Top 3 # Phương Pháp Trồng Cây Khí Canh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Phương Pháp Trồng Rau Khí Canh

Phương pháp khí canh là gì?

Môi trường phát triển của cây trong phương pháp thổ canh là đất, thủy canh là nước thì môi trường phát triển cây với phương pháp khí canh là không khí.

Cây trồng, rau xanh được đặt trong môi trường không khí ẩm, rễ cây tiếp xúc trực tiếp với không khí, chất dinh dưỡng và nước được cung cấp thông qua một hệ thống dẫn bằng cách phun trực tiếp vào rễ cây.

Phổ biến nhất khi trồng rau bằng phương pháp khí canh là sử dụng sản phẩm trụ đứng khí canh, giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc, dễ dàng và thuận tiện hơn trong trồng cũng như thu hoặc rau xanh.

Nguyên tắc hoạt động của phương pháp khí canh

Rễ cây đặt trong không khí, được tiếp nhận trực tiếp nước và chất dinh dưỡng thông qua quá trình phun sương, mỗi lần phun sương khoảng vài phút.

Nguyên tắc hoạt động của phương pháp khí canh

Vì rễ cây được đặt trong không khí nên hoạt động thở cũng như hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, quá trình trao đổi chất đạt hiệu quả gấp mười lần so với phương pháp thổ canh, giúp rút ngắn thời gian phát triển của cây trồng nhưng cây trồng vẫn sinh trưởng mạnh mẽ, cho năng suất cao.

Để cây trồng phát triển hiệu quả hơn trong phương pháp khí canh cần lưu ý cung cấp đủ và kịp thời nước và chất dinh dưỡng.

Một số ưu điểm và nhược điểm của phương pháp trồng rau khí canh với trụ khí canh

Trồng rau trụ khí canh cho phép rễ cây tiếp xúc trực tiếp với không khí, giúp cây có sức đề kháng cao, hạn chế các loại vi khuẩn và nấm bệnh tấn công so với phương pháp trồng thổ canh.

Trụ khí canh được thiết kế dáng trụ đứng phù hợp với nhiều không gian khác nhau mà không tốn quá nhiều diện tích, rất phù hợp với các gia đình nhà phố, trồng rau trên ban công, sân thượng đạt hiệu quả.

Với thiết kế các đốt trụ rời giúp dễ dàng lắp đặt, tháo rời, cũng như di chuyển trong quá trình thi công

Các rọ nhựa được bố trí tách biệt xung quanh từng ống trụ khí canh

Trụ khí canh bao gồm các rọ nhựa được bố trí tách biệt xung quanh ống trụ, thuận tiện cho việc chăm sóc cũng như thu hoạch cây trồng, cây trồng phát triển mà không gây ảnh hưởng đến những cây khác hoặc toàn bộ trụ đứng.

Dễ dàng kiểm tra và vệ sinh sau mỗi lần thu hoạch, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho những vụ mùa sau.

Chi phí đầu tư ban đầu khá cao: một trụ khí canh có giá dao động từ 1.500.000 đến 2.500.000 đồng

Phương pháp khí canh còn khá mới lạ, nên cần sử dụng một số thiết bị kỹ thuật chuyên dụng, để đảm bảo hiệu quả phát triển của cây trồng.

Gia đình cần nắm chắc kiến thức thủy canh, khí canh để giúp quá trình chăm sóc cây trồng đơn giản và dễ dàng hơn.

Hiệu quả của phương pháp trồng rau khí canh

Phương pháp khí canh giúp tăng năng suất cây trồng

– Phương pháp khí canh giúp tiết kiệm khoảng 95% lượng phân bón và 98% lượng nước trong quá trình chăm sóc rau xanh.

– Năng suất cây trồng tăng hơn 30% so với các phương pháp trồng rau khác như thổ canh và thủy canh.

– Với phương pháp khí canh, quá trình phát triển của cây trồng sẽ được rút ngắn lại, khả năng sinh trưởng tăng khoảng 1,5 lần, giúp tiết kiệm thời gian chăm sóc cây trồng.

