Top 13 # Phương Pháp Trồng Khoai Lang Thủy Canh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Phương Pháp Ươm Trồng Cây Khoai Lang

Quy trình kĩ thuật trồng cây khoai lang

Thời vụ: Bà con nông dân có thể trồng 4 vụ/năm, thời gian xuống giống tùy theo nông lịch ở từng địa phương. Hai vụ mùa mưa gồm vụ khoai lang hè thu ( trồng tháng 5 thu hoạch đầu tháng 8) luân canh với ngô/lạc/đậu nành/đậu xanh/dưa hấu thu đông; vụ khoai lang thu đông (trồng đầu tháng 8 thu hoạch cuối tháng 10) luân canh với ngô/lạc/đậu nành/đậu xanh của vụ hè thu.

Ngoài ra, người trồng phải lên luống rộng 1-2m, cao 30-35 cm, độn rơm rạ, cây phân xanh, phân chuồng giữa luống để đất tơi xốp, giúpkhoai lớn củ nhanh. Mỗi mét luống chiều dài, người dân nên trồng 5 hom với khoảng cách trồng 18-22cm, tương ứng với mật độ trồng khoảng 40000-42000 hom. Cách trồng đơn giản là đặt hom cây thẳng dọc luống và lấp đất sâu 5-6cm.

Hỗn hợp phân bón dùng cho mỗi héc ta bao gồm 5-10 tấn phân chuồng +150 kg ure+200 kg supe lân+150 kg KCl. Trong quá trình phát triển, cây cần được làm cỏ, xáo xới đất xung quanh, điều tiết lượng phân bón cho phù hợp, nhấc dây để hạn chế rễ phụ cây khoai lang, tạo điều kiện tập trung dinh dưỡng về củ. Nếu người trồng muốn thu hoạch lá thì nên để ngọn cây tự do phát triển, càng cấu, ngọn khoai càng mọc khỏe hơn.

Tuỳ theo nhu cầu thị trường mà người dân có thể phân loại củ để chế biến và tiêu thụ phù hợp. Củ lớn và củ vừa được dùng để bán tươi và chế biến thực phẩm, củ nhỏ và dây lá dùng cho chăn nuôi, lá của một số giống khoai lang chọn lọc hiện được ưa chuộng để làm rau xanh và làm nước sinh tố.

Tác dụng của rau khoai lang

Trong ngọn rau lang có chất gần giống insulin, tác dụng làm giảm đường huyết, do đó trong bữa ăn của người bị tiểu đường nên có món rau này. Canh rau lang, ngọn rau lang luộc… đều có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Đặc biệt, khi cơ thể đang bị nhiệt (nóng), nên dùng rau lang trong bữa ăn, vì rau lang có tính thanh nhiệt, làm mát.

Trong rau lang chứa nhiều vitamin B6, có tác dụng giảm buồn nôn đối với phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu (thường bị ốm ghén), hoặc hay nôn ọe, ăn uống không ngon hoặc chán ăn. Với những bà mẹ đang cho con bú mà ít sữa, muốn có nhiều sữa hơn, nên dùng rau lang xào với thịt heo ăn sẽ có tác dụng rất hiệu quả. Rau lang có nhiều chất xơ, tính mát, có lợi cho hệ tiêu hóa, là loại thực phẩm rất tốt để trị bệnh táo bón.

Nguồn: chúng tôi

Hướng Dẫn Trồng Khoai Tây Bằng Phương Pháp Thủy Canh

Trồng khoai tây thủy canh là phương pháp trồng cây ăn củ không cần sử dụng đất nên rất phù hợp với khu vực thành phố. Mô hình thủy canh này được khá nhiều người ưa chuộng, bởi củ hoàn toàn sạch và an toàn cho người dùng.

Với cách trồng này, cây không chỉ được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết mà còn cách li được với nguồn sâu bệnh, nguồn nước/đất bị ô nhiễm và tránh được các độc tố, đảm bảo năng suất cây trồng cao, rau củ sạch. Và để quá trình trồng và chăm sóc khoai tây đạt hiệu quả cao, chúng ta phải thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật:

Chuẩn bị dụng cụ trồng thủy canh và ủ mầm khoai tây

Trước khi tiến hành trồng khoai tây thủy canh, các bạn cần chuẩn bị các nguyên vật liệu sau:

Thùng xốp ( có thể sử dụng các loại thùng xốp đựng hoa quả), ni lông đen. Nếu trồng với số lượng nhiều thì có thể dựng giàn trồng thủy canh.

