Top 5 # Phương Pháp Trồng Gừng Hiệu Quả Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Mô Hình Trồng Gừng Trong Bao Xi Măng: Phương Pháp Mới, Hiệu Quả Cao

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.Người viết: , ngày 12/12/2010, trong mục ” TRỒNG TRỌT”

Trong một lần đi ăn cưới, cha con ông Huỳnh Bích (thôn Lương Sơn 3, Vĩnh Lương, TP. Nha Trang) tình cờ học được cách trồng gừng trong bao xi măng. Sau khi trở về, hai cha con ông áp dụng ngay phương pháp trồng gừng mới. Cái hay của phương pháp này so với cách trồng truyền thống ở chỗ không những giảm được công, chi phí, tăng năng suất mà còn có thể chủ động “sơ tán” cây gừng mỗi khi có lũ đổ về.

Anh Huỳnh Ngọc Khánh – con trai ông Bích – dẫn tôi ra xem nơi trồng gừng của gia đình anh. Vỏn vẹn chỉ có vài chục mét vuông nhưng gia đình anh đã trồng được 500 bao gừng. Anh Khánh tâm sự: “Một lần đi ăn cưới, chúng tôi thấy có đám gừng trồng trong bao xi măng. Thấy lạ, sau bữa tiệc, hai cha con tôi bèn hỏi thăm, chủ nhà vui vẻ chỉ cho mấy “chiêu”. Thế là hai cha con về làm ngay…”. Theo anh Khánh, việc trồng gừng bằng bao xi măng rất đơn giản. Người trồng chỉ cần dùng bao xi măng cũ cắt đôi, bẻ góc, phần nào bị bít thì đục vài lỗ cho thoát nước. Về đất trồng gừng thì nên dùng đất phù sa là tốt nhất, trộn thêm ít phân bò hoai và trấu hun cho xốp đất để gừng dễ ra củ. Mua gừng giống về trồng nên chọn loại gừng cao sản, cho năng suất cao. Mỗi kilôgam gừng giống có thể trồng 15 – 20 bao. Cây gừng chịu bóng râm nên có thể bố trí dưới tán cây trong vườn, miễn sao tiết kiệm được diện tích. Tùy theo thời tiết, có thể tưới nhiều hay ít để duy trì độ ẩm: Khi trời nắng, tưới 1 – 2 lần/ngày, trời mưa thì không nên tưới. Củ gừng không nên trồng quá sâu, dễ bị thối gốc; không nên đưa các bao gừng ra trước gió, vì trời gió có thể làm cây bị gãy, bong gốc, củ khó phát triển…

Gừng trồng trong bao xi măng (Trong ảnh: Vườn gừng 4 tháng tuổi của gia đình ông Bích).

Theo phương pháp này, gừng trồng 7 – 8 tháng là cho thu hoạch, nếu chăm sóc tốt có thể rút ngắn thời gian. Một bao trung bình thu được 1,5 – 2kg gừng sống, cao hơn trồng ngoài đất. Với 500 bao gừng, giá bán bình quân 23.000 đồng/kg, gia đình anh Khánh có thể thu 15 – 20 triệu đồng, lãi gấp 8 lần so với cách làm thông thường. Trồng trong bao, gừng lớn nhanh gấp 2 lần so với cách trồng thông thường. Đặc biệt, cách trồng này còn có thể giúp người trồng chủ động “sơ tán” được cây gừng để tránh lũ; vì vậy, cách này có thể trồng ở bất cứ đâu (nông thôn, đô thị hay vùng trũng). Anh Khánh cho biết, hiện anh đang phát triển phương pháp này tại Hòn Khói (Ninh Thủy) với số lượng 2.500 bao. Tại Hòn Khói có các động cát ven biển, chỉ cần lấy loại cát này trộn thêm một ít phân, trấu là xem như có một hỗn hợp đất đặc biệt thích hợp cho cây gừng mà không cần đầu tư nhiều. Cây gừng trồng trong bao thu hoạch rất nhanh, chỉ cần xé bao, rút bụi gừng lên là củ theo lên mà không hề bị trầy xước hay đứt gãy. Hiện nay, giá gừng đang tăng nhanh bởi nhu cầu gừng tiêu thụ rất lớn, không những cung cấp để làm thực phẩm, dưỡng da mà còn chữa bệnh rất hiệu quả. Dự báo, giá gừng trong dịp Tết Tân Mão 2011 có thể lên tới 46.000 đồng/kg.

Mô hình trồng gừng trong bao xi măng tỏ ra ưu việt so với cách trồng truyền thống nên

Hội Nông dân xã Vĩnh Lương đang có kế hoạch để hội viên phát triển cây gừng sau khi đúc kết mô hình của ông Bích. Theo khuyến cáo của cơ quan Khuyến nông: Trồng gừng trong bao hay túi nên chọn củ gừng già trên 8 tháng tuổi, sạch bệnh, ủ nơi bóng râm cho nhú mầm rồi đem trồng. 1kg gừng giống trồng từ 15 – 20 bao; pha trộn đất trồng gừng theo tỷ lệ: 70% đất đen + phân chuồng, 30% hữu cơ cho vào bao xi măng, dày 10cm, cho hom gừng vào giữa, dưới lớp đất nhẹ chừng 2cm, trải lên lớp tro trấu để giữ ẩm, hạn chế cỏ dại. Khi trồng hom gừng nên tách bằng tay, không dùng dao vì có thể lây nhiễm bệnh, mỗi hom dài 2 – 5cm, có ít nhất 1 mầm. Trước khi trồng nên xử lý hom gừng bằng các thuốc trừ nấm. Sau khi trồng 1 tháng, gừng thường trồi lên do nhảy con nên bổ sung đất, phân hữu cơ 2 – 3cm vào gốc gừng. Trồng gừng trong bọc có ưu điểm dễ vận chuyển mà không ảnh hưởng đến sức sống của gừng. Do vi khuẩn truyền nhiễm, cây gừng thường bị bệnh héo vàng thối rũ, rất khó trị nên cần phun thuốc phòng ngừa 10 – 15 ngày/lần, các loại thuốc trị nấm gốc đồng.

Q.V

Theo các tài liệu y học, gừng có chất chống oxy hóa, ức chế hình thành các chất gây viêm, điều hòa miễn dịch, tăng lượng corticosteron tự nhiên. Gừng giúp chống say tàu xe do làm êm dịu dạ dày, chống nghẽn mạch nên ức chế máu đông. Mặt khác, gừng còn làm giãn mạch, tăng tiết mồ hôi nên có thể dùng gừng để hạ nhiệt. Tinh dầu gừng có chất diệt nấm và diệt khuẩn nên dùng để chữa viêm đường hô hấp trên. Gừng còn giúp giảm đau khớp, cải thiện hoạt động của khớp, giảm sưng, nhức khớp…

Nguồn tin: Báo Khánh Hòa

Chia sẻ bài báo này với bạn bè.

Hiệu Quả Của Phương Pháp Trồng Chuối Cấy Mô

Vài năm trở lại đây, trồng chuối cấy mô trở thành công việc đem lại lợi nhuận cao vì chất lượng đồng đều, đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Chuối là một trong những cây ăn quả cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như đường, tinh bột, chất xơ, kali, vitamin B6, vitamin C và chất chống oxy hóa. Do đó, chuối đem lại một số lợi ích về sức khỏe như làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, kích thích hệ tiêu hóa, cung cấp năng lượng trong quá trình vận động. Hiện nay, cây chuối đang dần trở thành là cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con ở các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ.

Tại sao nên áp dụng phương pháp trồng chuối cấy mô

✓ Trồng chuối cấy mô sạch bệnh, chất lượng cao đang là một xu thế, nhu cầu thị trường lớn, lợi nhuận tốt.

✓ Năng suất và hiệu quả kinh tế khi trồng chuối cấy mô so với các loại cây trồng hay giống chuối khác luôn được nhà vườn quan tâm hơn cả nhằm cải thiện năng suất và thu nhập.

