trồng chúng vào một chậu chung, hay đúng hơn là chuẩn bị chất trồng đặt lên đâu đó rồi trồng tất cả lên đó. Loại chất trồng sau có rất sẵn, như dớn mềm, xơ dừa, rêu nước và hạt trân châu, cũng có thể là than, gạch vụn…Tất cả chất trồng, giá thể, chậu để trồng đều phải mới. Nếu xử dụng lại các chậu cũ thì phải cọ rửa thật sạch rồi súc nước trước, sau đó ngâm chúng vào chất chống nâm như Physan để loại bỏ nấm và mầm bệnh.

Mỗi nhà trồng lan có cách lựa chọn chất trồng riêng. Các nhà trồng lan ở Malaysia và Singapore thường dùng gạch vụn và miếng than nhỏ để trồng. Một số nhà trồng lan khác lại dùng những hạt đá trân châu, nhưng nếu như vậy thì phải tưới nước thường xuyên vì chúng không giữ nước. Kích cỡ các loại chất trồng phụ thuộc vào loại rễ của cây lan nhưng bao giờ cũng nhỏ hơn cây đã trưởng thành cùng loài. Những chất trồng có kích thước lớn hơn thì đặt dưới đáy chậu, bên trên là những mảnh nhỏ.

ĐẶT CÂY LAN LÊN TRÊN CHẤT TRỒNG

Lựa chọn các cây lan con, phân loại theo kích thước của chúng. Những cây lớn như nhau thì trồng chung vào một chậu. Những cây thật lớn có thể trồng vào một chậu riêng có kích thước 2,5 cm, bỏ vào những chất trồng mà bạn đã chọn. Những cây còn lại có thể trồng chúng chung vào các chậu lớn hơn như loại chậu 7,5 cm hoặc 10 cm, các chất trồng đặt trong chậu nên cách mặt chậu 1 cm.

Lấy ba hoặc bốn cây lan nhỏ, để chúng đứng thẳng đối diện với một cạnh của chậu, một tay giữ chúng, tay kia lấy thêm ba, bốn cây đặt phía đối diện hoặc bên cạnh các cây trước. Cứ như vậy, cho đến khi trên mỗi chậu có khoảng 20 hoặc 30 cây. Lưu ý là đặt cây nọ sát cây kia để làm chậm việc bốc hơi nước ở các chất trồng. Trước đó, các bạn nên chuẩn bị trước một miếng nhãn (label) có bán sẵn ở các cửa hàng kinh doanh lan, trên đó bạn sẽ ghi tên cha mẹ chúng là ai, ngày thụ phấn, ngày thu hoạch, ngày chuyển ra khỏi chai. Có thể dùng loại viết không thể tẩy xóa để viết ngay trên thành chậu. Có những nhà trồng lan thì dùng mã số trên nhãn hoặc trên chậu, còn các thông tin khác thì ghi chép riêng.

Nhân Giống Lan Vũ Nữ Bằng Phương Pháp Cấy Mô

Lan vũ nữ là một loài hoa đẹp, có thể nở quanh năm, một cành hoa có thể chơi được rất lâu từ 25 đến 40 ngày. Nhưng để có lan vũ nữ đẹp thì không phải dễ nếu không biết trồng đúng kỹ thuật. Xin giới thiệu kỹ thuật nhân giống lan vũ nữ bằng phương pháp nuôi cấy mô với độc giả.

Nhân giống lan vũ nữ bằng phương pháp cấy mô

Phương pháp nuôi cấy mô:

Là phương pháp nhân giống lan trên qui mô công nghiệp, nó có những ưu điểm vượi trội như giữ lại được các ưu điểm nổi trội của cây mẹ, cây con không bị nhiễm bệnh, mầm cây con lúc nào cũng có sẵn, nhưng nó đòi hỏi kỹ thuật cao và môi trường nuôi cấy vô trùng

Điều kiện nuôi cấy:

Có nhiều môi trường khác nhau được dùng như Knudson ‘s C, yamada,Singapo… Mỗi nhà vườn trồng lan có thể dùng các môi trường khác nhau với kinh nghiệm riêng. Tuy nhiên cũng có thể thay đổi thành phần chút ít như giảm nitrat canxi xuống 500mg mỗi lít và thêm 500mg sunfat môn, hay nitrat môn thêm vào 250mg KCL mỗi lít rất cần thiết cho sự tăng trưởng các cơ quan. – Việc sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng, như ANA với nồng độ phần triệu (ppm), hoặc 2,4D 1 – 2 ppm rất phổ biến ở nhiều tác giả khác nhau. Nên giảm nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng trong những lần cấy chuyền. Các chất chiết trái cây như nước cốt cà chua, nước chuối, nước khoai tây… nhưng chúng chỉ có hiệu quả trong các lần cấy chuyền hơn là lần cấy đầu tiên, và thể tích cũng không quá 10% môi trường cấy.

