Top 6 # Phương Pháp Trồng Dưa Hấu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Trồng Dưa Lưới Bằng Phương Pháp Thủy Canh

Dưa lưới ở đây được trồng trong các nhà màng, kiểu nhà trồng cây công nghệ Israel, mỗi nhà tứ bề có lưới ngăn côn trùng, mái thưng bằng vải nhựa chuyên dùng có khả năng che mưa, gió.

1. Trồng dưa lưới bằng công nghệ cao.

Dưa lưới hiện nay đang được trồng phổ biến rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc,… Ở Việt Nam dưa lưới mới được trồng một số năm gần đây tại các khu có áp dụng công nghệ cao như TP HCM, Bình Dương,… Dưa lưới ở đây được trồng trong các nhà màng, kiểu nhà trồng cây công nghệ Israel, mỗi nhà tứ bề có lưới ngăn côn trùng, mái thưng bằng vải nhựa chuyên dùng có khả năng che mưa, gió. Cây dưa được trồng trong các giá thể (bầu) lớn, và được lót bạt cao su nên cây không trực tiếp đất.

Dưa lưới được trồng bằng hệ thống tưới nước nhỏ giọt, nước được dẫn qua hệ thống ống từ máy tưới đến tận gốc dưa theo đúng mức độ yêu cầu, phân bổ số lần tưới trong ngày theo tuổi cây, theo điều kiện thời tiết. Việc bón phân gồm các chủng loại phân, liều dùng, được pha vào hệ thống nước, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, các nguyên tố vi lượng cho cây phát triển tốt nhất.

Tuy mới xuất hiện không lâu nhưng dưa lưới được rất nhiều người tin dùng vì chất lượng ăn rất ngon và giá trị dinh dưỡng cao, hơn nữa dưa lưới yêu cầu kỹ thuật canh tác khá cao nên hiện tại đang được trồng và quản lý theo tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap vì vậy hoàn toàn đảm bảo an toàn khi sử dụng.

2. Trồng dưa lưới bằng phương pháp thủy canh

Với diện tích 1.000m2 nhà lưới, Công ty CP Nông nghiệp kỹ thuật cao Nông Phát (thuộc Khu nông nghiệp Công nghệ cao chúng tôi đầu tư trồng dưa lưới trên giá thể xơ dừa, theo phương pháp thủy canh trong nhà lưới áp dụng quy trình VietGap.

Anh Phan Văn Bách – kỹ thuật viên của Nông Phát cho biết, là một giống cây trồng mới tại Việt Nam, dưa lưới yêu cầu kỹ thuật trồng, chăm sóc cao so với các cây trồng truyền thống khác. “Khó nhất là thời gian cây ra hoa, kết trái. Một cây sẽ cho nhiều hoa nhưng người trồng phải ngắt hết, chỉ để lại 1 nụ hoa duy nhất ở lá thứ 9, thứ 10 đếm từ gốc lên, đảm bảo các chất dinh dưỡng chỉ tập trung vào 1 trái. Sau 60 – 70 ngày thì có thể thu hoạch” – anh Bách cho biết.

Ngoài ra, do trồng trong nhà lưới, cách biệt với các loại sâu bọ nên khi hoa nở, công nhân phải canh thời gian để thả ong vào, giúp cây thụ phấn.

Do sản xuất theo chuẩn VietGAP nên sản phẩm dưa lưới đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, không tồn dư các hóa chất độc hại. Ngoài ra, do trồng trên hệ thống tự động hóa nên chỉ cần 2 công nhân chăm sóc vườn dưa rộng hơn 1.000m2.

Dưa Hấu Tí Hon (Dưa Hấu Chuột)

Dưa hấu tí hon có nguồn gốc ở Mexico và Trung Mỹ, nơi nó được gọi là sandita. Nó được cho là đã được trở thành một cây trồng thuần hóa trước khi bắt đầu tiếp xúc phương Tây.