✓ Trồng chuối cấy mô có ưu điểm là dễ trồng, dễ chăm sóc, thích nghi với điều kiện đất đai, thời tiết, sinh trưởng và phát triển nhanh, nhu cầu dinh dưỡng phân bón cũng không cao so với các loại giống cây trồng khác nên chi phí sản xuất thấp.

✓ Chuối cấy mô còn có ưu điểm là thu hoạch đồng loạt với số lượng lớn, năng suất trung bình 25-45 tấn/ha tùy theo loại chuối, lợi nhuận từ 100-200 triệu/ha tùy thời điểm thị trường.

Hiệu quả của phương pháp trồng chuối cấy mô so với phương pháp nhân giống thường

Từ trước tới nay, việc nhân giống chuối theo cách truyền thống bằng cách tách cây con từ cây mẹ được bà con nông dân áp dụng, phương pháp này được xác định là dễ làm, tuy vậy, nhược điểm của hình thức này là không kiểm soát được mầm bệnh, rất khó vận chuyển, tốn công và đặc biệt là không có độ đồng đều dẫn tới khó khăn trong quá trình canh tác và thu hoạch, ảnh hưởng tới năng suất và hiệu quả kinh tế.

Bằng sự phát triển của khoa học công nghệ, các nhà khoa học đã nhân giống thành công cây chuối bằng phương pháp cấy mô. Hiện nay nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, việc trồng chuối cấy mô là một phương pháp rất hiệu quả và có nhiều ưu điểm so với trồng chuối bằng chồi con như: giá thành rẻ, dễ vận chuyển, độ đồng đều cao, sạch bệnh, có sức sống mạnh, năng suất cao hơn 30% so với gây giống truyền thống, dễ nhân nhanh với số lượng lớn và chủ động được nguồn giống. Tính đồng nhất của cây chuối nuôi cấy mô giúp chúng ta có thể điều khiển được thời gian ra hoa và thu hoạch cũng như gia tăng năng suất và chất lượng trái. Mầm cây được nuôi trong ống nghiệm để thành cây con, cây con sau khi được ươm tại vườn ươm 2,5 – 3,0 tháng sẽ đạt chiều cao 25 – 30 cm có thể mang ra trồng được ngay.

Theo đề án quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đến năm 2020, chuối là một trong bốn cây ăn quả chủ lực tại vùng Tây Nguyên và Nam Bộ. Trồng chuối đạt tiêu chuẩn VietGAP hướng đến xuất khẩu mang lại lợi nhuận rất cao so với các loại cây trồng khác. Theo tính toán của một số công ty trồng chuối, tổng vốn đầu tư trồng 1 ha đất trồng chuối cấy mô khoảng 90 triệu – 120 triệu đồng, doanh thu sau 1 năm đạt 220 triệu – 250 triệu đồng. Thị trường xuất khẩu chuối hiện nay chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước Trung Đông, và từng bước xâm nhập vào thị trường EU và Mỹ. Với lợi thế đất đai màu mở, khí hậu thuận lợi và nhân công rẻ, Việt Nam nói chung và vùng Tây nguyên nói riêng có rất nhiều thế mạnh cạnh tranh trong việc phát triển trồng chuối cấy mô theo hướng xuất khẩu khi chúng ta hoàn thiện được quy trình chăm sóc và đảm bảo chất lượng, từ đó làm tăng hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp để từng bước giúp bà con ổn định cuộc sống.

Kinh nghiệm trồng chuối cấy mô hiệu quả

Hiện nay, chuối cấy mô được trồng phổ biến trên khắp các vùng trong cả nước. Theo kinh nghiệm của Đồng An Gia , muốn chuối cho năng suất cao, mã đẹp, hạn chế cây đổ ngã thì ngoài bón phân đầy đủ, cần phải đảm bảo lượng nước tưới vì đây nhược điểm của nó, thiếu nước sẽ làm cho cây phát triển không đều và dễ đổ.

Việc trồng chuối cấy mô tự phát không theo quy hoạch của địa phương rất dễ dẫn đến tình trạng cung vượt cầu. Khi quyết định trồng chuối, ngoài việc tìm hiểu về giống, kỹ thuật trồng chuối, năng suất và hiệu quả kinh tế, bà con nên lắng nghe ý kiến của các chuyên gia để tránh tình trạng rớt giá như một số loại nông sản như hiện nay.

Phương Pháp Nhân Giống Hoa Lan Hiệu Quả Cao

Việc nhân giống hoa lan ngày nay trở nên đa dạng hơn trước rất nhiều, bạn có thể chọn nhân giống hoa lan bằng gieo hạt, thân giả, tách nhánh, cấy mô… sao cho phù hợp với điều kiện và tình trạng vườn lan của mình nhất.

1. Nhân giống hoa lan bằng gieo hạt

Xem thêm: Để hoa lan phát triển tốt sau khi tách chiết

Trong thực tế hoa lan ít khi nhân giống hữu tính, bởi vì hạt của hoa lan rất nhỏ, kỹ thuật gieo ươm phức tạp, tỷ lệ nẩy mầm thấp và tính phân ly lớn khi trồng hoa lan bằng hạt, khó duy trì được đặc tính tốt của cây mẹ. Nhưng cũng chính vì mang tính di truyền phức tạp, phân ly lớn cho nên là cơ hội tốt cho các nhà nhân giống hoa lan và đông đảo người trồng hoa lan tuyển chọn được những giống hoa lan quý. Bởi vậy nhân giống hoa lan bằng hạt cũng là một trong những khâu quan trọng trong việc tạo ra giống lan.

– Các phương pháp nhân giống hoa lan bằng gieo hạt

Có hai cách nhân giống hoa lan bằng hạt là vô khuẩn và hữu khuẩn.

+ Phương pháp hữu khuẩn là đem hạt gieo hat hoa lan vào giá thể của rễ lan trồng trong chậu, trước khi gieo hạt phủ rêu lên mặt chậu rồi hãy gieo hạt lên trên. Hạt giống sẽ nẩy mầm nhờ sức tác của thực khuẩn của rễ hoặc lấy thực khuẩn từ rễ cây hoa lan đem trộn với hạt rồi đem gieo thẳng xuống giá thể. Nhưng dù là phương pháp nào đi nữa thì tỷ lệ nẩy mầm cũng rất thấp.

+ Phương pháp gieo hạt hoa lan vô khuẩn được tổ nghiên cứu Gasmolin phát hiện từ những năm 20-30 của thế kỷ 20, bằng cách sử dụng dung dịch dinh dưỡng vô cơ, có thể làm cho hạt hoa lan nẩy mầm và chứng minh kỹ thuật nhân giống hoa lan hiệu quả cao được xác lập trên cơ sở trong điều kiện vô khuẩn. Cây hoa lan giống mọc từ hạt có thể sinh trưởng khoẻ mạnh cho đến khi ra hoa, đã được các nước trên thế giới ứng dụng rộng rãi.

– Môi trường gieo hạt hoa lan

Chất dinh dưỡng dùng cho gieo hạt vô khuẩn được phối chế theo môi trường MS (Muzashige and Skoog, 1962) hoặc KC (Kunsun c, 1946) nhưng tùy giống loài hoa lan mà tăng thêm than và nước dừa.

– Diệt khuẩn khử trùng hạt giống hoa lan

Hái lấy quả sắp chín (80-90%) hoặc chưa chín, dùng bông tẩm cồn lau sạch bề ngoài, dùng dao tách quả để lấy hạt, dùng vải trắng gói lại, làm ướt hạt hoa lan bằng nước vô trùng, dùng giấy lọc thấm nước, đưa vào ngâm 5-10 phút đầu trong dung dịch KOH, vớt ra rửa sạch bằng nước vô trùng 3 lần, dùng giấy lọc thấm hết nước lại đưa vào ngâm trong dung dịch nước tẩy trùng (H2O2, HgCl…) để diệt khuẩn 10-20 phút rồi vớt ra rửa bằng nước vô trùng vài lần là có thể dùng được.