Rọ nhựa thủy canh: Lựa chọn loại rọ nhựa có kích thước phù hợp với loại cây trồng, không quá to hoặc quá nhỏ, phải đảm bảo không gian cho rễ cây phát triển.

Giá thể: Sử dụng trấu hun, hỗn hợp xơ dừa, tro hoặc mùn cưa đã được qua xử lý.

Nên bổ sung thêm bình phun nước nhằm cung cấp độ ẩm kịp thời cho cây khi đã lớn.

Bút đo PPM, bút đo PH: rất cần thiết để đo nồng độ các chất dinh dưỡng trong dung dịch thủy canh, đảm bảo dưỡng chất phù hợp với cây trồng. Đối với khoai tây thủy canh, độ PPM thích hợp là 1400-1750 và PH là 5.0- 6.0.

Thúc củ lên mầm: Đặt các củ khoai tây giống vào khay, sau đó đặt ở những nơi thoáng mát, tạo điều kiện cho cây nhanh nảy mầm. Khi củ đã bắt đầu lên mầm, khoảng 2 – 3 cm thì đem đi trồng.

Tiến hành trồng khoai tây thủy canh

Đặt các thùng xốp tại nơi có nhiều ánh nắng mặt trời như: ban công, sân thượng,… để cây dễ quang hợp. Thùng xốp phải được lót ni lông đen ở dưới đáy

Khoan lỗ thùng xốp với đường kính tương đương với các rọ nhựa, khoảng cách của các lỗ sẽ theo mật độ trồng khoai tây thủy canh.

Tiến hành chuyển cây vào rọ nhựa, giá thể (sơ dừa, trấu hun…) được dùng để cố định cây, giúp cây mọc thẳng hơn. Đặt rọ nhựa vào đúng các lỗ của thùng xốp, sau đó đặt nắp trên các thùng xốp đã chứa dung dịch thủy canh.

Làm lưới che chắn, ngăn chặn sự tấn công của các loại côn trùng.

Và để củ khoai tây được mập mạp, không chỉ cần tưới nước theo định kỳ, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng mà còn phải kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ thường xuyên.

Lợi ích khi trồng khoai tây bằng phương pháp thủy canh

Trồng khoai tây thủy canh sẽ đảm bảo kiểm soát tốt các chất dinh dưỡng, tránh dư lượng của thuốc trừ sâu, ngăn chặn mầm mống sâu bệnh và kim loại nặng vốn có trong môi trường đất.

Khi trồng khoai tây trong các giá thể tiết kiệm được 30% lượng phân bón, tránh rủi ro thời tiết, sâu bệnh.

Quá trình chăm sóc đơn giản, phương thức thu hoạch dễ dàng: Sau khi lấy khoai ra khỏi giá thể, bạn chỉ xoa nhẹ vào củ khoai là đã lộ ra ngay một lớp vỏ mỏng trơn láng và rất sạch.

Lưu ý về điều kiện trồng khoai tây thủy canh

Tận dụng khoảng không gian trống của sân thượng, ban công hoặc khoảng sân trước nhà. Ánh nắng thích hợp cho khoai tây ít nhất từ 5-6 giờ/ngày.

Để tránh tình trạng nước mưa khiến dung dịch dinh dưỡng bị pha loãng, bạn có thể làm mái che bằng ni lông.

Vào những buổi trưa nắng gắt nên tưới thêm nước cho cây

Không tưới dung dịch dinh dưỡng thủy canh ngập toàn bộ rễ, điều này sẽ khiến cây bị nghẹt thở, bạn nên chừa phân nửa bộ rễ nằm trên mặt của dung dịch.

Trồng Rau Bằng Phương Pháp Thủy Canh

Thủy canh là phương pháp trồng rau sạch không cần dùng đất rất phù hợp với người dân ở thành phố. Các gia đình có thể tự trồng trọt trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng để đảm bảo vệt sinh an toàn thực phẩm cho gia đình.

Rau cải được trồng theo kỹ thuật thủy canh

Quy trình trồng rau thủy canh khá đơn giản

Ứng dụng công nghệ thủy canh để sản xuất rau an toàn là một hệ thống trồng cây trong dung dịch không tuần hoàn được Trung tâm phát triển rau đậu Châu Á do tiến sỹ Hideo Imai và David Midmore nghiên cứu và hoàn thiện. Trồng rau bằng phương pháp thuỷ canh không phải điều chỉnh độ PH do tạo ra chất đệm giữ ổn định độ axit, không phải sục khí và cho nước chảy liên tục.