– Phương pháp khí canh cũng cho phép trồng đa dạng các loại cây trồng, nhiều loại rau xanh, các loại rau thân thảo, trái cây,…

Sản xuất, phân phối tấm thoát nước, vỉ nhựa, vật tư thi công vườn trên mái, ban công, cảnh quan, sân vườn, trồng hoa, trồng rau

www.greensolutions.vn

Hệ Thống Khí Canh Và Trồng Cây Bằng Phương Pháp Khí Canh

Khí canh là hệ thống mà rễ cây được đặt trong môi trường bão hòa với các giọt dinh dưỡng liên tục hay gián đoạn dưới dạng sương mù hay phun. Đây là mô hình khá phức tạp, cần nhiều thời gian chăm sóc, cần có kiến thức về thủy canh.

Trong phương pháp khí canh, cây được cố định trong dung dịch không khí và chất dinh dưỡng được phun trực tiếp vào rễ. Việc cố định bỗ rễ trong không gian tạo điều kiện để bộ rễ hấp thu tối đa chất dinh dưỡng, cho năng suất cây trồng cao.

Nguyên lý của công nghệ là phun dinh dưỡng dạng sương mù vào rễ cây, kích thích cây ra rễ mà không cần đến sự tham gia của đất. Rễ cây không trực tiếp nhúng vào dung dịch dinh dưỡng.

Thời gian phun và số lần phun trong ngày được điều chỉnh tùy theo tình trạng sinh lý của cây và nhiệt độ môi trường bên ngoài. Vì có thể điều khiển thời gian phun, hàm lượng dinh dưỡng nên có thể tính chính xác chế độ dinh dưỡng cho từng cây .

Trong hệ thống tháp khí canh, nhiệt độ ở vùng rễ luôn thấp hơn nhiệt độ ngoài trời khoảng 2ᵒC do hiệu ứng bốc hơi, nhờ vậy cây sinh trưởng nhanh hơn trong đất.

Cấu trúc cơ bản của hệ thống khí canh

– Giá đỡ được khoan trên bề mặt để giữ cho rễ dưới kệ

– Hệ thống cung cấp dinh dưỡng: bình chứa dinh dưỡng, máy bơm, hệ thống ống dẫn và đầu phun.

– Hệ thống chiếu sáng.

– Hệ thống cảm biến để đo nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm,siêu âm mức nước.

– Hệ thống module sim.

Sau khi đã lắp đặt hệ thống xong cần thiết lập phần mềm cảm biến để thuận tiện cho việc theo dõi, chăm sóc cây trồng.

Hệ thống sử dụng vi điều khiển MSP430G2553 được thực hiện lập trình trên phần mềm IAR Embedded Workbench. Việc lập trình chính là đọc các cảm biến và lập trình gửi tin nhắn trên module sim.

Sơ đồ về mạch cảm biến nhiệt độ, ẩm độ môi trường, độ ẩm rễ, điều chỉnh ánh sáng và hiển thị LCD

Cách vận hành: các cảm biến như cảm biến nhiệt độ và độ ẩm DHT22, cảm biến độ ẩm rễ, sẽ đo đạc các giá trị môi trường của không gian xung quanh và bên trong cây. Sau đó tín hiệu được gửi về vi điều khiển, nếu các giá trị đo được không đạt đủ điều kiện mà cây cần để phát triển tốt nhất thì vi điều khiển sẽ kích hoạt các hệ thống ngoài như máy bơm nước và đèn led để tăng cường nước, chất dinh dưỡng, nhiệt độ để môi trường luôn luôn đảm bảo tính ổn định và thuận lợi nhất cho cây phát triển.

Hệ thống cảnh báo mực nước qua tin nhắn

Cách vận hành: cảm biến siêu âmSRF 05 liên tục phát ra xung tín hiệu hình nón để kiểm tra về mực nước, nếu mực nước vẫn ổn định thì tiếp tục lặp lại việc kiểm tra và khi mực nước giảm quá dước 10% thì thực hiện cảnh báo.

Việc đo đạt mực nước được thực hiện bằng cách đo khoảng cách từ mực nước đến cảm biến khi khoảng cách lớn hơn hoặc bằng giá trị đã được quy định (giá trị quy định tùy thuôc vào từng bồn chứa cụ thể) thì vi điều khiển sẽ gửi tín hiệu kích hoạt module sim 900 để gửi tin nhắn báo cho người quản lý biết về lượng nước đã xuống thấp, từ đó người quản lý thuận tiện hơn trong việc theo dõi và thêm lượng dung dịch nước lẫn chất dinh dưỡng vào bồn chứa.

