Top 12 # Phương Pháp Trồng Hoa Lan Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Một Số Phương Pháp Trồng Lan

Phong Lan có nhiều loài như loài đơn thân, đa thân… nên tùy vào từng loại mà có cách trồng tương ứng, mỗi cách trồng có ưu & khuyết điểm riêng. Vì vậy người chơi lan nên nắm được. Còn đối với những ai nuôi trồng lan với mục đích kinh doanh thì cần phải nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc hơn nữa.

Sẽ không quá khó để nắm rõ kỹ thuật trồng Lan như nhiều người lầm tưởng. Khi bắt tay vào trồng, hãy chịu khó tham khảo tài liệu, thỉnh thoảng đến tham quan một số vườn Lan bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn, từ đó mọi thao tác chắc chắn sẽ thành thạo không còn lúng túng nữa. 

Cách trồng: có nhiều cách để trồng như trồng trong chậu, trồng ghép trụ, trồng leo, trồng thành luống, thành băng,…

Trồng trong chậu: Đây là cách trồng được phổ biến nhất, tuy có tốn kém tiền mua chậu và móc treo, nhưng lại vô cùng tiện lợi khi di chuyển chăm sóc, tưới bón hoặc mua bán,…. Khi cây ra hoa đem trưng bày ở đâu cũng được. Còn kinh doanh thì bán luôn chậu, rất tiện cho người mua cứ vậy đem về trồng tiếp,…

Khi trồng, nên tiến hành các bước theo thứ tự sau đây:

Khử trùng chậu trước khi trồng, đặc biệt là tái sử dụng chậu cũ.

Cột móc treo vào chậu sao cho khi treo chậu được giữ thăng bằng.

Đặt giá về vào chậu, canh cho hở phần đáy 1/5 thể tích chậu để được thông thoáng.

Đặt cây trồng vào chậu (sẽ trình bãy kỹ hơn ở phần sau).

Cho thêm giá thể vào chậu nhưng đừng để đầy lên mặt chậu (nên cách mặt chậu 2cm)

Dùng que nhỏ cắm vào chậu để giữ Lan đứng vững.

Đem chậu treo ở nơi mát mẻ trong tuần đầu chờ ra rễ, sau đó chuyển dần ra nơi có ánh sáng.

Nếu số lượng Lan ít thì treo dọc ở mái hiên, hoặc dưới tàn cây ăn trái ngoài vườn. Còn nếu số lượng nhiều thì phải làm giàn như chúng tối đã trình bày ở mục vật liệu trồng Lan.

Trồng ghép trụ: Trồng ghép trụ là cách cột ghép  vài chục giò Lan vào quanh một cọc trụ để trồng. Tốt nhất dùng trụ thân cây Nhãn, Vú Sữa, hoặc dùng loại gỗ khác cũng được miễn là gỗ chắc lâu mục là được.

Cọc trụ nên có đường kính 15 – 20cm và dài 1.5m những chậu này có thể chôn xuống đất hoặc dựng đứng trong chậu lớn, dựng thành hàng, giữ khoảng cách 50 – 60cm/trụ và bên trên có làm giàn che.

Chung quanh cọc trụ, từ dưới lên trên ta ghép các giò Lan vào (dùng dây nilon cột chặt giò Lan vào trụ cho đến khi Lan ra rễ). Sau một thời gian Lan ra rễ, bám vào cọc trụ, như cách sống ngoài thiên nhiên. Tưới nước, bón phân từ trên xuống, tưới đều quanh trụ, như vây rễ Lan sẽ hút được nhiều dinh dưỡng để sống.

Ta có thể lật ngang những cọc trụ này ghép Lan vào rồi treo lên giàn cũng đem lại kết quả khá cao.

Trồng cọc trụ có ưu điểm là ít tốn mặt bằng, ít công chăm sóc, Lan sinh trưởng tốt do bộ rễ thông thoáng. Tuy nhiên, lại không được đánh giá cao như trồng trong chậu là nhược điểm của cách trồng này, vì khi tách con khỏi cây mẹ ít nhiều làm đứt rễ cây, đem về trồng sẽ mất sức. Bất tiện kế tiếp là không tiện di dời, trưng bày hay biếu tặng, trao đổi.

