Top 5 # Phương Pháp Trồng Chuối Hiệu Quả Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Hiệu Quả Của Phương Pháp Trồng Chuối Cấy Mô

Vài năm trở lại đây, trồng chuối cấy mô trở thành công việc đem lại lợi nhuận cao vì chất lượng đồng đều, đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Chuối là một trong những cây ăn quả cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như đường, tinh bột, chất xơ, kali, vitamin B6, vitamin C và chất chống oxy hóa. Do đó, chuối đem lại một số lợi ích về sức khỏe như làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, kích thích hệ tiêu hóa, cung cấp năng lượng trong quá trình vận động. Hiện nay, cây chuối đang dần trở thành là cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con ở các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ.

Tại sao nên áp dụng phương pháp trồng chuối cấy mô

✓ Trồng chuối cấy mô sạch bệnh, chất lượng cao đang là một xu thế, nhu cầu thị trường lớn, lợi nhuận tốt.

✓ Năng suất và hiệu quả kinh tế khi trồng chuối cấy mô so với các loại cây trồng hay giống chuối khác luôn được nhà vườn quan tâm hơn cả nhằm cải thiện năng suất và thu nhập.

✓ Trồng chuối cấy mô có ưu điểm là dễ trồng, dễ chăm sóc, thích nghi với điều kiện đất đai, thời tiết, sinh trưởng và phát triển nhanh, nhu cầu dinh dưỡng phân bón cũng không cao so với các loại giống cây trồng khác nên chi phí sản xuất thấp.

✓ Chuối cấy mô còn có ưu điểm là thu hoạch đồng loạt với số lượng lớn, năng suất trung bình 25-45 tấn/ha tùy theo loại chuối, lợi nhuận từ 100-200 triệu/ha tùy thời điểm thị trường.

Hiệu quả của phương pháp trồng chuối cấy mô so với phương pháp nhân giống thường

Từ trước tới nay, việc nhân giống chuối theo cách truyền thống bằng cách tách cây con từ cây mẹ được bà con nông dân áp dụng, phương pháp này được xác định là dễ làm, tuy vậy, nhược điểm của hình thức này là không kiểm soát được mầm bệnh, rất khó vận chuyển, tốn công và đặc biệt là không có độ đồng đều dẫn tới khó khăn trong quá trình canh tác và thu hoạch, ảnh hưởng tới năng suất và hiệu quả kinh tế.

Bằng sự phát triển của khoa học công nghệ, các nhà khoa học đã nhân giống thành công cây chuối bằng phương pháp cấy mô. Hiện nay nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, việc trồng chuối cấy mô là một phương pháp rất hiệu quả và có nhiều ưu điểm so với trồng chuối bằng chồi con như: giá thành rẻ, dễ vận chuyển, độ đồng đều cao, sạch bệnh, có sức sống mạnh, năng suất cao hơn 30% so với gây giống truyền thống, dễ nhân nhanh với số lượng lớn và chủ động được nguồn giống. Tính đồng nhất của cây chuối nuôi cấy mô giúp chúng ta có thể điều khiển được thời gian ra hoa và thu hoạch cũng như gia tăng năng suất và chất lượng trái. Mầm cây được nuôi trong ống nghiệm để thành cây con, cây con sau khi được ươm tại vườn ươm 2,5 – 3,0 tháng sẽ đạt chiều cao 25 – 30 cm có thể mang ra trồng được ngay.

