Top 4 # Phương Pháp Trồng Hữu Cơ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Trồng Cây Cam Theo Phương Pháp Hữu Cơ

Trồng cây cam theo phương pháp hữu cơ

Tại vùng đất ven sông màu mỡ ở xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư, các loại cây ăn quả dòng cây có múi như cây cam canh, cam vinh, đang là cây trồng chủ lực. Đặc biệt, ở nơi đây, cây cam được chăm sóc hoàn toàn bằng phương pháp hữu cơ, nhằm cung cấp những dòng hoa quả sạch, an toàn ra thị trường. Thay đổi phương pháp trồng đã giúp người dân tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăm sóc cây ăn quả, hướng tới một nền nông nghiệp sạch.

Đã từ 4 – 5 năm nay, từ khi một số hộ dân ở xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư du nhập các dòng cây ăn quả về trồng tại vùng đất chuyển đổi tại thôn Hội Khê, thì nơi đây đã hình thành một vùng cây trồng cây ăn quả bạt ngàn và mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân Hồng Lý. Với 2 loại cây ăn quả chính là cam canh và cam vinh.

Ông Vũ Đình Thành – thôn Hội Khê, xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư: T ôi lên quê ngoại ở Văn Giang, Hưng Yên có thấy trên đó trồng cây cam canh, bao năm nay, thấy hiệu quả. Nghĩ tại sao ở vùng đất phù sa ở Hồng Lý lại không trồng được, có ý định đem về trồng. Mới đầu khoảng 200 300 cây, sau đó thấy hiệu quả, năng suất rồi nhân rộng ra giờ là hơn 700 của 2 loại cam canh và cam vinh.

Cũng chính vì nhận thấy dòng hoa quả sạch đang được thị trường ưa chuộng, nên việc lựa chọn phương pháp chăm sóc theo phương pháp hữu cơ đã được những chủ vườn xác định ngay từ đầu. Do đó, cây cam canh, cam vinh tùy từng thời điểm sinh trưởng, phát triển sẽ được chăm sóc khác nhau. Đặc biệt là thời kỳ cây ra hoa đậu quả và bắt đầu thời kỳ quả vào ngọt.

Ông Vũ Đình Thành – thôn Hội Khê, xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư: Chăm sóc hoàn toàn bằng phương pháp hữu cơ, không sử dụng thuốc hóa học, tham khảo một số loại thuốc sinh học ở vùng trồng quả nhiều ở Đồng Nai,.. miền Trung hay dùng.

Ông Nguyễn Hồng Khanh – Chủ tịch Hội nông dân xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư: Năm 2018, 2019 về mô hình hội viên kinh doanh sản xuất giỏi ở Hồng Lý, có nhiều hội viên tập trung vào làm vườn, đặc biệt là trồng loại cây có múi như cam, bưởi, quất cảnh. Đều hướng tới chăm sóc theo phương pháp hữu cơ. Như gia đình ông Vũ Đình Thành và một số hộ khác có chứng nhận hoa quả sạch, được một số siêu thị đặt mua.

Việc áp dụng trồng cây cam từ phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh, sẽ tạo cho cây cam sinh trưởng phát triển tốt, ra quả sớm, năng suất và đặc biệt là kéo dài thời gian tuổi thọ của cây trồng. Cụ thể, với một cây cam vinh, cam canh từ năm thứ 3,4 đã cho thu hoạch gần 60kg quả/cây, thậm chí có những cây cho năng suất gần 1 tạ quả mỗi năm.

Bà Văn Thị Nga – một hộ làm vườn khác tại xã Hồng Lý: Nhà tôi trồng cam canh 4 năm nay rồi, có 200 gốc cam canh và cam vinh. 2 dòng cam này vốn được ghép từ gốc bưởi, nên sinh trưởng tốt, khỏe, cho quả năng suất.