Trồng treo: Đây là cách trồng đơn giản nhất, ít tốn kém nhất, nhưng lại không phổ biến rộng.

Dùng một đoạn dây ngắn cột vào thân Lan rồi treo lơ lửng trong không khí để Lan tự sống. Nếu được chăm sóc tốt, môi trường sống tốt, ẩm độ cao thì cây sẽ sinh trưởng tốt, ra hoa bình thường. Khuyết điểm của trồng treo này là hao tốn nhiều khi chăm sóc, tưới nước nhiều hơn trồng trong chậu.

Trồng thành luống: Luống còn gọi là líp, việc trước tiên phải lên líp. Nếu đất cao thì líp thấp độ 10cm, nếu đất thấp là líp cao vài ba mươi cm để tránh úng thủy – đây là điều kiện đại kỵ với Lan. Để tiện chăm sóc, bề ngang mỗi líp rộng chừng 8cm – 1m, chiều dài tùy thuộc vào đất, ý muốn của nhà vườn.

Xin lưu ý, đất mặt của líp không nên là tới nhuyễn mà để đất cục lổn nhổn như quả trứng gà hoặc cỡ nắm tay để tạo độ thoáng cho bộ rễ.

Trước khi trồng, rải một lớp giá thể mỏng giá thể như xơ dừa, than củi, gạch (sau khi đã khử trùng) rồi đặt giò Lan lên trồng. Cặm một thanh tre làm cọc, cột Lan là cọc nhằm tránh bị nghiêng ngả. Sau cùng dùng xơ dừa mảng lớn độ bằng 3 ngón tay rải một lớp dày cỡ 10 – 15cm phủ góc Lan khắp mặt líp.

Cách trồng này có thể trồng thẳng ngoài trời với Lan chịu nắng hoặc ưa nắng 70% trở xuống.

Do Lan có thể trồng khít nhau, cây cách cây độ 20cm, trồng líp cây Lan phát triển nhanh, chăm sóc tốt sẽ ra hoa đạt yêu cầu. Đây là cách trồng đến bán cành.

Trồng thành băng: cũng giống như cách trồng luống nhưng đơn giản hơn nhiều. Mục đích cũng là trồng Lan cắt cành như loài Dendrobium.

Trồng thành băng, không trồng dưới đất mà là trồng trên giàn bằng tre hay gỗ. Nên dùng các loại gỗ chịu được nước để lâu mục, vật liệu trồng là vỏ dừa khô.

Vỏ dừa khô được xé ra từng miếng lớn cỡ bàn tay hoặc lớn hơn. Xếp vỏ dừa này khít nhau thành băng dài trên giàn, theo hướng ruột lên trên phần vỏ phía dưới, dùng nẹp tre ép vỏ dừa nằm đúng vị trí trồng của một giò Lan.

Trồng Lan theo cách này cũng đem phổ biến nhất mà chúng tôi muốn gửi đến Quý bạn đọc tham khảo, sẽ còn nhiều nơi có cách trồng khác mà chúng tôi chưa được biết, rất mong Quý bạn đọc góp ý để bài viết ngày càng hoàn thiện nhằm phục vụ tốt hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Nguồn tham khảo từ tài liệu kỹ thuật trồng & kinh doanh phong lan của Việt Chương và KS. Nguyễn Việt Thái.

Kinh nghiệm từ bản thân KS. Thanh Phương – admin website Thư Viện Hoa Lan.

Nguồn internet.

Phương Pháp Giữ Hoa Lan Lâu Tàn

Hoa lan nở đẹp và rất lâu tàn, nhưng tùy từng loại mà có cách giữ hoa bền hơn nữa, dưới đây là một số kinh nghiệm giúp hoa lan lâu tàn mời các bạn cùng đọc và tham khảo.

1. Lan Hoàng Thảo:

Đây là giống ưa ánh sáng, độ ẩm. Nhiệt độ tốt nhất cho cây phát triển là 15-25 độ C. Không được để cho cây lan bị ẩm liên tục trong ngày. Nếu thấy đất trồng của lan còn ẩm không nên tưới nước.

Tưới ngày 2 đến 3 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu trong ngày nắng, nóng và gió nhiều thì tãng thêm lần tưới, nhưng tưới thật đậm, nếu không ánh sáng sẽ làm cháy lá cây.

