Top 12 # Phương Pháp Trồng Đậu Xanh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Các Phương Pháp Trồng Cỏ Đậu Phộng Phổ Biến

Trồng cỏ đậu là phương án mang lại rất nhiều lợi ích, vừa phủ xanh đất trống, vừa làm cảnh đồng thời đặc tính sinh học của cỏ đậu phộng giúp cải tạo đất rất tốt. Cỏ đậu phộng khá dễ trồng, sinh trưởng, phát triển tốt và có khả năng nhân giống vô tính.

Đặc điểm chung

Cỏ đậu phộng sinh trưởng quanh năm nên duy trì độ che phủ tốt, chống xói mòn vào mùa mưa, duy trì độ ẩm vào mùa khô. Cỏ đậu phộng có thể thích ứng với nhiều loại đất từ đất xấu bạc màu, nghèo dinh dưỡng đến đất cát, đất chua mặn ven biển.

Chuẩn bị mặt bằng: Về cơ bản, trồng cỏ đậu phộng không đòi hỏi quá nhiều về khâu làm mặt bằng, chỉ cần xử lý triệt để cỏ dại và làm lớp bề mặt thật tươi xốp. Dùng cuốc xẻ rãnh sâu 10-15cm và hàng cách hàng 20-25cm, nếu trời khô quá thì nên tưới nước qua cho đất có độ ẩm và độ kết dính, đặc biệt là với những loại đất bạc màu, đất cát.

Sau khi ngâm 1/2 cành đã cắt vào thuốc kích thích ra rễ khoảng 30 phút. Sau đó ta tiến hành tạo rãnh có độ sâu từ 10 – 15 cm. Trồng chạy dài theo khu đất và hàng cách hàng 20 – 25 cm.

Đặt cành đã ngâm thuốc vào đất, nghiêng thân cây đồng bộ 1 góc 30° so với mặt đất. Mục đích định hướng thảm cỏ về sau. Trồng với quy cách 20 -22 khóm/m2, mỗi khóm từ 3 – 5 cành.

Lấp đất chừa phần thân trên mặt đất 10 – 15 cm. Nện chặt đất.

Tưới nước, nếu mùa khô phải rải một lớp xơ dừa lên trên để tạo độ ẩm.

Nhược điểm: Ở thời điểm sau khi trồng, cỏ đậu phộng vẫn chưa ra rễ vì vậy khi giâm cành xuống đất cỏ dễ bị chết. Đặc biệt khi gặp thời tiết bất lợi như nắng mạnh, thiếu nước hay ngập úng.

Ưu điểm: Tiết kiệm được khá nhiều chi phí so với việc mua cây giống có sẳn tại vườn ươm.

Sau khi đã chuẩn bị mặt bằng tiến hàng đánh rãnh giống như cách trồng trên.

Dùng tay nhấc cây trong bầu ra bao gồm cả đất. Sau đó đặt xuống rãnh và nghiêng 1 góc 30° so với mặt đất.

Tiến hành lấp đất, làm sao đảm bảo phần rễ đã phát triển hoàn toàn nằm dưới mặt đất.

Tưới nước.

Ưu điểm: Tỉ lệ sống cao và nhanh đan thảm, dễ chăm sóc sau khi trồng.

Nhược điểm: Tốn kém chi phí mua cỏ giống.

Gợi Ý Phương Pháp Trồng Cây Trong Nhà Xanh Và Đẹp

GỢI Ý PHƯƠNG PHÁP TRỒNG CÂY TRONG NHÀ XANH VÀ ĐẸP

Cây xanh không chỉ giúp làm xanh mát không gian ngoài vườn hay ban công, hãy thử áp dụng một số kinh nghiệm sau để đem màu xanh đó ngập tràn bên trong căn nhà của bạn.

Hình 1 – Không gian xanh tạo cảm giác mát mẻ cho không gian sống.

1.    