Bằng kỹ thuật này cây rau được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết, cách ly với nguồn sâu bệnh, phân tươi, nước ô nhiễm, tránh được các độc tố. Mô hình trồng rau thuỷ canh được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, bởi cây rau hoàn toàn sạch và an toàn. Các loại rau ăn lá đều thích hợp với môi trường thuỷ canh: rau xà lách, rau cải canh, rau húng, rau muống.

Điều kiện trồng rau thủy canh

Tận dụng mặt bằng sân thượng, ban công hay khoảng sân trước nhà. Ánh sáng cho cây quang hợp ít nhất 5-6 giờ trong một ngày.

Cần tránh nước mưa để dung dịch dinh dưỡng không bị pha loãng, có thể làm mái che bằng ni lông trắng.

Cần phun nước 2-3 lần vào buổi trưa nắng gắt đối với rau ăn lá.

Cần tránh cho cây khỏi bị nghẹt thở: Không bao giờ cho dung dịch ngập hoàn toàn bộ rễ, chừa phân nửa bộ rễ nằm trên mặt dung dịch.

Kỹ thuật trồng cây, rau mầm thủy canh khá đơn giản

Dụng cụ trồng

Chúng ta chuẩn bị vật liệu chọn hộp xốp có chiều dài 40cm – 50cm, cao 15cm, nylon đen lót hộp, rọ nhựa có đường kính rọ 5cm, đáy 2,9cm, cao 7,3cm, giá thể (trấu hun) và các chất dinh dưỡng đóng can bán trên thị trường.

Ngoài ra có thể tận dụng những dụng cụ sẵn có trong gia đình như: xoong, nồi, chậu nhựa, rổ, khay nhựa hình chữ nhật, hũ sành, nồi đất, có đường kính từ 20cm, chiều cao 15cm trở lên và có nắp đậy kín. Nên có thêm bình phun nước để cung cấp độ ẩm cho thân, lá rau khi đã lớn.

Dụng cụ trong kỹ thuật trồng cây, rau mầm thủy canh không quá phức tạp và cầu kỳ

Các bước trồn rau thủy canh

Đặt thùng thủy canh trực tiếp trên nền xi măng, ban công, sân nhà… nơi có ánh nắng mặt trời, làm lưới để che chắn côn trùng, hộp xốp phải được lót nylon đen vào đáy hộp, ny lon đen có tác dụng giữ dung dịch và tạo môi trưòng thuận lợi cho sự phát triển của rễ, khoan lỗ vào các hộp có đường kính tương đương với miệng trong nhựa, khoảng cách các lỗ theo mật độ cây trồng.

Ví dụ: Rau cải xanh, xà lách, rau dền, cải trắng khoan 12 lỗ; rau muống, rau húng, rau cải ngọt khoan 20 lỗ. Lót lưới nhựa vào đáy rọ để trấu không rơi xuống dung dịch dinh dưõng, nhồi trấu hun vào rọ, xếp các rọ đã đựng trấu lần lượt vào hộp xốp, xếp khít để tránh đổ trấu vãi ra ngoài (chú ý không nên nén chặt tay).

Pha dung dịch thủy canh

Có rất nhiều công thức để pha dung dịch thuỷ canh, để có công thức thuỷ canh đáng tin cậy được pha trộn từ trước chúng ta có thể liên hệ với Trung tâm giống cây trồng Phú Thọ. Mỗi một túi dinh dưỡng bột sử dụng cho 12 hộp xốp. Để chia được đều ta pha dung dịch mẹ: Cho túi bột dinh dưỡng vào 6 lít nước lã khoắng đều cho tan hết sau đó cho vào mỗi hộp xốp 0,5 lít dung dịch mẹ và lên mực nước cho đủ 12 lít nước/ hộp xốp và khuấy đều là được dung dịch trồng rau. Trước khi tiến hành gieo hạt cần làm ẩm giá thể để đảm bảo sự duy trì độ ẩm cho hạt. Sau khi gieo 7 – 12 ngày tùy vụ, khi cây được 2 lá mầm thì đánh cấy vào rọ đã nhồi sẵn trấu hun sau đó xếp vào hộp xốp, mực nước trong hộp xốp ngập 1/3 rọ nhựa để 3 – 4 ngày rồi xếp lên khay đã đục sẵn lỗ cho từng loại rau.

Cần chú ý tới nước và ánh sáng trong kỹ thuật trồng cây, rau mầm thủy canh

Gieo hạt

Tùy theo loại rau mà có thể gieo thưa ra. Sau khi gieo xong đặt nắp chèn lên, tránh để hạt bị xáo trộn, phun thêm 1 lượng nước lên trên hạt.

