Top 7 # Phương Pháp Trồng Cần Sa Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Hướng Dẫn Phương Pháp Trồng Cần Sa Hữu Cơ

Có một người đã góp phần tạo nên sự thay đổi cho Cần sa. Jeff Lowenfels, một người làm vườn mát tay ở Alaska, một luật sư, và tốt nghiệp Đại học Harvard; có vẻ đã khai sinh ra khái niệm trồng Cần sa “theo cách hữu cơ”. Khái niệm của ông xoay quanh chu kỳ tự nhiên của cây trồng và các vi sinh vật để tạo nên một chuỗi thức ăn trong đất.

Chuỗi thức ăn

Bí mật của quá trình này đó là đoạn cuối của chuỗi thức ăn, các vi sinh vật. Những người làm vườn bé nhỏ phân huỷ rác thải để tạo ra các dưỡng chất cho các sinh vật khác, những sinh vật này lại cứu sống những sinh vật khác, chúng lần lượt cung cấp dưỡng chất cho cây trồng. Quá trình này không chỉ nuôi dưỡng cây trồng mà còn đưa rác thải của cây ra khỏi đất, ngăn việc sốc độc tố.

Tại sao hầu hết những vụ trồng trong nhà đều không phải hữu cơ

Trong phương pháp trồng thuỷ canh, nước được chất đầy các dưỡng chất giống như một quán giải khát vậy, và sau khi sử dụng, nó bị loại bỏ. Khi bị đổ vào cống rảnh, nó mang theo tất cả những muối và kim loại nặng trong phân bón và rác thải của cây trực tiếp đi vào nguồn nước, gián tiếp làm phá huỷ tự nhiên.

Ảnh hưởng của điều này đến môi trường là một sự hỗn độn. Những sản phẩm phụ này bỏ lỡ giai đoạn chia nhỏ quan trọng của các vi sinh vật trong đất và bắt đầu ảnh hưởng đến những sinh vật thường bị chúng loại bỏ trong chuỗi thức ăn.

Nó có thể nguy hiểm như thế nào?

“Hút có thể tạo ra các hợp chất nhiệt phân với những độc tính chưa xác định được, và những hoá chất được hít vào trong máu mà không có sự chuyển hoá qua gan lần đầu bởi các hệ tiêu hoá và gan. Kết quả là, những hoá chất được hít vào thường xuất hiện trong cơ thể ở những cấp độ cao hơn nhiều so với những hoá chất được đưa vào bằng đường miệng.” – Sử dụng thuốc trừ sâu cho Cần sa, Viện An toàn Cần sa, 2014.

Tôi có thể trồng hữu cơ trong nhà như thế nào?

Những nguyên liệu giàu cacbon: lá khô, rơm, cành cây, lá thông

Những nguyên liệu giàu Ni-tơ (hay Đạm): phân bón, bả càfe, vỏ rau quả, rong biển

Xơ dừa

Mycorrhizae (nấm cộng sinh cây trồng)

Đá photphat

Thuốc tẩy manhê

Azomite (yếu tố vi lượng)

1 tách vôi ngọt (đolomit)

1 muỗng axit mùn bột

1kg phân dơi

Bột máu (bột huyết)

Bột xương

Mật đường

1 chai pH có độ kiềm cao

1 chai pH có độ kiềm thấp

Việc ủ phân trộn có thể được thực hiện quanh năm, khi sự chia nhỏ của xác thực vật toả nhiệt. Tốt nhất là bạn nên làm nhiều phân trộn cho cả năm, cho dù phải chất hàng đống ở sân sau, hay trong những chiếc thùng đặc biệt mà bạn có thể mua ở một cửa hàng bán đồ làm vườn và gia dụng ở địa phương (nếu bạn cần giữ cho mảnh sân nhỏ được gọn gàng, những chiếc thùng này là cách tốt nhất).

Hãy thoải mái sử dụng khoảng trống trong sân nhà bạn, và sẽ chẳng ai nghi ngờ gì cả. Việc ủ phân trộn mất khoảng 2-5 tháng. Một số loại thùng đặc biệt thậm chí còn có thể làm thay đổi đất của bạn, giúp đẩy nhanh quá trình này.

