Top 12 # Phương Pháp Trồng Hoa Cúc Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Phương Pháp Trồng Và Chăm Sóc Hoa Cúc Tím

Tìm hiểu về hoa cúc thạch thảo tím.

Hoa cúc tím còn có tên gọi khác là Cúc micheal, hay cúc thạch thảo tím, ngoài màu tím chúng còn có màu đỏ, hoặc trắng, co đường kính hoa: 2 – 4cm và chiều cao thân: 20 – 50cm.

Cách trồng và chăm sóc hoa cúc tím.

Thời gian trồng hoa cúc tím: Mùa hè là thời gian cây phát triển tốt nhất. mùa xuân và mùa thu mua cây giống về trồng.

Đất trồng: Tỉ lệ đất trồng là 6 phần đất cát hạt nhỏ, 3 phần đất mùn và 1 phần chất khoáng trồng cây, kết hợp với bón phân.

Vị trí để hoa: Đặt cây ở vị trí có ánh nắng và có điều kiện thoáng gió tốt, đồng thời tưới thêm nước sau khi bề mặt đất trong chậu đã khô.

Chăm sóc hoa cúc tím:

Tưới nước: Nên tưới nước cho cây vào mỗi buổi sáng hoặc tối. Không nên tưới quá nhiều nước, chỉ nên tưới khi đất đã khô và nứt. Tưới nước nhẹ nhàng để tránh làm lay gốc. Khi tưới nước tránh tình trạng bùn hoặc đất dính vào lá non, làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp cũng như sự phát triển của cây.

Bón phân: Có thể dùng phân chuồng hoai mục, đạm ure, kali clorua và supe lân để bón. Khi bón trộn đều và rắc gốc, thường xuyên tưới nước để cây hấp thu tốt chất dinh dưỡng.

Tỉa ngọn ngắt chồi: Khi hoa cúc tím ra chổi khoảng 10 tới 15 cm thì bạn tiến hành ngắt bỏ chồi ngọn để tăng chồi nách để tăng nhánh cây giúp tăng số lượng hoa và nụ.

Chăm sóc hoa sau khi nở: Bạn nên ngắt bỏ hoa tàn và tiến hành bón phân để thân hoa cúc tím to và chắc hơn. Cây hoa cúc tím chịu được rét vì thế có thể đặt cây dưới mái hiên hoặc ngoài ban công trong suốt mùa đông. Mùa đông nên giảm tưới nước cho cây.

Phòng và trị bệnh: Nếu điều kiện thoáng gió không tốt cây sẽ dễ bị bệnh, vì thế nên phun thuốc trừ sâu để đề phòng sâu lá ăn mất lá. Cứ 2 – 3 năm nên tiến hành tách nhánh để nhân giống, đất trồng như trên.

Nguồn: sưu tầm

Nhân Giống Hoa Cúc Bằng Phương Pháp Giâm Cành

1. Chuẩn bị

Để giâm cành, trước hết cần xây dựng nhà giâm, khu vực giâm và chuẩn bị cây mẹ đáp ứng tiêu chuẩn.

– Nhà giâm và khu vực giâm: Yêu cầu có mái che, có hệ thống lưới đen hoặc cót để che bớt ánh nắng vào mùa hè.

– Cây mẹ: Cây mẹ trong tình trạng sinh trưởng tốt, chăm sóc ổn định chúng ta có thể gắt ngọn 13-15 lứa. Lứa thứ 2 cách sau 10-12 ngày, tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc

– Yêu cầu để cây mẹ có thể cắt ngọn mang giâm:

Sau trồng khoảng 20-30 ngày, đạt chiều cao 15-20 cm, có 8-10 lá thật, đường kính thân 0.3 cm

Cây sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh

2. Kỹ thuật nhân giống hoa cúc

Có 2 phương pháp giâm là giâm qua khay bầu và giâm trực tiếp vào đất

Giâm qua khay bầu

Chuẩn bị khay bầu

Chọn loại khay có kích thước 30×60 cm, có 72 hốc bầu.