Trước đây, Pepquino là loại cây dại ở Nam Mỹ, sau đó những người nông dân Hà Lan đem giống dưa này về trồng trong nhà kính. Từ đó, dưa hấu tí hon trở thành đặc sản và được bán khắp châu Âu. Dưa hấu Pepquinno được dùng để ăn trong các bữa ăn nhẹ hoặc làm món khai vị, salad. Người Anh thì quan niệm quả pepquino này đem lại may mắn cho họ vì nó hiếm và độc đáo.

Cây này có nhiều tính năng như quả dùng để ăn, cây để làm cảnh. Trồng dưa hấu tí hon sẽ cho rất nhiều trái, vừa đẹp vừa thích mắt vì nó có hoa vàng li ti.

Dưa hấu tí hon là loại cây rất đặc biệt: Vỏ như quả dưa hấu, kích thước như quả nho, hạt như dưa chuột và vị thì chua thanh mát như chanh. Loại cây này dễ trồng, cho quả quanh năm và phù hợp với khí hậu Việt Nam.

Hiện dưa hấu tí hon (Pepquinno) là món ăn được ưa chuộng nhất ở hầu hết các nhà hàng tại thủ đô London, Anh. Các nhà phân phối hoa quả ở Anh bán ra một hộp dưa hấu nặng 250 gram, gồm khoảng 50 quả với giá 16 USD. Với giá bán tại Mỹ là 64 USD/kg (= 1,388,800 VNĐ).

Trồng và chăm sóc

Trồng như dưa leo, dưa hấu bình thường, vào tháng 6 thời tiết nóng bức, dưa hấu sinh trưởng rất nhanh.

1. Chuẩn bị:

+ Chậu trồng: Trồng trong chậu hoặc thùng xốp. Mỗi thùng có kích thước 50×70 bạn có thể trồng được 4 cây với khoảng cách là 40cm.

+ Đất trồng: Cây thích hợp mọi loại đất nhưng nếu trồng trên loại đất có nhiều mùn là phù hợp nhất vì cây phát triển tốt nhất và cho quả nhiều nhất. Nếu có trấu tươi bạn nên thêm vào để tăng độ tơi xốp của đất.

+ Phân bón: Phân hữu cơ là lựa chọn tốt nhất cho loại cây này.

+ Hạt và cây giống: Cây được trồng từ hạt. Hạt được ươm khoảng 4 đến 9 ngày thì bắt đầu nẩy mầm, khi cây được 4 lá thì chúng ta bắt đầu đưa vào trồng.

+ Làm giàn: Cây leo nên cần làm giàn như trồng dưa leo khi trồng ngoài đất nhưng phải chắc chắn và có tính lâu bền vì cây thuộc giống nho tuổi thọ của cây như cây nho, còn đối với chậu treo hay thùng xốp thì các bạn có thể tận dụng trồng cạnh các hàng rào, cây sẽ bám vào và leo rất nhanh. Nên làm giàn trước khi xuống cây giống.

2. Cách trồng:

+ Giữ ấm hạt trong các giá thể (có thể là tro trấu, mạt dừa v.v…) khoảng 4 đến 9 ngày và tưới một ít nước (khoảng 24 độ C) hàng ngày. Sau 4-9 ngày, khi hạt bắt đầu nẩy mầm thì tiếp tục tưới nước ở nhiệt độ 18 đến 21 độ C, đến khi ra bốn lá thì có thể đưa vào trồng trong đất.

– Dưa hấu chuột không khó trồng và chăm sóc. Trồng dưa hấu tí hon không khác so với cách trồng dưa leo, thậm chí, dưa hấu chuột chịu hạn và chịu lạnh tốt hơn rất nhiều. Bạn không cần phải lo lắng về sâu bệnh, khi mùa đông khắc nghiệt, cũng như phải am hiểu các kĩ thuật cắt tỉa phức tạp.

3. Chăm sóc:

+ Cây sẽ mất 15 ngày để phát triển bộ rễ, trong thời gian này chú ý nhiều đến độ ẩm của đất, cây chịu được hạn nhưng không chịu được ngập úng, chú ý không để chậu trồng bị ngập hay thùng xốp bị đọng nước, cây không chết nhưng chậm phát triển, tốt nhất nên giữ ẩm vừa phải để cây phát triển tốt nhất.

