Top 3 # Phương Pháp Trồng Cây Lan Ý Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Gợi Ý Phương Pháp Trồng Cây Trong Nhà Xanh Và Đẹp

GỢI Ý PHƯƠNG PHÁP TRỒNG CÂY TRONG NHÀ XANH VÀ ĐẸP

Cây xanh không chỉ giúp làm xanh mát không gian ngoài vườn hay ban công, hãy thử áp dụng một số kinh nghiệm sau để đem màu xanh đó ngập tràn bên trong căn nhà của bạn.

Hình 1 – Không gian xanh tạo cảm giác mát mẻ cho không gian sống.

1.    

Thiết kế không gian có ánh sáng phù hợp

Ánh sáng phù hợp sẽ giúp cây phát triển ổn định, giữ độ xanh và tất nhiên, tạo nên một khung cảnh hoàn mỹ cho không gian sống. Trong trường hợp căn nhà của bạn được thiết kế sẵn khi chưa có phương án đặt cây xanh, chỉ cần chú ý quan sát, bạn có thể nắm được lượng ánh sáng ở mỗi địa điểm trong nhà, từ đó lựa chọn loại cây hợp lý.

Các cửa sổ hướng nam, cửa sổ lớn ở phía đông hoặc phía tây không bị cản trở sẽ cho ánh sáng “mạnh”. Các cửa sổ nhỏ ở phía đông hoặc phía tây không có gì cản trở cung cấp ánh sáng ‘trung bình’. Cửa sổ phía bắc và những cửa sổ có kính mờ chỉ cung cấp ánh sáng ‘thấp’.

Lưu ý, cây sẽ chỉ nhận được ánh sáng thấp nếu được bố trí cách hơn 2 mét so với cửa sổ bất kỳ hướng nào.

Hình 2 – Ánh sáng hợp lý sẽ giúp cây phát triển tốt và tạo nên góc nhìn đẹp mắt.

2.    

Loại cây thích hợp

Về cơ bản, cây ra hoa thì cần ánh sáng mạnh, trong khi các cây chơi lá thì chỉ cần ánh sáng yếu. Cây được cung cấp đúng lượng ánh sáng phù hợp sẽ có màu sắc đẹp tự nhiên.

Một lời khuyên đó là hãy lựa chọn cây hoa nhiều nụ, hoa mới nở; đối với cây chơi lá, dáng cây nên cân bằng. Ngoài ra, cần kiểm tra từng kỹ cây không có sâu bệnh, nôm na, cần “vạch lá tìm sâu”. Nhẹ nhàng kéo lá lên để đảm bảo chúng không dễ dàng rụng – một dấu hiệu của một cây không khỏe mạnh.

Hình 3 – Yếu tố quan trọng nhất khi thiết kế không gian xanh nằm ở việc lựa chọn loại cây.

3.    

Cung cấp dinh dưỡng cho cây hợp lý

Chất dinh dưỡng đối với cây cảnh chính là phân bón. Phân bón cân bằng cần có tỷ lệ bằng nhau của ba chất dinh dưỡng chính: bao gồm Nitơ (N), Phốt pho (P) và Kali (K). Thường xuyên sử dụng một lượng nhỏ phân bón sẽ tốt hơn cho cây ‘ăn’ chất dinh dưỡng ồ ạt trong một lúc.

Cần lưu ý, việc cho cây nhiều chất dinh dưỡng sẽ làm cho cây bị yếu và dễ mắc bệnh. Loại cây cần nhiều ánh sáng sẽ cần phân bón nhiều hơn so với cây trong bóng rợp.

Cuối cùng, trừ khi một cây đang phát triển tích cực trong mùa đông, không nên bón phân nhiều vào mùa này.

4.    

Tưới nước hợp lý

Một điều bất ngờ nhiều người không biết, đó là chăm tưới cây quá cũng không hề tốt.

Cách kiểm tra độ ẩm của đất để biết có cần phải tưới nước cho cây như sau: dùng ngón tay ấn xuống đất khoảng 2,5 cm. Nếu cảm thấy đất ẩm, đẩy tay vào dễ dàng thì vài ngày sau hãy kiểm tra lại. Nếu thấy đất khô, hãy tưới nước cho cây.

Loại chậu sử dụng cũng ảnh hưởng đến khoảng thời gian tưới nước. Cây trồng trong chậu đất thường khô nhanh hơn so với cây trong chậu nhựa. Ngoài ra, cây trồng trong ánh sáng ‘cao’ cần nước nhiều hơn những người trong ánh sáng ‘thấp’.

Bên cạnh đó, trong những ngày dài, nóng nực mùa hè – khi cây đang phát triển tích cực hơn, chúng sẽ cần nhiều nước hơn so với quãng ngày ngắn và mát mẻ của các mùa khác.

5.    