Tự làm phân bón

1. Đầu tiên, hãy dàn rộng lớp đất nền đã có phân trộn được ủ bằng xơ dừa và mycorrhizae trên một tấm vải nhựa lớn hoặc một bể bơi bằng nhựa của trẻ em. 2. Dàn đều 0.75 kg đá photphat, 1/8 tách (cốc trà) thuốc tẩy manhê, 1/4 tách azomit (yếu tố vi lượng), 1/2 tách vôi ngọt (đolomit) và 1 muỗng canh axit mùn bột lên bề mặt đống đất nền. 3. Thêm 1 lớp đất nền khác lên trên bề mặt các bột dưỡng chất. 4. Tiếp đó, thêm 1 kg phân dơi cùng một lớp đất nền khác với 1kg mỗi lớp dày bột máu và bột xương cho những lớp đất nền. 5. Trộn đều mọi thứ lại với nhau bằng một cái xẻng và sau đó đặt vào trong một thùng rác lớn bằng nhựa cùng với 10lit nước được ngâm trong mỗi thùng. Để vào nơi có ánh nắng trong 30 ngày. Điều này sẽ cho phép những vi sinh vật và nấm có lợi làm giàu cho đất. Khi bạn trồng cây giống hoặc chuyển cây sang chỗ lớn hơn, chỉ cần đặt tỉ lệ 1 phần loại Siêu thức ăn này vào đáy chậu, và phủ lên 2 phần đất có phân trộn thông thường lên trên bề mặt.

Phân trà

1. Sử dụng nước đã được lọc, tinh khiết trong một cái xô 18 lít. 2. Thêm oxy vào bằng một máy sục khí để làm giàu thêm cho quá trình ủ phân, hoặc để làm sạch nước không được lọc. 3. Phủ đầy một tấm vải bông hoặc vải thưa bằng phân trộn, phân dơi và hai muỗng mật đường. 4. Ngâm trong nước trong một vài ngày. 5. Khi đã hoàn thành công đoạn ủ phân, sử dụng phân trà này cho lá và rễ cây. 6. Đừng tiết kiệm. Hãy sử dụng bất kỳ phế thải nào trên bãi cỏ hoặc trong vườn nhà bạn.

Kiểm soát sâu bệnh hữu cơ

Hãy nhớ, nó là một quá trình tự nhiên

Hãy khởi động bằng cách thay thế các thuốc trừ sâu và bổ sung phân trà vào đám cây trồng hiện có của bạn.

Mua loại phân trộn đã được làm sẵn ở cửa hàng bán đồ làm vườn tại địa phương của bạn khi bạn bắt đầu ủ phân tại nhà.

Khi bạn làm theo một cách thức mới, hãy giữ một cuốn tạp chí trồng trọt và những bản sao các bài báo mà bạn có thể tham khảo lại.

Hãy học hỏi từ những grower khác, và xây dựng một mạng lưới hỗ trợ.

Hãy nắm vững kiến thức về cây Cần sa: vòng đời của nó, các nhu cầu của cây, và những vấn đề còn vướng mắc.

Cuối cùng, bạn sẽ có được những búp Cần mạnh hơn, nhiều lợi ích hơn, mà lại tinh khiết và an toàn. Hãy tự hào về quá trình học hỏi, và tất cả những nỗ lực của bạn. Cơ thể bạn sẽ biết ơn bạn, và mẹ Trái Đất cũng sẽ biết ơn bạn đấy.

Trồng Cây Cần Sa Là Vi Phạm Pháp Luật

Việc trồng cây cần sa (một loại cây có chứa chất ma túy) trái phép sử dụng vào bất cứ mục đích nào, biện hộ với bất kỳ lý do nào đều bị pháp luật ngăn cấm. Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc hình sự đối với việc trồng cây này với số lượng lớn, kinh doanh, chiết xuất chất gây nghiện…

Lực lượng chức năng nhổ bỏ cây cần sa trong vườn nhà ông V.N.K. (ngụ xã Bàu Hàm 2, H.Thống Nhất). Ảnh: Công an cung cấp

Luật Phòng, chống ma túy năm 2013 quy định, cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, báo cáo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền việc trồng cây có chứa chất ma túy; tham gia triệt phá cây có chứa chất ma túy do chính quyền địa phương tổ chức.