+ Bạn chỉ tưới nước vừa đủ để giữ ẩm đất, cây có thể chịu được nắng và có thể bạn không tưới 2 đến 3 ngày mà cây không chết.

+ Cây bắt đầu có hoa từ ngày thứ 45 đến 60. Theo tài liệu thì cây thu hoạch trái quanh năm, 3 đến 4 ngày thu hoạch 1 đợt. Theo nguồn tổng hợp từ hội làm vườn các nước, mỗi cây trồng trong chậu cảnh treo sẽ cho 4kg trái/ năm. Nếu chăm sóc tốt cây sẽ cho quả nhiều hơn. Hiện tại cây phát triển tốt trong môi trường khí hậu Việt Nam, nắng và mưa nhiều.

+ Cây ít bệnh, không bị sâu hại nhưng cây non cần chú ý bọ cánh cứng và ốc sên gây hại (cắn đứt ngọn non), cây cũng cần phòng các loại dế cắn đứt rễ. Nếu trồng bằng chậu treo thì giảm rất nhiều thiệt hại do dế và ốc sên.

Quả dưa hấu nhỏ xinh Pepquino đang làm mê mẩn những người yêu trái cây ở Mỹ và Anh. Bạn có thể mua giống hạt dưa hấu tí hon ở các cửa hàng bán giống rau sạch online, hiện tại ở thời điểm này (tháng 12/2014), giá một hạt giống dưa hấu loại này từ 20.000 đồng, một cây non từ 100.000 đồng.

(BlogCayCanh.vn)

Dưa Hấu (Cách Trồng, Chăm Sóc Và Tác Dụng Của Dưa Hấu)

Dưa hấu thuộc họ Bầu bí, là một loại trái cây rất phổ biến có nhiều hình dạng khác nhau; từ hình cầu đến hình thuôn. Dưa hấu có thể trồng quanh năm ở vùng nhiệt đới và là cây trồng mùa ấm.

Loại đất và khí hậu thích hợp

Dưa hấu phát triển trên nhiều loại đất khác nhau nhưng thích nhất là loại đất thịt pha cát, hoặc đất cát thoát nước dễ dàng. Các loại đất thoát nước kém không nên trồng dưa hấu.

Các loại đất sét thường khiến cây dưa hấu kém phát triển và ra ít quả hơn. Đất thích hợp trồng dưa hấu phải có độ pH trung tính từ 6.0 đến 7.0.

Hạt giống dưa hấu nảy mầm tốt và cây con phát triển mạnh ở nhiệt độ 25°C – 30°C. Trái dưa chín tốt nhất ở 30°C. Dưa hấu cần nhiều nắng và thời tiết khô ráo. Khí hậu mát nhiều bóng râm hoặc mưa liên tục không chỉ làm cây phát triển kém mà còn làm giảm sự ra hoa và đậu trái.

Thời gian thích hợp trồng dưa hấu

Ở Việt Nam có thể trồng dưa hấu hầu như quanh năm. Tuy nhiên, tùy điều kiện thời tiết từng vùng và nhu cầu của thị trường mà mùa trồng có khác nhau:

Vụ sớm (dưa Noel ): Gieo trồng vào tháng 10 dương lịch và thu hoạch vào dịp Noel (20 – 30/12 dl ).

Vụ chính (dưa Tết): Gieo trồng tháng 11 dương lịch và thu hoạch vào dịp Tết Nguyên Đán.

Vụ hè (dưa Lạc Hậu): Gieo trồng vào tháng 02- 05 dương lịch.

Kỹ thuật trồng dưa hấu 

Chuẩn bị đất trồng dưa hấu

Sau khi đất được xới tơi xốp và trộn với phân hữu cơ, nên đắp đất  thành những ụ đất cao khoảng 30cm và rộng từ 8 đến 10cm. Khoảng cách giữa các ụ đất cách nhau 10 đến 15cm. Như vậy sẽ giúp dưa hấu tránh bị ngập úng.

Có thể che khu vực trồng dưa bằng tắm nhựa polyme vài tuần trước khi cấy cây con, như vậy sẽ làm ấm đất hơn.