Theo đánh giá của người dân nơi đây thì các dòng cây có múi chăm sóc theo phương pháp hữu cơ có hiệu quả năng suất và mang lại giá trị kinh tế cao, đã và đang được xuất bán vào các siêu thị tại Thái Bình và Nam Định. Từ những vườn cam sai trĩu quả, đã mang lại cho họ thu nhập gần 300 triệu đồng mỗi năm. Việc tiếp cận với phương pháp trồng cây ăn quả theo phương pháp hữu cơ đã và đang thay đổi thói quen canh tác của người dân Hồng Lý, góp phần hướng tới một nền nông nghiệp sạch.

Phương Thúy

Hướng Dẫn Phương Pháp Trồng Cần Sa Hữu Cơ

Có một người đã góp phần tạo nên sự thay đổi cho Cần sa. Jeff Lowenfels, một người làm vườn mát tay ở Alaska, một luật sư, và tốt nghiệp Đại học Harvard; có vẻ đã khai sinh ra khái niệm trồng Cần sa “theo cách hữu cơ”. Khái niệm của ông xoay quanh chu kỳ tự nhiên của cây trồng và các vi sinh vật để tạo nên một chuỗi thức ăn trong đất.

Chuỗi thức ăn

Bí mật của quá trình này đó là đoạn cuối của chuỗi thức ăn, các vi sinh vật. Những người làm vườn bé nhỏ phân huỷ rác thải để tạo ra các dưỡng chất cho các sinh vật khác, những sinh vật này lại cứu sống những sinh vật khác, chúng lần lượt cung cấp dưỡng chất cho cây trồng. Quá trình này không chỉ nuôi dưỡng cây trồng mà còn đưa rác thải của cây ra khỏi đất, ngăn việc sốc độc tố.

Tại sao hầu hết những vụ trồng trong nhà đều không phải hữu cơ

Trong phương pháp trồng thuỷ canh, nước được chất đầy các dưỡng chất giống như một quán giải khát vậy, và sau khi sử dụng, nó bị loại bỏ. Khi bị đổ vào cống rảnh, nó mang theo tất cả những muối và kim loại nặng trong phân bón và rác thải của cây trực tiếp đi vào nguồn nước, gián tiếp làm phá huỷ tự nhiên.

Ảnh hưởng của điều này đến môi trường là một sự hỗn độn. Những sản phẩm phụ này bỏ lỡ giai đoạn chia nhỏ quan trọng của các vi sinh vật trong đất và bắt đầu ảnh hưởng đến những sinh vật thường bị chúng loại bỏ trong chuỗi thức ăn.

Nó có thể nguy hiểm như thế nào?

“Hút có thể tạo ra các hợp chất nhiệt phân với những độc tính chưa xác định được, và những hoá chất được hít vào trong máu mà không có sự chuyển hoá qua gan lần đầu bởi các hệ tiêu hoá và gan. Kết quả là, những hoá chất được hít vào thường xuất hiện trong cơ thể ở những cấp độ cao hơn nhiều so với những hoá chất được đưa vào bằng đường miệng.” – Sử dụng thuốc trừ sâu cho Cần sa, Viện An toàn Cần sa, 2014.

Tôi có thể trồng hữu cơ trong nhà như thế nào?

Những nguyên liệu giàu cacbon: lá khô, rơm, cành cây, lá thông

Những nguyên liệu giàu Ni-tơ (hay Đạm): phân bón, bả càfe, vỏ rau quả, rong biển

Xơ dừa

Mycorrhizae (nấm cộng sinh cây trồng)

Đá photphat

Thuốc tẩy manhê

Azomite (yếu tố vi lượng)

1 tách vôi ngọt (đolomit)

1 muỗng axit mùn bột

1kg phân dơi

Bột máu (bột huyết)

Bột xương

Mật đường

1 chai pH có độ kiềm cao

1 chai pH có độ kiềm thấp

Việc ủ phân trộn có thể được thực hiện quanh năm, khi sự chia nhỏ của xác thực vật toả nhiệt. Tốt nhất là bạn nên làm nhiều phân trộn cho cả năm, cho dù phải chất hàng đống ở sân sau, hay trong những chiếc thùng đặc biệt mà bạn có thể mua ở một cửa hàng bán đồ làm vườn và gia dụng ở địa phương (nếu bạn cần giữ cho mảnh sân nhỏ được gọn gàng, những chiếc thùng này là cách tốt nhất).