* Tập quán lạc hậu cần loại bỏ

Việc trồng cây cần sa dùng làm thuốc chữa bệnh cho gia súc, gia cầm được xem là tập quán sản xuất, canh tác lạc hậu của một bộ phận nông dân tại những vùng sâu, xa, vùng kinh tế – xã hội khó khăn, miền núi… Hiện tại, tập quán này đã dần được xóa bỏ khi trình độ canh tác, sản xuất của nông dân ngày càng được ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến. Đồng thời, ý thức của người dân được nâng cao khi chính sách tuyên truyền, giáo dục của chính quyền, cấp ngành về xóa bỏ tập quán lạc hậu này sâu rộng, cụ thể tới từng hộ dân, khu dân cư, vườn rẫy.

Nông dân S.A.N. (ngụ xã Phú Lợi, H.Định Quán) kể lại, hơn 14 năm về trước ông cũng “lén lút” trồng vài cây cần sa trong vườn rẫy gia đình để phòng các bệnh cúm cho gia cầm những lúc thời tiết chuyển mùa. Sau đó, được cán bộ, chính quyền ấp, xã, người có uy tín tiếp cận tuyên truyền, giáo dục, phân tích đúng sai và ông ý thức được việc làm sai trái trên nên dứt khoát không trồng nữa.

Tập quán trên đã được nhiều nông dân loại bỏ, vậy mà, ngày 7 -12, lực lượng chức năng lại phát hiện ông V.N.K. (ngụ xã Bàu Hàm 2, H.Thống Nhất) trồng một cây cần sa cao hơn 3m ở trong vườn nhà. Ông K. khai không biết đó là cây cần sa và chỉ biết đó là cây thuốc “lạ” dùng làm thuốc chữa bệnh cho gia súc, gia cầm.

Hiện tượng tái diễn trồng cây cần sa trong dân như trên, tuy chỉ là cá biệt đối với tỉnh Đồng Nai nhưng cũng là điều cần phải cảnh báo. Vì địa phương giáp ranh với tỉnh Đồng Nai là tỉnh Lâm Đồng, tình hình trồng và tái trồng cây cần sa trên địa bàn diễn biến phức tạp, có nguy cơ bùng phát ở một số địa phương trong tỉnh. Theo Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, từ đầu năm 2020 đến nay, các cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ với 322 cây cần sa được người dân ở các huyện: Lâm Hà, Di Linh, Đơn Dương và TP.Đà Lạt trồng sử dụng dưới nhiều mục đích khác nhau nhưng phần lớn khai báo trồng để phục vụ chăn nuôi gia súc.

* Xử phạt nghiêm đối với hành vi trồng cần sa

Luật sư Nguyễn Đức, Hội Luật gia tỉnh cho biết, việc trồng cây có chứa chất ma túy bị pháp luật nghiêm cấm. Cây có chứa chất ma túy bao gồm: cây thuốc phiện (cây anh túc), cây cô ca, cây cần sa hoặc cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định.

Tại Điều 21, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định, hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy bị phạt tiền từ 2-5 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Bên cạnh đó, tại Điều 247, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định, người nào trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: đã được giáo dục 2 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; với số lượng từ 500 cây đến dưới 3 ngàn cây. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 3-7 năm: có tổ chức; với số lượng 3 ngàn cây trở lên; tái phạm nguy hiểm.

Luật sư Vũ Văn Tăng, Đoàn Luật sư tỉnh cho biết, Khoản 1, Điều 249, Bộ luật Hình sự năm 2015 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy) quy định, người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1-5 năm: lá cây cô ca; lá khác (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 1kg đến dưới 10kg… Như vậy, tùy theo mức độ, hành vi vi phạm mà người tàng trữ cây cần sa để dùng vào mục đích chăn nuôi sẽ bị xử phạt hành chính, hình sự.

Đoàn Phú

Cách Trồng Cần Sa Và Những Điều Cần Biết

Cần sa là loại ma tuý được chế từ hoa và lá khô của cây cần sa tên latin là Cannabis Sativa. Loại ma tuý này còn được biết đến với những tên khác như “cỏ”, bồ đà, tài mà, v. v…Cần sa nhìn giống như thảo cỏ, lá chè khô và có thể còn hạt hoặc còn các cành nhỏ. Cần sa có thể màu xám, xanh lá cây hoặc màu nâu. Cần sa thường được lăn bằng tay thành thuốc cuốn để hút, hoặc được hút bằng ống điếu. Một số

người còn trộn cần sa với thức ăn như bánh ngọt hoặc bánh qui để ăn. Cần sa cũng có thể được trộn lẫn để hút cùng thuốc lá.