Cách trồng dưa hấu

Cách gieo hạt trực tiếp Tỷ lệ gieo hạt là 3.0 đến 4.0kg/ha. Gieo hạt giống dưa hấu trên những ụ đất cao với khoảng cách hàng cách hàng 2m và ụ đất gieo hạt là 1m. gieo 4 đến 6 hạt trên một ụ đất, cuối cùng tỉa thưa xuống còn 2 đến 3 cây con trên một ụ.

Cách cấy cây con từ vườn ươm Đây là cách trồng bằng cách cấy cây con từ vườn ươm giống. Xử lý cây con cực kỳ cẩn thận trồng. Rễ của cây con rất mỏng manh, vì vậy hãy cố gắng không làm xáo trộn đất khi lấy chúng ra khỏi chậu.

Sau khi cấy, nên phủ màng lên cây để ngăn sâu bệnh. Hãy nhớ loại bỏ các tấm che hàng khi thấy cây đã phát triển khỏe mạnh.

Yêu cầu tưới tiêu khi trồng dưa hấu

Dưa hấu là cây trồng mùa khô. Khi trồng dưa phải cần có chế độ tưới tiêu thích hợp. Các luống dưa hấu được tưới 2 ngày trước khi gieo.  Tưới lại sau đó 5 ngày sau khi gieo hạt. Khi cây phát triển, việc tưới tiêu được thực hiện hàng tuần với lượng nước vừa đủ.

Trong khi tưới phải kiểm soát nước ảnh hưởng đến vùng rễ của cây. Đặc biệt phải tránh làm ướt dây leo hoặc các bộ phận sinh dưỡng khác trong thời gian cây ra hoa hoặc đậu quả. Vì làm ướt có thể dẫn đến hoa, quả hoặc thậm chí toàn bộ cây bị héo úa. Ngoài ra, việc làm ướt các bộ phận sinh dưỡng có thể dẫn đến sự phát triển của các bệnh nấm.

Đừng tưới quá nhiều dưa hấu khi nó đã bắt đầu kết trái. Điều này gây ảnh hưởng đến vị ngọt và hương vị của quả dưa. Giảm tưới nước khi quả đang phát triển. Thời tiết khô hạn cho ra quả dưa ngọt nhất.

Yêu cầu về phân bón

Khi trồng dưa hấu cần đảm bảo cung cấp nhiều nitơ hơn phốt pho và kali, vì điều này sẽ khuyến khích sự phát triển của lá và cây con. 

Lượng phân bón nhiều hay ít tùy thuộc độ màu mỡ của đất. Đất bạc màu, đất cát cần bón nhiều phân hơn đất thịt và đất sét.

Liều lượng phân bón chung:

♦ Phân chuồng hoai hoặc phân hữu cơ: 1.000 kg/ha

♦ Vôi bột (quét tường hoặc vôi nung từ vỏ Sò): 1.000 kg/ha

♦ Phân bón NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu: 1.000-1.200 kg/ha

Bón lót: toàn bộ 1 tấn phân chuồng hoặc phân hữu cơ hoai mục, 1 tấn vôi bột và 500kg phân Đầu Trâu NPK 13-13-13+TE cho 1 ha.

Bón thúc lần 1 (12-15 ngày sau khi trồng): 150-200kg Đầu Trâu NPK 13-13-13+TE cho 1 ha.

Bón thúc lần 2 (20-22 ngày sau khi trồng): 150-200kg Đầu Trâu NPK 13-13-13+TE cho 1 ha.

Bón thúc thúc nuôi trái (40 ngày sau khi trồng): 200-300kg Đầu Trâu NPK 13-13-13+TE cho 1 ha.

Làm cỏ và cắt tỉa

Sau mỗi lần bón thúc hai bên luống dưa, tiến hành làm cỏ quanh gốc và trên luống để cỏ không cạnh tranh dinh dưỡng với cây. Khi dưa bò, phải tỉa bớt nhánh để tránh hao phí chất dinh dưỡng, dây dưa mập mạnh, dễ chăm sóc, lấy trái sau này.