Hãy thoải mái sử dụng khoảng trống trong sân nhà bạn, và sẽ chẳng ai nghi ngờ gì cả. Việc ủ phân trộn mất khoảng 2-5 tháng. Một số loại thùng đặc biệt thậm chí còn có thể làm thay đổi đất của bạn, giúp đẩy nhanh quá trình này.

Tự làm phân bón

1. Đầu tiên, hãy dàn rộng lớp đất nền đã có phân trộn được ủ bằng xơ dừa và mycorrhizae trên một tấm vải nhựa lớn hoặc một bể bơi bằng nhựa của trẻ em. 2. Dàn đều 0.75 kg đá photphat, 1/8 tách (cốc trà) thuốc tẩy manhê, 1/4 tách azomit (yếu tố vi lượng), 1/2 tách vôi ngọt (đolomit) và 1 muỗng canh axit mùn bột lên bề mặt đống đất nền. 3. Thêm 1 lớp đất nền khác lên trên bề mặt các bột dưỡng chất. 4. Tiếp đó, thêm 1 kg phân dơi cùng một lớp đất nền khác với 1kg mỗi lớp dày bột máu và bột xương cho những lớp đất nền. 5. Trộn đều mọi thứ lại với nhau bằng một cái xẻng và sau đó đặt vào trong một thùng rác lớn bằng nhựa cùng với 10lit nước được ngâm trong mỗi thùng. Để vào nơi có ánh nắng trong 30 ngày. Điều này sẽ cho phép những vi sinh vật và nấm có lợi làm giàu cho đất. Khi bạn trồng cây giống hoặc chuyển cây sang chỗ lớn hơn, chỉ cần đặt tỉ lệ 1 phần loại Siêu thức ăn này vào đáy chậu, và phủ lên 2 phần đất có phân trộn thông thường lên trên bề mặt.

Phân trà

1. Sử dụng nước đã được lọc, tinh khiết trong một cái xô 18 lít. 2. Thêm oxy vào bằng một máy sục khí để làm giàu thêm cho quá trình ủ phân, hoặc để làm sạch nước không được lọc. 3. Phủ đầy một tấm vải bông hoặc vải thưa bằng phân trộn, phân dơi và hai muỗng mật đường. 4. Ngâm trong nước trong một vài ngày. 5. Khi đã hoàn thành công đoạn ủ phân, sử dụng phân trà này cho lá và rễ cây. 6. Đừng tiết kiệm. Hãy sử dụng bất kỳ phế thải nào trên bãi cỏ hoặc trong vườn nhà bạn.

Kiểm soát sâu bệnh hữu cơ

Hãy nhớ, nó là một quá trình tự nhiên

Hãy khởi động bằng cách thay thế các thuốc trừ sâu và bổ sung phân trà vào đám cây trồng hiện có của bạn.

Mua loại phân trộn đã được làm sẵn ở cửa hàng bán đồ làm vườn tại địa phương của bạn khi bạn bắt đầu ủ phân tại nhà.

Khi bạn làm theo một cách thức mới, hãy giữ một cuốn tạp chí trồng trọt và những bản sao các bài báo mà bạn có thể tham khảo lại.

Hãy học hỏi từ những grower khác, và xây dựng một mạng lưới hỗ trợ.

Hãy nắm vững kiến thức về cây Cần sa: vòng đời của nó, các nhu cầu của cây, và những vấn đề còn vướng mắc.

Cuối cùng, bạn sẽ có được những búp Cần mạnh hơn, nhiều lợi ích hơn, mà lại tinh khiết và an toàn. Hãy tự hào về quá trình học hỏi, và tất cả những nỗ lực của bạn. Cơ thể bạn sẽ biết ơn bạn, và mẹ Trái Đất cũng sẽ biết ơn bạn đấy.

