Top 10 # Phương Pháp Trồng Cây Sầu Riêng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Kỹ Thuật Trồng Cây Sầu Riêng

Chi Sầu riêng (danh pháp khoa học: Durio) là một chi thực vật thuộc họ Cẩm quỳ (Malvaceae),mặc dù một số nhà phân loại học đặt Durio vào một họ riêng biệt, Durionaceae, được biết đến rộng rãi tại Đông Nam Á. Tên chi Durio (chi sầu riêng) có nguồn gốc từ ngữ hệ Nam Á: người Việt gọi là sầu riêng, người Khmer gọi là turen và người Mã Lai – Nam Dương gọi là Djoerian (về sau viết là Doerian). Yêu cầu khí hậu và đất trồng sầu riêng Nhìn chung khí hậu và đất đai tại Việt Nam thích hợp với hầu hết các giống sầu riêng, đặc biệt từ miền trung trở vào phía nam, các khu vực trồng sầu riêng trải đều từ Tây Nguyên đến đồng bằng sông Cửu Long. Đất trồng sầu riêng phải thoát nước tốt, không ngập úng, không nhiễm mặn, pH của đất từ 5-6. Kết cấu đất phải tơi xốp, giàu mùn. Tầng canh tác từ 1m trở lên. Nếu trồng ở vùng đất phù sa phải tiến hành đắp mô đào mương để hạn chế ngập úng Về khí hậu: Phải có sự phân chia rõ rệt giữa 2 mùa mưa nắng, mùa nắng không kéo dài quá 4 tháng. Lượng mưa trung bình trong năm phải từ 1500-2000mm/năm. Độ cao so với mặt nước biển không yêu cầu quá khắt khe, từ 300m trở lên là trồng được sầu riêng Về gió và ánh sáng: Sầu riêng là cây gỗ lớn, tán rộng, nên cần nhiều ánh sáng để sinh trưởng, không nên trồng mật độ dày, trồng xen với các loại cây lớn, xung quanh vườn nên trồng các cây chắn gió để hạn chế gãy cành, tăng tỷ lệ đậu quả… Lựa chọn giống sầu riêng Các giống sầu riêng được thị trường ưa chuộng hiện nay hầu hết là sầu riêng có nguồn gốc từ Thái Lan (Sầu riêng Dona, sầu riêng Mon thon) hoặc Malaysia (Sầu riêng Musang King)… Các giống trong nước thì có giống Sáu ri (còn gọi sầu riêng RI6), đây đều là các giống có năng suất cao, cơm vàng, hạt lép, vỏ mỏng… nhiều ưu điểm nổi trội. Thị trường tiêu thụ rộng, phù hợp trong nước lẫn xuất khẩu. Nếu có ý định trồng sầu riêng để kinh doanh thì bà con nên chọn các giống vừa nêu, riêng giống Dona – Monthong, mùa vụ 2017 giá thu mua tại vườn lên đến 80.000đ/kg. Giá trị kinh tế rất cao. Mật độ trồng sầu riêng Trồng thuần: khoảng cách 8 x 8m hoặc 8 x 10m. Tương đương 125 – 156 cây/hecta Trồng xen (cà phê, ca cao): Khoảng cách 9 x 9m hoặc 9 x 12m. Tương đương 70 – 100 cây/hecta Hố trồng sầu riêng có kích thước 60 x 60 x 60cm, đất xấu thì có thể đào 70. Mỗi hố ta bón 25-30kg phân chuồng hoai mục + 0,3-0,5kg lân + 0,2kg NPK (16-16-8 hoặc 20-20-10) + 10-20g thuốc Basudin / Furadan (chống mối, côn trùng) trộn đều với lớp đất mặt, lấp đầy hố, tưới đẫm nước và ủ trong vòng 15-30 ngày trước khi trồng. Riêng đất ở vùng đồng bằng, cần tiến hành đắp mô và đào mương. Mỗi mô đất rộng 5-7m, bên cạnh đào mương sâu 1-2m rộng 2-3m. Có thể điều tiết được lượng nước trong mương. Trên mỗi mô đất cũng bổ sung thật nhiều phân chuồng, tro trấu, để tăng độ mùn và giúp đất tơi xốp. Kỹ thuật trồng sầu riêng (cây con) Sau khi đã chuẩn bị hố trồng được 1 tháng ta tiến hành trồng cây con vào hố. Khi trồng cần nhẹ tay cắt bỏ lớp nilon bầu ươm, tránh làm vỡ bầu. Đặt cây con vào chính giữa hố. Miệng bầu ngang bằng mặt đất (nếu đất hơi trũng thì mặt bầu cao hơn mặt đất 5-10cm, đất đốc thì trồng sâu hơn 5-10cm). Lấp đất và nén nhẹ xung quanh bầu, phần gốc cần cao hơn xung quanh một chút để tránh đọng nước. Sau khi trồng cần tưới đẫm nước, cắm cọc cố định cây, nếu gặp trời nắng phải dùng tàu lá dừa hoặc lưới nilon để che nắng cho cây. Trồng mùa khô cây đỡ bị sâu bệnh nhưng bù lại phải thường xuyên tới nước, do đó thời điểm tốt nhất để trồng cây là khoảng đầu mùa mưa (tháng 4-6DL). Chăm sóc cây sầu riêng Giai đoạn mới trồng Giai đoạn 1-3 năm đầu cây sinh trưởng tương đối chậm, cần chăm sóc kỹ để giữ cho cây khỏe mạnh, tạo dáng cân đối. Tưới nước: Mùa khô 7-10 ngày tưới 1 lần, mỗi lần tưới vừa đủ để giữ độ ẩm cho đất, kết hợp tủ gốc bằng rơm rạ, vỏ trấu, xác bèo… Có thể đánh bồn xung quanh gốc để tiện cho việc tưới nước, phần gốc cần vun cao tránh đọng nước. Làm cỏ: Thường xuyên dọn cỏ thông thoáng, đặc biệt là phần gốc, tránh cỏ dại rậm rạp dể phát sinh các bệnh nấm, côn trùng ẩn nấp tấn công cây. Thời gian đầu cây còn nhỏ có thể xen canh các loại cây họ đậu (tán thấp, tránh cạnh tranh ánh sáng và không gian sinh trưởng của cây) để tăng thu nhập và tăng độ mùn cho đất. Bón phân: Mỗi năm bón bổ sung vào đầu mùa mưa mỗi gốc 15-20kg phân chuồng, đào rãnh theo hình chiếu của tán cây xong lấp lại. Phân đa lượng dùng NPK có tỷ lệ N (đạm) và P (lân) cao để kích thích cành, rễ phát triển. Năm đầu tiên bón 2 tháng 1 lần, mỗi lần 100g. Năm thứ 2 trở đi bón 0,8 – 1kg/gốc/năm chia làm 4-6 lần. Khi bón cần bảo đảm đất đủ ẩm và phải lấp nhẹ phân để tránh bay hơi. Phân trung-vi lượng phun hoặc đổ gốc, mỗi năm 1-2 lần Cắt tỉa cành: Trong khoảng 6-8 tháng đầu tiên cho cây phát triển tự nhiên, sau đó chọn nuôi 1 chồi khỏe nhất (chồi thân, mập, vươn thắng). Khi cây có chiều cao từ 2m trở lên thì cắt bỏ các cành ngang cách mặt đất 0,8 – 1m, giữ cho phần gốc thông thoáng. Giai đoạn kinh doanh Sầu riêng ghép sẽ cho quả bói từ năm thứ 4 thứ 5 trở đi, để tránh làm cây mất sức, gãy đổ cành, khi cây ra bói bà con chỉ nên giữ lại mỗi cây từ 5-7 quả, vị trí ra quả sát với phần thân. Các năm về sau số lượng quả sẽ tăng lên, trái cũng nhỏ lại, trung bình từ 2-4kg/trái tùy theo giống. Tưới nước: Sầu riêng từ năm thứ 4 trở đi đã phát triển bộ rễ đủ sâu, lượng nước tưới không cần nhiều nhưng phải đủ, trung bình mùa khô tưới cho cây 2-4 đợt mỗi đợt cách nhau 25-30 ngày. Có thể đánh bồn sâu 10-20cm, đường kính 3-5m xung quanh gốc để tiện cho việc tưới nước Làm cỏ: Giai đoạn cây kinh doanh tán cây đã bắt đầu giao với nhau, cỏ dại sẽ giảm nhưng vẫn phải làm cỏ thường xuyên giữ cho vườn tược thông thoáng, hạn chế nơi ẩn nấp của sâu bệnh và giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng với cây Bón phân: Phân đa lượng – Cây kinh doanh cần rất nhiều phân bón để tăng chất lượng trái, mỗi gốc cần 4-6kg phân NPK/năm. Chia làm 4-6 lần bón. Giai đoạn nuôi quả nên tăng lượng K (Kali) trong phân lên cao để tăng chất lượng quả, tăng tỷ lệ đậu trái. Sau thu hoạch thì giảm Kali tăng Đạm và Lân để cây phục hồi nhanh. Khi bón phân bà con bón theo hình chiếu của tán cây, đất phải đủ ẩm và phải lấp nhẹ để phân để tránh bay hơi. Phân chuồng mỗi năm bổ sung 20-25kg, bón bằng cách đào rãnh đối xứng quanh gốc (khoảng cách so với gốc dựa vào hình chiếu của tán lá xuống đất) bón vào đầu mùa mưa, không bón trùng vào vị trí của năm trước. Phân vi lượng-trung lượng nên bón vào gốc, vì tán cây khi này đã khá lớn, phun qua lá bất tiện mà không hiệu quả. Cắt tỉa cành: Nếu trồng thuần có thể nuôi cành ngang từ 1,5m trở lên, hãm ngọn khi cây đạt chiều cao 7-10m. Trồng xen thì cành ngang phải cao hơn ngọn cây bên dưới từ 1-2m. Tạo dáng cân đối cho cây, phân tầng mỗi tầng cách nhau 40-60cm, có 3-4 cành cấp 1 tỏa đều ra các hướng. Tùy theo giống mà thời gian đeo quả trên cây ngắn hoặc dài, thông thường từ lúc ra hoa đến khi thu hoạch thường kéo dài 4-6 tháng. Quả thường được thu hoạch khi đủ độ già hoặc để cho quả tự rụng ./.