Chất THC là gì? Trong cần sa có chất THC ( Tetra Hydro Cannabinol ) là yếu tố làm cho người sử dụng “phê”, nghĩa là làm biến đổi tâm trạng của người sử dụng, khiến họ có cảm giác khác biệt. Một số thành phần của cây chứa hàm lượng THC cao hơn so với thân và lá.

Chất THC từ cần sa có ảnh hưởng như thế nào?

Khi hút cần sa, THC nhanh chóng qua phổi vào máu. Sau đó nó sẽ theo dòng máu đi lên não và gây cảm giác “phê”. Cảm giác này diễn ra sau vài phút và có thể kéo dài đến 5 giờ đồng hồ. Khi cần sa được trộn vào thức ăn , chất THC được hấp thu chậm hơn vào máu, qua dạ dày và ruột. Do đó có thể mất tới vài giờ để đạt được cảm giác “phê”và cảm giác này để có thể kéo dài đến 12 giờ. Chất THC được hấp thu rất nhanh vào mô mỡ trong cơ thể, sau đó mới từ từ giải phóng vào máu. Có thể mất đến 1 tháng để đào thải hết một liều THC ra khỏi cơ thể.

Lệ thuộc (nghiện) cần sa Người sử dụng cần sa trong một thời gian sẽ dẫn đến tình trạng nghiện cần sa, nghĩa là cần sa luôn xuất hiện trong suy nghĩ, tình cảm của họ. Người lệ thuộc sẽ luôn tìm cần sa để sử dụng. Cách nhận biết liệu một người có lệ thuộc vào cần sa hay không dựa vào việc xuất hiện hội chứng cai, nghĩa là các dấu hiệu xuất hiện khi giảm liều một cách đột ngột, hoặc ngừng sử dụng. Biểu hiện của hội chứng cai cần sa giống như triệu trứng bị cảm cúm, bao gồm:

Tác động của cần sa Tác động của cấn sa đối với người sử dụng phụ thuộc vào: * Liều dùng bao nhiêu * Độ mạnh và tinh chất THC trong cần sa * Cách sử dụng (hút, hút tâủ, ăn) * Chiều cao cân nặng của người sử dụng * Tâm trạng khi sử dụng * Chỉ sử dụng riêng cần sa hay sử dụng đồng thời với các loại ma tuý khác. * Sử dụng một mình hay với người khác, tại nhà hay tại nơi tiệc tùng.

Tác động tức thì Khi dùng liều nhỏ Với liều dùng nhỏ ảnh hưởng của cần sa có thể kéo dài trong vòng 5h đồng và người sử dụng có thể:

Cảm thấy khoẻ khoắn và sảng khoái một cách lạ thường

Giữ thăng bằng và kiểm soát cơ thể kém.

Cười nói nhiều hơn

Khó tập trung

Cảm giác đói

Nhịp tim nhanh hơn

Chỉ tập trung vào một số việc nhất định và thờ ơ với mọi việc khác.

Những ảnh hưởng này thường làm người sử dụng cảm thấy mọi thứ đều chậm chạp và có cảm giác buồn ngủ

Khi dùng liều lớn Liều dùng lớn sẽ làm cho người sử dụng: * Lẫn lộn * Bồn chồn * Phấn chấn * Nghe hoặc nhìn thấy những việc không có thực(ảo giác) * Lo lắng, sợ hãi * Cảm thấy xa rời hoặc tách biệt khỏi thực tại

Cần sa còn có thể gây nên các vấn đề:

* Khó nhớ các sự việc * Suy nghĩ không mạch lạc * Khó phối hợp động tác, giữ thăng bằng * Ảnh hưởng tới khả năng lái xe, hay vận hành máy móc.Những biểu hiện này thường biến mất khi tác dụng của cần sa không còn.

Nếu sử dụng cần sa thường xuyên và trong thời gian dài, người sử dụng sẽ gặp phải những vấn đề sức khoẻ sau: * Tăng nguy cơ mắc viêm phế quản, ung thư phổi và các bệnh lý khác về đường hô hấp * Giảm động cơ làm việc * Giảm khả năng tập trung, trí nhớ và khả năng học hỏi những điều mới * Giảm ham muốn tình dục * Lượng tinh trùng ở nam giới * Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới * Một số người còn gặp các ảnh hưởng về tâm lý, đặc biệt ở những người đã có tiền sử bệnh tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có trường hợp nào được báo cáo là tử vong do sử dụng cần sa.