Chia Sẻ: Phương Pháp Ủ Mùn Cưa Làm Phân Bón Hữu Cơ

Phương pháp ủ mùn cưa để tạo thành phân bón hữu cơ đang được áp dụng phổ biến trong nông nghiệp. Là một loại rác thải tự nhiên từ việc chế biến gỗ, mùn cưa trước đây thường ít được sử dụng trong cuộc sống. Tuy nhiên một vài năm trở lại đây, người ta phát hiện ra những công dụng hữu ích của nó. Đặc biệt đối với việc làm phân bón hữu cơ, rất tốt cho sự phát triển của các giống cây trồng.

Thế nào là mùn cưa

Mùn cưa là một loại vật liệu hữu cơ, nó có nguồn gốc từ việc chế biến, sản xuất gỗ trong công nghiệp. Các loại gỗ, tre, nứa được người thợ bào mỏng, sau đó nghiền vụn thành dạng hạt có kích thước nhỏ. Trước đây, do kích thước quá nhỏ lại không đồng đều nên mùn cưa trước đây chỉ được coi như một loại rác thải tự nhiên. Không mang lại nhiều lợi ích sử dụng trong cuộc sống.

Ngày nay với sự phát triển của khoa học hiện đại, người ta đã phát hiện ra những lợi ích đáng kể của mùn cưa. Đặc biệt đối với ngành nông nghiệp, phương pháp ủ mùn cưa mang đến nhiều giá trị cho sự phát triển của cây trồng.

Công dụng của mùn cưa đối trong cuộc sống

Không chỉ trong nông nghiệp, mùn cưa còn được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Điển hình có thể kể đến như:

Ngành công nghiệp năng lượng

Lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm

Ngành công nghiệp xây dựng

Ứng dụng trong ngành nội thất

Sử dụng phương pháp ủ mùn cưa làm phân bón hữu cơ, áp dụng hiệu quả trong trồng trọt

Với ngành công nghiệp năng lượng

Mùn cưa được đánh giá là nguyên liệu quan trọng và thiết yếu trong việc sản xuất viên nén gỗ. Đây là một trong những loại nhiên liệu sinh khối tiềm năng nhất hiện nay.

Mùn cưa là thành phần chính để sản xuất viên nén gỗ. Sau khi được thu mua, người ta sẽ viên mùn cưa thành những dạng tròn. Dưới sự tác động của nhiệt lượng khi đốt, thông qua dây chuyền sản xuất khép kín, viên mùn cưa sẽ biến thành những viên gỗ rắn chắc. Những viên gỗ này đảm bảo tiêu chuẩn an toàn đối với sức khỏe người sử dụng, lại hạn chế khí thải ra môi trường.

Với ngành công nghiệp chăn nuôi

Phương pháp ủ mùn cưa trộn là một trong những mô hình sinh học chăm sóc vật nuôi có khá nhiều ưu điểm vượt trội. Mùn cưa sau khi được thu mua về sẽ được xử lý loại bỏ các tạp chất gây hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi. Sau đó mang đi đóng gói và bán ra thị trường theo nhu cầu của người sử dụng. Mùn cưa đóng gói được mang về, có thể kết hợp cùng với vỏ trấu để phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi.

Sử dụng phương pháp ủ mùn cưa trộn thế này vừa giảm công sức trong việc dọn dẹp, chất thải được xử lý tốt. Đồng thời đây là một phương pháp giảm thiểu tối đa tỷ lệ mắc bệnh của vật nuôi. Là phương pháp thân thiện với môi trường sống.

Với ngành công nghiệp trồng trọt

Mùn cưa hiện nay được coi là “thần dược” đối với lĩnh vực trồng trọt. Phương pháp ủ mùn cưa làm phân bón hữu cơ rất được ưa chuộng bởi những lợi ích mà nó mang lại.