Chăm sóc

Trong quá trình chăm sóc rau chúng ta phải thường xuyên kiểm tra hộp trồng rau để tránh rò rỉ dung dịch dinh dưỡng; cần bổ sung nước sạch cho đến khi thu hoạch đối với loại rau thu hoạch một lần như rau cải ngọt, rau cải canh… nếu là rau muống hay rau thơm… là rau thu nhiều lần trên cây cần bổ sung lượng dinh dưỡng bằng 30% lượng dinh dưỡng dung dịch mẹ cho ban đầu sau mỗi lần thu hoạch; theo dõi hàng ngày nếu có sâu thì bắt bằng phương pháp cơ học; bổ sung và thay thế những cây xấu, kém, những cây chết, chuyển đổi vị trí cho rau đủ ánh sáng và dinh dưỡng; cắt bỏ lá gốc, lá vàng, tỉa nhánh rễ, vệ sinh hộp sau mỗi lần thu hoạch đối với cây lưu vụ (rau muống, rau húng); mùa hè cần che nắng bằng lưới đen từ 10 giờ đến 16 giờ.

Trồng Cà Chua Theo Phương Pháp Thủy Canh

Đó là cách trồng cà chua cực đẹp của nông dân Nguyễn Văn Đẹp, 52 tuổi, ở ấp Bến Liễu, Phú An, Bến Cát, tỉnh Bình Dương trồng trên diện tích 2.000 m2 theo phương pháp thủy canh.

Khi bước chân vào vườn cà chua rộng 2.000 m2 của ông Nguyễn Văn Đẹp, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên vì vườn cà chua quá lạ mắt! Những thân cây cà chua thẳng, ít cành ngang, được định hướng chạy xiên nghiêng một góc khoảng 40 độ so với mặt đất.

Khác hẳn cà chua thông thường, những chùm cà trồng theo phương pháp thủy canh ấy có độ bóng sáng và tùy theo mỗi giống cà chua khác nhau mà trái cà chua có những kích cỡ lớn nhỏ, hình dáng tròn dẹp hoặc phân khía thành các múi khác nhau… Trong đó, kích cỡ lớn nhất là trái cà chua có nguồn gốc của Nhật, Israel, nhỏ nhất nhưng lại dính chùm đẹp mắt là cà chua giống của VN.

I. Sạch tuyệt đối

– Yếu tố quyết định sự thành bại của phương pháp trồng cà chua mới này chính là sự cách ly tuyệt đối với môi trường bên ngoài. Vật dụng cách ly phía trên mái là tấm bạt nhựa màu trong suốt, hoàn toàn kín. Bốn bên được vây quanh bởi lớp lưới dày, bảo đảm không một loại côn trùng nào có thể lọt vào…

“Tạo môi trường trồng rau sạch ở mức tuyệt đối này chính là nguyên tắc hoàn toàn khác biệt để cho ra đời sản phẩm cà chua sạch và an toàn tuyệt đối” – ông Đẹp cho biết.

Một điều đặc biệt nữa là ngay tại cửa ra vào vườn cũng được thiết kế có một phòng trống hình chữ nhật có diện tích hẹp, để lỡ khi có côn trùng theo người lọt vào thì vẫn chưa “lạc” thẳng vào vườn rau gây hại mà sẽ dừng lại để bị “xử lý” ngay tại phòng này.

Ngoài ra, hệ thống nước tưới của vườn hoàn toàn tự động theo hình thức ống dẫn “tiêm” trực tiếp xuống gốc cây. Điều đáng lưu ý là kèm với nước chính là lượng phân bón đã được hòa tan với nồng độ thích hợp.

Đây là phương pháp giúp vườn rau không có mùi của phân bón mà thay vào đó toàn khu vườn toát lên mùi thơm dịu mát của những trái cà chua chín, mùi ngai ngái nồng của lá cà chua xanh mởn…

Ông Đẹp cho biết thêm hiện vườn cà chua của ông đang cho thu hoạch mỗi ngày hơn 200 kg. Giá bán tại chợ khoảng 8.000 đồng/kg, cao gấp đôi cà chua Đà Lạt nhưng vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng chọn mua vì sự nổi trội về hình thức và chất lượng.

II. Hành trình của ông Đẹp

Đang làm nghề sửa chữa điện xe gắn máy tại thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương nhưng chỉ một lần nghe lời rủ rê của người em trai bên Úc, ông đã trở thành một nông dân thực thụ khi quyết tâm bỏ công bỏ của ra làm thí nghiệm mô hình sản xuất cà chua theo công nghệ Úc (phương pháp thủy canh).