Giá thể dùng để giâm là 100% trấu hun. Điều này sẽ thuận lợi trong việc giữ nước và thoát nước hơn giá thể được phối trộn theo tỉ lệ: 50% đất + 50% trấu hun.

Trước khi đổ giá thể vào khay, nên tưới nước đạt đổ ẩm 70-80% là đạt yêu cầu. Giá thể phải sạch, được xử lý qua một số mầm bệnh.

Kích thích cành giâm ra rễ: Cần tiến hành vào vụ đông và vụ xuân.

Chọn thuốc kích thích ra rễ chuyên dùng cho cây hoa.

Liều lượng pha thuốc: 20g thuốc/ 80 lít nước.

Khuấy đều và tiến hành nhúng gốc cành giâm vào dung dịch, nhúng sâu 3-5 cm trong khoảng 5-10s.

Chú ý: Không nhúng cả lá, ngọn vào dung dịch. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của mầm, thậm chí là làm chết cành giâm.

Một lỗ khay giâm 3 cây. Các cây cách đều nhau trong khay.

Cắm thẳng đứng, cây không bị nghiêng.

Tưới ẩm sau khi giâm.

Giâm trực tiếp vào đất

Chuẩn bị đất

Chọn đất tơi xốp, có vị trí thuận lợi cho việc tưới tiêu.

Tiến hành làm đất, nhặt sạch cỏ dại.

Lên luống rộng 1m, cao 0.3 m.

Dùng trấu hun rắc lên trên khi tiến hành làm đất.

Chú ý: Không cần phải bón lót vì thời gian ươm cây rất ngắn, chỉ 7- 10 ngày.

Cắm thẳng cành giâm vào đất, không cắm nghiêng.

Khoảng cách cắm là 5-7 cm.

Trong 2 cách thì cách giâm vào đất khó và mất nhiều thời gian hơn so với cách giâm cành qua khay.

3. Chăm sóc

Môi trường sống

Điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm theo nhu cầu của cây và điều kiện thời tiết. Tốt nhất là sử dụng hệ thống điều khiển độ ẩm tự động, hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ. Ngoài ra, có thể dùng bảng điều khiển bán tự động, đảm bảo độ ẩm giá thể giâm 75 – 80%, độ ẩm không khí nơi giâm 80 – 85%.

Phòng trừ sâu bệnh

Trong quá trình giâm cây thường xuất hiện một số loại bệnh gây thối cây. Người trồng cần phòng trừ bằng một số thuốc trừ nấm bệnh.Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc phòng trừ nấm bệnh. Tuy nhiên, Chuyên gia ở trung tâm Nghiên cứu và phát triển hoa cây cảnh, Viện Nghiên cứu rau quả khuyên dùng loại Daconil 75 Wp sản xuất tại Nhật Bản.

Cách dùng thuốc: Đầu tiên đổ nước sạch vào 1/3 bình , cắt túi thuốc cần pha cho vào bình, lắc bình cho thuốc tan hết. Sau đó, đổ lượng nước đến vạch định mức đạy nắp lại. và tiến hành phun.

Chọn cây đạt tiêu chuẩn mang trồng

Đối với cả 2 phương pháp giâm qua khay và giâm trực tiếp vào đất, sau giâm 7-10 ngày cây có thể mang ra ruộng sản xuất trồng.

Tiêu chuẩn cây đạt tiêu chuẩn: chiều dài đạt đạt 7-8cm, có 3-4 lá thật trê 1 cây, có bộ rễ phát triển xung quanh thân.

Một Số Phương Pháp Nhân Giống Hoa Cúc Phổ Biến Hiện Nay

Các giống cúc chủ yếu được nhân giống theo phương pháp vô tính. Bao gồm kỹ thuật gieo hạt, giâm ngọn, tỉa chồi con ở gốc cây mẹ.