Theo đề án quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đến năm 2020, chuối là một trong bốn cây ăn quả chủ lực tại vùng Tây Nguyên và Nam Bộ. Trồng chuối đạt tiêu chuẩn VietGAP hướng đến xuất khẩu mang lại lợi nhuận rất cao so với các loại cây trồng khác. Theo tính toán của một số công ty trồng chuối, tổng vốn đầu tư trồng 1 ha đất trồng chuối cấy mô khoảng 90 triệu – 120 triệu đồng, doanh thu sau 1 năm đạt 220 triệu – 250 triệu đồng. Thị trường xuất khẩu chuối hiện nay chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước Trung Đông, và từng bước xâm nhập vào thị trường EU và Mỹ. Với lợi thế đất đai màu mở, khí hậu thuận lợi và nhân công rẻ, Việt Nam nói chung và vùng Tây nguyên nói riêng có rất nhiều thế mạnh cạnh tranh trong việc phát triển trồng chuối cấy mô theo hướng xuất khẩu khi chúng ta hoàn thiện được quy trình chăm sóc và đảm bảo chất lượng, từ đó làm tăng hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp để từng bước giúp bà con ổn định cuộc sống.

Kinh nghiệm trồng chuối cấy mô hiệu quả

Hiện nay, chuối cấy mô được trồng phổ biến trên khắp các vùng trong cả nước. Theo kinh nghiệm của Đồng An Gia , muốn chuối cho năng suất cao, mã đẹp, hạn chế cây đổ ngã thì ngoài bón phân đầy đủ, cần phải đảm bảo lượng nước tưới vì đây nhược điểm của nó, thiếu nước sẽ làm cho cây phát triển không đều và dễ đổ.

Việc trồng chuối cấy mô tự phát không theo quy hoạch của địa phương rất dễ dẫn đến tình trạng cung vượt cầu. Khi quyết định trồng chuối, ngoài việc tìm hiểu về giống, kỹ thuật trồng chuối, năng suất và hiệu quả kinh tế, bà con nên lắng nghe ý kiến của các chuyên gia để tránh tình trạng rớt giá như một số loại nông sản như hiện nay.

Trồng Chuối Tiêu Hồng Bằng Phương Pháp Nuôi Cấy Mô Cho Hiệu Quả Cao

Tháng 8/2012, Trạm Khuyến nông huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) phối hợp với xã Hợp Thành triển khai thực hiện mô hình trồng chuối tiêu hồng bằng phương pháp nuôi cấy mô, với 5 hộ tham gia. Mô hình bước đầu gặt hái được nhiều thành công, mở ra hướng đi mới cho nông dân.

Trong thời gian triển khai, Trạm Khuyến nông huyện Sơn Dương đã cử cán bộ trực tiếp hướng dẫn các hộ phương pháp trồng, chăm sóc chuối, bón thúc theo đúng quy trình kỹ thuật.

Ông Nguyễn Văn Thắng, ở thôn Trầm, xã Hợp Thành tham gia trồng chuối tiêu hồng trên diện tích 0,8ha, cho biết: “Do giống chuối tiêu hồng được sản xuất bằng công nghệ nuôi cấy mô nên có ưu điểm hơn so với giống chuối tiêu hồng thông thường là sạch bệnh, chất lượng quả thơm, ngon, mẫu mã đẹp, thời gian sinh trưởng ngắn, từ lúc trồng đến khi cho thu hoạch chỉ từ 10 – 11 tháng.

Quả chín có màu vàng sáng, hương vị thơm ngon, khi chín, vỏ vẫn dày và cứng nên ít bị hư hại khi vận chuyển xa. Kỹ thuật trồng chuối đơn giản, vốn đầu tư cũng không cao. Chi phí giống, phân bón cho một sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2) chuối tiêu hồng khoảng 3 triệu đồng, thu được khoảng 70-80 buồng/sào, bán với giá 100.000 – 110.000 đồng/buồng, thu lãi từ 3 – 3,5 triệu đồng. Trung bình thu lãi 80 – 90 triệu đồng/ha”.

Bà Đỗ Thị Hưng, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Sơn Dương cho biết: “Chuối tiêu hồng dễ trồng, không tốn công chăm sóc, cho hiệu quả kinh tế cao gấp 2 lần giống chuối thuần của địa phương. Chuối có chu kỳ sinh trưởng ngắn, mức đầu tư không cao, có thể trở thành cây hàng hóa giúp nông dân thoát nghèo, làm giàu. Thời gian tới, Trạm Khuyến nông huyện sẽ tuyên truyền, nhân rộng mô hình nhằm nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho nông dân”.