Đảm bảo đất thông thoáng

Không khí cũng quan trọng đối với cây không kém gì nước. Đất thoáng khí sẽ giúp cây của bạn “dễ thở” hơn, giúp cây phát triển ổn định. Lời khuyên khi tưới nước, hãy tưới sao cho có một ít nước chảy ra khỏi lỗ thoát nước của chậu và chảy vào đĩa kê bên dưới. Dòng chảy của nước qua đất rất có lợi vì nó đẩy không khí đã sử dụng ra và cho phép không khí mới di chuyển vào không gian giữa các hạt đất.

Khi tưới, chú ý rằng nếu nước đi thẳng tới lỗ thoát nước quá nhanh, có thể đất bị khô quá và co lại, tạo ra rất nhiều khoảng trống mà nước có thể chảy qua. Đối với trường hợp này, cần đưa chậu cây ra ngoài trời, tưới chậm rãi ở viền ngoài của chậu cho đến lúc nước ngập tràn phía mặt trên của chậu cây. Cách làm này sẽ giúp đất từ từ hấp thụ nước.

Sau khi đất ướt, hãy để cây thoát hết nước rồi sau đó mới mang chậu cây đặt lại vào nhà.

6.    

Trồng lại cây hàng năm

Bạn nên trồng lại cây ít nhất 1 lần/năm. Nguyên nhân là do cây luôn phát triển, chúng sẽ trở nên quá to so với chậu đang sử dụng, hoặc bởi vì chúng cần một hỗn hợp đất tươi mới hơn. Nên trồng lại cây khi thời điểm thời tiết thuận lợi, thường là vào mùa xuân hay mùa hè.

Khi đưa cây ra khỏi chậu, lắc mạnh để đất cũ rơi khỏi rễ. Nếu bầu rễ quá chặt và không thể nhấc lên được, sử dụng một con dao lớn để lách vào phần đất sát thành chậu và dưới đáy chậu. Sau khi nhấc cây ra, hãy thêm đất mới vào đáy chậu. Đặt cây trở lại và thêm đất mới xung quanh chậu.

Mỗi loại cây lại phù hợp với chất đất khác nhau. Ví dụ với cây hoa đá cần dùng xỉ than để dễ thoát nước, cây phong lan chỉ cần một nền đất lỏng, chủ yếu là vỏ cây…

Hình 4 –  Cây cần trồng lại ít nhất mỗi năm một lần.

7.    

Kiểm soát côn trùng và vật nuôi

Không chỉ các loại sâu bệnh, thú cưng cũng là một mối nguy hại đối với cây cảnh nội thất mà các gia đình cần quan tâm.

Cây bị sâu, rệp: Có rất nhiều loại sâu bệnh, rệp, bọ sẽ xuất hiện trên cây cảnh của bạn nếu chăm sóc không tốt. Rệp đen, rệp trắng, rệp vàng là ba loại thường xuất hiện trên cây hoa, cây cảnh, đặc biệt chúng hay xuất hiện ở vị trí chồi non, nụ hoa. Đơn giản nhất, có thể dùng vòi, xịt mạnh nước để đuổi chúng đi. Bạn cũng có thể dùng bông thấm rượu để lau những lá cây bị bệnh. Nếu dùng “thuốc”, đối với rệp đen và rệp vàng, sử dụng thuốc Ditarex pha nồng độ vừa phải phun vài ba lần là sạch ngay. Riêng rệp phấn trắng, được mệnh danh là rệp sáp có khả năng kháng thuốc. do vậy các loại thuốc có độc tố cao đến mấy nó cũng kháng được; giống rệp này chỉ ngưng hoạt động trong thời gian dùng thuốc. Giống rệp này thường tập trung nhiều nhất ở các cây: Vạn tuế, thiên tuế, sơn tuế, cau các loại. nhất là vạn tuế và cau lợn cọ thường hay mắc. Cần chú ý, một khi rệp phấn trắng đã bò xuống tận gốc, cây chắc chắn sẽ “chết”, cần loại bỏ ngay để rệp không lây sang các cây còn lại.

Hình 5 – Đuổi côn trùng gây hại đi trước khi chúng kịp làm hỏng cây của bạn.

Cây bị ruồi trắng: Nếu bạn phát hiện những vết bẩn màu trắng bay lên khi bạn quẹt tay vào lá cây, chứng tỏ những con ruồi trắng đã làm tổ. Để tiêu diệt chúng, lấy xà phòng pha loãng và xịt lên lá, đặc biệt mặt dưới của lá.

Lời khuyên dành cho bạn, hãy xịt thử trên vài lá để đảm bảo rằng cây không bị dị ứng với xà phòng.

Đối với vật nuôi trong nhà, mèo là loài thường hay đào bới đất ở chậu cây, thậm chí dùng chậu cây làm nơi ‘giải tỏa nỗi buồn’. Để giải quyết thói xấu này của chúng, hãy xé nát một ít lá cây và rải xung quanh gốc – lá cây tươi có mùi hương khiến mèo tránh xa.