1. Nhân giống cúc bằng phương pháp gieo hạt

– Chỉ áp dụng cho những giống cúc trồng bằng hạt.

2. Nhân giống cúc bằng phương pháp tỉa chồi con từ cây mẹ

– Cúc có đặc điểm xung quanh gốc thường phát sinh những chồi non mọc lên từ gốc có thể tỉa đem trồng (được gọi là mầm giá).

– Cây tỉa chồi mọc khoe, cho hoa tốt nhưng thời gian từ trồng đến ra hoa lâu so với cây giâm cành, thời kỳ nở hoa không đồng đều.

– Cần vun gốc, chăm sóc cây mẹ đầy đủ để có nhiều chồi non tốt (gọi là mầm giá). Mầm giá phát sinh xung quanh gốc cây mẹ nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào giống,điều kiện chăm bón, đất tốt hay xoá. Các giống cúc mới như: CN93, CN97, Vàng Đài loan Tím sen thường đê nhiều mầm giá nhất.

3. Nhân giống cúc bằng phương pháp giâm cành (giâm ngọn)

– Đây là cách nhân giống chính hiện đang được áp dụng phổ biến trong sản xuất. Hệ số nhân giống cúc theo phương pháp này đạt 15 – 20 lần. Để nhân giống bằng giâm cành cần thiết phải chăm sóc tết vườn cây mẹ là những giống cúc tốt cần nhân giống và áp dụng các kỹ thuật mới trong giâm cành.

  – Vườn cây mẹ: Chọn giống tốt, sạch bệnh trồng khoảng cách 15x15cm mật độ 400.000cây/ha, lên luống cao và thoát nước Thường sau trồng 12 – 15 ngày bấm ngọn lần 1, sau 20 ngày bấm ngọn lần 2. Khi nhánh dài 12 – 15cm chỉ lấy 3 nhánh phát triển tốt. Sau 25 ngày tiến hành cắt cành lần 1, mỗi cây mẹ cắt được 3 – 4 cành đem giâm. Sau đó cắt lần 2, lần 3, mỗi lần cách nhau 25 ngày. Theo cách nhân giống trên mỗi vụ (4 tháng) 1 ha cây mẹ cho 4 triệu cành giâm có chất lượng tốt đủ trồng cho 10 ha vườn sản xuất.

Kyc thuật nhân giống hoa cúc

– Lượng phân bón cho 1 ha vườn cây mẹ:

+ Phân chuồng hoai mục: 30 – 40 tấn

+ N,P,K nguyên chất tổng số 140 – 160kg N, 120 – 140kg P2O5, 100 – 120kg K2O, Bón lót 20 – 30kg N, 90 – 100kg P2O5, 60 – 70kg K2O. Bón thúc 120 – 130kg N, 30 – 40kg P2O5, 40 – 50kg K2O. Bón thúc chia làm 3 lần, mỗi lần cách nhau 18 – 20 ngày.

– Kỹ thuật giâm cành

+ Tiêu chuẩn cành giâm: chọn cành bánh tẻ, cắt cành giâm dài 6 – 8cm, có từ 3 – 4 lá/cành.

+ Mật độ, khoảng cách: tuỳ thuộc vào giống và thời vụ giống có cành to thì khoảng cách 3x3cm (1000cành/m2), giống cành nhỏ: 2,5 x 2,5cm (1600cành/m2 ) Mùa thu giâm dày hơn mùa hè.

+ Giâm cành cành giâm nên cắt vào buổi sáng và giâm ngay, để lâu cành bị mất nước và nhiễm bệnh, tỷ lệ sống không cao. Khi cắt hom nên cắt vát 30 0 để tăng diện tích tiếp xúc cành nhanh ra rễ. Cắm hom trên luống cát, có mái che, sau đó phun đậm nước giữ ẩm cho hom và tạo điều kiện để hom ra rễ. Có thể nâng cao tỷ lệ ra rễ bằng cách nhúng chân hom trong dung dịch kích thích ra rễ: IBA, IAA, NAA… nồng độ 25 – 50ppm trong 10 – 15 giây, sau đó cắm hom vào xuống cát.