Phương Pháp Và Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Hiệu Quả

Nấm có thể trồng quanh năm. Mùa đông xuân, Tết âm lịch, khi trời lạnh nhiều gió thì tốt nhất là nên giữ ấm và làm mô nấm lớn hơn. Mùa mưa nên làm mái nhà rơm hoặc tủ để giảm độ ẩm đi, nền mô cao để tránh lũ lụt. Nơi nào có gió nhiều, gió mạnh cần làm chắn gió, mô nấm xếp vuông góc với hướng gió.

Làm thế nào để làm phân ủ rơm. Các bước áp dụng cho cả rơm tươi và khô: Rơm được xếp chồng lên nhau, chiều rộng 1,5-2m, chiều dài 4-8m. Khi chất đống cao mỗi lớp khoảng 20-30cm, sau đó cần tưới nước để rơm được hấp thụ đều và tiếp theo dùng chân dậm, tiếp tục chất các lớp rơm cho đến khi rơm có chiều cao 1,3-1,5m. Sau đó lấy nylon, rơm hoặc lá chuối để giữ độ ẩm xung quanh và giữ nhiệt. Một vài ngày sau khi ủ, nhiệt độ trong đống lên khoảng 60 đến 70 độ C. Nhiệt độ sẽ giết cỏ dại và nấm gây bệnh một phần bị phân hủy thành chất hữu cơ trong rơm, làm cho nấm dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng, phát triển thuận lợi trong tương lai. Sau khi rơm ủ bệnh từ 10-12 ngày, sau đó xẹp rơm ủ, chiều cao khoảng 0,8-1,0m. Bây giờ có thể mang ra chất luống. Làm thế nào để xử lý nước vôi trước khi ủ. Phương pháp này được áp dụng cho rơm khô. Rơm được nhúng vào nước vôi, trộn với 3 kg vôi tỷ lệ với 100 lít nước. Ngâm rơm ngập đủ. mục đích diệt nấm tạp chất, chất tẩy rửa, chất phèn, chất mặn trong rơm. Thời gian 20-30 phút, sau đó lấy ra, để ráo nước, chất đống với chiều rộng 1,5-2m, chiều dài 4-8m. Cần ánh sáng để dậm, lấy nylon, rơm hoặc lá chuối để giữ độ ẩm và giữ nhiệt. Đến ngày 5-6 kiểm tra đống cỏ khô. Rơm đủ ướt, khi vắt vài cọng thấy một vài giọt nước là tốt nhất.

Rơm đã đủ điều kiện để có nấm chất lượng đạt yêu cầu:

– Rơm khá mềm. – Có màu vàng tươi sáng. – Có mùi thơm đặc trưng của rơm rạ lên men. Chọn giống meo để áp dụng vào trồng Là một bước quan trọng với ảnh hưởng lớn đến năng suất trồng nấm. Chọn meo giống tốt, đúng tuổi, không nhiễm khuẩn cho năng suất cao và nấm chất lượng tốt. Chuẩn bị túi meo đúng tiêu chuẩn tốt: sợi tơ trắng, túi mở ra có mùi tương tự mùi nấm. Sợi phát triển trên mặt khuôn trong túi. Một túi trung bình có trọng lượng là 120g, nấm có thể được trồng trên gỗ 0,5m rộng 0,5m cao 0,4-, chiều dài 4-5m. Xếp mô và tiến hành rắc meo giống Lấy rơm trong đống được ủ: Loại bỏ các lớp bề mặt của rơm đã ủ bên trong. Chăm sóc và thu hoạch nấm C hăm sóc mô nấm Đối với nấm, không sử dụng phân bón bổ sung. Bởi vì sự phân hủy của các chất dinh dưỡng đủ cung cấp cho nấm trồng. Giám sát nhiệt độ và độ ẩm là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình sản xuất. Độ ẩm là yếu tố hàng đầu, bởi vì độ ẩm giúp cho quá trình phân hủy rơm sẽ tạo ra nhiệt độ mô từ nấm thuận lợi hơn. Nếu độ ẩm quá mức, nước thừa: Nhiệt độ sẽ giảm xuống, các mô sẽ bị lạnh mà chết. Nếu thiếu độ ẩm, nhiệt độ mô tăng cũng làm mô chết. Giữ độ ẩm thích hợp: Khi kiểm tra mô nấm, rút ​​một số ít (15-20 thân) rơm ở giữa, vắt trong tay, hơi nước chỉ rỉ qua kẽ tay là đạt yêu cầu. Nếu nước không thấm qua các ngón tay của bạn khô, nên cho thêm nước. Điều chỉnh nhiệt độ của mô hình nước: Khi kiểm tra mô nấm, nhiệt độ tăng, thiếu nước cần ủ rơm và tưới ít nước. Tránh vòi nước mạnh sẽ làm hỏng các sợi nấm và nhỏ. Nếu nhiệt độ chỉ tăng mà không bị mất nước, giảm bớt lớp bọc rơm để giảm nhiệt. Khi kiểm tra nhiệt độ mô thấy giảm, mô lạnh: Ngưng tưới nước, dỡ bớt bọc bên ngoài nấm để giúp mô hấp thụ ánh sáng mặt trời hơn. Nếu mùa mưa, sử dụng nylon, màng phủ nông nghiệp (phía đen lên trên) để giữ cho nhiệt độ bên trong nấm.Thu hoạch nấm Sau khi rơm ủ có thể thu hoạch trong thời gian từ 10-14 ngày: thời gian thu hoạch nấm, tùy thuộc vào loại meo và phương pháp ủ. Nấm ra rộ đầy đủ vào ngày 12-15; sau đó 7-8 ngày là đợt thứ 2 và thu hoạch trong 3-4 ngày là kết thúc mùa vụ. Thời điểm hái nấm: Thu thập 2 lần mỗi ngày. 1 trước 6 giờ sáng. Thu hoạch thứ 2 vào khoảng 14-15 giờ chiều. Chọn đủ điều kiện để hái nấm: nấm phát triển liên tục và dính nhiều lại với nhau. Cần phải thực hiện một sự lựa chọn để chọn cây chồi, đầu hơi nhọn. Nấm sau khi thu hoạch cần tiêu thụ trong vòng 2-3 giờ. Nếu bạn muốn sang ngày hôm sau nên được bảo quản ở nhiệt độ từ 10-15 độ C.

Phương Pháp Trồng Lan Mokara Trong Chậu Tại Nhà Hiệu Quả

Lan Mokara là loài hoa đòi hỏi dinh dưỡng rất cao và thường xuyên. Do đó, bạn có thể dùng phân và nhiệt độ độ ẩm ánh sáng phù hợp để lan mokara mọc trong chậu tại nhà được hiệu quả..

Nguồn gốc tên gọi lan mokara

Tên thường gọi: Hoa lan Mokara treo

Họ thực vật: Orchidaceae (họ Phong Lan)

Hoa lan Mokara là giống lan có nhiều trong họ phong lan , hoa lan Mokara phân bố trên các vùng thuộc Châu Á nhiệt đới, tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Á. Nếu như các nước Nam Mỹ tự hào về loài thuộc giống Cattleya tuyệt đẹp của mình, thì các nước Đông Nam Á cũng hãnh diện vì có giống Mokara vô cùng phong phú, điều kiện sinh thái cũng rất đa dạng.

Hoa lan Mokara là nhóm giống hoa được lai tạo từ các giống: Arachnis+Vanda+Ascocentrum. Nhóm giống này có đặc điểm tương tự như nhóm Vanda loài lan đơn thân, thân hình trụ dài tiếp tục mọc cao lên mãi, không có giả hành, lá dài hình lòng máng hay hình trụ mọc cách hai bên thân.