Dùng vòi phun sương nhẹ và phải di chuyển qua một lượt rồi tưới trở lại để cho thấm đều vào đất trồng. Tưới phân 2 lần trong tuần, liều lượng 2 g/lít (khoảng 1 thìa cà phê). Lưu ý: phải tưới nước trước khi tưới phân.

Các loại phân bón cho lan như sau: phân 30:10:10 dùng cho cây lúc còn nhỏ; phân 20:10:10 dùng cho cây trưởng thành; phân 10:30:10 dùng cho cây lan khi bắt đầu ra nụ. Khi thấy lan nhú hoa thì tưới phân 60:30:30 để cho hoa mập hơn, bền và sắc hoa tươi lâu. Hàng tháng phun thuốc trừ bệnh.

2. Lan Hồ Điệp:

Hồ Điệp là cây ưa bóng mát, không được để ngoài ánh sáng trực tiếp sẽ bị cháy lá. Nếu trồng ở ngoài trời, ánh sáng chỉ cần khoảng 30%-40% và phải che bằng lưới nilông. Cây phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 20 độ C – 30 độ C, độ ẩm 60%-80%. Cách tưới nước và bón phân giống như lan Hoàng Thảo.

Tuy nhiên cần chú ý những điểm sau:

Khi hoa gần tàn hay cây có hiện tượng yếu đi phải cắt ngay cành hoa và tưới phân 30:10:10 để dưỡng cây. Hoặc cây khỏe, muốn tiếp tục chõi hoa thì cắt cành hoa, chỉ cắt hết phần hoa đã tàn, tại các mắt của cành hoa sẽ mọc ra các nhành hoa khác.

Khi tưới phân không được pha quá liều lượng quy định, cây sẽ vàng lá và chết. Mùa đông, nếu nhiệt độ dưới 150C, cây không phát triển, nụ sẽ bị hỏng, phải chuyển đến chỗ ấm hơn hoặc che cho cây.

Vào mùa mưa, lá rất dễ bị giập do nước mưa rỏ trực tiếp vào gây ra bệnh thối lá. Vậy phải tránh mưa bằng cách che nilông hoặc tôn nhựa.

3. Lan Vanda:

Giống lan này chia thành 3 nhóm: Nhóm 1: Có lá hình trụ tròn, đòi hỏi ánh sáng nhiều nên phải trồng ở nơi có ánh sáng hoàn toàn không che chắn, rất dễ thích nghi ở những vùng nóng. Trồng lan trong chậu hơi cao từ 20-25 cm, có nhiều lỗ thoát, có cọc to, cao khoảng 70 đến 80 cm để buộc các ngọn lan (không dùng nẹp tre), có thể bó xõ dừa vào cọc này. Buộc các ngọn Vanda có ít nhất 2 tầng rễ dài khoảng 40-60 cm, cách đáy chậu 5-10 cm, rồi cho than, gạch vào đáy chậu (tỷ lệ 1:1). Mỗi chậu trồng chung 3-4 ngọn, nên kê các chậu sát nhau. Cho cỏ khô và xơ dừa vào xung quanh để giữ độ ẩm và cung cấp dưỡng chất cho lan. Khi mới trồng phải che nắng, khi cây phát triển tốt mới tháo ra.

Nhóm 2: Có lá dẹt phẳng, đòi hỏi ít ánh sáng hõn nên có thể trồng ở các xứ khác, chỉ cần 50% ánh sáng trực tiếp. Trồng 2-3 ngọn trong một chậu, cuốn cho rễ nằm trong chậu thật nhẹ nhàng, sau đó cho than củi vào từ từ.

Nhóm 3: Có dạng lá trung gian giữa 2 nhóm trên, cần ánh sáng cao hõn dạng lá dẹt phẳng nhưng thấp hõn lá trụ tròn. Trồng nhóm này như nhóm 2 nhưng khi trồng xong để cây trong bóng mát cho đến khi rễ phục hồi thì tăng ánh sáng lên.