 + Chăm sóc cành giâm thường xuyên phun mù giữ độ ẩm bão hoà trong nhà giâm, loại bỏ các lá vàng, thối, khi cành giâm cơm ra rễ có thể sử dụng phân bón lá với nồng độ thấp 1/2000 – 1/3000. Sau giâm 12 – 15 ngày, rễ cành giâm dài 2 – 3cm, mỗi cành có 3 – 5 rễ là có thể trồng ra vườn sản xuất.

– Tách cây con từ rễ: Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, ngoài thân chính từ rễ mọc lên, còn có cây cúc con, thường gọi là mầm giá. Vì vậy, sau khi hoa tàn thì mầm giá phát triển rất nhiều. Chọn những mầm khoẻ, mập và dùng dao tách để đem trồng.

– Giâm ngọn:

+ Là phương pháp thông dụng nhất. Khi cây hoa cúc đã tàn, cắt bỏ phần trên cách mặt đất 10 – 15cm. Sau 15 ngày cây sẽ đâm ra nhiều tược. Cắt ngọn 6 – 7cm đem giâm. Chọn ngọn bánh tẻ để giâm vì nếu ngọn quá non làm cây dễ mất nước dẫn đến chết héo, nếu ngọn quá già sẽ không lấy được dinh dưỡng để nuôi ngọn trong thời gian chưa ra rễ.

+ Ngọn giâm cần cắt vát gần sát mắt để tăng diện tích tiếp xúc với đất, nước và kích thích mau ra rễ.

+ Khi giâm ngọn cần chú ý:

+ Đất giâm ngọn phải làm kỹ, đất dễ thoát nước. Đất giâm thường là cát hoặc tro trấu.

+ Cắt ngọn để giâm nên cắt vào sáng sớm, cắt xong đưa ngay vào chỗ mát và giâm liền. Khoảng cách giâm 4 -5 cm, làm giàn che cho cây, để giảm nhiệt độ, tránh bốc thoát hơi nước.

+ Tưới 3 – 4 lần/ngày, khoảng 10 ngày sau ngọn đã ra rễ thì gỡ bỏ giàn che, chừa khoảng 50% ánh sáng nắng rọi vào cho cây quen. Sau 2 – 3 ngày thì cho nắng hoàn toàn rồi đem trồng. Thời gian giâm cây con 15 – 20 ngày.

– Cấy mô: Là phương pháp khoa học kỹ thuật nhằm tạo ra cây con sạch bệnh, cung cấp một số lượng cây con thật lớn trong thời gian ngắn nhưng khá tốn kém và phải giữ giống trong chai lọ.

– Giữ giống hoa cúc cho vụ sau: Đây là yếu tố quyết định sự thành bại cho vụ sau, vì vậy trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây nên chọn và đánh dấu những cây khoẻ, không sâu bệnh, hoa nở đều, màu sắc đẹp nên để riêng. Sau khi cắt hoa xong nên đem cây vào khu vực vườn giống, sau đó chừa gốc 10 -15 cm, bên cạnh việc giữ giống để làm giống, việc tách cây con từ rễ cũng là cách để giữ giống, trong giai đoạn giữ giống vẫn phải phòng bệnh, phun thuốc Sherpa hoặc sec Sài gòn 5cc/ 8 lít nước, 10 ngày phun/lần.

Nguồn: Admin tổng hợp

Các Phương Pháp Trồng Răng Giả

Các phương pháp trồng răng giả nào được sử dụng hiện nay?

Hiện nay tại các trung tâm nha khoa Đăng Lưu có áp dụng thành công 3 phương pháp trồng răng giả để phục hình nha khoa cho các bệnh nhân gặp phải vấn đề mất răng. Ba phương pháp đó bao gồm: Làm hàm giả tháo lắp, làm cầu răng sứ cố định và kỹ thuật cấy ghép implant. Để lựa chọn được một phương pháp trồng răng giả phù hợp, bạn cần tìm hiểu những ưu cũng như khuyết điểm của các phương pháp trồng răng giả này.