– Xaccaroz gây ra sự kích thích mô cấy đối với một số loài lan, và ngược lại cũng gây ra sự ức chế đối với một số loài khác Citokinin có hiệu quả gây sự mọc chồi với đa số loài và với nhiều bộ phận của cây lan. Nhưng những loài hoặc những bộ phận của cây không chịu ảnh hưởng của citokinin, chúng được thay thế bằng axit tranhcinnamic.

– Nhiệt độ lý tưởng cho việc nuôi cấy là 26 độ C.

– Ánh sáng nhân tạo: Ánh sáng được cung cấp bởi 2 loại đèn huỳnh quang và đèn nóng sáng. ánh sáng phải được sử dụng liên tục với quang kỳ 16 giờ giờ cường độ cũng thay đổi từ 1.000 đến 2.000ml/ m2 khi cây bắt đầu lớn, cường độ ánh sáng có thể tăng lên đến 18.OO0ml/m2 và quang kỳ giảm xuống. Các đèn phải đặc cách môi trường cấy 0,4 – 0,5m.

– Cách thử pH môi trường cấy: Độ pH của môi trường thích hợp cho mô phát triển, trong khoảng 4,8 – 5,5, thông thường biên độ pH trong khoảng 5 – 5,2 là tốt nhất.

– pH của môi trường có thể thử bằng các chất chỉ thị màu như: Bromo cresol green (Tetrabromo-in-cresol-sun- fonphtalein) với liều lượng O,10g trong 7,15ml dung dịch hidroxit natri (NAOH) N/50 pha loãng nưước tới 250ml, có màu xanh khi dung dịch trung tính, vàng cam khi ph=5,4.

Ở thời điểm này nhỏ 1 – 2 giọt axitphôtphoric đậm đặc để giảm độ pH, và pH = 5,2 không nên để pH môi trường xuống quá thấp dưới 4,8, nếu có trường hợp này xảy ra ta tăng thêm dung dịch hydroxit potat để tăng độ pH Hidroxit natri sunfonat alizirin (1g/1.OOOml nước): có màu tím chuyển sang màu vàng khi pH=5,2. Cong red tetrazodi – phenilaptionat natri (lg/1.OOOml nưước): có màu xanh ở pH = 5,2.

– Máy lắc: Các kết quả về cấy mô cho biết rằng, môi trường lỏng được xáo trộn trên máy lắc có hiệu quả hơn môi trường đặc. Tốc độ quay của máy lắc thay đổi tùy theo loài lan và giai đoạn cấy. Trong giai đoạn đầu, nhờ bộ phận biến trở, ta điều chỉnh máy lắc với tốc dộ 1/4 – 1/5 vòng/phút, tốc độ này nhằm mục đích làm cho môi trường dinh dưỡng hòa đều, sau đó tốc độ tăng dần 100 vòng/phút. Thời gian của mô quay trên máy lắc có thể từ 3 – 4 tuần.

– Các cách khử trùng: Môi trường cấy và nước cất phải được tiệt trùng ở nồi hấp ở áp suất 15 PSI trong 10 – 30 phút.

– Các dụng cụ dùng cho cấy mô sau khi tiệt trùng ở nồi hấp; đều phải được tiệt trùng sau mỗi lần dùng đến bằng cách nhúng cồn 900 rồi hơ trên ngọn lửa, hoặc nhúng vào dung dịch Clorox. 10%, rồi nhúng vào nước cất khử trùng.

– Tủ cấy được khử trùng bằng đèn cực tím.

– Phòng nuôi mô được khử trùng bằng fomon.

– Chồi cấy mới cắt khỏi giả hành được bóc vảy khử trùng trong dung dịch Clorox 10% trong 5 phút, sau khi cắt hết lá khử trùng trong dung dịch Clorox 5% trong 5 phút, và cuối cùng cắt thành mô cấy được khử trùng lần cuối cùng trong Clorox 1% trong 3 phút. Cũng có thể dùng xà phòng rửa bề mặt chồi cấy, sau đó bóc vảy và khử trùng trong Hipoclorit canxi 7% trong 15 phút. có thể dùng HgCl2 với nồng độ 0,1% trong 7 phút rất phải lọc cho mỗi lần dùng và có thể pha chế sẵn để dùng cho những lần kế tiếp.