Nhân Giống Hoa Lan Bằng Phương Pháp Phân Nhánh

Phân nhánh lan nhằm mục đích để nhân giống, ngoài ra lan trồng trong chậu, cây con mọc rất nhanh, các giả hành cũng già đi nhưng không chết ngay, chính điều này làm cho chậu lan của bạn trở nên chật chội nếu không phân nhánh thì các dưỡng chất trong chậu không đủ để cung cấp cho cây nữa. Vì vậy, việc bạn cần làm lúc này là phân nhánh.

Nhân giống bằng phương pháp phân nhánh là phương pháp truyền thống, thao tác tương đối đương giản, dễ thực hiện, khả năng sống cao, thêm nhánh nhanh, không làm tổn hại đến tới cây con, không làm tổn hại đến khả năng ra hoa, lại có thể duy trì được những đặc tính vốn có của loài, không gây biến dị. Do vậy, phương pháp này đến nay vẫn được áp dụng khá phổ biến.

Tuy nhiên, phân nhánh vào thời điểm nào và cách phân nhánh như thế nào để cây sinh trưởng tốt thì chắc hẳn vẫn còn nhiều người chưa nắm kỹ, nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên:

1. Thời gian phân nhánh

Nhân giống hoa lan bằng phương pháp phân nhánh nên tiến hành trước hoặc sau thời kỳ cây nghỉ, hoặc chỉ cần không phải mùa lan sinh trưởng mạnh nhất thì bạn đều có thể phân gốc được. Nhưng thời điểm thích hợp nhất vẫn là vào thời điểm cây ngủ đông.

Theo kinh nghiệm của những nhà chuyên chơi lan thì: 10 ngày trước khi ngủ đông tiến hành phân gốc cho Xuân lan, Huệ lan là tốt nhất; Mặc lan, Kiến lan, Hàn lan thì phân nhánh lúc trước và sau xuân. Đối với lan ngoại để không ảnh hưởng đến giá trị thẫm mỹ của hoa nên chọn thời kỳ sau khi hoa nở thì tiến hành phân gốc.

2. Chuẩn bị gì trước khi phân nhánh?

Để thuận tiện cho việc phân gốc, trước đó bạn nên làm khô đất trong chậu, khiến rễ lộ ra, để trong quá trình phân nhánh hay trồng cây là làm ảnh hưởng tới bộ rễ. Tuy nhiên, cũng không nên để rễ quá khô, như vậy sẽ ảnh hưởng tới sinh trưởng. Ngoài ra, bạn cũng phải chuẩn bị tốt các nguyên liệu, vật liệu phân nhánh như chậu, giá thể, dung cụ phân nhánh.

3. Chọn cây phân nhánh

Những chồi được chọn để phân nhánh phải là những chồi tốt, không sâu bệnh. Đối với Kiếm lan sau 2-3 năm thì có thể phân nhánh được, Mặc lan có khi đến 8-9 giả hành mới có thể phân gốc được.

Việc phân nhánh cũng phải cẩn thận, tránh làm tổn hại đến rễ, rễ bị tổn hại do phân gốc sẽ rất khó để phục hồi lại được hoặc phục hồi rất chậm, chồi mới không phát triển thì không ra hoa được.

4. Phương pháp bứng cây khỏi chậu

Trước khi tách cây ra khỏi chậu khoảng 5-7 ngày bạn nên bón phân để nhánh tách khỏi cây mẹ, để lan sau khi tách ra khỏi gốc có được sức sống đầy đủ, nhanh chống phục hồi. Giá thể khô để tránh làm tổn hại đến rễ mới, chồi và nụ hoa.

Khi tách chậu dùng 5 ngón tay trái tỳ vào thành chậu, dùng sức nhẹ lây, nhấc giá thể khỏi chậu, dùng sức nhẹ nhàng lay, nhấc giá thể khỏi chậu, tay phải lật úp chậu xuống, nhẹ nhàng tách khỏi giá thể. Dùng ngón trỏ phải đầy vào lỗ thoát khí ở đáy chậu, nhẹ nhàng đẩy lên, tách giá thể ra khỏi chậu tránh làm tổn thương đến hệ rễ.

Sau khi tách nên cắt bỏ những lá bị vàng, những chồi non bị thối trên giả hành và rễ già đã khô.

5. Tiêu độc và phân nhánh

Sau khi tách khỏi giá thể và chậu lan thì cắt bỏ những rễ già, rễ thị thối rữa, ngâm nước rữa sạch sau đó mang ra nơi thoáng hong khô, sau khi rễ mềm thì tiến hành phân nhánh.