Cây sạch bệnh, giảm thời gian trồng, cho năng suất cao, tiết kiệm chi phí về nước

Chí phí đầu tư lớn, công nghệ cao vận hành sửa chữa trong việc đầu tư ban đầu . Vì lượng nước cung cấp phun vào rễ dùng chung nên một số mầm bệnh ở rễ nhanh có thể nhanh chóng lây lan toàn bộ hệ thống đòi hỏi kiểm tra hằng ngày. Việc kiểm tra không khó nhưng việc này máy móc không thể tự kiểm tra được, vẫn cần bàn tay chăm sóc của con người trong hệ thống tự động. Mô hình hoạt động 24 giờ liên tục nên việc tiêu thụ điện năng là có khả năng và hệ thống vẫn khắc phục được vấn đề lúc mất điện.

Ứng dụng hệ thống khí canh trong hộ gia đình

Ngày nay, do việc đô thị hóa nên diện tích đất bị thu hẹp nhiều, có rất nhiều gia đình đã tận dụng khoảng không gian nhỏ ở ban công hoặc sân thượng tự tay trồng cho gia đình mình thùng rau sạch, đảm bảo an toàn. Thế nhưng, diện tích nhỏ thì trồng được ít, mà rau thì ngày nào cũng phải có mặt trong bữa ăn. Với diện tích sân thượng nhỏ, lại thêm nhiều chức năng trong khoảng sân hạn chế này việc áp dụng mô hình trồng rau khí canh sẽ rất phù hợp với điều kiện nhà phố, nhà ống và túi tiền của người Việt để tiến hành. Ngoài ra, mô hình này cũng rất dễ áp dụng mô hình lớn cho các gia đình có diện tích rộng để tăng thêm thu nhập và có rau sạch để ăn.

Vật liệu để lắp đặt mô hình này dễ tìm kiếm và có sẵn tại địa phương, như là trụ khí canh ( khung để trồng rau), máy hẹn giờ, bút đo TDS, PH, EC, dây điện, ổ cắm, dung dịch dinh dưỡng (dung dịch này có thể mua về tự pha chế).

Khi lắp đặt nên dùng van phao tự động để thêm lượng nước bị hao hụt. Bên cạnh đó, dung dịch dinh dưỡng được bơm hẹn giờ cứ 15 phút một lần từ bồn dung dịch bên dưới lên trên đỉnh nên bộ rễ có nhiệt độ thấp hơn so với môi trường và thân. Dung dịch dinh dưỡng được bơm tuần hoàn từ dưới thùng lên trên hệ thống để cung cấp dinh dưỡng cho rễ và rớt lại về thùng qua bộ lọc cặn, tiết kiệm một lượng lớn nước tưới và dinh dưỡng. Nên việc chăm sóc khá nhàn, gần như là không cần lao động chân tay vào nhiều mà lại thu được năng suất cao.

Ưu điểm, nhược điểm của hệ thống khí canh

Từ việc tìm hiểu hệ thống khí canh ở trên có thể rút ra được ưu, nhược điểm của hệ thống này như sau:

Cây sạch bệnh, giảm thời gian trồng, cho năng suất cao, tiết kiệm chi phí về nước

Chí phí đầu tư lớn, công nghệ cao vận hành sửa chữa trong việc đầu tư ban đầu . Vì lượng nước cung cấp phun vào rễ dùng chung nên một số mầm bệnh ở rễ nhanh có thể nhanh chóng lây lan toàn bộ hệ thống đòi hỏi kiểm tra hằng ngày. Việc kiểm tra không khó nhưng việc này máy móc không thể tự kiểm tra được, vẫn cần bàn tay chăm sóc của con người trong hệ thống tự động. Mô hình hoạt động 24 giờ liên tục nên việc tiêu thụ điện năng là có khả năng và hệ thống vẫn khắc phục được vấn đề lúc mất điện.

Cách Trồng Rau Sạch Bằng Phương Pháp Khí Canh

KHPTO – Khác với phương pháp canh tác thổ canh hay thủy canh, trồng rau sạch bằng phương pháp khí canh không sử dụng đất và nước trồng trọt. Cây sẽ được trồng trong môi trường không khí, được cung cấp đầy đủ nước và các chất dinh dưỡng. Biện pháp phun sương giúp cây phát triển khỏe mạnh và cho sản phẩm theo ý muốn.