Thiết kế không gian có ánh sáng phù hợp

Ánh sáng phù hợp sẽ giúp cây phát triển ổn định, giữ độ xanh và tất nhiên, tạo nên một khung cảnh hoàn mỹ cho không gian sống. Trong trường hợp căn nhà của bạn được thiết kế sẵn khi chưa có phương án đặt cây xanh, chỉ cần chú ý quan sát, bạn có thể nắm được lượng ánh sáng ở mỗi địa điểm trong nhà, từ đó lựa chọn loại cây hợp lý.

Các cửa sổ hướng nam, cửa sổ lớn ở phía đông hoặc phía tây không bị cản trở sẽ cho ánh sáng “mạnh”. Các cửa sổ nhỏ ở phía đông hoặc phía tây không có gì cản trở cung cấp ánh sáng ‘trung bình’. Cửa sổ phía bắc và những cửa sổ có kính mờ chỉ cung cấp ánh sáng ‘thấp’.

Lưu ý, cây sẽ chỉ nhận được ánh sáng thấp nếu được bố trí cách hơn 2 mét so với cửa sổ bất kỳ hướng nào.

Hình 2 – Ánh sáng hợp lý sẽ giúp cây phát triển tốt và tạo nên góc nhìn đẹp mắt.

2.    

Loại cây thích hợp

Về cơ bản, cây ra hoa thì cần ánh sáng mạnh, trong khi các cây chơi lá thì chỉ cần ánh sáng yếu. Cây được cung cấp đúng lượng ánh sáng phù hợp sẽ có màu sắc đẹp tự nhiên.

Một lời khuyên đó là hãy lựa chọn cây hoa nhiều nụ, hoa mới nở; đối với cây chơi lá, dáng cây nên cân bằng. Ngoài ra, cần kiểm tra từng kỹ cây không có sâu bệnh, nôm na, cần “vạch lá tìm sâu”. Nhẹ nhàng kéo lá lên để đảm bảo chúng không dễ dàng rụng – một dấu hiệu của một cây không khỏe mạnh.

Hình 3 – Yếu tố quan trọng nhất khi thiết kế không gian xanh nằm ở việc lựa chọn loại cây.

3.    

Cung cấp dinh dưỡng cho cây hợp lý

Chất dinh dưỡng đối với cây cảnh chính là phân bón. Phân bón cân bằng cần có tỷ lệ bằng nhau của ba chất dinh dưỡng chính: bao gồm Nitơ (N), Phốt pho (P) và Kali (K). Thường xuyên sử dụng một lượng nhỏ phân bón sẽ tốt hơn cho cây ‘ăn’ chất dinh dưỡng ồ ạt trong một lúc.

Cần lưu ý, việc cho cây nhiều chất dinh dưỡng sẽ làm cho cây bị yếu và dễ mắc bệnh. Loại cây cần nhiều ánh sáng sẽ cần phân bón nhiều hơn so với cây trong bóng rợp.

Cuối cùng, trừ khi một cây đang phát triển tích cực trong mùa đông, không nên bón phân nhiều vào mùa này.

4.    

Tưới nước hợp lý

Một điều bất ngờ nhiều người không biết, đó là chăm tưới cây quá cũng không hề tốt.

Cách kiểm tra độ ẩm của đất để biết có cần phải tưới nước cho cây như sau: dùng ngón tay ấn xuống đất khoảng 2,5 cm. Nếu cảm thấy đất ẩm, đẩy tay vào dễ dàng thì vài ngày sau hãy kiểm tra lại. Nếu thấy đất khô, hãy tưới nước cho cây.

Loại chậu sử dụng cũng ảnh hưởng đến khoảng thời gian tưới nước. Cây trồng trong chậu đất thường khô nhanh hơn so với cây trong chậu nhựa. Ngoài ra, cây trồng trong ánh sáng ‘cao’ cần nước nhiều hơn những người trong ánh sáng ‘thấp’.

Bên cạnh đó, trong những ngày dài, nóng nực mùa hè – khi cây đang phát triển tích cực hơn, chúng sẽ cần nhiều nước hơn so với quãng ngày ngắn và mát mẻ của các mùa khác.

5.    