Các loại sâu bệnh gây hại thường gặp

Bệnh tuyến trùng: Cây phát triển còi cọc và xuất hiện các cục u trên rễ cho thấy tuyến trùng đã tấn công rễ. Thường thấy ở đất cát và khí hậu nóng. Nhổ cây bị bệnh ra ngoài và tăng cường hàm lượng hữu cơ trong đất bằng phân hữu cơ và phân bón. Giảm số lượng tuyến trùng bằng cách luân canh cây trồng .

Bọ dưa chuột: Nếu bạn nhận thấy thân cây con bị ăn hết, lá vàng héo úa và xuất hiện các lỗ. Sử dụng một hàng nổi che phủ trên dưa hấu của bạn trước khi bọ dưa chuột xuất hiện để giúp ngăn ngừa vấn đề. Bắt, xua đuổi thành trùng bằng tay, dùng vợt hay phun thuốc Polytrin, Baythroid, Admire, Đầu Trâu BISAD 0.5 ME liều lượng 10-15 ml/ bình 12-16 lít nước.

Rầy mềm: đây là loài côn trùng nhỏ hình quả lê có râu dài hút nhựa cây, làm cho lá bị héo và rụng. Giã nát vài nhánh tỏi hòa với nước cho vào bình xịt và phun hỗn hợp lên cây, có thể ngăn chặn loài rầy hại này. Có thể thuốc diệt côn trùng pyrethrins.

Sâu ăn tạp (Spodoptera litura): cày ải, phơi đất, vệ sinh đồng ruộng. Rải thuốc hạt khử đất để diệt sâu, nhộng sống trong đất trước khi trồng. Ngắt bỏ ổ trứng hay sâu non.

Bọ trĩ: phòng trừ bằng cách kiểm tra đồng ruộng thường xuyên. Phun thuốc ngay khi mật độ bọ trĩ còn thấp (2-3 con/ lá). Thay đổi loại thuốc thường xuyên để tránh bọ trĩ kháng thuốc.

Quả nhỏ: quả nhỏ do thiếu nước hoặc chất dinh dưỡng. 

Đậu trái kém: đậu trái kém có thể do điều kiện thời tiết như nhiệt độ quá cao, ẩm ướt hoặc mưa nhiều. Thời tiết mát mẻ cũng có thể là nguyên nhân. Thụ phấn kém là một lý do khác, vì vậy hãy cố gắng thu hút nhiều ong hơn hoặc cho thụ phấn bằng tay.

Thu hoạch dưa hấu

Xác định thời điểm thu hoạch dưa hấu có thể khó khăn và cần một số kinh nghiệm. Trung bình thời gian thu hoạch từ 80 đến 90 ngày sau khi trồng đối. Đối với những giống dưa lớn  thời gian có thể lên đến từ 90 đến 100 ngày.

Dưa hấu phải được thu hoạch đúng độ chín và công đoạn hái quả phải nhẹ nhàng, tránh hư hỏng để đảm bảo chất lượng của quả. Dưa chất lượng tốt là quả chắc, hình dáng cân đối, tươi ngon, màu sắc đẹp. Màu vỏ bên ngoài có thể thay đổi từ xanh lục đậm đến xám, tùy thuộc vào giống.

Dưa hấu phải được thu hoạch trước khi dây leo bị héo. Để quả quá chín sẽ làm phần thịt bên trong quả dưa có kết cấu dạng bột và màu đỏ cam không bắt mắt.