Hình 6 – Hãy dè chừng chính người bạn nhỏ này!

Phương Pháp Kích Thích Địa Lan Ra Hoa Theo Ý Muốn

Kinh nghiệm kích thích hoa địa lan nở theo ý muốn

Với vẻ đẹp thanh tao, lâu tàn, trong những năm gần đây, hoa lan được thị trường khá ưa chuộng. Đặc biệt là địa lan rất được ưa chuộng vào những dịp lễ tết. Để hoa nở đúng dịp Tết, người trồng lan phải chăm sóc và tình toán thật kỹ thời điểm kích hoa. Vì vậy kỹ thuật kích thích cho địa lan nở hoa theo ý muốn được rất nhiều người chơi lan hết sức quan tâm và chia sẻ:

“Thu lan nở vào mùa thu, tức là chưa qua mùa lạnh. Hay nói cách khác những loài này không cần có thọ hàn mới ra hoa.Quá trình phát hoa ủ nụ bắt đầu từ rất lâu trước khi chúng ta nhìn thấy hoa. Vì thế khi xem xét các yếu tố phát hoa phải xem xét các yếu tố vào thời điểm ủ nụ, chứ không phải khi chúng ta đã nhìn thấy hoa. Các loài địa lan nở vào mùa xuân thì nụ đã phải ủ từ mùa hè năm trước. Các loài thu lan có thời gian ủ nụ ngắn hơn, tức là cũng vào mùa hè. Theo tôi thì vấn đề thúc hoa cho địa lan không phải là nhiệt độ lạnh của mùa đông có vai trò quyết định, mà là sự dao động nhiệt độ ngày và đêm của mùa hè mới có vai trò phát hoa ở địa lan.Ví dụ, nhiệt độ mùa đông của Đà Lạt thực ra không quá thấp (chỉ khoảng 13-15 độ). Những những cây địa lan nở hoa ở Đà Lạt mang ra Hà Nội trồng vẫn không ra hoa, cho dù nhiệt độ Hà Nội vào mùa đông xuống dưới 10 độ là bình thường. Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm ở các vùng núi thường rất lớn, khác nhiều so với vùng đồng bằng. Đây mới là yếu tố quyết định cho địa lan tạo nụ và phát hoa.” – Anh Minh Xuân chia sẻ kinh nghiệm của mình về cách kích thích địa lan ra hoa

Phương pháp kích thích địa lan ra hoa trúng dịp tết được chia sẻ từ Vườn hoa lan: “Chăm sóc địa lan ra hoa theo ý muốn”

Địa lan rất được ưa chuộng vào những dịp lễ tết. Có được một chậu địa lan nở vàng rực chưng trong ngày mùng 1 Tết là mong ước của nhiều người … Để hoa nở đúng dịp Tết, người trồng lan phải chăm sóc và tình toán thật kỹ thời điểm kích hoa.

Cùng với một số loài lan khác thì hoa địa lan đang được người tiêu dùng rất là ưa chuộng. Với những ưu điểm về màu sắc, độ bền của địa lan (hoa địa lan có thể nở hoa trong khoảng từ 45 đến 60 ngày mới tàn, hoa có nhiều màu sắc khác nhau, bông to và đẹp). Nên hoa địa lan hiện nay được nhiều người tiêu dùng lựa chọn hơn trong những dịp lễ, tết. Từ đó, địa lan đã góp phần làm đa dạng chủng loại hoa trong cơ cấu các loài hoa của Việt Nam.

Nhưng với chi phí đầu tư trồng địa lan khá cao, tốn khoảng 600 triệu đồng cho 1.000m2 cho đến lúc được thu hoạch (5 năm). Bên cạnh đó, mặc dù nhiều nhà vườn có kinh nghiệm trồng địa lan hàng chục năm, nhưng với thời tiết nóng lên bất thường thì rất khó tránh được tình trạng địa lan nở trước Tết. Do đó, bài viết này chỉ nhằm giới thiệu đến bạn đọc 1 số kinh nghiệm giúp việc trồng địa lan được tốt hơn, từ đó hy vọng cây sẽ ra được bông khi Tết đến.

Một số đặc tính của địa lan:

Địa lan thích nhiệt độ thấp, vì vậy địa lan thích hợp phát triển ở những vùng có khí hậu mát (địa lan thường trồng ở Đà Lạt). Hầu hết các giống địa lan đều ưa sự thông thoáng, nếu kém thông thoáng mầm bệnh sẽ phát triển, sâu bọ phá hoại và chất trồng cây chống bị hoai mục.

Rễ cây địa lan thuộc loại rễ thịt, có màu trắng ngã vàng nhạt, rễ có trực khuẩn sống cộng sinh tức là nấm rễ. Chính vì vậy, khi trồng lan cần phải hết sức giữ gìn bộ rễ, không nên rửa quá sạch để tránh ảnh hưởng đến gốc và sự phục hồi của mầm non.