Trước khi phân nhánh, từ những gốc mới nhất, quan sát sắc dịch và độ già non. Khi phân nhánh chọn những nhánh to đã qua khử trùng, tìm lấy hai giả hành có khoảng cách rộng, dùng tay lắc nhẹ rồi dùng ngón tay cái và ngón trỏ nhẹ nhàng tách giả hành, sau dó dùng kéo đã được khử trùng để cắt. Khi cắt bạn nên đắp lên vết cắt  muội than hoặc bột lưu huỳnh phòng bị nhiễm trùng.

Bạn nên lưu ý sao cho hai phần được tách ra trên giả hành phải có chồi mới, có thể tự phát triển thành gốc mới. Mỗi phần tách ra nên có từ 3 giả hành, quá ít sẽ không có lợi cho sinh trưởng chồi mới, cây cũng khó ra hoa. Sau khi phân nhánh cần bôi thuốc sát trùng vào miệng vết cắt, không tưới nước vào rễ để tránh làm nhiễm trùng rễ.

Trước khi trồng cây vào chậu, giá thể phải được khử trùng. Cách đơn giản là bạn mang phơi trên nền đất bùn ở nhiệt độ cao khoảng 3-7 ngày hoặc dùng hơi nước xông giá thể khoảng một giờ đồng hồ.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn phân nhánh lan thành công nhé!

Các Phương Pháp Nhân Giống Lan

Nhóm hoa lan Mokara là nhóm giống chủ lực trong việc phát triển diện tích và cung cấp sản phẩm hoa lan cắt cành tại TP. Hồ Chí Minh. Hiệu quả của việc trồng hoa lan cắt cành rất cao, nhu cầu tiêu thụ của thị trường nội địa và xuất khẩu cũng rất lớn.

Mokara là nhóm giống hoa được lai tạo từ các giống: Arachnis x Vanda x Ascocentrum. Nhóm giống này có đặc điểm tương tự như nhóm Vanda là loài Lan đơn thân, thân hình trụ dài tiếp tục mọc cao lên mãi, không có giả hành, lá dài hình lòng máng hay hình trụ mọc cách hai bên thân. Phát hoa mọc từ nách lá giữa thân, phát hoa dài mang nhiều hoa thường không phân nhánh. Hoa cỡ trung bình đến lớn, cánh đài của hoa rất lớn. Hoa có nhiều màu sắc phong phú từ trắng, tím, hồng đỏ, cam, vàng nâu, xanh. trên cánh hoa thường có chấm, có đốm hoặc hình carô rất đẹp. Nhóm giống này rất thích hợp với việc trồng sản xuất hoa cắt cành do siêng ra hoa, có thể đạt 6 – 8 phát hoa/năm.

Tuy nhiên, hiện nay giá cây giống còn cao, như cây giống hoa lan Mokara từ 40.000 – 45.000 đ/cây với kích cỡ trung bình 35 – 40 cm. Nếu đầu tư một diện tích vườn lan tối thiểu khỏang 1.000 m2 nhà lưới thì số lượng cây giống phải đầu tư trung bình là 4.000 cây, giá trị cây giống lên tới 160 – 200 triệu đồng. Chưa kể giá thành nhà lưới và vật tư cần thiết khác từ 60 – 80 triệu đồng/1.000 m2 nhà lưới. Chi phí ban đầu cho cây giống hoa lan Mokara chiếm tới 70% tổng chi phí. Do đó việc giảm giá thành cây giống để cung cấp cho người sản xuất, mở rộng diện tích đang rất bức xúc.

1- Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô ( in vitro )

Đây là phương pháp nhân giống chung được áp dụng cho hoa lan rất hiệu quả. Từ một cây mẹ ban đầu có thể nhân ra hàng ngàn cây có kích thứơc và chất lượng đồng đều như nhau, giúp việc nhân giống được nhanh hơn. Nếu chọn lựa cây mẹ ban đầu tốt, như có đặc tính ra hoa liên tục. Nhược điểm duy nhất của phương pháp nhân giống bằng cấy mô là từ cây cấy mô đến khi ra hoa thời gian kéo dài tối thiểu là 3 – 4 năm cây mới ra hoa nếu chăm sóc tốt. Trong khi đó cây trồng bằng hom cắt từ đọt cây mẹ chỉ cần 3 – 6 tháng đã ra hoa. Như vậy thời gian chăm sóc kéo dài, mặc dù giá thành cây giống ban đầu thấp.