Đảm bảo đất thông thoáng

Không khí cũng quan trọng đối với cây không kém gì nước. Đất thoáng khí sẽ giúp cây của bạn “dễ thở” hơn, giúp cây phát triển ổn định. Lời khuyên khi tưới nước, hãy tưới sao cho có một ít nước chảy ra khỏi lỗ thoát nước của chậu và chảy vào đĩa kê bên dưới. Dòng chảy của nước qua đất rất có lợi vì nó đẩy không khí đã sử dụng ra và cho phép không khí mới di chuyển vào không gian giữa các hạt đất.

Khi tưới, chú ý rằng nếu nước đi thẳng tới lỗ thoát nước quá nhanh, có thể đất bị khô quá và co lại, tạo ra rất nhiều khoảng trống mà nước có thể chảy qua. Đối với trường hợp này, cần đưa chậu cây ra ngoài trời, tưới chậm rãi ở viền ngoài của chậu cho đến lúc nước ngập tràn phía mặt trên của chậu cây. Cách làm này sẽ giúp đất từ từ hấp thụ nước.

Sau khi đất ướt, hãy để cây thoát hết nước rồi sau đó mới mang chậu cây đặt lại vào nhà.

6.    

Trồng lại cây hàng năm

Bạn nên trồng lại cây ít nhất 1 lần/năm. Nguyên nhân là do cây luôn phát triển, chúng sẽ trở nên quá to so với chậu đang sử dụng, hoặc bởi vì chúng cần một hỗn hợp đất tươi mới hơn. Nên trồng lại cây khi thời điểm thời tiết thuận lợi, thường là vào mùa xuân hay mùa hè.

Khi đưa cây ra khỏi chậu, lắc mạnh để đất cũ rơi khỏi rễ. Nếu bầu rễ quá chặt và không thể nhấc lên được, sử dụng một con dao lớn để lách vào phần đất sát thành chậu và dưới đáy chậu. Sau khi nhấc cây ra, hãy thêm đất mới vào đáy chậu. Đặt cây trở lại và thêm đất mới xung quanh chậu.

Mỗi loại cây lại phù hợp với chất đất khác nhau. Ví dụ với cây hoa đá cần dùng xỉ than để dễ thoát nước, cây phong lan chỉ cần một nền đất lỏng, chủ yếu là vỏ cây…

Hình 4 –  Cây cần trồng lại ít nhất mỗi năm một lần.

7.    

Kiểm soát côn trùng và vật nuôi

Không chỉ các loại sâu bệnh, thú cưng cũng là một mối nguy hại đối với cây cảnh nội thất mà các gia đình cần quan tâm.

Cây bị sâu, rệp: Có rất nhiều loại sâu bệnh, rệp, bọ sẽ xuất hiện trên cây cảnh của bạn nếu chăm sóc không tốt. Rệp đen, rệp trắng, rệp vàng là ba loại thường xuất hiện trên cây hoa, cây cảnh, đặc biệt chúng hay xuất hiện ở vị trí chồi non, nụ hoa. Đơn giản nhất, có thể dùng vòi, xịt mạnh nước để đuổi chúng đi. Bạn cũng có thể dùng bông thấm rượu để lau những lá cây bị bệnh. Nếu dùng “thuốc”, đối với rệp đen và rệp vàng, sử dụng thuốc Ditarex pha nồng độ vừa phải phun vài ba lần là sạch ngay. Riêng rệp phấn trắng, được mệnh danh là rệp sáp có khả năng kháng thuốc. do vậy các loại thuốc có độc tố cao đến mấy nó cũng kháng được; giống rệp này chỉ ngưng hoạt động trong thời gian dùng thuốc. Giống rệp này thường tập trung nhiều nhất ở các cây: Vạn tuế, thiên tuế, sơn tuế, cau các loại. nhất là vạn tuế và cau lợn cọ thường hay mắc. Cần chú ý, một khi rệp phấn trắng đã bò xuống tận gốc, cây chắc chắn sẽ “chết”, cần loại bỏ ngay để rệp không lây sang các cây còn lại.

Hình 5 – Đuổi côn trùng gây hại đi trước khi chúng kịp làm hỏng cây của bạn.