Thân cây địa lan thường rất khỏe mạnh, khi phát triển có nhiều cây con mọc ra từ cây mẹ. Bản thân lá địa lan, cũng tạo nên vẻ đẹp cho cây nên cũng cần chú trọng trong quá trình chăm sóc.

Lá địa lan cũng có hình dáng khác nhau tùy thuộc vào mỗi loại và mỗi loại lá lại mang nét đẹp riêng.

Hoa địa lan có 3 phần chính đó là đài hoa, cánh hoa và nhụy hoa. Hình dáng của hoa khác nhau, tùy theo chủng loại giống có loại có hương thơm và có loại không có hương thơm.

Hoa địa lan có 3 phần chính đó là đài hoa, cánh hoa và nhụy hoa

Ngồng hoa được mọc ra từ thân rễ giả, thông thường mỗi đốt thân rễ giả chỉ mọc được một ngòng hoa, số lượng hoa trên một ngòng khác nhau, tùy theo chủng loại lan.

Điều kiện cần thiết để trồng tốt địa lan

Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây địa lan phát triển là từ 20 – 30 độ C, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm là từ 10-12 độ C.

Ánh sáng rất quan trọng cho sự phát triển của địa lan, nếu thiếu ánh sáng cây sẽ yếu ớt nhưng nếu nhiều ánh sáng quá sẽ làm hỏng lá cây, làm thay đổi màu sắc của cây.

Vườn cây phải đảm bảo đủ ánh sáng, nhưng không nên để mặt trời chiếu trực tiếp vào cây.Về điều kiện nhà trồng địa lan:

Khác với giống địa lan bản địa, nhà trồng địa lan nhập nội, cần thiết kế thông thoáng, có mái che, có đủ dụng cụ thiết bị điều chỉnh ánh sáng, thiết bị thông gió, giảm nhiệt độ không khí, hệ thống tưới nước đảm bảo, bền để chống gió bão. Diện tích xây dựng sẽ tùy thuộc vào khả năng kinh tế, với mục đích sử dụng của người trồng. Nhà trồng có thể làm bằng gỗ che nhưng tốt nhất nên làm dưới dạng khung sắt kiên cố, mái lợp phải là nhựa trong suốt hoặc lợp bằng nilon, trong nhà phải có 1 lớp lưới đen nhằm mục đích cắt ánh sáng và chống nóng khi những ngày nhiệt độ lên cao. Xung quanh nhà trồng quây bằng lưới, vừa có tác dụng tạo sự thông thoáng mà còn tránh được côn trùng.

Nhà trồng lan phải chắc chắn, chịu được bão cấp 11,12, khi làm nhà bà con phải tôn nền cao, tránh tình trạng bị ngập lụt. Trong nhà cần có hệ thống tưới nước tốt, nước tưới phải sạch, có rãnh nước dưới giàn lan, để tạo không khí cho vườn lan mát mẻ.

Điều kiện để địa lan ra hoa đúng Tết

Đa số các giống địa lan nhập nội, không ra hoa vào dịp tết nguyên đán, mà ra hoa vào tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm. Vì vậy để hoa địa lan nở vào dịp tết, thì cần phải điều khiển kỹ thuật và việc điều tiết, cho cây ra hoa và nở đúng vào dịp tết cần có các yêu cầu khắc khe về nhiệt độ, ánh sáng cũng như quá trình chăm sóc cây ở từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau. Điều này đòi hỏi người trồng phải thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt các khâu kỹ thuật thì mới có kết quả.

Thứ nhất là tiến hành sang chậu, thay giá thể.

Thứ hai là cần có một thời gian xử lý lạnh từ 40 đến 50 ngày.

Thứ ba duy trì sự độc thân chăm sóc sau khi cây đã phân hóa mầm hoa.

1. Xử lý giá thể trồng địa:

Có nhiều loại giá thể khác nhau để trồng địa lan, giá thể thông dụng nhất hiện nay là: Hỗn hợp vỏ thông, sỏi, than củi, đá trân châu thô, với tỷ lệ thích hợp là 1: 1: 1. Vỏ thông có tác dụng giữ ẩm trong hỗn hợp trồng, trước khi dùng phải xử lý mầm bệnh, ngâm trong nước sạch nửa tiếng, đợi cho thật khô mới sử dụng. Trong giá thể có các hợp chất với hoạt tính sinh học cao, giúp cho cây trồng có tính kháng bệnh. Một số hệ vi sinh vật, có ích có khả năng ức chế một số nấm bệnh ở rễ, giá thể có tác dụng giúp cây địa lan sinh trưởng phát triển mạnh. Với bộ rễ phát triển tốt, dễ hấp thụ dinh dưỡng, độ thống thoáng và giữ nước phù hợp.