Sử dụng cần sa với các loại chất gây nghiện khác Sử dụng pha trộn giữa cần sa, rượu và các loaị ma tuý khác là một việc nguy hiểm vì nó sẽ làm cho tác động của cần sa mạnh hơn.Chưa có bằng chứng cho thấy sử dụng cần sa dẫn đến việc sử dụng các loại ma tuý khác.

Cần sa và phụ nữ mang thai Không nên sử dụng bất cứ loại ma tuý nào trong quá trình mang thai. Chất THC trong cần sa truyền từ mẹ sang con qua nhau thai. Đã có bằng chứng cho thấy nếu phụ nữ hút cần sa sẽ sinh con nhẹ cân. Một vàiNghiên cứu khác cũng cho kết quả trẻ sơ sinh ra từ mẹ có hút cần sa có vấn đề khó ngủ.

Ở Việt Nam, cũng như nhiều loại ma tuý khác, việc sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng và tổ chức cho người khác sử dụng cần sa là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu bị phát hiện, người vi phạm có thể bị bắt giữ xử lý theo pháp luật hiện hành.

Sử dụng cần sa và điều khiển phương tiện giao thông Sử dụng cần sa sẽ làm cho người sử dụng khó điều khiển an toàn các phương tiện giao thông như xe máy, ôtô, đặc biệt khi cần sa được sử dụng kèm với rượu. Có thể xác định một người có sử dụng cần sa hay không bằng xét nghiệm máu và/ hoặc nước tiểu. Kiểm tra nồng độ trong hơi thở không thể xác định được người đó có sử dụng cần sa hay không.

04 Phương Pháp Chăm Sóc Cây Cảnh Đơn Giản Cần Biết

04 phương pháp chăm sóc cây cảnh đơn giản cần biết

Tưới nước là hoạt động cơ bản nhất giúp cây sinh trưởng, lớn lên từng ngày. Tuy nhiên, liều lượng nước cung cấp cho cây như thế nào là đủ lại là một câu hỏi khó. Lượng nước cho cây cần ít hay nhiều sẽ phụ thuộc vào chủng loại cây, môi trường sống ngoài trời hay trong nhà, điều kiện thời tiết,…

Ngoài ra, cây cảnh được đặt trong nhà sẽ cần lượng nước ít hơn so với cây được đặt ngoài trời. Thường với cây trong nhà, các bạn chỉ nên tưới 2-3 lần/tuần. Trong khi đó, với cây ngoài trời, chúng ta cần tưới nước cho chúng hàng ngày. Đặc biệt lưu ý, các bạn không nên tưới nước cho cây lúc trời nắng hay giữa trưa, vì như thế điều này khiến cho cây héo và chết ngay lập tức. Thời gian thích hợp để tưới cây là lúc sáng sớm hoặc chiều muộn.

Chọn đúng loại phân bón phù hợp với cây trồng sẽ giúp cây phát triển và xanh có lợi hơn. Điều quan trọng là các bạn phải chọn loại phân bón đúng với thời kì phát triển của cây như ra rễ, phát triển lá, ra hoa. Bón phân đúng liều lượng cân đối với từng quá trình sinh trưởng của cây là phương pháp chăm sóc cây cảnh các bạn cần nắm rõ. Hãy hỏi thêm chủ cửa hàng hoa và cây cảnh để biết chi tiết về loại phân bón phù hợp với cây.

Ngoài ra, đây còn là việc giúp tạo khuôn, tăng tính nghệ thuật cho cây theo sở thích của chúng ta. Tuỳ vào mục đích sử dụng và ý thích của người chơi cây cảnh mà có thể quyết định bấm ngọn hay không bấm ngọn.

Thay đất là công việc các bạn cần làm để chăm sóc cây cảnh có lợi hơn. Theo thời gian cây sẽ ăn hoạt chất, phân bón có trong đất. Chính vì thế chúng ta cần thay đất định kỳ để cây có thể có môi trường sống tốt nhất. chúng ta sẽ phải dùng các dụng cụ như xẻng nhỏ để lấy cây ra khỏi chậu. Sau đó bỏ lớp đất mới vào và trồng lại như bình thường. Thông thường thời gian thay đất thích hợp cho cây sẽ là 2 tháng 1 lần.