Cây bị ruồi trắng: Nếu bạn phát hiện những vết bẩn màu trắng bay lên khi bạn quẹt tay vào lá cây, chứng tỏ những con ruồi trắng đã làm tổ. Để tiêu diệt chúng, lấy xà phòng pha loãng và xịt lên lá, đặc biệt mặt dưới của lá.

Lời khuyên dành cho bạn, hãy xịt thử trên vài lá để đảm bảo rằng cây không bị dị ứng với xà phòng.

Đối với vật nuôi trong nhà, mèo là loài thường hay đào bới đất ở chậu cây, thậm chí dùng chậu cây làm nơi ‘giải tỏa nỗi buồn’. Để giải quyết thói xấu này của chúng, hãy xé nát một ít lá cây và rải xung quanh gốc – lá cây tươi có mùi hương khiến mèo tránh xa.

Hình 6 – Hãy dè chừng chính người bạn nhỏ này!

Kỹ Thuật Trồng Đậu Xanh

Kỹ thuật trồng đậu xanh

Kỹ thuật trồng đậu xanh

Đậu xanh là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ khoảng 60-70 ngày. Trồng đậu xanh có ưu điểm tiết kiệm được nguồn nước tưới nên phù hợp với những vùng có nguy cơ bị hạn. Ngoài ra, trồng đậu xanh xen canh hoặc luân canh còn giúp cải tạo tăng độ phì cho đất. Đậu xanh tuy dễ trồng, song để có năng suất, chất lượng cao, nông dân áp dụng một số biện pháp kỹ thuật vào trong trồng và chăm sóc. 

1/Chọn giống 

– Giống V 87-13: Giống này có chiều cao trung bình từ 50 -60cm, phân cành tốt, khả năng tái tạo bộ lá mạnh, vì vậy, sau khi thu hoạch nếu cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cây đậu xanh sẽ cho thêm một đợt bông thứ hai với năng suất vào khoảng 50-60% đợt đầu. Giống V87-13 có hạt đóng kín khá đều, tương đối lớn, màu xanh thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng và xuất khẩu. Năng suất trung bình vào khoảng 1,2 tấn/hécta. Đậu xanh tốt có thể đạt 2 tấn/hécta. Khả năng chống chịu đối với bệnh khảm vàng do virus và bệnh đốm lá ở mức trung bình. 

– Giống HL89 E3: Đây là giống có tính thích nghi rộng thích hợp trên nhiều chân đất, hạt đóng khít, dạng hình oval, màu xanh mỡ rất đẹp. Trọng lượng 1.000 hạt khoảng 50 – 53g. Đặc điểm của 2 giống V87-13 và HL89 E3 là hạt không bị chuyển màu nếu gặp mưa trong quá trình thu hái. 

– Giống 91-15: Giống này cây cao trung bình khoảng 60 – 65cm, phơi bông nên rất thuận tiện cho công tác phòng trừ sâu hại, hạt có dạng hình trụ, màu xanh mỡ được người tiêu dùng ưa thích. Tỷ lệ hái đợt đầu vào khoảng 70 – 80%. Giống này chống chịu bệnh khảm vàng và đốm lá ở mức trung bình.

– Giống V94-208 là giống có năng suất cao, trung bình từ 1,4-1,5 tấn/hécta, có những nơi đạt 2,8 tấn/hécta. Đặc điểm nổi bật của giống V94-208 cao 75cm, thân to, lá rộng, quả nằm trên mặt lá, hạt to, hình trụ màu xanh đậm, bóng. Tuy nhiên, loại giống này có nhược điểm hạt đóng không khít trong trái, vì vậy khi gặp điều kiện dinh dưỡng không tốt các hạt sẽ không đều. Đồng thời, hạt đậu V94-208 rất dễ đổi màu khi thu hái gặp trời mưa hoặc phơi không kịp và dễ bị mọt. Khả năng chống chịu bệnh khảm vàng của giống ở mức trung bình – yếu cho nên chỉ gieo trồng trong vụ đông-xuân. 