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Sầu Riêng: Tưới Và Tiêu Nước Cho Sầu Riêng

1. Xác định nhu cầu nước của cây sầu riêng

– Khi cây còn nhỏ, chưa ra hoa kết quả cần tưới đủ ẩm cho cây. Thiếu nước, cây có thể chết héo. Thừa nước rễ không phát triển được, có thể bị thối và chết.

Vào giai đoạn này nhu cầu về ẩm độ của cây sầu riêng là 65 – 80% độ ẩm tối đa.

Ở giai đoạn mới trồng nếu tưới kịp thời và đầy đủ, cây con sẽ nhanh bén rễ, phát triển xanh tốt.

Sầu riêng mới trồng bị thiếu nước

– Khi cây ra hoa, kết quả:

+ Yêu cầu về lượng nước tưới nhiều hơn giai đoạn còn nhỏ.

+ Trong một năm tùy theo thời kỳ phát triển, yêu cầu về ẩm độ cũng khác nhau:

Trước khi ra hoa cây yêu cầu ẩm độ thấp.

Khi đã đậu quả, đặc biệt khi quả lớn nhanh yêu cầu ẩm độ cao 70 – 90%. Nếu thiếu nước quả sẽ bị rụng và làm giảm sản lượng cũng như chất lượng quả.

Sầu riêng được tưới nước đầy đủ cho quả tốt

Tuy vậy, cũng không yêu cầu ẩm độ tối đa vì sẽ ức chế hoạt động của rễ và quả cũng bị rụng do rễ không hút đủ dinh dưỡng nuôi cây và khi cây đang thiếu nước mà ta lại tưới nhiều nước làm cây bị sốc nước nên hoa, quả sẽ rụng.

Khi quả sắp chín, yêu cầu về ẩm độ lại thấp (khoảng 50 – 60%). Nếu ẩm độ cao sẽ làm giảm chất lượng quả và quả chín muộn.

2. Tưới nước cho sầu riêng

Bước 1. Xác định thời điểm tưới cho cây sầu riêng

– Giai đoạn cây con: Tưới nước để giảm tỷ lệ cây chết, giúp cây phát triển mạnh, nhanh cho quả.

Sầu riêng giai đoạn cây con

– Giai đoạn cây ra hoa và cho quả:

+ Lúc ra hoa sầu riêng cần tưới nước 2 ngày một lần để cho hạt phấn khỏe mạnh, nhưng cần phải giảm 2/3 lượng nước ở mỗi lần tưới vào thời điểm 1 tuần trước khi ra hoa.

+ Sau khi đậu quả tiến hành tưới tăng dần lượng nước đến mức bình thường trở lại giúp quả phát triển khỏe, chất lượng tốt.

Sầu riêng giai đoạn ra hoa

Bước 2. Xác định độ ẩm đất đối chiếu với nhu cầu của cây

– Dùng máy đo độ ẩm hoặc dùng tay kiểm tra độ ẩm đất trong từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây sầu riêng để xác định lượng nước tưới cũng như phương pháp tưới phù hợp.

– Quan sát tầng đất mặt và độ cương nước của cành lá, nhất là ở các bộ phận non. Quan sát tốt nhất là thời gian giữa trưa, khi cây thoát hơi nước nhiều nhất và nếu đất thiếu ẩm thì lá dễ héo.

Nếu độ ẩm đất nhỏ hơn yêu cầu của cây thì phải tiến hành tưới nước. Ví dụ: Giai đoạn cây con mà độ ẩm đất là 50% thì phải tưới ngay để đưa độ ẩm lên 65 – 80%… Nhưng nếu giai đoạn chín mà độ ẩm đất là 80% thì phải tiêu nước ngay.

Bước 3. Chọn phương pháp tưới nước

1. Tưới bằng những dụng cụ đơn giản (thủ công): Dùng thùng, xô … tưới nước cho từng gốc sầu riêng.

Mương chứa nước tưới cho sầu riêng và tưới nước cho sầu riêng bằng phương pháp thủ công

Phương pháp này rất đơn giản, chỉ cần cho nước vào hệ thống mương trong vườn và dùng những dụng cụ đơn giản như xô, thùng tưới hay dụng cụ tự chế để tưới đủ ẩm cho sầu riêng.

2. Tưới bằng dây mềm (tưới bán thủ công): Dùng ống nhựa mềm có gắn bơm tưới để phun nước vào gốc cây.

Tưới nước bằng dây mềm

Khi tưới bằng dây mềm thì cần chuẩn bị máy bơm, hệ thống điện, đường ống dẫn nước và dây tưới. Trước hết, cần lắp hệ thống điện, sau đó đặt máy bơm ở ngoài vườn trồng để bơm nước, cần tưới đến khu vực nào thì lắp đặt đường ống dẫn nước đến đó và cần tưới cho cây nào thì nối ống dây mềm với đường ống dẫn nước đến cây đó.

Hệ thống điện và máy bơm đặt âm trong lòng đất

Đường ống dẫn nước và nối ống dây mềm để tưới với đường ống dẫn nước

Tưới thủ công và bán thủ công rất dễ thực hiện nhưng tốn nhiều công sức và khó có thể áp dụng trên diện tích lớn.

3. Tưới béc

Tước béc cho cây ăn trái thường được bà con nông dân sử dụng cho cây sầu riêng là phương pháp Tưới phun mưa dưới gốc, còn được hiểu là tưới phun mưa cục bộ là hình thức tưới phun mưa bán kính nhỏ (thường từ 0.5m – 3m), béc tưới được đặt dưới gốc cây. Đây là phương pháp tưới lai giữa tưới nhỏ giọt và phun mưa. Mang đầy đủ lợi thế của cả hai phương pháp tưới như tiết kiệm nước, tiết kiệm điện năng, có thể châm phân trực tiếp tới bộ rễ, nước thấm từ từ; cải tạo môi trường mát mẻ cho cây trồng, cung cấp đủ nước cho cây trồng. Ngoài việc áp dụng tưới béc cho cây sầu riêng, thì Tưới béc cũng rất phù hợp cho tưới các loại cây công nghiệp như Cà phê, hồ tiêu, ca cao; các loại cây ăn trái như xoài, các loại cây có múi (bưởi, cam, quýt, chanh); tưới thanh long; các loại cây lâu năm như Sầu riêng, bơ; các loại cây dây leo trồng trên giàn có bộ rễ phủ toàn diện tích như chanh leo, gấc, mướp, mướp đắng…

4. Tưới nhỏ giọt:

Tưới nhỏ giọt là phương pháp tưới thấm nước từ từ vào trong đất, nước đi ngay vào hệ thống rễ, không phí nước vào những vùng không có sự sinh trưởng.

* Ưu điểm:

– Lượng nước tưới ít.

– Ít mất nước do gió và nắng.

– Không cần áp suất lớn để cung cấp nước, hạn chế cỏ dại.

Tưới nhỏ giọt

– Có thể bón phân qua hệ thống tưới nhỏ giọt, tiết kiệm được phân bón và công lao động.

* Nhược điểm: Chi phí ban đầu hơi cao.

Hệ thống tưới nhỏ giọt cho sầu riêng

Bố trí hệ thống tưới nhỏ giọt và các đường ống dẫn nước và đường ống tưới nhỏ giọt

Có 2 hình thức bố trí ống tưới: 1, ống chôn dưới đất và ống để trên mặt đất. Ống để trên mặt đất có lợi là dễ kiểm soát và điều chỉnh vị trí đặt ống, lắp đặt sẽ ít tốn công sức hơn. Nhược điểm là làm vướng đi lại và ống dễ bị lão hóa do phơi thường dưới ánh mặt trời.

Ngược lại, ống chôn dưới đất dùng được lâu năm hơn, giảm đáng kể lượng nước mất đi do bốc hơi nhưng phải tốn công đào – đặt – lấp và có khó khăn khi tìm đoạn bị nghẽn hoặc hư hỏng.

Kiểu tưới nhỏ giọt có ống để trên mặt đất và kiểu tưới nhỏ giọt có ống chôn dưới đất

Vật liệu cần có

– Nguồn nước mặt hoặc nước ngầm.

– 1 máy bơm thông thường động cơ điện hay dầu, xăng, có khả năng bơm nước lên độ cao 3,5 m. Có thể lắp thêm rơle tự đóng mở (đối với hệ thống bơm điện để tự động bơm nước vào bồn).

– Ống nhựa PV cứng đường kính 30 – 40 mm hay 60 mm làm ống dẫn nước chính và loại đường kính 16 – 21 mm làm ống dẫn phụ.

– Các phụ kiện lắp ráp hệ thống ống gồm các co, khúc nối thẳng, khúc nối chữ T, khúc nối giảm đường kính ống, ống van cánh bướm và keo để dán các khúc nối.

– Ống nhựa dẻo đường kính 5 mm – 16 mm và một trong những loại vòi phun tia li tâm, phun tia cố định, nhỏ giọt. Có thể chế đầu nhỏ giọt bằng ống và van của hệ thống truyền “nước biển” trong bệnh viện.

Một số kiểu vòi nhỏ giọt trên thị trường

– Vật liệu làm bồn nước gồm:

+ 4 hoặc 6 trụ xi măng, cây vuông hay cây tròn cũng được, dài 3 – 4 m, kèm theo các tấm đan dày làm miếng kê chống lún, chống mục cho cột.

+ Một số cây làm dằng chéo các cột. Ít nhất cần có 8 cây đà dọc, ngang và 3- 4 cây đà chịu lực đáy bồn nước.

+ Ván làm vách thành và đáy bồn nước dày hơn 2 cm. 1 tấm vải bạt xe (mủ sọc) và một tấm mủ trong loại dày làm lòng hồ 2 lớp.

+ Một khớp nối răng bằng thau hoặc bằng nhựa có đường kính phù hợp nối với đường kính ống chính; khớp này dùng để làm cửa lấy nước vì vậy cần có 2 miếng đệm mê-ka và 2 miếng đệm cao su chống rò rỉ nước.

+ Cần 1 lưới lọc nước thô kiểu cái túi gắn vào phía trên cửa lấy nước.

+ Một số vật liệu làm mái che bồn nước bằng chất liệu có sẵn, tole hoặc lá.

Thực hiện

– Dựng hệ thống cột, dằng chéo, đà ngang, dọc, sử dụng khoan bắt ốc hoặc đinh 7 – 10 cm, dùng dây dọi, ống bọt nước để cân chỉnh các chiều thẳng đứng và mặt phẳng ngang.

– Đóng ván từ trong lòng bồn ra phía ngoài bằng đinh 5cm tạo cho vách bồn và đáy bồn thật phẳng, ở một tấm ván đáy có chứa lỗ lấy nước.

– Trải tấm vải mủ sọc và tấm vải mủ trong, ém kỹ cho sát vào góc và thành bồn.

– Tại vị trí lỗ định sẵn ở miếng ván đáy hồ, tiến hành tạo cửa lấy nước (đục thấu 2 lớp vải mủ) bằng đục tròn, luồn khớp nối răng trong ở dưới lên (đã lắp miếng đệm mê-ka và đệm cao su) tương tự lắp ống ra ngoài, siết thật chặt.

Hiện nay trên thị trường có các loại bồn nhựa có dung tích lớn hơn hoặc bằng 1m3 có nắp đậy rất tiện cho việc lắp đặt bồn và không phải thiết kế mái che cũng có thể được sử dụng rất tốt.

Bồn nước bằng nhựa

Nối hệ thống tưới vào máy:

+ Lắp hệ thống ống dẫn chính theo chiều dài thửa đất.

+ Nối ống dẫn chính sang ống phụ theo líp bằng khớp nối chữ T giảm đường kính.

+ Lắp các ống nhánh tới các gốc cây và lắp vòi phun hay dụng cụ nhỏ giọt.

Lắp ống dẫn chính

Ống nước được nối ngầm dưới đất và Nối các ống dẫn nước phụ

Co nối từ ống dẫn chính sang ống dẫn phụ và nối từ ống 25 mm sang ống 5 mm

Lắp đặt hệ thống tưới nước tự động bằng năng lượng mặt trời và nước chảy ra từ hệ thống tưới nhỏ giọt

Lưu ý: Các vòi phun và lỗ nhỏ giọt hướng lên phía trên để tránh cặn làm tắc ống và dễ kiểm tra lưu lượng nước tưới, nơi gần nguồn bố trí lỗ nhỏ giọt nhỏ hơn nơi cuối nguồn. Sau đó, hoàn thiện hệ thống và tiến hành tưới nước.

Bảo quản và vận hành

– Tất cả đường ống chính và phụ cần được chôn sâu 20 – 30 cm để kéo dài tuổi thọ của ống, đoạn cuối của ống nhánh cũng cần được che phủ tránh nắng và rêu phát triển trong ống.

– Thường xuyên giặt rửa lưới lọc nước trên bồn.

– Sau mùa tưới, mở khóa đầu các ống nhánh, xả bỏ cặn sình toàn bộ hệ thống.

4, Tưới rãnh: Là phương pháp tưới nước để nước chảy theo các rãnh được thiết kế giữa các hàng cây. Nước được thấm dần vào đất và cung cấp cho cây trồng.

Hệ thống tưới rãnh điển hình

Ưu điểm của hệ thống tưới rãnh

+ Tiết kiệm và chủ động được nước tưới cho vườn cây, lớp đất mặt vẫn tơi xốp, không bị dí chặt, kết cấu đất vẫn giữ vững, đất không bị bào mòn, chất dinh dưỡng không bị rửa trôi.

+ Giảm được tổn thất nước do bốc hơi nên cho hiệu quả tưới cao hơn.

+ Nước đi vào cây qua hệ thống rễ, không làm ướt lá nên có thể tránh được một số bệnh cho cây.

Nhược điểm của hệ thống tưới rãnh

+ Lãng phí một phần nước ở cuối rãnh tưới.

+ Vận chuyển công cụ sản xuất qua rãnh gặp khó khăn;

+ Chi phí nhân công khá lớn và mat nhiều thời gian cải tạo các rãnh nước.

+ Người quản lý nước phải biết kiểm soát mực nước vừa phải.

Rãnh tưới ở các vùng đồng bằng có thể bố trí theo 2 hình thức:

+ Khi độ dốc mặt đất nhỏ hơn khoảng 0,2 – 0,5 % thì có thể bố trí chạy theo hướng dốc của mặt đất.

+ Khi độ dốc mặt đất lớn hơn 0,5% thì nên bố trí rãnh xiên một góc nhọn với hướng dốc nhằm hạn chế tốc độ chảy cao, giảm xói mòn đất.

Đối với các vùng miền núi, vùng bán sơn địa, độ dốc mặt đất không đồng đều thì có thể căn cứ vào đường đồng mức mà bố trí rãnh lượn theo đường đồng cao độ.

Ta có thể phân biệt 2 loại rãnh: rãnh cạn (không giữ nước) và rãnh sâu (có giữ nước) tùy theo điều kiện cụ thể.

Rãnh cạn (rãnh không giữ nước) là sau khi tưới, nước sẽ thấm hết vào đất. Loại này thích hợp cho đất ít dốc (dưới 0,2 – 0,5%). Khi thấm xuống đất, khu đất thấm nước sẽ có hình quả trứng.

Vùng đất ướt khi tưới rãnh

Khoảng cách giữa hai rãnh phải dựa vào đặc tính đất, bố trí sao cho hai vòng hình quả trứng có thể giao cắt nhau tạo độ ẩm ở vùng ướt trong đất vừa đủ cho rễ cây trồng hút nước. Có thể chọn khoảng cách hai rãnh theo bảng.

Khoảng cách tham khảo giữa hai rãnh theo loại đất

Mô hình tưới rãnh

Bước 4. Chuẩn bị nguồn nước, trang thiết bị, dụng cụ và vật tư tưới nước

Nguồn nước tưới: Sông, hồ, kênh mương, đập hay nước giếng. Đảm bảo nước không bị nhiễm mặn hay phèn.

Lưu ý: Không tưới nước bị nhiễm độc từ các nhà máy, cơ sở sản xuất hoặc nước thải từ khu công nghiệp.

Mương lấy nước vào vườn sầu riêng

– Chuẩn bị trang thiết bị dụng cụ tưới nước: Cuốc (hoặc leng), máy bơm nước, giàn tưới phun, đường ống dẫn nước…

– Vật tư: Dầu, xăng, mỡ…

Bước 5. Tiến hành tưới nước cho sầu riêng

Tưới nước cho sầu riêng phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây sầu riêng.

* Tưới sau khi trồng:

– Dùng thùng tưới có gắn vòi hoa sen tưới nhẹ nhàng quanh gốc.

– Lượng nước tưới vừa đủ ẩm, không được tưới nước bằng ống nước có dòng nước xối mạnh làm rửa trôi, tróc gốc, đất bị váng, cây khó ra rễ.

Tưới bằng thùng tưới

Sầu riêng mới trồng nên tưới ngày một lần trong khoảng 4 tháng.

Sau đó chỉ tưới khi gặp hạn.

Tủ gốc bằng rơm, cỏ khô sẽ bớt được công tưới; nhưng mùa mưa nên bỏ rơm tủ đi vì dễ gây bệnh và cũng là ổ chứa mối hại cây sầu riêng.

Tưới sầu riêng giai đoạn mới trồng

* Tưới nước giai đoạn kiến thiết cơ bản:

Khi thấy cây có hiện tượng thiếu nước phải tiến hành tưới nước ngay.

Lượng nước tưới tùy theo mức độ khô hạn và phương pháp tưới, thông thường tưới 20 – 30 lít nước/cây cho 1 lần tưới.

Khoảng cách giữa 2 lần tưới từ 15 – 25 ngày. Nếu số lần tưới càng nhiều thì lượng nước ít lại.

Tưới nước giai đoạn kiến thiết cơ bản

* Tưới nước giai đoạn kinh doanh:

Lượng nước tưới: 60 đến 80 lít/cây cho 1 lần tưới nếu tưới bằng phương pháp tưới thủ công, còn tưới bằng phương pháp nhỏ giọt thì cần 15 – 20 lít.

Khoảng cách giữa 2 lần tưới phụ thuộc vào từng điều kiện cụ thể.

Tưới nước giai đoạn kinh doanh

Riêng ở giai đoạn ra hoa và hình thành quả cây sầu riêng cần nhiều hơn, vì vậy cần đảm bảo tưới cho cây sầu riêng đủ nước. Nhưng đến giai đoạn quả gần chín tưới nhiều cơm sầu riêng sẽ nhão.

Lưu ý: Để khắc phục hiện tượng hạt có nước và nhão cơm nên rút cạn nước trong mương hoặc ngưng thu hoạch hai ngày sau khi có mưa lớn.

Áp dụng biện pháp phủ plastic xung quanh gốc sầu riêng ở giai đoạn một tháng trước khi thu hoạch để ngăn cản không cho nước mưa xâm nhập vào vùng rễ sẽ làm giảm tỉ lệ sượng cơm quả và hạt có nước.

Giữ mực nước trong mương trong vườn thường xuyên ở độ sâu 60 – 80 cm từ mặt liếp sau khi đậu quả.

Thường xuyên bơm nước ra khỏi vườn, nhất là sau các trận mưa lớn để không làm tăng mực nước trong mương và trong liếp.

Quản lý mực nước trong vườn ở độ sâu 60-80 cm sau khi ra hoa

3. Tiêu nước cho sầu riêng

3.1. Xác định tác hại của sự ngập úng đối với cây sầu riêng

Khi trồng sầu riêng trên vùng đất thấp sẽ dễ bị rủi ro do ngập úng, do tần suất xuất hiện lũ ngày càng cao trong những năm gần đây, đặc biệt là vùng ĐBSCL. Lũ lụt ĐBSCL thường xảy ra trong ba tháng 9, 10, 11 hàng năm, với đỉnh lũ thường tập trung vào cuối tháng 9, 10. Hầu hết các vườn sầu riêng đều bị ảnh hưởng và thiệt hại với mức độ khác nhau do nước dâng cao hoặc mưa kéo dài.

Nguyên nhân là do:

1, Hiện tượng đất bị đóng váng bề mặt do nước mưa xói mòn, hoà tan các hạt sét nhỏ và phủ kín các khoảng trống trên mặt đất hoặc do lớp phù sa (từ ngập lụt) bồi kín mặt đất làm đất không còn thoáng khí.

2, Đất bị ngập nước, nên không còn đủ oxy cung cấp cho rễ hô hấp (chỉ sau 24 – 48 giờ), đất trở nên dư thừa nước và rễ rất dễ bị huỷ hoại.

3, Do khả năng thoát lũ kém, mực nước trong các mương vườn thường rất cao (hiện tượng úng cục bộ hay từng phần) làm hạn chế và hủy hoại hệ thống rễ mọc sâu dưới tầng đất mặt.

Các nguyên nhân này làm đất bị thiếu oxy, đồng thời bị ngộ độc CO2 cùng các độc chất khác, rễ bị “nghẹt” và sau đó bị thối. Hậu quả này làm các loài nấm bệnh trong đất (chủ yếu là Fusarium và Phytophtthora) rất dễ tấn công gây hại cho cây sầu riêng trong và sau mùa lũ. Hiện tượng nghẹt rễ cũng làm cho cây bị “stress”, tổng hợp khí độc (ethylene) bên trong gây ngộ độc, làm lá bị vàng và rụng, đặc biệt sau khi nước rút.

Vào mùa nước dâng cao hay mưa to kéo dài, đất bị úng làm rễ non bị thối, nếu kéo dài, rễ già bị hư hại. Cây ngừng tăng trưởng, có thể bị còi cọc, đậu quả ít, rụng lá, suy kiệt, chết cây….

Mưa nhiều, thoát nước không kịp sầu riêng ít quả và sầu riêng bị ngập nước lá rụng, rễ thối đen không có khả năng phục hồi

Tuy nhiên, khả năng chịu ngập của sầu riêng còn thay đổi tuỳ thuộc vào:

– Tuổi cây: Cây tơ (chưa cho quả) chịu ngập kém hơn cây trưởng thành hoặc đã trồng lâu năm trên 10 năm.

– Tình trạng cây: Cây đang phát triển sinh khối (ra đọt, phát triển rễ tơ, ra hoa mang quả) phải tiêu tốn nhiều năng lượng dự trữ nên khả năng chịu đựng cũng kém hơn.

– Biện pháp canh tác: Cũng tác động đến khả năng chịu ngập của sầu riêng như bón phân (nhất là khi thừa N và P) trong khoảng một tháng trước khi bị ngập hay mưa dầm làm giảm khả năng chịu đựng của cây rất nhiều.

Quan sát tình hình mặt đất, bộ rễ và màu sắc của cây trồng, ta có thể biết được tình trạng úng ngập trong đất và phải nhanh chóng thoát thủy. Các dấu hiệu thông thường là:

Trên mặt đất: đất trở nên nhão nhẹt, nước đọng thành vũng không rút xuống được. Màu đất trở nên xám hoặc có nhiều đốm xám do thiếu sự hiện hiện của oxy hoặc các acid hữu cơ độc hại.

Xuất hiện các loại thực vật ưa nước: như cỏ lông chồn, cỏ lác, rêu, nấm cây, …

Côn trùng: các loại muỗi, bù mắt, sên xuất hiện.

Trên cây: lá cây bị đổi màu vàng, xám hoặc đen. Thân cây trở nên mềm, dễ đổ ngã, rễ cây cạn, có màu đen, …

Lưu ý: Để hạn chế tác hại do ngập lụt cần xử lý vườn cây trước mùa mưa lũ:

– Tôn cao đất liếp, gia cố đê bao chắc chắn.

– Dùng cuốc ba răng xới mặt liếp cho xốp sau đó rải phân nhằm giúp phân bón tiếp cận cây trồng dễ dàng hơn, hạn chế gây tổn thương rễ cây.

– Tu sửa lại mương máng, cống thoát nước để thoát nước nhanh khi mưa to, đảm bảo mực nước ở mương phải thấp hơn mặt liếp 0,6 m. Chuẩn bị máy bơm để sẵn sàng chống úng.

– Khi mưa liên tục cần thiết phải đào rãnh phụ sâu 40 cm để dẫn nước mưa thoát nhanh từ liếp ra mương.

– Cắt tỉa các cành vô hiệu, chồi vượt để hạn chế tiêu hao chất dinh dưỡng, tránh lay động gốc ảnh hưởng đến rễ khi bị ngập.

– Hạn chế đi lại trong vườn làm cho đất bị dí chặt, ảnh hưởng đến bộ rễ cây và khả năng phục hồi của cây sau khi nước rút.

– Không nên bón nhiều phân đạm, vì phân đạm sẽ kích thích cây ra đọt non.

– Không nên bón phân hữu cơ chưa hoai mục cho vườn cây vì phân hữu cơ sẽ làm tiêu hao nhiều oxy và khi đất bị ngập úng thì rễ cây sẽ không đủ oxy để hô hấp.

– Để tránh hiện tượng rửa trôi thì cắt bớt cỏ chỉ giữ lại gốc. Có thể chọn loại cỏ họ hoà bản như cỏ sả hay cỏ rusi để vừa kết hợp cho đất liếp vườn được tốt vừa tận dụng cho chăn nuôi.

– Có thể bồi sình trả lại lớp đất mặt cho liếp làm hàng năm hoặc hai năm một lần, nhưng nên chú ý đến tầng phèn nếu bỏ lên trên mặt liếp thì chắc chắn mặt liếp sẽ bị phèn. Bề dày của lớp sình bồi phải vừa phải (khoảng 5 cm).

– Cần bón thêm vôi để hạ phèn và làm giảm đi mầm bệnh trong đất (Bệnh xì mủ gốc sầu riêng thường dễ xảy ra nếu trên vườn không có hệ thống thoát nước tốt).

– Mùa mưa cỏ dại phát triển mạnh, để hạn chế cỏ nên dùng thuốc Gramoxone làm cháy bộ lá, giữ lại phần gốc làm thảm thực vật cho vườn cây được êm hơn.

3.2. Tiêu nước cho vườn sầu riêng

Tiêu nước hay thoát thủy là biện pháp kỹ thuật nhằm rút bớt nước ứ đọng trong đất ruộng nhiều quá mức khiến sự sống, tăng trưởng và năng suất cây trồng có thể bị ảnh hưởng.

Việc tiêu nước trong đất còn có ý nghĩa trong việc cải tạo đất, rửa mặn, xả phèn, tạo thông thoáng cho tầng rễ và hạn chế mầm bệnh có hại cho cây trồng. Tiêu nước đôi khi cần thiết để tạo thuận lợi cho việc đi lại trong đồng ruộng hoặc cơ giới hóa.

a. Lợi ích của việc tiêu nước kịp thời

– Đất sẽ được thoáng khí hơn và cây trồng dễ dàng hấp thu dưỡng khí;

– Khi mực nước ngầm được hạ thấp, rễ cây dễ dàng phát triển sâu hơn và hấp thu nhiều dưỡng chất trong đất hơn;

– Đất khô ráo giúp cho người cũng như các thiết bị cơ giới thuận tiện di chuyển để chăm sóc cây;

– Đất được tiêu nước sẽ giúp các vi sinh vật hiếu khí hoạt động mạnh làm cho sự phân hủy các chất hữu cơ trong đất nhanh hơn, thúc đẩy quá trình nitrat hóa (phân giải đạm);

– Sự tiêu nước sẽ làm hạn chế các mầm bệnh và côn trùng phát triển;

– Tiêu nước đúng kỹ thuật có thể làm giảm hiện tượng xói mòn đất.

b. Thiết kế hệ thống tiêu nước

Có hai hệ thống tiêu chính:

– Hệ thống tiêu mặt: Áp dụng để tiêu thoát nước khi có lượng mưa quá lớn hoặc lũ/triều tràn sông gây úng ngập trên mặt vườn.

Thông thường áp dụng biện pháp tiêu theo trọng lực, nước sẽ tự chảy đi theo hướng chảy từ nơi cao xuống nơi thấp (mương thoát nước). Nếu nước nguồn quá lớn phải có đê bao và dùng bơm để thoát nước.

Hệ thống tiêu mặt

– Hệ thống tiêu ngầm: Chủ yếu sử dụng khi mực nước ngầm dâng cao (do mưa, lũ, triều) gây úng bộ rễ cây trồng.

Đối với hệ thống tiêu ngầm, phổ biến là hình thức dùng các ống cống chôn ngầm dưới lớp rễ cây và cho nước tập trung vào đường ống rồi dẫn ra ngoài bằng bơm hoặc tự chảy.

Tiêu ngầm có thể có lợi thế là ít bị xói mòn hơn tiêu mặt nhưng chi phí đầu tư và bảo trì sẽ lớn hơn.

Hệ thống tiêu ngầm

Một số lưu ý khi bố trí kênh tiêu:

+ Tuyến kênh tiêu phải nằm ở vị trí địa hình thấp để có thể dễ tập trung nước bằng hình thức tự chảy theo trọng lực;

+ Tuyến kênh tiêu phải ngắn để nhanh chóng thoát nước ra khỏi khu vực cần tiêu và giảm khối lượng thi công;

+ Tránh để đường kênh tiêu đi qua các vùng đất nhiều chứng ngại vật, công trình và khu vực có nền đất không ổn định.

+ Triệt để lợi dụng các sông rạnh tự nhiên để làm kênh tiêu; nếu cần có thể nạo vét các mương rạch để làm nơi nhận nước tiêu;

+ Có thể kết hợp kênh tiêu nước với kênh – rạch giao thông.

c. Tiêu nước trong mùa mưa

Phương châm tiêu nước là sự tổng hợp của “Rải nước – Chôn nước – Tháo nước”:

– Rải nước: Chia nhỏ các khu tiêu nước riêng biệt nhằm phân tán lượng nước cần tiêu theo yếu tố địa hình. Nghĩa là, nước ở tiểu vùng nào thì tiêu ngay ở chỗ đó.

– Chôn nước: Cho nước lắng rút xuống tại chỗ ở những nơi trũng hoặc trữ tạm ở các ao, đìa, kênh tiêu để trữ tạm thời.

– Tháo nước: Dùng biện pháp tiêu thoát nhanh tại những nơi có thể rút tháo nước thuận lợi. Đôi khi tháo nước cần có những biện pháp hỗ trợ như dùng bơm để bơm nước ra ngoài khu vườn.

Tóm lại, khai rãnh ở mặt liếp, thoát nước trong mương (dựa vào triều kém hoặc bơm thoát nước) ngay để hạ nhanh mực thuỷ cấp trong liếp, giúp đất nhanh thông thoáng hơn và rễ nhanh hồi phục hơn.

d. Phục hồi vườn cây sau ngập lụt

Sau mùa lũ nếu chăm sóc không đúng quy trình kỹ thuật sẽ rất dễ ảnh hưởng đến năng suất của những vụ sau. Do đó cần áp dụng các biện pháp khắc phục:

– Xới mặt đất (ở vùng tán cây) bằng cuốc răng (dài 8 – 10 cm) để phá váng, giúp đất được thông thoáng.

– Đào mương để nước rút nhanh ra khỏi vườn cây.

– Nên sử dụng phân bón lá có chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cây trồng như: N, P, K, Ca, Mg, S, Fe… để phun trên lá, thân cây. Cắt tỉa cành non, lá non ra trong giai đoạn vườn cây bị ngập úng.

– Có thể sử dụng tổ hợp phân DAP (dạng công nghiệp) cộng với Sulphat kali với tỉ lệ: 2 phần DAP, 1 phần Sulphat kali trộn đều, sau đó lấy từ 100 – 150g hoà tan trong một bình 10 lít và phun đều lên trên lá.

– Cần cung cấp thêm chất vôi cho vườn cây ăn quả trong giai đoạn này với liều lượng từ 0,5 – 1 kg cho mỗi gốc (khoảng 500 kg – 1.000 kg/ha).

Chú ý trị các loại bệnh do nấm tấn công ở vùng gốc và rễ cây bằng các loại thuốc thích hợp.

Nguồn: Giáo trình nghề trồng cây sầu riêng – Bộ NN&PTNT

Cách xác định độ ẩm đất, thời điểm tưới và tiêu nước cho cây chôm chôm; Tưới và tiêu nước phù hợp với yêu cầu nước của cây chôm chôm…

Cách đặt cây vào hố trồng, lấp đất cho gốc cây, cắm cọc giữ cho cây đứng vững, tưới nước, che nắng, phủ (tủ) gốc cho cây sầu riêng và măng cụt sau trồng

Paclobutrazol khống chế sự phát triển chiều cao cây, giúp cây đẻ nhánh khỏe và phòng tránh đổ ngã ở lúa, đậu phộng. Đối với các loại cây ăn quả khác: Sầu riêng, vải, cam, quýt, bưởi,… giúp tạo ra trái nghịch vụ và ra hoa

Tăng hiệu quả kích thích ra hoa nếu sử dụng kết hợp Thiourea nồng độ 0,5% với chất kích thích sinh trưởng PBZ (Paclobutrazol). Phun Thiourea nồng độ 0,5% ở giai đoạn…

Kinh Nghiệm Trồng Sầu Riêng

Kinh nghiệm trồng sầu riêng trên đất Mỏ Cày

Năm ngoái, anh Út Lập , ấp Giồng Nâu xã Nhuận Phú Tân, huyện Mỏ Cày (Bến Tre) đốn bỏ hết nhãn, đầu tư chuyên canh cây sầu riêng. Trong mùa thu hoạch năm 2003 vừa qua, anh đã bán gần 3,5 tấn trái, thu gần 70 triệu đồng.

Hiện nay, so với các loại sầu riêng, sầu riêng sữa hạt lép có ưu thế cơm dầy, hạt lép, hương thơm, vị ngọt, béo và về năng suất khá cao. Anh Út Lập cho biết, Mỏ Cày là vùng nước lợ, để cây sầu riêng phát triển tốt cần phải có đê bao ngăn mặn, đồng thời mô trồng phải được đắp cao và dễ thoát nước. Khi trồng mỗi hố đất cần bót lót nửa ký phân chuồng, phân rác hoặc phân HUMIX để tạo đất tơi xốp, kích thích rễ phát triển. Các bệnh thường gặp trên cây sầu riêng là: Bệnh thán thư, bệnh chảy và rụng lá, đặc biệt là bệnh xì mủ trên cây sầu riêng rất khó trị mà biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu nhất là chế độ chăm sóc dinh dưỡng để cây luôn khỏe mạnh xanh tốt. Nói về kinh nghiệm chăm sóc dinh dưỡng cho cây sầu riêng anh Út Lập cho biết:

1. Tưới:

Sầu riêng mới trồng nên tưới ngày một lần trong khoảng 4 tháng . Sau đó chỉ tưới khi gặp hạn. Tủ gốc bằng rơm, cỏ khô sẽ bớt được công tưới; nhưng mùa mưa nên bỏ rơm tủ đi vì dễ gây bệnh và cũng là ổ chứa mối hại cây sầu riêng.

Khi ra hoa kết trái, cây sầu riêng cần ẩm, thời kỳ này ở miền Nam đang là mùa khô nên cần tưới, nhưng tưới nhiều sẽ làm rụng hoa quả và cơm sầu riêng có thể nhão.

2. Bón phân:

3. Cắt tỉa.

Tạo hình tốt cho cây sầu riêng sẽ thuận lợi cho ra hoa kết trái, làm cho cây có bộ khung cành khỏe, hoa trái đều khắp và đều hàng năm, giảm thiệt hại do sâu bệnh, gió bão.

+ Sầu riêng còn nhỏ :

– Tỉa bỏ các cành mọc quá gần mặt đất (sao cho khi cây cho trái cành ở độ cao ít nhất là 1 m).

– Ở vị trí nào đó trên thân chính không để mọc ra 2,3 cành vì cây sẽ bị chẻ 2,3 khi đeo nhiều quả.

– Bỏ các cành ốm yếu, cành sâu bệnh.

– Chỉ để 1 ngọn. Thường ta không cắt ngọn cây sầu riêng vì tự nó có hình kim tự tháp, chỉ riêng giống Chanee có thể cắt ngọn để 4,5 cành.

– Khoảng cách trên thân chính của các cành, khi cây nhỏ nên để thưa 8-10 cm, khi cây lớn khoảng cách không nên để dưới 30cm.

+ Sầu riêng đang cho trái:

Sầu riêng kết trái trên thân, cả cành nhỏ lẫn cành lớn không ra hoa ở ngọn. Vì vậy chỉ để lại cành khỏe, cắt tỉa làm 3 lần:

– Lần 1: Sau khi thu hoạch xong, cắt cành khô, cành bệnh, cành gầy yếu, cành kiệt sức vì đã ra nhiều trái.

– Lần 2: Trước khi bón phân lần thứ 2.

– Lần 3: Khi sầu riêng đã có trái bằng trái quít, trước tuần thứ 6 khi đậu trái, đồng thời với cắt tỉa trái, dồn thức ăn cho những trái còn lại.

+ Cắt tỉa hoa trái:

Hoa sầu riêng rất nhiều, cây không có sức nuôi hết, vậy phải tỉa bớt. Hoa ra 2-3 đợt một năm. Nếu ra 3 đợt, có thể tỉa bớt hoa đợt 1 và hoa đợt 3, có thể kết những quả chín sớm và muộn thường bán giá cao hơn.

Khi tỉa hoa, phải tùy theo giống. Bắt đầu tỉa hoa 30-35 ngày sau khi hoa nở. Khi đã đậu quả, lại cắt bỏ một số trái chỉ để lại mỗi cành 3-5 trái. Các loại trái cần tỉa bỏ là trái dày đặc, trái méo mó, trái sâu bệnh.

4. Thụ phấn bổ sung :

Để sầu riêng thụ phấn tự nhiên có nhược điểm là đậu trái ít, ở những vị trí không thuận lợi. Không chủ động thời gian thu hoạch. Thụ phấn nhân tạo bổ sung có ưu điểm.

– Giúp cho thụ phấn đậu trái nhiều hơn, cân đối hơn.

– Trái đậu tập trung ở những vị trí thuận lợi: Thấp, cành lớn, dễ chăm sóc, dễ thu trái.

– Chủ động ngày thu hoạch.

5. Xử lý ra hoa và cho trái sớm.

Muốn sầu riêng ra hoa vào những thời vụ sớm hay muộn theo ý muốn cần có các điều kiện và biện pháp sau:

– Khí hậu phù hợp, mưa vừa phải, nhiệt độ trung bình, đất thoát nước, khô nhanh sau mưa.

– Bón phân đủ, cành khỏe, thoáng do cắt tỉa, bộ lá mướt xanh, dễ ra hoa, khi có môi trường thích hợp…

– Dùng chất điều hòa sinh trưởng: Khi phun xịt Cultar (nồng độ 750-1.500 ppm, tùy theo giống). Lưu ý chỉ có hiệu lực đối với cây từ 7 tuổi trở lên và chỉ dùng cho cây khỏe; cành lá xum xuê không sâu bệnh. Phun đều khắp vào những ngày trời trong. Chỉ dùng sau khi cây sầu riêng ra 1-2 đốt lá trở lên và khi lá non đã mở hết, đủ độ chín của lá. Sau khi phun hóa chất, bón phân tưới nước đầy đủ, phun thuốc trừ sâu bệnh khi cần

Tuổi

Liều lượng kg/cây/năm

Số lần bón cây trong năm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

0,3

0,6

1,0

2,0

2,5

4,0

5,0

5,0

6,0

4

4

3

3

3

2

2

2

3

NTNN, 4/11/2003

Bí quyết trồng sầu riêng

Tuy so với hàng trăm nông dân kỳ cựu ở Chợ Lách thì anh Hồ Ngọc Sáng ở ấp Tân Phú, Sơn Định chưa bằng nhưng với 1ha đất trồng sầu riêng Moongthong và cơm vàng hạt lép mỗi năm thu lợi trên 250 triệu đồng cũng đáng để mọi người học hỏi.

Theo anh Sáng, bí quyết thành công từ sầu riêng cũng rất bình thường chứ không cao siêu như mọi người thường nghĩ. Khi trồng, phải chọn giống chất lượng cao trồng xen trong một vườn. Mô trồng cao cách mặt nước thủy cấp khoảng 1,2m, rộng 2m. Liếp phải rộng để thoát nước tốt. Thường xuyên cắt đọt sầu riêng khi cây cho trái ổn định, nhằm hạn chế chiều cao, giúp dễ thụ phấn, tỉa trái. Bón phân cân đối, hạn chế dùng phân hóa học. Khi sầu riêng Moongthong mới cho trái thường hay bị sượng, có khi đến 70%. Để khắc phục tình trạng trên, anh đã áp dụng rất nhiều cách nhưng không hiệu quả. Qua thời gian tìm tòi anh quyết định dùng cách cắt trái đủ tuổi để chín treo lại trên cây cho đến khi rụng đài mới đem xuống. Với cách làm nầy, vườn sầu riêng của anh ít bị sượng trái, giá bán cao hơn. Ngoài ra, để sầu riêng đạt năng suất cao, trái đều, anh áp dụng phương pháp thụ phấn nhân tạo bằng cách cứ 7-10 giờ tối dùng chổi quét phấn từ ngọn nầy sang ngọn khác. Phương pháp nầy không mới nhưng hiệu quả cao. Nhờ chủ động cho trái sớm, thu hoạch trước chính vụ khoảng 1 tháng nên rất ít khi đụng hàng. Do vậy, nhiều năm liền, trái sầu riêng vườn anh luôn bán giá rất cao.

Nhờ sự cần cù, luôn học hỏi tìm cái mới trong sản xuất nên mô hình sản xuất của anh Sáng vừa được tuyên dương là một trong những mô hình có thể nhân rộng trong toàn tỉnh.

TL – Đồng Khởi, 9/9/2008

Nhấn vào đây dể xem các thông tin kỹ thuật trồng sầu riêng

Hướng Dẫn Trồng, Chăm Sóc Cây Sầu Riêng

1.  Thời vụ: Sầu riêng có thể trồng được quanh năm, nhưng thích hợp nhất vào thời tiết mát mẻ đầu mùa mưa, tháng 9 – 10 dương lịch. Đối với vùng đất thấp nên trồng vào cuối mùa mưa (tháng 11 – 12) nhằm tránh cây trồng không bị ngập úng. 2. Chuẩn bị đất trồng: Lựa chọ vùng đất tương đối bằng phẳng, mạch nước ngầm cao. Phát quang diện tích đất dự kiến lập vườn. Cày xới để tăng khả năng thoát nước và độ xốp của đất. Sau khi chuẩn bị đất, tiến hành dăng dây định vị vị trí đào hố, hố được đào với độ lớn 0,8 x 0,8 x 0,8 m (sâu, rộng, dài). Bón lót (cho 1 hố) 20 kg phân chuồng hoai + 1,0 kg super lân. Toàn bộ lượng phân bón lót được trộn đều với đất mặt và phủ lên một lớp đất mịn cao hơn mặt hố khoảng 10 – 15 cm. Hố cần được chuẩn bị trước 1 tháng so với thời điểm trồng.

3. Mật độ trồng: 176 cây/ha với khoảng cách 7 x 8 m, trồng theo hình vuông.

4. Kỹ thuật trồng: Đào lỗ nhỏ giữa hố, đặt cây vào hố và lấp đất vừa ngang cổ rễ, không được lấp quá sâu, dùng tay ém chặt đất xung quanh gốc cây. Trồng xong dùng cây định vị để hạn chế gió lay. Tưới đẫm nước để đất và rễ cây tiếp xúc với nhau.

5. Kỹ thuật chăm sóc.

Cây con mới trồng chưa thích nghi với điều kiện tự nhiên nên ảnh hưởng đến quá trình dinh dưỡng, trao đổi chất, sức chống chịu rất kém, dễ bị tác động bởi các yếu tố bất lợi của ngoại cảnh như ánh sáng, nhiệt, gió, … nếu chăm sóc không tốt dễ bị tình trạng còi cọc, chậm lớn. Có vườn sau khi trồng một năm, cây vẫn còn bị chết, đó là do :

– Hoặc nguồn cây giống không sạch bệnh, cành ghép, mắt ghép già cổi, bị sâu bệnh.

– Hoặc do chăm sóc không chu đáo, mùa nắng thiếu nước cây suy kiệt, mùa mưa bị úng rễ bị hư hạI, sử dụng phân thuốc quá liều lượng.

Để nâng cao tỷ lệ sống và giúp cây trồng tăng trưởng được tốt, cần tuân thủ một số chế độ sau:

5.1. Chế độ đất và nước

Đất xung quanh hố trồng phải được giữ ẩm vào mùa khô và mùa mưa phải ráo. Có thể quan sát độ ẩm của đất bằng cách bới sâu xuống khoảng 10- 20 cm, lấy ít đất lên vo thành viên được là tốt. Vo thành viên không được quá ẩm hoặc bời rời là thiếu nước. Nên sử dụng nguồn nước sạch để tưới, tránh tưới nước có độ phèn cao (độ pH quá thấp) hay nước có hàm lượng muối khoáng quá nhiều. Nguồn nước ao tù, nước bùn … dùng tưới phải tránh dính lên thân lá sẽ làm môi trường thuận lợi cho nấm địa y phát triển. Trong những tuần lễ đầu, nếu thời tiết nóng bức hay quá nắng, nên tưới ướt thân và lá vài lần (lúc trưa và xế chiều) để tránh mất nước ở cây. Nếu trồng đại trà ở những vùng thiếu nước nên dùng bình xịt để tưới vừa nhanh, vừa tiết kiệm được nước. Trời mát mẻ hay có mưa không cần tưới.

5.2. Hạn chế tác động bất lợi của điều kiện tự nhiên

– Trồng xong nên dùng lá dừa, lá cây … để che nắng trưa đến xế (tia nắng thường gay gắt, nhiệt độ cao, tia tử ngoại có thể làm hại cây nhất là ở giai đoạn cây ra là non).

– Vườn trống trải phải dùng cọc để cố định cây, để giông gió không làm gãy đổ trong vài tháng đầu sau khi trồng.

– Có thể dùng rơm, rạ, cỏ khô, bả dừa, bả cây họ đậu, … phủ xung quanh hố trồng để giữ ẩm vào mùa khô, hay chống xói mòn vào mùa mưa (cách gốc cây 10-15 cm để tránh ẩm độ cao, nấm bệnh dễ phát triển làm hư hại gốc). Tùy thực tế các yếu tố bất lợi xảy ra thế nào thì tìm cách khắc phục thích hợp.

– Thường xuyên phát quang cỏ dại xung quanh gốc với đường kính 1-1,2 m. Có thể trồng xen cây họ đậu để hạn chế cỏ dại và tăng cường khả năng giữ ẩm cho đất…

– Kiểm tra để phát hiện những cây chết hoặc bị bệnh để trồng dặm và tỉa bỏ những chồi dại mọc từ gốc ghép.

5.3. Bón phân

Đến nay chưa có một tài liệu khả dĩ xem là kim chỉ nam cho qui trình bón phân trong các giai đoạn sinh trưởng đối với cây sầu riêng. Phương pháp cung cấp phân được giới thiệu sau đây dựa vào kinh nghiệm và một số tài liệu tham khảo của nước ngoài.

a. Nguyên tắc cung cấp phân

Phân bón bao gồm phân vô cơ (phân hóa học) và phân hữu cơ (phân xanh, phân chuồng, phân ruốc …) cung cấp cho cây trồng là nhằm tăng nguồn dinh dưỡng dự trữ cho cây trong đất. Cây không thể hấp thụ chất dinh dưỡng trực tiếp từ phân (đặc biệt là phân vô cơ) mà phải thông qua yếu tố cơ bản rất đặc biệt là đất và nước.

Mỗi gian đoạn sinh trưởng của cây luôn đi kèm với quá trình sinh lý nhất định. Do vậy, muốn cung cấp phân cho cây có hiệu quả nên tuân thủ nguyên tắc.

* Bón phân có định kỳ

Cây còn nhiều chất dinh dưỡng, nhất là lúc ra chồi non, lá non, ra hoa, mang trái. Nên cần bón thúc phân cho cây khi lá đã già hay sau mùa thu hoạch trái và sau đó thường xuyên bón bổ sung. Thời gian từ ra hoa đến trái chín của sầu riêng khoảng 16- 18 tuần. Giai đoạn làm cơm cần nhiều chất dinh dưỡng hơn giai đoạn cuối, nên bón phân trước khi trái hình thành cơm.

* Bón đúng và bón đủ

– Mỗi giai đoạn và sinh trưởng nhu cầu chất dinh dưỡng có khác nhau. Cung cấp nhiều đạm cây sẽ giảm ra hoa, trái dễ bị rụng, hương vị phẩm chất giảm.

 - Phải cung cấp đủ lượng phân dự trữ trong đất để cây phát triển và có năng suất cao. Thiếu phân cây ngừng sinh trưởng, phát dục không hoàn chỉnh, năng suất kém …

– Ngược lại, cây thừa phân sẽ làm bộ rễ tổn hại, tình trạng nặng cây sẽ bị chết. Bón nhiều phân trong thời gian ngắn ở giai đoạn mang trái sẽ làm rụng trái hàng loạt …Tốt nhất là bón vừa đủ theo định kỳ sinh trưởng của cây.

* Bón để nuôi cây

Vào thời điểm đất khô, thiếu nước tưới nếu bón phân sẽ gây lãng phí và có thể gây hại cho cây. Quan trọng nhất là phân đạm, khi bón phân tưới qua một vài lần tưởng rằng phân đã thấm sâu vào đất và cây đã hấp thụ hết. Thực tế, cây chỉ hấp thụ một phần, phần lớn còn lại nếu đất bị khô, khí hậu nóng hoặc nắng lâu ngày đạm chất sẽ bị hốc hơi.

Để phát huy tác dụng của phân bón, khi đã bón phân thì phải tưới một lượng nước vừa đủ và liên tục được giữ ẩm (nhất là vào mùa nắng) để cây hấp thụ được phân và tránh những mất thoát đáng tiếc. Vào mùa mưa, ở những vùng đồng bằng, liếp thường nhỏ, bón phân xong nếu bị mưa to dễ bị rửa trôi (nhất là ở vùng đất có kết cấu bề mặt quá chặt). Do đó, phải tìm cách để cho phân ngấm sâu vào đất.

b. Sử dụng phân hữu cơ

* Các loại phân hữu cơ thông dụng

Phân hữu cơ là các loại phân xanh, phân chuồng, xác cá … Phân chuồng, phân rác, phân xanh trước khi sử dụng phải ủ cho hoai mục. Phân chưa hoai mục có nhiều vi sinh vật có hại cho cây trồng hoặc khi các vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ để tạo thành chất mùn sẽ sinh nhiệt (có thể lên trên 550C) làm tổn hại bộ rễ.

Phân hữu cơ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây rất có giá trị. Giúp cải tạo đất rất tốt, làm đất có kết cấu tơi xốp hơn, tăng độ phì của đất (không làm chai đất như phân vô cơ).

* Cách bón

 - Dùng phân xanh, phân chuồng….  bón xung quanh tán cây :

Đào hố rộng 10- 30cm, sâu 10- 30cm xung quanh tán cây. Nếu phân ít có thể đào phân nửa hơn một phần ba tán cây. Cho phân xuống rãnh và lấp đất lại, nên kết hợp với việc bón phân hóa học, nhất là ở giai đoạn bón thúc, làm cho cây phát triển nhanh hơn và tránh được sự lãng phí do bốc hơi hay bị rửa trôi.

C. Sử dụng phân hóa học

 * Cách bón

Trong những năm đầu, lượng phân bón cho mỗi cây là 20 kg phân chuồng + 0,3 kg phân 0,15 kg Ure + 0,2 kg super lân + 0,1 kg Kali Sunphat. Lượng phân trên được chia làm 3 lần bón/năm (chỉ sử dụng sunphát ka li để bón cho sầu riêng ).

Trong giai đoạn thu hoạch lượng phân bón cho 1 cây là 30 – 40 kg phân chuồng hoai + 1,2 kg ure + 1,8 kg Super lân + 1,0 Kali sunphat + 2 kg vôi. Lượng phân trên được bón vào 4 thời điểm sinh trưởng, phát triển của cây: trước khi ra hoa, khi quả sầu riêng bằng ngón chân cái, trước khi thu hoạch 1 tháng và sau khi thu hoạch xong.

5.4.  Tỉa cành tạo tán.

 Phải tỉa những cành mọc không đúng hướng, các cành già, cành mọc trong tán cành bị sâu bệnh để điều chỉnh tán cây cho đẹp, dáng cây sầu riêng giống như cây Noel. Vườn sầu riêng nếu được trồng cho ngay hàng thẳng lối, tạo dáng cho đẹp thì được xem như vườn cây cảnh hấp dẫn khách du lịch.

Tỉa cành, tạo dáng giúp cho cây được thoáng, cành lá nhận được nhiều ánh sáng để quang hợp và hạn chế được sâu bệnh. Giúp cho cây khỏi phải nuôi những cành ăn hại, tốn hao chất dinh dưỡng mà không có lợi. Loại những cành già nằm gần mặt đất nhằm ngăn ngừa bùn đất, phân bón bám vào cành lá tạo môi trường tốt cho vi sinh vật gây hại như các loại nấm, tảo làm hạn chế sự hấp thu, bài tiết và quang hợp ở các bộ phận đó. Đốn tỉa bớt các cành cấp 1. Nên phân tầng, mỗi tầng có khoảng 3- 4 cành cấp 1. Tầng nọ cách cành kia 40- 60cm ( đối với những cây trưởng thành). Các cành cấp 2,3 . . . dầy đặc, phải tỉa bỏ bớt.

* Kỹ thuật hạn chế sượng múi sầu riêng.

 Sầu riêng là cây trồng rất mẫn cảm với Clorua (Kali đỏ) do vậy cần tránh việc bón phân có chứa Kali đỏ (Clorua Kali) Để tránh Sầu riêng bị xoăn lá và sượng múi cần thực hiện:

 + Phun các loại phân bón có chứa Kali ở dạng Sulfate hay hữu cơ như: Delta-K, Combi-M, Deltaforlia-K hay Greendelta-19 định kỳ 20-30 ngày/lần đặc biệt khi cây Sầu riêng từẩa hoa đến lúc thu hoạch thì phun thường xuyên hơn và nồng độ có thể cao hơn. Phun đồng thời 2-3 lần CHELAX Sugar Express.

+ Phun Vi lượng ở dạng Chelate(-) nên cần cung cấp thường xuyên-định kỳ khoảng 15-20 ngày/lần phun Vi lượng ở dạng Chelate(-) Deltamicro hay Feticombi-5 và CHELAX Zinc để ngăn ngừa cây Sầu Riêng bị vàm lá, bạc lá,  xoắn lá, rụt lá non, chết nhánh, chết cây, ngộ độc, cây bị stress-còi cọc/si cây và bị sượng về sau, tăng mầu sắc và mùi vị đặc trưng của Sầu riêng.

+ Thường xuyên phun các loại Canxi ở dạng hữu cơ như Canximax hay CHELAX Calcium Boron và Gronta định kỳ 30 ngày/lần sẽ giúp Cơm/ thịt sầu riêng không bị nhão, cơm săn mềm vừa phải và hạn chế rất nhiều về vấn đề sượng của Sầu riêng. Làm được như trên sẽ hạn chế hầu như được rất nhiều hiện tượng Sượng cơm/thịt của trái Sầu riêng.

  5.5. Tỉa hoa và tỉa quả

  Hoặc tỉa hoa đợt 1 và đợt 3, giữ hoa đợt 2; hoặc giữ hoa đợt 1 và đợt 3 tỉa hoa đợt 2. Công tác tỉa hoa kết thúc trước thời điểm hoa nở 1 tháng.

  Tỉa bỏ những quả xấu hoạc chùm quá nhiều quả vào các thời điểm tuần thứ 3, tuần thứ 8 và tuần thứ 10 sau khi hoa nở. Chỉ giữ lại tối đa 2 quả/chùm.

6. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI

6.1. Sâu hại:

– Sâu đục quả

– Sâu đục cành

– Rầy phấn          

– Ruồi đục quả

6.2 Bệnh hại:

– Bệnh thối rễ

– Bệnh nấm hồng

– Bệnh xì mủ chảy nhựa

 - Bệnh thán th­ư

  – Bệnh cháy lá chết ngọn