– Nuôi dưỡng gieo hạt hoa lan vô trùng

Dùng que bạch kim, ống hút hoặc bơm tiêm hút lấy hạt hoa lan đã qua xử lý trên bàn siêu sạch, gieo vào bình hoặc ống nghiệm, dán nhãn sau đó đưa vào phòng cấy mô nơi có ánh sáng tán xạ với nhiệt độ 20-26°C. Sau khi phôi lớn, cho chiếu sáng 2.000-3.000 Lux mỗi ngày 10-18 tiếng. Lượng giống trong bình sao cho các hạt giống hoa lan đều được tiếp xúc với dung dịch là được. Hạt giống được phân đều trên bề mặt của dung dịch, không được chùm xuống dưới để tránh bị ngạt, thời gian nẩy mầm của hạt giống hoa lan tuỳ theo giống. Khi nẩy mầm phôi phình to, mầu vàng nhạt, rồi dần dần chuyển sang màu xanh vàng cho đến màu xanh và từ phôi xuất hiện thân hình cầu, từ thân hình cầu mọc thành mầm. Sau khi gieo hạt 1-2 tuần phôi phình to, 4-6 tuần hạt có màu xanh chứng tỏ diệp lục đã có trong phôi. Lá đầu tiên xuất hiện chính giữa đỉnh thân hình cầu. Sau khi gieo 2-3 tháng xuất hiện lá thứ 2-3 thân hình cầu dài ra và có sợi rễ đầu tiên. Có những giống khó mọc rễ cần thay dung dịch với liều lượng và chủng loại khác nhau, cho đến khi cây mọc vài cái rễ và lá mọc đều hãy đưa cây trồng vào giá thể trồng hoa lan. Những cây sinh trưởng yếu cần chuyển vào vị trí của những cây sinh trưởng khỏe tiếp tục nuôi dưỡng.

– Lấy cây thực sinh trong ống nghiệm

Đây là khâu rất quan trọng trong việc nhân giống hoa lan, nếu thao tác không cẩn thận hoặc không chu đáo có thể bị chết do không thích nghi với môi trường bên ngoài hoặc phí công của các công đoạn trước. Trước khi lấy cây hoa lan nên rời đến những nơi có môi trường tương tự để nó thích ứng với môi trường trồng phong lan tự nhiên và nhiệt độ trong phòng, khi cần thiết có thể bỏ nắp đậy 2-3 ngày, tiếp đó lấy cây hoa lan từ trong bình ra rửa sạch dung dịch dính vào cây, chú ý tránh tổn thương đến rễ, sau đó đem ngâm vào thuốc tím từ 5-10 phút, vớt lên đặt lên mặt báo cho ráo nước, cuối cùng đem cây hoa lan trồng vào giá thể phù hợp (hỗn hợp giữa than bùn, rêu, bã mía… với cát mịn). Đầu tiên nên đặt cây hoa lan ở chỗ độ ẩm cao, ánh sáng yếu 6-7 ngày sau đó hãy chuyển vào phòng có nhiệt độ 25°c và độ ẩm tương đối cao và ánh sáng tán xạ khá mạnh cho đến khi cây sống, mỗi ngày tưới nước cho hoa lan 1 lần và phun thuốc diệt khuẩn theo định kỳ, sau một tháng mới đem trồng vào nơi có ánh sáng tương đối. Tùy thuộc vào độ lớn của cây hoa lan mà thay chậu, thường thường sau hai năm, cây hoa lan sẽ ra hoa.

Hiện nay trên thế giới đã sử dụng phương pháp gieo hạt quả xanh:

Thường sau khi thụ tinh, một cây hoa lan cần thời gian từ 6 tháng đến 1 năm để quả chín. Tuổi thành thục của địa lan ngắn hơn phong lan. Ví dụ loài lan Aspasia principissa là 400 ngày. Ngoài ra, để đảm bảo sự thành công trong tạo cây hoa lan con lai bằng kỹ thuật lai giống từ 2 loài lan có nhiễm sắc thể khác nhau, người ta đã dùng phương pháp gieo hạt hoa lan hoàn toàn mới đó là phương pháp gieo hạt xanh.

Phương pháp gieo hạt xanh được thực hiện trong phòng thí nghiệm tương tự phương pháp nảy mầm không cộng sinh nấm, nhưng có lợi là sử dụng hạt còn xanh nên những hạt bên trong không bị nhiễm các mầm bệnh như quả chín. Ngoài ra vỏ quả có thể được khử trùng với một dung dịch có cường độ mạnh nhưng hạt bên trong vẫn không bị ảnh hưởng, vỏ quả đã tách ra bằng một dụng cụ đã khử trùng trong tủ cây vô trùng, lúc này hạt hoa lan được gieo trực tiếp mà không phải khử trùng lần nữa.

Thời gian thu hoạch quả xanh của một số loài, sau khi hạt được hình thành như sau:

– Hoa lan Cattleya 2 lá: 90 ngày

– Hoa lan Cattleya 1 lá: 120-135 ngày

– Hoa lan Dendro (Dendrobium) nobile lai: 90-100 ngày

– Các loại hoa lan Dendro (Dendrobium) khác: 60-75 ngày.

– Hoa lan vũ nữ (Oncidium): 60-75 ngày

– Hoa lan hồ điệp (Phalaenopsis): 90-100 ngày

– Hoa lan Vanda: 90-120 ngày

Những điều cần lưu ý khi gieo hạt xanh

– Cần gieo hạt hoa lan ngay khi đã lấy ra khỏi quả, hạt hoa lan không để lâu được vì dễ mất sức nẩy mầm.

– Cần rải hạt hoa lan đều trên môi trường gieo hạt, hạt dày quá, cây con lên sẽ yếu. Nếu các hạt hoa lan dính nhau trong ống nghiệm mà lắc không ra có thể cho vào 1 giọt aerosol để tách các hạt hoa lan ra.

Khi gieo hạt xong, cần đặt bình cấy vào môi trường mát mẻ, nhiệt độ và ánh sáng thích hợp cho hoa lan, ít biến đồi, thông thoáng. Ở vùng Đông Nam Á thì những hạt hoa lan Vanda hay cây lai của Ascocentrum, hynchostylis… thường nẩy mầm tốt ở nhiệt độ 27°c và nhiệt độ ổn định là yếu tố quan trọng cho hạt hoa lan nẩy mầm.

– Sau khi hạt nảy mầm, thấy xuất hiện lá thì nên cấy chuyển sang giai đoạn 2 ngay, sau khi cấy chuyển nếu môi trường trồng lan phù hợp cây sẽ sinh trưởng rất nhanh, sau 6-8 tháng có thể mang cây hoa lan con ra khỏi chai trồng ở bên ngoài để trồng. Khi cấy chuyển phải hết sức cẩn thận, tránh sự lây nhiễm khuẩn và nấm.

Khi cây hoa lan con đã lớn khoảng 5-12 tháng sau cấy chúng có thể được chuyển ra ngoài trồng, từ khi trồng đến khi cây có hoa dài, ngắn tùy giống có thể từ 2-7 năm, thời gian này có thể rút ngắn nếu môi trường nuôi cấy và có chế độ chăm sóc đặc biệt.

2 Nhân giống hoa lan vô tính

– Tách bụi

Các cây hoa lan sau khi đã phát triển chật chậu (lan đa thân: Cattleya, Dendrobium) phải được tách chiết để trồng lại.

+ Đối với địa lan (Cymbidium): Dùng dao sắc đã khử trùng qua ngọn lửa để tách giò lan ngay sau khi hoa tàn. Vết cắt phải để khô nên bôi paraffin, vôi… Để giò lan đã tách vào đất ẩm, mỗi mắt ngủ sẽ cho một chồi mới. Mỗi chồi tách nên có gắn theo 1 số rễ chú ý tách đúng chỗ nối liền giữa cây mẹ và nhánh con.

+ Đối với hoa lan Cattleya, Dendrobium và các giống lan tương tự thấy rằng ở gốc của mỗi giả hành thường có ít nhất 1 mắt ngủ, nên có thể tách mỗi giả hành thành 1 đơn vị để trồng. Những bụi lan đã phát triển mạnh thì nên tách mỗi khóm nhỏ có 2 giả hành để trồng, điều này là bắt buộc đối với lan hài Paphiopedilum phải có 1 chồi già với 1 chồi non.