Được áp dụng trong nhiều mô hình trồng trọt, đặc biệt thích hợp với các loại nấm như nấm linh chi, nấm hương, nấm mèo, nấm rơm… Tác dụng của mùn cưa trong phân bón giúp đất trồng tơi xốp, thoáng khí. Các giống cây trồng vì thế mà khỏe mạnh, lớn nhanh, sinh trưởng tốt hơn. Các loại nấm được trồng cùng với mùn cưa cho ra chất lượng sản phẩm đạt giá trị cao, đảm bảo an toàn vệ sinh.

Với ngành vật liệu xây dựng

Trong ngành công nghiệp xây dựng, loại gạch siêu nhẹ chống cháy với khối lượng thấp đang trở thành xu hướng mới. Nguyên liệu chính để sản xuất loại gạch này là đất sét kết hợp cùng các chất phụ gia như mùn cưa hay mạt gỗ.

Với ngành nội thất

Gỗ ép là một loại vật liệu được sử dụng rộng rãi trong ngành nội thất. Bạn có thể bắt gặp nó ở bất cứ đâu vì sự phổ biến của nó trong cuộc sống. Thành phần chính để tạo ra gỗ ép chính là mùn cưa. Người ta sử dụng nó để tạo ra những tấm gỗ ép với nhiều kích thước khác nhau. Loại gỗ này có giá thành rẻ lại đáp ứng được với nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau.

Phương pháp ủ mùn cưa làm phân bón hữu cơ

Với rất nhiều công dụng mà mùn cưa đem lại trong cuộc sống, ngày hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một ứng dụng phổ biến và được áp dụng rộng rãi của chúng. Đó là chính là phương pháp ủ mùn cưa tạo thành phân bón hữu cơ sinh học, hỗ trợ cho việc trồng trọt.

Lựa chọn nguyên liệu

Bạn có thể tận dụng từ những nguồn vật liệu hữu cơ tự nhiên như mùn cưa, vỏ cây, lá cây, bã mía… Khối lượng các loại nguyên vật liệu này vào khoảng 500-700kg. Trước khi ủ, bạn băm, nghiền nhỏ các nguyên liệu ra, kích thước càng nhỏ thì càng tốt.

Tưới nước vào nguyên liệu để làm ẩm, độ ẩm lý tưởng nên ở mức 60-65%. Một mẹo nhỏ được bà con truyền tai nhau trong việc kiểm tra độ ẩm. Đó là bạn nắm chặt một chút nguyên liệu vào lòng bàn tay, quan sát thấy các kẽ tay xuất hiện những vệt nước rỉ ra là được. Việc làm ẩm này nên làm trước khi tiến hành ủ khoảng 12 tiếng để nguyên liệu thẩm thấu đều lượng nước được tưới vào.

Ngoài ra, với phương pháp ủ mùn cưa này bạn có thể bổ sung các loại phân động vật như phân gà, phân lợn, phân trâu, phân bò…

Lên men ủ phân

Với 1kg men ủ vi sinh, bạn sử dụng cho khoảng 1-2 tấn nguyên liệu tươi ở trên. Nên lưu ý với các vật liệu như vỏ cây, mùn cưa, trấu hay các nguyên vật liệu khó lên men bạn nên tăng lượng men ủ. Kích thích để quá trình lên men diễn ra được nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Để phương pháp ủ mùn cưa đạt được hiệu quả thiết thực, bạn trải đều các nguyên vật liệu thành từng lớp đan xen. Độ dày mỗi lớp ở trong khoảng từ 10-20cm. Giữa các lớp, bạn dùng men ủ pha trộn với cám gạo rải đều đan xen. Dùng bạt che kín đống ủ để tránh sự xâm nhập của các vi sinh vật có hại cũng như ảnh hưởng xấu từ thời tiết.

Chiều cao đống ủ không dưới 70-80cm, khối lượng lý tưởng lên đến hơn 500kg.