“Lúc đó tôi nghĩ mình cần là người tiên phong. Nếu thành công thì mình sẽ là người phổ cập thứ công nghệ trồng cà chua này cho bà con nông dân”- ông Đẹp cho biết.

Quá trình thí nghiệm của ông với cây cà chua không thể kể hết những gian nan! Những sai sót nhỏ nhặt nhất, như lần ông sơ ý để một con bướm bay vào vườn đã gây hậu quả là phải phá bỏ toàn bộ vườn cà chua đang cho thu hoạch.

Bởi trong môi trường cách ly, những con sâu được sản sinh từ con bướm này phát tán nhanh đến độ chỉ sau một – hai ngày, lượng sâu đã đan kín mặt đất… khiến ông buộc phải cho tiêu hủy toàn bộ khu vườn.

Sau sự cố đó, vườn ông Đẹp còn thêm hai lần nữa phải tiêu hủy hoàn toàn do sự phát sinh bệnh nấm và đốm lá… nguyên nhân là do mấy cơn bão lốc đã hất tung mái che làm mưa gió đổ xuống khu vườn.

Tính đến thời điểm này, việc bán trái cà chua của ông vẫn chỉ mang tính chất chào hàng và thăm dò thị trường chứ không nhằm mục đích thu hồi vốn. Bởi lẽ, so với số vốn bỏ ra hơn 500 triệu đồng ban đầu, cộng số vốn phát sinh do bị hư hại liên miên… thì việc mỗi ngày bán ra vài trăm ký cà chua là không thấm vào đâu. Và “so với mục tiêu phấn đấu đạt năng suất chuẩn của vườn hơn 400 tấn/ha, thì với mức thu 200 kg mỗi ngày trên diện tích 2.000 m2 hiện tại mới chỉ là “bước khởi đầu”, cần có thêm thời gian để tôi tiếp tục thử nghiệm, tiếp tục nghiên cứu… chưa tính đến chuyện lỗ lãi ở đây!” – ông Đẹp cho biết.

III. Nông dân cũng cần năng động

– Bản tánh hiền hòa, bỗ bã khi nói cười, chân thành trong câu chuyện… nhưng cũng chính ông lại rất rành rọt về các ứng dụng của khoa học công nghệ thông tin vào việc trồng cà chua và “độc chiêu” là ông cũng rành rẽ cả việc thông thương mua bán, trao đổi thông tin về giống qua mạng Internet. Hai ngày một lần, ông chụp hình cây cà chua gửi qua Úc, nhìn những hình ảnh của ông những người làm kỹ thuật ở Úc sẽ hiểu là cây đang cần chất gì, bao nhiêu phần trăm… để có những điều chỉnh giúp ông tìm ra công thức chăm bón hiệu quả nhất.

“Mình không thể rập khuôn mô hình bên Úc được. Mà tôi cũng sợ nhất là sự áp dụng rập khuôn vì như thế sẽ làm triệt tiêu sự sáng tạo của bản thân mình.

Nông dân cũng cần năng động và sáng tạo chứ!” – ông chân tình. Những sáng tạo của ông là việc thử nghiệm với nhiều loại giá thể như mùn cưa, tro trấu, xơ dừa… và những thử nghiệm này cũng đã cho ông được những đúc kết có giá trị.

Về giống cà chua, ông cũng đang trong quá trình thử nghiệm với hơn 20 loại giống của 20 quốc gia trên thế giới đã được ông mua thông qua Internet… và đương nhiên mỗi loại giống cũng đã cho ông có được những kết luận cho riêng mình…

Đặc biệt, trong quá trình thí nghiệm hiện tại ông vẫn quan tâm đến việc “sáng chế” những công cụ vật dụng có thể thay thế việc nhập thiết bị nhằm giảm thiểu những chi phí đầu tư ban đầu.

Chẳng hạn, ông đã chế tác thành công những bình tưới nước nhỏ giọt thay cho hệ thống ống dẫn nước tiêm xuống gốc cà chua vốn là một yếu tố đầu vào chiếm nhiều vốn nhất. Rồi ông cũng khuyến khích việc sử dụng hệ thống khung vườn bằng cây tre, gỗ… thay vì khung sắt…

Được biết, sắp tới đây Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Bình Dương kết hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Bến Cát sẽ chọn vườn cà chua của ông để thực hiện đề án trồng cà chua bằng phương pháp thủy canh với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Bình Dương.