Vật liệu cấy:

Nhờ tiến bộ về khoa học, ngày nay trên thế giới người ta có thể cấy nhiều bộ phận khác nhau của cây lan để hình thành các thể giống protocorm, viết tắt là plbs, nhưng thể tích của mô cấy chỉ biến đổi từ 1 – 3 mm3. Mô cấy có thể là:

+ Phân sinh mô đỉnh và phân sinh mô bên + Đáy lá + Đỉnh lá + Hoa tự + Nốt

Phương Pháp Trồng Lan Từ Hạt Và Cấy Mô Phần 1 – Dân Chơi Lan

GIEO HẠT VÀ CẤY MÔ

Cách trồng lan đã được mở rộng sang việc trồng bằng hạt và cấy mô. Trồng bằng hạt có nghĩa là sẽ có những loài lan lai được hình thành. Còn việc cây mô thì thường để nhân giống một loài nhất định nào đó và hiện đang là một cuộc cách mạng trên thị trường hoa lan cắt cành, vì đó là sự sinh sản vô tính với số lượng lớn có tính chất thương mại đối với cây lan đã được lai tạo.

TRỒNG LAN TỪ HẠT

Trồng lan từ hạt được biết đến như là việc tái sản xuất theo giới tính. Bởi vì nó yêu cầu về kỹ thuật làm cho các hạt trong chai nảy mầm, nhiều nhà trồng lan nghiệp dư bị nản chí trong những thử thách như vậy. Dù sao việc nhân giống bằng phương pháp gieo hạt cũng cần đầu tư một ít phương tiện cần thiết, và cần có sự cẩn trọng trong quá trình gieo hạt. Nhưng khi các hạt đã nảy mầm trong chai, thì đó là lúc ta nghĩ đến việc thương mại hóa công việc này.

Thụ phấn được thực hiện khi ta đưa phấn hoa từ nhụy hoa từ cây này sang nhụy hoa một cây cùng giống hay khác giống. Trong trường hợp thụ phấn ở hai cây khác loài, ta gọi là thụ phấn chéo. Việc thụ phấn sẽ tiếp theo sự thụ tinh các noãn bào trong nhụy hoa, đưa đến việc hình thành các trái (quả) lan. Việc thụ tinh sẽ không diễn ra tức thì, cần có thời gian để các phấn hoa trong ống rơi xuống bầu nhụy tìm kiếm noãn bào rồi đi vào giao tử thụ phấn và hình thành phôi. Cũng phải mất nhiều tháng để cho trái chín. Mặc dù một trái có chứa hàng triệu phôi, nhưng không phải hạt nào cũng thụ phấn, chỉ có một ít hạt có thể nảy mầm. Việc thụ phấn chéo giúp ta cải thiện mọi mặt của cây lan khi đưa ra một cây lan hoàn toàn mới. Việc lai tạo được thực hiện giữa hai cây cha mẹ của hai loài hoặc hai giống khác nhau, vì vậy sẽ có một loài lan lai tạo mới. Về cơ bản, đó là việc lấy ưu điểm của mỗi cây cha hoặc mẹ để hình thành một loài mới đó là những cây lan con sau khi gieo hạt. Những cây mang trái ta gọi là cây mẹ, và khi đó việc đặt tên phải lấy tên cây mẹ đặt trước. Thì dụ , cây Ascocenda Yip Sum Wah đã được đăng ký là kết quả lai chéo giữa cây Vanda Pukele với cây Ascocentrum cruvifolium, như vậy ta biết ngay rằng cây Vanda Pukele chính là cây đã mang trái.

Hạt lan rất là nhỏ tính theo kích thước của chúng, vì vậy bản thân chúng không có dinh dưỡng đủ để tự nuôi chúng trong quá trình nảy mầm. Số lượng hạt trong trái là rất lớn, các hạt lan cần được cung cấp một loại nấm để chúng nảy mầm. Loại nấm mycorrhiza sẽ cung cấp dinh dưỡng cho hạt trong khi hạt sẽ cung cấp nơi trú ngụ cho nấm, đó là một kiểu quan hệ cộng sinh (cùng có lợi). Mối quan hệ này ngày nay được thay thế bằng dinh dưỡng từ những nguồn nhân tạo. Ngày nay những nhà trồng lan dùng nhiều chất thay thế để bảo đảm cho cây nảy mầm và phát triển tốt hơn. Những chất như vậy thường là nước dừa, đường, thạch (rau câu) và nước, đó là những chất dinh dưỡng cơ bản.