Trong suốt quá trình ủ, các loại vi sinh vật hoạt động liên tục khiến nhiệt độ đống ủ gia tăng nhanh chóng. Thường thì sau khoảng 2 ngày, nhiệt độ đống ủ của phương pháp ủ mùn cưa có thể lên đến 60°C. Nên để ý nếu thấy nhiệt độ cao hơn 65°C, lúc này bạn cần đảo trộn đống ủ. Trong quá trình đảo, để tạo được độ thoáng cho nguyên liệu ủ.

Bạn có thể sử dụng gậy để tạo ra các lỗ trong đống ủ nguyên liệu. Các lỗ này giúp nước dễ thẩm thấu vào đống ủ. Phương pháp ủ mùn cưa cũng đạt chất lượng cao trong việc tạo ra loại phân bón hữu cơ có lợi cho cây trồng.

Kết thúc phương pháp ủ mùn cưa

Thời gian để ủ phân hữu cơ vào khoảng từ 30-40 ngày, trong suốt quy trình thực hiện phương pháp ủ mùn cưa, đống ủ nên được đảo trộn từ 2-3 lần. Khi thấy nguyên liệu chuyển sang màu nâu đen, không còn thấy mùi hôi nữa phân hữu cơ lúc đó đã có thể sử dụng được rồi.

Kết thức phương pháp ủ mùn cưa, phân bón hữu cơ có thể sử dụng để bón trực tiếp cho cây trồng, rất có lợi cho sự phát triển của các giống cây. Bên cạnh đó, bạn còn có thể phối trộn chúng với các vi sinh vật có lợi hoặc các thành phần dinh dưỡng khác. Bổ sung để tăng hiệu quả, năng suất của các giống cây trồng.

Phương pháp ủ mùn cưa được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong đó không thể không kể đến việc áp dụng để làm phân bón hữu cơ. Là nguồn nguyên liệu dễ tìm, giá rẻ lại có khả năng tự phân hủy, không gây hại đến môi trường xung quanh. Chính vì thế mà mùn cưa trở thành nguồn nguyên liệu thiết yếu.

2 Phương Pháp Trồng Rau Hữu Cơ Tại Nhà Được Áp Dụng Nhiều Nhất Hiện Nay

Ngày nay, mô hình trồng rau hữu cơ tại nhà là xu hướng được nhiều người lựa chọn, đặc biệt là các gia đình ở thành phố. Cùng xem phương pháp trồng rau hữu cơ tại nhà nào cho hiệu quả cao.

Ngày nay, mô hình trồng rau hữu cơ tại nhà là xu hướng được nhiều người lựa chọn, đặc biệt là các gia đình ở thành phố.

Vì thế trồng rau hữu cơ tại nhà là phương pháp an toàn, thân thiện với môi trường và được nhiều người lựa chọn.

Tuỳ vào điều kiện và nhu cầu của mỗi gia đình thì lại có phương pháp trồng khác nhau.

Trên thị trường có rất nhiều mô hình trồng rau hữu cơ từ đơn giản mà bạn có thể tự làm hoặc thuê dịch vụ giúp bạn.

Cải hữu cơ 100%

Trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trồng rau hữu cơ tại nhà nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng uy tín, có trình độ chuyên môn cao và đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng.

Công ty TNHH Tâm Sạch tự hào là doanh nghiệp được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn hàng đầu khu vực TP HCM.

1. Trồng rau hữu cơ tại nhà theo phương pháp truyền thống – Trồng bằng đất hữu cơ.

Các khay rau được chất trên giàn sắt theo hình bật thang hoặc theo dạng tầng. Tùy theo hướng nắng của mỗi nhà.

Cho đất vào khay và gieo hạt.

Với chế độ tưới thông minh tự động, nên bạn không cần phải tưới hàng ngày.

Công việc chỉ là gieo hạt và thu hoạch.

Sau khi thu hoạch thì xới đất, bón thêm một lượng phân vừa phải.

Phân bón khuyên dùng: phân bò, phân trùng quế.

Giàn rau 3 tầng + 2 tầng đối xứng, tưới tự động

Trồng được hầu hết các loại rau và dây leo.