Hãy bắt đầu với một phương pháp được đánh giá là phù hợp trong phục hình mất răng. Kỹ thuật cấy ghép răng implant. Kỹ thuật này có thể áp dụng cho nhiều trường hợp từ mất một răng cho đến nhiều răng. Về phương pháp thì kỹ thuật sử dụng một trụ implant được làm từ chất liệu titan để cấy trực tiếp vào xương hàm để đóng vai trò là một chân răng thay thế cho chân răng bị mất. Sau khoảng thời gian chờ đợi trụ implant tích hợp khi cho vào xương (khoảng 3 đến 6 tháng), một mão răng sứ sẽ được chụp lên trên đầu trụ implant.

Ưu điểm của kỹ thuật này là răng giả thay thế tốt cho răng thật, cả về độ tự nhiên cũng như thực hiện các chức năng bình thường của răng nhờ cấu tạo ba phần tương tự như răng thật của răng implant. Răng tồn tại độc lập và không phụ thuộc vào các răng khỏe mạnh bên cạnh. Độ bền của răng rất cao, có thể tồn tại suốt đời con người ở đúng vị trí vững chắc không bị lỏng lẻo. Răng implant còn có một ưu điểm nữa là nó ngăn ngừa tiêu xương rất tốt thậm chí sau khi cấy ghép phần xương bị tiêu sau khi mất răng còn được bổ khuyết. Răng implant chỉ có một khuyết điểm duy nhất là giá thành cao và đòi hỏi phải có bác sĩ tay nghề cao mới thực hiện được và phải mất khá nhiều thời gian mới hoàn thành được một răng hoàn chỉnh.

– Cầu răng sứ cố định: là một trong những phương pháp phổ biến được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp mất răng. Cách thực hiện lắp cầu răng sứ như sau: trước tiên bác sĩ sẽ mài nhỏ một hay nhiều răng ở hai bên vị trí bị mất răng để làm trụ cầu và sau đó một cầu răng sứ nhân tạo sẽ được lắp lên các trụ này. Ưu điểm của phương pháp này là có thể đảm bảo được chức năng ăn nhai bình thường và giá thành tương đối hợp lý. Tuy nhiên phương pháp này lại không khắc phục được tình trạng tiêu xương tại vị trí mất răng khiến xương tiêu nhiều ảnh hưởng đến đường nét khuôn mặt. Các răng thật bên cạnh cũng không thể thực hiện chức năng bình thường do đã bị mài nhỏ và hoạt động phụ thuộc vào cầu răng. Nguy cơ sâu răng và viêm nha chu, cầu răng bị lỏng cũng không hề nhỏ.

– Hàm giả tháo lắp: được áp dụng trong các trường hợp mất nhiều răng hay mất toàn hàm. Phương pháp này có ưu điểm là chi phí thấp, dễ thực hiện, thời gian thực hiện ngắn lại không phải xâm lấn răng, phù hợp với những người cao tuổi, người bị tiêu xương hàm nhiều, sức khỏe yếu. Hàm giả tháo lắp nâng đỡ các cơ môi, má, từ đó giúp hạn chế nếp nhăn, hóp má tại các vị trí mất răng.

Khuyết điểm của nó là vướng víu, không đảm bảo chức năng ăn nhai, ảnh hưởng đến phát âm. Nếu vệ sinh không tốt, việc sử dụng hàm giả tháo lắp có thể sẽ gây sâu răng và viêm nha chu tại nơi tiếp giáp giữa hàm giả với răng thật. Sau một thời gian sử dụng hàm giả thường trở nên lỏng lẻo, phải chỉnh sửa hoặc làm lại do xương dưới hàm giả tiêu dần.

Lưu ý : Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người