2/ Làm đất trồng 

– Đất trồng đậu xanh yêu cầu phải làm tơi xốp nên cày bừa kỹ và làm sạch cỏ. Cây đậu xanh không chịu ngập úng, tùy địa thế mà chọn biện pháp làm đất như là đánh luống hoặc tỉa lan. Nhưng nên gieo đậu xanh theo hàng để thuận tiện cho việc chăm sóc. Ở các chân đất không bằng phẳng nên chú ý làm rãnh thoát nước.

3/ Gieo hạt 

– Hạt đậu xanh nảy mầm khỏe nếu đảm bảo được 2 yếu tố nhiệt và ẩm. Để đảm bảo đầy đủ nhiệt cho hạt nảy mầm, nhiều nông dân có tập quán gieo đón mưa. Nếu gặp năm mưa thuận thì năng suất rất cao, nhưng đa số các cơn mưa đầu vụ thất thường, nhiều vụ gieo đi gieo lại 2-3 lần rất tốn kém. Để giảm sự bấp bênh ở khâu gieo hạt, bà con cần chú ý phần dự báo thời tiết trên các phương tiện truyền thông. Đậu xanh có thể gieo sạ theo hàng, gieo hốc. Tùy theo phương thức gieo mà lượng giống thay đổi, thông thường là lượng giống sử dụng ít nhất từ 15-16 kg/hécta. 

4/ Phân bón và chăm sóc 

– Lượng phân bón thích hợp cho 1 hécta đậu xanh trên vùng đất đỏ Đông Nam bộ là 90kg urê, 300kg super lân và 90kg kali và chia làm 3 lần để bón. 

– Lần thứ nhất: Bón toàn bộ lân, 1/3 đạm, 1/3 kali. 

– Lần thứ hai: Bón thúc đợt 1 khi cây được 3 lá thật. Lượng phân bón là 1/3 urê và 1/3 kali. Do đậu xanh có số lá ít, vì vậy nên kết hợp bón thúc đợt 1 với làm cỏ lần đầu 

– Lần thứ 3 sau khi gieo 25 ngày, ta tiến hành bón thúc toàn bộ lượng phân còn lại và kết hợp với làm cỏ, vun gốc.

– Đậu xanh là cây trồng chịu hạn tốt, trồng vào mùa khô chỉ tưới 2-3 lần/tuần. Sử dụng cây tưới phun để tưới cho đậu xanh vừa tiết kiệm nước và tránh bật gốc làm ảnh hưởng đến phát triển sinh trưởng của cây. 

5/ Thu hoạch 

– Đậu xanh trồng được khoảng 45 – 50 ngày bắt đầu cho thu hoạch. Khi thu hoạch chỉ hái những quả chín chuyển màu nâu, nên thu trái vào buổi chiều, tránh thu vào buổi trưa những quả chín khô sẽ bị bung ra làm tỷ lệ hao hụt cao.

– Quả đậu xanh sau khi thu hoạch về đem phơi nắng khoảng 3-4 ngày đập tách lấy hạt làm sạch bụi, phơi tiếp 1-2 ngày và cho vào bao để bảo quản.

 Nguyệt Hạ (Báo Đồng Nai, 10/03/2011)

Phòng bệnh trên cây đậu xanh

Đậu xanh là cây ký chủ của nhiều loại sâu bệnh. Sự dinh dưỡng cố định của chúng làm cho cây suy yếu, không cho năng suất tối đa. Vì vậy, muốn có năng suất cao, vấn đề kiểm soát sâu bệnh là điều kiện tiên quyết.

Kết quả điều tra của Cục Bảo vệ thực vật trên cây trồng đã xác định 20 loài bệnh hại gây tổn thất năng suất đậu xanh.

Bệnh khảm vàng: Bệnh này gây hại trên đậu xanh tương đối toàn diện, cây đậu bệnh khảm vàng thường ít hoa, quả chín muộn, số quả trên cây, số hạt trên quả và trọng lượng hạt đều giảm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự thiệt hại tùy thuộc thời gian nhiễm bệnh. Nếu cây nhiễm bệnh trước 7 tuần tuổi năng suất giảm từ 20-70%, nhưng sau 8 tuần thì không ảnh hưởng tới năng suất.