Cần giữ cho rễ địa lan luôn ẩm nhưng không được ướt, giá thể phải khô ráo trong các điều kiện thời tiết, giữ cho rễ mát trong mùa hè và ấm trong mùa đông, tránh để những khoảng trống lớn trong hỗn hợp trồng.

2. Thay chậu địa lan.

Chọn cây nào để thay chậu? Cần chọn những cây được nuôi dưỡng từ 2 năm trở lên để tách, cây có từ 3 đến 4 thân giả là những cây sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, sạch bệnh, thân rễ giả có lá.

Thời điểm tiến hành thay chậu cho địa lan: tháng 6 hoặc tháng 7 âm lịch.

Chăm sóc địa lan sau khi thay chậu:

Tưới nước cho địa lan: Kết thúc khâu sang chậu, chúng ta đặt chậu địa lan lên giá và tiến hành chăm sóc cây. Trong thời gian 10 ngày sau khi cây được tách ra, cần thường xuyên tưới nước cho cây, lúc này cần duy trì độ ẩm cho cây, bằng cách tưới nước hàng ngày. Nước tưới phải sạch, không nhiễm bẩn, hàm lượng chất khoáng không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép, độ PH thích hợp là từ 5,5 đến 6,5. Chúng ta căn cứ vào tình hình thực tế của cây, để xác định thời điểm tưới, cũng như lượng nước tưới cho thích hợp. Tưới nước là một trong những công việc quan trọng của việc trồng địa lan. Khi tưới phải để nước thấm qua đáy chậu, không khí phải được lưu thông, tưới ẩm nhưng không ướt, chúng ta có thể tưới trực tiếp vào cây bằng ống nước, máy phun hoặc dùng máy bơm nhỏ bơm nước. Giai đoạn cây sinh trưởng cần phải tưới nước thường xuyên hơn. Sau khi tách cây và sang chậu trong khoảng thời gian một tuần đầu, chỉ cần duy trì độ ẩm cho cây bằng cách tưới nước.

Bón phân cho địa lan: cần có chế độ bón phân thường xuyên và định kỳ, ở giai đoạn này sử dụng loại phân bón NPK với tỷ lệ 30:10:10 để bón cho cây. Bón phân vào gốc rễ của cây, căn cứ vào quá trình sinh trưởng phát triển của cây, cũng như thùy thuộc vào từng loại lan mà bón với lượng khác nhau.

Không bón bất cứ một loại phân nào cho cây, sau một tuần tách cây và sang chậu.

Duy trì chế độ chăm sóc như vậy, trong khoảng thời gian 2 tháng, rồi tiến hành xử lý nhiệt độ thấp ( từ 40 đến 50 ngày), để cây có thể hình thành ngòng hoa.

Xử lý lạnh tạo phát hoa cho địa lan

Để cây địa lan hình thành ngòng hoa vào cuối tháng 7 đầu tháng 8, chúng ta cần tiến hành như sau:

Hạ nhiệt độ thấp cho cây, thời gian xử lý lạnh trong khoảng thời gian từ 40-50 ngày. Bằng cách chuyển cây lên vùng có khí hậu mát mẻ, có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm là từ 10 – 12 độ C. Xử lý lạnh trong khoảng thời gian 10 ngày, chúng ta giảm nước tưới đột ngột, giảm một tuần một lần và giữ nguyên chế độ bón phân như bình thường. Chúng ta cứ tiến hành như vậy trong vòng một tháng.

Điều kiện ánh sáng là từ 20.000 đến 25.000 lux.

Độ ẩm là từ 70 – 80%.

Sau thời gian xử lý lạnh từ 15 đến 30 ngày, ngòng hoa bắt đầu hình thành. Ban tiếp tục duy trì nhiệt độ từ 15 – 20 độ C, khi ngòng hoa dài từ 20 đến 25cm, là lúc xử lý lạnh được khoảng 50 ngày, cũng chính là lúc kết thúc giai đoạn xử lý lạnh. Chúng ta chuyển những cây địa lan đã được xử lý lạnh xuống khu nhà trồng ấm hơn và tiến hành chăm sóc để ngòng hoa phát triển và nở hoa theo ý muốn.

Chăm sóc cây sau khi địa lan ra phát hoa

Cây địa lan sẽ được chuyển xuống khu nhà trồng có nhiệt độ ấm hơn.

Nhiệt độ: Lúc này cần duy trì nhiệt độ ở mức từ 18 – 20 độ C.

Nước tưới: Cần giảm lượng nước tưới và thời gian tưới cho cây, so với giai đoạn xử lý lạnh. Nước tưới cho cây phải là nước sạch, không nhiễm bẩn, hàm lượng chất khoáng không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép, khi tưới phải để nước thấm qua đáy chậu. Chúng ta có thể dùng ống nước phun tưới hoặc máy bơm nhỏ để bơm nước tưới trực tiếp vào gốc cây, lưu ý lượng nước tưới phụ thuộc vào độ ẩm trong nhà trồng.