Trái chưa chín

Cách trồng bằng các trái còn xanh tức là cách trồng những hạt được lấy ra từ những trái chưa chín. Gọi là những trái còn xanh nghĩa là nó cũng đã trải qua một nửa thời gian từ khi kết trái cho đến khi trái chín.Đó là những hạt lan được lấy ra trong khoảng thời gian giữa tháng thứ hai đến tháng thứ mười hai để đạt được độ trưởng thành của hạt, nhưng điều đó cũng tùy thuộc vào giống lan. Hiểu được nhu cầu dinh dưỡng của việc nảy mầm của hạt giúp chúng tra trồng những hạt chưa chín hẳn mà không cần phải chờ cho đến khi chúng chín hoàn toàn. Phương pháp này chủ yếu là để giảm thời gian tính từ khi bắt đầu cho đến khi cây lan ra hoa. Việc trồng các cây lan nhỏ từ việc lai tạo chéo có thể đầy nhanh quá trình cũng như tăng tỷ lệ nảy mầm so với cây lan sinh trưởng trong tự nhiên. Tuy nhiên để thực hiện việc trồng lan từ hạt, phương pháp thụ phấn cần được thực hiện. Từ quan điểm thực tế, việc quyết định thời điểm thụ phấn là rất quan trọng để từ đó quyết định khi nào thì ta hái quả. Tất cả các hạt cần được gieo cùng thời điểm bởi vì chúng ta không thể dự trữ hạt được. Thời điểm thích hợp nhất để hái trái là vào cuối thời điểm chúng chuyển sang màu vàng. Cách thức tạo phôi khi trái chưa chín hẳn được mô tả như sau: 

Cắt bỏ phần hoa còn lại trên đầu trái. Sau đó đem trái rửa sạch bằng loại xà bông khử trùng và mặt ngoài của trái được khử trùng bằng cách ngâm cả trái vào alcohol khoảng 3 đến 5 phút. Thời gian ngâm trái để khử trùng tùy thuộc vào kích thước của trái lan. Sau đó đem hơ qua lửa để khử trùng mặt ngoài và bổ đôi trai lan theo chiền dọc bằng một cái dao đã được khử trùng. Quá trình này cần được thực hiện bằng cách rải đều thành lớp trong bình chứa. Sau đó lấy những hạt này gieo vào trong chai đã có sẵn chất dinh dưỡng gồm có Vacin và các loại muối khoáng hòa tan, nước cà chua ép, nước dừa, đường, thạch và nước. Các chai đã gieo hạt được đặt ở nơi có cường độ ánh sáng từ 1.000 đến 3.000 nến, trong thời gian từ 8 đến 16 giờ, dưới nhiệt độ 25 độ C, có thể cộng trừ 2 độ C.

      Sau khi gieo hạt vào chậu, hạt sẽ nảy mầm sau một tuần cho đến 6 tháng. Dendrobium được coi là loài nảy mầm nhanh nhất, các loài khác thì từ hai tuần lễ đến ba tháng, trong khi đó lan hài (Paphiopedilum) phải mất 6 tháng hoặc hơn. Các hạt đã nảy mầm sau đó có thể chuyển qua một chất dinh dưỡng mới có thành phần như ban đầu bổ xung thêm nước chuối ép. Lúc này thì chúng đã trở thành khác so với lúc mới nảy mầm với các chồi và rễ. Có thể chuyển cây một lần nữa trước khi chúng được sự trưởng thành đủ để đem ra trồng bên ngoài.

(Trái lan chưa chín : thieu hinh )

Gieo hạt từ trái chín

Đôi khi trái được thu hoạch sau khi chúng đã bị tách ra. Ở tình trạng đó, cần phải làm sạch chỗ trái bị nổ bung ra bằng một miếng vải sạch có tẩm cồn. Sau đó nạo các hạt vào một cái ly chứa 30 ml dung dịch chlorox loại 1% đến 3,5% và khử trùng trong thời gian từ 8 đến 10 phút bằng cách lắc đều. Sau đó đổ bỏ dung dịch chlorox và rửa lại các hạt bằng nước cất. Cuối cùng, lấy một ít nước cất đã khử trùng đó nhỏ vào cùng với các chất trồng như đã nói ở trên. Sau đó thực hiện việc gieo trồng như cách làm nói ở phần trồng các trái còn xanh./.

Thụ phấn cho cây lan Dendrobium

Hình trên: Trái lan chín bị nứt ra. Hình dưới: Gạt những hạt lan từ trái lan chưa chín vào chai có chất dinh dưỡng.

Đổ các hạt lan đã được khử trùng vào chai có chất dinh dưỡng