♦  Kỹ thuật trồng ổi

♦  Kỹ thuật trồng xoài

Trồng Dưa Hấu Mùa Nghịch

Trồng dưa hấu mùa nghịch

Kinh nghiệm, trồng dưa hấu lâu nay của bà con nông dân trong tỉnh An Giang là sau khi thu hoạch lúa, bà con tận dụng nền rạ và rơm để tủ trồng dưa hấu. Với cách trồng dưa hấu này, năng suất sẽ đạt bình quân từ 2 đến 2 tấn rưỡi/công, nếu vào thời điểm dưa có giá thì hiệu quả mang lại khá cao. Tuy nhiên vào mùa mưa, cách trồng dưa này có nhiều hạn chế, khi dây dưa bò lan trên đất và rơm gặp lúc mưa nhiều, những mầm bệnh từ đất bắn lên bám vào cây phát sinh sâu bệnh. Mặt khác, khi dưa ở giai đoạn ra hoa, mưa làm hạn chế đậu trái và khi trái sắp thu hoạch gặp lúc mưa dầm sẽ gây thối trái. Để hạn chế những nhược điểm trên, vừa qua Trạm BVTV huyện Chợ Mới thực hiện thí điểm mô hình trồng dưa hấu trên giàn. Trạm chọn nông dân có kinh nghiệm trồng dưa hấu và phân công cán bộ kỹ thuật cùng với nông dân trồng dưa theo kỹ thuật mới. Qua đó, giúp cán bộ kỹ thuật theo dõi qui trình canh tác nhằm bổ sung tài liệu để khuyến cáo mô hình rộng rãi hơn.

Người đầu tiên tham gia trồng trình diễn dưa hấu trên giàn là ông Nguyễn Văn Sự, ngụ ở ấp Hòa Thượng xã Kiến An huyện Chợ Mới. Với diện tích 2.000 m2 ông Sự lên thành 4 liếp chạy dài, mua tràm và lưới làm giàn cao từ 1,2 – 1,5 m giống như giàn trồng mướp, khổ qua. Mỗi công ông Sự đặt 1.000 dây dưa giống Hắc mỹ nhân Ronado, mỗi gốc dưa cách nhau 4 tấc và áp dụng kỹ thuật ngắt đọt để cây đậu nhiều trái. Theo ông Sự cho biết: Áp dụng trồng dưa hấu trên giàn, dưa không tiếp xúc với đất, dây dưa bò trên giàn thông thoáng nên ít sâu bệnh, hạn chế được sử dụng thuốc trừ sâu. Đặc biệt là mô hình này còn giúp cho dưa đạt tỷ lệ đậu trái cao, có khả năng vụ này ruộng dưa hấu của ông sẽ đạt năng suất cao gấp đôi so với cách trồng dưa truyền thống.

Vừa qua, Trạm BVTV huyện Chợ Mới tổ chức hội thảo tham quan mô hình trồng dưa hấu trên giàn ở xã Kiến An, với trên 50 nông dân các xã, thị trấn tham dự. Bà con nông dân đến tham quan mô hình trồng dưa hấu trên giàn tỏ ra phấn khởi khi thấy mô hình mới thành công. Anh Võ Hồng Lạc, ngụ ở ấp Mỹ An xã Hội An trồng 1.500 dây dưa hấu cho biết, mùa mưa này ít ai dám trồng dưa hấu, vì đây là mùa nghịch, dưa bị bệnh nhiều bà con sẽ tốn nhiều chi phí phun xịt thuốc, nên hiệu quả thấp. Đám dưa của anh mới trồng gần đây cũng mắc nhiều loại sâu bệnh, nên tốn nhiều chi phí phòng trị. Đến tham quan mô hình trồng dưa hấu trên giàn này anh rất phấn khởi, cho đây là mô hình có triển vọng về cách trồng dưa hấu mùa nghịch cho nông dân .

Tại hội thảo, bà con nông dân và cán bộ kỹ thuật đã trao đổi nhau về kinh nghiệm trồng dưa hấu, cách chọn giống tốt để dưa có trái ngon hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Riêng đối với mô hình trồng dưa hấu trên giàn, là mô hình đang được nhiều bà con nông dân chú ý. Kỹ sư Trần Thị Yến Châu cho biết về cách trồng dưa hấu trên giàn thực hiện thành công, Trạm sẽ tổng kết kinh nghiệm và tổ chức nhân rộng mô hình đến các xã.

Mô hình trồng dưa hấu trên giàn là TBKT mới được phổ biến gần đây. Bà con nông dân trồng theo mô hình này tuy tốn thêm vốn đầu tư làm giàn, nhưng ngược lại cách trồng này sẽ góp phần hạn chế sâu bệnh, dưa đạt năng suất cao hơn, tức là sẽ đạt hiệu quả hơn so với cách trồng dưa truyền thống.

NNVN, 18/9/2003

Nhấn vào đây để xem tất cả các tin về kỹ thuật trồng dưa hấu