Nguồn gốc tên gọi lan mokara

Phát hoa Mokara mọc từ nách lá giữa thân, phát hoa dài mang nhiều hoa thường không phân nhánh. Hoa cỡ trung bình đến lớn, cánh đài của hoa rất lớn. Hoa lan Mokara có nhiều màu sắc phong phú từ trắng, tím, hồng đỏ, cam ,vàng nâu, xanh. Trên cánh hoa thường có chấm,hình carô nhìn rất đẹp.

Nhiệt độ thích hợp cho lan Mokara phát triển là từ 25-30 o C. Nhiệt độ là một trong những yếu tố quyết định sự ra hoa của Mokara. Nếu nằm ngoài nhiệt thích hợp cây sẽ ra hoa kém chất lượng hoặc có khi không ra hoa được.

Các chậu lan Mokara treo màu sắc tươi sáng, hoa đẹp với hương thơm thoang thoảng góp phần làm thanh mát không khí, tạo cảm giác thoải mái cho người thưởng lan. Chậu treo hoa lan Mokara có thể trang trí giàn treo vườn nhà, trang trí sân thượng, treo tại cầu thang với tiểu cảnh giếng trời, trang trí không gian các quán cafe, nhà hàng… dùng làm quà tặng khai trương, tặng khách hàng, sưu tầm…

Lan Mokara thuộc nhóm hoa đơn thân không có giả hành và thân mọc cao lên về phía đỉnh. Lan có chiều cao thân trung bình khoảng 60cm. Thân mọc dài , mang cả lá và rễ. Lá màu xanh non dài hình lòng máng hay hình trụ mọc theo hướng cách nhau ở hai bên thân.

Phần rễ trần được mọc từ thân xen kẽ với phần lá và mỗi khi mọc chúng sẽ xẻ bẹ lá và chui ra ngoài dọc theo chiều dài của cây. Hoa lưỡng tính đối xứng hai bên và phần phát hoa mọc ở giữa từ nách lá đến giữa thân. Hoa mokara thường có năm cánh với nhiều màu sắc khác nhau như vàng, tím, đỏ, hồng và cam rất rực rỡ.

Kỹ thuật trồng lan mokara trong chậu hiểu quả

1. Chuẩn bị trước khi trồng

– Chậu lan sử dụng loại chậu nhựa treo có đường kính miệng chậu từ 18-20 cm, hoặc bạn có thể trồng lan Mokara trên trụ cố định trong luống nền đất, phía dưới chậu đổ một lớp vỏ đậu phộng dầy 8-12 cm tạo ẩm độ cho rễ, lưu ý không để thân chính của lan Mokara nằm sâu trong lớp giá thể mà có thể để bên trên có khoảng cách 3-5 cm, vì điều kiện không khí với độ ẩm cao cần duy trì bộ rễ lan luôn thoáng.

– Lan Mokara giống khỏe mạnh (có thể mua ở các cửa hàng chuyên về lan) – Chậu nhỏ kích cỡ khoảng 30x40cm có nhiều lỗ thoát nước ở đáy.

– 1 trụ bằng tre hoặc nhựa cao khoảng 100cm để làm trụ đỡ cho lan.

– Giá thể gồm than củi và vỏ đậu phộng.

Kỹ thuật trồng lan mokara trong chậu hiệu quả

2. Điều kiện khi trồng

– Nhiệt độ: Lan Mokara phát triển tốt trong nhiệt độ từ 25 đến 32 độ C

– Ánh sáng: Lan Mokara thuộc nhóm phong lan chịu được nắng khá tốt. Với những vùng lan nở đẹp nhất ở đó thường có cường độ nắng khoảng 70%.

– Nhiệt độ ẩm: Lan Mokara ưa thích điều kiện độ ẩm môi trường vào khoảng 70-75%.

3. Chế độ tưới nước để cây phát triển tốt nhất

Lan Mokara là loài cây thích ánh sáng và độ ẩm cao vì thề chế độ tưới nước cho cây là công đoạn khá quan trọng. Cung cấp lượng nước đủ đều sẽ giúp cây phát triển và sinh trưởng tốt nhất. Không nên thiếu nước bởi như thế sẽ làm héo khô cây và thân lá teo lại, cũng không nên cung cấp quá nhiều nước sẽ dễ làm cây bị ngập úng.

