Top 12 # Phương Pháp Trồng Hoa Quỳnh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Phương Pháp Trồng &Amp; Chăm Sóc Hoa Nhật Quỳnh Đẹp Lung Linh

1. Hoa nhật quỳnh là loài hoa gì?

Chi Quỳnh là một chi thực vật gồm khoảng 19 loài thuộc họ Xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Tên gọi chung của chúng trong tiếng Việt là quỳnh, hoa được gọi là hoa quỳnh. Các loài quỳnh thường là hoa dại hoặc được trồng để làm cảnh và hoa nở về đêm nên được mệnh danh là nữ hoàng của bóng đêm.

Nhật quỳnh được trồng trong chậu

Để chỗ mát khoảng 10 ngày cho vết cắt khô mặt để không bị thối gốc, có thể bôi vào vết cắt nước vôi pha loãng.

Cắm nhánh quỳnh sâu khoảng 1 hoặc 2cm (sâu đủ cho nhánh Quỳnh đứng được) vào trong chậu đất có pha cát để thoát nước tốt.

Cách trồng

Cắm nọc trụ buộc cho nhánh quỳnh tựa vào giúp cố định nhánh ra rễ, chùm bao nilon lên trên không phủ kín hoàn toàn và để chỗ mát 1 tuần, sau đó mở bao nilon và đưa ra nắng từ từ.

Khoảng một tháng sau, sẽ có các cành quỳnh mọc thẳng, mạnh từ dưới đất lên, sau đó ta ghim chặt vào những cọc đã định vị để cho cây tiếp tục phát triển thẳng đứng lên.

Sau đó bạn cứ chăm sóc sau khoảng thời gian nhanh nhất là 2 năm thì cây hoa nhật quỳnh sẽ bắt đầu cho ra hoa liên tục. Tùy theo cách chăm sóc của bạn đã đúng theo quy trình chưa.

Và nếu như ta trồng cây quỳnh nhật trong chậu thì ta nên định kỳ phải thay đất 1 lần để cho cây có đủ chất dinh dưỡng và có được lớp đất mới, sẽ khiến cho cây phát triển nhanh hơn.

Đổ chậu quỳnh ra, giũ cho hết đất bám ở rể.

Cắt bớt rễ

Bỏ bớt nhánh nhỏ, xấu hoặc quá cỗi, giữ lại những cành to, thân (lá) dày.

Cắt ngắn bớt nhánh cao quá.

Đặt cây quỳnh vào chậu, cho đất vào, ấn nhẹ cho chắc gốc, tưới cho đẫm nước. Sau đó để chậu quỳnh trong chỗ mát ba bốn tuần, rồi đem ra nắng.

Sau khoảng 1 tuần cây bắt đầu hồi phục lại và tiếp tục phát triển rất nhanh.

Khi đã có một cây quỳnh nhỏ như ý bạn có thể cho chúng vào chậu và cho đất vào, ấn nhẹ cho chặt gốc, tưới cho đẫm nước. Sau đó để chậu quỳnh trong chỗ mát trong khoảng thời gian từ 3 – 4 tuần, rồi mới mang ra phơi nắng. Khoảng một tháng sau, bạn sẽ thấy có các cành quỳnh mọc thẳng, mạnh từ dưới đất lên, những cành này sẽ cho hoa liền trong vài năm.

Hoa nhật quỳnh rất dễ trồng, bẻ cành cắm xuống là mọc. Tuy nhiên chỉ những nhánh quỳnh mạnh, to, khỏe của các năm trước, năm nay mới có hoa.

Chăm sóc

Hoa nhật quỳnh không cần phân bón phân thường xuyên như một số loại hoa khác, tuy nhiên chúng rất kén loại phân. Để hoa nhật quỳnh phát triển, bạn có thể tưới loại phân bón: Peters 20-20-20, Miracle Gro, hoặc Super Bloom, tần xuất thực hiện là mỗi tháng một cốc nhỏ từ tháng 4 đến tháng 9, không nên dùng những loại phân bón có nồng độ nitơ cao.