Các thành phần cơ bản của hệ thống khí canh: giá đỡ được khoan lỗ trên bề mặt để giữ cố định rễ ở phía dưới, hệ thống cung cấp dinh dưỡng: bồn chứa dinh dưỡng, máy bơm, ống dẫn và đầu phun sương.

Hệ thống chiếu sáng, hệ thống cảm biến: đo nhiệt độ, độ ẩm, pH, ánh sáng, hệ thống theo dõi mực nước.

Cơ chế hoạt động

Do được cố định trong không gian nên rễ cây có điều kiện hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng. Cùng với việc phun sương bộ rễ cây luôn mát, trao đổi chất và sinh trưởng tốt hơn. Dung dịch dinh dưỡng trong không khí và nước sẽ được phun liên tục vào rễ cây với các mức độ khác nhau. Liều lượng phụ thuộc vào các thông số nhiệt độ, độ ẩm trên bộ cảm biến và nhu cầu của cây. Nước và các chất dinh dưỡng thừa sẽ được lọc lại; sẽ tiết kiệm được một lượng nước và dinh dưỡng đáng kể. Hệ thống chiếu sáng có chức năng điều chỉnh độ sáng thích hợp dựa trên các thông số của bộ cảm biến. Hệ thống theo dõi mực nước bồn chứa sẽ thông báo cho người trồng biết tình trạng mực nước trong bồn.

Quy trình thực hiện

– Hệ thống ống khí canh: ống trụ gồm nhiều hốc lỗ, mỗi lỗ sẽ được gắn một rọ và một miếng mút 40 x 40 x 50 mm để giữ ẩm và cố định cây. Mút là mút xốp PE màu trắng, được rạch dọc 50% khối (hoặc đục lỗ 0,5 cm). Cây sẽ được đặt vào rãnh (hoặc gieo trực tiếp vào lỗ). Toàn bộ dung dịch sau khi đi qua các rọ sẽ được thu lại vào đường ống thu và chảy về bể chứa ban đầu. Sau đó dung dịch sẽ được tiếp tục bơm lên để cung cấp lại cho hệ thống. Thời gian bơm và giãn cách mỗi lần bơm sẽ tùy vào độ bốc thoát hơi trên mút.

– Ươm hạt giống: hạt giống được gieo bên trong mút, số lượng hạt tùy theo giống cây (xà lách: 2 – 3 hạt, cải các loại: 2 – 3 hạt, rau muống: 5 – 6 hạt…). Tưới phun sương mỗi ngày hai lần sáng và chiều cho đến khi hạt nảy mầm.

– Chăm sóc cây con: sau 2 – 3 ngày gieo (đối với các giống cải, xà lách, rau muống…) thì hạt nảy mầm, vẫn phun sương ngày hai lần sáng và chiều. Trong khay ươm tiến hành cho dung dịch thủy canh cao khoảng 1/3 chiều cao mút, với nồng độ 750 – 1.000 ppm để cây phát triển và thích ứng.

Quan sát theo dõi thường xuyên để thêm nước khi nước bị bốc thoát hơi dần; trời nắng nóng, độ bốc thoát hơi nước cao cần tưới phun lên cây con để tránh mất nước (tránh tưới lúc quá nóng và nước tưới cần mát để tránh bỏng lá).

– Lên giàn canh tác: khi cây con được 8 – 10 ngày tuổi (các loại cải 7 – 8 ngày, xà lách 10 – 12 ngày, rau muống 6 – 7 ngày…) đưa lên giàn canh tác khí canh. Chú ý lên giàn vào buổi sáng hoặc chiều mát, tránh buổi trưa nóng khiến cây mất sức. Do cây mới lên giàn cần phun sương làm mát vào buổi trưa nóng, tránh cây mất nước.

– Giai đoạn 0 – 30 ngày sau trồng: cần quan sát và chăm sóc thường xuyên vì đây là giai đoạn sâu bệnh bắt đầu tấn công. Khi phát hiện cần tiêu hủy bộ phận bị sâu bệnh.

Cắt tỉa những cây yếu, sinh trưởng kém để tập trung không gian sống cho cây khỏe mạnh. Mỗi rọ chừa lại số cây thích hợp tùy vào từng giống (cải 1 – 2 cây, xà lách 2 cây, rau muống 5 cây).