Phòng trừ bệnh khảm vàng: Biện pháp hữu hiệu là trồng giống kháng. Đối với những giống có khả năng chống chịu tốt cũng phải được chọn lọc lại ít nhất là sau 4 vụ gieo trồng. Khi trên ruộng xuất hiện cây bệnh, cần kịp thời nhổ bỏ, dùng thuốc diệt trừ.

Bệnh đốm lá: Tác nhân do nấm Sercostora gây ra. Bệnh đốm lá hại tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây và bệnh xuất hiện khá muộn. Xuất hiện khi cây ở giai đoạn hình thành nụ đến gần tới khi thu hoạch. Một số nghiên cứu cũng cho thấy, nếu hạn chế được nấm trên lá thì sẽ giúp tăng năng suất 50-60%.

Biện pháp phòng trừ bệnh đốm lá: Nhiều phương pháp hiện được thử nghiệm trên bệnh đốm lá được nhiều nước thực hiện cho thấy: Một số loại thuốc đã cho hiệu lực khá cao như: Dapronin, Pamistin, Alvin, Tilt… Thời gian phun thuốc phòng bệnh là 20-40 ngày sau gieo.

Dòi đục thân: Chúng gây hại ở giai đoạn cây con, cây bị hại nếu xẻ đôi thân phần gốc sẽ thấy dòi. Rải thuốc Regent 0.3 G làm 2 đợt: đợt đầu khi tiến hành gieo hạt và đợt 2 từ 5-7 ngày sau mọc. Ngoài ra cần phun thuốc diệt ruồi đẻ trứng trên đợt cây non.

Sâu khoan: Đây là loài ăn tạp, nó ăn lá, hoa và quả đậu xanh, ngài cái sâu khoan thường đẻ trong 6 ngày liền, trứng nở sau 3-4 ngày, tùy thuộc vào nhiệt độ. Thời gian sinh trưởng sâu non khoảng 3 tuần, trải qua 6 tuổi, ảnh hưởng thuốc sâu rất mạnh khi sâu ở độ tuổi 1-2 ngày. Khi sâu lớn, dường như kháng tất cả các loại thuốc. Sâu non ban ngày núp dưới đất và ăn vào ban đêm, vì vậy, phun thuốc vào chiều tối mới mang lại hiệu quả.

Sâu tơ: Gây hại lớn trong giai đoạn ra bông. Sâu tơ thường đục chui vào bông, phá hại nhụy làm quả không đậu được. Trừ sâu tơ rất khó khăn vì chúng nằm trong bông lại có lớp tơ bao bên ngoài làm cho thuốc khó tiếp xúc. 

Vì vậy, trong thời gian cây chuẩn bị ra bông, cần thường xuyên quan sát và phun thuốc phòng ngừa. Phương pháp phòng trừ hữu hiệu nhất hiện nay là dùng bẫy pheromon trên diện rộng./.

Kỹ sư Đoàn Hữu Nghị (Báo cà Mau,14/03/2011)

Kỹ thuật trồng đậu xanh trên ruộng lúa

Do có thời gian sinh trưởng ngắn (60-70 ngày) và cho giá trị kinh tế cao nên cây đậu xanh là loại hoa màu rất thích hợp cho vùng canh tác một vụ màu trên đất trồng lúa ở tỉnh Cà Mau. Để thành công trong việc canh tác cây đậu xanh cần chú ý những khâu kỹ thuật sau:

Chọn giống: Hiện có nhiều giống đậu xanh cho năng suất cao, chất lượng ngon, có thể kháng được nhiều loại sâu, bệnh hại nguy hiểm và có khả năng thích nghi cao. Một số giống phổ biến:

Giống V87-13: Cây có chiều cao trung bình từ 50-60 cm, phân cành tốt, khả năng tái tạo bộ lá mạnh. Vì vậy, sau khi thu hoạch đợt đầu nếu cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cây đậu xanh sẽ cho thêm một đợt bông thứ hai với năng suất vào khoảng 50-60% đợt đầu. Năng suất trung bình vào khoảng 1,2 tấn/ha, nếu canh tác tốt có thể đạt 2 tấn/ha. Khả năng chống chịu đối với bệnh khảm vàng do vi-rút và bệnh đốm lá ở mức trung bình.