Phân bón Hoa nhật quỳnh cần bón phân đúng cách để ra hoa đẹp

Phương Pháp Ghép Cây Hoa Giấy

– Chuẩn bị gốc ghép: Gốc là nơi phải làm sức mạnh cho những cành ghép sau này chính vì vậy bạn cần phải lựa chọn những gốc ghép tương đối lớn, đặc biệt để ấn tượng hơn với cây hoa giấy của bạn thì những gốc ghép xù xì có dáng cổ thụ là sự lựa chọn tuyệt vời nhất. Sau đó bạn cắt bỏ phần ngọn cây và chỉ để lại phần gốc khoảng 1m, chăm sóc chúng cẩn thận bằng cách trồng vào chậu lớn, bón phân, tưới nước. Sau một tháng tỉa bở phần con và để lại những tược ở vị trí thích hợp. Khoảng 1-2 tháng sau khi tược mới lớn cỡ điếu thuốc lá là có thể ghép được.

– Chuẩn bị giống để ghép: Khi những tược mới trên cây làm gốc ghép đạt được tiêu chuẩn ghép thì các bạn sưu tầm những cây bông giấy có màu hoa, màu lá đẹp mà mình ưa thích để làm giống ghép lên gốc ghép đã được chuẩn bị.

– Thao tác ghép: Khi có đủ cả cành giống và gốc ghép các bạn thực hiện như sau: dùng lưỡi dao lam (dao cạo râu) cắt bỏ phần ngọn của các tược mới ra trên gốc ghép, chỉ để lại phần gốc dài khoảng 10 cm (để dễ hiểu tạm gọi mỗi tược này là một “gốc ghép”).

Trên cây cần lấy giống chọn cành bánh tẻ hơi non, có độ lớn tương đương hoặc nhỏ hơn một chút so với “gốc ghép”, cắt lấy một đoạn dài 7-10 cm (trên có 4-5 lá, tạm gọi phần này là “cành ghép”), lấy kép cắt bỏ hết là trên “cành ghép”.

Luồn phần hình nêm của “cành ghép” vào “miệng ghép” trên “gốc ghép” rồi dkín cảùng dây nilon quấn vừa đủ chặt, cuối cùng dùng bao nilon bao cành ghép và chỗ ghép để chỗ ghép không bị nước xâm nhập và cành ghép không bị khô mất nước. Che nắng hoặc đưa cây ghép vào chỗ mát. Sau ghép 10-15 ngày khi cành ghép lẩy tược mới thì tháo bỏ bao nilông và dây nilông quấn ở chỗ ghép. Sau ghép vài tháng là cây ra hoa.

Có thể ghép làm nhiều đợt, mỗi đợt vài màu, các bạn sẽ tạo ra một cây bông giấy nhiều giống. Khi những cành ghép trưởng thành chúng sẽ ra hoa đồng loạt với màu sắc khác nhau từ đỏ đậm, đỏ lợt, tím đậm, tím lợt, tím Huế, hồng cánh sen, đến trắng, vàng, vàng cam, vàng gạch cua rất đẹp và lạ mắt.

Để biết thêm thông tin chi tiết về đặc điểm, ý nghĩa, công dụng và địa điểm mua cây hoa giấy, mời các bạn bấm TẠI ĐÂY.

Sưu tầm.

Cách Trồng Hoa Hồng Bằng Phương Pháp Giâm Cành

Ngày:04/09/2020 lúc 16:26PM

1. Thời vụ thích hợp để trồng hoa hồng bằng phương pháp giâm cành

Giâm cành hoa hồng có thể được thực hiện bất cứ lúc nào, tuy nhiên giai đoạn được cho là tốt nhất nằm trong khoảng tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 8 đến tháng 10.

Giâm cành hoa hồng vào mùa mưa sẽ khá tốt vì có thể giảm được công tưới nước. Nếu giâm cành hoa hồng vào mùa nắng phải giâm ở những nơi có bòng râm hoặc làm giàn che, đồng thời phải theo dõi, tưới nước thường xuyên cho cây và luôn luôn giữ cho đất đủ ẩm.

Khi chọn cành giâm nên chọn những cành bánh tẻ, không quá già cũng không quá non. Ngoài ra, thân cành giâm được chọn là những cành khỏe thường có tuổi dưới 1 năm, thân to cở đầu chiếc đũa sẽ cho tỷ lệ sống cao.

Hơn nữa, tránh giâm cành khi cây đang ra hoa nhiều. Cây đang tập trung hầu hết chất dinh dưỡng của mình vào việc nuôi hoa hơn là phát triển rễ, vì vậy việc giâm cành sẽ không dễ dàng ra rễ. Nếu bạn phải nhân giống khi cây đang nở hoa, hãy tỉa bỏ hoa và nụ của cành được chọn.

Trồng hoa hồng bằng phương pháp giâm cành là phương pháp khá đơn giản, hầu như ai cũng thực hiện được. Để giâm cành hoa hồng, bạn cần chuẩn bị kéo cắt tỉa cây, cây hoa hồng trưởng thành để giâm cành, chế phẩm kích thích ra rễ, chậu trồng hoa hồng, hỗn hợp đất và dinh dưỡng trồng hoa hồng, túi nhựa.

3. Cách trồng hoa hồng bằng phương pháp giâm cành

Cành giâm thường được cắt thành đoạn dài khoảng 15 – 20cm và được cắt xéo theo một góc 45 độ. Cành được chọn thường là những cành vươn khỏe hướng ra ngoài và đã cho hoa trước đó.

Tỉa bỏ hết lá trên đoạn thân chỉ chừa lại 1-2 cặp lá trên cùng. Việc này giúp hạn chế thoát hơi nước, đồng thời tập trung dinh dưỡng cho quá trình ra rễ mới.

Mang các cành giâm đã chuẩn bị ở bước trên ngâm với dung dịch kích rễ được pha và hưỡng dẫn thời gian ngâm theo trên bao bì sản phẩm. Sau đó vớt ra để ráo và tiến hành giâm vào giá thể đã được chuẩn bị sẵn.

Để giâm cành hoa hồng, nên giâm trong đất trộn với trấu hun và một chút phân hữu cơ như phân trùn quế. Đỗ hỗn hợp đất và dinh dưỡng trồng hoa hồng vào chậu, cần đảm bảo chậu sâu hơn 15cm.

Chọc một lỗ trên bề mặt giá thể. Sau đó, cắm thân cây vào theo phương thẳng đứng, nhẹ nhàng lấp đất xung quanh gốc để hạn chế cành bị lung lay bởi gió hay các yếu tố bên ngoài. Sau đó tưới phần dung dịch kích thích ra rễ đã dùng để ngâm phần cành giâm.

Dùng túi nhựa để che kín cả cây lẫn chậu. Điều này giúp giữ độ ẩm cho đất. Nhưng đừng để túi nhựa chạm vào lá vì nó có thể khiến lá bị ướt, phát sinh ra nấm bệnh.

Đặt một cái cọc cao vào chậu để giữ túi nhựa không chạm vào lá. Túi nhựa cũng cần được thông hơi nhẹ để hơi nước có thể thoát ra ngoài. Nếu buộc túi quá chặt, nước ngưng tụ bên trong quá nhiều có thể dẫn đến thối cây.

Giữ đất ẩm cho đến khi ra rễ mới, thường sẽ mất khoảng hai tuần. Kiểm tra cây ra rễ chưa bằng cách kéo nhẹ thân cây lên. Cành giâm có thể được trồng vào chậu hoặc xuống đất ngay khi rễ mới đã chắc chắn hoặc khi mầm lá mới bắt đầu xuất hiện trên thân cây.

4. Lưu ý khi trồng hoa hồng bằng phương pháp giâm cành

Cần có dụng cụ cắt tỉa sắc bén khi giâm cành hoa hồng. Các dụng cụ bị cùn có thể làm nát thân. Điều này có thể làm cho vết cắt dễ bị thối do nấm.

Nhiều cây hoa hồng là cây ghép giúp cây hoa hồng khỏe, đẹp và thích nghi tốt. Nhưng nếu bạn giâm cành từ phần cây hồng cảnh được ghép vào, cây con thường sẽ thiếu độ khỏe của cây mẹ.

Nông Nghiệp Phố – chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.

Phương Pháp Giữ Hoa Lan Lâu Tàn

Hoa lan nở đẹp và rất lâu tàn, nhưng tùy từng loại mà có cách giữ hoa bền hơn nữa, dưới đây là một số kinh nghiệm giúp hoa lan lâu tàn mời các bạn cùng đọc và tham khảo.

1. Lan Hoàng Thảo:

Đây là giống ưa ánh sáng, độ ẩm. Nhiệt độ tốt nhất cho cây phát triển là 15-25 độ C. Không được để cho cây lan bị ẩm liên tục trong ngày. Nếu thấy đất trồng của lan còn ẩm không nên tưới nước.

Tưới ngày 2 đến 3 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu trong ngày nắng, nóng và gió nhiều thì tãng thêm lần tưới, nhưng tưới thật đậm, nếu không ánh sáng sẽ làm cháy lá cây.

Dùng vòi phun sương nhẹ và phải di chuyển qua một lượt rồi tưới trở lại để cho thấm đều vào đất trồng. Tưới phân 2 lần trong tuần, liều lượng 2 g/lít (khoảng 1 thìa cà phê). Lưu ý: phải tưới nước trước khi tưới phân.

Các loại phân bón cho lan như sau: phân 30:10:10 dùng cho cây lúc còn nhỏ; phân 20:10:10 dùng cho cây trưởng thành; phân 10:30:10 dùng cho cây lan khi bắt đầu ra nụ. Khi thấy lan nhú hoa thì tưới phân 60:30:30 để cho hoa mập hơn, bền và sắc hoa tươi lâu. Hàng tháng phun thuốc trừ bệnh.

2. Lan Hồ Điệp:

Hồ Điệp là cây ưa bóng mát, không được để ngoài ánh sáng trực tiếp sẽ bị cháy lá. Nếu trồng ở ngoài trời, ánh sáng chỉ cần khoảng 30%-40% và phải che bằng lưới nilông. Cây phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 20 độ C – 30 độ C, độ ẩm 60%-80%. Cách tưới nước và bón phân giống như lan Hoàng Thảo.

Tuy nhiên cần chú ý những điểm sau:

Khi hoa gần tàn hay cây có hiện tượng yếu đi phải cắt ngay cành hoa và tưới phân 30:10:10 để dưỡng cây. Hoặc cây khỏe, muốn tiếp tục chõi hoa thì cắt cành hoa, chỉ cắt hết phần hoa đã tàn, tại các mắt của cành hoa sẽ mọc ra các nhành hoa khác.

Khi tưới phân không được pha quá liều lượng quy định, cây sẽ vàng lá và chết. Mùa đông, nếu nhiệt độ dưới 150C, cây không phát triển, nụ sẽ bị hỏng, phải chuyển đến chỗ ấm hơn hoặc che cho cây.

Vào mùa mưa, lá rất dễ bị giập do nước mưa rỏ trực tiếp vào gây ra bệnh thối lá. Vậy phải tránh mưa bằng cách che nilông hoặc tôn nhựa.

3. Lan Vanda:

Giống lan này chia thành 3 nhóm: Nhóm 1: Có lá hình trụ tròn, đòi hỏi ánh sáng nhiều nên phải trồng ở nơi có ánh sáng hoàn toàn không che chắn, rất dễ thích nghi ở những vùng nóng. Trồng lan trong chậu hơi cao từ 20-25 cm, có nhiều lỗ thoát, có cọc to, cao khoảng 70 đến 80 cm để buộc các ngọn lan (không dùng nẹp tre), có thể bó xõ dừa vào cọc này. Buộc các ngọn Vanda có ít nhất 2 tầng rễ dài khoảng 40-60 cm, cách đáy chậu 5-10 cm, rồi cho than, gạch vào đáy chậu (tỷ lệ 1:1). Mỗi chậu trồng chung 3-4 ngọn, nên kê các chậu sát nhau. Cho cỏ khô và xơ dừa vào xung quanh để giữ độ ẩm và cung cấp dưỡng chất cho lan. Khi mới trồng phải che nắng, khi cây phát triển tốt mới tháo ra.

Nhóm 2: Có lá dẹt phẳng, đòi hỏi ít ánh sáng hõn nên có thể trồng ở các xứ khác, chỉ cần 50% ánh sáng trực tiếp. Trồng 2-3 ngọn trong một chậu, cuốn cho rễ nằm trong chậu thật nhẹ nhàng, sau đó cho than củi vào từ từ.

Nhóm 3: Có dạng lá trung gian giữa 2 nhóm trên, cần ánh sáng cao hõn dạng lá dẹt phẳng nhưng thấp hõn lá trụ tròn. Trồng nhóm này như nhóm 2 nhưng khi trồng xong để cây trong bóng mát cho đến khi rễ phục hồi thì tăng ánh sáng lên.