Cách làm như sau: Dùng dao sắc đã khử trùng để cắt đứt phần căn hành giữa các giả hành, bôi vôi vào kín vết cắt. Có thể tách ra khỏi chậu rồi trồng ngay, nhưng cũng có thể sau tách vẫn giữ nguyên ở trong chậu đến khi mắt ngủ phát triển thành chồi cao, rễ bắt đầu xuất hiện ở gốc chồi thì mới tách các khóm lan nhỏ ra khỏi chậu. Trước khi tách ra khỏi chậu, cần tưới nước ướt đẫm cả chậu để rễ mềm, dễ tróc và nhấc cả khóm ra khỏi chậu. Rửa sạch để loại bỏ các giá thể cũ, cắt bỏ rễ già, rễ thối hoặc quá dài, chỉ chừa lại rễ có độ dài khoảng 5cm (không chạm vào các rễ non mới nhú ra từ gốc chồi mới), sau đó đem trồng vào chậu.

Phương pháp tách bụi thường tiến hành khi cây hoa lan bò ra khỏi mép chậu, nhưng thường nhất là tiến hành đồng thời vào lúc thay chậu khi giá thể đã hết tác dụng. Tách bụi thường tiến hành sau thời kỳ lan nghỉ và bắt đầu bước vào thời kỳ tăng trưởng (cuối mùa mưa, đầu mùa khô) khi các mắt ngủ bắt đầu phình to ở giả hành và rễ bắt đầu nhú ra.

Các giống địa lan, người chơi lan thường áp dụng phương pháp nhân giống truyền thống này và đã thu được kết quả tốt. Sau đây là kỹ thuật tách nhánh hoa địa lan hoa to:

Khi thay chậu có thể kết hợp tiến hành tách cây, thông thường nhân giống hoa lan bằng tách cây 3-4 năm tiến hành một lần vào mùa xuân hoặc mùa thu, nhưng mùa xuân tốt hơn, bởi vì lúc này mặc dù thời tiết bắt đầu ấm, nhưng rễ non, mầm non chưa phát sinh, phù hợp với tách cây, nếu tách vào mùa thu nên tiến hành vào tháng 10. Nhân giống hoa lan bằng tách cây cần chọn những cây sinh trưởng khỏe, thường là mỗi khóm 10 mầm trở lên là vừa. Những cây hoa lan được chọn làm cây mẹ để tách cây, trước khi tách cây vài tháng cần thoả mãn cây được phát triển trong điều kiện dinh dưỡng đầy đủ, nhờ đó tích lũy được nhiều chất hữu cơ, tạo cơ sở dinh dưỡng tốt sau khi tách, làm cây dễ sống, phục hồi nhanh. Trước khi tách 7-10 ngày cần khống chế nước, giữ cho giá thể hơi khô tiện cho thao tác tách cây, tránh được đứt rễ khi cho cây hoa lan ra khỏi chậu.

Các bước tiến hành như sau: trước hết nhẹ nhàng cho cây hoa lan ra khỏi chậu, dùng kéo cắt cẩn thận lá khô, rễ và xem xét kỹ trạng thái của cây, xác định chỗ cắt, khi cần thiết có thể dùng một số thuốc khử trùng để tiêu độc. Đặt khóm hoa lan vào chỗ khô mát, sau đó dùng dao sắc cắt thành vài khóm, cũng có thể dùng kéo để cắt, nhưng phải hết sức cẩn thận tránh tổn thương mầm rễ, sau đó lại dùng thuốc diệt khuẩn bôi vào vết cắt rồi đem trồng vào chậu, trước khi trồng phải tưới thêm nước cho giá thể, sau khi trồng tạm dừng tưới nước 3-5 ngày, sau khi vết cắt lên sẹo mới tưới nước để cố định rễ. Điều kiện thích hợp cho cây hoa lan mới trồng là phòng có đủ ánh sáng, thông thoáng, ban đêm chiếu bằng ánh sáng trắng khoảng 5-6 giờ, hàng ngày phun qua nước 1 lần, 3 ngày bón phân qua lá 1 lần cho đến khi ra rễ non mới đưa ra ngoài chăm sóc. Sau khi đưa ra ngoài sẽ tăng dần lượng chiếu sáng, mỗi tuần phun một lần KH2PO4 hoặc chất kích thích sinh trưởng và các nguyên tố vi lượng. Sau 3 tháng tưới nước phân loãng chủ yếu là phân kaly, ít đạm. Khi mầm cây hoa lan dài khoảng 2cm, cần tăng lượng chiếu sáng tùy từng điều kiện mà 3-5 ngày/lần phun phân qua lá và 9-10 ngày/lần tưới vào gốc.

Một số bước tiến hành tách và trồng lan tách vào chậu (Ảnh internet)

– Nhân giống hoa lan bằng thân giả

Nhân giống hoa lan bằng thân giả tức là sử dụng thân giả có thể không lá hoặc không rễ, nhưng vẫn chắc mập để nhân giống hoa lan. Bởi vì mỗi thân giả thường có mấy mầm ngủ, khi nó bị tách khỏi cơ thể mẹ sẽ có khả năng nẩy mầm. Thân giả có thể chỉ có một nhưng cũng có thể là vài thân giả liền với nhau. Khi thân giả bắt đầu nẩy mầm, cắt bỏ các rễ khô và các rác rưởi sau đó ngâm vào vitamin B12 khoảng 30 phút, sau đó dùng bông ướt cuốn lại, sau nửa ngày mới đưa vào chậu để trồng, cần chú ý chỉ cần lấp một nửa thân ngầm, loại có rễ và không rễ trồng riêng. Nếu có lá già phải cắt bỏ đi giảm bớt bốc hơi nước và tiêu hao dinh dưỡng của cây. Cây hoa lan có một thân giả là tốt nhất, chậu không nên quá to, dùng 4 phần rễ mục trộn lẫn với 6 phần cát để làm giá thể. Thân giả có rễ dễ mọc mầm, sinh trưởng khỏe, dễ chăm sóc. Với những thân giả chưa có rễ có thể trồng mỗi chậu vài cây, nhưng chậu phải to hơn và thoát nước tốt, dùng 2 phần lá mục trộn lẫn với cát thô, sau khi trồng, ngâm chậu vào trong thuốc tím. Khi nào thuốc tím ngấm vào giá thể thì nhấc ra, để ráo nước rồi đưa vào nhà ươm giống thông thoáng râm mát, tránh mưa. Phương pháp giữ ẩm cho giá thể thường làm là đặt chậu chìm sâu dưới mặt đất. Khoảng sau nửa tháng mỗi ngày cho chiếu sáng nửa ngày, đất khô phải tưới nước như vậy khoảng 2 tháng sau nẩy mầm. Lúc này đưa vào vườn ươm có che nắng đề tránh ánh sáng trực xạ, chú ý khống chế nước, đến khi hoa lan ra mầm dài 2 cm, cho tiếp xúc với ánh sáng tán xạ hoặc cho tiếp xúc với ánh sáng nhẹ trước 8h30 phút sáng, lúc này độ ẩm giá thể của hoa lan cần điều chỉnh cho phù hợp, nên để hơi khô, thỉnh thoảng phun chất dinh dưỡng theo định kỳ. Chăm sóc cây hoa lan khoảng 4-6 tháng có thể thành cây giống. Mầm mới đem trồng có thể trồng với đất cát pha (hơi chua) trộn với đất mùn hoặc giá thể khác. Sau khi trồng, một tuần mỗi ngày phun 2 lần. Khi nào cây hoa lan giống đã sống mới chuyển sang chăm sóc bình thường. Thân giả bị tách lấy mầm được chăm sóc cẩn thận, sang năm vẫn có thể nẩy mầm.

– Nhân giống hoa lan bằng tách nhánh

Ở một số loài lan (Dendrobium, Thunia…) thường có hiện tượng tạo cây hoa lan con trên giả hành một cách tự nhiên, khi cây hoa lan con này có rễ là có thể tách ra khỏi giả hành để trồng.