– Giai đoạn 30 – 35 ngày sau trồng: ở giai đoạn này cây đã phát triển đạt gần kích thước tối đa, do đó nên giảm nồng độ dung dịch để giảm dư lượng phân bón cho sản phẩm. Khoảng 5 – 7 ngày trước khi thu hoạch có thể chỉ thêm nước mà không cần thêm phân vào dung dịch thủy canh.

Trồng bằng phương pháp này chỉ hấp thụ 5% lượng phân bón và 2% lượng nước. Tức là sẽ tiết kiệm được 95% phân bón và 98% lượng nước tiêu thụ; năng suất rau sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Với thời gian sinh trưởng ảo (24 giờ trong môi trường được chiếu sáng) rau tăng trưởng gấp 1,5 lần so với bình thường, tiết kiệm được thời gian và nhân công.

Phương Pháp Trồng Rau Thủy Canh

Phương pháp trồng rau thủy canh là gì ?

Phương pháp trồng rau thủy canh là phương pháp trồng cây không dùng đất mà trồng trực tiếp vào môi trường dinh dưỡng trên các giá thể không phải là đất có tác dụng giữ và tạo bấc hút dinh dưỡng cho cây. Các giá thể có thể là cát, trấu, vỏ xơ dừa, than bùn, sỏi nhẹ, bông khoáng, …

Phương pháp trồng thủy canh sử dụng chính những chất dinh dưỡng pha theo một tỷ lệ nhất định.Với mỗi loại cây khác nhau sẽ có tỷ lệ thành phần chất dinh dưỡng khác nhau. Chính vì sử dụng trực tiếp dung dịch dinh dưỡng nên cây phát triển tốt hơn, hạn chế tối đa sự phát triển của côn trùng, cỏ dại, các mầm bệnh từ đất theo phương pháp trồng cây bằng đất truyền thống.

Nhiều ý kiến lo ngại về dư lượng dinh dưỡng trong rau nhưng nếu bạn pha đúng liều lượng và nồng độ như hướng dẫn thì rau thu được là hoàn toàn sạch. Đấy cũng chính là lý do mà tại sao Nhật Bản – một đất nước rất coi trọng vấn đề an toàn thực phẩm lại phổ biến phương pháp trồng rau thủy canh như vậy.

VinaOrganic sẽ chỉ rõ ưu và nhược điểm trong việc trồng rau thủy canh để các bạn dễ dàng tham khảo :

Ưu điểm của phương pháp trồng thủy canh là gì?

Phù hợp với nhiều điều kiện kinh tế xã hội, đặc biệt là đô thị nơi có diện tích đất trồng hạn chế. Có thể trồng ở nhiều vị trí khác nhau như hải đảo, vùng núi xa xôi, tầng thượng, bancon, hiên nhà,…

Nhờ kiểm soát được lượng dinh dưỡng và các điều kiện phát triển của cây nên có thể trồng được nhiều vụ, trồng trái vụ được.

Năng suất cao hơn từ 20 – 50% so với phương thức trồng truyền thống.

Hạn chế tối đa lượng sâu bệnh cho cây nên rau an toàn tuyệt đối. Nếu trồng theo công nghệ vô trùng thì hoàn toàn không có sâu bệnh phát triển.

Giải phóng được sức lao động, có thể hoàn toàn điều khiển tự động, không tốn công chăm sóc.

Cùng một diện tích nhưng có thể trồng được nhiều rau dựa vào cách bố trí thành từng tầng một tạo thành “vườn thẳng đứng”.

Do trồng thủy canh bằng dung dịch dinh dưỡng nên cần chú ý pha đúng liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì, tránh sử dụng quá liều sẽ gây dư lượng dinh dưỡng trong rau.

Phải lựa chọn đúng loại dung dịch thủy canh có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh mua phải hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc.

Rau thủy canh sống trong nước nên khi thu hoạch rất mau héo vì lượng nước giảm mạnh.

Hồng Ánh VinaOrganic.

Nếu bạn đang cần máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ để sản xuất thực phẩm, sinh học, nông nghiệp… đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với VinaOrganic để được tư vấn miễn phí theo thông tin bên dưới:

CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM HỮU CƠ VIỆT NAMĐịa chỉ: 86 Nguyễn Hữu Tiến, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, Tp.HCMHotline: (028)6295.8098 – 0938.299.798 – 0975.299.798 – 0948.299.798 – 0936.224.798 Email: Lienhe@VinaOrganic.com