Giống HL89E3: Đây là giống có tính thích nghi rộng, thích hợp trên nhiều loại đất, hạt đóng khít, dạng hạt tròn hình oval, màu xanh mỡ rất đẹp. Trọng lượng 1.000 hạt khoảng 50-53g. Đặc điểm của 2 giống là hạt không bị chuyển màu nếu gặp mưa trong quá trình thu hái.

Giống 91-15: Giống này cao cây trung bình 60-65 cm phơi bông nên rất thuận tiện cho công tác phòng trừ sâu hại. Hạt có dạng hình trụ, màu xanh mỡ, tỷ lệ hái đợt đầu vào khoảng 70-80%. Giống chống chịu bệnh khảm vàng và đốm lá ở mức trung bình.

Giống V94-208: Là giống có tiềm năng năng suất cao trung bình 1,4-1,5 tấn/ha, có những nơi giống đã đạt 2,8 tấn/ha. Đặc điểm nổi bật của V94-208 cao 75 cm, thân to, lá rộng, bông nằm trên mặt lá, hạt to, hình trụ màu xanh đậm, bóng. Hạt đóng không khít trong trái, vì vậy, khi gặp điều kiện dinh dưỡng không tốt các hạt sẽ không đều. Hạt giống V94-208 rất dễ đổi màu khi thu hái gặp trời mưa hoặc phơi không kịp. Giống rất dễ bị mọt, vì vậy cần lưu ý. Khả năng chống chịu bệnh khảm vàng của giống ở mức trung bình – yếu cho nên chỉ gieo trồng trong vụ đông xuân.

Chuẩn bị đất trồng: Cũng như nhiều cây họ đậu khác, đậu xanh cũng yêu cầu đất tơi xốp, vì vậy cần cày bừa kỹ mặt ruộng, làm sạch cỏ dại. Đậu xanh không chịu được ngập úng nên làm đất phải đánh luống và tạo rãnh thoát nước.

Gieo hạt: Hạt đậu xanh sẽ nẩy mầm khỏe, đồng đều nếu bảo đảm được 2 yếu tố nhiệt và ẩm. Nhiệt độ thích hợp là từ 30-32oC, độ ẩm khoảng 75%. Có thể áp dụng phương pháp gieo sạ theo hàng hoặc gieo hốc. Tùy theo phương thức gieo mà lượng giống thay đổi, thông thường từ 15-16kg/ha.

Bón phân, chăm sóc: Nhu cầu phân bón bổ sung cho đậu xanh là 40% đạm, 60% lân, 50% kali; tương ứng với 90 kg urê, 300 kg super lân và 90 kg kali; chia làm 3 lần bón. Lần thứ nhất: bón lót trước khi gieo hạt, bón toàn bộ lân, 1/3 đạm, 1/3 kali. Lần thứ hai: bón thúc đợt 1 khi cây được 3 lá thật; lương phân bón là 1/3 urê và 1/3 kali. Lần thứ 3: bón sau khi gieo 25 ngày, ta tiến hành bón thúc ra hoa toàn bộ lượng phân còn lại và kết hợp với làm cỏ, vun gốc.

Thu hoạch: Tiến hành thu hoạch khi trái chuyển từ màu vàng sang đen, thu hoạch đến đâu phơi khô đến đó rồi ra hạt./.

KS Đoàn Hữu Nghị – Báo Cà Mau, 17/01/2011

Phương Pháp Trồng Rau Khí Canh

Phương pháp khí canh là gì?

Môi trường phát triển của cây trong phương pháp thổ canh là đất, thủy canh là nước thì môi trường phát triển cây với phương pháp khí canh là không khí.