Tưới nước cho phong lan yêu cầu không mặn, phèn, độ pH tối ưu từ 5,5 – 6,8. Khi tưới nước cho phong lan cần chú ý nguyên tắc: tưới tạo độ ẩm xung quanh môi trường trồng sẽ tốt hơn thay vì chỉ tưới ẩm cục bộ trong chậu hay trong giá thể. Chỉ tưới nước đủ ẩm, nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng hoặc tưới quá muộn làm cây dễ bị bệnh. Ngoài ra phun sương trong những ngày nắng nóng rất tốt cho phong lan con, giúp làm tăng độ ẩm không khí và làm giảm nhiệt độ.

4. Cách trồng

– Đầu tiên, cho than củi vào đáy chậu rồi rắc vỏ đậu phộng lên. Sau đó cắm trụ đỡ ở giữa và cố định chắc chắn.

– Trồng lan Mokara vào chậu rồi dùng dây buộc với trụ đỡ để cố định cây. Lưu ý nên chôn lan nông, không được quá sâu trong đất. Tưới một chút nước vào chậu để giữ ẩm rồi đặt cây ở nơi thoáng, ánh sáng không nên mạnh (tốt nhất bạn nên làm giàn che). – Mỗi ngày bạn tưới cho chậu lan Mokara 2 lần và cố gắng giữ nhiệt độ từ 25-30°C để giúp cây ra hoa.

Hướng dẫn trồng lan mokara trong chậu

Chế độ ánh sáng phải phù hợp bởi nếu trồng hoa trong thành phố thường bị che khuất hay hướng nắng không đầy đủ sẽ làm lan Mokara ra nhiều lá mà ít có hoa. Lan Mokara hợp với ánh sáng 70 %, ánh sáng 50-60% phù hợp để cây ra hoa.

Người trồng lan xem xét hướng nắng trong ngôi nhà của mình, chú ý đảm bảo thời gian chiếu sáng cho lan từ 5-6 giờ, hay nắng hướng Đông là tốt nhất, ngược lại nắng gắt hướng tây làm cây lan bị bạc màu lá và cây lan thường bị khô do thiếu độ ẩm.

5. Bón phân

Lan Mokara là loài hoa đòi hỏi dinh dưỡng rất cao và thường xuyên. Do đó, bạn có thể dùng phân chuồng hoặc NPK hòa với nước với nồng độ loãng để tưới cho cây. Đồng thời bạn phải có biện pháp phòng ngừa bệnh đốm lá và đốm vòng hoa vốn rất dễ xuất hiện ở loại lan này.

6. Phòng trừ sâu bệnh

Lan Mokara ít khi bị sâu bệnh tấn công do cây lan thường có sức sống rất mạnh, thường thấy nhất là lớp bò hóng tạo thành lớp đen bám trên lá thì dùng khăn mềm ướt lau nhẹ. Nếu thấy kiến hay rệp nhiều thì có thể tiêu diệt bằng tay hay dùng thuốc secsaigon. Nếu mà mưa kéo dài dùng thuốc bệnh kháng sinh an toàn như Kasumin, Vadydamicin…

Khi trồng lan nên chú ý kiểm tra cắt bỏ lá già lá vàng, nhặt gom lá khô, nhằm cách ly mầm bệnh lay lan ra những vùng xung quanh.

Khám phá vẻ đẹp mới lạ của hồ điệp mãn thiên hồng

Cửa hàng hoa lan hồ điệp uy tín giá rẻ nhất Sài Gòn

Gợi ý những mẫu hoa lan sinh nhật đẹp sang trọng nhất

30 hình ảnh hoa lan hồ điệp tuyệt đẹp và sang trọng

Các giống lan hồ điệp cực hot được ưa chuộng hiện nay