Đối với 1 số loài lan đơn thân (Vanda, Arachnis…) khi thân cao lớn có thể cắt phần ngọn 30-50cm có ít nhất 2-3 tầng rễ để trồng. Phần gốc bên dưới nếu không có lá vẫn có thể ra chồi bên, từ đó có thể tách ra trồng như trên.

Đối với hoa lan Vanlilla và Vanda, có thể cắt thân ra từng đoạn 3-4 đốt để trồng vì loại này rất dễ hình thành rễ bất định.

– Nuôi cấy mô tế bào của hoa lan

Nuôi cấy mô tế bào còn được gọi là nuôi đường ngoài cơ thể. Nó được nuôi dưỡng vô trùng từ các cơ quan của cây như là lá, hoa, quả, rễ và kề cả tế bào. Nuôi cấy mô hoa lan mới được nghiên cứu và ứng dụng, nhưng phát triển rất nhanh, đã hình thành cả một hệ thống nhà xưởng hoàn chỉnh, sản xuất theo mục đích hàng hóa. Người ta có thể dùng thân, rễ, củ, các lát cắt để nuôi dưỡng thành cây giống. Phương pháp nhân giống hoa lan này vừa nhanh vừa không phụ thuộc vào thời tiết. Có thể sản xuất quanh năm, tiết kiệm đất, lao động, cây sản xuất từ ống nghiệm sạch bệnh và cũng có thể kết hợp với kỹ thuật mới để tạo ra cây giống sạch bệnh, nâng cao chất lượng cây hoa lan giống, phù hợp tiêu chuẩn lan quốc tế. Đặc biệt phương pháp này có thể kết hợp với phương pháp nhân giống hoa lan cổ truyền là để tạo ra các cá thể lai ưu tú sớm trở thành giống tốt có tính trạng ổn định. Tồn tại lớn nhất của phương pháp này là giá thành cao, khó thao tác, cây lan ra hoa muộn, và cũng có thể sản sinh biến dị vô tính, bất lợi cho việc duy trì của giống. Hiện nay ngoài các trường Đại học và các Viện nghiên cứu, các cơ sở chuyên nhân giống hoa lan, các doanh nghiệp chuyên trồng hoa lan cũng tích cực nghiên cứu hệ thống nuôi cấy mô phù hợp với điều kiện gia đình và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Xây dụng hệ thống nuôi cấy mô tại gia đình

Xây dựng phòng vô trùng tại chỗ là vấn đề quan trọng nhất trong việc xây dựng hệ thống nhân giống nhanh hoa lan bằng cấy mô tại gia đình. Diện tích phòng cấy mô vô trùng không quá lớn chỉ cần đặt được một tủ cấy mô vô trùng và có chỗ thao tác là được. Trong phòng vô trùng có một bảng đèn tử ngoại kết hợp với phun diệt khuẩn và dùng acid sunfuric đậm đặc pha thêm một ít thuốc tím để phun theo định kỳ. Tủ vô trùng có thể tự làm và cũng có thể mua tại những nơi chuyên sản xuất tủ nuôi cấy mô thực vật hoặc tủ vô trùng của y tế.

Để vô trùng môi trường và dụng cụ cần có nồi áp suất gia dụng (nếu có nồi hấp của y tế là tốt nhất), bếp điện (nồi vi sóng). Ngoài ra còn cần các dụng cụ sau:

– Một cân phân tích (1OOg)

– Một nồi Inốc hoặc nồi nhôm (1-2 lít)

– Một máy ép hoa quả

– Đèn cồn, kéo y tế, dao mổ, đũa cấy mô, bình tam giác, bình đong, bình chứa dung dịch, hộp petri, ống hút, ống nhỏ giọt, bông, găng tay cao su và giấy lọc…

– Nếu có điều kiện có thể mua thêm tủ sấy, máy lắc…

Trong quá trình thao tác, tất cả các dụng cụ chịu được nhiệt độ cao đều phải khử trùng bằng nồi áp suất. Nồi áp suất gia dụng không có đồng hồ đo, khi diệt khuẩn chưa đậy nấp ngay mà đun cho nước sôi sủi bọt, hãy đậy nắp để khử trùng trong vòng 20-25 phút, sau đó để nguội tự nhiên. Những dụng cụ không chịu nhiệt thì dùng hoá chất để khử trùng.

Ở một số nơi có thể tự chế tủ cấy mô vô trùng hoa lan, các phần chính như sau:

Tủ cấy mô vô trùng tuy đơn giản nhưng rất thực dụng, có thể làm bằng gỗ, gỗ dán, kính hoặc kính hữu cơ, to nhỏ tùy thuộc vào nhu cầu, thông thường rộng 60-70 cm sâu 40-45 cm, cao 50 cm, phía dưới đục 2 lỗ thao tác, bên ngoài có nắp. Như vậy có thể thò tay vào để thao tác vừa giảm được ô nhiễm, trên tủ có bóng đèn 25W và một bóng đèn cực tím 8-20W.

Phần dưới bên phải mặt sau và phía trên mặt trái, để lỗ thông hơi đường kính 10 cm dưới lỗ thông hơi xếp 5-6 lớp vải màn cho khí vào, trên lỗ xếp 2-3 lớp vải màn cho khí ra, để tiện cho không khí lưu thông. Bên phải trái có thể cho một phía để lắp cửa lùa để có thể đưa những dụng cụ vào ra dễ dàng. Trước khi sử dụng 2-10 tiếng có thể bỏ 2-4g thuốc tím vào trong lọ miệng rộng sau đó đổ 10-20ml phoocmon vào, tạo thành phản ứng, hơi phoocmon bốc lên sẽ có tác dụng khử trùng. Trước khi thao tác bỏ bình ra nếu phối hợp với bật bóng đèn cực tím sẽ có tác dụng vô trùng tốt hơn.

– Dung dịch cấy mô hoa lan thường dùng và cách pha chế

Dinh dưỡng cho nhân giống hoa lan nhanh thường dùng phương pháp pha chế của MS (Muzashige và Skooy, 1962); VW (Vacin và Went, 1949); BS (Gambozg 1968); White (1949). Nhân giống hoa lan trong gia đình nên dùng môi trường MS, tùy từng giai đoạn có pha thêm chất kích thích sinh trưởng với nồng độ khác nhau.

Phương pháp pha chế chất dinh dưỡng dùng trong nhân giống hoa lan

Các hóa chất thông dụng trong nhân giống hoa lan gồm 5 loại đa lượng của dinh dưỡng MS (NH4NO3, KN02, CaCl2.2H2O, MgSO4.7H2O, H2PO4, thuốc tím, phoocmon, đường trắng, dầu quỳnh, cồn y tế, giấy lọc PH (PH 5,4-7.0), bột tẩy trắng đa dụng hoặc thuốc tẩy trắng, một số nguyên tố vi lượng của MS, phụ liệu hữu cơ và ít chất kích thích, được cân bằng cân phân tích, cũng có thể mua tại các viện nghiên cứu hoặc cơ sở chuyên nhân giống hoa lan dinh dưỡng pha sẵn để vào tủ lạnh dùng dần. Chất dinh dưỡng sau khi pha xong phải được khử trùng bằng nồi cao áp mới được sử dụng. Đối với các cơ sở chuyên nhân giống hoa lan, để tăng hiệu quả cả quá trình phải thay 3-4 loại dinh dưỡng như loại dinh dưỡng cho thân phình to, loại cho thân giả phát triển, loại cho thân giả phân hóa nẩy mầm và loại cho ra rễ. Cũng có khi dùng thêm loại dinh dưỡng tăng sinh trưởng cho cây giống. Thường là các giống lan khác nhau, thích ứng với các loại dinh dưỡng nhân giống khác nhau. Nhưng bất luận loại nào, những thành phần chủ yếu vẫn là đạm, lân, kali, canxi, ma nhê, lưu huỳnh, sắt, Bo, Mg, Cu, Zn, Mo, Cl, I…. Về một số chất hữu cơ kích thích sinh trưởng, đường trắng. Đặc biệt là các chất kích thích sinh trưởng mặc dù nồng độ rất thấp nhưng rất quan trọng cho tái sinh chồi, rễ của các mô lan.