Cây trồng, rau xanh được đặt trong môi trường không khí ẩm, rễ cây tiếp xúc trực tiếp với không khí, chất dinh dưỡng và nước được cung cấp thông qua một hệ thống dẫn bằng cách phun trực tiếp vào rễ cây.

Phổ biến nhất khi trồng rau bằng phương pháp khí canh là sử dụng sản phẩm trụ đứng khí canh, giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc, dễ dàng và thuận tiện hơn trong trồng cũng như thu hoặc rau xanh.

Nguyên tắc hoạt động của phương pháp khí canh

Rễ cây đặt trong không khí, được tiếp nhận trực tiếp nước và chất dinh dưỡng thông qua quá trình phun sương, mỗi lần phun sương khoảng vài phút.

Nguyên tắc hoạt động của phương pháp khí canh

Vì rễ cây được đặt trong không khí nên hoạt động thở cũng như hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, quá trình trao đổi chất đạt hiệu quả gấp mười lần so với phương pháp thổ canh, giúp rút ngắn thời gian phát triển của cây trồng nhưng cây trồng vẫn sinh trưởng mạnh mẽ, cho năng suất cao.

Để cây trồng phát triển hiệu quả hơn trong phương pháp khí canh cần lưu ý cung cấp đủ và kịp thời nước và chất dinh dưỡng.

Một số ưu điểm và nhược điểm của phương pháp trồng rau khí canh với trụ khí canh

Trồng rau trụ khí canh cho phép rễ cây tiếp xúc trực tiếp với không khí, giúp cây có sức đề kháng cao, hạn chế các loại vi khuẩn và nấm bệnh tấn công so với phương pháp trồng thổ canh.

Trụ khí canh được thiết kế dáng trụ đứng phù hợp với nhiều không gian khác nhau mà không tốn quá nhiều diện tích, rất phù hợp với các gia đình nhà phố, trồng rau trên ban công, sân thượng đạt hiệu quả.

Với thiết kế các đốt trụ rời giúp dễ dàng lắp đặt, tháo rời, cũng như di chuyển trong quá trình thi công

Các rọ nhựa được bố trí tách biệt xung quanh từng ống trụ khí canh

Trụ khí canh bao gồm các rọ nhựa được bố trí tách biệt xung quanh ống trụ, thuận tiện cho việc chăm sóc cũng như thu hoạch cây trồng, cây trồng phát triển mà không gây ảnh hưởng đến những cây khác hoặc toàn bộ trụ đứng.

Dễ dàng kiểm tra và vệ sinh sau mỗi lần thu hoạch, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho những vụ mùa sau.

Chi phí đầu tư ban đầu khá cao: một trụ khí canh có giá dao động từ 1.500.000 đến 2.500.000 đồng

Phương pháp khí canh còn khá mới lạ, nên cần sử dụng một số thiết bị kỹ thuật chuyên dụng, để đảm bảo hiệu quả phát triển của cây trồng.

Gia đình cần nắm chắc kiến thức thủy canh, khí canh để giúp quá trình chăm sóc cây trồng đơn giản và dễ dàng hơn.

Hiệu quả của phương pháp trồng rau khí canh

Phương pháp khí canh giúp tăng năng suất cây trồng

– Phương pháp khí canh giúp tiết kiệm khoảng 95% lượng phân bón và 98% lượng nước trong quá trình chăm sóc rau xanh.

– Năng suất cây trồng tăng hơn 30% so với các phương pháp trồng rau khác như thổ canh và thủy canh.

– Với phương pháp khí canh, quá trình phát triển của cây trồng sẽ được rút ngắn lại, khả năng sinh trưởng tăng khoảng 1,5 lần, giúp tiết kiệm thời gian chăm sóc cây trồng.

– Phương pháp khí canh cũng cho phép trồng đa dạng các loại cây trồng, nhiều loại rau xanh, các loại rau thân thảo, trái cây,…

Sản xuất, phân phối tấm thoát nước, vỉ nhựa, vật tư thi công vườn trên mái, ban công, cảnh quan, sân vườn, trồng hoa, trồng rau

www.greensolutions.vn