Giàn 3 bật thang kết hợp giàn leo

2. Trồng rau hữu cơ tại nhà theo phương pháp hiện đại Aquaponics

Aquaponics là gì???

Aquaponics là một hệ thống trồng cây kết hợp nuôi cá.

Aquaponics sử dụng chất thải từ cá để cung cấp dinh dưỡng cần thiết và đầy đủ cho sự phát triển của cây.

Thay vì phải xử lý rồi xả nước từ nuôi cá ra môi trường. Aquaponics sử dụng cây trồng để làm sạch nước và trả lại cho bể cá.

Đây là một hệ thống tuần hoàn khép kín hoàn hảo! được đánh giá cao trên thị trường hiện nay.

Sơ đồ tuần hoàn của mô hình Aquaponics

Ưu điểm của hệ thống Aquaponics:

Đây là hệ thống trồng rau – nuôi cá hoàn toàn tự động.

Giá thể sỏi nhẹ để trồng rau được sử dụng vĩnh viễn, sau khi thu hoạch, chỉ cần tiếp tục gieo trồng mà không phải băn khoăn về vấn đề làm đất, bón phân, tưới nước.

Bạn có thể tự quản lý hệ thống, và tự mình trồng rau mà không tốn quá nhiều công sức.

Không tốn diện tích, thích hợp ở những nơi chật hẹp như đô thị.

Tốc độ sinh trưởng cao, có thể gấp 1,5-2 lần so với trồng thổ canh (trồng ngoài đất).

100% rau sạch, cá tươi, không chất độc hại và an toàn cho người sử dụng.

Việc gieo trồng cũng khá đơn giản, chỉ cần rải hạt trên bề mặt chứ không cần phải ươm cây trước ở ngoài.

Các loại cây sẽ phát triển tốt trong hệ:

+ Các loại rau ăn lá: cải ngọt, cải bẹ xanh, dền, mồng tơi, rau đay, rau quế, xà lách, tần ô, ngò gai, hành lá, rau muống, ngót nhật, tí tô, rau râm…

+ Các loại rau ăn củ – quả : cà pháo, đậu bắp, Bầu, Bí, Cà chua, đậu rồng, mướp, ớt, dưa leo, khổ qua…

+ Các loại cây ăn trái ghép : mận, ổi, sơ ri…

Dưa leo trong hệ Aquaponics

5 giá trị mà hệ thống Aquaponics mang lại:

Cảm giác khi được ăn rau do chính mình trồng, rất tuyệt vời, vấn đề thường băn khoăn về nguồn gốc thực phẩm được dẹp bỏ.

Tạo không gian xanh cho ngôi nhà của bạn.

Xả stress sau một ngày làm việc căng thẳng.

Các thành viên trong gia đình chính là người trồng rau, nuôi cá. Các bé có thể thoải mái khám phá nhiều điều bổ ích.

Các thành viên cùng tham gia

2. Lắp đặt

3. Hậu lắp đặt

Xà lách trong hệ Aquaponics

Trước khi tiến hành, chúng tôi luôn lắng nghe ý muốn của khách hàng:

Những loại rau củ sẽ được trồng theo sở thích của các thành viên trong gia đình khách hàng. Với sự hướng dẫn chi tiết của chuyên viên kĩ thuật Tâm Sạch.

Khách hàng hoàn toàn an tâm khi sử dụng dịch vụ của công ty Tâm Sạch. Bởi với giá dịch vụ trồng rau hữu cơ tại nhà cạnh tranh nhất thị trường nhưng lại có chất lượng tốt, chỉ tiến hành thanh toán khi hoàn thành dịch vụ và mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

Hãy gọi ngay cho chúng tôi, công ty Tâm Sạch luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí mọi thắc mắc của khách hàng.

Chúng tôi tự hào là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực trồng rau hữu cơ tại nhà ở TP HCM được nhiều khách hàng tin tưởng.

Sự hài lòng của quý khách hàng luôn là động lực tồn tại và phát triển của chúng tôi !!!