Trước hết phải pha dung dịch mẹ, tức là loại dung dịch hỗn hợp, nhiều thành phần dinh dưỡng, có thể pha một lần dùng nhiều lần. Thông thường các muối được hòa tan trước sau đó được hỗn hợp lại. Bội số của dung dịch tỷ lệ nghịch với liều dùng, dùng ít với hệ số pha loãng lớn (100-1.000 lần), dùng nhiều hệ số pha loãng hơn (10-20 lần). Nguyên tố vi lượng và đa lượng phải pha riêng sau mới hỗn hợp với nhau. Khi hỗn hợp cần tách ion dương, âm tránh xảy ra phản ứng hoá học dẫn đến kết tủa, thuốc của sắt phải pha riêng, có thể pha lẫn FeS04.7H20 5,57g với 7,54g Na2.EDTA trong 1000 ml nước, 1.000 ml dung dịch dinh dưỡng chỉ cần lấy 5 ml dung dịch mẹ để pha loãng. Các chất như acid glutamic, vitamin, kích thích sinh trưởng phải pha riêng tuỳ thuộc vào liều lượng để pha (10-100 mg). Một số chất kích thích không hoà tan trong nước như IAA, IBA, GA, NAA phải dùng cồn 95% làm dung môi, một số chất như 2,4 D phải dùng 1 mol NaH2O đề hoà tan, hoặc 6 – BA dung l mol NaCl để hòa tan, sau đó mới hoà loãng bằng nước. Nồng độ thường được biểu thị bằng mg/l, sau khi pha xong đưa vào tủ lạnh để bảo quản.

Khi đã có sẵn dung dịch mẹ, sẽ căn cứ vào loại dung dịch dùng cho cấy mô mà pha loãng, trước hết hãy lấy dung dịch của các nguyên tố đa lượng sau đó theo thứ tự pha thêm dung dịch vi lượng như sắt, acid glutamic, vitamin, chất kích thích sinh trưởng và các phụ gia khác, tiếp đó dùng nước cất pha đến 1/2 định lượng, pha thêm nước đường và dầu quỳnh, đun lên cho hoà tan rồi điều chỉnh pH sao cho phù hợp với yêu cầu, tiếp tục pha thêm nước cất đến thể tích định sẵn, cuối cùng đổ dụng cụ vào thùng chứa dung dịch dinh dưỡng dùng cho cấy mô và đun ở 98 apmosphe, nhiệt độ 121°c để khử trùng, đến khi nguội thì bỏ ra.

– Nuôi dưỡng mô

Nuôi dưỡng mô thông thường gồm 4 bước: Lấy mô vô trùng, hình thành thân tròn, cắt thân tròn thành nhiều mảnh, thân tròn phân hoá.

Nhân giống hoa lan nhanh có thể dùng cây con từ gieo hạt trong điều kiện vô trùng, đủ ra rễ chưa có lá để làm vật liệu nuôi cấy. Các mô được cất trong điều kiện vô trùng đưa vào dịch dinh dưỡng cho hình thành thân tròn, chủ yếu dung dịch dinh dưỡng này là: 0,5-1,0 mg/l, NAA + 0,1-l,0mg/l, 6-BA và 10% nước dừa.

Sau một thời gian nuôi dưỡng trong bóng tối sẽ hình thành thân tròn màu trắng, sau đó đưa ra nuôi dưỡng trong điều kiện ánh sáng yếu với nhiệt độ 25° thân tròn sẽ chuyển màu xanh. Thân hình tròn sẽ được chuyển vào dung dịch 1/2 MS + nước hoa quả hoặc MS 4-2 mg/l NAA + 1000 mg/l than hoạt tính hoặc MS + 2 mg/l NAA + 5% nước dừa + 2% than hoạt tính với nhiệt độ trong phòng 25 + (-) 1°c, ẩm độ 60-70%, ánh sáng 2.000 Lux, mầm sẽ phát triển nhanh.

Nhân giống hoa lan nhanh cũng có thể dùng mầm từ 7-8 cm dưới gốc của những cây sinh trưởng khỏe, đem rửa bằng xà phòng và phun bằng nước máy khoảng 10-15 phút cho sạch, sau đó trong điều kiện vô trùng cắt lấy nửa trên của mầm, bóc đi 1/2 lá bên ngoài, sát trùng qua bằng cồn 25°c rồi ngâm vào NaCl 10% khoảng 10 phút, lắc nhẹ làm tăng hiệu quả khử trùng, khi bỏ ra lập tức rửa bằng nước vô trùng. Bóc tiếp 2 -3 lá rồi đưa vào khử trùng 5 phút trong nước muối, lấy ra rửa bằng nước vô trùng và bóc đến lá cuối cùng.

Hình Cây lan được nhân giống bằng nuôi cây mô (Ảnh internet)

Các bước tiến hành nuôi cẩy mô tế bào hoa lan

1. Cắt lấy điểm sinh trưởng 2. Đưa mẫu vào dung dịch cấy mô 3. Nuôi dưỡng trong dung dịch 4. Phân chia tế bào 5. Cắt thành miếng nhỏ 6. Hình thành thân hình cầu 7. Tách thân hình cầu 8. Nuôi dưỡng thân hình cầu phân hoá 9. Hình thành nhóm cây con 10. Tách cây con 11. Nuôi dưỡng cây khỏe 12. Đưa ra trồng 13. Trồng vào chậu.

Sau đó lấy điểm sinh trưởng làm trung tâm cắt thành hình vuông chừng 0,3-0,4 cm, đưa vào nước muối ngâm 1 phút, bỏ ra rửa vài lần bằng nước vô trùng, dùng dao mổ cắt thành vài miếng, các miếng cắt lần lượt được cấy vào dung dịch MS + 0,1-0,2 mg/l NAA hoặc 1/2 dung dịch 6-BA 0,5 – 2 mg/l rồi đưa vào phòng nhiệt độ 24-25°C và ánh sáng tán xạ, cường độ ánh sáng khoảng 1.500-2.000 lux. Thời gian chiếu sáng khoảng 12 tiếng để tạo thân hình cầu. Như vậy sau khoảng 4-6 tuần mô sẽ hình thành nhiều thân hình cầu, nếu như cắt thân thành nhiều mảnh hoặc dùng máy ép bằng kính ép vỡ rồi lại cấy vào dung dịch, trong một thời gian ngắn sẽ hình thành nhiều thân hình cầu, hình thái và tỷ lệ hình thành thân hình cần phụ thuộc vào dung dịch nuôi dưỡng. Có giống hoa lan trên bề mặt phủ kín lông tơ màu trắng, có giống thưa hơn. Hình thái thân hình cầu ổn định thì sẽ dễ dàng nuôi dưỡng, chỉ cần đưa vào dung dịch 1/2 MS + nước rau quả thích hợp hoặc dinh dưỡng MS + 2 mg/l NAA + 1000 mg/l than hoạt tính, sau 1-2 tháng nuôi dưỡng sẽ hình thành nhiều thân hình cầu và sinh trưởng thành từng bụi. Có nhiều nghiên cứu cho thấy trong thời gian nhân giống hoa lan không nên pha chất kích thích sinh trưởng vào dung dịch hoặc cố gắng hạn chế làm thay thế bằng dịch hoa quả, thân hình cầu phân hóa thành mầm được thuận lợi, cây giống ít phát sinh biến dạng. Còn dùng chất phân chia tế bào không thỏa đáng, thân hình cầu phân chia không bình thường, có lúc không ra được mầm hoặc hình thành lá dày, cây không bình thường. Ngoài ra quá trình phân bào nồng độ ion không quá cao, vì dễ dẫn đến cây hoa lan phát triển không bình thường, Nếu có thể nên dùng dung dịch huyền phù để tăng tốc độ nhân giống hoa lan. Để tăng lượng không khí và thay đổi không khí trong dung dịch thông thường nên dùng máy lắc (60-120 lần/phút) hoặc máy quay (2 vòng/phút), thông thường dùng máy quay tốt hơn máy lắc. Khi cây hoa lan con cao 2-3 cm, có thể cắt và chuyển đến dung dịch 3/4 MS + dịch hoa quả + vi lượng dung dịch MS + nước rau quả để nuôi dưỡng từ 1 -3 tháng cây sẽ cao từ 10-15 cm có 3-4 lá, và 2-3 rễ có thể đem trồng.