Độ ẩm: Cần giữ cho cây không khô quá, cũng không ướt quá, không khí trong nhà trồng phải được lưu thông. Trong mùa khô, cần kiểm soát độ ẩm ở mức từ 40 – 60%, mùa hè cần duy trì độ ẩm từ 70 đến 90%.

Phân bón: Ở giai đoạn này, vẫn tiến hành bón phân cho cây theo định kỳ, với tỷ lệ 13:13:13, khi bón chúng ta bón vào gốc cây (không bón khi nhiệt độ cao quá 32 độ C).

Khi ngòng hoa đã phát triển chúng ta cần tra cố để giữ cho ngòng hoa ở vị trí cố định, bằng cách dùng que nhỏ là những que sắt hoặc que thép, buộc chặt lại cho ngòng hoa thẳng đứng. Hằng ngày, bà con nên chăm sóc vườn hoa, nhổ sạch cỏ, và loại bỏ những lá khô héo, bị bệnh để tránh lan sang những cây bên cạnh.

Ở mỗi giai đoạn phát triển của ngòng hoa, chế độ chăm sóc cần phải khác nhau, bà con tưới cho cây 2 ngày một lần vào buổi sáng, sử dụng nước sạch để tưới cho cây. Không khí trong nhà trồng phải được lưu thông. Trong mùa khô cần kiểm soát độ ẩm ở mức từ 40 đến 60oC.

Trong quá trình ngòng hoa phát triển, và nở thành bông cũng có hiện tượng rụng nụ và rụng hoa do một số nguyên nhân như độ mẩ chất chồng trong chậu quá thấp và khô hạn. Không khí trong nhà vườn không được thông thoáng, nhiệt độ có biến động lớn, lúc nóng quá, lúc lại lạnh quá. Khi ra nụ vẫn bón nhiều phân, cành hoa bị đọng nước và đọng phân. Một nguyên nhân nữa là do giá thể trồng có tính kiềm ảnh hưởng đến sức hút của bộ rễ, do vậy, chúng ta cần lưu ý những điểm nêu trên, để vườn địa lan phát triển một cách khỏe mạnh và ra hoa đẹp.

Phòng trừ sâu bệnh cho địa lan:

Địa lan là một loại hoa ít mắc bệnh hơn so với các loại hoa khác. Tuy nhiên, nếu lơ là trong việc chăm sóc cây ở các giai đoạn phát triển khác nhau, cây sẽ xuất hiện một số bệnh như đốm nâu, bệnh thán thư, thối rễ, cháy nắng,… đặc biệt ở giai đoạn cây ra mầm hoa, chúng ta cần đặc biệt chú ý, đồng thời cần có những biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây bằng cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Khi sử dụng các loại thuốc này, cần lưu ý một số điều như thời điểm phun thuốc vào buổi sáng, hoặc buổi chiều khi nhiệt độ còn thấp, nồng độ dung dịch thuốc cần pha theo hướng dẫn ở bao bì. Phun thuốc phải toàn diện, đều, bao gồm mặt lá, lưng lá, mép chậu. Bề mặt đất giá đựng chậu đều phải phun, không sử dụng một loại thuốc lâu dài. Chúng ta cần xen kẽ các loại với nhau.

Cách ghép chậu địa lan bán Tết:

Sau khi đã điều tiết để hoa địa lan nở hoa theo ý muốn. Lúc này, chúng ta cần ghép cây vào chậu, để đưa ra thị trường tiêu thụ, để ghép được một chậu địa lan đẹp, cần phải tiến hành các bước cơ bản như sau:

Đầu tiên chọn cây lan cân đối, các ngòng hoa thẳng to, mập, lá phải xanh, thẳng và bóng. Nếu ghép 2 đến 3 cây vào chậu thì phải, chọn các cây phù hợp với nhau và lá của cây này không che và làm mất vẻ đẹp của cây kia. Sau khi chọn được cây, cần chọn chậu phù hợp cân đối, hài hòa với hình dáng và màu sắc của hoa. Dùng xốp chèn vào đáy chậu, đặt cây chèn xốp, dùng que sắt cố định, cho cây vào chậu và điều chỉnh cân đối, thẳng, cắt bỏ những lá héo, lá gãy giập, sau đó chúng ta dùng rong phủ lên trên mặt chậu, vừa có tác dụng trang trí, vừa có tác dụng giữ ẩm. Cuối cùng, dùng giấy mềm, vải mềm thấm ẩm lau lá cho lá bóng và đẹp, rồi tiến hành đưa lan ra thị trường tiêu thụ.