2- Nhân giống từ hom:

Đây là phương pháp nhân giống đơn giản bằng cách cây con được cắt thẳng từ đọan trên cùng ( đọt ) của cây mẹ. Thông thường tùy theo yêu cầu quy cách hom giống tối thiểu phải bao gồm từ 2- 3 rễ đâm ra từ thân cây mẹ. Kích cỡ thường để trồng là tối thiểu 25 – 30 cm, có thể tới 50 – 60 cm. Hom càng dài thì khả năng cây càng khỏe do có nhiều rễ, sau khi cắt trồng sang vườn mới thì khả năng phục hồi nhanh, mau ra hoa trở lại. Tùy theo đặc tính giống, sau 3 tháng cây con cắt từ đọt đã có thể cho hoa nhưng thông thường để dưỡng cây người ta cắt bỏ các phát hoa ở giai đọan này.

Nhược điểm của phương pháp này là giống đợt đầu nhân ra với số lượng hạn chế, cứ một cây mẹ thì cắt được một đọt – tức 1 cây con. Tuy nhiên sau khi cắt đọt, cây mẹ nếu chăm sóc tốt từ các nách lá, tập trung phần trên gần chỗ cắt sẽ ra tiếp tục các mầm cây con. Thông thường từ cây mẹ sẽ ra được 2 – 3 chồi, tối đa có thể 4 chồi, sau khỏang 6 tháng cây con sẽ phát triển hòan chỉnh và có thề tách ra để trồng. Giá thành cây giống cũng cao giống như cây mẹ.

3- Nhân giống từ hom có cải tiến:

Biện pháp cắt hom lấy phần ngọn làm cây giống, còn phần gốc sẽ phát triển các chồi con thành cây thành phẩm để trồng đang được nhà vườn trồng lan cắt cành Mokara áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, một điểm hạn chế của phương pháp này là hệ số nhân chồi không cao. Từ một cây mẹ ban đầu, sau khi cắt hom, lấy phần ngọn ta được 01 cây thành phẩm thì số lượng chồi con sinh ra không nhiều, từ 2 – 3 chồi, tối đa có thể 4 chồi. Để cải thiện hệ số này, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm bằng áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tác động vào để nâng cao khả năng ra chồi của các giống Mokara. Các lọai phân bón lá có hàm lượng đạm cao như 31-11-11 kết hợp lọai có chứa axit amin, rong biển được phun liên tục vào thời điểm trước khi cắt đọt 1 tháng và sau khi cắt 6 tháng.

Hình : Cây lan Mokara được xử lý ra chồi sau khi cắt đọt 3 tháng

Kết quả thu được cho thấy: đối với cả 2 giống thí nghiệm, tất cả các công thức có xử lý phân bón lá 31-11-11 kết hợp với rong biển, phân Terra Sorb ( có chứa acid amin ) đã cho số lượng chồi thu được cao hơn hẳn so với đối chứng từ 64 – 114%. Cũng như cao hơn so với công thức chỉ xử lý phun phân bón lá lọai 31-11-11. Số lượng chồi đạt tiêu chuẩn sau 6 tháng cắt đọt trong công thức này cũng cao hơn so với công thức đối chứng và công thức phun 31-11-11. Trong công thức có xử lý rong biển là lọai phân bón lá có chứa chất kích thích sinh trưởng Cytokinin. Đây là loại chất điều hòa sinh trưởng có tác dụng kích thích sự phân hóa cơ quan của thực vật, đặc biệt là phân hóa chồi. Nếu tỷ lệ Auxin cao hơn Cytokinin thì kích thích ra rễ, còn tỷ lệ Cytokinin cao hơn Auxin thì kích thích sự phát triển của chồi nách, giải phóng cây khỏi sự kìm hãm của chồi ngọn. Ngòai ra, lọai phân bón có chứa acid amin cũng góp phần cho sự phát triển về chiều cao của các chồi nách sau khi đọt cây mẹ bị cắt.