– Trồng và chăm sóc hoa lan con từ phòng cấy mô

Cây được đem trồng trong điều kiện nhiệt độ phù hợp. Trước khi đưa ra trồng 2-3 ngày, mở nắp bình tam giác đựng cây giống làm cho cây thích nghi với môi trường tự nhiên rồi mới lấy ra. Nếu miệng bình rộng nên đổ vào một ít nước lắc nhẹ đế cho dung dịch tan đều rồi hãy cho nước sạch vào rửa, nếu miệng bình nhỏ sau khi đổ nước lắc nhẹ rồi dùng dây thép móc ra, tránh làm tổn thương rễ, nếu như cây to và nhiều rễ chỉ có cách đập vỡ bình để lấy cây (bọc bình và cây bằng miếng vải rồi dùng búa đập nhẹ, nhưng phải chú ý tránh làm hỏng cây và gây thương tích cho người). Cây hoa lan con được rửa bằng nước sạch, dùng chổi lông quét sạch những thứ bám vào cây, sau khi rửa nên dùng nước sạch dội qua cho sạch, nếu không cây dễ bị thối rữa. Cây con sau khi rửa sạch tiến hành phân loại to nhỏ và xếp lên giá có lót bằng giấy báo, có thể dùng thuốc diệt khuẩn phun phòng, chờ cho cây ráo nước mới đem trồng.

Cây hoa lan con được đưa vào chậu thông khí thoát nước tốt. Nên dùng rêu để làm giá thể, rêu được ngâm, rửa sạch, ép khô với độ ẩm nhất định và vô trùng. Trước khi đưa cây vào trồng, đáy chậu được phủ một lớp rêu dầy khoảng 1cm, rễ cây được cuốn bằng rêu, sau đó đặt vào chậu theo mật độ đã định, cần phân loại cây to nhỏ để dễ chăm sóc. Cây được chèn cho vững, không quá lỏng. Cây con lúc này rất yếu nên phải được đặt vào những nơi râm mát, thông thoáng, ánh sáng yếu, ẩm độ cao. Sau khi trồng hoa lan con, phun nước tưới ẩm cho cây và giá thể đủ ẩm. Tiếp đó mỗi ngày phun vài lần, không quá khô hoặc quá ẩm. Sau 7-10 ngày tăng dần lượng nước. Sau 2 tuần mỗi tuần phun 1 lần thuốc bảo vệ thực vật, khoảng 3 tuần sau cây hoa lan mọc rễ non. Khi đó có thể tăng dần ánh sáng và mỗi tuần phun phân qua lá một lần có thể phun bằng KH2PO4 0,1-0,2% khoảng 6-8 tháng khi cây cao 15 cm có thể tách trồng riêng rẽ mỗi chậu một cây. Thường dùng loại chậu có đường kính từ 8-9 cm, khi nào cây cao 60 cm chuyển sang chậu 12 cm. Sau một năm khi thân giả to mập và nhú mầm lại đổi sang chậu to đường kính 16-18 cm.

Xem thêm:

Kỹ thuật trồng lan Dendrobium (Hoàng thảo) Cách trồng Lan PHALAENOPSIS (HỒ ĐIỆP) ra hoa Kinh nghiệm trồng lan Oncidium – Vũ Nữ Trồng Cattleya đúng cách

Kỹ Thuật Trồng Gừng Hiệu Quả

Gừng được dùng làm gia vị, mứt, kẹo, rượu và làm thuốc.

Hiện nay gừng được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và đã có một số công ty Nhật Bản muốn nhập gừng nước ta với khối luợng lớn. Năng suất trồng gừng dưới tán rừng có thể đạt trung bình 3 – 4 tấn/ha.

Gừng cùng với các loài cây lương thực, thực phẩm, dược liệu khác được trồng xen dưới tán rừng, đảm bảo cuộc sống để trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng gỗ lớn, gỗ quí có thời gian kinh doanh dài.

Trồng gừng và các loài cây khác xen với cây rừng tạo thành một tầng thảm tuơi duới tán rừng có tác dụng chống xói mòn bảo vệ đất và giữ độ ẩm cho đất.

Trồng cây rừng xen với gừng, hạn chế cỏ dại, kết hợp chăm sóc cay gừng hàng năm chăm sóc luôn cây rừng đã giảm bớt công chăm sóc rừng trồn hàng năm 50 – 80 công/ha.

Cây gừng ít bị thú rừng và trâu bò phá hại, cho thu hoạch tương đối ổn định, ít phụ thuộc vào thời tiết.

CÁC LOẠI GỪNG

Trong sản xuất và trong tự nhiên ở nước ta phổ biến có 3 loài:

* Gừng dại (Zingiber cassumuar) củ khá to, nhiều xơ, vị cay, nhiều mùi hăng, thịt củ màu vàng xanh được dùng làm thuốc, gia vị, thường mọc hoang dại trong tự nhiên. * Gừng gió (Zingiber Zerumbet) ít được gây trồng, củ chỉ dùng làm dược liệu. * Loài gừng trồng phổ biến (Zingiber officinale) trong sản xuất có hai giống khác nhau: * Gừng trâu, củ to, ít xơ, ít cay, thích hợp cho xuất khẩu. * Gừng dé được gây trồng phổ biến, cho củ nhỏ hơn, vị cay và nhiều xơ hơn, hiện nay đang được bán nhiều ở thị trường trong nước.

ĐẶC ĐIỂM

Hình thái:

– Gừng là cây thân thảo, sống lâu nưm, cao 0,6 – 1m

– Lá màu xanh đậm dài 15 – 20cm, rộng khoange 2cm, mặt nhẵn bong, gân ở lá hơi nhạt, lá mọc so le, thẳng đứng, có bẹ lá, không có cuống. Độ che phủ mặt đất của tán lá không cao lắm.

– Thân ngầm phìng to chứa các chất dinh dưỡng gọi là củ xung quanh củ có các rễ tơ. Rễ và củ chỉ phát triển tập trung ở lớp đất mặt, sâu 0 – 15cm

– Cây gừng ít khi ra hoa, trục hoa mọc từ gốc dài tới 15 – 20cm. Hoa dài tới 5cm, rộng 2 – 3cm, màu vàng xanh, có 3 cánh hoa dài khoảng 2cm, mép cánh hoa và nhị hoa mùa tóm.

– Số luợng chồi nằm ở củ gừng không nhiều, là nguồn giống duy nhất hiện nay để trồng rừng.

Phân bố:

Ở Việt Nam cây gừng (Zingiber officinale) được trồng khá phổ biến từ Bắc (tỉnh Lạng Sơn) vào Nam (Cà Mau tỉnh Minh Hải). Nhưng chủ yếu được trồng với quy mô nhỏ, trong các hộ gia đình với sản lượng chưa nhiều, cung cấp cho thị trường địa phương và trong nước là chính.Sinh thái, sinh lý:

Cây gừng được trồng phổ biến ở các vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung bình hàng năm 21 – 270C, lượng mưa hàng năm 1.500 – 2.500mm. Cây gừng được trồng ở nơi có độ cao trên mặt nước biển từ vài mét tới 1.500m. Tại các vùng núi cao hơn 1.500, khí hậu lạnh, nhiều sương giá thì không nên trồng gừng.

Cây gừng thích hợp ở vùng có một mùa khô ngắn, có nhiệt độ không khí tương đối cao trong thời kỳ củ gừng thành thục. Vì vậy, khí hậu ở nhiều địa phương miền Nam nước ta thích hợp cho trồng gừng.

Cây gừng cần đất tương đối tốt, tầng đất dày, tơi xốp, ít đá lẫn, khả năng giữ nước lớn nhưng thoát nước tốt, có độ ẩm đầy đủ trong suốt thời gian cây sinh trưởng, tốt nhất là đất thịt, không ưa đất cát và đất sét. Đất có hàm lượng mùn cao rất thích hợp cho trồng gừng.