Phương pháp kích thích địa lan ra hoa theo ý muốn Trồng trọt, Kỹ thuật trồng, Giống cây hoa cảnh, Giống cây hoa Lan

Đăng bởi Mai Tâm

Tags: cách chăm sóc hoa địa lan, kích thích địa lan ra hoa theo ý muốn, kinh nghiệm trồng hoa địa lan, kinh nghiệm trồng lan kiếm, trồng hoa địa lan

Ý Nghĩa Và Phương Pháp Giúp Lan Ra Hoa Đúng Dịp Tết Đến

Không chỉ có tên gọi hàm chứa sự may mắn tài lộc. Loại lan báo hỷ còn có hình dáng đẹp và hoa thơm hương khiến hầu hết ai nhìn thấy một lần đều bị chúng mê hoặc. Lan báo hỷ còn dễ trồng nên không mất quá nhiều công chăm sóc.

Ý nghĩa của lan Báo Hỷ

Hoàng thảo báo hỷ mang trong mình vẻ đẹp thanh khiết đầy quý phái và cao sang. Chính bởi vậy, loài lan này luôn được xem là loài hoa có giá trị rất cao. Lan báo hỷ ngoài ý nghĩa về sự trường tồn, sang trọng. Và cũng được biết đến là loài hoa báo tin vui, mang may mắn và hạnh phúc.

Khi những bông phong lan báo hỷ bung nở người ta coi đó là sự báo hiệu của điềm lành và may mắn. Do vậy, có rất nhiều người bắt đầu yêu thích và học cách trồng lan báo hỷ tại nhà để thường xuyên được chiêm ngưỡng sắc đẹp của loài hoa này.

Đặc điểm của lan Báo Hỷ

Giống lan có thân thảo, chiều cao trung bình khoảng từ 50-70cm. Thân trưởng thành có bề rộng khoảng 3cm. Lá thuôn mềm và dài. Hoa mọc thành từng chùm khá dài. Mỗi chùm hoa bung tỏa ra có chiều dài đến 20cm bao gồm nhiều bông hoa nhỏ chừng 1,5cm. Hoa xếp về một phía, nhỏ, màu hồng pha tím, tươi. Cánh môi thuôn dài dạng lưỡi màu vàng tươi.

Một chùm khi nở thường có khoảng 50 bông xếp khít vào nhau khoe sắc rực rỡ. Hoa lan báo hỉ thường có 2 màu chính là phớt hồng và trắng. Khi đến mùa hoa nở khoảng đầu mùa xuân bạn sẽ cảm nhận được mùi hương lan tỏa trong không khí rất dễ chịu.

Cách chăm sóc lan Báo Hỷ

Vào thời kì cây rừng rụng lá loại lan này thường bị ánh nắng chiếu trực tiếp khiến lá bị héo khô và rụng hết còn lại giả hành trơ trụi. Tuy nhiên chỉ khi đến mùa mưa thì lộc non trên các giả hành mới mọc xanh tốt trở lại. Những vòi lan bắt đầu xuất hiện, khoe sắc rực rỡ cho cả cánh rừng.

Hoa rất dễ trồng, tuy nhiên bạn vẫn cần nắm được những kĩ thuật chăm sóc phù hợp:

Nhiệt độ: Lan báo hỉ ưa thích trồng với nhiệt độ khoảng từ 15-26 độ C.

Độ ẩm: Lan báo hỉ thích hợp với điều kiện ẩm độ khoảng 40% đến 70%.

Chế độ nước: Cây có yêu cầu chế độ tưới nước ở mức trung bình. Mùa hè cần tưới nước khoảng 2 lần 1 tuân. Mùa đông giảm dần đến ngưng tưới.

Ánh sáng: 70-75% (ánh sáng qua lưới).

Giá thể: Cây có thể ghép gỗ, trồng chậu nhưng giá thể phải thoáng. Bạn có thể trồng chúng ở chậu đất nung có lỗ thoáng khí xếp kèm với than hoa hoặc đơn giản hơn có thể ghép với một khúc gỗ hoặc thân cây để tự chúng phát triển.

Chế độ phòng bệnh: Lan là loại cây sạch sẽ và khá mẫn cảm với mầm bệnh nên cần thường xuyên phun thuốc phòng dịch cho cây. Với lan Báo Hỷ bạn nên định kỳ 15 ngày/lần phun hỗn hợp thuốc.Antracol + Aliette + Ridomil gold + Regan/(liều dùng theo hướng dẫn trên bao bỳ thuốc).

Chế độ bón phân: Do trong thời kỳ từ tháng 4-10 hàng năm, là thời kỳ hoa lan đẻ nhánh và sinh trưởng rất mạnh, nên thời kỳ này cần được chăm sóc với hệ dinh dưỡng cao đạm để cho cây phát triển nhanh, mạnh, khỏe để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình ra hoa.

Thời kì lan cần được chăm sóc nhiều nhất có lẽ là vào khoảng tháng 4-10 hàng năm. Lúc này lan đẻ nhánh và sinh trưởng khá mạnh nên đất cần phải đủ dinh dưỡng mới giúp cây phát triển tốt được. Chính vì thế mà việc bón phân cho lan là điều cần thiết.

Loại phân phù hợp cho lan báo hỉ nên là phân NPK 30-10-10 với liều lượng khoảng 0,3 g tương ứng với 2,5 lít nước sạch. Hòa vào và tưới cho cây toàn bộ cành và lá. Nên tưới vào khoảng buổi sáng để cây dễ hấp thụ lượng phân bón nhất.

Để lan ra hoa đúng dịp tết đến

Khi mùa khô (hoặc mùa đông) đến, bạn cần dừng không tưới nước cho hoa. Sau đó, kiểm tra nếu cây quá xanh tươi bạn cần phải phơi nắng để lá rụng hét. Thân cây chuyển thành nhăn nheo, bạn cần chuyển sang nơi mát. Khi một tháng trước tết, bạn tiến hành tưới nước lại để các nụ hoa bắt đầu bung nở.

Cần xem nụ hoa dài ngắn, nhỏ to mà canh nước và ánh sáng cho nở đúng Tết. Nguyên tắc là nụ nhỏ thì tưới nước phổ quát và tăng ánh sáng phổ thông. Nụ lớn thì hãm lại bằng bí quyết tưới ít nước và để vào chỗ mát, ít nắng.

Nguồn: Tổng hợp

Phương Pháp Trồng Lan Hồ Điệp Thủy Canh

– Theo truyền thống, lan hồ điệp thường trồng trên than, dớn, xơ dừa, mụn dừa… để lan ra nhiều hoa phải phun nhiều loại phân bón giúp thúc đẩy thúc đẩy sự tăng trưởng, kích thích ra hoa. Với cách trồng này, nếu bạn không có kinh nghiệm thì sẽ mất nhiều thời gian, thậm chí chất dinh dưỡng được phun quá nhiều sẽ khiến lan chết.

Chuẩn bị: hạt giống lan hồ điệp F1. Bột thủy canh TC-Mobi, giá thể (than, xốp hoặc vỏ đậu phộng, sỏi, đá vụn để ươm hạt). Rọ thủy canh hoặc chậu thủy tinh.

– Trồng thủy canh: khi lan có cây con khoảng 2-3 lá thì chuyển sang trồng thủy canh. Tác dụng của bột thủy canh: cung cấp chất dinh dưỡng thay thế cho phân bón và các phụ liệu khác để lan phát triển (Bạn có thể tìm mua bột ở các đại lý bán cây cảnh)

Chăm sóc:

– Ánh sáng: không để lan dưới ánh sáng trực tiếp, nên bạn cần làm lưới che nếu trồng ngoài trời, độ sáng 60-70% là tốt nhất. Nồng độ thủy canh: cách pha thủy canh tùy thuộc vào từng thời kỳ phát triển của lan. Sâu bệnh: nếu gặp sâu bệnh ăn lá lan thì chỉ cần loại bỏ bằng cách rửa sạch lá sau đó dùng vải mềm để lau lá.

Cách chăm và kích thích lan hồ điệp thủy canh nở đúng dịp tết:

– Lan hồ điệp rất lâu tàn, chơi được hơn 2 tháng. Từ lúc nhú nhánh đến lúc hoa nở khoảng 2 tháng, vì thế để lan rực rỡ nhất trong những ngày đầu năm thì bạn nên để hoa nở trước mùng 1 khoảng 15 ngày là vừa. Để được như thế, cần chăm sóc từ tháng 9 âm lịch. Cắt bỏ cuống hoa (sẽ hiệu quả nhất nếu cuống già và đã có màu nâu), nếu cuống xanh bạn chỉ nên cắt 1 đốt. Khoảng 2-3 tuần sau cắt, lan sẽ ra cành mới.

– Nhân giống: Trong suốt cả năm, miễn là lan hồ điệp gần tàn hoa là có thể tiến hành nhân giống. Thời gian tốt nhất từ tháng 2 đến tháng 6. Bạn cứ để ý thấy hoa tàn độ 2/3 ngồng hoa thì đây là thời điểm thích hợp để xử lý keiki. Bạn hãy cắt ngồng hoa, bỏ từ khúc có phân nhánh hoặc có hoa trở lên. Thường chỉ để lại 3-4 khúc của ngồng hoa (tính từ gốc lên). Vết cắt nên cách mắt độ 1-3cm. Bôi Daconil hoặc thuốc chống bệnh vào vết cắt, để khô vết cắt 2-3 ngày. Nên bồi bổ cho cây mẹ bằng phân bón lá 20-20-20 độ 3-4 tuần, để cây phục hồi sau đợt nuôi hoa. Bạn lấy bông hoặc vải mêm quấn nhẹ, xốp, quanh các mắt ngồng (thường thành công ở các mắt thứ 3-4-5 tính từ gốc lên), rộng độ 5-7mm, dày 2-4mm.