Đất trồng gừng có pH = 4 – 5,5 nhưng thích hợp nhất là 5,5 – 7. Ở nước ta có 2 loại đất vùng đồi, núi trồng gừng có năng suất cao và chất lượng tốt là đất đỏ trên sản phẩm phong hoá từ đá vôi nừm ở chân núi đá vôi cà đất nung đỏ trên badan, poocphia và các loại đá mác ma trung tính và kiềm.

Gừng là loài cây ưa sáng nhưng có khả năng chịu bóng.

Cây gừng cũng sinh trưởng tương đối tốt dưới tán che của các vườn cây ăn quả và một số loại rừng trồng. Tuy nhiên, dưới độ tán che 0,7 – 0,8 của các rừng gỗ tự nhiên, cây gừng trồng cho năng suất củ chỉ bằng ½ năng suất trồng ở nơi ánh sáng hoàn toàn trên cùng một loại đất. Vì cây gừng có biên độ rộng về nhu cầu ánh sáng nên nó có vị trí quan trọng trong phương thức lâm nông kết hợp.

Gừng là loài cây ưa ẩm nhưng không chịu úng nước.

Gừng có nhu cầu N, P, K tương đối cao, trong đó, nhu cầu về N nhiều nhất, sau đó K và P. Vì vậy, muốn đạt năng suất cao phải trồng gừng trên đất tốt, nếu trồng trên đất xấu phải bón phân.

Ngoài các phương thức trồng gừng dưới tán các loài cây ăn quả đang được áp dụng phổ biến như mơ + gừng, mận tam hoa + gừng…, cần phát triển trồng gừng xen các cây lâm nghiệp (lát hoa, tếch, trẩu, xoan…) kể cả trong giai đoạn rừng trồng đã khép tán (độ tán che 0,6-0,7).

Chuẩn bị giống

Cắt các đoạn thân ngầm (củ) dài 2,5 – 5cm, trên mỗi đoạn thân ngàm có ít nhất 1 mắt mầm (chồi ngủ) để làm giống trồng.

Giống gừng có thể lấy ngay sau khi thu hoạch để trồng hoặc bảo quản trong thời gian ngắn ở kho sau đó mới đem trồng.

Cách bảo quản: Để củ gừng nơi khô, thoáng, mát như bảo quản khoai tây hoặc đặt các củ giống vào thùng, chậu hoặc trải đều trên sàn nhà, trên mỗi lớp củ phủ một lớp đất mịn, khô dày 1 – 2cm và cuối cùng phủ kín một lớp đất mịn trên mặt.

Để đảm bảo khả năng nảy mầm, nên trồng càng sớm càng tốt. Trước khi trồng có thể phun vô pha tốc nồng độ 0,7 phần nghìn lên củ gừng để diệt nấm.

Tuỳ theo mật độ, trồng xen gừng dưới tán rừng cần lượng giống gừng 400 – 800kg/ha.

Chọn các loại rừng để trồng gừng dưới tán

Các loại rừng gừng dưới tán thích hợp, có tán tưong đối thưa, độ tán che dưới 0,7. Thích hợp nhất là rừng trồng thuần loài, trồng trên đất tốt, tán lá thưa, rụng lá hoàn toàn trong mùa khô như rừng xoan, rừng tếch…

Không nên trồng gừng dưới tán rừng tre nứa, thân mọc cụm, rễ phân bố tập trung ở tầng đất mặt.Phương pháp xác định đất trồng gừng

Phương pháp đơn giản xác định đúng đất trồng gừng ngoài thực địa:

Thời gian đi chọn đất trùng với thời gian chuẩn bị đất làm nương rẫy (miền Nam, tháng 4 – miền Bắc, tháng 12).

Dùng dao nhọn chọc xuống đất, nếu đâm sâu dễ dàng vào lớp đất mặt là đất tơi xốp.

Rút dao lên, thấy đất bám vào má dao, có mầu sẫm, đen là đất giàu mùn, giầu hạt sét, đất đủ ẩm, thích hợp để trồng gừng.

Thời vụ trồng

Ở miền Nam, thời vụ trồng gừng vào đầu mùa mưa (tháng 4), ở ngoài Bắc là mùa xuân, có mưa phùn, độ ẩm không khí cao.Chuẩn bị đất trồng

Luỗng phát sạch cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng có hệ rễ phân bố nông ở tầng đất mặt.

Nếu có nhiều xác thực vật, cây bụi, thảm tươi, sau khi luỗng phát phải xếp chúng thành các băng nhỏ chạy song song theo đường đồng mức.

Sau khi thu dọn sạch thực bì, cuốc đất trồng gừng sâu 15cm. Đập nhỏ đất, vun đất thành luống. Mặt luống rộng 40 – 50cm, cao 10cm, luống nọ cách luống kia 40 – 50cm. Các luống đất chạy song song với đường đồng mức (cắt ngang sườn dốc).

Kỹ thuật trồng

Trên mỗi luống trồng 2 hàng cây 20 x 20cm so le nhau theo kiểu cài răng lược. Đặt củ gừng xuống đất đã chuẩn bị tới độ sâu 7cm. mắ chồi nằm ở trên, sau đó, lấy đất mịn phủ kín củ gừng, ấn chặt tay đến khi đất tiếp xúc tốt với củ gừng. Sau đó, phủ một lớp đất mịn mỏng cho bằng mặt luống. Nếu trồng gừng nơi đất tốt và bón phân thêm thì trồng với mật độ thưa hơn, cây cách cây 30cm. Mặt luống rộng 50cm, luống cách luống 50cm.

Không trồng gừng sát gốc cây rừng, chừa lại 1m xung quanh gốc. Như vậy nếu mật độ trồng 1.800 – 2.500 cây/ha thì diện tích chừa lại 1.800 – 2.500m2/ha (chiếm 18% – 25% diện tích).

Sau khi trồng, phủ một lớp mỏng lá cây hoặc thảm mục của rừng len trên mặt luống để giữ ẩm.Chăm sóc sau khi trồng

Sau khi trồng 10 – 20 ngày, mắt mầm bắt đầu nảy chồi non và lá non. Trong thời gain này, tiến hành chăm sóc: Làm sạch cỏ xung quanh gốc gừng bằng tay, xới nhẹ và vun đất vào các gốc cây gừng.

Trong những tháng sau, khi thấy cỏ dại và các cây khác lấn át cây gừng phải làm cỏ quanh gốc gừng.

Không để củ gừng lộ ra khỏi mặt đất để đảm bảo phẩm chất của gừng.

Nếu trồng gừng thâm canh dưới tán rừng, phải bón phân chuồng và phân NPK. Lượng phân bón phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi hộ trồng gừng nhưng nhu cầu phân bón cho 1 ha trồng gừng như sau: phân chuồng 5 tấn (bót lót), phân khoáng: 109 – 130kg đạm ure, 200 – 240kg clorua kali, 176 – 235kg supe lân. Bón lượng phân khoáng này làm 2 lần với số lượng bằng nhau, lần 1 bón lót cùng với phân chuồng, lần 2 bón thúc khi cây gừng bắt đầu hình thành củ vào tháng thứ năm.

Nếu lá gừng trog mùa hanh, khô bị vàng nên phun phân đạm nồng độ 1/1000 qua lá.

Không để trâu, bò… dãm đạp cây gừng.

Thu hoạch

Sau khi trồng 9 tháng, tiến hành thu hoạch củ gừng, trong giai đoạn này lá cây bắt đầu chuyển sang mầu vàng, cong lại, một số lá bắt đầu khô héo.

Dùng cuốc đào nhẹ không để gẫy củ, sau đó, nhổ cây, rũ sạch đất. Nếu tiếp tục trồng gừng sau thu hoạch, có thể để lại gừng giống cho năm sau tại luống, không phải trồng lại, đỡ công vận chuyển giống. Sau khi thu hoạch, để lại thân, lá trong rừng, phủ đều trên mặt đất.

Trung tâm giống cây trồng Bến Tre chuyên cung cấp cây . Chúng tôi nhận hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng